Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

De thi lop chuyên viên chính 03

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.91 KB, 8 trang )

LỚP CHUYÊN VIÊN CHÍNH K13-CVC03.ĐT

(Đề thi lần 1: Thời gian 180’ . Chép đề rồi mới làm bài)
Câu 1. Anh (chị) hãy trình bày khái niệm ngun tắc hành chính nhà nước?
Phân tích nguyên tắc pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của nền hành chính
nhà nước Việt Nam? Liên hệ thực tiễn việc thực hiện nguyên tắc đó trong tổ chức và
hoạt động của cơ quan đơn vị anh chị đang công tác?
Câu 2. Anh (chị) hãy phân tích khái niệm dịch vụ cơng và vai trị của quản lý
nhà nước về cung cấp dịch vụ công? liên hệ với thực tiễn bộ/ ngành/ lĩnh vực anh chị
đang công tác?
GỢI Ý LÀM BÀI:( Lưu ý: đây là gợi ý cơ bản nên mỗi học viên có thể sáng tạo
thêm để bài viết phong phú. Chú ý phần liên hệ thực tiễn của mối học viên….)
Câu 1.
Khái niệm nguyên tắc hành chính nhà nước
Nguyên tắc hành chính nhà nước là những tư tưởng, nguyên lý chỉ đạo đòi hỏi các
chủ thể hành chính nhà nước phải tuân thủ trong tổ chức và hoạt động hành chính nhà
nước.
Nguyên tắc pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của nền hành chính nhà nước
Việt Nam
Ngun tắc này địi hỏi tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước phải tự giác, dựa
trên các quy định của pháp luật, đồng thời vận động, thuyết phục các tổ chức và cá nhân
trong xã hội tự giác chấp hành pháp luật. Nguyên tắc pháp quyền không cho phép các cơ
quan nhà nước thực hiện quản lý nhà nước một cách chủ quan, tuỳ tiện mà phải dựa vào
pháp luật, làm đúng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành nguyên tắc pháp chế. Các cơ
quan hành chính nhà nước phải tạo điều kiện cho các chủ thể trong xã hội tham gia giám
sát một cách có hiệu quả hoạt động của mình. Cụ thể là:
- Hành chính nhà nước phải chịu sự giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước
và xã hội;
- Tổ chức và hoạt động của hành chính nhà nước trong phạm vi do pháp luật quy
định, không vượt quá thẩm quyền; cán bộ, công chức không được lộng quyền, lạm quyền
hoặc yếm quyền;


- Các hành vi hành chính phải được tiến hành đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật
quy định;


- Các quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành phải đảm bảo các yêu
cầu về tính hợp pháp và tính hợp lý...
Nguyên tắc pháp quyền được thể hiện trong ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật; trong thực hiện pháp luật; trong công tác tổ chức cán bộ và trong hoạt động quản lý
hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
Nguyên tắc pháp quyền đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước và đội ngũ cán bộ,
công chức nhà nước phải tôn trọng pháp luật, hoạt động theo pháp luật và không ngừng
mở rộng, bảo đảm các quyền dân chủ của công dân. Mọi quyết định hành chính và hành
vi hành chính đều phải dựa trên quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.
Liên hệ thực tiễn việc thực hiện nguyên tắc đó trong tổ chức và hoạt động của cơ
quan đơn vị anh chị đang cơng tác.
Câu 2.
Có nhiều quan niệm về dịch vụ cơng, tuy nhiên có thể chỉ ra một số nét cơ bản của
dịch vụ cơng là:
- Đó là việc làm của Chính phủ, chính quyền, hoặc của tư nhân được Chính phủ uỷ
nhiệm phục vụ cộng đồng, nhân dân;
- Vì lợi ích chung;
- Khơng vì mục tiêu lợi nhuận.
Trên cơ sở đó, có thể định nghĩa dịch vụ cơng như sau:
Dịch vụ cơng được hiểu là những hàng hố, dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu của
các tổ chức và cơng dân mà Chính phủ can thiệp vào việc cung cấp, nhằm mục tiêu hiệu
quả và cơng bằng.
Vai trị của quản lý nhà nước về cung cấp dịch vụ cơng
Quản lý nhà nước về dịch vụ cơng có các vai trò:
Thứ nhất, làm cho việc cung cấp dịch vụ công di n ra liên tục, thường xuyên. Các
dịch vụ công đáp ứng các nhu cầu cơ bản, hàng ngày của mọi người dân và các tổ chức,

vì vậy việc cung ứng dịch vụ nếu không đầy đủ, gián đoạn sẽ gây ra sự khó khăn, xáo
trộn trong cuộc sống người dân và trong xã hội. Vì vậy, quản lý nhà nước về cung cấp
dịch vụ công phải bảo đảm sự cung ứng dịch vụ di n ra liên tục, thường xuyên và đáp ứng
ở mức thỏa đáng nhu cầu của xã hội.
Thứ hai, huy động sự tham gia của xã hội vào việc cung ứng các dịch vụ công. Với
sự phát triển của kinh tế thị trường, khu vực tư ngày càng có khả năng tham gia cung cấp
nhiều loại dịch vụ cơng mà trước đây chỉ có nhà nước rực tiếp cung ứng. Hơn nữa, nhu
cầu của xã hội về các dịch vụ công cũng ngày càng lớn, đa dạng, với yêu cầu cao hơn về


chất lượng. Do đó, bản thân nhà nước, với nguồn lực của mình khơng thể đáp ứng hết các
nhu cầu này. Việc huy động sự tham gia của xã hội vào q trình cung ứng các dịch vụ
cơng di n ra dưới các hình thức xã hội hóa dịch vụ công. Mở rộng sự tham gia của xã hội
trong cung ứng dịch vụ công không những sẽ tạo ra một môi trường rộng hơn cho sự phát
triển các dịch vụ cơng, mà cịn bảo đảm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về
dịch vụ công.
Thứ ba, bảo đảm cho mọi người dân, đặc biệt là người nghèo tiếp cận đến các dịch
vụ công. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đi liền với sự gia tăng bất bình đẳng, sự
phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Điều đó khơng chỉ tồn tại trong sự khác biệt về thu
nhập, mà còn phản ánh trong việc hưởng thụ các hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả dịch
vụ công - là những dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống của tất cả mọi người. Sự chênh lệch
về mức độ hưởng thụ dịch vụ công càng gia tăng với việc mở rộng xã hội hóa dịch vụ
cơng. Nhà nước phải có trách nhiệm trực tiếp cung cấp hoặc điều tiết, kiểm soát thị
trường tư nhân nhằm bảo đảm cho việc cung cấp dịch vụ đó được bình thường, phục vụ
nhu cầu cơ bản của con người.
Để tránh tình trạng giá cả của dịch vụ có thể trở thành rào cản người nghèo sử dụng
dịch vụ công và nhằm thực hiện công bằng xã hội, Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ người
nghèo trong việc tiếp cận đến các dịch vụ công.
Thứ tư, bảo đảm việc phân bổ dịch vụ công phù hợp giữa các địa phương, sao cho
các địa phương nghèo hay vùng xa xôi, hẻo lánh cũng được cung ứng các dịch vụ công

thiết yếu, tránh sự bất bình đẳng quá mức giữa các địa phương về hưởng thụ dịch vụ
công. Dịch vụ công do Nhà nước chịu trách nhiệm cung cấp để bảo đảm tính hiệu quả
(khắc phục các khiếm khuyết của thị trường) và công bằng xã hội. Tuy nhiên, do hoàn
cảnh phát triển nền kinh tế thị trường, với sự tham gia của các thành phần kinh tế vào quá
trình cung cấp dịch vụ công, trong điều kiện phát triển không đồng đều giữa các vùng, do
các đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các địa phương khơng giống nhau, vì vậy Nhà
nước cần có sự chỉ đạo, điều hành thống nhất trên cả nước theo các nguyên tắc cơ bản
trong cung cấp dịch vụ công, bảo đảm việc cung cấp dịch vụ cơng có hiệu quả và đến
đúng các đối tượng thụ hưởng.
Liên hệ với thực tiễn bộ/ ngành/ lĩnh vực anh chị đang công tác (Tự liên hệ)

------------------------------------------------------------------------


(Đề thi lần 2: Thời gian 90’ . Chép đề rồi mới làm bài)
Câu 1. Anh (chị) hãy trình bày kỹ năng giải quyết xung đột trong quá trình
phối hợp công việc? Liên hệ thực tiễn bản thân tại cơ quan (đơn vị) anh chị công
tác?
Câu 2. Anh chị hãy trình bày các cách phân loại kế hoạch trong tổ chức? Hiện
tại phịng ban anh chị đang cơng tác có những loại kế hoạch nào? Phân tích đặc
điểm và tính chất của mỗi loại kế hoạch đó?
GỢI Ý LÀM BÀI: :( Lưu ý: đây là gợi ý cơ bản nên mỗi học viên có thể sáng
tạo thêm để bài viết phong phú. Lưu ý phần liên hệ thực tiễn của mỗi học viên….)
Câu 1.
Ở giai đoạn này, nhóm thực hiện phối hợp công việc đã được phân công bắt đầu tìm
kiếm tự do trong sự quản lý của cấp trên và các thành viên trong tổ chức bắt đầu bày tỏ
những ý kiến khác nhau về mục tiêu chung của tổ chức và tìm cách giải quyết vấn đề thế
nào cho tốt. Nhiệm vụ của tổ chức trong giai đoạn này là phát triển mục tiêu chung, thống
nhất giá trị và chương trình hành động. Các cuộc tranh luận nảy lửa khơng thể tránh khỏi
trong q trình làm việc và mâu thuẫn thường xảy ra trong giai đoạn này.

Vấn đề mấu chốt là gia tăng sự đóng góp của các thành viên cho mục tiêu chung của
làm việc. Sự trao đổi, liên lạc phải chuyển chiều từ trên xuống dưới sang đối thoại bình
đẳng giữa các cấp độ với nhau. Sự chuyển tiếp lên giai đoạn 2 có thể được xem là giai
đoạn khó khăn, thách thức nhất của nhà quản lý. Cách cư xử lịch sự và sự tôn trọng trong
các buổi họp trước đây nhường chỗ cho những tranh cãi về sự bất đồng quan điểm dường
như không có hồi kết. Mọi người có vẻ như khơng cịn hợp tác với nhiều thách thức cũng
đặt ra cho nhà quản lý. Lãnh đạo, quản lý phải có các biện pháp giải quyết xung đột hơn
là cố thiết lập một bầu khơng khí tin tưởng giả tạo trong sự bất đồng ý kiến của các thành
viên trong nhóm làm việc.
Khi mâu thuẫn với nhau, thường thì mọi người cảm thấy thoải mái hơn với việc
phản đối thay vì những giải pháp bởi vì họ có được quyền lực và sự ảnh hưởng từ sự bất
hoà. Những mâu thuẫn như vậy khơng chỉ đe doạ năng suất lao động mà cịn tạo ra môi


trường làm việc tồi tệ, tạo ra tinh thần kém, sự nghỉ làm vắng mặt và thậm chí tỷ lệ giữ
chân công chức thấp.
Lãnh đạo, quản lý không thể cho phép sự bất đồng trở thành xích mích, bất hồ, cần
phải tìm kiếm những mục tiêu chung. Lãnh đạo, quản lý phải tìm ra lý do tại sao những
người đồng nghiệp lại mẫu thuẫn với nhau. Thường thì nguyên nhân của sự bất hồ nằm
ở những điều xảy ra đó. Một người có thể cảm thấy bị coi thường khi ý kiến của anh ta
không được sếp chấp nhận trong khi ý kiến của người đồng nghiệp khác thể có.
Người khác có thể cảm thấy rằng anh ta khơng nhận được thời gian và nguồn lực
cơng bằng để hồn thành một dự án. Người khác nữa có thể cảm thấy không được lưu ý
khi anh ta không nhận được sự thăng tiến như hy vọng. Những điều như vậy khi khơng
được giải quyết nhanh chóng có thể tích lu theo thời gian và nuôi dưỡng sự chống đối.
Lãnh đạo, quản lý tìm cách cải thiện tình hình thơng qua thảo luận và đối thoại
thêm. Lãnh đạo, quản lý phải biết xoa dịu những mâu thuẫn. Thiết lập chính sách khơng
khoan nhượng với sự phản đối lại mọi người và nhân phẩm.
Lãnh đạo, quản lý phải tìm ra tiếng nói chung. Những người có mâu thuẫn khơng
gặp khó khăn trong việc chỉ ra sự khác biệt, những khác biệt này dẫn đến sự bất đồng của

họ. Thách thức đối với lãnh đạo, quản lý là làm cho các bên mâu thuẫn gạt đi những sự
khác biệt đó và chỉ ra những giá trị chung giữa các bên.
Sự bất hoà khác với sự bất đồng quan điểm. Sự bất hồ mang tính phá huỷ vì nó ảnh
hưởng xấu đến các cá nhân và năng suất sản xuất. Sự bất đồng quan điểm có thể mang
tính tích cực khi nó khiến cho mọi người phải phải kiểm tra lại ý kiến và quan điểm, nó
tạo ra đối thoại. Đơi khi, sự bất đồng quan điểm cũng có tác dụng tốt, làm làm mọi người
thay đổi tư duy và tái khẳng định con đường đi đó là con đường lựa chọn của tổ chức.
Tái lập một tổ chức với mục tiêu chung sẽ mang đến sự tin tưởng lẫn nhau và là nền
móng cơ bản duy nhất để đạt được kết quả bền vững.
Liên hệ thực tiễn bản thân tại cơ quan (đơn vị) anh chị công tác (Anh chị tự liên hệ)
Câu 2.
Trong hoạt động của tổ chức, có nhiều loại kế hoạch và các loại kế hoạch này được
phân loại theo các tiêu chí khác nhau.
- Phân loại theo phạm vi
Theo cách phân loại này, kế hoạch được chia thành kế hoạch chiến lược và kế hoạch
thực thi hay kế hoạch hoạt động. Các kế hoạch áp dụng cho toàn bộ tổ chức, thiết lập các
mục tiêu toàn diện và xác định vị trí tương lai của tổ chức trong mơi trường gọi là kế


hoạch chiến lược. Các kế hoạch mà ghi rõ chi tiết về cách thức đạt được các mục tiêu
toàn diện được gọi là kế hoạch thực thi.
Kế hoạch chiến lược và thực thi khác nhau ở khuôn khổ thời gian, phạm vi xác định
mục tiêu của tổ chức. Các kế hoạch thực thi thường có thời gian ngắn hơn.
Kế hoạch chiến lược/ tổng thể: Là kế hoạch áp dụng cho toàn bộ hệ thống, thiết lập
các mục tiêu toàn diện và xác định vị trí tương lai của hệ thống. Các mục tiêu thường dài
hạn, thường là 5 năm trở lên, có phạm vi rộng, ít giải quyết các vấn đề chi tiết.
Kế hoạch mang tính chiến lược thường do các nhà quản lý cấp cao thiết kế nhằm
xác định mục tiêu tổng thể cho tổ chức, sản phẩm là kế hoạch chiến lược; liên quan đến
mối quan hệ giữa con người của tổ chức này với tổ chức khác. Cuối cùng, các kế hoạch
chiến lược bao gồm việc xây dựng các mục tiêu tổng thể, mang tính định hướng, trong

thời gian dài.
Kế hoạch tác nghiệp/ thực thi: Là kế hoạch xác định chi tiết về cách thức đạt được
các mục tiêu toàn diện. Kế hoạch thừa nhận sự tồn tại các mục tiêu và đưa ra các phương
pháp để đạt mục tiêu đó.
Kế hoạch mang tính tác nghiệp: là cụ thể hoá các kế hoạch chiến lược, sản phẩm là
các kế hoạch tác nghiệp; liên quan đến chính con người trong tổ chức đó.
Kế hoạch tác nghiệp (hay cịn gọi là kế hoạch hoạt động) lập cho một thời kỳ ngắn,
thường dưới 1 năm (quý, tháng, tuần, ngày), thường tập trung vào những hoạt động đặc
biệt, các công việc chi tiết để thực hiện mục đích hay nhiệm vụ, thời gian bắt đầu và thời
gian hoàn thành, các nguồn lực, người thực hiện và kết quả cụ thể của hoạt động đó.
- Phân loại theo khn khổ thời gian
Theo khuôn khổ thời gian, kế hoạch được phân thành kế hoạch dài hạn, trung hạn
và ngắn hạn.
Kế hoạch ngắn hạn là kế hoạch có thời gian thực hiện từ 01 năm trở xuống; thời
gian thực hiện ngắn như: kế hoạch hàng năm; kế hoạch quý, tháng, tuần, ngày.
Kế hoạch hàng năm: xác định mục tiêu, chỉ tiêu, các hoạt động của tổ chức/ đơn vị
trong một năm nhất định. Đây là kế hoạch chủ yếu nhất của đơn vị, được lập theo thời
gian của năm công tác.
Kế hoạch trung hạn: Là kế hoạch có thời gian thực hiện từ trên một năm đến dưới 5
năm, như: kế hoạch 2 năm, 3 năm, 5 năm.
Kế hoạch trung hạn là kế hoạch có nội dung cụ thể thể hiện các phương hướng,
chiến lược của chương trình, kế hoạch dài hạn; Là cụ thể hóa kế hoạch chiến lược, đưa ra
các thay đổi quan trọng trong giai đoạn kế hoạch của tổ chức/ đơn vị.


Kế hoạch dài hạn: Là kế hoạch có thời gian thực hiện từ 5 năm trở lên, như: Kế
hoạch 7 năm, 10 năm, 15 năm…
- Phân loại theo mức độ cụ thể
Bằng trực giác, chúng ta không thể khẳng định kế hoạch nào là cụ thể, hay nói cách
khác mọi kế hoạch đều là kế hoạch định hướng. Tuy nhiên, khi chúng ta đi sâu nghiên

cứu các kế hoạch theo tính cụ thể, có thể phân các kế hoạch thành kế hoạch định hướng
và kế hoạch cụ thể.
Kế hoạch cụ thể có các mục tiêu xác định rõ ràng và khơng cần giải thích thêm,
khơng có sự mơ hồ, khơng có sự hiểu nhầm. Khi độ khơng chắc chắn cao, sẽ địi hỏi
người thực hiện duy trì tính linh hoạt để ứng phó với những thay đổi khơng lường trước,
trong trường hợp này tổ chức thường lập kế hoạch định hướng. Kế hoạch định hướng xác
định những chỉ dẫn cơ bản, không xác định những mục tiêu hoặc các đường lối hành
động cụ thể.
- Phân loại theo đối tượng hoặc lĩnh vực hoạt động
Là cách phân loại dựa vào vấn đề hoặc đối tượng mà hoạt động lập kế hoạch hướng
tới. Theo cách phân loại này, trong thực tin có các loại kế hoạch chủ yếu dưới đây:
+ Kế hoạch nhân sự: Là ké hoạch xác định nhu cầu nhân sự tương lai cho một cơ
quan, tổ chức về số lượng, chất lượng (kiến thức, k năng và thái độ đối với công việc) và
thời điểm cung cấp nguồn nhân lực cho việc thực hiện các chương trình hành động cụ
thể. Kế hoạch nhân sự cũng xác định những biện pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhân
sự nhằm đảm bảo cho cơ quan, tổ chức hoàn thành những chức năng, nhiệm vụ của mình
+ Kế hoạch tài chính (ngân sách): Là kế hoạch xác định khả năng thu và nhu cầu chi
ngân sách, bao gồm tổng thu, tổng chi và các khoản mục thu, chi trong kỳ ngân sách.
Đồng thời, xác định các biện pháp để tiếp cận được các nguồn thu phù họp, tận thu và sử
dụng các khoản chi ngân sách một cách có hiệu quả theo trình tự thời gian thích họp.
+ Kế hoạch tác nghiệp: Là kế hoạch xác định các hoạt động nghiệp vụ cần phải tiến
hành, các nguồn lực và lịch trình thực hiện nhằm hồn thành tốt một cơng việc cụ thể.
+ Kế hoạch thực hiện dự án: Là kế hoạch để lập và thực hiện một dự án phát triển,
bao gồm việc xác định mục tiêu, các công việc và hoạt động cần phải tiến hành, cách
thức thực hiện, quản lý công việc và nguồn lực cần thiết cho các hoạt động đó nhằm hồn
thành mục tiêu dự án
Hiện tại phịng ban anh chị đang cơng tác có những loại kế hoạch nào? Phân tích
đặc điểm và tính chất của mỗi loại kế hoạch đó? (Tự làm)





×