Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Giáo trình sửa chữa máy điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.22 KB, 47 trang )

I. Mục tiêu:
- Phân biệt được các loại máy điện.
- Sửa chữa được phần cơ khí máy điện.
- Tính toán, làm mới được các loại dây quấn của máy điện.
- Vận hành và khảo sát được các đặc tính của động cơ điện ở các chế độ làm việc.
II. Nội dung:
1. Nội dung tổng quát:
STT
1
2
3
4

Nội dung môn học
Bài 1. Nhận dạng các loại máy điện.
Bài 2. Sửa chữa máy điện tĩnh.
Bài 3. Sửa chữa máy điện quay.
Bài 4. Sấy - sơn tẩm dây quấn máy điên
Tổng cộng:

TS
8
16
58
8
0

2.Nội dung chi tiết:
Bài 1: Nhận dạng các loại máy điện
*Mục tiêu:
- Nhận biết được các máy điện tĩnh và máy điện quay.


- Phân biệt được ứng dụng của từng loại máy điện.
- Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tế, đảm bảo an toàn, đúng quy định và
khoa học.
* Nội dung:
1.1. Máy điện tĩnh.
1.1.1. Máy biến áp ba pha.
1.1.2. Máy biến áp một pha.
1.2. Máy điện quay.
2.1.1. Máy phát điện một chiều.
2.1.2. Động cơ điện một chiều.
2.1.3. Máy phát điện xoay chiều.
2.1.4. Động cơ điện xoay chiều.
Bài 2: Sửa chữa máy điện tĩnh
*Mục tiêu:
- Tính toán được các thông số dây quấn cho các máy biến áp có công suất nhỏ theo kiểu
cảm ứng và tự ngẫu.
- Phát hiện và sửa chữa được các sự cố thường gặp trong máy biến áp.
- Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tế, đảm bảo an toàn, đúng quy định và
khoa học.
* Nội dung:
2.1. Tính toán và quấn mới máy biến áp công suất nhỏ.
2.2. Những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân, cách kiểm tra và sửa chữa máy điện tĩnh.
2.3. Kiểm tra thử nghiệm máy điện tĩnh.
Bài 3: Sửa chữa máy điện quay

1


*Mục tiêu:
- Quấn mới được bộ dây máy điện một chiều, xoay chiều 1 pha và 3 pha.

- Phát hiện và sữa chữa được một số hư hỏng thường gặp trong máy điện một chiều và
xoay chiều.
- Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tế, đảm bảo an toàn, đúng quy định và
khoa học.
* Nội dung:
3.1. Tháo lắp bảo dưỡng sửa chữa phần cơ khí máy điện xoay chiều ba pha và một pha.
3.2. Quấn mới bộ dây máy điện xoay chiều ba pha.
3.3. Quấn mới bộ dây máy xoay chiều một pha.
3.4. Những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân, cách kiểm tra và sửa chữa động cơ xoay
chiều.
Bài 4: Sơn tẩm sấy dây quấn máy điện
*Mục tiêu:
- Sơn tẩm và sấy được bộ dây quấn được máy điện một chiều và xoay chiều.
- Đo và kiểm tra được điện trở cách điện sau khi sơn tẩm và sấy máy điện.
- Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tế, đảm bảo an toàn, đúng quy định và
khoa học.
* Nội dung:
1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu.
2. Quy trình sơn tẩm và sấy máy điện.

CÁC KÝ HIỆU THƯỜNG DÙNG CỦA NGÀNH ĐIỆN
Ký hiệu
A
At
B
C
e,E

Tên gọi
Đơn vị dòng điện (Unit of current)

Đơn vị sức từ điện (Unit of magnetomotive
force)
Mật độ từ thông ( Magnetic flux density)
Điện dung (Capacitance)
Điện áp nguồn (Source voltage)

Đơn vị
Ampe (Amperes)
Ampe vòng (Ampere – turns)
Tesla (Teslas)
Farad (Farads)
Vôn (Volts)

2


f
F
Fm
G
H
i,I
l
L
M
n
P
Q
S
T

v,V
R
X
Y
Z
 (mu)
 (rho)

(Sigma)

(omega)
p
s

Tần số (Frequency)
Đơn vị điện dung (Unit of capacitance)
Lực từ động (Magnetomotive force)
Độ dẫn điện ( Conductance)
Cường độ từ trường hoặc lực từ hoá
(Magnetic field intensity)
Dòng điện (Current)
Chiều dài (Length)
Điện cảm, độ tự cảm (Inductance)
Hệ số hỗ cảm (Mutual inductance)
Tốc độ quay (Rotationnal speed)
Công suất tác dụng
Công suất phản kháng ( Reactive power)
Công suất biểu kiến Apparent power)
Chu kỳ (Period)
Điện áp (Voltage)

Điện trở (Resistance)
Điện kháng (Reactance)
Điện dẫn (Admittance)
Tổng trở (Impedance)
Độ thẩm trở tuyệt đối (Absolute
permeability)
Điện trở suất (Resistivity)
Điện dẫn suất (Conductivity)

Héc (Hertz)
Farad (Farads)
Ampe vòng (Ampere- turns)
Sie men (Siemens)
Ampe vòng/mét (Ampere
turns/meter)
Ampe (Amperes)
Mét (Meters)
Henry (Henrys)
Henry (Henrys)
Vòng/phút (Revolutions)
Wát (Watts)
VAr
V-A (Vôn – Am pe)
Giây (Seconds)
V- Vơn (Volts)
 -Ơm (Ohms)
 -Ơm (Ohms)
Sie mens (Siemens)
 - Ơm (Ohms)
Henry/mét


Từ thơng (Magnetic flux)
Vân tớc góc (Angular velocity)
Sớ đơi cực từ
Hệ sớ trượt (Slip)

Webers
Radian/giây

Ơm – mét (Ohms- meter)
Siemen/mét

3


BÀI 1: NHẬN DẠNG CÁC LOẠI MÁY ĐIỆN
*Mục tiêu:
- Nhận biết được các máy điện tĩnh và máy điện quay.
- Phân biệt được ứng dụng của từng loại máy điện.
- Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tế, đảm bảo an toàn, đúng quy định và
khoa học.
* Nội dung:
1.1. Máy điện tĩnh.
1.1.1. Máy biến áp ba pha.
1.1.2. Máy biến áp một pha.
1.2. Máy điện quay.
2.1.1. Máy phát điện một chiều.
2.1.2. Động cơ điện một chiều.
2.1.3. Máy phát điện xoay chiều.
2.1.4. Động cơ điện xoay chiều.


4


BÀI 2: SỬA CHỮA MÁY ĐIỆN TĨNH
*Mục tiêu:
- Tính toán được các thông số dây quấn cho các máy biến áp có công suất nhỏ theo kiểu
cảm ứng và tự ngẫu.
- Phát hiện và sửa chữa được các sự cố thường gặp trong máy biến áp.
- Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tế, đảm bảo an toàn, đúng quy định và
khoa học.
* Nội dung:
2.1. Tính toán và quấn mới máy biến áp công suất nhỏ.
KỸ THUẬT QUẤN MÁY BIẾN ÁP CẢM ỨNG 1 PHA
VÀ HÀN NỐI MẠCH CHỈNH LƯU- MẠCH LỌC
I. Quán máy biến áp cảm ứng 1 pha
1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị và vật liệu.
+) Dụng cụ, thiết bị: - Máy biến áp cảm ứng 1 pha cần quấn lại.
- Kìm, Dao, Kéo, Tuốcnơvít, Búa, Mỏ hàn, Đồng hồ vạn năng.....
+) Vật liệu: Dây quấn, Dây súp, ống ghen, Giấy cách điện, Băng dính.....
2. Các bước tính toán:
a) Tính tiết diện lõi sắt:
Tiết diện lõi sắt được xác định theo công thức sau:
Tiết diện hiệu dụng: Shd = 1,2 P
(cm2)
Tiết diện hình học : Shh = K. Shd = a.b (cm2)
Trong đố : - P là công xuất của MBA
- K là hệ số phụ thuộc vào chất lượng mạch từ. Với mạch từ bằng thép từ tốt có mật độ
cảm ứng từ B  12000 Gs có thể lấy K = 1,1. Với mạch từ bằng thép trung bình có mật
độ cảm ứng từ B = 10000 Gs lấy K =1,4. Với mạch từ bằng thép từ sấu có mật độ cảm

ứng từ B  10000 Gs lấy K = 2 hoặc hơn.
- Vậy nếu cùng một công xuất thì mạch từ càng sấu tiết diện càng tăng. Ta có bảng tra
tiết diện theo công xuất như sau:
STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Công xuất(VA)
5  25
25  50
50  75
75  100
100  150
150  200
200 300
300  400
400  500

Tiết diện thực tế (cm2)
37
7  10
10  12
12  14

14  17
17  19
19  23
23  27
27  30

b) Tính số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp:
ứng với một điện áp và tần số nhất định, số vòng của một cuộn dây phụ thuộc vào tiết
diện lõi thép từ đã chọn và cảm ứng từ B cho phép để tạo ra từ thông. Số vòng của 1
cuộn dây được xác định như công thức sau:
W=
U
(vòng)

5


4,44. f.Shd.B.10-8
Trong đó: - U là điện áp đầu vào hoặc đầu ra tính bằng (V).
- f là tần số lưới điện tính bằng (Hz)
- S là tiết diện lõi sắt tính bằng ( cm2)
- B là cảm ứng từ tính bằng ( G s).
B có thể lấy từ 7000  14000 tuỳ thuộc vào chất lượng lõi thép. Nếu lấy B thấp quá
thì số vòng dây lớn dẫn đến máy cồng kềnh tốn dây. Nếu lấy B cao quá thì số vòng dây ít
dẫn đến dòng không tải lớn làm nóng Máy Biến áp.
+) Số vòng dây của cuộn sơ cấp được xác định:
W1 =
U1
(vòng)
-8

4,44. f.Shd.B.10
+) Số vòng dây của cuộn thứ cấp được xác định:
W2 =
U2
(vòng)
-8
4,44. f.Shd.B.10
Trong đó: U2 là điện áp thứ cấp không tải.
U2 = U2t + U2t.  U2t% (V)
U 2t là điện áp có tải (điện áp cần đạt được), U2t% là tổn thất điện áp khi có tải, tổn
thất này phụ thuộc vào công xuất của máy, được tra theo bảng sau:
STT
Công xuất(VA)
tổn thất điện áp U2t%
1
6
20
2
12
17
3
25
15
4
50
12
5
75
10
6

100
9
7
150
8
8
200
7,5
9
300
7
10
400
6,5
11
500
6
Công thức trên còn được đơn giản hoá như sau:
W = h. U (vòng)
S
Ta có thể lấy h từ 38 đến 60
- Nếu B = 10.000 Gs thì h = 45.
-Nếu B  12.000 có thể lấy h = 38.
-Với tôn đen ( tôn sấu ) có thể lấy h = 60.
c) Xác định tiết diện dây quấn:
Tiết diện dây quấn được xác định như công thức sau:
I (mm 2)
J
Trong đó: - F là tiết diện dây quấn (mm2)
- I là cường độ dòng điện tối đa mà dây có thể chịu được trong thời gian dài

(A)
- J là mật độ dòng điện (A/mm2)
- J có thể lấy từ 4  7 (A/mm2) . Công xuất của máy càng tăng thì J lấy càng nhỏ.
F=

6


Ví dụ áp dụng : Hãy tính toán đẻ quấn MBA cảm ứng 1 pha có công xuất P = 200
(VA), điện áp sơ cấp là 220V  230V , điện áp thứ cấp là 12V. Mạch từ sử dụng thép
tốt.
Trả lời
1. Xác định tiết diện lõi thép:
Từ CT : Shh = K. Shd (cm2) = a x b
Mà Shd = 1,2. P = 1,2 x 200 = 1,2 x 14,4 = 17,28 cm2
Shh = 1,1. Shd = 1,1. 17,28 = 19 (cm2)
2. Xác định số vòng dây quấn:
Từ CT : U2 = U2t + U2t.  U2t% (V) suy ra: U2 = 12 + 12x7,5 = 13 (V)
100

W2 =
U2
=
13
4,44. f.Shd.B.10-8
4,44. 50. 17. 12000. 10-8
= 28,7 (vòng)

W1 =
U1

=
230
-8
4,44. f.Shd.B.10
4,44. 50. 17. 12000. 10-8
= 508 ( vòng )
3. Xác định tiết diện dây quấn:
Ta có:
F = I (mm2). Chọn J = 5 (A/mm2) ta được
J
+) Tiết diện dây quấn sơ cấp: F1 = I1
J
I1 = P
= 200 = 0,85 A
U1
230

F1 = I1 = 0,85
= 0,17 (mm2)
J
5
+) Tiết diện dây quấn thứ cấp: F2 = I2
J
I2 = P
= 200 = 1,66 A
U2
12

F2 = I2 = 1,66
= 0,332 (mm2)

J
5
3. Trình tự công việc:
+) Bước 1: Chế tạo khuôn quấn:
Khuôn quấn được chế tạo sẵn bằng nhựa hoặc chế tạo bằng bìa cứng có độ dày khoảng
1mm dựa vào kích thước của lõi thép MBA ( hình vẽ) và được chế tạo gồm 2 phần chính:
b

h

7


c

a

c

-) Phần thân khuôn: Được chế tạo như hình vẽ sau:

a

b

a+ 1

b+2

≤a


h
Cao tai: 510 cm
-) Phần mặt bích: 2 mặt bích dùng để định vị thân khuôn, được chế tạo như hình vẽ sau:

c
(1,52) c

a+2
c 3a+4

* Yêu cầu: Khuôn quấn sau khi chế tạo phải đảm bảo đúng kích thước, chắc chắn,
vuông, ghép lõi thép rễ ràng.
+) Bước 2: Gá khuôn quấn lên máy quấn:
- Gá phần có lỗ gài dây ở mặt bích sang phía bên trái.
- Cần phải có lõi khuôn để tránh bị móp khuôn khi quấn dây.
- Nếu bìa chế tạo khuôn không được cứng thì cần có 2 miếng ốp khuôn để tránh gẫy
mặt bích khi quấn dây.
- Sau khi gá khuôn quấn dùng bìa cách điện lót 1 lớp vào thân khuôn .
+) Bước 3: Quấn dây:
- Quấn cuộn sơ cấp trước, cuộn thứ cấp sau.
- Quấn đến đâu đưa đầu dây ra đến đó và đánh dấu đầu dây ra.
* Yêu cầu: - Dây quấn phải đủ số vòng.
- Dây quấn phải dàn đều và các vòng quấn phải khít nhau nhưng không chồng chéo
- Giữa các lớp dây quấn của cùng 1 cuộn dây phải có lót 1 lớp giấy cách điện, giữa các
lớp dây quấn của 2 cuộn dây phải có lót 2 lớp giấy cách điện.
- Khi đưa các đầu dây ra phải thực hiện hãm dây.
- Sau khi quấn song phải đo thông mạch các cuộn dây và cách điện giữa các cuộn dây.
+) Bước 4: Ghép mạch từ:
- Ghép các mạch từ hình chữ E trước, mạch từ hình chữ I sau

Ghép từng mạch từ một, từng chiếc một ghép đối diện nhau.
- Sau khi ghép song phải dùng búa, đệm gỗ để gõ cho phẳng đều mạch từ.
* Yêu cầu: - Mạch từ sau khi ghép phải đảm bảo vừa chặt, không lỏng quá hoặc chặt quá.
+) Bước 5: Kiểm tra, vận hành thử:

8


-

Sau khi ghép mạch từ song phải dùng đồng hồ vạn năng đo thông mạch lại các cuộn
dây và cách điện giữa các cuộn dây, cách điện giữa các cuộn dây với mạch từ.
Đóng điện, kiểm tra điện áp các đầu ra ( kiểm tra điện áp có tải và không tải )

Hàn nối mạch chỉnh lưu, mạch lọc (Kiến thức mở rộng
học sinh tự nghiờn cứu)
1. Tác dụng của mạch chỉnh lưu, mạch lọc:
+ Tác dụng của mạch chỉnh lưu: Mạch chỉnh lưu có tác dụng nắn dòng điện xoay chiều
thành dòng điện 1.
+ Tác dụng của mạch lọc: Mạch lọc có tác dụng lọc các thành phần dòng điện xoay chều
bậc cao còn sót lại sau chỉnh lưu để dòng điện 1 chiều ra phụ tải là ổn định.
2. Trình tự lắp ráp:
2.1 Bước1: Thiết lập sơ đồ:
Ta dùng sơ đồ mạc chỉnh lưu cầu 4 Điôt , sơ đồ mạch chỉnh lưu như hình vẽ:

220V- AC

D4

D3


D1

+
C

Z

D2

2.2.Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị:
- Dụng cụ: Kìm, Dao, kéo, Mỏ hàn, Đồng hồ vạn năng, Máy biến áp, phụ tải 1 chiều.
- Vật liệu: 1 Boad hàn, 4 Điôt, 1 tụ hoá, dây dẫn, thiếc hàn, nhựa thông.
2.3 Bước 3: Kiểm tra linh kiện:
+) Kiểm tra Điôt: Dùng đồng hồ vạn năng để ở thang đo điện trở Rx1. Đặt 2 que đo vào 2
chân của Điôt và đảo 2 que đo cho nhau. Kết quả xẩy ra 3 trường hợp:
- Cả 2 lần kim đồng hồ đều lên , kết luận Điôt hỏng
- Cả 2 lần kim đồng hồ đều không lên , kết luận Điôt hỏng
- 1 lần kim đồng hồ lên, một lần kim không lên, lấy trường hợp kim lên và xác định
chân Điôt như sau: Que đen của đồng hồ đặt vào chân nào thì chân đó là Anốt, que đỏ
là Ktốt. Chiều dòng điện xẽ đi từ Anốt sang Ktốt
+) Kiểm tra tụ điện: Dùng đồng hồ vạn năng đặt ở thang đo điện trở Rx1 hoặc lớn hơn
tuỳ thuộc giá trị của tụ, đặt 2 que đo vào 2 chân bất kỳ của tụ. Nếu:
- Kim vọt lên nhưng không trở về vô cùng thì kết luận tụ hỏng.
- Kim không lên, thay đổi thang đo lớn hơn mà kim vẫn không lên thì kết luận tụ hỏng
- Kim đồng hồ lên và lại từ từ trở về vô cùng thì kết luận tụ tốt. Chân có đánh dấu – là
chân âm của tụ.
2.4Bước 4 Lắp ráp mạch:
- Lắp mạch chỉnh lưu cầu 4 Điôt trước, đấu mạch lọc sau, dựa vào sơ đồ lắp ráp để đấu
mạch cho đúng.

- Yêu cầu khi hàn cần đảm bảo mối hàn gọn, trắc, tránh ra nhiệt gây hỏng Điôt.
2.5 Bước 5: Kiểm tra mạch đã lắp ráp:
- Đối chiếu mạch với sơ đồ.

9


-

Dùng đồng hồ vạn năng đặt ở thang đo điện trở Rx1 đo các đầu của cầu chỉnh lưu,
nếu được thì tiến hành chạy thử .
3.6 Bước 6: Vận hành thử:
Đấu đầu ra của mạch với phụ tải 1 chiều hoặc thiết bị đo điện 1 chiều.
Cấp nguồn vào mạch, nếu điện áp ra đủ là mạch đã hoạt động đúng.
Một số sai phạm khi lắp ráp mạch:
Đấu nhầm chân của Điôt gây ngắn mạch.
Đấu nhầm chân của tụ có thể gây nổ tụ hoặc hỏng tụ .
Đấu nhầm cực dương, âm vào phụ tải có thể gây cháy phụ tải.

3.
* Bài tập thực hành:Hãy tính toán các số liệu và quấn lại MBA cảm ứng 1 pha có tiết
diện cho trước.
+ Điện áp sơ cấp: U1 = 220V.
+ Điện áp thứ cấp: U2 = 3V;4,5V; 6V; 9V; 12V.
+ Tần số lưới điện: f = 50Hz.
Sau khi quấn song hàn nối mạch chỉnh lưu hoàn chỉnh.

10



Tính toán và quấn mới máy biến áp tự ngẫu (Mở rộng học sinh tự nghiờn cứu)
KỸ THUẬT QUẤN MÁY BIẾN ÁP TỰ NGẪU 1 PHA CÓ ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP
1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị và vật liệu.
+) Dụng cụ, thiết bị: - Máy biến áp tự ngẫu 1 pha (Sutvonter) cần quấn lại.
- Kìm, Dao, Kéo, Tuốcnơvít, Búa, Mỏ hàn, Đồng hồ vạn năng.....
+) Vật liệu: Dây quấn, Dây súp, ống ghen, Giấy cách điện, Băng dính.....
2. Các bước tính toán:
a) Tính công suất của máy:
Công xuất của MBA tự ngẫu được xác định như công thức sau:
P = Uhạ.Ihạ. Ucao – Uhạ (VA)
Ucao
Trong đó: - P là công suất của máy.
- Ucao là điện áp phần cao áp.
- Uhạ là điện áp phần hạ áp.
- Ihạ là dòng điện áp phần hạ áp.
b) Tính tiết diện lõi sắt:
Tiết diện lõi sắt được xác định theo công thức sau:
Tiết diện hiệu dụng: Shd = 1,2 P (cm2)
Tiết diện hình học : Shh = K. Shd = a.b (cm2)
Trong đố : - P là công xuất của MBA
- K là hệ số phụ thuộc vào chất lượng mạch từ. Với mạch từ bằng thép từ tốt có mật độ
cảm ứng từ B  12000 Gs có thể lấy K = 1,1. Với mạch từ bằng thép trung bình có
mật độ cảm ứng từ B = 10000 Gs lấy K =1,4. Với mạch từ bằng thép từ sấu có mật
độ cảm ứng từ B  10000 Gs lấy K = 2 hoặc hơn.
c) Tính số vòng dây:
Số vòng dây của máy biến áp tự ngẫu được tính toán tương tự như MBA cảm ứng. Chú ý:
MBA tự ngẫu có nhiều đầu ra để điều chỉnh điện áp nên cần chú ý khi tính toán số vòng
cho từng nấc đầu ra.
d) Tính tiết diện dây quấn:
Để tính toán tiết diện dây quấn của MBA tự ngẫu ta cần dựa vào dòng điện chạy trong

từng đoạn dây quấn như hình vẽ:

C

IAB = I2 – I1
IBC = I1
Trong đó: - I1 = P/U1
I1 B
- I2 =
P1. U1
I2
U2(U1- U2)
2
2
 FAB = IAB (mm ) FBC = IBC (mm )
J
J
A
* Chú ý: Với máy có công suất nhỏ, để tiện cho việc quấn dây, mua dây quấn người ta
thường chọn cùng 1 loại tiết diện dây quấn trên toàn bộ cuộn dây.
* Ví dụ áp dụng: Hãy tính toán để quấn 1 MBA tự ngẫu 1 pha ( Sutvonter) có U = 220V/
110V, I = 2A, f = 50Hz.
- Có điều chỉnh điện áp.

11


-

Có đầu nạp ắc quy: UNạp = 6V/12V


Trả lời
Sơ đồ MBA tự ngẫu ( Sutvonter) như hình vẽ sau:

6V- DC

12V- DC
+

-

+

-

6V
12V


-3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7
D 80
C 110 160 B 220 A

220V 110V
A

S
V

UVào


a) Tính công suất của máy:
Từ công thức: P = Uhạ.Ihạ. Ucao – Uhạ = 110.2 . 220 – 110
Ucao
220
b) Tính tiết diện mạch từ:
Từ công thức: Shd = 1,2 P = 1,2. 110 =12,6 (cm2)
 Shh = K. Shd = 1,1.12,6 = 13,8 (cm2)
c) Tính số vòng dây:
+ Số vòng /vôn được xác định như công thức sau:
W=

1
4,44. f.S.B.10-8

=

1
4,44. 50.12,6.12000.10-8
= 3vòng/vôn

Số vòng dây của cả cuộn dây:
+ Số vòng của đoạn AB: WAB = (220 – 160).3 =180 (vòng)
+ Số vòng của đoạn BC: WBC = (160 – 110 ).3 =150 (vòng)
+ Số vòng của đoạn CD: WBC = (110 – 80 ).3 = 90 (vòng)
+ Số vòng của đoạn D0: WD0 = (80 – 0 ).3 = 240 (vòng).
Trong đó đoạn từ 0  7 mỗi nấc là 10Vôn  mỗi nấc quấn 10.3 = 30 (vòng )
+ Đoạn từ –3  0 ta có thể quấn mỗi nấc là 10 hoặc 15 vôn. Nếu quấn 10 vôn thì số vòng
mỗi nấc cần quấn là: 10. 3 = 30 vòng.
+ Số vòng dây của cuộn nạp được xác định như máy biến áp cảm ứng:


12


U2 = U2t + U2t.  U2t% . Với máy có công suất 110VA tra bảng ta được  U2t% = 9%.
Với nấc nạp có UNap = 12V  U2 = 12 + 12.9/100 = 13,08 vôn.
 Số vòng nạp ứng với điện áp 12V là:W12 = 13,08. 3 = 39,24vòng.
 Số vòng nạp ứng với điện áp 6V là:W6 = W12/2 = 39,24/2 = 19,62 vòng
Vậy tổng số vòng dây của cả máy là:
W = WAB + WBC + WCD + WD0 + W0-3 + W12 = 180 + 150 + 90 + 240 + 39,24 =
669,24 (vòng)
d) Tính tiết diện dây quấn:
Từ công thức:
F = I (mm 2)
J
I2 = 2A; I1 = P/U1 . P = 110/220 = 0,5A.
F1 = I1/J = 0,5/5 = 0,1 (mm2)
F1 = (I2 – I1)/J = (2 - 0,5)/5 = 0,5 (mm2)
Với máy có công suất nhỏ ta chọn dây quấn cùng 1 loại và bằng tiết diện của đoạn lớn
nhất F1 = F2 = 0,5 (mm2)  d =4F/ =4.0,5/3,14 = 0,8 (mm)
3. Trình tự công việc:
+) Bước 1: Gỡ bỏ dây quấn đã cháy hỏng và vệ sinh lõi thép:
- Dùng tay gỡ từng vòng dây quấn đã bị cháy hỏng trên MBA hoặc dùng kìm cắt bỏ bộ
dây cũ đã bọ chaý hỏng và vệ sinh lõi thép từ bằng giấy nhám
+) Bước 2: Bọc giấy cách điện:
- Dùng giấy cách điện cắt có bề rộng bản khoảng 3,5cm để bọc cho kín lõi thép từ.
* Yêu cầu: Lớp cách điện sau đè lên 1/3 llớp cách điện trước, cách điệnlót phải phẳng,
kín toàn bộ mạch từ.
+) Bước 3: Quấn dây:
- Dây quấn được gập lại và dùng tay để luồn qua mạch từ.

- Quấn mỗi lần từ 10 đến 20 vòng sau đó lót 1 lớp cách điện và quấn tiếp lớp thứ 2, cứ
thế cho đến hết, quấn đến đâu thì đánh dấu đến đó để tránh nhầm lẫn.
*Yêu cầu: - Dây quấn luôn luôn vuông góc tương đối với mạch từ
- Dây quấn đẩm bảo khít giữa các vòng dây, sóng đều, không chồng chéo.
+) Bước 4: Đấu dây:
- Dựa vào sơ đồ máy tự ngẫu để ta đấu dây cho đúng với sơ đồ.
- Dòng thiếc hàn các mối nối để đảm bảo tiếp xúc tốt các mối nối.
+) Bước 5: Kiểm tra vận hành thử:
- Dựa vào sơ đồ, dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra thông mạch, ngắn mạch và cách
điện cho máy, nếu được thì tiến hành đóng điện chạy thử.
- Dùng đồng hồ đo điện áp các đầu ra và dòng điện không tải của máy.
* Bài tập thực hành:
Hãy tính toán và quấn lại bộ dây MBA 1 pha kiểu tự ngẫu có mạch từ hình xuyến, tiết
diện mạch từ cho trước.Với:
- U = 220/110V; f = 50Hz. có điều chỉnh điện áp.
- Đầu nạp ắc quy có UN = 6V; 12V.
Kiến thức bổ xung
1. Một số vấn đề về máy biến áp hàn:
Máy biến áp hàn được chế tạo với dạng MBA thường, dùng dạng mạch từ hình
cột để tổn thất từ tản lớn. Nhờ thế đặc tuyến V- A dốc nhanh, Khi phần thứ cấp mới chạm

13


que vào mass làm ngắn mạch. Để tạo tia hồ quang I thứ cấp lúc ngắn mạch được xác
định.
I2 = E2/Z2
SƠ ĐỒ MÁY BIẾN ÁP HÀN

U1


70V

U2

đặc tuyến V- A

U20

U2

I2

Trong MBA hàn, điện áp thứI2n
cấp thay đổi từ U 2 = (70 – 0)V, dòng hồ quang không cho
phép vượt quá 20% - 40% I 2đm. Để I 2 ổn định , ổn định chất lượng mối hàn nên ta mắc
m
nối tiếp cuộn kháng.
- Hiệu suất của máy hàn khoảng 83% - 90%, Cos  = 0,52 – 0.62.
- Ngoài ra còn có Máy hàn công suất nhỏ với I2đm = 200A. như sơ đồ sau:

14


4

U2AC= 40V –
70V

3

UA

2

C

1

4
3
2
1
2. Sơ đồ cơ bản của mạch điện máy kích điện: DC- AC.
SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN MÁY KÍCH ĐIỆN 12V - 220V

H1061

H1061

R

-12V

+12V

47 - 10W

4F – 450V

2.3. Những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân, cách kiểm tra và sửa chữa máy điện

tĩnh.
1. Pan chạm mass:
Trường hợp này gây hiện tượng điện giật nếu kèm sự nổ cc, bốc khói nhẹ thì do sự
chạm mass đã làm chập mạch cuộn dây.
- Có thể do bị chạm giữa các cọc với vỏ sắt hoặc có sự cố nối tắt giữa các cọc nối
ở các đảo điện. Dùng đèn thử hoặc ôm – kế kiểm tra các điểm cần lưu ý để xác định nơi
bị chạm, chập mạch. Sau đó sửa chữa cho hết bị chạm mass.
- Nếu MBA vẫn vận hành bình thường, thì nơi bị chạm chỉ có 1 chỗ, có thể đường
dây ra cọc nối bị tróc lớp cách điện chạm vào vỏ bọc MBA hoặc cọc nối bị lỏng lẻo chạm

15


vỏ bọc hoặc chạm mass ở lớp dây tiếp cận với mạch từ. Trường hợp sau cùng này, nếu
quan sát không thấy chỗ chạm mass thì phải tháo toàn bộ mạch từ ra cách điện lại cho hết
bị chạm mass.
- Nếu MBA vẫn vận hành bình thường mà gây sự giật nhẹ. Trường hợp này MBA
không bị chạm mass mà do MBA bị ẩm, điện trở cách điện bị suy giảm (nếu dùng bút thử
điện thấy cách điệnbằng Mêgôm kế sao cho trên 1M là tốt. Nừu không đạt, lớp cách
điệnbị lão hoá cần phải quấn lại toàn bộ.
2. Máy biến áp đang vận hành bị nổ cầu chì:
- Nếu MBA bị phát nhiệt thái quá, có thể là do mạch tiêu thụ quá lớn. Thay lại dây
chì đúng cỡ và cho MBA vận hành không tải, nếu vẫn bình thường chứng tỏ lúc trước
MBA làm việc quá tải.
- Nếu MBA vận hành không tải mà cc vẫn nổ thì chắc chắn MBA bị chập vòng
trong cuộn dây, phải quấn dây lại.
- Đối với MBA có công suât nhỏ thì sự chập vòng khó làm cc nổ ngay nhưng có
sự phát nhiệt rất nhanh.
3. MBA vận hành bị rung lên, kèm sự phát nhiệt:
- Do dòng điện tiêu thụ quá lớn, quá công suất của máy nên MBA rung lên phát

tiếng rè, để lâu phát nhiệt nhanh, chóng cháy MBA. Để khắc phục cần giảm bớt tải.
- Do mắc không đúng với điện áp nguồn, nhầm vào nguồn có điện áp cao.
- Do mạch từ ghép không chặt, phải siết chặt lại các bu lông ép giữa ccá lá sắt của
mạch từ và tấm verni vào cuộn dây và vào các khe hở để chèn cứng các lá sắt lại, dính
chặt hơn.
- Do bản chất lá sắt của mạch từ kém phẩm chất, quá rỉ sét hoặc quấn thiếu
vòng dây.
4. MBA không vận hành:
- Nếu đèn báo không sáng hoặc không cảm tháy MBA rung nhè nhẹ do có dòng
điện vào thì lưu ý đường dây vào bị hở mạch, cọc nối dây vào không tiếp điện, hoặc tiếp
xúc xấu ở đảo điện.
- Nếu đèn báo sáng, vôn kế hoạt động mà điện áp lấy ra không có phải xem lại cọc
nối dây ra bị tiếp điện xấu, đớt dây ra dùng von kế hoặc bút thử điện dò tìm để xác định
chỗ pan để khắc phục.
- Nếu bị hở mạch ở bên trong cuộn dây, có thể do mối nối dây cẩu thả, không hàn
thiếc nên tiếp điện xấu sau một thời gian sử dụng hoặc dây quấn bị gẫy đứt... Trường hợp
này phải tháo ra quấn lại.
- Đối với MBA nạp ác quy, có thể diode chỉnh lưu bị hỏng đứt mạch. Trường hợp
này dễ phát hiện khi dùng vôn kế đo có điện áp xoay chiều U2, nhưng không có điện áp ra
UDC chỉ cần thay mới diode mà thôi.
5. MBA lúc vận hành, lúc không:
Nhìn chung do nguồn điện cung cấp vào MBA lúc có , lúc không hoặc điện áp ra
bị đứt quãng, chính là do tiếp điện xấu. Nên kiểm tra lại từ nguồn điện cung cấp đến
MBA và từ MBA đến mạch tiêu thụ. Lưu ý nơi CD chính, siết lại ccá ốc vít siết dây chì
cho chặt, cạo sạch nơi tiếp điện hết ỗá đồng tại CD chính, các cọc nối ở MBA...
6. Một số pan trong máy biến áp gia dụng:
- Chuông báo sớm nhưng điện áp ra vẫn không cao do tắc te điều khiển bị hỏng,
nên thay mới.
- Chuông không báo, mặc dù điện áp ra quá điện áp định mức, do tắc te bị hỏng
làm hở mạch chuông, cuộn dây chuông bị cháy.


16


- Đèn báo không sáng nhưng MBA vẫn hoạt động bình thường, do bị đứt bóng,
mạch đèn bị hở mạch.
2.4. Kiểm tra thử nghiệm máy điện tĩnh.
BÀI 3: SỬA CHỮA MÁY ĐIỆN QUAY
*Mục tiêu:
- Quấn mới được bộ dây máy điện một chiều, xoay chiều 1 pha và 3 pha.
- Phát hiện và sữa chữa được một số hư hỏng thường gặp trong máy điện một chiều và
xoay chiều.
- Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tế, đảm bảo an toàn, đúng quy định và
khoa học.
* Nội dung:
3.1. Tháo lắp bảo dưỡng sửa chữa phần cơ khí máy điện một chiều.
3.2. Quấn mới bộ dây máy điện một chiều.
3.3. Những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân, cách kiểm tra và sửa chữa máy điện một
chiều.
3.4. Tháo lắp bảo dưỡng sửa chữa phần cơ khí máy điện xoay chiều ba pha và một pha.
3.5. Quấn mới bộ dây máy xoay chiều một pha.
3.6. Quấn mới bộ dây máy điện xoay chiều ba pha.
3.7. Những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân, cách kiểm tra và sửa chữa động cơ xoay
chiều.
3.4. THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU
I . Tháo lắp và bảo dưỡng động cơ điện xoay chiều 1 pha.
Stato

Cánh quạt


Nắp động cơ

Rô to

Nắp bảo vệ

Vòng bi

a) Chuẩn bị dụng cụ:
- Động cơ điện xoay chiều 1 pha.
- Vam cảo, búa nguội, nêm đồng.
- Mỡ chịu nhiệt, sơn cách điện, chổi quét sơn.
- Đồng hồ vạn năng, Mêgômmet.
- Clê, Mỏ lết, Kìm cắt, Kìm thường, Dao, Kéo...
b) Trình tự tháo lắp:
Khi tháo lắp động cơ điện 1 pha ta tuân theo quy trình trong bảng sau:
STT

Nội dung
công việc

Dụng cụ

Yêu cầu
kỹ thuật

Chú ý

17



1
2
3

Tháo Puly
Tháo nắp bảo vệ
và cánh quạt
Tháo nắp trước
động cơ

4

Tháo rôto

5

Tháo nắp sau

6
7

Tháo các ổ bi
Lắp động cơ

Vam cảo
Vam
cảo,
Tuôcnơvit
Búa,

nêm
đồng, Vam
cảo
Vam cảo
Búa,
đồng,
cảo
Vam cảo

Không được để nứt, vỡ
Xiết vam từ từ
Cánh quạt không được Xiết vam từ từ
cong vênh và gẫy
Không được gẫy tai nắp Đóng nêm cân đối,
Xiết vam từ từ

Không để cong trục,
xước trục
nêm Không được gẫy tai nắp
Vam
-

Rôto quay nhẹ.
Đấu dây đúng

Xiết vam từ từ
Đóng nêm cân đối,
Xiết vam từ từ
Xiết từ từ
Chi tiết nào tháo sau

thì lắp trước

c)Các nội dung bảo dưỡng:
- Dùng giẻ khô lau sạch bụi bẩn, dầu mỡ bám trên Stato.
- Dùng dầu để rửa các vòng bi bị khô và gỉ sau đó tra mỡ chịu nhiệt vào, nếu vòng bi
nào kém chất lượng thì thay thế bằng vòng bi cùng loại.
- Đối với động cơ loại Rôto dây quấn cần phải kiểm tra lại chổi than, nếu rỗ phải dùng
giấy nhám đánh lại cho nhẵn, chổi than mòn quá phải thay thế, lò xo yếu phải thay
thế, cổ góp bị mòn rỗ nhiều cần tiện láng đều sau đó đánh nhẵn bằng giấy nhám mịn.
- Kiểm tra cánh quạt nếu bị cong vênh thì phải nắn lại như cũ.
- Kiểm tra lại tụ điện nếu kém chất lượng thì thay thế.
- Kiểm tra công tắc ly tâm nếu hỏng thì sửa chữa hoặc thay thế.
- Kiểm tra cách điện của dây quấn, nếu xước cách điện trong phạm vi nhỏ thì có thể
quét sơn cách điện sau đó đem sấy.
- Kiểm tra kỹ thuật các cuộn dây:
+ Kiểm tra thông mạch cho từng cuộn dây: Tách điểm nối chung giữa cuộn khởi động và
cuộn làm việc, dùng đồng hồ vạn năng dặt ở thang đo điện trở Rx1 đặt vào 2 đầu của 1
cuộn dây, nếu kim đồng hồ báo thì được.
+ Kiểm tra sự chạm chập giữa các cuộn dây: Dùng đồng hồ Mêgômmét, tách điểm nối
chung của 2 cuộn dây, 2 que đồng hồ đặt vào 2 đầu dây của 2 pha, nếu giá trị cách điện
Rcđ 1M là được.
+ Kiểm tra sự chạm mát giữa các cuộn dây và vỏ: Dùng đồng hồ Mêgômmét, đặt vào
điểm nối chung của 2 cuộn dây, nếu giá trị cách điện Rcđ 1M là được
+ Kiểm tra điểm chạm chập trong cùng 1 cuộn dây: Tách điểm nối chung, dùng đồng hồ
vạn năng đo giá trị điện trở của từng cuộn dây và so sánh với điện trở mẫu , nếu kết quả
nhỏ hơn điện trở mẫu là cuộn dây đã bị chạm chập.
+ Kiểm tra tụ điện: Dùng đồng hồ vạn năng đặt ở thang đo điện trở Rx1 hoặc lớn hơn tuỳ
thuộc vào dung lượng tụ, Nếu kim đồng hồ vọt lên sau đó trở về từ từ thì tụ còn tốt, nếu
kim đồng hồ vọt lên nhưng không trở về là tụ đã hỏng, nếu kim đồng hồ không báo là tụ
kém chất lượng.

II. Tháo lắp và bảo dưỡng động cơ điện xoay chiều 3 pha.

18


a) Chuẩn bị dụng cụ:
-

Động cơ điện xoay chiều 3 pha.
Vam cảo, búa nguội, nêm đồng.
Mỡ chịu nhiệt, sơn cách điện, chổi quét sơn.
Đồng hồ vạn năng, Mêgômmet.
Clê, Mỏ lết, Kìm cắt, Kìm thường, Dao, Kéo...

b) Trình tự tháo lắp:
Khi tháo lắp động cơ điện 1 pha ta tuân theo quy trình trong bảng sau:
STT
1
2
3

6
7

Nội dung
công việc
Tháo Puly
Tháo nắp bảo vệ
và cánh quạt
Tháo nắp trước

động cơ

4

Tháo rôto

5

Tháo nắp sau
Tháo các ổ bi
Lắp động cơ

Dụng cụ
Vam cảo
Vam cảo,
Tuôc nơ vit
Búa, nêm
đồng, Vam
cảo
Vam cảo
Búa, nêm
đồng, Vam
cảo
Vam cảo

Yêu cầu
kỹ thuật
Không được để nứt, vỡ
Cánh quạt không được
cong vênh và gẫy

Không được gẫy tai nắp
Không để cong trục,
xước trục
Không được gẫy tai nắp

Rôto quay nhẹ.
Đấu dây đúng

Chú ý
Xiết vam từ từ
Xiết vam từ từ
Đóng nêm cân đối,
Xiết vam từ từ
Xiết vam từ từ
Đóng nêm cân đối,
Xiết vam từ từ
Xiết từ từ
Chi tiết nào tháo sau
thì lắp trước

c) Các nội dung bảo dưỡng:
- Dùng giẻ khô lau sạch bụi bẩn, dầu mỡ bám trên Stato.
- Dùng dầu để rửa các vòng bi bị khô và gỉ sau đó tra mỡ chịu nhiệt vào, nếu vòng bi
nào kém chất lượng thì thay thế bằng vòng bi cùng loại.
- Đối với động cơ loại Rôto dây quấn cần phải kiểm tra lại chổi than, nếu rỗ phải dùng
giấy nhám đánh lại cho nhẵn, chổi than mòn quá phải thay thế, lò xo yếu phải thay
thế, cổ góp bị mòn rỗ nhiều cần tiện láng đều sau đó đánh nhẵn bằng giấy nhám mịn.
- Kiểm tra cánh quạt nếu bị cong vênh thì phải nắn lại như cũ.

19



-

Kiểm tra lại tụ điện nếu kém chất lượng thì thay thế.
Kiểm tra công tắc ly tâm nếu hỏng thì sửa chữa hoặc thay thế.
Kiểm tra cách điện của dây quấn, nếu xước cách điện trong phạm vi nhỏ thì có thể
quét sơn cách điện sau đó đem sấy.
- Kiểm tra kỹ thuật các cuộn dây:
+ Kiểm tra thông mạch cho từng cuộn dây: Tách điểm nối chung giữa các cuộn dây của 3
pha, dùng đồng hồ vạn năng dặt ở thang đo điện trở Rx1 đặt vào 2 đầu của 1 cuộn dây,
nếu kim đồng hồ báo thì được.
+ Với Rôto dây quấn dùng đồng hồ vạn năng đặt ở thang đo Rx1, đặt 2 que đo vào 2 bên
của cổ góp và quay từ từ Rôto, nếu kim đồng hồ tương đối ổn định là được.
+ Kiểm tra sự chạm chập giữa các cuộn dây: Dùng đồng hồ Mêgômmét, tách điểm nối
chung của 2 cuộn dây, 2 que đồng hồ đặt vào 2 đầu dây của 2 pha, nếu giá trị cách điện
Rcđ 1M là được.
+ Kiểm tra sự chạm mát giữa các cuộn dây và vỏ: Dùng đồng hồ Mêgômmét, đặt vào
điểm nối chung của 2 cuộn dây, nếu giá trị cách điện Rcđ 1M là được
+ Kiểm tra điểm chạm chập trong cùng 1 cuộn dây: Tách điểm nối chung, dùng đồng hồ
vạn năng đo giá trị điện trở của từng cuộn dây và so sánh với điện trở mẫu , nếu kết quả
nhỏ hơn điện trở mẫu là cuộn dây đã bị chạm chập.
3.5. QUẤN VÀ SỬA CHỮA MÁY ĐIỆN 1 PHA
1. Lấy mẫu bộ dây và vệ sinh động cơ:
a) Chuẩn bị: - Máy điện 1pha cần quấn lại.
- Panme đo dây.
- Dao, kéo, kìm cắt, kìm thường.
b) Đọc nhãn hiệu động cơ để lập thông số.
Trên mác động cơ thường ghi tốc độ không đồng bộ của động cơ. Căn cứ vào đó ta xác
định được số cực của động cơ:

Ví dụ:
- n = 2850v/p  2p = 2.
- n = 1450v/p  2p = 4.
- n = 950v/p  2p = 6.
Biết được số cực thì ta phân mạch mới đúng.
c) Lấy mẫu bộ dây: Khi ta bó bỏ bộ dây cũ của động cơ ta cần lấy mẫu các số liệu sau:
-

Kiểu quấn dây ( đồng tâm, đồng khuân 1 lớp, đồng khuân 2 lớp )
Khoảng cách đấu dây Zđ.
Rãnh đưa điện vào : ZA-B.
Bước quấn dây: Y.
Số vòng dây của từng bối.
Đường kính dây quấn: ( Đốt 1 đoạn dây, gạt hết muội than dùng Panme đo đường
kính dây.
- Lấy mẫu bìa cách điện.
d) Vẽ sơ đồ trải bộ dây động cơ:

20



×