Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh giảm áp Không thể xem thường pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.22 KB, 5 trang )

Bệnh giảm áp Không thể xem thường
Trước đây, bệnh giảm áp là bệnh đặc thù của thợ lặn. Nhưng gần
đây, khi lặn trở thành một hoạt động ưa thích của du lịch khám
phá ở biển thì căn bệnh giảm áp có thể là nguy cơ đối với nhiều
người.
Biểu hiện của bệnh giảm áp?
Thông thường thì khi ở trên bờ, chúng ta chỉ chịu tác động một
áp suất không khí vào khoảng 1atm (760mmHg). Áp suất này là
do không khí tác động và hầu như chúng ta “quen”, không để ý
thấy. Nhưng khi xuống nước thì phải “cõng” trên mình không
những toàn bộ không khí trên bờ mà còn một khối lượng nước
của biển. Khối lượng nước này chính là áp suất tăng thêm. Cứ
xuống sâu 10m thì áp suất tăng thêm 1atm. Càng xuống sâu, áp
suất càng lớn.
Lẽ ra khi xuống sâu, chúng ta phải nổi lên từ từ theo quy trình
hướng dẫn. Nhưng trong một số trường hợp, người lặn đã vi
phạm quy tắc này, dẫn đến sự giảm áp suất quá đột ngột làm cho
bệnh giảm áp xuất hiện. Theo những quan sát bệnh lý, người ta
thấy trong lòng mạch của những bệnh nhân này xuất hiện rất
nhiều bọt khí do giảm áp gây ra. Người ta vẫn cho rằng, chính
các bọt khí này là nguyên nhân gây ra bệnh, y hệt như trường
hợp bơm khí vào lòng mạch, chỉ khác là biểu hiện nặng hơn mà
thôi.
Bệnh giảm áp có biểu hiện đặc thù là ngứa da và đau khớp ngay
sau khi lên bờ. Ngứa da khắp người, nhất là da vùng thân mình.
Đi kèm với ngứa da là các ban xuất huyết trên da nổi vằn tím đỏ
rất điển hình và dễ phát hiện. Khớp đau thường là đau ở khớp cổ
tay, khuỷu, gối, háng, cổ chân làm suy giảm vận động. Sự đau
khớp nhiều khi là quá mức gây ra căng thẳng, lo âu và mất ngủ
cho người bệnh.
Trên đây là hai biểu hiện thông thường nhất của bệnh. Trong


những trường hợn nặng, có thể bị liệt nửa người bên đối diện, bị
liệt hai chi dưới. Lúc này não và tủy sống đang bị tắc mạch máu
do bọt khí quá lớn. Ở một góc độ khác, bệnh nhân có thể bị chảy
máu phổi, nhồi máu cơ tim, sốc và tử vong do không cấp cứu
kịp thời.

Cần chú ý tuân thủ đúng quy trình và
bảo hộ khi lặn.
Nguy cơ có thể gặp khi lặn dưới
nước
Khi bệnh giảm áp có các
biểu hiện nặng mà chúng ta
không cấp cứu kịp thời hay
chữa trị quy chuẩn thì
người bệnh sẽ bị di chứng
Lặn không chỉ đơn thuần là môn
thể thao giải trí mà còn vì công
việc. Những công nhân “lặn” phải
lặn và lao động dưới nước hàng
giờ liền. Đây là những đối tượng
phải thường xuyên lặn và thường
xuyên hứng chịu những nguy cơ do môi trường nước đem đến.
Nguy cơ thứ nhất là trạng thái đè ép cơ thể do cơ thể phải gánh
toàn bộ khối lượng nước phía trên mình. Việc này chẳng khác
nào chúng ta gánh vật nặng trên vai. Càng lặn xuống sâu, khối
nước đè ép càng lớn và chúng ta càng bị ảnh hưởng. Đè ép gây
ra khó thở, khó vận động, thậm chí là ngạt thở.
Nguy cơ thứ hai là chấn thương do áp suất. Chúng ta có thể bị
điếc, bị đau xoang do áp suất bên ngoài tăng cao. Việc tăng cao
áp suất bên ngoài làm không khí trong các xoang co nhỏ lại

nhằm duy trì sự cân bằng. Sự co nhỏ quá mức gây ra co giãn
màng và các mô, dẫn tới các biến chứng bệnh lý như thủng
màng nhĩ, đau xoang, đau răng. Khi ngoi lên, không khí trong
tạng rỗng như dạ dày giãn nở làm căng trướng bụng, khó thở,
khó tiêu. Việc rách thủng màng nhĩ có thể gây chảy máu tai,
thậm chí là điếc. Việc không khí đè ép vào các xoang có thể gây
ra các cơn đau cấp tính dữ dội.
Thứ ba là nguy cơ mắc bệnh giảm áp, một căn bệnh cấp tính,
nguy hiểm, gây ra di chứng tàn phế suốt đời và có thể gây tử
vong. Bệnh xuất hiện do chúng ta lặn xuống quá sâu nhưng lại
ngoi lên quá nhanh gây ra biến đổi đột ngột về sự hoà tan khí
trong máu. Hậu quả là việc chúng ta ngoi lên nhanh có thể hình
thành các bóng khí và bệnh lý bắt đầu.
tàn phế suốt đời. Thế nên,
nếu không cẩn thận thì một
cuộc lặn du lịch có thể biến
bạn từ một đại gia thành
một nô lệ của xe lăn.
Ngoài ra còn nhiều nguy cơ khác như tai nạn lao động dưới
nước do đá đè, gặp phải cá dữ, thiếu hụt khí thở Nhưng nguy
hiểm nhất có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng người lặn thì chỉ
có bệnh giảm áp.
Cấp cứu thế nào?
Có một điều không may là điều trị bệnh giảm áp phải cần tới các
bệnh viện đặc biệt có trang bị chuyên khoa như buồng tăng áp ở
Viện Bỏng Quốc gia, Bệnh viện 108, Viện Y học biển Việt
Nam, Trung tâm cao áp Khánh Hoà Nhưng những địa điểm
này lại quá xa bãi tắm hay công trường lao động. Việc sơ cứu
phải làm kịp thời ngay tại chỗ. Vì thế cấp cứu cứu sống tính
mạng bệnh nhân là điều cần trước hết. Chúng ta cần làm như

sau:
Thứ nhất, cởi bỏ toàn bộ trang bị lặn cho người bệnh dễ thở.
Những bộ quần áo lặn thường là có nhiều dụng cụ và bó sát
người nên gây cản trở cho việc hô hấp.
Thứ hai là đặt người bệnh nằm ngửa trên nền cứng, nghiêng đầu
nếu người bệnh có biểu hiện lơ mơ hoặc đau đầu. Nằm ngửa sẽ
duy trì tốt huyết áp và lưu lượng máu cho não bộ.
Thứ ba là truyền ngay dịch cho người bệnh nếu có điều kiện.
Dịch truyền được chọn là dịch muối đẳng trương. Không truyền
đạm hay bất cứ một dung dịch dinh dưỡng nào khác chỉ làm cho
bệnh thêm nặng.
Thứ tư là vận chuyển người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng
tốt và chuyển đến cơ sở có trang bị chuyên dụng thật nhanh.
Nhất là với các trường hợp nặng.
Đề phòng những tai biến có thể xảy ra, không nên hoạt động thể
lực mạnh trước 3 ngày xuống nước, nên hít thở sâu 3 phút trước
lặn, không được lặn quá sâu, trên 12m độ sâu và tuyệt đối là khi
ngoi lên phải tuân thủ đúng quy trình, dù chỉ là nhanh hơn 1
phút. Vì có thể bạn sẽ không còn nhìn thấy thế giới ở trên bờ của
bạn

×