Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Tên đề tài: Phân tích tình hình sử dụng thuốc giảm đau và hiệu quả giảm
đau trên bệnh nhân ung thư điều trị tại khoa điều trị giảm nhẹ - Bệnh viện
Ung bướu Nghệ An.
2. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
STT: 64
MSV: 7052900462
Lớp: Nghệ An 6
3. Giới thiệu (tính cấp thiết của đề tài)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư luôn là mối quan tâm trên toàn cầu, là một trong những nguyên
nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong. Theo thống kê của Globocan năm 2020,
tình hình mắc và tử vong do ung thư trên tồn thế giới đều có xu hướng tăng,
với 19.292.789 ca mắc mới và 9.958.133 ca tử vong [1]. Ở Việt Nam, ước tính
có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư [2]. Đau là một trong
những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư và họ cần được giảm đau ở
tất cả các giai đoạn bệnh của họ. Có khoảng 1/3 số bệnh nhân được điều trị ung
thư có xuất hiện đau. Những bệnh nhân ở giai đoạn muộn, hơn 2/3 trong số này
có đau và việc kiểm soát đau và các triệu chứng khác trở thành mục đích chính
của điều trị [3].
Đau là một trong những triệu chứng phổ biến và đáng sợ nhất xảy ra ở
bệnh bệnh nhân ung thư, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống
và là một yếu tố dự báo khả năng sống của bệnh nhân. Với khoảng 55% bệnh
nhân đang điều trị bằng thuốc chống ung thư và 66% ở những bệnh nhân ung
thư tiến triển, di căn hoặc ung thư giai đoạn cuối đều cảm thấy đau [4]. Tại Việt
Nam, một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đau từ vừa đến nặng là 50%, 33% bệnh
nhân có sự suy giảm nghiêm trọng khả năng làm việc do đau [5]. Cơn đau có
thể gây mất ngủ, mệt mỏi, tăng nguy cơ suy giảm nhận thức, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân, tác động đến tâm lý, gây rắc rối
trong sinh hoạt hàng ngày. Cơn đau khơng thun giảm có thể khiến bệnh nhân
cảm thấy lo lắng, trầm cảm, sợ hãi hoặc rơi vào trạng thái tuyệt vọng. Sự đau
đớn quá mức có thể là lý do đầu tiên để người bệnh và gia đình quyết định
ngừng mọi điều trị tích cực [6]. Vì vậy, mục đích của điều trị giảm đau là cải
thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư. Điều trị đau trong ung thư
bao gồm nhiều phương pháp: dùng thuốc, xạ trị, chăm sóc tâm lý … trong đó
điều trị bằng thuốc là phương pháp quan trọng nhất. Hiệu quả của thuốc giảm
đau phụ thuộc vào tính hợp lý của việc dùng thuốc. Ngoài ra, đối với bệnh nhân
ung thư dùng thuốc giảm đau dài ngày, các tác dụng khơng mong muốn, đặc
biệt là táo bón cần được đánh giá và quản lý.
Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định thiếu quản lý đau ung thư là vấn đề sức
khoẻ tồn cầu có mức độ ưu tiên cao nhất kể từ năm 1986 [3] và đưa giảm đau
và chăm sóc giảm nhẹ vào nhóm dịch vụ thiết yếu của bảo hiểm y tế toàn cầu
[4]. Tuy nhiên, việc thiếu điều trị đau ung thư vẫn được ghi nhận rộng rãi. Dữ
liệu từ một số quốc gia thu nhập thấp, cho thấy khoảng 80% bệnh nhân chết vì
ung thư phải trải qua cơn đau vừa hoặc nặng, kéo dài trung bình 90 ngày [4].
Bệnh nhân ung thư có thể cần giảm đau ở tất cả các giai đoạn của bệnh chứ
khơng chỉ ở giai đoạn cuối đời. Có thể đạt được kết quả tốt hơn về mặt quản lý
triệu chứng khi chăm sóc giảm nhẹ được áp dụng sớm trong q trình bệnh,
thơng qua cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm đồng thời với các liệu pháp
điều chỉnh bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ sớm bao gồm giảm đau không những làm
tăng chất lượng cuộc sống mà còn giúp cải thiện tốt hơn các triệu chứng của
bệnh, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư [7]. Do đó nghiên cứu về
đau, thuốc giảm đau và hiệu quả giảm đau là cần thiết để nâng cao chất lượng
cuộc sống cho bệnh nhân ung thư. Tại bệnh viện Ung bướu nghệ An cũng chưa
có nghiên cứu nào về quản lý đau ở bệnh nhân ung thư nên chúng tôi thực hiện
đề tài: Phân tích tình hình sử dụng thuốc giảm đau và hiệu quả giảm đau trên
bệnh nhân ung thư điều trị tại khoa Điều trị giảm nhẹ - Bệnh viện Ung bướu
Nghệ An với hai mục tiêu:
4. MỤC TIÊU:
1.
Phân tích tình hình sử dụng thuốc giảm đau trên bệnh nhân ung thư
điều trị tại khoa Điều trị giảm nhẹ Bệnh viện Ung bướu Nghệ An.
2.
Phân tích hiệu quả giảm đau trên bệnh nhân ung thư.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
5.1.1. Đối tượng ngiên cứu
- Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư nhập viện điều trị tại khoa Điều trị
giảm nhẹ - Bệnh viện Ung bướu Nghệ An trong khoảng thời gian
01/04/2023 đến 01/07/2023.
5.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên
- Bệnh nhân đau liên quan đến ung thư và được chỉ định thuốc giảm đau
trong thời gian nghiên cứu.
5.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân không đủ tỉnh táo để trả lời phỏng vấn
- Bệnh nhân không thể giao tiếp bằng lời
- Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu
- Bệnh nhân tử vong trong quá trình nghiên cứu
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, dọc theo thời gian.
5.2.2. Công cụ và quy ước áp dụng trong nghiên cứu
5.2.2.1. Công cụ nghiên cứu
Công cụ nghiên cứu gồm bộ câu hỏi đánh giá đau và ảnh hưởng của đau.
Công cụ đánh giá đau và ảnh hưởng của đau.
Đánh giá đau và ảnh hưởng của đau dựa trên công cụ đánh giá đau BPI.
Nội dung BPI được trích từ tài liệu “Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ” – Bộ Y Tế
(2022) và Hướng dẫn quản lý đau ung thư ở người lớn và trẻ vị thành niên của
WHO (2018) [4], [8] – Phụ lục 1.
5.2.2.2. Quy ước áp dụng trong nghiên cứu
Quy ước về mức độ đau
Dựa vào điểm đau, mức độ đau của bệnh nhân được phân loại theo quy
ước của NCCN – 2020 [13]:
- Đau nhẹ: điểm đau từ 1-3
- Đau trung bình: điểm đau từ 4-7
- Đau nặng: điểm đau 8-10
Mức độ đau của bệnh nhân nói chung được xác định dựa trên "điểm đau
nặng nhất 24 giờ qua" theo hướng dẫn sử dụng bộ công cụ BPI [28].
5.2.2.3. Quy ước về mức độ ảnh hưởng của đau
Ảnh hưởng của đau đến chất lượng cuộc sống được chúng tôi lựa chọn
đánh giá ở 4/7 khía cạnh theo bộ cơng cụ BPI. Trong đó, ảnh hưởng của cơn
đau đối với các hoạt động cuộc sống hàng ngày trên khía cạnh cảm xúc được
phản ánh bởi câu hỏi về tâm trạng. Ảnh hưởng trên khía cạnh hoạt động được
phản ánh bởi 3 mục còn lại về hoạt động chung, đi lại và giấc ngủ. Việc sử dụng
4/7 câu hỏi để đánh giá giúp giảm bớt khối lượng câu hỏi cho bệnh nhân
đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả đánh giá theo hướng dẫn sử dụng bộ công cụ
BPI [37]. Mức độ ảnh hưởng của đau được phân loại dựa trên quy ước theo
thang phân loại quốc tế về bệnh tật (ICD-11) của hiệp hội nghiên cứu đau quốc
tế IASP [38]. Theo IASP, ảnh hưởng của đau đánh giá từ các thang số sẽ được
phân loại như sau:
- Ảnh hưởng nhẹ: điểm ảnh hưởng từ 1-3
- Ảnh hưởng trung bình: điểm ảnh hưởng từ 4-6
- Ảnh hưởng nặng: điểm ảnh hưởng 7-10
5.2.2.4. Quy ước về liều dùng
Liều lượng thuốc giảm đau được tra cứu theo hướng dẫn giảm đau trong
ung thư
của WHO (2018), NCCN (2022) và Dược thư quốc gia Việt Nam [4],
[13], [39].
5.2.3. Nội dung nghiên cứu
5.2.3.1. Nội dung nghiên cứu mục tiêu 1
Đặc điểm bệnh nhân tham gia nghiên cứu: Phân nhóm tuổi, giới, loại
ung thư, giai đoạn, tỷ lệ di căn, tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú, điều trị đau khởi
đầu/duy trì tại khoa, tiền sử dùng thuốc giảm đau trước đó.
Đặc điểm đau của bệnh nhân tham gia nghiên cứu: Đặc điểm đau tại
thời điểm T1 (Trước khi dùng thuốc giảm đau tại khoa) của 2 nhóm bệnh nhân
điều trị đau lần đầu, điều trị đau duy trì, vị trí
đau, cường độ, mức độ đau và
ảnh hưởng của đau.
Tình hình kê đơn thuốc giảm đau
- Các thuốc giảm đau và hỗ trợ giảm đau được kê đơn
- Phân bố phác đồ giảm đau khởi đầu theo mức độ đau của bệnh nhân
- Phác đồ giảm đau duy trì
- Tỷ lệ điều chỉnh phác đồ, các kiểu điều chỉnh phác đồ giảm đau
- Chế độ liều các thuốc giảm đau được kê đơn
Thực trạng dùng thuốc giảm đau của bệnh nhân
- Tỷ lệ bệnh nhân mô tả đúng hướng dẫn dùng thuốc giảm đau, hỗ trợ
giảm đau được kê đơn.
- Tỷ lệ bệnh nhân không dùng thuốc theo chỉ dẫn trong đơn, các kiểu
thay đổi cách dùng thuốc.
- Các thuốc và biện pháp khác bệnh nhân sử dụng để giảm đau.
đau.
Biến cố bất lợi bệnh nhân gặp phải trong quá trình dùng thuốc giảm
5.2.3.2. Nội dung nghiên cứu mục tiêu 2
- Sự thay đổi điểm đau và ảnh hưởng của đau ở nhóm bệnh nhân điều
trị đau lần đầu tại Khoa CSGN.
- Sự thay đổi mức độ đau ở nhóm bệnh nhân điều trị đau lần đầu.
- Sự thay đổi mức độ ảnh hưởng của đau ở nhóm bệnh nhân điều trị lần
đầu.
- Sự thay đổi điểm đau và ảnh hưởng của đau ở nhóm bệnh nhân điều
trị đau duy trì tại Khoa CSGN.
- Sự thay đổi mức độ đau ở nhóm bệnh nhân điều trị đau duy trì.
- Sự thay đổi mức độ ảnh hưởng của đau ở nhóm bệnh nhân điều trị
duy trì.
- Mức độ hài lịng của bệnh nhân với quá trình điều trị đau
5.2.4. Phương pháp thu thập số liệu
- Kỹ thuật, công cụ thu thập: Bộ câu hỏi nghiên cứu BPI
- Mơ tả cụ thể q trình thu thập: Các bệnh nhân được phỏng vấn trực tiếp
sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn theo các thời điểm định trước.
5.2.5. Mẫu nghiên cứu
- Cỡ mẫu: Tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn, đồng ý tham gia
nghiên cứu.
- Chọn mẫu: Thuận tiện
5.2.6. Xử lý và phân tích số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel 2016 và R 3.6.3. Thống kê mô tả: các
biến phân hạng được biểu diễn bằng tỷ lệ phần trăm, biến liên tục biểu diễn
bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn, biến liên tục phân phối không chuẩn
biểu diễn bằng trung vị (tứ phân vị). Xác định sự thay đổi điểm đau và mức độ
ảnh hưởng bằng kiểm định T-test với các biến liên tục phân phối chuẩn và kiểm
định Wilcoxon với các biến liên tục không phân phối chuẩn, khác biệt được coi
là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
6. Kết quả mong đợi chính
Mơ tả đặc điểm tình hình sử dụng thuốc giảm đau trên bệnh nhân ung thư.
Tính phù hợp và hiệu quả của các thuốc giảm đau trên bệnh nhân ung thư.