Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.76 KB, 19 trang )

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................2
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT
NAM.....................................................................................................................3
1.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam....................3
1.2. Kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam..............................................................................................4
1.3. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.................................................................6
1.3.1. Tính tất yếu quy định vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. 6
1.3.2. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.....................................................8
Tiểu kết...............................................................................................................10
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHÀ NƯỚCTRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY...............................................................................................10
2.1. Thành tựu đạt được chủ yếu.....................................................................10
2.2. Những hạn chế vướng mắc trong quá trình phát triển..............................12
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc.........................................14
Tiểu kết...............................................................................................................14
CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..........................................................15
3.1. Đẩy mạnh việc huy động nguồn lực doanh nghiệp nhà nước tham gia vào
phát triển kinh tế - xã hội................................................................................15
3.2. Đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.................16
3.3. Phát huy vai trị của tổ chức Đảng; coi trọng cơng tác kiểm tra, thanh tra
trong các doanh nghiệp nhà nước....................................................................16


Tiểu kết...............................................................................................................17
KẾT LUẬN.........................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................19


2

MỞ ĐẦU
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta bỏ qua giai đoạn tư bản chủ
nghĩa là một tất yếu lịch sử. Hoàn toàn phù hợp với tiến trình phát triển khách
quan của lịch sử nhân loại. Điều cốt lõi để thực hiện được điều này chính là việc
lựa chọn mơ hình tế trong xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại cho xã hội chủ
nghĩa. Trước đây cũng giống như các nước xã hội chủ nghĩa khác, chúng ta đã
lựa chọn mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung để xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên khơng mang lại hiệu quả mà cịn gây ảnh hưởng tới các quy luật kinh
tế khách quan dẫn đến vi phạm, thủ tiêu động lực phát triển kinh tế. Trong bối
cảnh hiện tại, trên cơ sở vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và kinh nghiễm thực tiễn của đất nước Đảng ta đã đổi mới đường lối
kinh tế với trọng tâm: Lấy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
thay thế cho nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Đây là bước ngoặt quan trọng
trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được xác định trong Đại hội lần
thứ VI và Đại hội lần thứ VII, từ năm 1986 đến nay, tuy nhiên quan điểm này
được xác định theo tư duy mới. Vấn đề cấp bách mang tính thực tiễn hiện nay
đối với vai trị, chỗ đứng của kinh tế nhà nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập
của khu vực và thế giới. Để tìm hiểu rõ hơn về những thành tựu của kinh tế nhà
nước đã đạt được, những hạn chế còn tồn đọng, cũng như những kinh nghiệm
rút ra trong công cuộc sắp xếp lại cơ cấu - thành phần, sự thay đổi trong phương
thức sản xuất - quản lý, phương châm chỉ đạo các lĩnh vực, các ngành của kinh
tế nhà nước, tôi quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu dưới góc độ một bài

tiểu luận.


3

1.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII chỉ rõ: “Kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa là mơ hình kinh tế tổng quát của nước ta trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội
nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị
trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vìmục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phù hợp với từng giai
đoạn phát triển của đất nước”1. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta có những đặc trưng sau đây:
Kinh tế thị trường nhằm mục đích thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển, phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã
hội. Trong điều kiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta hiện nay, phát
triển kinh tế thị trường nhằm mục tiêu giải phóng sức sản xuất, phát triển lực
lượng sản xuất thơng qua các nguồn lực cả trong và ngoài nước, nâng cao
hiệu quả kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội bằng
việc thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao chất lượng
đời sống cho nhân dân.
Cơ sở kinh tế - xã hội của nền kinh tế thị trường dựa trên nhiều thành
phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, với vai trò chủ đạo là kinh tế nhà nước.
Nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn tồn tại ba
chế độ sở hữu tư liệu sản xuất cơ bản (toàn dân, tập thể, tư nhân). Từ ba chế độ
sở hữu cơ bản đó, hình thành nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế
tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà
nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Sự bình đẳng về pháp luật, hợp tác cạnh

tranh lành mạnh cùng phát triển lâu dài của các thành phần kinh tế khác nhau
đều nằm trong bộ phận hợp thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.

1

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc Đảng lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2016, tr. 128.


4

Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa giữ vai trị vơ cùng quan trọng.
Thông qua cơ chế vận hành bảo đảm cho công bằng xã hội, giữ vững kinh tế
tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả cao. Chỉ có nhà nước mới góp phần giảm
khoảng cách giàu nghèo, sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, điều kiện
phát triển kinh tế giữa các vùng. Thơng qua các kế hoạch, chính sách, quy hoạch
trên cơ sở pháp luật để Nhà nước quản lý nền kinh tế với cả sức mạnh vật chất
của lực lượng kinh tế nhà nước.
Thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó hiệu quả kinh tế
và phân phối theo kết quả lao động là chủ yếu.Tương ứng với mỗi chế độ xã hội
là tương ứng với một chế độ phân phối. Nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa của Việt Nam trên cơ sở của nhiều thành phần kinh tế với nhiều
hình thức sở hữu, do đó sẽ có nhiều hình thức phân phối thu nhập tương ứng:
phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội, phân phối theo giá trị sức lao
động. Bên cạnh đó ngồi các hình thức phân phối chịu sự chi phối của quan hệ
sản xuất, còn tồn tại các hình thức theo nguyên tắc thị trường.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế mở
của, hội nhập. Trong quá trình phát triển hiện nay các quốc gia có sự phụ thuộc

về kinh tế do xu hướng tồn cầu hóa và sự tác động của khoa học - công nghệ.
Do vậy, đây là yêu cầu khách quan đối với nước ta trong quá trình mở của hội
nhập kinh tế cả khu vực và thế giới phù hợp với xu thế của thời đại.
1.2. Kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
Ba hình thức cơ bản được Đảng cộng sản Việt Nam xác định trong Đại
hội lần thứ XIII là: sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và sở hữu toàn dân trên cơ sở
đó với 6 thành phần kinh tế được hình thành, đan xen hỗn hợp, đa dạng trong
kinh doanh cụ thể: Kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước, kinh tế cá thể, tiểu chủ,
kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, kinh tế tư bản nhà
nước. Thành phần kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế mà vốn và tư liệu sản
xuất thuộc sở hữu nhà nước. Quan niệm về kinh tế nhà nước đã có nhiều ý kiến


5

cũng như quan niệm khác nhau, tuy nhiên không được đồng nhất một cách giản
đơn giữa doanh nghiệp nhà nước và kinh tế nhà nước. Bởi vì, mọi hoạt động của
nhà nước đều nằm trong khu vực kinh tế nhà nước với vai trị khơng thể tách rời
của doanh nghiệp Nhà nước, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh
tế xã hội của nhà nước.
Khái niệm về thành phần kinh tế nhà nước chỉ mang tính tương đối, xuất
phát từ tính đa dạng, bao chùm của các thành phần kinh tế. Nên xét về khía cạnh
hình thức tổ chức, thì khu vực này bao gồm: Các doanh nghiệp Nhà nước hoạt
động kinh doanh và các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động cơng ích; Các doanh
nghiệp có cổ phần Nhà nước chi phối hoặc có cổ phần đặc biệt của Nhà nước
(theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước); Các tổ chức sự nghiệp kinh tế
của nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đóng góp của nhà nước.
Trên lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế thì các hoạt động của Nhà nước ở
khu vực kinh tế nhà nước đó là: Đầu tư, quản lý và khai thác các cơng trình hạ

tầng, kỹ thuật, quản lý khai thác tài nguyên (bến bãi, đường xá, các khu công
nghiệp tập trung,...) Trên các lĩnh vực hoạt động của các tổ chức về thương mại,
dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp, ngân hàng, tín dụng.
Có thể thấy kinh tế nhà nước bao gồm các tài sản thuộc sở hữu nhà nước:
rừng, đất đai, hầm mỏ, các quỹ dự trữ, ngân hàng nhà nước, kết cấu hạ tầng kinh
tế xã hội và các doanh nghiệp nhà nước.
Vị trí then chốt và vai trò to lớn của các doanh nghiệp Nhà nước đi đầu
trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nêu gương về năng xuất, chất lượng
hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật trong nền kinh tế nhà nước.
Doanh nghiệp Nhà nước được phân loại bao gồm: Các doanh nghiệp nhằm bảo
vệ phúc lợi xã hội, không mang lại lợi nhuận về kinh tế như các lĩnh vực phục
vụ y tế, giáo dục, an ninh quốc phịng. Bên cạnh đó các doanh nghiệp kinh
doanh với mục tiêu lợi nhuận, giữ vai trò quan trọng phát triển và tăng trưởng về
kinh tế.


6

Con đường hình thành kinh tế Nhà nước: Các doanh nghiệp Nhà nước
được Nhà nước đầu tư. Góp vốn cổ phần khống chế các doanh nghiệp tư nhân
hoặc quốc hữu hóa các doanh nghiệp tư bản, tư nhân.
Phân biệt kinh tế nhà nước ở Việt Nam với kinhtế nhà nước của chủ
nghĩa tư bản độc quyền: Việt nam đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai
đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, nên kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo là
thành phần kinh tế mà tư liệu sản xuất được sở hữu toàn dân, do vậy ở nước ta
tất yếu tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Đại diện nhân dân quản lý là nhà nước
chun chính vơ sản, nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Cịn dưới chủ nghĩa tư bản độc quyền tư liệu sản xuất mang tính độc
quyền, phương thức sản xuất tư hữu tư nhân, nền kinh tế chịu sự thống trị. Nhà
nước phục vụ cho giai cấp tư sản, do vậy mang bản chất bóc lột người làm thuê,

nhà nước tư sản.
1.3. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
1.3.1. Tính tất yếu quy định vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước
Ở mỗi nước có chế độ chính trị khác nhau thì thành phần kinh tế cũng
mang những đặc điểm khác nhau căn bản, nhiều thành phần kinh tế tồn tại đan
xen trong một nền kinh tế thị trường. Nếu như thành phần kinh tế nhà nước
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Trong nền kinh tế thị trường luôn luôn tồn tại đồng thời nhiều thành phần
kinh tế những nền kinh tế nhiều thành phần ở những nước có chế độ chính trị
khác nhau lại mang những đặc điểm khác nhau rất căn bản. Trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã chủ nghĩa ở Việt Nam thành phần kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo, còn đối với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thì vai trị của kinh tế
tư nhân tư bản chủ nghĩa lại giữ vai trò thống trị. Sở dĩ vai trò của nhà nước
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa xuất phát từ các
nguyên nhân sau:
Thứ nhất, chúng ta đều biết “chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế”.
Nền chính trị của Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo với mục tiêu


7

dưa nước ta tiến lên Chủ nghĩa xã hội, thực hiện “dân giàu nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”. Thành phần Kinh tế nhà nướccủa nước ta mà trước hết là
các doanh nghiệp Nhà nước cũng phải phục vụ cho nhiệm vụ này.
Hạn chế lớn nhất trong nền kinh tế thị trường thời kỳ quá độ lên Chủ
nghĩa xã hội xuất phát từ sự kém phát triển của lực lượng sản xuất, kinh tế hỗn
hợp của nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, không
phải kinh tế thị trường là hồn hảo trọn vẹn, nó cũng chứa đựng những hạn chế,
khuyết tật: trong xã hội có sự rõ rệt về phân hóa giàu nghèo, các tệ nạn xã hội,

khủng hoảng về kinh tế,... do đó vai trò điều tiết, quản lý của nhà nước là vô
cùng quan trọng. Công cụ hiểu hiệu thực hiện nhiệm vụ này đó là thành phần
kinh tế nhà nước. Bởi lẽ, thông qua kinh tế nhà nước bảo đảm cho lợi ích của
người lao động, hạn chế cơ chế thị trường, xây dựng công bằng xã hội cải thiện
đời sống nhân dân.
Có thể thấy vai trị to lớn của kinh tế nhà nước, cũng như các doanh
nghiệp nhà nước trong sự nghiệp đổi mới, thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế xã hội. Chống lại những khủng hoảng kinh tế quốc tế và khu vực.
Thứ hai, Trong nền kinh tế quôc dân kinh tế nhà nước luôn nắm giữ
những vị trí then chốt, trọng yếu, bảo đảm cho các mục tiêu chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác, thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước trong điều kiện chưa hồn thiện về thị trường.
Bên cạnh đó để cho một nền kinh tế phát triển bền vững đòi hỏi phải có
một cơ sở hạ tầng tốt. Tuy nhiên, khó khăn về nguồn vốn đầu tư lớn, thời gian
thu hồi lâu của các ngành đặc thù: y tế, năng lượng, giao thống vận tải,... Để đạt
được mục đích đó địi hỏi Nhà nước phải đầu tư trực tiếp cho các thành phần
kinh tế nhà nước, bảo đảm sự phát triển bền vững, khắc phục những đột biến
xấu trong nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, với xu thế tồn cầu hóa hội nhập quốc tế thì vai trị của doanh
nghiệp nhà nước mới đủ khả năng hợp tác liên doanh với các công ty lớn mở
rộng thị trường trong và ngoài nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của
đất nước.


8

Xây dựng chủ nghĩa xã hội thông qua phát triển kinh tế nhà nước cũng
được Trung Quốc áp dụng. Trong tồn bộ nền kinh tế thì tới 70% là cơng hữu,
Trung Quốc vẫn có sự tăng trưởng kinh tế vào loại hàng đầu thế giới. Từ cơ sở
của các lý do trên chúng ta có thể thấy muốn xây dựng một nền kinh tế độc lập
tự chủ thì cần phải phát huy vai trò chủ đạo từ kinh tế nhà nước, tồn tại của kinh

tế nhà nước là một tất yếu khách quan. Phần lớn tài sản kinh tế đều thuộc quyền
nắm giữ của kinh tế nhà nước, dẫn dắt thị trường hay sản phẩm do chính mình
cung cấp, bằng việc kiểm sốt được thị trường.
1.3.2. Vai trị chủ đạo của kinh tế nhà nướctrong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam thì thành phàn kinh tế
nhà nước giữ vai trị chủ đạo. Là cơng cụ để Nhà nước sử dụng điều hòa, định
hướng, các thành phần kinh tế khác. Là lực lượng vật chất quan trọng điều tiết vĩ
mô nền kinh tế. Các doanh nghiệp của nhà nước trong thành phần kinh tế nhà
nước giữ vị trí then chốt, ln đi trước trong ứng dụng khoa học, công nghệ,
luôn đặt năng xuất đi đôi với chất lượng sản phẩm đáp ứng sự cạnh tranh trên thị
trường, bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật. Vai trò chủ đạo
của kinh tế nhà nước trên các mặt:
Là đòn bẩy trong giải quyết các vấn đề xã hội cũng như thúc đẩy q trình
tăng trưởng. Trong các nền kinh tế, nó chiếm giữ các vị trí then chốt, chi phối
mơi trường xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định.
Việc tạo ra sản phẩm xã hội và nguồn thu ngân sách kinh tế nhà nước góp
phần quan trọng. Tạo một nguồn lực to lớn phục vụ quá trình điều tiết phát triển
theo đúng hướng xã hội chủ nghĩa. Không những vậy, kinh tế nhà nước còn đảm
bảo cho hoạt động cũng như sức sản xuất của nền kinh tế, đẩy nhanh q trình
tăng trưởng kinh tế thơng qua việc phát triển xuất nhập khẩu. Giải quyết có hiệu
quả vấn đề về việc làm, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân.
Kinh tế nhà nước luôn giúp đỡ, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát
triển đúng hướng đi mà ta đã lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa. Cơ sở xuất
phát chính từ sự tác động tới vấn đề kinh tế - xã hội của kinh tế nhà nước.


9

Một số ngàng giữ vị trí hết sức quan trọng như là tác nhân kích thích sự

phát triển kinh tế: thơng tin liên lạc, giao thơng vận tải,... do tính chất đặc thù
của các ngành này sẽ là khó khăn đối với các ngành khác không dám đầu tư vào,
bởi lẽ đòi hởi nguồn vốn lớn, mức độ thu hồi lâu, dủi do cao, khả năng giải tỏa
đất đai gặp nhiều khó khăn,... Vai trị chủ đạo của kinh tế nhà nước như là mở
đường thu hút các thành phần kinh tế khá đầu tư kinh doanh. Đặc biệt trong việc
xây dựng cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng thuận lợi và tạo điều kiện cho
kinh doanh, sản xuất.
Để nhà nước thực hiện có hiệu quả chức năng cơ chế thị trường địi hỏi
cần có chỗ dựa vững chắc từ sức mạnh cơ sở vật chất. Vai trò của kinh tế nhà
nước khơng chỉ định hướng mà cịn kiềm chế, chi phối chính sách xã hội tránh
độc quyền tự phát kinh tế thị trường. Trong kinh tế thị trường ln có sự tồn tại
của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, do đó chứa đựng những tích cực nhưng
cũng tiềm ẩn những hạn chế tiêu cực. Vì vậy, sự vào cuộc của Nhà nước như
“bàn tay” can thiệp, khắc phục và hạn chế khuyết tật dủi do. Vai trò chủ đạo của
thành phần kinh tế đảm đương trọng trách này cần có nguồn sức mạnh về vật
chất đủ lơn để thực hiện đật kết quả tốt nhất. Trên có sở những đặc điểm nói
trên, chúng ta tin tưởng vào kinh tế nhà nước thực hiện tốt được nhiệm vụ này
với sản lượng giá trị hàng hóa cơng cộng tương đối lớn, thu hút thị trường bằng
chính chất lượng sản phẩm do chính mình sản xuất ra.
Kinh tế nhà nước dần hình thành và tạo nền tảng cho kinh tế - xã hội cho
đời sống. Trong điều kiện xuất phát điểm của nước ta còn thấp, thu nhập người
dân chưa cao, tích lũy nhỏ nên chỉ có thể sử dụng vốn nơng nghiệp cho nhiệm
vụ đầu tư. Bên cạnh đó, đối với kinh tế nhà nước, từ việc cung cấp hàng hóa, tạo
ra sản phẩm tạo ra sức mạnh phân phối trong lưu thông của các ngành và khu
vực, giải quyết hiệu quả vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm
nghèo. Tiến hành nhiều biện pháp hỗ trợ cho vay vốn, khắc phục hạn chế giữa
các vùng, các dân tộc, tăng tinh thần đoàn kết thống nhất dân tộc.
Tiểu kết



10

Như vậy, kinh tế nhà nước trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam khác biệt về chất so với kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị
trường tự do cạnh tranh. Kinh tế nhà nướccó vai trị chủ đạo và sự tồn tại của
Kinh tế nhà nướclà một tất yếu khách quan và chỉ có phát huy vai trị chủ đạo
của Kinh tế nhà nước thì chúng ta mới có một nền kinh tế độc lập tự chủ. Trong
nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam, kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo,
vừa là lực lượng và cũng là cơng cụ quan trọng trong việc định hướng, điều tiết
vĩ mô nền kinh tế. Đây là cơ sở lý luận để chúng ta nghiên cứu, đánh giá thực
trạng phát triển kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHÀ
NƯỚCTRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Thành tựu đạt đượcchủ yếu
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, thực hiện các nhiệm vụ chính
trị do Đảng và nhà nước giao, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh quốc phòng
doanh nghiệp nhà nước đóng vai trị to lớn, vai trị nịng cốt trong một số
ngành, lĩnh vực. Trong điều kiện khó khăn của đất nước đặc biệt là đại dịch
Covid-19, doanh nghiệp nhà nước vẫn hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao,
góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Thực tiễn đã chứng minh với các ngành như
bưu chính viễn thơng, hàng khơng, đường sắt,... kinh tế nhà nước ln giữ vai
trị dẫn dắt các ngành kinh tế khác, đồng thời khắc phục những khuyết tật của
nền kinh tế thị trường. Sự phù hợp trong điều tiết sử dụng các nguồn lực kinh tế
nhà nước bằng các chiến lược, kế hoạch, phân bổ theo cơ chế thị trường.
Đảng ta xác định chủ trương đối với các doanh nghiệp nhà nước
cần“hoạt động theo cơ chế thị trường, quản trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế;
lấy hiệu quả sản xuất, kinh doanh làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, cạnh tranh bình
đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế”... Nhiều lĩnh vực mang

tính kinh tế của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ như: An sinh xã hội, quốc
phòng an ninh, năng lượng, sân bay, hạ tầng giao thông,... Các doanh nghiệp tư


11

nhân rất ngại đối với các lĩnh vực then chốt này, bởi vì địi hỏi nguồn vốn lớn,
dủi do nhiều, khó khăn trong vấn đề giải quyết, triển khai địa bàn,...
Do vậy, với mục tiêu định hướng kinh tế đã xác định, vì lợi ích của nhân
dân và tồn thể dân tộc, thành phần kinh tế nhà nước vẫn đảm đương và với tư
cách là chủ thể dẫn dắt các thành phần kinh tế khác. Mặt khác vẫn tuân thủ theo
nguyên tắc thị trường, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của kinh tế nhà nước những năm qua
đạt hiệu quả caovà tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.Số liệu
thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố năm 2020 cho thấy: Tuy chỉ
chiếm 0,4% trong tổng số doanh nghiệp cả nước nhưng doanh nghiệp nhà nước
huy động, thu hút vốn cho sản xuất, kinh doanh đạt 9,65 triệu tỷ đồng, doanh thu
cao nhất với 13,41 triệu tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 323,64 nghìn tỷ đồng
(chiếm tỉ lệ tương ứng là 24,8%, 56,7% và 36,1% của tồn bộ doanh nghiệp).
Trong khi đó, doanh nghiệp ngồi nhà nước chiếm 96% tổng số doanh nghiệp cả
nước nhưng chỉ thu hút được 22,25 triệu tỷ đồng vốn cho sản xuất, kinh doanh,
doanh thu đạt 3,41 triệu tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 190,36 nghìn tỷ đồng
(chiếm tỉ lệ tương ứng là 57,2%, 14,4% và 21,3%). Thu nhập bình quân tháng
cho một lao động của doanh nghiệp nhà nước đạt 12,56 triệu đồng, so với con số
7,87 triệu đồng ở doanh nghiệp ngoài nhà nước. Năm 2021, tổng doanh thu của
khối doanh nghiệp nhà nước vượt 43,3% kế hoạch, tăng 7,8% so với năm 2020;
lợi nhuận trước thuế vượt kế hoạch 41,7%, tăng 22,5% so với năm 2020, nộp
ngân sách chiếm 17 - 23% tổng thu ngân sách nhà nước.

Theo Ủy ban quản


lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) quản lý vốn kết quả kinh doanh
2022 tổng hợp 19 daonh nghiệp nhà nước, với tổng doanh thu ước đạt 1.123.334
tỷ đồng (133% so với năm 2021 bằng 114% kế hoạch). Trong số các doanh
nghiệp kể trên duy nhất có tập đồn điện lực Việt Nam (EVN) có lỗ đột biến (do
không được tăng giá điện). Năm 2022 tổng lợi nhuận thếu của 18 tập đồn, cơng
ty đạt 39.219 tỷ đồng (bằng 117 so với năm 2021, bằng 173 kế hoạch). Trong
đó, về lợi nhuận trước thuế có vượt kế hoạch 17/19 tập đoàn; hoàn thành và vượt
về kế hoạch doanh thu có 15/19 tổng cơng ty và tập đoàn; về nộp ngân sách nhà


12

nước có 16/19 tổng cơng ty, tập đồn hồn thành và vượt kế hoạch. Sau 4 năm
chuyển về CMSC quản lý vốn, có 125 dự án nhóm B, 41 dự án nhóm A đã được
phê duyệt/triển khai thực hiện/hồn thành đầu tư thuộc CMSC.
Thực hiện cổ phần hóa, thối vốn trong năm 2022 có 14 doanh nghiệp thực
hiện (8 cơng ty con và tổng cơng ty, 6 tập đồn) thu về cho nhà nước tổng giá trị
lên tới 23.003 tỷ đồng (gấp 1,56 lần giá trị sổ sách, thặng dư 8.254 tỷ đồng)
Sau cổ phần hóa các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, doanh
nghiệp có sản xuất kinh doanh cao đạt tới 90%, nộp ngân sách cùng với vốn
điều lệ tăng cao, ROE. Sau cổ phần hóa đạt 15,4% sau 3 năm.
Từ năm 1989 do yêu cầu của đổi mới, chúng ta đã có sự sắp xếp lại doanh
nghiệp nhà nước loại bỏ bớt các doanh nghiệp không mang lại hiệu quả cao. Thơng
qua đó, vốn ngân sách cấp cho các cơ sở doanh nghiệp tăng lên góp phần hiện đại
hóa đầu tư máy móc, đem lại hiệu quả lớn trong sản xuất kinh doanh.
2.2. Những hạn chế vướng mắc trong q trình phát triển
Vai trị tạo động lực thúc đẩy, mở đường, dẫn dắt các thành phần kinh tế
khác chưa phát triển rõ nét.Hạn chế trong năng lực đổi mới, sáng tạo đặc biệt
các ngành có khả năng dẫn dắt, cốt lõi, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, công nghệ số

trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; năng lượng sạch, các ngành năng lượng
mới, chứa đựng giá trị khoa học cao,...
Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng
với nguồn lực nắm giữ, còn một số doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, hay dự án kinh
doanh đạt hiệu quả thấp. Nguồn lực đầu tư của cá tổng công ty, doanh nghiệp
theo thống kê giai đoạn 2016 - 2020 giảm dần. Sự thiếu liên kết giữa các doanh
nghiệp nhà nước với nhau, môi trường thuận lợi cho đầu tư của các doanh
nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, chưa mang tính tồn diện trong cơ cấu
lại các doanh nghiệp nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước đối với hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. So sánh
hiệu quả hoạt động với các thành phần kinh tế khác trong điều kiện kinh tế nhà
nước nắm nguồn vốn khổng lồ thì thấy được cịn hạn chế nhiều chưa tương xứng
với tiềm năng. “Hiệu suất sinh lời trên tài sản (ROA) của khu vực DNNN năm


13

2017 là 2,2%, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình 2,9% tồn bộ khu vực
DN, thua xa so với mức 7% của khu vực FDI. Hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu (ROE) của khu vực doanh nghiệp nhà nước năm này là 11,4%, tuy cao hơn
mức 10% ROE bình quân các DN, song thấp hơn so với mức 18,1% của khu
vực FDI”2. Thơng qua đó có thể thấy doanh nghiệp nhà nước sử dụng nguồn vốn
chưa mang lại hiệu quả cao. Do đó, các doanh nghiệp cần phái cải thiện vấn đề
này trong những năm tiếp theo.
Hậu quả nghiêm trọng từ việc thất thoát nguồn vốn, hay vấn đề đầu tư
không mang lại hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước gây tác động xấu tới
nhiều lĩnh vực mà đặc biệt là ảnh hưởng tới lòng tin của nhân dân đối với
doanh nghiệp nhà nước. “Nhiều cán bộ cấp cao đã phải đưa ra xử lý trước
pháp luật, điển hình là: dự án mở rộng khu gang thép Thái Nguyên; xơ sợi
Đình Vũ; đạm Ninh Bình; đầu tư góp vốn vào ngân hàng của Tập đồn Dầu

khí…”3. Theo thống kê về báo cáo giám sát các doanh nghiệp nhà nước, ngồi
sự đóng góp đáng kể thì vẫn cịn nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua
lỗ kéo dài: “ Sau 6 tháng đầu năm 2019, tổng doanh thu của 136 DN 100%
vốn nhà nước là 344.944 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 29.869 tỷ đồng, nộp
ngân sách 37.377 tỷ đồng. Trong đó, có 124 đơn vị kinh doanh có lãi; 12 đơn vị
kinh doanh lỗ với tổng số lỗ hơn 720 tỷ đồng”4.
Công tác đổi mới doanh nghiệp chuyển biến còn chậm chưa theo kịp yêu
cầu biến động của thị trường. Công tác quản lý các mặt về đầu tư, tài chính, rủi
do, chống lãnh phí, thất thốt cịn lỏng lẻo. Chất lượng nguồn nhân lực chưa
cao, cịn nặng về hình thức.
2.3. Ngun nhân của những hạn chế, vướng mắc
Những hạn chế, yếu kém nêu trên của doanh nghiệp nhà nước do cả
nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.

2

Định vị lại vai trò của doanh nghiệp nhà nước. , ngày 05/02/2020.
Mười hai đại dự án thua lỗ nợ 20.000 tỷ đồng. , ngày 10/2/2020.
4
Báo cáo giám sát doanh nghiệp nhà nước: 12 trường hợp lỗ 720 tỷ đồng, 16 trường hợp cảnh báo về an toàn tài
chính. , ngày 12/02/2020.
3


14

Về nguyên nhân khách quan,chịu sự tác động của nền kinh tế thế giới
cùng với những hiểm họa đặc biệt là đại dịch Covid-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều
nguy cơ phức tạp. Trong sắp xếp, đổi mới của các doanh nghiệp nhà nước hầu
hết là các doanh nghiệp lớn gặp vướng mắc nhiều mặt đặc biệt là tài chính,

cơng tác triển khai trì trệ kéo dài.
Về nguyên nhân chủ quan, cơng tác tổ chức, triển khai thực hiện thể chế
hóa, các quy định chủ trương của Đảng còn tồn đọng nhiều bất cập đặc biệt chưa
gỡ được rào cản cũng như tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để các doanh
nghiệp có điều kiện đầu tư mở rộng kinh doanh đổi mới. Cơng tác tham mưu
cho Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ những giải pháp mang tính hiệu quả. Nhận
thức, trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu các doanh nghiệp nhà nước còn
hạn chế.
Tiểu kết
Trong những năm qua thành phần kinh tế nhà nước phát triển và đạt
được những thành tựu quan trọng, thực hiện các nhiệm vụ chính trị do Đảng,
nhà nước giao phó, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phịng, đóng góp
nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên còn những hạn chế,
vướng mắc nhất là vai trò trong tạo động lực, dẫn dắt, thúc đẩy các thành phần
kinh tế khác phát triển chưa thể hiện rõ nét. Do vậy, cần có những giải pháp
đồng bộ, quyết liệt để giải khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đó.
CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Đẩy mạnh việc huy động nguồn lực doanh nghiệp nhà nước tham
gia vào phát triển kinh tế - xã hội.
Xác định chủ trương biện pháp cụ thể đẩy nhanh việc quy hoạch phát triển
các lĩnh vực, ngành; gắn giữa phát triển các ngành, lĩnh vực với chiến lược phát
triển doanh nghiệp nhà nước từ đó phát huy tốt nguồn lực quan trọng của đất
nước. Xây dựng và hoàn thiện kế hoạch sản xuất phù hợp với kế hoạch, chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng đầu tư doanh nghiệp nhà nước phát triển


15


với trọng tâm vào tập đoàn kinh tế, tổng cổng ty. Chú trọng giao nhiệm vụ cho
doanh nghiệp nhà nước đầu tư nghiên cứu dự án phát triển bền vững về kinh tế xã hội đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa như: đầu tư hạ tầng giao
thông (cảng biển, cảng hàg không, đường cao tốc,...) hạ tầng ứng phó với khí hậu,
các ngun vật liệu phục vụ sản xuất (hóa dầu, luyện thép,..).
Xây dựng mối liên kết các doanh nghiệp nhà nớc với nhau, khuyến khích
trao đổi giao lưu và với các doanh nghiệp tư nhân nhằm thực hiện các dự án có
quy mơ lớn, mở rộng khơng gian kinh doanh, các bên đều có lợi.
Thu hút nguồn vốn đầu tư bằng việc nâng cao vai trị là nhà đầu tư Chính
phủ, vai trị của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Nâng cao
hiệu quả hoạt động sức kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước: Rà soát,
thiết lập hệ thống quản trị, tinh giảm bộ máy bảo đảm hoạt động hiệu quả. Đấu
tranh chống các biểu hiện “lợi ích nhóm”, các hành vi vi phạm pháp luật, lạm
dụng chức quyền “sân sau”, thao túng hoạt động của donh nghiệp nhà nước,
tham nhũng lãng phí, gây thiệt hại đến doanh nghiệp nhà nước.
Nâng cao giá trị sản phẩm, thương hiệu đủ sức cạnh tranh, xây dựng văn
hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh; tối ưu hóa các nguồn lực vốn, hạn chế
tối đa về chi phí, nâng cao giá trị hàng hóa, khẳng định vị thế của doanh nghiệp
nhà nước trên trường quốc tế và khu vực.
3.2. Đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước
Đẩy mạnh và thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt
trong việc sử dụng nguồn vốn tránh để thất thoát, tài sản nhà nước trong giai
đoạn sắp xếp, cổ phần hóa, thối vốn; có biện pháp xử lý nghiêm đối với các
doanh nghiệp thua lỗ, dự án đầu tư chậm, không mang lại hiệu quả, cạnh tranh
lợi ích nhóm, lơi kéo dụ dỗ hịng tư lợi cá nhân gầy thất thốt tài sản nhà nước.
Việc lợi dụng quyền hạn để giải quyết vấn đề cá nhân nhằm thu lợi.
Trong việc sắp xếp, cổ phần hóa, thối vốn nhà nước cần xác định rõ
trách nhiệm đối với từng cá nhân, tập thể có liên quan. Nghiêm khắc xử lý các
cá nhân đứng đầu doanh nghiệp, công ty người đại diện vốn tại các doanh



16

nghiệp nhà nước không nghiêm túc trong thực hiện, gây hậu quả xấu ảnh hưởng
tới nhà nước.
Khẩn trương triển khai thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp theo Quyết
định số 360/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đồn kinh tế,
tổng cơng ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025” và Quyết định số 22/2021/QĐTTg ngày 02 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Tiêu chí phân loại
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở
hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021 - 2025”.Định kỳ rà soát việc chấp
hành các quy định về đăng ký lưu ký, đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị
trường chứng khoán đối với các doanh nghiệp đa cổ phần hóa; kịp thời đề xuất
giải pháp phù hợp, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
3.3. Phát huy vai trò của tổ chức Đảng; coi trọng công tác kiểm tra,
thanh tra trong các doanh nghiệp nhà nước.
Phát huy vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng trong thực hiện nghiêm
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Giữ vững
nguyên tắ lãnh đạo của Đảng đặc biệt trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị.Quy
định rõ trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu tổ chức đảng trong doanh nghiệp
nhà nước khi để xảy ra thua lỗ, tổn thất, sai phạm trong hoạt động của doanh
nghiệp nhà nước. Thực hiện có hiệu quả cơng tác thanh kiểm tra, phịng chống
tham nhũng kịp thời phát hiện sớm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Tiểu kết
Trên đây là một số giải pháp cơ bản, xuất phát từ thực trạng phát
triểnkinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam. Trong quá trình thực hiện cần kết hợp chặt chẽ, phối hợp đồng bộ các
giải pháp trên, khơng được tuyệt đối hóa hay xem nhẹ bất kỳ một giải pháp nào.
Đểphát triểnkinh tế nhà nướchiện nay, cần có quyết tâm chính trị cao của bản
thân doanh nghiệp, đồng thời Nhà nước, Chính phủ có các biện pháp tích cực để
thúc đẩy kinh tế nhà nước phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.


17

Như vậy trong hơn 35 năm qua Đảng và nhà nước ta đã thực hiện nhiều
chủ trương biện pháp tích cực nhằm đổi mới và nâng cao hiêu quả hoạt động của
Kinh tế nhà nước. Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp và nền


18

kinh tế cịn có nhiều khó khăn gay gắt, kinh tế nhà nướcđã vượt qua nhiều thử
thách, đứng vững và khơng ngừng phát triển, góp phần quan trọng vào thành tựu
to lớn của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, đưa đất nước ta ra khỏi
khủng hoảng kinh tế xã hội, chuyển sang thời kỳ hiện đại hoá theo định hướngxã
hội chủ nghĩa. Mặc dù còn một số hạn chế bất cập nhưng kinh tế nhà nướcđã chi
phối tới các ngành, với sản phẩm và lĩnh vực thiết yếu ổn định kinh tế xã hội,
nâng cao hiệu quả hoạt động của đất nước. Đối với bản thân thông qua nghiên
cứu, đi sâu tìm hiểu về đề tài nói trên giúp ích trong việc nâng cao nhận thức
trong tư duy kinh tế, nâng cao hiểu biết cũng như quan niệm đúng đắn cũng như
vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước, từ đó xác định rõ nghĩa vụ,
trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa của
tổ quốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Đảng Cộng sản Việt Nam, 1986, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, Nxb CTQG, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ
quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (sửa đổi, bổ sung), Nxb CTQG, Hà Nội.



19

3. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021,Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, Nxb CTQG, Hà Nội.
4. Hội đồng Lý luận Trung ương chỉ đạo biên soạn, 2010,Giáo trình Kinh
tế Chính trị Mác -Lênin, Nxb CT QG, Hà Nội.
5. PGS.TS. Ngơ Tuấn Nghĩa (Chủ biên), 2021,Giáo trình Kinh tế Chính trị
Mác -Lênin,Nxb CTQG, Hà Nội.
6. Chính phủ, Nghị quyếtvề tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động
và huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đồn kinh
tế, tổng cơng ty trong phát triển kinh tế - xã hội, ngày12/5/2022.
7. Thời báo tài chính Việt Nam, 15/12/2022, Doanh thu năm 2022 của
19doanh nghiệp nhà nước vượt 33% nămngoái.https://thoi bao tai chinh viet
nam.vn/doanh-thu-nam-2022-cua-19-doanh-nghiep-nha-nuoc-vuot-33-namngoai-118737.html
8. Báo Điện tử Chính phủ, 01/04/2023, Bộ, ngành bàn giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, />


×