Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Báo cáo thực tập cơ sở Ip và 5G

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.55 KB, 32 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
KHOA VIỄN THƠNG I
----------

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ
Khóa Đào Tạo IP & 5G
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Đỗ Ngọc Tuấn
Giảng viên phụ trách: Thầy Nguyễn Văn Thăng
Thầy Đặng Trần Lê Anh

Sinh viên:

############

Mã sinh viên:

############

Lớp:

############


HÀ NỘI, 8/2023

LỜI CẢM ƠN
Kính gửi tập thể cơng ty VHT và quý thầy cô giáo tại Học Viện Công Nghệ
Bưu Chính Viễn Thơng
Em xin gửi lời cảm ơn tới Khoa Viễn thông 1 đã tạo điều kiện cho em có cơ
hội thực tập cùng cơng ty VHT. Ngồi ra, em xin cảm ơn thầy Đỗ Ngọc Tuấn đã
luôn nhiệt tình, giảng dạy cho em những kiến thức mới về IP&5G, nhờ có thầy mà


những kiến thức em được học ở trường đã trở nên thực tế và dễ hiểu hơn rất nhiều.
Khơng thể thiếu trong chuyến hành trình này là sự hỗ trợ và định hướng từ
các thầy cô tại Học Viện Cơng Nghệ Bưu Chính Viễn Thơng, cùng với những lời
khuyên, hướng dẫn và kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt là những hành trang quý
báu để em vứng bước trên con đường phía trước.
Cuối cùng, em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn là thầy
Nguyễn Văn Thăng và thầy Đặng Trần Lê Anh. Cảm ơn hai thầy ln dìu dắt, giúp
đỡ và chỉ bảo tận tình cho em để em có thể hồnh thành tốt kì Thực Tập Cơ Sở
này.
Em xin chân thành cảm ơn!

############

1


MỤC LỤCC LỤC LỤCC
I.

BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI LỚP ĐÀO TẠO.................................................................................4
1.

2.

3.

Giới thiệu mạng 5G.......................................................................................................................4
1.1

. Lịch sử phát triển.................................................................................................................4


1.2

. Mạng 5G...............................................................................................................................4

1.3

. ITU – International Telecommunication Union................................................................5

1.4

. 3GPP-(3rd Generation Partnership Project).....................................................................6

1.5

. Nhà cung cấp........................................................................................................................7

1.6

. 4G/5G Network Architecture Overview.............................................................................7

1.7

. Radio Frequency..................................................................................................................9

1.8

. 5G tại Việt Nam...................................................................................................................9

5G Protocol Stack overview........................................................................................................10

2.1

. Định nghĩa..........................................................................................................................10

2.2

. gNB NR Layer....................................................................................................................10

2.3

. gNodeB Protocol Stack – Control Plane...........................................................................11

2.4

. gNodeB Protocol Stack – User Plane................................................................................12

2.5

. 5G NR layer 3.....................................................................................................................12

2.6

. 5G NR Layer 2...................................................................................................................13

2.7

. 5G NR Layer 1...................................................................................................................14

2.8


. Các loại kênh 5G NR.........................................................................................................15

2.9

. Ánh xạ kênh 5G NR...........................................................................................................15

Trạm gốc 5G gNodeB..................................................................................................................17
3.1

. 5G gNodeB..........................................................................................................................17

3.2

. Kiến trúc 5G gNodeB.........................................................................................................18

3.3

. Các tùy chọn triển khai 5G gNodeB.................................................................................18

3.4

. gNodeB-Central Unit (CU)................................................................................................18

3.5

. gNodeB-Distributed Unit (DU).........................................................................................19

3.6

. gNodeB-Radio Unit (RU) + Antenna................................................................................19

2


4.

II.
1.

3.7

. gNodeB – Thông số kỹ thuật.............................................................................................20

3.8

. Throughput........................................................................................................................20

3.9

. Kết nối đa dạng hàng loạt (mMTC)..................................................................................20

5G gNodeB – Physical Layer overview......................................................................................20
4.1

. Chức năng khối..................................................................................................................20

4.2

. Cấu trúc khung..................................................................................................................21

4.3


. Numerology – Frequency view..........................................................................................21

4.4

. Lưới tài nguyên..................................................................................................................21

4.5

. Dạng sóng và mã hóa kênh................................................................................................22

4.6

. Kênh vật lý – Tín hiệu.......................................................................................................22

4.7

. Phân bổ tài nguyên............................................................................................................23

BÁO CÁO BÀI THỰC HÀNH...................................................................................................24
Trình bày giao tiếp Socket qua TCP..........................................................................................24
1.1

. Socket là gì?........................................................................................................................24

1.2

. Tại sao người dùng cần đến socket?.................................................................................24

1.3


. Socket hoạt động như thế nào?.........................................................................................24

1.4

. Client-Server sử dụng Socket ở chế độ có kết nối (TCP)................................................25

2.

Trình bày thủ tục quảng bá bản tin MiB trong 5G...................................................................26

3.

Mô phỏng và code của thủ tục quảng bá bản tin MIB..............................................................27
3.1

. Code mô phỏng thủ tục......................................................................................................27

3.2

. Kết quả mô phỏng..............................................................................................................30

3.3

. Kết luận..............................................................................................................................30

3


I.


BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI LỚP ĐÀO TẠO

1. Giới thiệu mạng 5G
1.1. Lịch sử phát triển
 Năm 1980: 1G-Mobile voice calls
 Năm 1990: 2G-Mobile voice calls and SMS
 Năm 2000: 3G-Mobile web browsing
 Năm 2010: 4G-Mobile video consumption and higher data speed
 Năm 2020: 5G-Technology to enhance experience and drive digitalization of
industries
1.2. Mạng 5G
5G là mạng di động thế hệ thứ 5
eMBB, URLLC và eMTC là ba trường phát triển chính của mạng di động 5G,
mỗi trường phát triển tập trung vào các khía cạnh cụ thể của việc kết nối di động:
 eMBB (enhanced Mobile Broadband):
eMBB tập trung vào cung cấp khả năng truyền tải dữ liệu siêu nhanh và khả
năng kết nối hàng tỷ thiết bị. Điều này thường liên quan đến việc đáp ứng yêu cầu
của các ứng dụng yêu cầu băng thông lớn như video 4K/8K streaming, trải nghiệm
thực tế ảo (VR) và tăng cường (AR), video hội nghị chất lượng cao và nhiều ứng
dụng truyền tải dữ liệu khác. eMBB cũng cải thiện trải nghiệm người dùng bằng
cách cung cấp tốc độ internet tốt hơn, đáng tin cậy hơn cho các thiết bị di động.
 URLLC (Ultra-Reliable Low Latency Communications):
URLLC tập trung vào cung cấp độ trễ thấp và độ tin cậy cao cho các ứng
dụng thời gian thực và yêu cầu đáng tin cậy như điều khiển tự động, hệ thống an
toàn xe tự lái, và các ứng dụng y tế đòi hỏi thời gian phản hồi nhanh chóng. Đối
với các ứng dụng này, độ trễ (thời gian mà dữ liệu mất để di chuyển từ nguồn đến
đích) cực kỳ quan trọng và phải được giữ ở mức thấp.
 eMTC (enhanced Machine-Type Communications):
eMTC tập trung vào hỗ trợ việc kết nối một lượng lớn thiết bị IoT (Internet of

Things) với các yêu cầu truyền tải dữ liệu thấp và tiết kiệm năng lượng. Các ứng
dụng như theo dõi địa điểm, cảm biến thời tiết, và các hệ thống đo đạc từ xa đòi
hỏi khả năng kết nối ổn định, nhưng không cần băng thông cao.

4


Hình 1.0 Các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn 5G

1.3. ITU – International Telecommunication Union
Tổ chức Viễn thông Quốc tế (ITU) là một tổ chức quốc tế hoạt động trong
lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin. Được thành lập năm 1985 bởi Liên
Hiệp Quốc, có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ,ITU hiện có 193 quốc gia thành
viên và hơn 900 công ty, trường đại học và tổ chức. ITU có nhiệm vụ thúc đẩy sự
phát triển và sử dụng hiệu quả các công nghệ viễn thông và thơng tin trên tồn thế
giới. ITU có ba phân ngành chính hoạt động trong lĩnh vực này, được gọi là "3
main sectors". 3 main sectors gồm:
 ITU-R (Radiocommunication Sector):
ITU-R tập trung vào việc phân bổ và quản lý tài nguyên tần số điện từ để đảm
bảo sự tương thích và hiệu quả sử dụng. Cụ thể, ITU-R thúc đẩy việc phát triển các
tiêu chuẩn liên quan đến việc sử dụng tần số cho các dịch vụ di động, vệ tinh,
truyền hình và radio.
 ITU-T (Telecommunication Standardization Sector):
ITU-T tập trung vào việc phát triển các tiêu chuẩn và khung làm việc trong
lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin. Các tiêu chuẩn này đảm bảo tương
thích và tương tác giữa các thiết bị, hệ thống và dịch vụ khác nhau trên toàn cầu.
ITU-T thúc đẩy các tiêu chuẩn liên quan đến mạng di động, Internet, mã hóa, an
ninh mạng và nhiều khía cạnh khác.
 ITU-D (Development Sector):
ITU-D tập trung vào việc hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin và viễn thông

trong các quốc gia đang phát triển. ITU-D thực hiện các dự án và chương trình để
giúp các quốc gia này nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ, phát triển cơ sở hạ
tầng viễn thông và tăng cường khả năng quản lý trong lĩnh vực viễn thông.
5


Hình 1.1 So sáng giữa IMT-2020 và IMT-Advanced

HÌnh 1.2 Logo của ITU

1.4. 3GPP-(3rd Generation Partnership Project)
3GPP viết tắt của "3rd Generation Partnership Project," là một tổ chức liên
danh quốc tế chịu trách nhiệm phát triển và tiêu chuẩn hóa các công nghệ liên quan
đến mạng di động và viễn thông. 3GPP được tạo ra để làm việc trên tiêu chuẩn 2G
(GSM) ban đầu và sau đó tiếp tục phát triển các tiêu chuẩn 3G, 4G và 5G. Trong
3GPP có 3 nhóm chính hoạt động, được gọi là “3 main group”, 3 main group
gồm:
 RAN (Radio Access Network):
Nhóm RAN chịu trách nhiệm phát triển tiêu chuẩn liên quan đến phần giao
tiếp không dây giữa các thiết bị di động và cơ sở hạ tầng mạng. Nhóm này tập
trung vào việc xác định các yêu cầu về phạm vi phủ sóng, tốc độ truyền dẫn, độ trễ
và khả năng kết nối của các mạng di động. Các công nghệ liên quan đến việc cải
thiện hiệu suất mạng di động, băng thông rộng và tốc độ cao cũng nằm trong phạm
vi hoạt động của nhóm RAN.
 SA (Service & Systems Aspects):
Nhóm SA tập trung vào khía cạnh dịch vụ và hệ thống trong việc phát triển và
tiêu chuẩn hóa cơng nghệ di động. Nhóm này đảm nhận nhiệm vụ phát triển các
kiến thức về mơ hình dịch vụ, giao thức và khung làm việc để hỗ trợ các tính năng
và ứng dụng của mạng di động. SA nhấn mạnh việc đảm bảo tích hợp tốt và tương
thích giữa các dịch vụ và hệ thống khác nhau trong mạng.

 CT (Core Network and Terminals):
Nhóm CT tập trung vào phát triển các tiêu chuẩn liên quan đến hạ tầng mạng
lõi và thiết bị di động (terminals). Các yếu tố như kiến thức về kiến trúc mạng lõi,
6


cách các thiết bị di động kết nối và tương tác với nhau cũng như với mạng cốt lõi
là các vấn đề được nhóm CT quản lý. Họ đảm bảo rằng các hạ tầng mạng lõi và
thiết bị di động hoạt động tương thích và tương tác theo các tiêu chuẩn chất lượng.

Hình 1.3 Logo của 3GPP

1.5. Nhà cung cấp
Một số nhà cung cấp nổi tiếng như: CISCO, ERICSSON, NOKIA, VIETTEL,
VIAVI

Hình 1.4 Một số nhà cung cấp

1.6. 4G/5G Network Architecture Overview
Ba tùy chọn “option” chính để triển khai mạng di động 4G và 5G là:
 4G LTE Option 1:
Tùy chọn này liên quan đến cách triển khai mạng 4G Long-Term Evolution
(LTE). Option 1 thường áp dụng cho mơ hình mạng di động truyền thống, trong đó
các dịch vụ 4G được cung cấp bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng LTE mà khơng có
sự tương tác với mạng 5G. Các dịch vụ di động tốc độ cao và dữ liệu phong phú
được cung cấp qua mạng 4G LTE.
 4G/5G NSA Option 3:
7



Tùy chọn này liên quan đến cách triển khai mạng 5G Non-Standalone (NSA)
trong kết hợp với mạng 4G. Option 3 cho phép sử dụng cơ sở hạ tầng 4G hiện có
để hỗ trợ dịch vụ 5G. Điều này đồng nghĩa với việc thiết bị 5G kết nối với cơ sở hạ
tầng 4G để truy cập các dịch vụ 5G thông qua cơ sở hạ tầng 4G. Tùy chọn này
giúp việc triển khai mạng 5G nhanh hơn thông qua việc sử dụng cơ sở hạ tầng hiện
có, nhưng vận hành phức tạp. Dưới đây là mơ hình hệ thống:

Hình 1.5 4G/5G NSA

 5G SA Option 2:
Tùy chọn này liên quan đến cách triển khai mạng 5G Standalone (SA). Option
2 cho phép triển khai mạng 5G hoàn toàn độc lập với cơ sở hạ tầng 4G. Mạng 5G
SA không phụ thuộc vào mạng 4G và hoạt động độc lập, khiến cho việc vận hành
đơn giản hơn. Điều này cung cấp sự linh hoạt trong việc phát triển các tính năng và
ứng dụng độc lập cho mạng 5G. Dưới đây là mơ hình hệ thống:

8


Hình 1.6 5G SA

1.7. Radio Frequency

Hình 1.7 Dải tần số của các nước trên thế giới

1.8. 5G tại Việt Nam
 Hiện tại:
 Mạng 4G đã được phủ sóng 99,8% trên toàn quốc.
 Ba nhà mạng lớn tại Việt Nam (Viettel, VNPT, MobiFone) đã tiến hành thí
điểm mạng 5G tại 20 thành phố.

 Gần 75% người dùng cáp quang tại nhà.
 Tương lai:
 Có giấy phép tần số 5G
9












Sớm triển khai thương mại mạng 5G
Các trường hợp sử dụng 5G và ứng dụng trong ngành:
Điện thoại thông minh
Thành phố thông minh
Mạng riêng
Các kiến trúc sắp được triển khai sắp tới:
4G LTE option 1
4G/5G NSA option 3
5G SA option 2

2. 5G Protocol Stack overview
2.1. Định nghĩa
Giao thức (Protocol) là một tập hợp các quy tắc và quy định được thiết lập để
quản lý và điều khiển giao tiếp giữa các thiết bị và hệ thống khác nhau trong một

mạng hoặc môi trường liên kết.
Giao thức ngăn xếp (Protocol Stack) thường ám chỉ đến tập hợp các giao thức
mạng và lớp giao thức được sắp xếp theo một cách cụ thể để cung cấp giao tiếp và
quản lý dữ liệu giữa các thiết bị và hệ thống khác nhau trong mạng. Mỗi lớp giao
thức trong ngăn xếp thực hiện một nhiệm vụ cụ thể và tương tác với các lớp khác
để đảm bảo việc gửi và nhận dữ liệu một cách hiệu quả và đáng tin cậy.

Hình 2.1 Đường truyền giao thức

2.2. gNB NR Layer
 Gồm 3 lớp:
 Layer 3 – Lớp điểu khiển ( Control layer): Là giao thức điểu khiển tài
nguyên vô tuyến (RRC), gồm các giao thức: XnAP, NgAP, F1AP,…
10


 Layer 2 – Lớp vận chuyển (Transport layer): Nguyên lý tương tự với lớp vận
chuyển trong mạng máy tính, gồm các giao thức: SDAP, PDCP, RLC,
MAC.
 Layer 3 – Lớp vật lý (Physical layer): Là một lớp quan trọng trong ngăn xếp
giao thức mạng như: Mã hóa kênh, Điều chế, Tiền mã hóa, Máy biến áp
Fourier.

Hình 2.2 gNodeB NR Layer

2.3. gNodeB Protocol Stack – Control Plane
Trong mạng di động, Control Plane thường liên quan đến quá trình điều khiển
và quản lý các thông tin, giao thức và tài nguyên liên quan đến việc thiết lập, duy
trì và chấm dứt kết nối giữa các thiết bị và hệ thống trong mạng. Uu Interface và
Ng-C Interface đều đóng vai trị quan trọng trong mặt điều khiển (Control Plane)

của mạng di động:
Hai giao diện quan trọng trong kiến trúc mạng di động, đặc biệt liên quan đến
mạng di động thế hệ 5G là:
 Uu Interface:
Uu Interface là giao diện không dây giữa thiết bị di động (UE - User
Equipment) và trạm cơ sở gNodeB trong mạng 5G. Trong Control Plane, Uu
Interface thực hiện các hoạt động quản lý và điều khiển liên quan đến thiết lập, duy
trì và chấm dứt kết nối giữa thiết bị di động và trạm cơ sở. Điều này bao gồm xác
định thông tin tốc độ dữ liệu, thiết lập kết nối, quản lý tài nguyên mạng, và các
thông điệp điều khiển khác.
11


 Ng-C Interface:
Ng-C Interface là giao diện giữa các trạm cơ sở gNodeB (gNB) trong mạng
5G. Trong Control Plane, Ng-C Interface thực hiện các hoạt động điều khiển và
quản lý liên quan đến việc quản lý tài nguyên mạng, định tuyến, xác thực, cấu hình
dịch vụ và các hoạt động điều khiển khác giữa các trạm cơ sở.
2.4. gNodeB Protocol Stack – User Plane
User Plan có tác dụng truyền dữ liệu người dùng. Uu Interface và Ng-C
Interface cũng đóng vai trò quan trọng trong mặt Người Dùng (User Plane) của
mạng di động, đặc biệt trong kiến trúc mạng di động 5G.
 Uu Interface:
Uu Interface là giao diện không dây giữa thiết bị di động (UE - User
Equipment) và trạm cơ sở gNodeB trong mạng 5G. Trong User Plane, Uu Interface
thực hiện việc truyền tải dữ liệu, âm thanh, video và các thông tin khác giữa người
dùng (thiết bị di động) và mạng. Uu Interface là một phần quan trọng của User
Plane, cho phép người dùng truy cập các dịch vụ và ứng dụng thông qua mạng 5G.
 Ng-C Interface:
Ng-C Interface là giao diện giữa các trạm cơ sở gNodeB (gNB) trong mạng

5G. Trong User Plane, Ng-C Interface thực hiện việc truyền tải dữ liệu và thông tin
giữa các trạm cơ sở gNodeB trong mạng. Điều này bao gồm việc chuyển tiếp gói
dữ liệu giữa các trạm cơ sở để đảm bảo dữ liệu được gửi đến đích.
2.5. 5G NR layer 3
 Giao thức:
 Radio Resource Control - RRC
 Ng Application Protocol–NgAP
 Xn Application Protocol–XnAP
 F1 Application Protocol–F1AP
 Chức năng chính:
 Phát thông tin hệ thống
 Quản lý kết nối RRC (thiết lập, duy trì, phát hành)
 Quản lý Data Radio Bearer – DRB (thiết lập, cấu hình, duy trì, phát hành)
 Chức năng di động & quản lý QoS

12


Hình 2.3 5G NR layer 3

2.6. 5G NR Layer 2
 Service Data Application Protocol – SDAP
 Package Data Convengence Protocol – PDCP
 Đánh số thứ tự
 Mã hóa & tính toàn vẹn
 Nén tiêu đề
 Radio Link Control – RLC (38.322)
 3 chế độ truyền: UM, AM, TM
 Phân đoạn và tái phân đoạn
 Sửa lỗi thông qua ARQ

 Medium Access Control – MAC
 Ánh xạ các kênh vận chuyển logic
 Ghép kênh/giải ghép kênh.
 Lập kế hoạch
 Sửa lỗi thông qua HARQ

13


Hình 2.4 5G NR Layer 2

2.7. 5G NR Layer 1
Thiết kế để đáp ứng các trường hợp sử dụng mạng 5G
 eMBB:
 Thêm băng thơng/sóng mang phụ
 Dynamic TDD
 Massive MIMO/Beamforming
 Thêm ký hiệu OFDM trên mỗi chỗ
 URLLC:
 Khe cắm ngắn hơn
 Ít biểu tượng OFDM hơn trên mỗi khe
 mMTC:
 Khe cắm linh hoạt
 Khoảng cách sóng mang con linh hoạt

14


Hình 2.5 So sánh LTE với 5G-NR


2.8. Các loại kênh 5G NR
 Logical channels: xác định các loại dữ liệu được truyền: dữ liệu người dùng
lưu lượng, bản tin báo hiệu.
 Các kênh điều khiển: BCCH, CCCH, PCCH…
 Kênh lưu lượng người dùng: DTCH
 Transport channels: xác định thông tin sẽ được mang đến lớp vật lý & các
đặc điểm của dữ liệu: bảo vệ lỗi, mã hóa kênh & CRC, kích thước gói dữ
liệu…
 Physical channels: mang thơng tin trên giao diện vơ tuyến

Hình 2.6 Các kênh của 5G NR

2.9. Ánh xạ kênh 5G NR
15


Trong đường xuống 5G NR:
 Logical channels
 PCCH, BCCH,
 CCCH, DCCH
 DTCH
 Transport channels
 PCH
 BCH
 DL-SCH
 Physical channels
 PBCH
 PDCCH
 PDSCH


Hình 2.7 Tổng quan về các kênh 5G NR

 MIB (Master Information Block):
MIB là một phần quan trọng của thông tin quản lý mạng trong mạng di động
5G NR. Nó chứa thơng tin cơ bản về mạng như tần số, cấu hình mạng, định tuyến,
và các thơng tin quan trọng khác mà các thiết bị di động cần biết để kết nối và hoạt
động trong mạng. MIB được truyền tải bằng cách sử dụng một kênh vật lý gọi là
Broadcast Channel (BCH).
 Dữ liệu người dùng (User data):
16


Dữ liệu người dùng (User data) là thông tin thực tế mà các thiết bị di động
truyền tải và nhận. Đây có thể là dữ liệu âm thanh, video, tin nhắn, ảnh và các loại
dữ liệu khác được gửi tới hoặc nhận từ các thiết bị trong mạng. Dữ liệu người dùng
được truyền tải bằng cách sử dụng các kênh vật lý như Downlink Shared Channel
(DL-SCH) cho dữ liệu tải xuống từ trạm cơ sở tới thiết bị di động và Uplink
Shared Channel (UL-SCH) cho dữ liệu tải lên từ thiết bị di động tới trạm cơ sở.
Trong NR channel mapping, MIB được truyền tải thông qua Broadcast
Channel (BCH) để cung cấp thông tin quản lý cơ bản cho các thiết bị di động. Còn
dữ liệu người dùng (User data) được truyền tải qua các kênh vật lý như Downlink
Shared Channel (DL-SCH) và Uplink Shared Channel (UL-SCH), tùy thuộc vào
hướng truyền tải (tải xuống hoặc tải lên).

3. Trạm gốc 5G gNodeB
3.1. 5G gNodeB
5G gNodeB, viết tắt của "5G Next-Generation Node B", là một thành phần
quan trọng trong kiến trúc mạng di động thế hệ 5G. Nó thay thế trạm cơ sở trong
mạng di động thế hệ trước (4G LTE), được gọi là eNodeB, và cung cấp nền tảng
cho việc truyền tải dữ liệu và thông tin giữa mạng 5G và các thiết bị di động (UE User Equipment)


Hình 3.1 5G gNodeB

17


Hình 3.2 Các loại gNodeB

3.2. Kiến trúc 5G gNodeB
 gNodeB:
 Đơn vị trung tâm – CU
 Đơn vị phân phối –DU
 Đơn vị phát thanh – RU
 Split Architecture:
 Triển khai HW linh hoạt
 Thích ứng với các trường hợp sử dụng khác nhau: độ trễ, eMBB …
 Phối hợp hiển thị, tải lên ….
3.3. Các tùy chọn triển khai 5G gNodeB
Gồm 3 tùy chọn:
 One Unit: CU/DU/RU trong một khối.
 Two Unit: CU trong một khối – DU/RU trong một khối.
 Three Unit: CU trong một khối – DU trong một khối – RU trong một khối.
3.4. gNodeB-Central Unit (CU)
CU là viết tắt của "Central Unit," và nó ám chỉ đến một thành phần quan trọng
trong trạm cơ sở 5G gNodeB. CU có vai trị quan trọng trong việc quản lý và điều
khiển mạng để đảm bảo hiệu suất và khả năng kết nối tốt cho các thiết bị di động
(UE - User Equipment)
Giao diện gồm có:
 NG: Cho phép CU quản lý tài nguyên radio, điều khiển kết nối và trao đổi
dữ liệu với các trạm cơ sở (gNodeB) và các thiết bị di động (User

Equipment - UE) trong mạng.
 Xn: Cho phép trao đổi thông tin giữa các Centralized Units (CU) trong các
trạm cơ sở (gNodeB) khác nhau.
 F1: Cho phép các Distributed Units (DU) trong các trạm cơ sở (gNodeB)
khác nhau giao tiếp với nhau.
18


Chức năng chính:
 Layer 3: Chịu trách nhiệm về việc định tuyến và chuyển tiếp dữ liệu giữa
các thiết bị trong mạng, nhằm đảm bảo việc truyền tải dữ liệu một cách hiệu
quả và đáng tin cậy.
 PDCP: quản lý và bảo vệ dữ liệu được truyền tải giữa thiết bị di động (UE User Equipment) và trạm cơ sở (gNodeB trong 5G hoặc eNodeB trong
LTE).
 SDAP: trách nhiệm cho việc quản lý và điều chỉnh dữ liệu dịch vụ khi
truyền tải giữa thiết bị di động (UE - User Equipment) và trạm cơ sở
(gNodeB trong 5G), có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng
dịch vụ (Quality of Service - QoS) và tối ưu hóa hiệu suất của mạng.
3.5. gNodeB-Distributed Unit (DU)
DU là viết tắt của "Distributed Unit,". DU có vai trị quan trọng trong việc xử
lý và quản lý tài nguyên radio (RAN) tại mức cục bộ để đảm bảo hiệu suất và khả
năng kết nối tốt cho các thiết bị di động (UE - User Equipment).
Chức năng chính:
 High PHY layer: Chịu trách nhiệm cho việc truyền tải các tín hiệu và dữ
liệu trên mơi trường truyền (ví dụ: khơng gian, cáp, sóng radio).
 MAC layer: Chịu trách nhiệm cho việc quản lý và kiểm sốt truy cập vào
phương tiện truyền thơng (ví dụ: mơi trường truyền sóng, cáp) để đảm bảo
rằng các thiết bị trong mạng có thể truyền tải dữ liệu một cách hiệu quả và
không xảy ra xung đột.
 RLC layer: Chịu trách nhiệm cho việc quản lý truyền tải dữ liệu giữa thiết

bị di động (UE - User Equipment) và trạm cơ sở (NodeB trong UMTS hoặc
eNodeB trong LTE).
3.6. gNodeB-Radio Unit (RU) + Antenna
Mục đích của RU (Radio Unit) là chuyển đổi tín hiệu vơ tuyến được gửi đến
từ ăng-ten thành tín hiệu kỹ thuật số có thể được truyền qua đường phía trước tới
DU (Distributed Unit)
Giao diện:
 Đến DU: Cho phép truyền tải tín hiệu và thơng tin giữa RU và DU để quản
lý, điều khiển và triển khai dịch vụ mạng.
 Đến Antenna: Có nhiệm vụ xử lý tín hiệu sóng radio và chuẩn bị chúng để
truyền tải qua anten.
3.7. gNodeB – Thông số kỹ thuật
19



×