BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
NGUYỄN NGỌC SINH
QUẢN LÝ MỘT SỐ YẾU TỐ CỦA HỆ SINH THÁI ĐẤT
TRỒNG HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
Chuyên ngành: Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường
Mã số: 9.85.01.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ
TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh, 2023
Cơng trình được hồn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. LÊ QUỐC TUẤN
Người hướng dẫn khoa học 2: TS. NGUYỄN HỒNG HÀ
Phản biện 1: PGS. TS.
Phản biện 2: PGS. TS.
Phản biện 3: PGS. TS.
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại
Trường Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh
Vào lúc giờ
ngày tháng
năm 2023
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Trường Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh
- Thư viện Quốc gia Hà Nội
1
MỞ ĐẦU
Cây hồ tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L. thuộc họ
Piperaceae, phân lớp mộc lan, là loại cây cơng nghiệp nhiệt đới, có
giá trị thương mại và xuất khẩu cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho
người trồng trọt. Tại khu vực tỉnh Gia Lai năm 2019 có tổng diện
tích trồng hồ tiêu là 16.278 ha, trong đó diện tích hồ tiêu bị chết là
5.547 ha. Ngun nhân hồ tiêu chết một phần là do nông dân thường
canh tác theo tập quán, chưa được trang bị kiến thức cần thiết cho
sản xuất theo hướng bền vững đã tạo ra những nguy cơ tiềm tàng về
dịch hại, ảnh hưởng khơng ít đến chất lượng sản phẩm. Trong khi đó,
thị trường nhập khẩu địi hỏi chất lượng ngày càng khắt khe hơn. Vì
vậy, việc duy trì năng suất và chất lượng hồ tiêu là một thách thức
lớn. Luận án nhằm đúc kết những kinh nghiệm nghiên cứu khoa học
trước đây, đồng thời phân tích, đánh giá chất lượng đất, vai trị của
tuyến trùng trong đất trồng tiêu, từ đó đưa ra các giải pháp “Quản lý
một số yếu tố của hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia
Lai” góp phần phát triển hồ tiêu bền vững trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Mục đích
Luận án nghiên cứu, đánh giá hiện trạng canh tác hồ tiêu và xác
định các thuộc tính lý hóa của đất trồng hồ tiêu, phân bố tuyến trùng
trong đất trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đề xuất các giải
pháp quản lý một số yếu tố của hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu nhằm
hạn chế dịch bệnh trên cây tiêu, đem lại lợi ích mơi trường, lợi ích
kinh tế cho người trồng hồ tiêu, đảm bảo sức khỏe của người sản
xuất và người tiêu dùng góp phần phát triển bền vững vùng trồng hồ
tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Các kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa cao trong sản xuất
hồ tiêu hiện nay, đồng thời cung cấp tài liệu bổ sung cho giảng dạy
và nghiên cứu tiếp theo. Là cơ sở khoa học trong kiểm soát dịch hại
2
và ứng dụng việc quản lý một số yếu tố trong hệ sinh thái đất trồng
hồ tiêu nhằm hạn chế tác hại của chúng trong canh tác hồ tiêu bền
vững. Nâng cao chất lượng sản phẩm hồ tiêu đạt tiêu chí xuất khẩu
đồng thời ổn định nguồn thu nhập từ cây hồ tiêu cho nông dân và địa
phương vùng trồng hồ tiêu, giúp chính quyền địa phương các cấp
đưa ra được định hướng phát triển hồ tiêu bền vững trên địa bàn một
cách khả thi.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Điều kiện tự nhiên về địa bàn nghiên cứu
Gia Lai là một trong 5 tỉnh khu vực Bắc Tây Nguyên, diện tích tự
nhiên tồn tỉnh là 15.536,93 km2, có địa hình thuộc vùng cao nguyên,
chia thành 4 vùng: (i) vùng đồi núi cao; (ii) vùng cao nguyên; (iii)
vùng trung du và đồng bằng và (iv) vùng trũng. Khí hậu chia làm 2
mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10,
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, vùng Tây Trường Sơn có
lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng Đơng
Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm; nhiệt độ khơng khí trung bình
năm từ 22 0C đến 27 0C, khí hậu Gia Lai nhìn chung thích hợp cho
việc phát triển cây công nghiệp, kinh doanh tổng hợp nông lâm
nghiệp, chăn nuôi đại gia súc.
1.2. Đặc điểm và nguồn gốc cây hồ tiêu
Cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) là cây leo lâu năm thuộc họ
Piperaceae và là loại gia vị cay nồng. Cây hồ tiêu có nguồn gốc từ
các khu rừng gió mùa dọc theo bờ biển Malabar ở tây nam Ấn Độ
(Purseglove và cộng sự, 1981; De Waard, 1986). Theo một số báo
cáo khác thì mãi tới thế kỷ XVI hay XVII, hồ tiêu mới được du nhập
vào Việt Nam (Phan Hữu Trinh, 1988) nhưng sự phát triển và mở
rộng diện tích hồ tiêu chỉ mới thực sự bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ XIX.
3
1.3. Các loại dịch hại chính trên cây hồ tiêu
Sâu bệnh gây hại trên cây hồ tiêu ở Việt Nam được ghi nhận từ
những năm đầu thế kỷ 20, do bệnh thối gốc cây tiêu. Cơng trình
nghiên cứu của Barat (1952) tập trung nhiều vào biện pháp canh tác,
dù vậy ông đã tìm thấy một số vi sinh vật gây bệnh cho cây hồ tiêu
như Phytophthora sp., Pythium complectens, Fusarium solani var.
minus, Botryodiplodia theobromae, Gloeosporium sp., Pestalozzia
sp. và một số cơn trùng hại như Tricentrus subangulatus (Homoptera:
Membracidae), các lồi rệp sáp và rệp sáp giả bao gồm
Pseudococcus citri, Ferrisia virgata, Planococcus citri và Lophobaris
piperis. Theo Ngô Vĩnh Viễn (2007), trên hồ tiêu có 3 nhóm dịch hại
có ý nghĩa kinh tế và cần được quan tâm nghiên cứu giải quyết là: 1.
bệnh chết nhanh; 2. bệnh chết chậm; 3. bệnh virus. Tác giả cũng cho
rằng bệnh chết nhanh là nguyên nhân gây suy thoái vườn tiêu của
nhiều địa phương như Cam lộ (Quảng Trị), Chư Sê (Gia Lai), Xuân
Lộc (Đồng Nai), Phú Quốc (Kiên Giang). Về nguyên nhân gây bệnh
chết nhanh, tác giả cho rằng do hai nhóm Phytopthora và Pythium
gây ra bao gồm Phytopthora capsici, Phytopthora nicotianae,
Phytopthora cinnamomi và Pythium sp. Về bệnh chết chậm do tác
động cộng hưởng của nhiều tác nhân như: tuyến trùng, Fusarium,
Pythium, rệp sáp và mối.
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá hiện trạng canh tác, sử dụng phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật cho hồ tiêu của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
- Phân tích chất lượng đất trồng hồ tiêu trên địa bàn nghiên cứu
(thành phần cơ giới đất (cát, thịt, sét), pH, độ ẩm, hàm lượng chất
hữu cơ, hàm lượng Axit humic, hàm lượng Nitơ tổng số, hàm lượng
4
photpho tổng số), đánh giá ảnh hưởng của một số chỉ tiêu chất lượng
đất đến canh tác hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
- Phân tích mật số tuyến trùng trong đất trồng hồ tiêu trên địa bàn
nghiên cứu từ đó xác định thành phần quần xã tuyến trùng của hệ
sinh thái đất trồng hồ tiêu tại khu vực tỉnh Gia Lai;
- Phân tích mối tương quan giữa mật số tuyến trùng với P2O5 tổng
số và Nitơ tổng số của đất trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
- Xây dựng chỉ số sinh học Margalef và chỉ số bền vững sinh học
c - p (Bongers, 1998) của hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu từ đó xác
định sự đa dạng sinh học của tuyến trùng trong vùng đất trồng hồ
tiêu trên địa bàn tỉnh Gia lai;
- Đề xuất các giải pháp để quản lý một số yếu tố của hệ sinh thái
đất trồng hồ tiêu nhằm phát triển hồ tiêu bền vững trên địa bàn tỉnh
Gia Lai.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu
2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra phỏng vấn
Khảo sát hiện trạng canh tác hồ tiêu và tiến hành thu mẫu đất và
tuyến trùng trên địa bàn tỉnh Gia Lai (cụ thể tại 3 huyện sản xuất hồ
tiêu trọng điểm tỉnh Gia Lai: huyện Chư Sê, huyện Chư Prông và
huyện Đăk Đoa).
- Thời gian tiến hành khảo sát, phỏng vấn: từ tháng 02 năm 2015
đến tháng 10 năm 2016
- Đối tượng khảo sát là người dân tham gia canh tác hồ tiêu trên
địa bàn nghiên cứu (tổng số phiếu điều tra khảo sát là 400 phiếu).
2.2.3. Phương pháp phân tích mẫu đất
Tiến hành thu mẫu tại 3 huyện trồng hồ tiêu trọng điểm trên địa
bàn tỉnh Gia Lai (huyện Chư Sê, huyện Chư Prông và huyện Đăk
5
Đoa), mỗi huyện chọn 3 xã, mỗi xã chọn 3 vườn, mỗi vườn thu 3
mẫu, mỗi trụ tiêu tiến hành thu mẫu đất ở độ sâu 0 - 20 cm. Tổng số
lượng mẫu là 81 mẫu. Mẫu được lấy và bảo quản trong túi nhựa theo
TCVN 5297:1995. Xác định thành phần cơ giới đất theo phương
pháp pipet (TCVN 8567:2010), pH nước của đất trồng hồ tiêu
(TCVN 4402:198cơ, Axit humic của đất theo phương pháp WalkleyBlack (TCVN 8561:2010), Nitơ tổng số (TCVN 8557:2010), Phốt
pho tổng số (TCVN 8559:2010) và xác định hàm lượng chất hữu cơ
tổng số theo phương pháp Walkley Black (TCVN 8941:2011).
2.2.4. Phương pháp xử lý mẫu tuyến trùng
Phương pháp xử lý mẫu tuyến trùng được thực hiện theo QCVN
01-180:2014/BNNPTNT.
2.2.5. Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 13.0 để phân tích mơ hình hồi
quy tuyến tính (linear):
f(x) = ax + b
và phương trình hồi quy bậc 2 (quadratic):
f(x) = ax2 + bx + c (với a ≠ 0)
phân tích mối tương quan giữa mật số tuyến trùng với P2O5 tổng
số và Ni tơ tổng số của đất trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Trong đó P2O5 tổng số và Ni tơ tổng số là biến độc lập và mật số
tuyến trùng là biến phụ thuộc (f(x)).
2.2.6. Xây dựng các chỉ số sinh thái
Chỉ số đa dạng Margalef (d)
D = (S - 1) / (logeN)
Trong đó: S = Tổng số lồi; N = Tổng số cá thể trong một mẫu.
Chỉ số bền vững sinh học c – p (Bongers, 1998)
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
6
3.1. Hiện trạng canh tác hồ tiêu tại khu vực tỉnh Gia Lai
3.1.1. Giống tiêu đang được trồng phổ biến tại khu vực nghiên
cứu
Kết quả điều tra cho thấy 2 giống tiêu đang được sử dụng phổ
biến tại khu vực nghiên cứu là giống tiêu Vĩnh Linh và tiêu Lộc
Ninh. Tại khu vực huyện Chư Sê và Chư Prông là 2 huyện tiên
phong trong lĩnh vực trồng hồ tiêu của khu vực tỉnh Gia lai, nên
trong giai đoạn mới bắt đầu các nông hộ trồng thử nghiệm trên nhiều
giống hồ tiêu khác nhau rồi sau đó mới đúc kết lại và chọn giống hồ
tiêu phù hợp nhất với địa phương, huyện Đăk Đoa mới trồng hồ tiêu
trong những năm gần đây, vì vậy người dân rút kinh nghiệm từ
những vùng trồng hồ tiêu khác nên đa số chọn 2 giống tiêu phù hợp
nhất với khu vực đó là giống tiêu Vĩnh Linh và tiêu Lộc Ninh.
3.1.2. Sử dụng trụ cho cây tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai
% 100
82%
80
trụ sống
trụ gỗ
trụ bê tông
60
51 %
40
20
49 %
39 %
14 %
4%
10 %
36 %
15%
0
Đak Đoa
Chư Prơng
Chư Sê
huyện
Hình 3.1. Trụ tiêu được sử dụng tại các khu vực trồng hồ tiêu trọng
điểm trên địa bàn tỉnh Gia Lai, năm 2016
Kết quả điều tra cho thấy, tại khu vực huyện Đăk Đoa có tỷ lệ
diện tích trồng hồ tiêu sử dụng trụ gỗ thấp nhất. Trong khi đó huyện
Chư Sê và Chư Prơng có sự khác biệt so với huyện Đắc Đoa, trụ gỗ
7
được sử dụng cho cây tiêu chiếm tỷ lệ cao hơn (dao động từ 39% đến
49%) và phần lớn là tận dụng những trụ gỗ được canh tác trước đây,
hồ tiêu trồng trên cây trụ sống chỉ chiếm khoảng 10% đến 15% hộ
điều tra.Trên thực tế việc sử dụng hợp lý cây trụ sống trong canh tác
hồ tiêu là một trong những giải pháp quan trọng góp phần tạo ra một
hệ sinh thái thích hợp cho cây hồ tiêu sinh trưởng, phát triển. Đồng
thời hệ thống cây trụ sống còn giúp bảo vệ vườn tiêu canh tác ổn
định trước những ảnh hưởng cực đoan của biến đổi khí hậu.
3.1.3. Hiện trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
Kết quả điều tra cho thấy có đến 50% nơng hộ sử dụng phân hóa
học làm loại phân bón chính cho cây hồ tiêu, 15% nông hộ sử dụng
phân chuồng (phân bị và phân gà) làm loại phân chính bón cho cây
hồ tiêu. Bên cạnh phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh cũng được nhiều
nông hộ trồng hồ tiêu thường xuyên sử dụng chiếm 35%, đặc biệt là
các nông hộ khơng có điều kiện bón phân chuồng (vì sử dụng phân
chuồng chi phí cao hơn so với phân hữu cơ vi sinh).
Theo kết quả điều tra có 100% hộ nơng dân trồng hồ tiêu trên địa
bàn tỉnh Gia Lai đều sử dụng thuốc BVTV cho cây hồ tiêu. Trong đó
bao gồm thuốc trừ cỏ, thuốc trị nấm, trị rệp sáp, tuyến trùng, thán thư
và có rất nhiều thương phẩm thuốc BVTV được sử dụng cho cây hồ
tiêu tại khu vực nghiên cứu
Bảng 3.1. Danh mục thuốc BVTV được sử dụng cho hồ tiêu trên địa
bàn tỉnh Gia Lai, năm 2016
Tên thương
Trừ bệnh, sâu,
STT
Hoạt chất
phẩm
cỏ, tuyến trùng
1.
Ridomil Gold 68 Metalaxyl
+ Chết nhanh
WG
Mancozeb
2.
Nokaph 10GR
Ethoprophos
Tuyến trùng
3.
Tervigo 020SC
Abamectin
Tuyến trùng
4.
Manozeb 80 WP Mancozeb
Chết nhanh
5.
Amistar Top 325 Azoxystrobin
+ Thán thư
8
STT
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
Tên thương
phẩm
SC
Carbenzim 500
FL
Poner 40SP
Dosay 45 WP
Hoạt chất
Trừ bệnh, sâu,
cỏ, tuyến trùng
Difenoconazole
Carbendazim
Thán thư
Streptomycin sulfate
Copper Oxychloride +
Cymoxanil + Zineb
Isacop 65.2WG Copper Oxychloride
Agrifos - 400
Phosphorous Acid
Anvil 5 SC
Hexaconazole
Bassa 50 EC
Fenobucarb
Bini-58 40 EC
Dimethoate
Supertac 500EC Chlorpyrifos Ethyl +
Alpha-cypermethrin
Dragon 585 EC Chlorpyrifos Ethyl +
Cypermethrin
Diaphos 50EC
Diazinon
Diophos 666EC Chlorpyrifos ethyl +
Deltamethrin
+
Quinalphos
Bop 600EC
Carbosulfan
+
Chlorpyrifos Ethyl
Diazan 40EC, Diazinon
50EC
Comite(R)
73 Propargite
EC
Sairifos 585EC
Chlorpyrifos Ethyl +
Cypermethrin
GA3
Super Gibberellic acid
100SP, 200 WP
Gramoxone 20 Paraquat
SL
Trị bệnh
Trị bệnh
Trị bệnh
Trị bệnh
Rỉ sắt
Bọ xít, rệp sáp
Rệp sáp
Trừ sâu, rệp sáp
Trừ sâu, rệp sáp
Trừ sâu
Trừ sâu
Trừ sâu
Trừ sâu
Trừ rầy
Trừ rầy
Kích thích
Trừ cỏ
Trong 23 thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai,
có 5 loại thuốc BVTV có chứa hoạt chất Chlorpyrifos ethyl đó là
9
Supertac 500EC, Bop 600EC, Diophos 666EC, Dragon 585 EC,
Sairifos 585EC. Theo Thông tư 10/2019/TT-BNNPTNT của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về danh mục thuốc bảo vệ thực
vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam thì các thuốc bảo
vệ thực vật chứa hoạt chất Chlorpyrifos ethyl và Fipronil chỉ được
sản xuất, nhập khẩu đến ngày 12/2/2020; chỉ được buôn bán sử dụng
đến ngày 12/02/2021. Việc các loại thuốc bảo vệ thực vật đã bị hạn
chế hoặc cấm sử dụng tại Việt Nam nhưng trong danh mục vẫn còn
nguyên nhân là vào thời điểm điều tra (năm 2016) các loại thuốc này
chưa được công bố hạn chế hoặc cấm sử dụng. Vì vậy, để bảo vệ sức
khỏe con người, hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu và mơi trường cần phải
có những giải pháp để tăng cường cơng tác quản lý, kiểm sốt chất
lượng sản phẩm, hàng hóa, đồng thời tuyên truyền, khuyến cáo
người dân quan tâm, có trách nhiệm trong việc kiểm sốt, quản lý
lượng hóa chất, tồn dư thuốc BVTV để nâng cao chất lượng, giá trị
sản phẩm của hồ tiêu, sức khỏe của cộng đồng và mơi trường.
3.1.4. Tình hình gây hại của một số sâu, bệnh hại chính trên cây
hồ tiêu tại khu vực tỉnh Gia Lai
Kết quả điều tra 400 vườn trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia lai
cho thấy, có 1 loại sâu hại và 05 loại bệnh gây hại chủ yếu làm ảnh
hưởng đến năng suất hồ tiêu trên địa bàn nghiên cứu, đó là rệp sáp,
bệnh vàng lá chết nhanh, vàng lá chết chậm, bệnh do vi rút, bệnh
thán thư và bệnh nấm hồng. Các đối tượng dịch hại trên thường
xuyên xuất hiện gây hại trên đồng ruộng. Riêng bệnh vàng chết
nhanh và vàng lá chết chậm là hai đối tượng nguy hiểm nhất, chiếm
tỷ lệ cao nhất, gây hại phổ biến ở tất cả các vùng trồng hồ tiêu.
10
% 70
62 %
60
50
42 %
40
30 %
30
28 %
26 %
19 %
20
10
0
chết chậm
chết nhanh
bệnh do vi rút
thán thư
nấm hồng
rệp sáp
Hình 3.2. Tỷ lệ vườn trồng hồ tiêu bị sâu, bệnh tại các huyện trồng
hồ tiêu trọng điểm trên địa bàn tỉnh Gia Lai, năm 2016
Số vườn bị nhiễm bệnh vàng lá chết chậm chiếm tỷ lệ cao nhất
(62%) sau đó đến bệnh vàng lá chết nhanh (42%), đây là một trong
những bệnh nguy hiểm nhất và rất khó phịng trừ. Theo Nguyễn
Tăng Tơn (2005) cho rằng bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora
capsici là bệnh quan trọng nhất hiện nay trên cây tiêu ở Việt Nam.
Ngồi ra, cịn có một số vi sinh vật gây bệnh khác như Fusarium
spp., Pythium sp., Rhizoctonia solani cũng là các tác nhân quan
trọng. Ngoài ra việc gia tăng diện tích trồng hồ tiêu q nhanh, phát
triển khơng theo quy hoạch, không chú trọng đến việc cải tạo đất,
không xử lý mầm bệnh, trồng một cách tạm bợ không được chăm sóc
theo đúng quy trình kỹ thuật, giống tiêu khơng rõ nguồn gốc, khơng
sạch bệnh,… làm cho tình hình sâu, bệnh hại trên cây hồ tiêu ngày
càng phát triển mạnh, làm chết hàng loạt tại các vườn tiêu, thiệt hại
lớn cho bà con nông dân trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
3.2. Chất lượng đất trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai
3.2.1. Thành phần cơ giới đất của đất trồng hồ tiêu trên địa bàn
tỉnh Gia Lai
11
%
60
50
40
58.01 %
48.14
48.79
%
36.6
%
Đất xét
Đất thịt
Đất cát
%
35.15
%
31.12
30
20
15.87
%
16.06
%
%
10.87
10
%
0
Đăk Đoa
Chư Prơng
Chư Sê
huyện
Hình 3.3. Thành phần cơ giới đất của đất trồng hồ tiêu tại khu vực
nghiên cứu, năm 2016.
Dựa trên tam giác phân loại đất của Tổ chức Nông lương thế giới
(FAO) (Blume, 1989). Trên địa bàn tỉnh Gia Lai đất trồng cây hồ
tiêu chủ yếu là đất đỏ bazan, có độ dốc cao, thành phần cơ giới của
đất có tỷ lệ đất thịt và sét cao. Kết quả tham chiếu tam giác kết cấu
đất cho thấy đất trồng cây hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai thuộc
nhóm đất sét pha limon (silty clay), đất rất mịn, ít sạn, rất dính và
dẻo khi ướt, có khả năng giữ nước tốt, tạo thành những địn lạp rất
rắn khi khơ. Tuy nhiên, khi mùa mưa nếu nước quá nhiều và kéo dài
sẽ dẫn đến tình trạng cây không sử dụng hết nước làm ảnh hưởng
đến sự phát triển của rễ cây hồ tiêu.
3.2.2. pH của đất trồng hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu
Kết quả phân tích cho thấy giá trị pH của đất tại khu vực nghiên
cứu dao động từ pH 4,3 đến pH 5,8. Căn cứ theo TCVN 7377:2004
chất lượng đất - Giá trị chỉ thị pH trong đất Việt Nam cho thấy đất
canh tác hồ tiêu khu vực tỉnh Gia Lai ở mức trung bình, từ ít chua
đến trung tính, vì vậy rất phù hợp cho sự phát triển của hồ tiêu. Theo
Ngô Vĩnh Viễn và cộng sự (2003) cho thấy độ pH của đất có ảnh
hưởng nhiều đến sự phát triển của nấm bệnh trên cây tiêu. Vì vậy,
12
trong phòng trừ bệnh trên cây tiêu, cần chú ý đến ảnh hưởng của độ
pH đất để tạo môi trường phù hợp với cây tiêu và hạn chế sự phát
triển của bệnh trên cây hồ tiêu.
5.75
6
5.24
5.28
5.21
5
4.95
4.67
4.44
4.36
pH
4
2
0
la Băng
la Bia
Chư Prong
la Đrăng
la Biang
la Tiêm
Chư Sê
TT Chư Sê
Hải Yang
Nam Yang
Tân Bình
Đăk Đoa
Hình 3.4. pH của đất trồng hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu, năm 2016
3.2.3. Thành phần dinh dưỡng đất
Hình 3.5. Thành phần dinh dưỡng đất trồng hồ tiêu tại khu vực
nghiên cứu, năm 2016
Kết quả phân tích hàm lượng Nitơ tổng số của đất trồng hồ tiêu
tại khu vực nghiên cứu đạt giá trị thấp nhất là 0,1% tại khu vực xã Ia
Tiêm và giá trị cao nhất 0,67% tại xã Nam Yang. Vì khu vực trồng
cây hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai thuộc nhóm đất đỏ vì vậy theo
TCVN 7373:2004 về Chất lượng đất - Giá trị chỉ thị về hàm lượng
13
Nitơ tổng số trong đất Việt Nam, với hàm lượng N tổng số dao động
từ 0,065 - 0,530% và trung bình là 0,17%, như vậy kết quả phân tích
cho thấy hàm lượng N tổng số của đất trồng hồ tiêu tại khu vực
nghiên cứu ở mức trung bình. Hàm lượng P tổng số dao động từ 0,3 1,35%. Căn cứ TCVN 7374: 2004 về Chất lượng đất - Giá trị chỉ thị
về hàm lượng phốt pho tổng số trong đất Việt Nam (với hàm lượng P
tổng số dao động từ 0,02% - 1% và trung bình là 0,15%) cho thấy
hàm lượng P tổng số tại khu vực nghiên cứu đa số ở mức trung bình,
riêng khu vực xã Nam Yang có hàm lượng phốt pho tổng số cao hơn
TCVN 7374:2004.
3.2.4. Hàm lượng chất hữu cơ
Kết quả phân tích cho thấy thành phần cacbon hữu cơ tổng số dao
động 2,88% đến 3,97%. Căn cứ TCVN 7376: 2004 về Chất lượng
đất - Giá trị chỉ thị về hàm lượng cacbon hữu cơ tổng số trong đất
Việt Nam, hàm lượng chất hữu cơ tổng số trong đất trồng hồ tiêu tại
khu vực xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê có hàm lượng thấp hơn mức
trung bình. Trong khi đó các khu vực khác trên địa bàn nghiên cứu
chất hữu cơ trong đất trồng hồ tiêu đa số cao hơn mức trung bình,
đây là nguồn cung cấp thức ăn thường xuyên vừa là kho dự trữ dinh
dưỡng lâu dài của cây trồng cũng như vi sinh vật đất.
3.3. Khu hệ tuyến trùng trên đất trồng hồ tiêu tại địa bàn nghiên
cứu
Kết quả phân tích thành phần quần xã tuyến trùng của hệ sinh thái
đất trồng hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu, đã xác định được 26 giống
tuyến trùng thuộc 17 họ và 7 bộ khác nhau (Bảng 3.2). Trong đó bộ
Tylenchida xuất hiện ở tất cả các điểm với mật độ cao của 3 họ
Heteroderidae, Tylenchidae và Hoplolaimidae là các nhóm ký sinh
thực vật chủ yếu.
14
Bảng 3.2. Thành phần quần xã tuyến trùng trong đất trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai
TT
Bộ
Họ
Giống
(theo kiểu dinh dưỡng)
Đắc Đoa
Ghi chú: xuất hiện (+)
Chư Sê
Nam
Hải
Tân
Yang
Yang
Bình
Chư Prơng
Ia
Chư
Ia
Ia
Ia
Blang
Sê
Bang
Đrăng
Bia
+
+
+
+
+
+
+
+
+
Ia Tiêm
Ăn vi khuẩn
1
Rhabditida
Cephalobidae
Eucephalobus sp.
+
+
2
Cephalobus sp.
+
3
Heterocephalobus sp.
+
4
Alaimidae
Megadorus sp.
5
Rhabditida
Panagrolaimidae
Panagrolaimus sp.
6
Araeolaimida
Leptolaimidae
Paraplectonema sp.
7
Tylenchida
Tylenchulidae
Paramphidelus sp.
+
8
Enoplida
Prismatolaida
Prismatolaimus sp.
+
+
+
+
+
+
Ăn nấm
9
Aphelenchida
10
11
Tylenchida
Aphelenchoididae
Aphelenchoides sp.
+
+
Aphelenchidae
Aphelenchus sp.
+
+
Tylenchidae
Filenchus sp.
+
+
12
+
+
+
+
+
+
+
Ecphyadophoroides sp.
+
+
+
+
+
+
+
+
Ăn thịt
13
14
Monochida
Molochulidae
Actus sp.
Itonchus sp.
+
+
+
+
+
15
Đắc Đoa
TT
Bộ
Họ
15
Giống
(theo kiểu dinh dưỡng)
Molonchulus sp.
16
Aphelenchida
Seinuridae
17
Dorylaimida
Aporcelaimidae
Chư Sê
Nam
Hải
Tân
Yang
Yang
Bình
Ia Tiêm
+
Chư Prơng
Ia
Chư
Ia
Ia
Ia
Blang
Sê
Bang
Đrăng
Bia
+
Aprutides sp.
+
+
Ăn tạp
18
Aporcelaimellus sp.
+
+
Crocodorylaimus sp.
+
+
+
+
Ký sinh thực vật
19
Tylenchida
20
Pratylenchidae
Hirschmanniella sp.
Tylenchidae
Psilenchus sp.
21
+
+
Tylenchulus sp.
22
Heteroderidae
Meloidogyne sp.
+
23
Hoplolaimidae
Helicotylenchus sp.
+
Hoplolaimus sp.
+
24
25
26
Dorylairida
Pratylenchidae
Pratylenchus sp.
Longidoridae
Longidorus sp.
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
16
Hệ sinh thái đất ở cả 3 vùng nghiên cứu đều có sự hiện diện cao
của họ Tylenchidae (c – p = 2) với hơn 87%, mà chủ yếu là nhóm ăn
nấm thuộc giống Filenchus. Kế đến là nhóm tuyến trùng ký sinh thực
vật cũng thuộc họ Tylenchidae, các loài Psilenchus sp. và nhóm
Longidoridea, lồi Longidorus sp. Sự hiện diện của các nhóm tuyến
trùng ký sinh thực vật trong vùng nghiên cứu với mật độ cao được
xem là nguy cơ gây bệnh cho cây tiêu.
Bảng 3.2 cũng cho thấy các giống tuyến trùng cơ hội thuộc nhóm
ăn vi khuẩn bao gồm 8 giống (Eucephalobus sp., Cephalobus sp.,
Heterocephalobus sp., Megadorus sp., Panagrolaimus sp.,
Paraplectonema sp., Paramphidelus sp., Prismatolaimus sp.) đã
được tìm thấy tại khu vực nghiên cứu, trong đó, giống
Panagrolaimus sp. xuất hiện khá phổ biến tại khu vực có mật số
tuyến trùng cao như Nam Yang (Đắc Đoa), Ia Tiêm (Chư Sê) và Ia
Bia (Chư Prông).
3.4. Mối tương quan giữa tuyến trùng và môi trường đất canh tác
hồ tiêu
3.4.1. Mối tương quan giữa tuyến trùng, hàm lượng chất hữu cơ
và Axit humic
Bảng 3.2 cho thấy, tuyến trùng tồn tại trong điều kiện khá khắc
nghiệt của môi trường như pH thấp và hàm lượng chất dinh dưỡng
không cao. Điều này cho thấy trong trường hợp môi trường đất
không đảm bảo dinh dưỡng thì tuyến trùng phát triển và gây ảnh
hưởng đến cây tiêu một cách nhanh chóng. Trong trường hợp này,
cây lại khơng có đủ dinh dưỡng cho các hoạt động trao đổi chất,
cũng như tăng trưởng đủ mạnh chống lại các tác nhân gây bệnh của
môi trường, điều này được thể hiện rõ nhất tại các vườn tiêu khu vực
xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê. Bên cạnh đó Bảng 3.2 cho thấy các vườn
tiêu tại khu vực xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê có sự hiện diện của nhiều
tuyến trùng ký sinh thực vật như Psilenchus sp., Tylenchulus sp.,
17
Meloidogyne sp., Helicotylenchus sp., Pratylenchus sp., Longidorus
sp. và những tuyến trùng này là một trong những tác nhân góp phần
cho việc tàn lụi của cây tiêu nhanh hơn so với trong điều kiện bình
thường.
Bảng 3.3. Mối tương quan giữa tuyến trùng trong đất và chất lượng
đất trồng hồ tiêu (hàm lượng chất hữu cơ và humic)
Mật số tuyến
Chất
Axit
STT
Vùng nghiên cứu
trùng (cá
hữu cơ
humic
thể/100g đất)
(%)
(%)
01 Nam Yang, Đắc Đoa
1799
6,83
1,89
02 Hải Yang, Đắc Đoa
335
6,57
1,18
03 Tân Bình, Đắc Đoa
1182
6,61
1,41
04 Ia Tiêm, Chư Sê
3258
4,96
1,00
05 Ia Blang, Chư Sê
918
5,95
1,32
06 TT Chư Sê, Chư Sê
256
5,23
2,39
07 Ia Băng, Chư Prông
572
6,7
1.73
08 Ia Đrăng, Chư Prông
396
5,54
0.93
09 Ia Bia, Chư Prông
1422
5,21
0.72
3.4.2. Mối tương quan giữa mật số tuyến trùng và thành phần
dinh dưỡng của đất (Nitơ tổng số và P2O5 tổng số)
Bảng 3.4. Kết quả thống kê hồi quy giữa mật số tuyến trùng và P2O5
tổng số
Tóm tắt mơ hình
Ước lượng tham số
Phương
trình
R2
F df1 df2 Sig. Hằng số
b1
b2
Hồi quy
.103 .801 1 7 .400 1979.277 -1076.506
uyến tính
Hồi quy
.746 8.827 2 6 .016 6004.706 -12003.235 6615.354
bậc 2
Biến độc lập là P2O5 tổng số
18
Hình 3.6. Mơ hình hồi quy giữa mật số tuyến trùng và P2O5 tổng số
Kết quả thống kê (Bảng 3.4 và Hình 3.6) cho thấy, mơ hình hồi
quy bậc 2 (quadratic) phù hợp hơn mơ hình hồi quy tuyến tính
(linear) vì có sig. = 0.016 < 0.05 với P2O5 tổng số là biến độc lập và
mật số tuyến trùng là biến phụ thuộc. Phương trình hồi quy bậc 2 có
dạng như sau:
Mật số tuyến trùng = 6615.354 (P2O5 tổng số)2 – 12003.235 (P2O5
tổng số) + 6004.706
Mơ hình có mức ý nghĩa R2 = 74.6% cho thấy mơ hình khá tốt để
thể hiện mối tương quan giữa mật số tuyến trùng và P2O5 tổng số. Đồ
thị tương quan đạt cực tiểu tại điểm có giá trị (0.9,560), nghĩa là tại
nơi có P2O5 tổng số là 0.9% và mật số tuyến trùng là 560 cá thể/100
g đất. Khi P2O5 tổng số trong đất tăng dần đến 0.9% thì mật số tuyến
trùng giảm dần, nhưng khi P2O5 tổng số từ 0.9% tăng dần thì mật số
tuyến trùng cũng tăng theo. Điều này chứng tỏ để kiểm soát mật số
tuyến trùng trong đất trồng hồ tiêu ở mức thấp nhất thì cần bón một
lượng phân lân vừa đủ (P2O5 tổng số ở khoảng 0.9%). Khi đất nghèo
dinh dưỡng hoặc quá thừa dinh dưỡng, đặc biệt làm hàm lượng P2O5
tổng số thì cũng tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến trùng phát triển.
19
Bảng 3.5. Kết quả thống kê hồi quy giữa mật số tuyến trùng và Ni tơ
tổng số
Tóm tắt mơ hình
Ước lượng tham số
Phương
2
trình
R
F df1 df2 Sig. Hằng số
b1
b2
Tuyến
.015 .103 1 7 .757 986.158 657.592
tính
Bậc 2
.477 2.739 2 6 .143 4256.432 -26180.819 33643.850
Biến độc lập là Nitrogen tổng số
Hình 3.7. Mơ hình hồi quy giữa mật số tuyến trùng và Nitơ tổng số
Tuy nhiên, kết quả thống kê (Bảng 3.5 và Hình 3.7) cho thấy cả 2
mơ hình hồi quy tuyến tính (linear) và hồi quy bậc 2 (quadratic) đều
khơng phù hợp với tập dữ liệu với nitơ tổng số là biến độc lập và mật
số tuyến trùng là biến phụ thuộc, vì giá trị sig. lần lượt là 0.757 và
0.143 đều lớn hơn 0.05. Điều này cho thấy, mật số tuyến trùng không
phụ thuộc vào nitơ tổng số trong đất.
20
3.5. Xây dựng chỉ số sinh học và tương quan sinh thái tuyến
trùng
Từ dữ liệu sinh học các giống tuyến trùng thu được ở trên (Bảng
3.2), tiến hành phân nhóm c - p, thiết lập mơ hình tam giác sinh thái
(c - p triangle) để đánh giá chất lượng môi trường đất trồng hồ tiêu
tại Gia Lai.
Phân nhóm c - p
Căn cứ vào giá trị c - p của các họ tuyến trùng nước ngọt và ở cạn
theo đề xuất của Bongers (1998), tất cả 17 họ tuyến trùng tại khu vực
nghiên cứu đều được đưa vào để tính chỉ số c - p (Bảng 3.2).
Bảng 3.6. Phân nhóm chỉ số bền vững sinh học c – p của tuyến trùng
trong môi trường đất tại Gia Lai
STT
Họ tuyến trùng
Chỉ số c - p
1
Cephalobidae
2
2
Alaimidae
4
3
Panagrolaimidae
1
4
Leptolaimidae
2
5
Tylenchulidae
2
6
Prismatolaida
3
7
Aphelenchoididae
2
8
Aphelenchidae
2
9
Tylenchidae
2
10
Molochulidae
5
11
Seinuridae
5
12
Aporcelaimidae
5
13
Pratylenchidae
2
14
Heteroderidae
3
15
Hoplolaimidae
3
16
Pratylenchidae
2
Longidoridae
17
5
Việc xây dựng chỉ số sinh học dựa vào chỉ số đa dạng sinh học
Margalef và chỉ số bền vững sinh học c-p (Bongers, 1998, 1999). Kết
21
quả phân tích và xây dựng chỉ số sinh học tuyến trùng được trình bày
qua Bảng 3.8. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự đa dạng sinh học của
tuyến trùng trong vùng đất nghiên cứu ở mức trung bình. Tuy nhiên,
tại Chư Sê có sự đa dạng sinh học cao của tuyến trùng trong môi
trường đất.
Bảng 3.7. Chỉ số đa dạng sinh học và chỉ số bền vững sinh học
Nam
Hải
Yang Yang
Chỉ số ĐDSH
Tân
Ia
Ia
Ia
Ia
Chư
Ia
Băng Đrăng Pia Blang Tiêm
Bình
0.5 1.93
Sê
1.87
1.03
0.99
0.31
1.32
1.73
2.16
%c-p=1
8
14
0
8
0
9
0
0
9
%c-p=2
42
43
67
33
67
36
67
67
36
% c - p = 3–5
50
43
33
58
33
55
33
33
55
Dựa vào Bảng 3.7 có thể xây dựng được tam giác sinh thái để
biểu diễn mối tương quan giữa tính bền vững sinh học của tuyến
trùng và mơi trường đất trong vùng canh tác hồ tiêu tại tỉnh Gia Lai
(Hình 3.8).
Hình 3.8. Mơ hình tam giác sinh thái đánh giá chất lượng môi trường
đất canh tác hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu
22
Từ kết quả thể hiện trong tam giác sinh thái cho thấy thành phần
tuyến trùng có chỉ số c – p = 3 đến 5 chiếm ưu thế trong môi trường
canh tác, nhóm c – p = 1 chiếm tỷ lệ thấp. Điều này chứng tỏ môi
trường đất tại vùng trồng hồ tiêu tỉnh Gia Lai có tính ổn định.
3.6. Đề xuất giải pháp quản lý một số yếu tố của hệ sinh thái đất
trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Từ kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ luận án kết hợp với điều
kiện thổ nhưỡng, khí hậu tỉnh Gia Lai, cùng với các giải pháp chung
của Tỉnh Gia Lai và kế thừa một số nghiên cứu trước như Karlen và
cộng sự (2019), MacEwan và cộng sự (2010), Hazelton và Murphy
(2007), chúng tôi đi đến xây dựng và đề xuất những giải pháp quản
lý một số yếu tố của hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu phù hợp với điều
kiện thổ nhưỡng, khí hậu tỉnh Gia Lai
Hình 3.17. Sơ đồ quản lý một số yếu tố hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu
tỉnh Gia Lai
3.6.1. Giải pháp kỹ thuật
- Xử lý đất trồng hồ tiêu
- Chọn giống tiêu
23
- Dinh dưỡng cho vườn tiêu
- Biện pháp quản lý dịch hại hồ tiêu.
3.6.2. Giải pháp quản lý
- Quản lý đất trồng hồ tiêu
- Quản lý nguồn nước tưới
- Tăng cường công tác quản lý của các cơ quan chức năng
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kết quả điều tra khảo sát cho thấy hiện trạng canh tác hồ tiêu của
người dân trong vùng nghiên cứu với diện tích và quy mô khá lớn
nhưng chủ yếu là tự phát và không tuân theo quy hoạch. Các giống
tiêu được lựa chọn chủ yếu theo kinh nghiệm trong dân. Hồ tiêu bị
chết trên địa bàn nghiên cứu phụ thuộc vào 05 loại bệnh gây hại chủ
yếu và 01 loại sâu hại làm ảnh hưởng đến năng suất hồ tiêu, đó là
bệnh vàng lá chết nhanh, vàng lá chết chậm, bệnh tiêu vi rút, bệnh
thán thư, bệnh nấm và rệp sáp.
Mối tương quan giữa mật số tuyến trùng và P2O5 tổng số xác định
được mơ hình hồi quy bậc 2 (quadratic) phù hợp hơn mơ hình hồi
quy tuyến tính (linear).
Kết quả phân tích và xây dựng chỉ số đa dạng sinh học của tuyến
trùng trong vùng đất nghiên cứu ở mức trung bình (dao động từ 0,31
đến 1,93). Riêng tại huyện Chư Sê có chỉ số đa dạng sinh học của
tuyến trùng trong môi trường đất trồng hồ tiêu cao (2,16). Kết quả
thể hiện trong tam giác sinh thái cho thấy thành phần tuyến trùng có
chỉ số c – p = 3 đến 5 chiếm ưu thế trong mơi trường canh tác, nhóm
c – p = 1 chiếm tỷ lệ thấp. Điều này chứng tỏ môi trường đất tại vùng
trồng hồ tiêu tỉnh Gia Lai đa số có tính ổn định, riêng tại khu vực
huyện Chư Sê môi trường đất đang chịu áp lực của hoá chất được sử
dụng trong vùng canh tác.