TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
----------------------------------
KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2021 - 2022
Đề tài bài tập lớn: Anh (chị) hãy trình bày hiểu biết của mình về các loại thuế
khác, phí, lệ phí và kế tốn các loại thuế khác, phí, lệ phí trong doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, anh (chị) hãy liên hệ thực tế về phương pháp kế tốn các loại
thuế khác, phí, lệ phí tại một doanh nghiệp cụ thể và đưa ra nhận xét.
Họ và tên:
Mã sinh viên:
Lớp:
Giảng viên hướng dẫn:
Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2021
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC LOẠI THUẾ KHÁC, PHÍ, LỆ PHÍ VÀ
KẾ TỐN CÁC LOẠI THUẾ KHÁC, PHÍ, LỆ PHÍ TRONG DOANH
NGHIỆP................................................................................................................... 1
1.1. Thuế môn bài.................................................................................................1
1.1.1. Khái niệm..................................................................................................1
1.1.2. Đối tượng nộp lệ phí mơn bài...................................................................1
1.1.3. Căn cứ và mức thu lệ phí mơn bài.............................................................1
1.1.4. Chứng từ kế tốn và tồn khoản sử dụng..................................................2
1.1.5. Phương pháp kế tốn thuế mơn bài...........................................................3
1.2. Thuế tài nguyên.............................................................................................3
1.2.1. Khái niệm..................................................................................................3
1.2.2. Đối tượng chịu thuế..................................................................................3
1.2.3. Đối tượng nộp thuế...................................................................................4
1.2.4. Căn cứ và phương pháp tính thuế.............................................................4
1.2.5. Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng.....................................................4
1.2.6. Phương pháp kế tốn thuế tài ngun.......................................................5
1.3. Phí và lệ phí...................................................................................................5
1.3.1. Khái niệm..................................................................................................5
1.3.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng.................................................................5
1.3.3. Phương pháp kế tốn các khoản phí và lệ phí...........................................6
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TỐN CÁC LOẠI THUẾ KHÁC, PHÍ, LỆ PHÍ
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN BẮC KẠN......................................7
2.1. Giới thiệu chung về cơng ty..........................................................................7
2.1.1. Lịch sử hình thành....................................................................................7
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh.................................................................8
2.1.3. Chính sách kế toán áp dụng......................................................................9
2.2. Thực trạng kế toán các loại thuế khác, phí, lệ phí tại cơng ty..................10
2.3. Nhận xét.......................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
Từ viết tắt
CTCP
LPTB
NV
NSNN
TN
SL
Diễn giải
Công ty cổ phần
Lệ phí trước bạn
Nghiệp vụ
Ngân sách nhà nước
Tài nguyên
Sản lượng
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC LOẠI THUẾ KHÁC, PHÍ, LỆ PHÍ
VÀ KẾ TỐN CÁC LOẠI THUẾ KHÁC, PHÍ, LỆ PHÍ TRONG
DOANH NGHIỆP.
1.1. Thuế mơn bài
1.1.1. Khái niệm
Thuế môn bài là một loại thuế trực thu mà tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ và hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh phải nộp định
kỳ hàng năm dựa trên vốn điều lệ/vốn đầu tư (đối với tổ chức) hoặc doanh thu theo
năm (đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh).
1.1.2. Đối tượng nộp lệ phí mơn bài
Người nộp lệ phí mơn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định Nghị định
139/2016/NĐ-CP, bao gồm:
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
+ Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
+ Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
+ Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức ở
trên.
+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
1.1.3. Căn cứ và mức thu lệ phí mơn bài.
* Căn cứ tính lệ phí mơn bài:
- Đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì căn cứ tính
lệ phí mơn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của tổ chức đó.
1
- Đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì
căn cứ tính lệ phí mơn bài là doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên của cá nhân hay hộ
gia đình đó.
* Mức thu phí lệ phí mơn bài:
- Mức thu lệ phí mơn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ như sau:
+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000
đồng/năm;
+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000
đồng/năm;
+ Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ
chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
- Mức thu lệ phí mơn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm:
1.000.000 đồng/năm;
+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu
đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu
đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
- Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc
mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời
gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí mơn bài cả năm; nếu thành lập, được
cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối
năm thì nộp 50% mức lệ phí mơn bài cả năm.
1.1.4. Chứng từ kế tốn và tồn khoản sử dụng.
* Chứng từ kế tốn:
+ Giấy thơng báo nộp lệ phí mơn bài (nếu có)
2
+ Phiếu thu, phiếu chi
+ Giấy báo Nợ, giấy báo Có…
* Tài khoản sử dụng: Tài khoản 3338.2 – Các loại thuế khác
- Bên nợ: phản ánh số lệ phí mơn bài đã nộp trong kỳ.
- Bên có:
+ Số lệ phí mơn bài cịn phải nộp vào NSNN đầu kì.
+ Số lệ phí mơn bài phải nộp phát sinh trong kỳ.
- Tài khoản 3338.2 có số dư bên Có phản ánh số lệ phí mơn bài cịn phải nộp
vào NSNN.
1.1.5. Phương pháp kế tốn thuế mơn bài
– Khi nộp tờ khai lệ phí mơn bài, kế tốn ghi:
Nợ TK 6425: (Thuế, phí và lệ phí)
Có TK 3338.2: thuế mơn bài phải nộp.
– Khi nộp tiền vào ngân sách:
Nợ TK 3338.2: số thuế mơn bài nộp vào NSNN
Có TK 111,112: số tiền nộp thuế.
1.2. Thuế tài nguyên
1.2.1. Khái niệm
Thuế TN là một loại thuế gián thu, đây là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải
nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nói cách khác, thuế tài
nguyên là một loại thuế điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác, sử dụng tài
nguyên thiên nhiên của đất nước.
1.2.2. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế TN bao gồm:
+ Khống sản kim loại.
+ Khống sản khơng kim loại.
3
+ Sản phẩm của rừng tự nhiên, bao gồm các loại thực vật và các loại sản
phẩm khác của rừng tự nhiên, trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người
nộp thuế trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ.
+ Hải sản tự nhiên, gồm động vật và thực vật biển.
+ Nước thiên nhiên, bao gồm: Nước mặt và nước dưới đất; trừ nước thiên
nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để
làm mát máy.
+ Yến sào thiên nhiên, trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động
đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác.
+ Tài nguyên thiên nhiên khác do Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét,
quyết định.
1.2.3. Đối tượng nộp thuế
Người nộp thuế tài nguyên là các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc
đối tượng chịu thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 152/2015/TTBTC ngày 02/10/2015 của Bộ Tài chính.
1.2.4. Căn cứ và phương pháp tính thuế.
* Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế
tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên.
* Phương pháp tính thuế TN như sau:
+ Thuế TN phải nộp = SL TN tính thuế × giá tính thuế đơn vị TN × thuế suất
+ Thuế TN phải nộp = SL TN tính thuế × Mức thuế TN ấn định trên một đơn vị
TN khai thác.
1.2.5. Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng
* Chứng từ sử dụng trong kế toán thuế tài nguyên gồm có:
+ Các chứng từ liên quan đến hoạt động khai thác TN
+ Giấy thơng báo nộp thuế (nếu có)
+ Phiếu chi, phiếu thu
4
+ Giấy báo Nợ, giấy báo Có…
* Tài khoản sử dụng: tài khoản 3336 – Thuế tài nguyên.
- Bên nợ: phản ánh số thuế TN đã nộp vào NSNN
- Bên có:
+ Số thuế TN cịn phải nộp đầu kỳ.
+ Số thuế TN phát sinh trong kỳ.
- Tài khoản 3336 có số dư bên Có phản ánh số thuế TN cịn phải nộp vào
NSNN.
1.2.6. Phương pháp kế toán thuế tài nguyên
- Xác định số thuế TN phải nộp tính vào chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 6278: Chi phí sản xuất chung
Có TK 3336: số thuế TN phải nộp.
- Khi thực nộp thuế TN vào ngân sách nhà nước:
Nợ TK 3336: số thuế TN doanh nghiệp nộp
Có TK 111,112…
1.3. Phí và lệ phí.
1.3.1. Khái niệm
Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và
mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ
chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ cơng được quy
định trong danh mục phí ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí.
Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ
quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được
quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này.
1.3.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng
* Chứng từ kế tốn:
+ Giấy thơng báo nộp phí và lệ phí (nếu có)
5
+ Phiếu thu, phiếu chi
+ Giấy báo Nợ, giấy báo Có…
* Tài khoản sử dụng:
(1) Tài khoản 3338 – Các loại thuế khác:
- Bên nợ: phản ánh thuế khác đã nộp trong kỳ.
- Bên có:
+ Số lệ thuế khác cịn phải nộp vào NSNN đầu kì.
+ Số thuế khác phát sinh trong kỳ.
- Tài khoản 3338 có số dư bên Có phản ánh số thuế khác cịn phải nộp vào
NSNN.
(2) Tài khoản 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác:
- Bên nợ: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác đã nộp trong kỳ.
- Bên có:
+ Số phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào NSNN đầu kì.
+ Số Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác phát sinh trong kỳ.
- Tài khoản 3339 có số dư bên Có phản ánh số phí, lệ phí và các khoản phải
nộp khác cịn phải nộp vào NSNN.
1.3.3. Phương pháp kế tốn các khoản phí và lệ phí.
- Khi xác định số lệ phí trước bạ tính trên giá trị tài sản mua về (khi đăng ký
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng), ghi:
Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình
Có TK 3339....số lệ phí trước bạ phải nộp.
- Khi phát sinh các khoản phí và lệ phí phải nộp:
Nợ TK 641, TK 642, TK 811… các tài khoản chi phí liên quan.
Có TK 3338, TK 3339: số phí và lệ phí phải nộp.
- Khi thực nộp các loại thuế khác, phí và lệ phí, các khoản nộp khác, ghi:
Nợ TK 3338, 3339: các khoản thuế khác, phí và lệ phí phải nộp
6
Có TK 111, 112: số tiền nộp vào NSNN
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TỐN CÁC LOẠI THUẾ KHÁC, PHÍ,
LỆ PHÍ TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN KHỐNG SẢN BẮC KẠN.
2.1. Giới thiệu chung về cơng ty
2.1.1. Lịch sử hình thành
- Tên cơng ty: Cơng ty cổ phần khống sản Bắc Kạn
- Tên quốc tế: BACKAN MINERAL JOINT STOCK CORPORATION
- Mã số thuế: 4700149595
- Địa chỉ: Tổ 1a, phường Đức Xuân, Thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
- Người đại diện: Vũ Phi Hổ - Chủ tịch hội đồng quản trị.
- Số điện thoại: 84-(281) 3 871 779
- Email:
- Vốn điều lệ: 117.377.280.000 đồng
- Hoạt động chính: Thăm dị và khai thác sắt, quặng sắt; cát, đá, sỏi, đất sét…
CTCP Khoáng sản Bắc Kạn tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Sở
Công nghiệp - Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Bắc Kạn, được thành lập
theo quyết định 312/QĐ-UB ngày 05/04/2000 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn,
được giao nhiệm vụ khai thác kinh doanh tận thu khoáng sản gồm chì, kẽm, vàng;
sản xuất và kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng gồm đá, cát, sỏi.
Ngày 30/11/2005, Công ty được chuyển đổi (CPH) từ Doanh nghiệp Nhà
nước thành CTCP khoảng sản Bắc Kạn theo Quyết định số 3020a/QĐ-UBND của
Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt phương án và chuyển
Cơng ty khống sản Bắc Kạn thành CTCP khống sản Bắc Kạn, cơng ty hoạt động
theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1303000062 do Sở kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Bắc Kạn cấp lần đầu ngày 29/03/2006; Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp số 4700149595 thay đổi lần 11 ngày 06/11/2018.
7
Ngày 01/04/2006, Cơng ty chính thức đi vào hoạt động theo hình thức Cơng
ty cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1303000062 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn cấp, vốn điều lệ đăng ký là 17.000.000.000 đồng,
trong đó tỷ lệ vốn Nhà nước là 51% tương đương là 8.670.000.000 đồng.
Đến ngày 25/12/2007, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp giấy chứng
nhận chào bán số 254/UBCKGCN cho Công ty tăng vốn từ 17.000.000.000 đồng
lên 44.500.000.000 đồng. Kết thúc đợt phát hành, vốn điều lệ của Cơng ty là
37.483.000.000 đồng.
Ngày 18/8/2009 Cơng ty chính thức được niêm yết cổ phiếu theo quyết định
số: 46/GCN-SGDHN ngày 17/8/2009 của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội với
mã giao dịch là BKC.
Ngày 20/08/2012 thành lập Xí nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản Chợ
Đồn trên cơ sở sán nhập Xí nghiệp tuyển khốn Bằng Lũng và Xí nghiệp bột kẽm
Oxit.
Ngày 26/11/2014 thành lập Xí nghiệp khai thác mỏ Pù Sáp trên cơ sở tách ra
từ Xí nghiệp khai thác khoảng sản Bằng Lãng.
Năm 2014 thành lập chi nhánh Công ty tại huyện Phú Lương - Thái Nguyên
và chi nhánh nhà máy nước khoáng AVA tại huyện Võ Nhai - Thái Nguyên trên cơ
sở tách ra từ chi nhánh Công ty tại Thái Nguyên.
Là một doanh nghiệp đầu đàn ngành cơng nghiệp khai khống của tỉnh Bắc
Kạn, CTCP Khống sản Bắc Kạn ln nỗ lực đầu tư, đổi mới công nghệ nhằm đem
lại sản phẩm chất cao cho khách hàng và hiệu quả kinh tế công ty. Sự đổi mới tư
duy cùng với tinh thần vượt khó đã giúp Cơng ty vượt qua được những giai đoạn
khó khăn, duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, góp phần tạo bước đột phá cho ngành
cơng nghiệp khai khống của tỉnh Bắc Kạn.
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Hoạt động chính của Cơng ty là:
8
+ Khai thác quặng sắt; Khai thác quặng kim loại quý hiếm; Sản xuất kim loại
màu và kim loại quý; Bán buôn kim loại và quặng kim loại;
+ Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét; Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong
xây dựng; Khai khoáng khác chưa được phân vào đâu; Hoạt động công ty nắm giữ
tài sản;
+ Thăm dị khống sản; chưng, tinh cất và pha chế các loại; sản xuất đồ uống
khơng cồn.
Ngồi ra cơng ty cịn có các hoạt động kinh doanh khác bao gồm:
+ Bán buôn thực phẩm; Chế biến và bảo quản rau quả; Dịch vụ lưu trú ngắn
ngày; Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khống, xây dựng;
+ Xây dựng nhà các loại; xây dựng cơng trình kỹ thuật dân dụng khác; phá
dỡ
+ Chuẩn bị mặt bằng; Lắp đặt hệ thống xây dựng khác; Hồn thiện cơng
trình xây dựng; Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác; Lắp đặt hệ thống điện;
+ Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lị sưởi và điều hịa khơng khí, Tải phế
liệu; sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét; sản xuất xi măng, vơi và thạch cao; Vận
tải hàng hóa bằng đường bộ;
2.1.3. Chính sách kế tốn áp dụng.
- Chế độ kế tốn áp dụng: Cơng ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt
Nam theo hướng dẫn tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014
của Bộ Tài chính và Thơng tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016 của Bộ Tài
Chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thơng tư số 200/2014/TT-BTC.
- Kỳ kế tốn năm của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc tại
ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính là Đồng
Việt Nam.
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền
và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, các khoản tiền gửi không
9
kỳ hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có khả năng thanh khoản cao dễ dàng
chuyển đổi thành tiền và ít có rủi ro liên quan đến việc biến động giá trị.
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: phương pháp thực tế bình qn
+ Phương pháp hạch tốn hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên
- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định được ghi
nhận theo giá gốc và khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử
dụng ước tính.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng được
ghi nhận khi đồng thời thoả mãn tất cả năm điều kiện sau:
+ Công ty đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hố cho người mua;
+ Cơng ty khơng cịn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu
hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá;
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
+ Công ty sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
- Các khoản thuế, phí và lệ phí của cơng ty được hạch toán theo quy định
hiện hành.
2.2. Thực trạng kế tốn các loại thuế khác, phí, lệ phí tại cơng ty.
Trong tháng 11 năm 2021, CTCP Khống sản Bắc Kạn đã có một số nghiệp
vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc khai thác TN và nộp thuế TN cùng các loại
thuế khác, phí và lệ phí khác như sau:
- Nghiệp vụ 1: Nhận thông báo nộp thuế môn bài 3.000.000 đồng của cơ quan nhà
nước.
- Chứng từ sử dụng trong nghiệp vụ 1 là giấy thông báo nộp thuế môn bài
của nhà nước.
- Định khoản số thuế môn bài phải nộp:
10
Nợ TK 6425: 3.000.000
Có TK 3338.2: 3.000.000.
- Nghiệp vụ 2: Công ty nộp thuế môn bài vào NSNN bằng chuyển khoản.
- Chứng từ sử dụng ở nghiệp vụ 2 là giấy báo Nợ của ngân hàng.
- Định khoản số thuế mơn bài nộp vào NSNN:
Nợ TK 3338.2: 3.000.000
Có TK 112: 3.000.000.
- Nghiệp vụ 3. Công ty khai thác được 1.000 tấn sỏi. Giá tính thuế đơn vị tài
nguyên đối với sỏi là 30.000.000 đồng/ tấn, thuế suất thuế TN của sỏi là 10%. Khi
nhận được thông báo nộp thuế TN, công ty đã nộp thuế TN bằng chuyển khoản. Đã
nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng.
- Chứng từ sử dụng trong NV 1 bao gồm giấy thông báo nộp thuế TN và giấy
báo Nợ của ngân hàng.
- Xác định số thuế TN phải nộp:
Thuế TN phải nộp = SL TN tính thuế × giá tính thuế đơn vị × thuế suất
= 1.000 × 30.000.000 × 10%
= 3.000.000.000 đồng
- Định khoản:
+ Hạch toán số thuế TN phải nộp:
Nợ TK 6278: 3.000.000.000
Có TK 3336: 3.000.000.000
+ Khi nộp thuế TN, ghi:
Nợ TK 3336: 3.000.000.000
Có TK 112: 3.000.000.000
- Nghiệp vụ 4. Cơng ty khai thác 300 tấn cát, thuế suất thuế TN của cát theo quy
định là 15%. Giá tính thế đơn vị tài nguyên đối với cát là 30.000.000 đồng/ tấn.
11
Công ty đã nộp thuế TN bằng chuyển khoản. Đã nhận được giấy báo Nợ của ngân
hàng
- Chứng từ sử dụng trong NV 2 là giấy báo Nợ của ngân hàng.
- Xác định số thuế TN phải nộp:
Thuế TN phải nộp = SL TN tính thuế × giá tính thuế đơn vị × thuế suất
= 300 × 30.000.000 × 15%
= 1.350.000.000 đồng
- Định khoản:
+ Hạch toán số thuế TN phải nộp:
Nợ TK 6278: 1.350.000.000
Có TK 3336: 1.350.000.000
+ Khi nộp thuế TN, ghi:
Nợ TK 3336: 1.350.000.000
Có TK 112: 1.350.000.000
- Nghiệp vụ 5. Cơng ty khái thác 1.000 tấn than an-tra-xít. Giá tính thuế đơn vị tài
nguyên đối với than an-tra-xít là 60.000.000 đồng/ tấn, thuế suất thuế TN của than
an-tra-xít là 10%. Công ty đã nộp thuế TN bằng chuyển khoản sau khi nhận được
thông báo nộp thuế. (đã nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng).
- Chứng từ sử dụng trong NV 3 bao gồm giấy thông báo nộp thuế TN và giấy
báo Nợ của ngân hàng.
- Xác định số thuế TN phải nộp:
Thuế TN phải nộp = SL TN tính thuế × giá tính thuế đơn vị × thuế suất
= 1.000 × 60.000.000 × 10%
= 6.000.000.000 đồng
- Định khoản:
+ Hạch toán số thuế TN phải nộp:
Nợ TK 6278: 6.000.000.000
12
Có TK 3336: 6.000.000.000
+ Khi nộp thuế TN, ghi:
Nợ TK 3336: 6.000.000.000
Có TK 112: 6.000.000.000
- Nghiệp vụ 6. Cơng ty mua một xe tải để chở hàng, chịu LPTB 2% trên giá trị tài
sản tính lệ phí trước bạ là 4.200.000.000 đồng. Cơng ty đã thanh tốn lệ phí trước
bạ trên bằng chuyển khoản.
- Chứng từ sử dụng trong NV 6 bao gồm hóa đơn mua hàng và giấy báo Nợ
của ngân hàng.
- Xác định số lệ phí trước bạ phải nộp:
Số lệ phí trước bạ phải nộp = Giá trị tài sản tính LPTB × tỷ lệ thu LPTB.
= 4.200.000.000 × 2%
= 84.000.000 đồng
- Định khoản:
+ Hạch tốn số thuế TN phải nộp:
Nợ TK 211: 84.000.000
Có TK 3339: 84.000.000
+ Kế tốn nộp LPTB ghi:
Nợ TK 3339: 84.000.000
Có TK 112: 84.000.000
- Nghiệp vụ 7. Công ty mua một xe ô tơ con 4 chỗ ngồi, chịu lệ phí trước bạ 15%
trên giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ là 600.000.000 đồng. Cơng ty đã thanh tốn lệ
phí trước bạ trên bằng chuyển khoản vào ngân sách nhà nước.
- Chứng từ sử dụng trong NV 7 bao gồm hóa đơn mua hàng và giấy báo Nợ
của ngân hàng.
- Xác định số lệ phí trước bạ phải nộp:
Số lệ phí trước bạ phải nộp = Giá trị tài sản tính LPTB × tỷ lệ thu LPTB.
13
= 600.000.000 × 15%
= 90.000.000 đồng
- Định khoản:
+ Hạch tốn số LPTB phải nộp:
Nợ TK 211: 90.000.000
Có TK 3339: 90.000.000
+ Kế tốn nộp LPTB ghi:
Nợ TK 3339: 90.000.000
Có TK 112: 90.000.000
- Nghiệp vụ 8. Nhận thơng báo nộp lệ phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai
tác tài nguyên, số tiền là 5.000.000 đồng. Công ty đã chuyển khoản nộp thuế. Đã
nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng.
- Chứng từ sử dụng trong NV 8 là thông báo nộp lệ phí bảo vệ mơi trường và
giấy báo Nợ của ngân hàng:
- Định khoản:
+ Hạch toán số lệ phí phải nộp:
Nợ TK 642: 5.000.000
Có TK 3338: 5.000.000
+ Khi nộp lệ phí vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3338: 5.000.000
Có TK 112: 5.000.000
- Nghiệp vụ 9. Công ty nhận được thông báo nộp phí cầu đường, số tiền là
2.000.000 đồng. Cơng ty đã nộp thuế cho nhà nước bằng tiền mặt.
- Đối với nghiệp vụ này, chứng từ sử dụng là thơng báo nộp phí cầu đường,
biên lai thu phí và phiếu chi tiền mặt nộp phí cầu đường:
- Định khoản:
+ Hạch tốn số phí cầu đường phải nộp:
14
Nợ TK 642: 2.000.000
Có TK 3338.2: 2.000.000
+ Khi nộp phí cầu đường vào NSNN:
Nợ TK 3338.2: 2.000.000
Có TK 111: 2.000.000
- Nghiệp vụ 10. Trong kì cơng ty có phát sinh một số các khoản phí khác tính vào
chi phí quản lý doanh nghiệp phải nộp với số tiền là 10.000.000 đồng. Công ty đã
nộp bằng chuyển khoản sau khi nhận được thơng báo nộp phí.
- Đối với nghiệp vụ này, chứng từ sử dụng là thông báo nộp các loại phi phát
sinh và giấy báo Nợ của ngân hàng.
- Định khoản:
+ Hạch tốn số phí phải nộp:
Nợ TK 642: 10.000.000
Có TK 3339: 10.000.000
+ Khi nộp thuế môn bài, ghi:
Nợ TK 3339: 10.000.000
Có TK 112: 10.000.000
2.3. Nhận xét.
Cơng tác kế tốn các loại thuế khác, phí, lệ phí của CTCP Khống sản Bắc
Kạn đã được thực hiện đúng với cơ sở lý luận về phương pháp kế toán các loại thuế
khác, phí, lệ phí trong doanh nghiệp. Cơng ty đã tổ chức thực hiện hạch toán đầy đủ
các khoản thuế khác, phí, lệ phí phải nộp và tiến hành nộp thuế vào ngân sách nhà
nước một cách đầy đủ, đảm bảo thực hiện đúng và kịp thời nghĩa vụ nộp thuế với
nhà nước.
15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương 7, bài giảng Thuế và Kế toán thuế, Đại học Tài Nguyên và Mơi Trường
Hà Nội.
2. Cơng ty Cổ phần Khống sản Bắc Kạn (2021), Báo cáo tài chính năm cơng ty mẹ
q 3 năm 2021.
3. Cafef, />4. Luật thuế tài nguyên, nghị định số 50/2010/NĐ-CP,
5. Nghị định 139/2016/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về lệ phí mơn bài ban hành
ngày 04 tháng 10 năm 2016.
6. Thông tư 152/2015/TT-BTC về Hướng dẫn về Thuế tài nguyên ban hành ngày
02/10/2015.
16