Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Tham khảo ôn hsg văn 7 90trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.83 KB, 93 trang )

Mời qúy thầy cơ tham gia vào nhóm: Giáo

án miễn phí Ngữ Văn
THCS - THPT Sách mới

BỘ VĂN 7 GỒM:
1. Bộ đề ôn HSG chia theo tác phẩm,chủ đề hơn 120 đề có hướng dẫn chấm.
2. Tài liệu ơn HSG cuốn chiếu theo chuyên đề,văn bản.
3.Một số cách viết mở bài các dạng đề chứng minh,giải thích 1 ý kiến, nhận định…..
4.Lí luận văn học.
5. Bộ đọc hiểu kết hợp Nlxh theo chủ đề, bộ nlxh
* Giáo án chính khóa CV5512, Papoi ,dạy thêm ,phụ đạo.
* Giáo án Ngữ văn 6 bộ kết nối tri thức, chân trời sáng tạo nếu th cô cần.


PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỞ BÀI KẾT BÀI HAY
(ÔN THI HỌC SINH GIỎI)
Có nhiều yếu tố để làm nên một bài văn hay, và người ta thường chú trọng phần nội dung
(thân bài) mà quên đi rằng mở bài và kết bài cũng quan trọng không kém. Mở bài đánh dấu
bước khởi đầu trong quá trình trình bày vấn đề nghị luận, và kết bài cho ta biết việc trình
bày vấn đề đã kết thúc để lại ấn tượng trong lòng người đọc. Để viết được một mở bài và
kết bài hay, lôi cuốn cũng là một kĩ năng rất quan trọng.
I. PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỞ BÀI
1. Tầm quan trọng của một mở bài hay:
Nhà văn M.Gorki đã từng nói: “Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như
trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”. Thật
vậy, nhiều bạn trẻ thường gặp khó khăn trong việc mở đầu bài văn của mình. Một mở đầu
hay sẽ giúp các bạn có thêm cảm hứng cho bài viết của mình, giúp bài viết được trơi chảy
hơn. Mở bài hay còn tạo ấn tượng cho giám khảo. Và người đọc thấy được sự thích thú khi
cảm nhận bài văn ngay từ phần mở đầu thì có thể khẳng định được chất lượng bài văn đạt
giá trị cao. Một bài văn cần nhiều kỹ năng và mở bài là một kỹ năng quan trọng cho thấy


người viết đã xác định đúng hướng và đi sâu vào vấn đề cần thể hiện.
2. Các yếu tố của một mở bài hay:
Để có một mở bài hay cho một bài viết khơng hề dễ dàng, hay ở đây không chỉ là nội dung
thể hiện đủ đúng ý mà mở bài hay còn được thể hiện qua việc sử dụng ngôn từ viết hay,
ngơn ngữ của mỗi người là khác nhau vì cách cảm nhận văn học trong mỗi người là khác
nhau nên trau dồi về kiến thức văn học cũng quan trọng. Có hai nguyên tắc để viết mở bài
hay: thứ nhất là nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài hay còn gọi là làm “trúng đề”; thứ hai là
chỉ được phép nêu những ý khái quát về vấn đề hay là tóm tắt nội dung thể hiện trong bài
viết một cách súc tích nhưng vẫn thể hiện ý rõ diễn đạt.


Một mở bài hay cần có các yếu tố:
- Ngắn gọn: ở đây được hiểu mở bài hay ngắn gọn là ngắn về số lượng câu và nội dung thể
hiện, số lượng câu chỉ cần khoảng 4 - 6 câu, nội dung chỉ cần sự tóm tắt ngắn gọn. Phần mở
bài q dài dịng khơng những khiến bạn mất thời gian mà còn khiến bạn bị cạn kiệt ý tưởng
cho phần thân bài, đôi khi mở bài dài quá khiến sai lệch ý trong cách thể hiện. Hãy viết mở
bài là sự tóm tắt, khơi nguồn nội dung ít để người đọc cảm nhận được sự tò mò và đi chinh
phục nội dung tiếp theo ở phần thân bài
- Đầy đủ: Một mở bài hay đầy đủ là phải nêu được vấn đề nghị luận, câu nói dẫn dắt, ngắn
nhưng đầy đủ ý mới quan trọng, vấn đề chính cũng như nội dung quan trọng bắt buộc phải
nhắc đến phần mở bài.
- Độc đáo: Độc đáo trong một mở bài hay là gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đề
cần viết bằng những liên tưởng khác lạ, tưởng tượng phong phú trong các bài văn miêu tả,
kể tạo sự thu hút bất ngờ cho người đọc. Sự độc đáo trong mở bài khiến bài viết của các bạn
trở nên nổi bật và nhận được sự chú ý và theo dõi của mọi người về chất lượng bài văn.
- Tự nhiên: Dùng ngôn từ giản dị, mộc mạc trong cách viết bài, đặc biệt thể hiện ở phần mở
bài là cần thiết để có một mở bài hay.
Phần mở bài có ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm lý người chấm nên sự đầu tư kỹ càng về kiến
thức và kỹ năng cho phần mở bài để tránh lạc đề, sơ sài hay dài dòng, tuân thủ những
nguyên tắc hay những yếu tố cơ bản là cần thiết trong việc tạo một mở bài hay và ý nghĩa.

3. Cách viết mở bài hay
Thơng thường có hai cách mở bài:
a) Trực tiếp (cách này thường dành cho các bạn học sinh trung bình): Là cách đi thẳng
vào vấn đề cần nghị luận. Nghĩa là sau khi đã tìm hiểu đề và tìm được vấn đề trọng tâm của
bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề đó ra bằng một luận điểm rõ ràng. Tuy nhiên khi mở bài
trực tiếp, ta cũng phải trình bày cho đủ ý, khơng nói thiếu nhưng cũng khơng nên nói hết nội
dung, phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài đúng mực trong nhà trường. Đặt
vấn đề theo cách trực tiếp dễ làm, nhanh gọn, tự nhiên, dễ tiếp nhận, tuy nhiên thường khô
khan, cứng nhắc, thiếu hấp dẫn cho bài viết.
Nếu đề bài yêu cầu nghị luận về tác phẩm thì mở bài phải giới thiệu được tên tác giả, phong
cách thơ tác giả, tên tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, trích dẫn khổ thơ, hoặc giới thiệu vấn đề
nghị luận.


b) Gián tiếp (dành cho các bạn khá – giỏi): Với cách này người viết phải dẫn dắt vào đề
bằng cách nêu lên những ý có liên quan đến luận đề (vấn đề cần nghị luận) để gây sự chú ý
cho người đọc sau đó mới bắt sang luận đề. Người viết xuất phát từ một ý kiến, một câu
chuyện, một đoạn thơ, đoạn văn, một phát ngôn của nhân vật nổi tiếng nào đó,...
dẫn dắt người đọc đến vấn đề sẽ bàn luận trong bài viết. Mở bài theo cách này tạo được sự uyển chuyển,
linh hoạt cho bài viết, hấp dẫn người đọc.

Các cách mở bài gián tiếp:
So sánh: So sánh là cách đối chiếu hai hoặc nhiều đối tượng với nhau ở phương diện
giống nhau, khác nhau hoặc cả hai. Cách mở bài so sánh gây thích thú cho người đọc vì
nó chứng tỏ người viết có kiến thức văn học phong phú. Có nhiều cách làm phần mở bài
theo dạng so sánh. Tác phẩm thì có tác giả, đề tài, chủ đề, nội dung, cảm hứng, thể loại,
giai đoạn, giá trị, nhân vật… nên người viết có thể đối chiếu điểm giống nhau, khác nhau
hoặc vừa giống vừa khác của một trong các vấn đề đó.
Đi từ đề tài: Bất kì tác phẩm văn học nào cũng thuộc một đề tài nào đó. Hiểu điều này,
cùng với kiến thức lí luận văn học “Đề tài là phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác

phẩm”, người viết nghị luận văn học sẽ dễ dàng giới thiệu vấn đề một cách rành mạch.
Các nhà văn viết về mùa thu thì đề tài là mùa thu; viết về tình bạn, tình u, tình cảm gia
đình thì đó cũng là đề tài.
Đi từ giai đoạn: Mỗi thời kì lịch sử, giai đoạn lịch sử lại có những bối cảnh xã hội khác
nhau ảnh hưởng ít nhiều trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật
của tác phẩm. Đi từ giai đoạn, thời kì văn học sẽ gắn hiện thực đời sống với nhà văn - tác
phẩm - bạn đọc. Cách mở bài này dành cho những học sinh kiểu “triết học gia” ham tìm
tịi, ưa lí luận nhờ đó dễ tạo điểm nhấn cho bài văn.
Đi từ thể loại: Khơng có tác phẩm nào khơng thuộc một thể loại chính nào đó. Mỗi thể
loại văn học lại có những đặc trưng riêng. Người viết dựa vào đặc trưng thể loại để giải
mã nghệ thuật trong tác phẩm.
Trích dẫn một câu nói, một câu thơ hoặc từ một triết lí cuộc sống


II. PHƯƠNG PHÁP VIẾT KẾT BÀI
1. Tầm quan trọng của kết bài:
Kết bài trong văn nghị luận là một phần khá quan trọng bởi đây là phần sẽ tạo dư âm
cho bài viết. Nếu kết bài có sức nặng sẽ tạo nên những cảm xúc rất tốt cho người
đọc. Kết bài là phần kết thúc bài viết, vì vậy, nó tổng kết, thâu tóm lại vấn đề đã được đặt ra
ở mở bài và phát triển ở thân bài, đồng thời mở ra hướng suy nghĩ mới, tình cảm mới cho
người đọc. Phần kết bài có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá vấn đề đặt ra ở mở bài và đã giải
quyết ở thân bài. Phần này góp phần tạo tính hồn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn.
2. Các u cầu viết kết bài hay:
Giống như phần mở bài, phần này chỉ nêu lên những ý khái qt, khơng trình bày lan man,
dài dòng hoặc lặp lại sự giảng giải, minh họa, nhận xét một cách chi tiết như ở phần thân
bài. Một kết bài thành công không chỉ là nhiệm vụ "gói lại" mà cịn phải "mở ra" - khơi lại
suy nghĩ, tình cảm của người đọc. Thâu tóm lại nội dung bài viết khơng có nghĩa là nhắc lại,
lặp lại mà phải dùng một hình thức khác để khái quát ngắn gọn; khơi gợi suy nghĩ hay tạo
dư ba trong lòng người đọc; là câu văn khi đã khép lại vẫn khiến cho người đọc day dứt,
trăn trở, hướng về nó.

3. Cách viết mở bài hay:
- Kết bài bằng cách bình luận mở rộng và nâng cao: Là kiểu kết bài trên cơ sở quan điểm
chính của bài viết, bằng liên tưởng, vận dụng, người viết phát triển, mở rộng nâng cao vấn
đề.

CÁC CÁCH MỞ BÀI HIỆU QUẢ GV CẦN NẮM KHI ÔN HSG KHỐI
789, ÔN CHUYÊN.
1. Mở bài cho dạng đề phân tích nhân vật.
2. Mở bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
3. Mở bài dạng so sánh tác phẩm.
4. CÁCH MỞ BÀI CHO DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
a.Đề tafikhasng chiến
b.Mở bài về hình ảnh người nông dân, bất hạnh
4.1. Mở bài bằng nhận định tác giả và quan niệm sáng tác
4.2. Mở bài bằng chủ đề hay hình tượng trung tâm
4.3.Bình luận mối quan hệ giữa văn học nghệ thuật và hiện thực cuộc sống. Chứng minh bằng
một số tác phẩm.
4.4.ở bài nghị luận xuất phát từ lý luận văn học


4.5. Mở bài về thơ ca
4.6. Mở bài văn xuôi
5. Mở bài giới thiệu sự trường tồn của tác phầm trong lòng người đọc.
5.1. Đi từ tác phẩm/tác giả
5.2.Đi từ tác phẩm/tác giả
5.3.Đi từ một nhận định
5.4.Sử dụng châm ngôn, ca dao, tục ngữ để bắt đầu
5.5.Đi từ hoàn cảnh sáng tác
5.6. Đi từ chủ đề
5.7 .So sánh

5.8. Phản đề
6. Mở bài theo lối đồng điệu cùng chủ đề.
7.Mở bài thông thường
8. Mở bài cho một chi tiết truyện

DÀN Ý BÀI GIẢI THÍCH,CHỨNG MINH MỘT Ý KIẾN,NHẬN ĐỊNH VỀ MỘT
TÁC PHẨM VĂN HỌC.
1. Đặt vấn đề.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Trích dẫn ý kiến.
2.Giải quyết vấn đề:
2.1. Giải thích ý kiến, nhận định, khái quát ý kiến
2.2. Phân tích, chứng minh ý kiến, nhận định..
* Luận điểm 1.
* Luận điểm 2.
* Luận điểm 3.
...................
* Đánh giá, tổng hợp.
3. Kết thúc vấn đề.
Ví dụ:
Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng:
“Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là một nội
dung đặc sắc của ca dao”.
Qua các bài ca dao đã học và những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ ý kiến
trên.


GỢI Ý:
1. Mở bài :- Dẫn dắt vấn đề
- Trích dẫn ý kiến.

2. Thân bài :
* Giải thích:
Nước ta có một nền văn hóa nước lâu đời. Cuộc sống của nhân dân luôn gắn liền với làng
quê, cây đa, bến nước, con đò và đồng quê thẳng cánh cò bay. Từ khi cất tiếng khóc chào
đời người nơng dân xưa đã gắn bó với làng quê và với họ ca dao là những câu hát dân gian
phản ánh tâm tư, tình cảm trong đời sống , trong lao động, là “ bài ca sinh ra từ trái tim.”
Qua ca dao, họ gửi trọn tình yêu cho những người thân ruột thịt của mình, cho ruộng đồng,
lũy tre, cho quê hương, đất nước.
Luận điểm 1: Trước hết ca dao là hát yêu thương về tình cảm gia đình.
* Tình cảm của con cháu đối với ơng bà tổ tiên.
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Hành động ngó lên bày tỏ sự tơn kính, ngưỡng vọng khi nhớ về ông bà, tổ tiên. Tác giả dân
gian đã sử dụng thủ pháp so sánh rất quen thuộc trong ca dao:so sánh “nuộc lạt” một sự vật
bình thường, gần gũi, gắn với nếp nhà xưa, với ngôi nhà kỉ niệm của bao đời, với hình ảnh của
ơng bà, làm cho nỗi nhíơ ơng bà da diết, trĩu nặng, khơng một phút nào ngi, đồng thời cho
thấy lịng biết ơn sâu nặng đối với ông bà tổ tiên. Bài ca dao thay cho lời tưởng niệm tổ tiên của
những người con, người cháu hiếu thảo đối với ông bà, nguồn cội của mình...
* Tình mẫu tử sâu nặng, tình cha con thắm thiết
“ Cơng cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngồi biển Đơng.
Núi cao biển rộng mênh mơng,
Cù lao chín chữ ghi lịng con ơi.”
Bài ca dao là lời ru của mẹ, ru cho đứa con thơ bé ngủ ngon lành, đồng thời nhắc nhở công
lao của cha mẹ và bổn phận làm con. Cái hay trong cách nói: người mẹ so sánh với cơng lao
sinh thành, nuôi dạy của cha mẹ với con cao như núi ngất trời, rộng như nước biển Đông. Công
cha, nghĩa mẹ vốn là những khái niệm trừu tượng được so sánh với những sự vật cụ thể: núi
cao, biển rộng. Những sự vật này biểu tượng cho sự to lớn, cao rộng, vĩnh hằng của thiên nhiên.
Chỉ có những hình ảnh to lớn, cao rộng, khơng cùng, vĩnh hằng ấy mới diễn được công ơn sinh



thành nuối nấng của cha mẹ. Núi cao biển rộng không thể đo được cũng như công lao cha mẹ
đối với con cái khơng thể nào tính được, đo đếm được. Cách dùng thành ngữ “ cù lao chín chữ
” kín đáo nói về bao hi sinh gian nan, vất vả, để nuôi con khôn lớn của cha mẹ càng nhấn mạnh
hơn công lao sinh thành ấy. Bốn tiếng cuối cùng của câu thơ như một lời gọi tha thiết nhắc nhở
thái độ, hành động của con cái, nhắc nhở bộn phận làm con. Bài ca dao ngắn gọn nhưng đã tạo
nhiều liên tưởng suy nghĩ trong lòng người đọc, đó là đạo lý tốt đẹp của nhân dân, dân tộc Việt
Nam.
-Liên hệ, mở rộng qua ngạn ngữ,lời bài hát...
* Tình cảm con cái với cha mẹ.
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trơng về q mẹ ruột đau chín chiều.”
Âm điệu câu ca dao cất lên nghe buồn da diết. - Cách mượn không gian, thời gian: Mượn
thời gian ban chiều để biểu đạt nỗi thương là một cách nói thật hay. Chiều hơm là thời điểm sự
đồn tụ. Chim về rừng, thuyền về bến, con trở về với mái ấm gia đình. Đó là thời khắc gợi bao
buồn, nhớ thương trong lịng người. Nhưng khơng phải là một chiều mà là “ chiều chiều”. Bằng
cách điệp từ “ chiều chiều” tác giả dân gian đã gợi lên trước mắt ta một thời gian tiếp nối, triền
miên, lê thê. Không phải là một chiều mà là nhiều chiều, chiều nào cũng vậy. Càng làm cho nỗi
nhớ tăng lên chất chứa trong lịng cơ gái. Ngõ sau là một khơng gian vắng vẻ, quạnh hiu, kín
đáo ở làng quê Việt xưa, là nơi ít người qua lại, rất hợp với tâm trạng cô đơn, buồn bã, không
biết chia sẻ cùng ai của người con gái đi lấy chỗng xa. Chính trong thời gian, không gian ấy,
người con gái trông về quê mẹ nghìn trùng xa vồi vợi với tâm trạng đau đớn, tái tê như đứt từng
khúc ruột. Đây là nỗi niềm chung của những người con gái đi lấy chồng trong xã hội phong
kiến.
* Tình cảm anh em gắn bó, chia sẻ ngọt bùi, cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau
“Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Anh em như thể tay chân,
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy,”



Hai câu đầu là một định nghĩa sâu sắc về tình anh em. Điệp từ “cùng” kết hợp với các từ ngữ
“chung bác mẹ”, “một nhà” làm nổi bật sự gắn bó anh em. Anh em là cùng một gia đình, cùng
một người sinh ra, cùng hưởng sung sướng, cùng chung hoạn nạn. Lời thơ nôm na, giản dị ấy
đã khẳng định: Tình cảm anh em là tình cảm ruột thiạt, thiêng liêng, gắn bó. Bài ca dao cịn hay
bởi cách so sánh: “Anh em như thể tay chân”. Từ mối quan hệ tay chân, người xưa giúp ta thấy
được mối quan hệ máu thịt, không thể tách rời của anh em. Đồng thời, nhắc nhở anh em phải
hoà thuận, thương yêu nhau, hạnh phúc cùng hưởng, đắng cay cùng chịu.
*Tình cảm vợ chồng cho dù đói nghèo vẫn thuỷ chung
Râu tôm nấu với ruột bù
Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon
Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất, là cội nguồn để hình thành
nên những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp khác. Qua những bài ca dao trên, ta phàn nào thấy
được truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, thấy được nhân dân ta ân tình, ân nghĩa đến
nhường nào.
Luận điểm 2: Ca dao khơng chỉ có tiếng hát u thương tình nghĩa của người lao động
trong quan hệ gia đình mà còn là tiếng hát ngợi ca quê hương, đất nước tươi đẹp.
Từ cực Bắc đến đất Mũi Cà Mau - mảnh đât tận cùng của tổ quốc, đi tới đâu ta cũng bắt gặp
những danh lam thắng cảnh của đất nước. Những cảnh đẹp ấy do thiên nhiên ban tặng và do
con người tạo dựng nên. Những danh lam thắng cảnh ấy đã soi bóng vào ca dao làm nên những
vần thơ tuyệt đẹp.
* Vẻ đẹp cánh đồng quê no ấm, trù phú
“Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mơng bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai”
Bài ca dao là lời cơ thơn nữ nói với mọi người về vẻ đẹp của cánh đồng quê trong buổi nắng
mai, diễn tả niềm vui, tâm trạng vui tươi, yêu đời, tự hào, sung sướng, tràn đấy sức sống của
mình khi đứng trước cánh đồng quê ấy. Hai câu đầu sử dụng thể thơ lục bát biến thể, cấu trúc
câu dài kết hợp với điệp từ “bát ngát, mênh mông” và đảo ngữ nhằm đưa lại cho ta cảm nhận sự



rộng lớn khôn cùng, bao la, bát ngát, xanh ngắt một màu, trù phú của những cánh đồng quê.
Những cánh đồng ở đây chỉ rộng lớn mà còn xa, dài, tít tắp đến tận chân trời. Những cánh đồng
ấy rất đẹp, rất nên thơ và đầy sức sống. Câu thơ khơng tả màu xanh, những ta vẫn hình dung
một màu xanh tươi của lúa, ngô, khoai, sắn … trải dài tít tắp dưới sự chăm sóc, vun xới của con
người. Nổi bật trên bức tranh đồng quê ấy là hình ảnh cô thôn nữ. Cách dùng từ “thân em” ở
đây thật độc đáo, không gợi sự tủi hờn, đắng cay, xót xa trăm bề của người phụ nữ như trong
các bài ca dao khác mà “thân em” lại được cất lên như tiếng reo vui, tự hào, kiêu hãnh. “Thân
em” được so sánh với cây lúa đang độ làm đòng tươi non, mơn mởn, căng đầy sức sống, căng
tràn nhựa sống, đang độ sung sức nhất, hứa hẹn một mùa bội thu. Cách so sánh này làm nổi bật
hình ảnh cô thôn nữ duyên dáng, xinh tươi, khoe khoắn, sức sống tươi trẻ dào dạt tn trào.
Hình ảnh cơ thơn nữ đã tạ nên cái hồn cho bức tranh, làm cho bức tranh trở nên sống động, hài
hịa. Hình ảnh này còn muốn khắc đậm vẻ đẹp người phụ nữ làm chủ ruộng đồng, làm chủ cuộc
đời. Rõ ràng, bức tranh đã điểm tơ cho vẻ đẹp thanh bình của quê hương, đất nước.
-

Đường vô xứ nghệ quoanh quoanh
Non xanh nước biếc....

* Vẻ đẹp những địa danh
“- ở đâu năm cửa nàng ơi
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dịng?

ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.




Bài ca dao là lời của chàng trai, cô gái hát về miền quê bắc bộ. Chàng trai hỏi về những địa

danh Bắc Bộ nổi tiếng về địa lí, lịch sử, văn hố. Với những địa danh ấy, chàng chọn những nét
tiêu biểu nhất. Điều đó cho thấy, chàng rất hiểu về địa lí, lịch sử, văn hố miền q ấy. Phải có
tình u tha thiết với q hương thì mới có thể nói về nó một cách đầy tinh tế như vậy. Lời đối
đáp của cô gái cũng đầy thông minh, sắc sảo, chất chứa niềm tự hào về những địa danh được
nhắc đến. Vẻ đẹp của miền quê Bắc Bộ là vẻ đẹp về thành quách, đền đài, núi sông: sông Lục
Đầu gắn với chiến thắng của Trần Hưng Đạo, Hà Nội nổi tiếng với Năm Cửa Ô … Bài ca dao


cho thấy non sông, đất nước tươi đẹp gắn liền với bao kì tích, với những trang huyền thoại
tuyệt đẹp, gợi bao niềm yêu mến, gắnbó và kiêu hãnh, tự hà
Ca bài ca dao trên đều ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước với những đặc điểm lịch sử,
văn hoá nổi bật của những vùng đất miền quê. Qua đó, bày tỏ niềm tự hào, yêu mến, gắn bó đối
với những vùng đất, miền quê tươi đẹp ấy. Đó là nghĩa nặng tình sâu của người lao động đối
với quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm thiêng liêng trong trái tim
mỗi người, là nguồn cảm hứng vô tận, là đề tài không bao giờ cũ.
* Đánh giá: Tình cảm gia đình đằm thắm và tình yêu quê hương đất nước được nhân dân ta thể
hiện trong ca dao rất phong phú và đa dạng. Nó được thể hiện ở nhiều phương diên, nhiều cung
bậc tình cảm khác nhau. Đọc ca dao ta không chỉ hiểu, yêu mến, tự hào về phong tục, tập quán
tốt đẹp của dân tộc mình, về cảnh đẹp làng q, non sơng đất nước mình mà cịn cảm phục, trân
trọng tình nghĩa sâu nặng, cao đẹp của người dân lao động.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại nhận định trên là đúng đắn, sâu sắc
- Mở rộng liên hệ, khẳng định sức sống của những bài ca dao nói về tình cảm gia đình, tình yêu
quê hương, đất nước.

MỤC LỤC BỘ ĐỀ
MỤC LỤC ĐỀ ÔN HSG VĂN 7
Số
đề


NỘI DUNG

TRANG

CHUYÊN ĐỀ: CA DAO-DÂN CA ( 22 ĐỀ- 98 TRANG)
1

Có ý kiến cho rằng: “ Ca dao không chỉ cất lên tiếng nói yêu thương, đồng cảm, trân trọng con
người mà ca dao cịn cất lên tiếng nói đấu tranhxã hội để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn”
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng một số bài ca dao mà em đãđược học , được đọc?

2

Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng:
“Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là một nội dung
đặc sắc của ca dao”.
Qua các bài ca dao đã học và những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?

3

Ca dao thiên về tình cảm và biểu hiện lịng người. Ca dao là tiếng tơ đàn mn điệu của tâm hồn
quần chúng.
Dựa vào những hiểu biết của mình về ca dao em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
“Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt
đẹp của nhân dân ta”.
Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý
kiến trên.
Có ý kiến cho rằng: Ca dao than thân không chỉ diễn tả cuộc đời trăm đắng ngàn cay của người
lao động mà còn bộc lộ vẻ đẹp của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương bao la của họ. Bằng những
bài ca dao than thân đã học và đọc thêm hãy làm sáng tỏ nhận định trên.


4

5

1


6

Có ý kiến cho rằng : Ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình đằm thắm của con người Việt
Nam. Qua những bài ca dao đã học em hãy chứng minh.

7

Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng:
“Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là một nội dung đặc
sắc của ca dao”.
Qua các bài ca dao đã học và những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Hình ảnh người dân lao động qua chùm Ca dao than thân và trong truyện ngắn Sống chết mặc bay
của Phạm Duy Tốn.
Tình yêu quê hương, đất nước của con người Việt Nam thể hiện qua ca dao và các tác phẩm văn
học trung đại trong chương trình Ngữ văn 7.

8
9

10

Nhận xét về ca dao có ý kiến cho rằng: “Ca dao là tiếng nói từ trái tim, nó thể hiện những tình cảm

tốt đẹp của nhân dân ta”
Bằng hiểu biết về những bài ca dao đã học trong chương trình, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

21
22

T98

SỐNG CHẾT MẶC BAY ( 6 ĐỀ)
1
5
6

T99
126

BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ (6 ĐÊ)
1
6

T127
T156

QUA ĐỀO NGANG (9 ĐỀ)
1
8

157
202


9

T203

ĐỀ TỔNG HỢP (15 ĐỀ)
1
2
14

204

15

T269

THƠ BÁC (17 ĐỀ)
1

270

2
15
16
17

T342

TIẾNG GÀ TRƯA (3 ĐỀ )
1
2

3

BÁNH TRÔI NƯƠC(3 ĐỀ)
1

347

2
3
361

VĂN BIỂU CẢM, NGHỊ LUẬN (40 ĐỀ)
1
40

362
T547


PHẦN 1: BỘ ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ 1
ĐỀ BÀI
Câu 1 (4 điểm)
Trong một bài hát về trẻ em, nhạc sĩ Lê Mây có viết:
“Trẻ em hơm nay
Thế giới ngày mai
Đó là vần thơ
Cũng là câu hát
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai
Xin được nhắc ngàn lần hơn thế

Trái đất chưa im tiếng bom rơi
Xin điệp khúc triệu lần hơn thế
Bao trẻ em cịn đói rách trên đời
Bạn có nghe trẻ em khóc trẻ em cười
Bạn có nghe trẻ em khóc trẻ em cười
Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai.”
(Lời bài hát: Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai, nhạc: Lê Mây, thơ: Phùng Ngọc
Hùng)
Hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của em về thông điệp được gợi ra từ bài hát
trên.
Câu 2 (6 điểm)


Có ý kiến cho rằng: “ Ca dao khơng chỉ cất lên tiếng nói yêu thương, đồng cảm, trân trọng con
người mà ca dao cịn cất lên tiếng nói đấu tranh xã hội để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn”
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng một số bài ca dao mà em đã được học , được đọc?
---------------------Hết------------------HƯỚNG DẪN CHẤM
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho
điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lí,
khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của
đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
- Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và khơng làm trịn.
B. U CẦU CỤ THỂ
Câu 1(4,0 điểm)
1. Về kĩ năng
Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết
phục, văn viết mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Về kiến thức

H c sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:y theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:u cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:ng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:n đảm bảo các ý cơ bản sau:m bảm bảo các ý cơ bản sau:o các ý cơ bản sau: bảm bảo các ý cơ bản sau:n sau:

Nội dung
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề
- Nêu được vấn đề nghị luận: Thông điệp Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.
b. Thân bài:
* Giải thích vấn đề:

Điểm


- Trẻ em: chỉ các bạn nhỏ chưa đến mười sáu tuổi, chưa đến tuổi trưởng thành, độ tuổi đi
học mầm non, tiểu học trung học cơ sở, còn ngây thơ, non nớt và cịn phụ thuộc…
- Nội dung thơng điệp: Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai hàm ý đặt niềm tin ở trẻ em;
khẳng định vai trò của trẻ em là thế hệ kế tục sự nghiệp của người đi trước, là những chủ
nhân tương lai, có sứ mệnh quyết định đến tương lai của dân tộc hay của nhân loại.
=> Do vậy cần lắng nghe, thấu hiểu, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em để tất cả trẻ
em đều có một tuổi thơ tươi vui, hạnh phúc, một tương lai tốt đẹp ….
* Khẳng định vấn đề: Đó là một thơng điệp hồn tồn đúng đắn và ý nghĩa.
* Lý giải vấn đề:
Sở dĩ cần nhận thức đúng đắn vai trò của trẻ em đối với tương lai, quan tâm, chăm
sóc trẻ em từ hơm nay là vì:
- Trẻ em là lứa tuổi cịn nhỏ, đang trong giai đoạn phát triển về mọi mặt, còn phụ thuộc
vào người lớn cả về vật chất, tinh thần. Việc trẻ em lớn lên như thế nào? Hoàn thiện bản
thân mình ra sao?... phần lớn là do sự giáo dục của gia đình, của nhà trường, của xã hội,
của những người đi trước.
- Có chăm sóc và giáo dục tốt trẻ em từ hơm nay thì ngày mai mới có những con người
trưởng thành để gánh vác nhiệm vụ của thế hệ trước, xây dựng đất nước, quê hương.
- Vì trẻ em là một phần của gia đình, của xã hội nên trẻ em được sống đầy đủ, vui tươi,

hạnh phúc là nguồn vui, nguồn hạnh của gia đình, là thước đo sự tiến bộ của xã hội, là
cách đánh giá tầm nhìn, và trách nhiệm của thế hệ đi trước.
- Ngược lại, ngay từ hôm nay nếu trẻ em khơng được gia đình và xã hội quan tâm, u
thương và giáo dục tốt thì ngày mai sẽ khó tiếp bước thế hệ đi trước. Điều này ảnh hưởng
trực tiếp đến hạnh phúc của mỗi gia đình, đến tương lai và sự phát triển bền vững của
mỗi quốc gia, dân tộc.
* Lấy dẫn chứng về việc xã hội nhìn nhận vai trị và quan tâm chăm sóc trẻ em: Những
lời dạy của Bác Hồ, sự quan tâm, yêu thương các cháu thiếu niên nhi đồng của Bác. Các
chương trình chăm sóc trẻ em của Nhà nước, của các tổ chức xã hội. Xã hội ghi nhận vai
trò của trẻ em và quan tâm đến trẻ em thông qua ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6...
* Bàn bạc mở rộng:


- Trên thực tế vẫn cịn nhiều trẻ em có hồn cảnh khó khăn, khơng được đến trường, sống
trong sự ngược đãi, bị lợi dụng ... Thế giới còn chiến tranh, xung đột, thiên tai, dịch
bệnh... ảnh hưởng đến sự an toàn và phát triển toàn diện của trẻ...
- Vẫn tồn tại những sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc trẻ em không đúng cách: quá
nuông chiều hoặc quá khắt khe, còn áp đặt…
*Bài học nhận thức và hành động:
+ Mỗi gia đình và tồn xã hội cần nâng cao nhận thức cũng như trách nhiệm mình về vai
trị, tầm quan trọng của cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
+ Mỗi trẻ em cần nhận thức được vai trị của mình đối với tương lai của đất nước, quê
hương, đối với sự mong đợi của gia đình cần khơng ngừng tu dưỡng, rèn luyện để hồn
thiện bản thân.
c. Kết bài:
- Nhấn mạnh tầm quan trọng và giá trị tác động cua thông điệp tới mọi người.
Câu 2 (6,0 điể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:m)

Nội dung
* Mở bài:

- Giới thiệu chung về giá trị của ca dao
- Dẫn nhận định “ Ca dao không chỉ... một cuộc sống tốt đẹp hơn”
- Giới hạn phạm vi dẫn chứng: một số bài ca dao mà em đã được học , được
đọc?
*Thân bài:
+ Giải thích nhận định:
- Ca dao khơng chỉ cất lên tiếng nói yêu thương, đồng cảm, trân trọng con người: thể
hiện lòng nhân ái, thương người như thể thương thân; xót thương cho những kiếp người
khổ đau, bất hạnh; ca ngợi những giá trị chân chính, phẩm chất tốt đẹp của người nơng
dân.
- Ca dao cịn cất lên tiếng nói đấu tranh xã hội để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn:
đấu tranh phê phán các thói xấu: lười biếng, khốc lác, mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu;
đấu tranh giai cấp...


+ Chứng minh nhận định:
- Tiếng nói yêu thương, đồng cảm, trân trọng con người trong ca dao:
Yêu thương con người:
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng”
- Ca ngợi trân trọng giá trị của con người:
Từ vẻ đẹp hình thức bên ngồi:
“ Cổ tay em trắng như ngà
Đơi mắt em sắc như là dao cau
Miệng cười chúm chím hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen”
Đến nhân cách phẩm giá bên trong:
“ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Xấu người đẹp nết cịn hơn đẹp người”
- Đồng cảm, xót xa trước nỗi vất vả, khổ đau bất hạnh của người dân lao
động:
“ Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
->Mỗi miếng bát cơm dẻo thơm được đổi bằng bao giọt mồ hôi và nước mắt. Với cách
nói so sánh “Mồ hơi thánh thót như mưa ruộng cày” và đối lập “Dẻo thơm một hạt
đắng cay muôn phần”, tác giả dân gian đã nhấn mạnh nỗi vất vả cực nhọc của người
nông dân đồng thời nhắc nhơ mọi người phải biết trân trọng thành quả lao động của
họ.
Trong xã hội ấy, còn bao kiếp người bất hạnh, bao số phận éo le ngang trái, có làm mà
chẳng có ăn, tha phương cầu thực, kêu than thảm thiết mà không ai thấu hiểu. Bằng


cách nói ẩn dụ qua hình ảnh của những con vật nhỏ bé tội nghiệp (tằm, kiến, hạc,
cuốc...), ca dao đã thể hiện rất xúc động nội dung trên:
“ Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy mà nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe”
Nhất là người phụ nữ sống trong xã hội trọng nam khinh nữ, họ khơng có quyền bình
đẳng, họ bị coi rẻ, bị tước đoạt quyền sống, quyền hạnh phúc:
“ Thân em như giếng giữa đàng
Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân”

“ Thân em như chổi đầu hè
Để ai hôm sớm đi về chùi chân”
- Tiếng nói đấu tranh trong ca dao:
+Phê phán các thói hư tật xấu trong xã hội:
Phê phán thói lười biếng:
“Ăn no rồi lại nằm khoèo
Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem”
+Phê phán thói khoe khoang, khốc lác:
“ Cậu Cai nón dấu lơng gà
Ngón tay đeo nhẫn gọi là Cậu Cai
Ba năm được một chuyến sai
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi th”
Phê phán thói mê tín dị đoan:
“ Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ
Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi”


+Phê phán những hủ tục lạc hậu:
“Con vua thì lại làm vua
Con sãi ơ chùa thì quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa”
* Kết bài:
- Khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định
- Ca dao thực sự là những viên ngọc q, như dịng sữa mẹ ngọt ngào
ni dưỡng tâm hồn con người Việt Nam.

ĐỀ 3
ĐỀ BÀI
Câu 1. (2,0 điểm)Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ trong đoạn văn

sau:
“Mưa xn. Khơng phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm,
mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang… Hoa xoan rắc
nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu
trắng”.
(Vũ Tú Nam)
Câu 2. (8,0 điểm)
- Đem chia đồ chơi ra đi ! – Mẹ tôi ra lệnh.
Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tơi. Dìu em vào
trong nhà, tôi bảo:
- Không phải chia nữa. Anh cho em tất.
Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:
- Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh.
(Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài, Ngữ văn 7, Tập I)
Đoạn trích cho em cảm nhận được điều gì? Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy
nghĩ của em về tình cảm gia đình.
Câu 3. (10 điểm)Ca dao thiên về tình cảm và biểu hiện lịng người. Ca dao là tiếng tơ đàn
muôn điệu của tâm hồn quần chúng.
Dựa vào những hiểu biết của mình về ca dao em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
.............................................Hết.............................................
ĐÁP ÁN
Phần I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí
sinh. Tránh cách chấm đếm ý cho điểm.


- Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần chủ động, linh hoạt với tinh thần trân
trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện
sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện.
- Nếu có việc chi tiết hóa điểm các ý cần phải đảm bảo không sai lệnh với tổng điểm và

được thống nhất trong toàn hội đồng chấm thi.
- Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không
làm tròn.
Phần II. Đáp án và thang điểm
Câu
Nội dung
Điểm
Câu
2,0
1.
(2,0
- Xác định được các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn:
1,0
điểm)
+ Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung,
lấm tấm.
+ Biện pháp tu từ: Nhân hóa (mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt
đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung). So sánh (mặt 1,0
đất như muốn thở dài).
- Phân tích:
+ Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt
mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất
trời một sự nồng ấm.
+ Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi.
Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.
+ Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung.
 Các từ láy diễn tả về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp
tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa
xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho
thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh

tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam.
Câu
8,0
2.
a. Cảm nhận về đoạn trích
1,0
(8,0
- Nỗi đau buồn của hai anh em phải xa nhau khi gia đình đổ vỡ.
điểm) - Sự yêu thương, nhường nhịn, lo lắng, tình cảm thắm thiết, gắn bó của
Thành và Thủy.
b. Học sinh viết đoạn văn nghị luận về tình cảm gia đình
7,0
- Yêu cầu về mặt kỹ năng: Hình thức là một bài văn ngắn, diễn đạt rõ
ràng, linh hoạt, không mắc các lỗi câu, chính tả; có sự thống nhất chủ đề
trong tồn đoạn.
- Yêu về mặt kiến thức: Trên cơ sở nội dung đoạn trích trongvăn bản
"Cuộc chia tay của những con búp bê" học sinh cần làm rõ một số ý cơ
bản:
+ Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý, được thể hiện một



×