Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Tiểu luận môn ngôn ngữ truyền thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.87 MB, 118 trang )

Nhóm Sinh viên lớp PR37A2
Học viện Báo chí và Tun truyền

MỤC LỤC
I, Giới thiệu về công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk:
1, Tổng quan về Vinamilk:
2, Phân tích doanh nghiệp theo mơ hình SWOT

4
4
5

II, Giới thiệu về chiến dịch Vinamilk 40 năm – Vươn cao Việt Nam
12
1. Giới thiệu tổng quan chiến dịch “Vinamilk – 40 năm vươn cao Việt Nam” 12
2. Đối tượng của chiến dịch “Vinamilk 40 năm - vươn cao Việt Nam”
14
III, Phân tích ngơn ngữ truyền thông trong chiến dịch “Vinamilk 40 năm –
Vươn cao Việt Nam”
23
223
1. Phân tích ngơn ngữ truyền thơng trong TVC
223
1.1. TVC là gì?
1.2. Phân tích ngơn ngữ trong TVC “Vinamilk 40 năm - Vươn cao Việt Nam” 24
2. Phân tích ngơn ngữ trên mạng xã hội trong chiến dịch “Vinamilk 40 năm vươn cao Việt Nam”
37
2.1. Mạng xã hội và ngơn ngữ trên mạng xã hội
37
2.2. Phân tích ngơn ngữ trên mạng xã hội trong chiến dịch
“Vinamilk – 40 năm vươn cao Việt Nam”


40
3. Phân tích ngơn ngữ trên báo chí trong chiến dịch “Vinamilk – 40 năm vươn
cao Việt Nam”
55
3.1. Báo chí là gì? Các đặc điểm của báo chí
55
3.2. Phân tích ngơn ngữ trong các sản phẩm báo chí về chiến dịch
“Vinamilk 40 Năm - Vươn cao Việt Nam"
56
IV, Phân tích thái độ tiếp nhận của cơng chúng về chiến dịch
“Vinamilk 40 năm – vươn cao Việt Nam”

71
2


Nhóm Sinh viên lớp PR37A2
Học viện Báo chí và Tun truyền

1. Thái độ tiếp nhận của công chúng về TVC
“Vinamilk 40 năm – vươn cao Việt Nam”
2. Thái độ tiếp nhận của công chúng trên mạng xã hội
“Vinamilk 40 năm – vươn cao Việt Nam”
3. Thái độ tiếp nhận của công chúng về các bài báo viết về chiến dịch
“Vinamilk 40 năm – vươn cao Việt Nam”
101

71
84


V, Đánh giá sự phù hợp của ngôn ngữ trong chiến dịch “Vinamilk 40 năm –
vươn cao Việt Nam” đối với công chúng, và đánh giá sự thành công của chiến
dịch.
106
1. Tổng quan
107
2. Đánh giá ngôn ngữ trong TVC
109
3. Đánh giá ngôn ngữ trên mạng xã hội
113
4. Đánh giá ngơn ngữ trên báo chí
113
5. Kết luận
113
VI, Mô tả print-ad

1Error! Bookmark not defined.

VII. Video phỏng vấn

117

VIII, Bài học cá nhân đối với từng cá nhân

118

3


Nhóm Sinh viên lớp PR37A2

Học viện Báo chí và Tun truyền

I, Giới thiệu về công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk:
1, Tổng quan về Vinamilk:

Vinamilk - công ty cổ phần sữa Việt Nam được thành lập từ năm 1976. Sau hơn
40 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Vinamilk đã trở thành cái tên gạo cội, đi
đầu trong ngành chế biến các sản phẩm từ sữa tại thị trường trong nước với những
con số đáng nể phục.
Năm 2018, Vinamilk đạt doanh thu 52,629 tỷ đồng, bao phủ với khoảng 55% thị
phần sữa nước, 85% thị phần sữa chua, 80% thị phần sữa đặc 1. Sản phẩm của
Vinamilk cũng có mặt hầu khắp siêu thị lớn nhỏ và gần 600 cửa hàng tiện lợi trên
toàn quốc. Đến nay, Vinamilk đã xây dựng được 13 hệ thống trang trại bò sữa đạt
tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP với số lượng hơn 130.000 con 2. Song song với
mục tiêu “vươn cao Việt Nam, vươn tầm thế giới”, sản phẩm của công ty đã xuất
khẩu đi hơn 40 quốc gia, trong đó có những thị trường “khó tính” như: Nhật,
Canada, Mỹ, Úc, ...

1
2

Theo số liệu trong báo cáo thường niên Vinamilk năm 2018
Theo số liệu trong báo cáo thường niên Vinamilk năm 2018

4


Nhóm Sinh viên lớp PR37A2
Học viện Báo chí và Tun truyền


Đặc biệt, trong suốt chặng đường phát triển, Vinamilk luôn theo đuổi sứ mệnh
của mình: “Cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất
lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình u và trách nhiệm cao của mình với
cuộc sống con người và xã hội.”
Bên cạnh đó, cơng ty cổ phần sữa Việt Nam cịn được biết đến bởi bản lĩnh mạnh
dạn đổi mới cơ chế, đón đầu áp dụng cơng nghệ mới, đột phá và có cơng đóng
góp lớn vào sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam. Với những thành
tích nổi bật đó, cơng ty đã vinh dự nhận được nhiều danh hiệu cao quý do nhà
nước và các tổ chức ban tặng: Huân chương Lao động Hạng I, II, III; Huân
chương Độc lập Hạng II, III; top 10 hàng Việt Nam chất lượng cao;... doanh
nghiệp xanh – sản phẩm xanh được u thích nhất năm 2013 do người tiêu dùng
bình chọn, cùng nhiều giải thưởng danh hiệu khác.
2, Phân tích doanh nghiệp theo mơ hình SWOT:
2.1.

Điểm mạnh ( Strengths):

Thứ nhất, công ty cổ phần sữa Việt Nam là một “gã khổng lồ” trong ngành sữa
Việt Nam, có lợi thế hơn 40 xây dựng và phát triển. Vinamilk đã trở nên rất quen
thuộc với tất cả mọi người, được phần đông dân số sử dụng. Thêm vào đó, tâm lý
người Việt rất ưa chuộng những thương hiệu lớn, có tên tuổi lâu đời để gửi gắm
niềm tin và lựa chọn khi mua hàng. Bởi vậy, Vinamilk là cái tên đầu tiên mà rất
nhiều người nghĩ đến khi có nhu cầu mua các sản phẩm về sữa.
Hơn nữa, Vinamilk là một tập đoàn lớn, chiếm hơn nửa thị phần trong nước. Khi
mua hàng, người Việt cũng rất bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông và thường chọn
mua những sản phẩm được nhiều người khác tin dùng. Nhờ độ phủ thương hiệu
rộng lớn cùng lịch sử lâu đời nên có thời điểm, từ Vinamilk còn được nhiều người
gọi thay thế cho từ sữa.

5



Nhóm Sinh viên lớp PR37A2
Học viện Báo chí và Tun truyền

Biểu đồ thống kê mức độ nhận biết về thương hiệu Vinamilk của 253 người tham
gia khảo sát “Sự phù hợp của ngôn ngữ truyền thông trong chiến dịch “Vinamilk
40 năm - Vươn cao Việt Nam”
Có thể nói, Vinamilk là một thương hiệu “quốc dân” tại Việt Nam. Do vậy, từ
bảng khảo sát của nhóm với sự tham gia của 253 người, qua câu hỏi “Bạn có biết
đến thương hiệu Vinamilk không?” thu được kết quả như sau: 247/253 người
tương đương 97,6% số người biết đến thương hiệu này, số người không biết
thương hiệu chỉ là thiểu số (6/253 người - 2,4%).

Biểu đồ thống kê mức độ nhận biết về thương hiệu Vinamilk qua các kênh truyền
thông của 253 người tham gia khảo sát: “Sự phù hợp của ngôn ngữ truyền thông
trong chiến dịch “Vinamilk 40 năm - Vươn cao Việt Nam”

6


Nhóm Sinh viên lớp PR37A2
Học viện Báo chí và Tun truyền

Thêm vào đó, Vinamilk có tiềm lực kinh tế vững mạnh và cũng là “một tay rất
chịu chi” cho quảng cáo. Mỗi khi ra mắt sản phẩm mới, Vinamilk đều đẩy mạnh
quảng cáo TVC trên các kênh truyền hình đặc biệt là trong các khung giờ vàng.
Cụ thể, năm 2017, Vinamilk đã chi ra 2.074,5 tỷ đồng cho chi phí quảng cáo,
nghiên cứu thị trường và hơn 6.947 tỷ đồng cho chi phí dịch vụ khuyến mãi, trưng
bày, giới thiệu sản phẩm, tương đương khoảng 25 tỷ đồng mỗi ngày 3. Khi nhắc

đến quảng cáo của Vinamilk, không ai là khơng biết đến những chú bị sữa nhảy
múa tinh nghịch.
Vậy nên, kết quả thu được về mức độ nhận biết thương hiệu Vinamilk qua các
kênh truyền thông trên 253 người tham gia khảo sát cũng cho thấy: số người biết
đến thương hiệu này qua kênh truyền hình là nhiều nhất (222 lượt chọn - tương
đương 87,7%). Nhớ sự phát triển, tiện ích và số người dùng đơng đảo mà xếp
ngay sau đó là internet với 161 lượt chọn (63,6%), báo chí là 69 lượt chọn (27,3%)
- đây cũng là kênh quảng cáo đang được thương hiệu này tích cực đẩy mạnh. Có
thể thấy, quảng cáo trên các kênh truyền thơng cũng được xem là một thế mạnh
mà Vinamilk đã xây dựng được.
Thứ hai, Vinamilk có hệ thống trang trại đạt chuẩn Global GAP lớn nhất châu Á
với tổng sản lượng sữa tươi nguyên liệu 950-1000 tấn/ngày4, cho ra dòng sữa
100% A2 giàu dưỡng chất. Trong sản xuất và chế biến, Vinamilk cũng có hệ
thống máy móc, cơng nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm đạt chuẩn dinh dưỡng và vệ
sinh an toàn thực phẩm cùng với danh mục sản phẩm đa dạng từ sữa nước, sữa
chua, pho mai, sữa đặc, sữa bột,... đảm bảo đáp ứng tất cả mọi nhu cầu của người
tiêu dùng.
Thứ ba, các nhà lãnh đạo Vinamilk có tầm nhìn xa trơng rộng, giàu kinh nghiệm
và năng lực điều hành, dẫn dắt công ty từng bước phát triển vượt bậc. Cuối thập
niên 90, bà Mai Kiều Liên – tổng giám đốc Vinamilk đã từ chối liên doanh với
nước ngoài, chấp nhận làm đối thủ của họ và quyết tâm cạnh tranh lành mạnh.
Năm 1997, đích thân bà Liên đi vào vùng chiến sự tại Iraq để có thể ký kết hợp
đồng xuất khẩu đầu tiên. Nhờ vào việc mua lại 100% cổ phần của công ty
Driftwood tại Mỹ năm 2015 cùng những khoản đầu tư nước ngoài khác đã tăng
thêm hơn hàng ngàn tỷ doanh thu cho Vinamilk.
3

Theo bài viết “Vinamilk chi gần 25 tỷ đồng mỗi ngày cho quảng cáo, khuyến mại”, đăng tải trên báo
Vn.Express số ra ngày 03/02/2017.
4

Theo báo VnExpress “Từ mảnh đất khô cằn đến resort bò sữa tại Tây Ninh” phát hành ngày 28/03/2019.

7


Nhóm Sinh viên lớp PR37A2
Học viện Báo chí và Tun truyền

Chính sự nhanh nhạy, nắm bắt cơ hội kịp thời đã giúp doanh số cơng ty tăng
nhanh chóng và lọt vào top 10 trong 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á...
Thứ tư, Vinamilk có đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản ln cập nhật, sáng tạo,
cũng như tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, liên tục cho ra những dòng sản phẩm
vừa tốt cho sức khỏe, vừa đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng chẳng hạn như cho ra
sữa chua lợi khuẩn Probi với 2 mùi mới: dâu và dưa gang hay sữa bột Optimum
Mama vừa được bổ sung lợi khuẩn, bổ sung chất xơ và một số dưỡng chất giúp
tăng sức đề kháng, hỗ trợ miễn dịch cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú,
hạn chế bệnh tật trong suốt thai kỳ.
2.2.

Điểm yếu (Weaknesses):

Hệ thống phân phối sản phẩm theo chiều dọc của Vinamilk mang lại nhiều ưu
điểm song vẫn tồn tại nhược điểm. Vinamilk phân phối trực tiếp đến các đại lý
cấp 1 và được đảm bảo vận chuyển, bảo quản dưới sự vận hành, giám sát, bốc dỡ
đúng quy cách của nhân viên Vinamilk để đảm bảo giữ nguyên chất lượng sản
phẩm. Nhưng khi các đại lý cấp 1 vận chuyển cho các nhà bán lẻ cấp dưới lại
không làm đúng quy cách như: xếp chồng hàng hóa lên nhau cao quá mức quy
định, bảo quản không đúng quy định,... dẫn đến việc sản phẩm đến tay người tiêu
dùng bị hao hụt về chất lượng, thậm chí hỏng khơng sử dụng được. Điều này cũng
là một điểm yếu gây ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu.

2.3.

Cơ hội (Opportunities):

A, Yếu tố xã hội:
Nước ta là một nước đông dân, đứng thứ 14 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân
số giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Con số hiện tại ghi được là 97.370.150
người vào ngày 8/6/2019 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc5. Đặc biệt, Việt
Nam là quốc gia có cơ cấu dân số trẻ. Tính đến đầu năm 2017 theo ước tính có
25,2% trẻ em, thanh thiếu niên dưới 15 tuổi, chiếm khoảng 23.942.527 người 6.
Do đó, thị trường sữa tại Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn và lượng khách
hàng mục tiêu ngày càng nhân rộng.
5
6

Theo số liệu từ trang dân số điện tử />Theo số liệu từ trang dân số điện tử />
8


Nhóm Sinh viên lớp PR37A2
Học viện Báo chí và Tun truyền

B, Yếu tố kinh tế:
Kinh tế Việt Nam ngày càng tăng trưởng mạnh, đời sống nhân dân ngày càng cải
thiện. Nếu trước kia người ta chỉ mưu cầu “ăn no mặc ấm” thì nay, hầu hết đều
có nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp”. Năm 2018, thu nhập bình quân một người một
tháng ước tính đạt tăng 660 nghìn đồng so với năm 2016, bình quân giai đoạn
2016-2018 tăng 10,2%/năm7. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiếp cận đa chiều năm 2018
ước tính là 6,8%, giảm 1,1 điểm phần trăm so với năm 20178. Sự tăng trưởng khởi
sắc này kéo theo nhu cầu cao hơn về dinh dưỡng cho con người, đặc biệt là việc

sử dụng sữa cho trẻ nhỏ.
C, Yếu tố địa lý:
Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có các đồng cỏ lớn như Mộc
Châu, Bình Dương… cung cấp nguồn thức ăn dồi dào, phong phú và điều kiện
sinh trưởng tốt. Đây là điều kiện lý tưởng cho trồng trọt và chăn nuôi gia súc,
thuận lợi cho việc phát triển nguồn nguyên liệu tại chỗ.
D, Yếu tố chính trị:
Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi của chính phủ về ngành sữa như:
một số ưu đãi về tín dụng, về thuế nhập khẩu thiết bị, những chính sách khuyến
khích đầu tư các dự án chăn ni bị sữa theo chuỗi sản phẩm và theo tiêu chuẩn
GlobalGAP, VietGAP.
Bên cạnh đó, thủ tướng Chính phủ đã quyết định chọn sữa tươi cho chương trình
Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em
mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 trong Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày
8/7/2016.
Có thể thấy trong thực tế, những cơ hội kể trên đang được Vinamilk nắm bắt triệt
để, xây dựng tập đoàn ngày càng lớn mạnh và vì mục tiêu nâng cao tầm vóc và
vị thế cho đất nước và con người Việt Nam.
2.4.

7
8

Threat (Thách thức):

Theo số liệu từ trang điện tử của Tổng cục Thống kê
Theo số liệu từ trang điện tử của Tổng cục Thống kê

9



Nhóm Sinh viên lớp PR37A2
Học viện Báo chí và Tun truyền

Có thể nói, Việt Nam là một thị trường tiềm năng và có sức cạnh tranh khốc liệt.
Từ sau khi gia nhập WTO, Vinamilk cũng chịu nhiều sức ép cạnh đến từ các
thương hiệu nước ngoài như: Abbott, Mead Johnson, Nestle,.. do việc giảm thuế
cho sữa ngoại nhập theo chính sách. Song song với đó, người Việt lại rất có tâm
lý “sính ngoại”. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến sản lượng tiêu thụ của công ty
cổ phần sữa Việt Nam.
Thêm vào đó, Vinamilk cịn phải chịu sức ép từ phía trong nước khi các đối thủ
cạnh tranh ngày càng nhiều như: TH True Milk, Mộc Châu, Ba Vì, Dalatmilk,
Nutifood, Hanoimilk,.. đưa ra các sản phẩm tương tự với mức giá chênh lệch
khơng nhiều thậm chí là thấp hơn giá sản phẩm của Vinamilk. Điển hình như
thương hiệu TH True Milk, tuy mới chỉ thành lập năm 2008 nhưng đang dần trở
thành đối thủ ngang sức với Vinamilk. Tính đến 2018, TH True Milk đã chiếm
gần 40% thị phần sữa tươi của Việt Nam9.

TH True Milk trở thành đối thủ “đáng gờm” của Vinamilk
Mặt khác, người tiêu dùng ngày nay đang có xu hướng sử dụng các sản phẩm sữa
chế biến từ thực vật thay cho sữa động vật. Đây cũng là một thách thức đòi hỏi
Vinamilk phải liên tục nghiên cứu và cho ra những sản phẩm mới phù hợp với thị
hiếu người tiêu dùng. Về vấn đề này, bên cạnh sữa chiết xuất từ đậu nành,
Vinamilk đã giải quyết rất tốt với dòng sữa mới - chiết xuất 100% từ hạt óc chó.
Hiện sản phẩm này đang rất được người dùng u thích và đón nhận.

9

Theo bài viết “Tập đoàn TH được vinh danh ở ba hạng mục quan trọng tại Giải thưởng Kinh doanh Quốc
tế 2018” trên trang


10


Nhóm Sinh viên lớp PR37A2
Học viện Báo chí và Tun truyền

II, Giới thiệu về chiến dịch Vinamilk 40 năm – vươn cao Việt Nam

1. Giới thiệu tổng quan của chiến dịch “Vinamilk – 40 năm vươn cao Việt
Nam”
Vinamilk còn được biết đến là một doanh nghiệp luôn thể hiện trách nhiệm của
mình (CSR) đối với mơi trường và xã hội với những chiến dịch đầy tính nhân văn
và ý nghĩa. Năm 2008, Vinamilk phối hợp với Quỹ bảo trợ trẻ em nghèo Việt
11


Nhóm Sinh viên lớp PR37A2
Học viện Báo chí và Tun truyền

Nam tổ chức ra mắt chiến dịch “Quỹ một triệu ly sữa vì trẻ em nghèo Việt Nam”
với thơng điệp "Với Vinamilk, uống sữa là chia sẻ". Năm 2009, Vinamilk tiếp tục
triển khai chương trình “Quỹ 6 triệu ly sữa” giúp cho hàng chục nghìn trẻ em Việt
Nam trên khắp mọi miền đất nước được uống sữa mỗi ngày.
Năm 2010-2011: Vinamilk tài trợ 1,5 tỷ đồng cho quỹ học bổng “Vinamilk ươm
mầm tài năng trẻ Việt Nam”. Tổng số tiền tài trợ của Vinamilk cho Quỹ học bổng
là 1,5 tỷ đồng.
Đặc biệt, năm 2016, tiếp nối hành trình vì sự phát triển của Tổ quốc và con người
Việt Nam, đặc biệt là những thế hệ tương lai của đất nước và nhân dịp kỷ niệm
40 năm thành lập công ty, Vinamilk đã thực hiện một chiến dịch đầy nhân văn

mang tên “Vinamilk 40 năm – Vươn cao Việt Nam”. Chiến dịch này đã gây
được tiếng vang lớn cho công ty bởi ý nghĩa cao đẹp của nó với cộng đồng. Xét
về mặt truyền thơng thì đây cũng là một tấm gương sáng cho nhiều doanh nghiệp
khác noi theo.
Thông điệp “Vươn cao Việt Nam” là cụm từ đã quá quen thuộc, luôn gắn liền với
cái tên Vinamilk. Nhưng trong chiến dịch PR kỷ niệm 40 năm thành lập, cụm từ
này không chỉ mang ý nghĩa nhằm nâng cao thể chất trẻ em Việt mà còn khơi gợi
tinh thần tự hào dân tộc, tự lực, tự cường, khích lệ mọi người phấn đấu nâng tầm
vị thế Việt Nam vươn ra thế giới, sánh ngang với bạn bè quốc tế.
Chiến dịch PR với thông điệp cao quý này được Vinamilk triển khai với nhiều
góc độ khác nhau, cụ thể: tiếp tục mục tiêu vì tầm vóc Việt, tặng sữa cho 40.000
trẻ em nghèo tại 40 tỉnh thành khó khăn; TVC “Vinamilk 40 năm – Vươn cao
Việt Nam” cùng nhiều bài viết trên báo chí, truyền hình xoay quanh thương hiệu
và chiến dịch lần này. Tất cả đều nhận được những phản ứng tích cực từ phía
cơng chúng.
Các hoạt động PR được Vinamilk triển khai cụ thể:
■ Chiến dịch “Quỹ sữa Việt Nam” tặng sữa cho 40.000 trẻ em nghèo tại 40
tỉnh thành khó khăn
■ TVC “Vinamilk 40 năm – Vươn cao Việt Nam”
■ Các bài viết trên các báo và truyền hình
■ Truyền thông trên mạng xã hội
■ Event “Giấc mơ sữa Việt” được diễn ra tối 20/8/2016 tại Hà Nội
12


Nhóm Sinh viên lớp PR37A2
Học viện Báo chí và Tun truyền

Có thể nói, Vinamilk là một trong những doanh nghiệp hội tụ đủ “tâm – tầm –
tài”, luôn đặt mục tiêu phát triển đất nước song song với sự phát triển của cơng

ty. Với những gì đạt được trong suốt chặng đường hơn 40 năm qua, Vinamilk đã
biến “giấc mơ sữa Việt” từng bước được hiện thực hóa.
2. Đối tượng của chiến dịch “Vinamilk 40 năm - vươn cao Việt Nam”
Bàn về sự thành công hay thất bại của một chiến dịch, chúng ta cần phải hiểu rõ
đối tượng công chúng của chiến dịch này gồm những thành phần nào, đặc điểm
là gì, có thói quen tiếp cận như thế nào. Chỉ có thế thì mới có thể triển khai các
hình thức phù hợp và hiệu quả với từng nhóm đối tượng. Sau đây, chúng em sẽ
phân tích cơng chúng của chiến dịch “Vinamilk 40 năm - vươn cao Việt Nam”
13


Nhóm Sinh viên lớp PR37A2
Học viện Báo chí và Tun truyền

Ngay từ slogan của chiến dịch “Vươn cao Việt Nam”, cùng với nội dung TVC thì
có lẽ đối tượng của chiến dịch “Vinamilk 40 năm – Vươn cao Việt Nam” là tất
cả công dân Việt Nam, sống tại đất nước Việt Nam, là kiều bào Việt Nam sinh
sống tại nước ngoài. Chúng em đã thực hiện một cuộc khảo sát, và thu được 253
kết quả. Trong đó, có một số câu hỏi về thông tin cá nhân. Tuy không thể khảo
sát ở phạm vi toàn quốc, nhưng chúng em cũng đưa ra một số kết luận về đối
tượng như sau:
2.1. Về độ tuổi

Từ số liệu cho thấy đối tượng tập trung đông nhất là từ 16 - 25 tuổi - đây là độ
tuổi trẻ, các bạn nhanh nhạy với thông tin, và đã có những suy nghĩ khá cứng rắn
trong việc lựa chọn uống loại sữa nào. Tuy đây không phải là nhóm tuổi của nhóm
cơng chúng chính của hãng sữa Vinamilk, nhưng lại là đối tượng chính của chiến
dịch. Bởi vì mục đích của chiến dịch là thể hiện sự tự hào dân tộc chứ không phải
PR rằng đây là loại sữa tốt nhất. Giới trẻ được tác giả trong cuốn GAM7 nhắc tới
là “hiện tượng giới trẻ”10 - tức là họ có một sức lan truyền và lan tỏa đến khó tin.

Bởi vậy, đây cũng là nhóm đối tượng chính của chiến dịch, giúp chiến dịch lan
tỏa hơn tới cộng đồng. Đối tượng thứ 2 là từ 26 - 35 tuổi, tức là những người mẹ
có nhu cầu mua sữa cho con, vì vậy họ quan tâm đến những vấn đề về sữa.
2.2. Về giới tính

10

Trích trong sách GAM7 – Trending-Xu hướng – RIO Creative

14


Nhóm Sinh viên lớp PR37A2
Học viện Báo chí và Tun truyền

Phần đa số người tham gia khảo sát là nữ, một phần là vì nữ giới thường làm
những cuộc khảo sát như thế này, một phần cũng vì chỉ có nữ giới mới quan tâm
đến các vấn đề về sữa. Hơn nữa, một nghiên cứu cho thấy, nữ giới thiên về tình
cảm, cịn nam giới thiên về lý trí, vì vậy, những chiến dịch nhân văn như thế này
thường thu hút giới nữ nhiều hơn.

2.3. Về thói quen tiếp cận

15


Nhóm Sinh viên lớp PR37A2
Học viện Báo chí và Tun truyền

Khi hỏi đến độ phủ của chiến dịch, có 67,6% người trả lời là có biết đến chiến

dịch và 32,4% người cịn lại khơng biết tới chiến dịch này. Tương tự, 73,5% người
khẳng định từng xem TVC quảng cáo Vinamilk 40 năm Vươn cao Việt Nam, chủ
yếu qua truyền hình và Internet.

Trên thực tế, đây là 2 kênh truyền tiếp cận được đa dạng đối tượng nhất: người
già, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người lớn,… Họ xem vô tuyến hàng ngày, đặc biệt
là đối tượng thanh thiếu niên, gia đình có con em nhỏ cùng xem các chương trình
thể thao vào các dịp có giải đấu đặc biệt, mang tầm cỡ quốc gia. Đối với Internet
thì đó là kênh tiếp cận thơng tin phổ biến của giới trẻ. Số ít cịn lại cho rằng họ
có biết tới quảng cáo này thơng qua phát thanh, báo chí và người quen. Đây là
16


Nhóm Sinh viên lớp PR37A2
Học viện Báo chí và Tun truyền

những kênh truyền ít tiềm năng và làm hạn chế tính lan tỏa của chiến dịch so với
2 kênh truyền trên. Dựa trên khảo sát đã thực hiện, chúng em chia đối tượng công
chúng của chiến dịch theo các kênh truyền phổ biến:
2.3.1 Truyền hình

Như đã trình bày ở phần đầu, truyền hình là phương tiện truyền thơng tiếp cận
được nhiều đối tượng khán giả nhất. Tuỳ theo khung giờ phát sóng mà quảng cáo
sẽ tiếp cận được một lượng khán giả nhất định.
Đối với những khung giờ thường, khán giả có thể rải rác theo số lượng và mật độ.
Họ là những người xem TV liên tục hoặc tình cờ xem TV vào một khoảng thời
gian bất kì nào đó. Phần lớn , họ có thể là những người nội trợ, người già, người
đang ngồi chờ/nghỉ/làm việc ở những nơi có vơ tuyến và trẻ nhỏ chưa đi mẫu
giáo. Trong đó, trẻ em và thế hệ trẻ là những đối tượng chính mà quảng cáo này
hướng tới. Tuy nhiên, những đối tượng khác như: bố/mẹ/người lớn sẽ tiếp thu

được thông điệp, chuyển chúng thành động lực làm việc của bản thân cũng như
giáo dục tư tưởng cho con trẻ.
Đối với khung giờ vàng như từ 11h30 – 12h trưa hay từ 6h30 – 8h tối, quảng cáo
sẽ được phát nhiều hơn và người xem cũng tập trung đông hơn. Đối với khung
giờ trưa, đó có thể là những cán bộ, công nhân viên chức, người đi làm ăn trưa ở
những nơi có vơ tuyến và các gia đình có ăn trưa tại nhà, đây là cơ hội giúp quảng
cáo của Vinamilk tiếp cận được với số đông một cách nhanh chóng. Thơng điệp
của chiến dịch tuy hướng tới lớp trẻ và những mầm non tương lai của đất nước,
nhưng đồng thời cũng bao hàm cả những đối tượng có thể giúp các em phát triển
và giáo dục thế hệ trẻ vươn lên như: cha mẹ, ông bà, người thân và những người
có trách nhiệm chỉ bảo các em trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, với lợi thế về
chức năng quảng bá của truyền hình, đây chính là kênh truyền hữu dụng nhất và
đáng tin nhất đối với người dân Việt Nam hiện nay.
2.3.2 Internet
Internet là một kênh truyền có tính đặc thù đối với một lượng cơng chúng nhất
định. Họ nhất định phải là người biết sử dụng Internet để phục vụ cho việc cập
nhật tin tức, giải trí,… và phải ở nơi có đầy đủ nguồn Internet để duy trì trạng thái
thu nạp thơng tin mỗi ngày.
17


Nhóm Sinh viên lớp PR37A2
Học viện Báo chí và Tun truyền

Chiến dịch 40 năm của Vinamilk được đăng tải và truyền đi rộng rãi trên Internet
dưới nhiều dạng: bài báo điện tử; TVC quảng cáo và các bài viết ủng hộ/giới thiệu
về chiến dịch trên trên các trang mạng xã hội: Youtube, Facebook, Instagram,…
Những đối tượng này phần lớn là giới trẻ từ 18 đến 25 tuổi. Đây là những người
thường xuyên sử dụng Internet để đọc báo, xem video, sử dụng các trang mạng
xã hội phổ biến để trao đổi thông tin về các lĩnh vực: làm đẹp, giải trí, thể thao,

học đường, xã hội,… và mua bán các sản phẩm online. Với thói quen sử dụng
Internet hàng ngày, hàng giờ thì đây là nhóm đối tượng chính để Vinamilk hướng
đến ở kênh truyền này. Họ có đủ nhận thức để hiểu rõ thông điệp mà chiến dịch
hướng tới cũng như thực hiện sự lan toả cho chiến dịch càng thành công hơn. Sự
tự tin về tương lai, sự cần mẫn trong công việc và niềm tự hào dân tộc nhất thiết
phải được củng cố mạnh mẽ đối với nhóm tuổi này, vì đây là giai đoạn các bạn
cùng nhau phát triển mạnh mẽ về nhận thức bên trong bản thân lẫn bên ngoài xã
hội. Vinamilk định hướng tư tưởng của giới trẻ thông qua quảng cáo cũng là một
phương pháp hữu hiệu vì nó đáp ứng được nhu cầu nghe – nhìn, nhu cầu được
thưởng thức/học hỏi các sản phẩm truyền thơng có đầu tư cơng phu và ngược lại,
doanh nghiệp cũng quảng bá về sản phẩm một cách văn minh nhất.
Cùng mục đích đó, những đối tượng khác cũng tham gia vào việc sử dụng Internet
có thể kể đến như trẻ dưới 18 tuổi, người lớn trên 26 tuổi và người già.
Với trẻ dưới 18 tuổi – độ tuổi của các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường
– cũng có thể được coi là đối tượng chính của chiến dịch nhưng mức độ tiếp cận
sẽ ít hơn vì sở thích/thói quen sử dụng Internet của các em cũng khác so với nhóm
18 – 26 tuổi. Các em có xu hướng tìm đến Internet với mục đích để giải trí: xem
phim, nghe nhạc, cập nhật tin tức của người nổi tiếng mà mình u thích, mở rộng
kiến thức học đường, chơi games, đọc truyện,… Kiến thức về xã hội của các em
vẫn còn hạn hẹp do ít có cơ hội va chạm, vì thế mà chiến dịch Vinamilk 40 năm
tuy hướng tới giáo dục về lòng tự tơn dân tộc và tính tự lực cho trẻ em nhưng đây
là nhóm tuổi chỉ có khả năng nhận biết thơng điệp, chưa thể thực sự chuyển nó
thành hành động thiết thực, lớn lao cho bản thân và xã hội. Tuy nhiên, việc tiếp
cận đối với nhóm tuổi này cũng rất quan trọng, giúp nuôi dưỡng sâu sắc niềm tin,
tư tưởng tích cực ngay từ khi các em cịn đang tuổi ăn, tuổi lớn.
Cũng như vai trò của truyền hình với những người lớn tuổi và người già, họ là
những nhân vật có thể thay thầy cơ cũng như Vinamilk giáo dục các em về niềm
18



Nhóm Sinh viên lớp PR37A2
Học viện Báo chí và Tun truyền

tự hào dân tộc cũng như tính tự lực để vươn xa. Họ sử dụng Internet cũng để cập
nhật tin tức, bắt kịp với sự đổi thay từng ngày của xã hội nhưng khả năng tiếp
nhận sẽ thấp hơn 2 nhóm tuổi trên. Đối với những người trên 27 tuổi, những người
đã đi làm, có gia đình, bận rộn với nhiều vấn đề khác trong cuộc sống thì có ít
thời gian thường trực trên Internet hơn. Với những người cao tuổi, họ có thời gian
tìm hiểu Internet nhưng với một tốc độ rất chậm, khả năng tiếp cận chiến dịch là
thấp nếu họ sử dụng Internet. Hơn nữa, mối quan tâm của những người cao tuổi
khi sử dụng Internet thường là những vấn đề chính trị trong và ngồi nước, các
vấn đề lớn trong xã hội.
Tuy vậy, vẫn không thể loại bỏ các trường hợp khi người lớn là những người làm
việc trong môi trường yêu cầu phải tiếp xúc với Internet thường xuyên. Điều này
giúp giữ họ luôn ở trong trạng thái được cập nhật thông tin và giúp Vinamilk
truyền tải thông điệp thành công đến nhiều đối tượng khác nhau.
2.3.3 Báo chí
Là kênh truyền phổ biến đối với những người thường xuyên đọc báo giấy, báo in.
Theo khảo sát của chúng em, có tới 32/184 người cho là họ biết tới chiến dịch
này của Vinamilk thông qua báo chí. Họ thường là những đối tượng trên 35 tuổi,
muốn cập nhật tin tức theo một cách chậm rãi và những nguồn tin họ đọc phải là
những thứ chính thống, rõ ràng.
2.2.4. Phát thanh
Trong cùng khảo sát được thực hiện, có 14 người trả lời phát thanh là phương
tiện truyền thơng giúp họ biết tới chiến dịch này. Nói tới phát thanh thì phải nói
tới tính nhanh chóng, tức thì của loại hình đưa tin này. Hầu hết những người sử
dụng phát thanh ngày nay thường là những người đi xe ơtơ và những người già
có thói quen nghe đài phát thanh thường xuyên. Phương thức mà chiến dịch này
được quảng bá trên phát thanh chỉ có thể là phát sóng bài hát của TVC vào những
lúc quảng cáo. Những bài hát của TVC lại là điểm mấu chốt của cả chiến dịch,

dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ của chiến dịch dù khán giả khơng xem được hình.
2.4. Về lợi ích của chiến dịch đối với cơng chúng
2.4.1. Nhóm cơng chúng sử dụng sữa

19


Nhóm Sinh viên lớp PR37A2
Học viện Báo chí và Tun truyền

Ta có thể thấy, đối tượng uống sữa của Vinamilk khá đơng đảo. Vì thế, chiến dịch
sẽ thúc đẩy “khách hàng trung thành” với Vinamilk.
2.4.2. Công dân yêu đất nước Việt Nam
Vì thơng điệp của chiến dịch là Việt Nam vươn cao, sánh tầm thế giới. Nên chiến
dịch tập trung truyền thơng đối với những nhóm người u đất nước Việt Nam.
2.4.3. Nhà đầu tư, phân phối sản phẩm ra thị trường
Siêu thị, cửa hàng tiện lợi; đại lý bán buôn, bán lẻ,.. là những đối tượng trung
gian giữa doanh nghiệp Vinamilk với người tiêu dùng. Họ mua hàng để kinh
doanh, bán lẻ và phân phối sản phẩm từ doanh nghiệp dựa trên các thoả thuận
giữa doanh nghiệp và nhà bán lẻ, nhà phân phối: chiết khấu, doanh số, phương
thức quảng cáo, bố trí sản phẩm,… Vinamilk sẽ xem xét kỹ vị trí địa lý và tiềm
năng của mỗi tổ chức để phân luồng sản phẩm phù hợp.
Ví dụ với những tổ chức như siêu thị lớn/nhỏ và các cửa hàng tiện lợi ở nơi đông
dân và các khu chung cư cao tầng sẽ là đối tượng lý tưởng để Vinamilk cung cấp
các mặt hàng phổ biến và những dòng sản phẩm mới. Điều này giúp các sản phẩm
mới của hãng tiếp cận với người tiêu dùng một cách trực tiếp và nhanh chóng
nhất.

20



Nhóm Sinh viên lớp PR37A2
Học viện Báo chí và Tun truyền

Đối với các đại lý bán lẻ thì tần suất mua hàng sẽ có sự khơng đồng đều, phụ
thuộc vào tuỳ thời điểm và sự trao đổi giữa hàng cũ và hàng mới cũng kém nhạy
bén hơn với siêu thị và nhà phân phối chính hãng. Vì vậy, những đối tượng này
sẽ là nơi phù hợp để Vinamilk đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm đã có của mình
thay vì đưa sản phẩm mới.
Nhà đầu tư trong và ngoài nước
Là những đối tượng có thể giúp đầu tư vào Vinamilk những khoản tiền lớn để sản
xuất, phát triển cơ sở vật chất, và thực hiện các hoạt động quan hệ công chúng:
xây dựng chiến dịch quảng bá, quảng cáo sản phẩm thông qua các phương tiện
truyền thông và các hoạt động có ích cho xã hội,… Những đối tượng này chủ yếu
chú ý tới Vinamilk là để đầu tư và tạo ra giá trị về kinh tế.
2.4.4. Chính phủ
Vinamilk cho thấy trách nhiệm xã hội của mình thơng qua Slogan chiến dịch, các
hoạt động CSR (Corporate social responsibility) của mình như quỹ sữa. Điều đó
sẽ giúp cho nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực xuất khẩu
để mở rộng thị trường.
Sau những kết luận trên, chúng em sẽ hình dung hóa về một kiểu cơng chúng
cụ thể mà Vinamilk lấy làm đối tượng chính:
Giới tính: Nữ
Tuổi: 21 tuổi
Trình độ học vấn: Đại Học – Học viện Báo chí và Tun truyền
Nơi ở: Hà Nội
Tơn giáo: Kinh
Sở thích: Tìm hiểu các vấn đề khác nhau trong xã hội, đặc biệt quan tâm đến
những vấn đề mang tính xây dựng cho xã hội, thích giao tiếp và làm việc với
nhiều đối tượng người khác nhau, thích uống sữa, quan tâm/thích xem bóng đá

của đội tuyển nước nhà ở các giải đấu lớn.
Thói quen: thường xuyên xem TV vào 7h tối, thường xuyên theo dõi các trận đấu
của đội tuyển Việt Nam giải AFF Cup 2018, cập nhật tin tức hàng ngày thơng
qua Internet, có sử dụng các trang mạng xã hội lớn: Facebook, Instagram để cập
nhật thông tin và chia sẻ bản thân với mọi người.

21


Nhóm Sinh viên lớp PR37A2
Học viện Báo chí và Tun truyền

III, Phân tích ngơn ngữ truyền thơng trong chiến dịch “Vinamilk 40 năm –
vươn cao Việt Nam”
1. Phân tích ngơn ngữ truyền thơng trong TVC
1.1. TVC là gì?
TVC (Television Commercial - Quảng cáo truyền hình/ Phim quảng
cáo) là một dạng phim hay tiết mục được dàn dựng sản xuất, lưu hành trên những
phương tiện truyền thông đại chúng khác nhau và phải trả phí bởi những cơng ty,
tổ chức, hội đồn muốn quảng bá một thơng điệp nào đó, thường là để quảng cáo
hay khuyến mại một món hàng nào hoặc để cổ động, phổ biến điều gì đó.11
TVC quảng cáo thường được các nhà đài phát xen kẽ vào trước, giữa hoặc
sau nội dung chính của một chương trình. Đúng với tên gọi của mình, thể loại
quảng cáo này mang những ưu điểm của truyền hình: sức lan tỏa rộng, đối tượng
khán giả đa dạng và không bị ràng buộc bởi không gian, thời gian hay khoảng
cách địa lý.12
Ngôn ngữ truyền thơng trong TVC bao gồm các tín hiệu ngơn ngữ (hội
thoại, lời bình hoặc câu hát) và các tín hiệu khác (hình ảnh, âm nhạc,...)
1.2. Phân tích ngơn ngữ trong TVC “Vinamilk 40 năm - Vươn cao Việt Nam”
a, Về TVC “Vinamilk 40 năm - Vươn cao Việt Nam”

TVC “Vinamilk 40 năm - Vươn cao Việt Nam” thuộc chiến dịch truyền
thông kỷ niệm 40 năm thành lập của thương hiệu sữa Vinamilk (1976 - 2016).
TVC ra mắt công chúng vào 31/07/2016, là điểm sáng nhất trong toàn bộ chiến
dịch. Tính tới nay, độ lan tỏa của nó vẫn rất mạnh mẽ, cụ thể TVC vẫn được phát
lại trên sóng truyền hình vào thời gian diễn ra giải đấu bóng đá AFF Cup 2018.
Theo tìm hiểu, ekip thực hiện đã mất 8 tháng ròng để cho ra mắt được một
TVC hoàn thiện từ khâu chuẩn bị và lên ý tưởng cho khâu hậu kỳ và công chiếu.
TVC “Vươn cao Việt Nam” là món quà Vinamilk dành tặng mọi người, đặc biệt
là thế hệ trẻ trên khắp Việt Nam. Thông qua TVC, thương hiệu muốn truyền tải
tới công chúng thông điệp “Hãy tiếp tục đồng hành và chia sẻ niềm tin cùng
11

12

Theo />
Theo

22


Nhóm Sinh viên lớp PR37A2
Học viện Báo chí và Tun truyền

Vinamilk nuôi dưỡng ước mơ “Vươn Cao Việt Nam – Vươn Tầm Thế Giới”. Từ
đó, thể hiện một lớp nghĩa sâu xa khác “Tầm vóc của Vinamilk gắn liền với tầm
vóc quốc gia, sự phát triển của Vinamilk đi liền với sự phát triển của đất nước”
b, Phân tích ngơn ngữ truyền thông trong TVC “Vinamilk 40 năm - Vươn
cao Việt Nam”



Slogan của TVC

Slogan của TVC hiện rõ ngay từ tiêu đề của video “Vươn cao Việt Nam”.
Điều này đã giúp cho tạo được ấn tượng mạnh với công chúng, không cần xem
TVC cũng nắm được thông điệp mà TVC muốn gửi tới. “Vươn cao” ở đây không
chỉ dừng lại ở tầm vóc thể chất của trẻ em Việt Nam mà còn ở vị thế quốc gia,
phát triển sánh ngang cùng các cường quốc năm châu.
Slogan đã vượt ra khỏi hình thức rập khn của phần lớn các đoạn TVC
khác hiện nay: “Vì/nhờ có + sản phẩm + mà…”; sử dụng các từ ngữ có tính chất
cường điệu “lớn nhất”, “hàng đầu”, “đỉnh cao”...
Slogan “Vươn cao Việt Nam” xuất hiện xuyên suốt toàn bài hát, đặc biệt
trong đoạn điệp khúc cho thấy sự thống nhất của thông điệp trong chiến dịch
truyền thông của Vinamilk, cũng như nhắc nhở khán giả nhớ mãi về thông điệp
ấy.

(Nguồn: Youtube)
KẾT LUẬN: Đây là một slogan hay, đơn giản, dễ hiểu mà tinh tế. Slogan chỉ
vỏn vẹn bốn chữ mà ẩn sâu trong đó là thông điệp mang ý nghĩa hết sức sâu sắc.
23


Nhóm Sinh viên lớp PR37A2
Học viện Báo chí và Tun truyền

Điều đó giúp ích rất nhiều cho mục đích truyền thơng cũng như cải thiện hình ảnh
thương hiệu trong mắt cơng chúng.


Hình ảnh trong TVC


Hình ảnh trong quảng cáo là một phần khơng thể thiếu bởi nó là nhân tố
quan trọng trong việc hoàn thiện một sản phẩm quảng cáo, đặc biệt là TVC. Do
vậy, việc đầu tư kỹ lưỡng về khâu kĩ thuật quay, dựng là điều rất cần thiết, bởi
hình ảnh đẹp mắt, sắc nét ngay lập tức sẽ thu hút được người xem
TVC “Vươn cao Việt Nam” được xây dựng theo format của một MV ca
nhạc với những hình ảnh thiên nhiên của mọi miền tổ quốc Việt Nam, những danh
lam thắng cảnh, hình ảnh người dân lao động và đám trẻ nhỏ hát ca, vui đùa trong
trang phục màu trắng - xanh. Trắng, xanh thường được biết tới là màu của sự tự
do, khát vọng. Thông qua việc chọn lựa hai màu sắc này, Vinamilk không chỉ thể
hiện xuất sắc chủ đề của chiến dịch; đồng thời, gợi nhắc người xem về thương
hiệu một cách hết sức khéo léo (tông màu chủ đạo của Vinamilk).
Một điểm đáng chú ý trong TVC phải kể đến đoạn mở đầu được bắt đầu
bằng cảnh bình minh ở nhiều địa điểm khác nhau trên đất nước ta. Có lẽ đây là
một dụng ý nghệ thuật của nhà sản xuất: Hãy “vươn cao” về phía trước như ánh
mặt trời ló dạng mỗi sớm bình minh.
TVC được thực hiện tại các tỉnh thành ở Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam,
từ miền núi tới đồng bằng ra miền biển. Từng thước phim đều làm nổi bật lên vẻ
đẹp của thiên nhiên và con người nơi đây. Những đồi núi, ngọn cỏ, đồng lúa xanh
mướt gợi nhắc về nền văn minh lúa nước của đất nước, những con sóng bạc đầu
nối nhau xô vào bờ cát cùng cảnh người dân làng chài quăng, kéo lưới, những
danh lam thắng cảnh nổi tiếng (Bờ Hồ - Hà Nội, Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh,
Tràng An - Ninh Bình, Cổng Ngọ Mơn - Huế, …) khi nhắc về dải đất hình chữ S
và lá cờ đỏ thắm bay phấp phới trên cột cờ Lũng Cú đã tái hiện một Việt Nam
thật bình dị mà tươi đẹp, tràn đầy ước vọng, nâng lên niềm tự hào dân tộc, tinh
thần hào hùng của biết bao người con đất Việt. Sự xuất hiện của những điểm đến
mang tính biểu tượng cho Việt Nam hiện đại đã giúp hoàn thiện hơn về bức tranh
toàn cảnh của Việt Nam. Một Việt Nam năng động, đang trên đà phát triển đã
được “biểu tượng hóa” thơng qua hình ảnh của sân vận động, tòa nhà Bitexco,
thành phố với những tòa nhà cao chọc trời hay chiếc cầu vượt sông, vượt biển...


24


Nhóm Sinh viên lớp PR37A2
Học viện Báo chí và Tun truyền

Người dân làng chài kéo lưới (Nguồn: TVC)

Cầu Thê Húc - Bờ Hồ - Hà Nội (Nguồn: TVC)

25


Nhóm Sinh viên lớp PR37A2
Học viện Báo chí và Tun truyền

Tràng An - Ninh Bình (Nguồn: TVC)

Cầu dây văng vượt sông, vượt biển (Nguồn: TVC)

26


×