Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Vệ sinh phòng bệnh P1 ( Bệnh cúm heo )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.2 KB, 31 trang )

TẠ VĂN VỊ - Bệnh hô hấp trên heo
1Bệnh Cúm Heo – Swine Influenza
Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khơng những cho heo mà cho cả lồi người, virus cúm typ A thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra ở
mọi lứa tuổi heo, nhưng nặng nhất và chết nhiều nhất là heo từ 1 – 5 tuần tuổi.
Lịch sử bệnh cúm heo
Trên thế giới, bệnh cúm heo là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây ra do các virus cúm thuộc typ A (như H3N2, H1N1..) lây lan rất nhanh, được
phát hiện lần đầu tiên ở vùng Bắc nước Mỹ (1918), từ đây lây lan sang một số nước thuộc Bắc Mỹ và thế giới. Bệnh đã lây sang người và phát
triển thành đại dịch cúm ở một số quốc gia vào năm 1918 gây chết hàng chục triệu người.
Ngày nay, bệnh cúm heo đã được thấy ở hầu hết các nước trên thế giới. Hai chủng virus cúm có độc lực cao ở Mỹ được xác định là tác nhân gây ra
các vụ dịch cúm heo đó là virus cúm H1N1 và H3N2.

Triệu chúng của bệnh cúm heo
Từ năm 1978- 1984, dịch cúm heo đã xảy ra trên quy mô lớn ở Anh, Tiệp Khắc, Balan, Kenya, Liên xô cũ, Canada, Hồng Kông và Iran. Từ năm
1985 đến nay, một số nước đã thơng báo có dịch cúm heo như: Vương quốc Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Sỹ và Đan Mạch.
Ở Việt Nam bệnh cúm heo đã được phát hiện lần đầu tiên do Phan Đình Đỗ (trích dẫn trong “ Bệnh heo Việt Nam” của Trịnh Văn Thịnh, 1984).
Tác giả quan sát thấy các dấu hiệu lâm sàng và bệnh tích của heo bệnh: sốt cao, khó thở, ho do viêm phổi và viêm phế quản, lây lan nhanh,
tương tự như những mô tả kinh điển của Easterday (1972) về bệnh cúm heo ở Mỹ. Từ đó đến nay, bệnh cúm heo ở nước ta đã bị lãng qn vì đã
khơng xảy ra và khơng được tiếp tục nghiên cứu.


Nguyên nhân gây bệnh cúm heo
Tác nhân gây bệnh là virus cúm H1N1, H3N2, H3N1… các chủng virus cúm gia cầm phân lập được từ heo bệnh là chủng A/swine/Kanagawa/2/78
(H1N2), chủng A/Tokyo/6/73 (H3N2) và chủng A/Kumamato/22/76 (H1N1) phân lập từ Tây Ban Nha. Đặc biệt chủng này có kháng nguyên N1
tương tự như N2 của các chủng trên.
Các virus cúm có thể gây bệnh cho người, cho các lồi gia súc, gia cầm và chim hoang dã trong đó có heo. Các nhà khoa học xác định virus cúm
có 2 kháng nguyên bề mặt là H và N luôn thay đổi. Hiện nay, người ta đã phân lập được nhiều chủng virus thuộc tup A có 9 kháng nguyên N xếp
từ N1, N2 đến N9 và 16 kháng nguyên H từ H1, H2 đến H16 (theo tổ chức Y tế thế giới). Từ 9N và 16H có thể tạo ra 144 virus cúm và chúng có
thể gây ra 256 dạng cúm cho người và động vật.
Trong môi trường tự nhiên, virus cúm có thể tồn tại từ 3 đến 30 ngày vẫn giữ nguyên độc lực gây bệnh. Virus bị diệt dưới ánh sáng mặt trời và
nhiệt độ trên 65 độ C trong 30 phút. Các loại thuốc sát trùng diệt được virus cúm là: Formol 2%, 2% của PVP.iodine 10%, Virkon.S, dung dịch xút
5%, nước vôi 10%, B.K.Vet.


Đặc điểm dịch tễ
Bệnh cúm lợn được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A nghĩa là bệnh cực kỳ nguy hiểm, đại lưu hành, lây lan rất nhanh ở các lứa tuổi, nhưng heo
con từ 1 – 5 tuần tuổi bị bệnh nặng và tỷ lệ chết cao nhất.

Bệnh cúm heo có thể lây sang gia cầm và ngược lại,từ đó lây sang người
Bệnh cúm heo có thể lây sang gia cầm và ngược lại, từ đó lây sang người. Năm 1918, trên thế giới đã có 20 triệu người bị chết do virus H1N1, sau
đó những quan sát, thống kê của các chuyên gia y học (WHO) cho thấy: từ 1959 đến 1983 đã có khoảng 24 triệu người ở lứa tuổi 14 -30 bị nhiễm
virus cúm heo và bị chết ở nhiều quốc gia. Virus cúm gia cầm khi vào heo có thể gây đột biến gen, tạo các chủng virus cúm có độ lực cao.
Bệnh cúm heo lây lan qua đường hơ hấp là chính.


Bệnh phát ra quanh năm, nhưng chủ yếu là vào thời gian chuyển mùa thời tiết ấm sang thời tiết lạnh.
Từ đầu tháng 4 năm 2009 đến nay, trên thế giới đã có hơn 140 nước và vùng lãnh thổ cơng bố có cúm heo, đã có trên 295.000 người mắc bệnh
trong đó có hàng nghìn người chết. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nâng mức báo động đỏ lên cấp 6 tức là cấp cao nhất.
Triệu chứng lâm sàng
Thời gian ủ bệnh: 2 – 5 ngày, rất ít khi 4 ngày.
Heo bị bệnh thể cấp tính đột ngột bùng phát và lây lan nhanh ra toàn đàn với tỷ lệ rất cao (gần 100%), sốt cao 41,5 – 42 độ C. Heo bệnh buồn bã,
nằm tụm đống với nhau, khi bị xua đuổi thì chúng đi loạng choạng, run rẩy rồi nằm bệt, thở khó và thở nhanh (thở thể bụng). Vì thở khó, heo phải
ngồi như chó ngồi, ăn kém hoặc bỏ ăn, chảy nước mắt, nước mũi, có những mảng phát ban đỏ ở tai chân, mõm và ở phần da mềm như bụng,
bẹn…
Heo con theo mẹ từ 1 – 5 tuần tuổi chết rất nhanh và tỷ lệ chết cao.Những dấu hiệu lâm sàng rất nặng diễn ra 2 – 4 ngày đầu, nhưng sau đó cũng
giảm đi rất nhanh. Sức khỏe của heo được hồi phục sau 6 – 7 ngày. Tuy nhiên, có một số heo vẫn thở khó và ho khơng giảm do viêm đường hơ
hấp chính phát và thứ phát.
Phần lớn heo lớn trên 5 tuần tuổi có tỷ lệ chết ít, khoảng 4-5%. Heo bị chết chủ yếu do viêm phế quản – phổi nặng và nếu bệnh ghép với các vi
khuẩn gây bệnh đường hô hấp khác như: Mycoplasma, liên cầu khuẩn (Streptococcus), tụ huyết trùng (Pasteurella)… thì tỷ lệ chết sẽ cao hơn.
Heo nái mang thai khi nhiễm virus cúm sẽ bị bệnh nặng hơn so với heo vỗ béo và thường bị sảy thai sau 3-5 ngày kể từ khi có triệu chứng bệnh.
Nếu khơng bị sảy thai thì heo nái bệnh sinh ra con yếu ớt, khó ni và chết dần.
Bệnh tích mổ khám
Mổ khám heo chết do bệnh cúm từ 1-5 tuần tuổi cho thấy: Phế quản và phổi có nhiều dịch nhầy thẩm xuất và bọt. Niêm mạc phế quản có nững
đám tụ huyết đỏ, phổi và chùm hạch phổi, hạch phế quản sưng phù nề. Cắt ngang các thùy phổi thấy có nhiều dịch lẫn với các đám sợi huyết

chảy ra và hiện tượng này cũng thấy ở trong các tiểu phế quản, làm tắc nghẽn lưu thơng khơng khố, đó chính là ngun nhân gây khó thở. Ở một
sơ heo bị bệnh nặng còn thấy các tiểu thùy phổi tụ huyết màu xám đỏ, sưng phù thũng chiếm 30-50% thể tích của phổi. Niêm mạc mũi heo bệnh
cũng có hiện tượng sưng phù nề, tụ huyết và chảy dịch nhầy.
Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng: bệnh xảy ra đột ngột, lây lan nhanh (gần 100% đàn heo), heo sốt cao, khó thở và ho do viêm phổi và viêm phế quảnphổi. Heo ở lứa tuổi 1-5 tuần bị bệnh nặng, có tỷ lệ chết đến 40%, nhưng ở heo trưởng thành, heo vỗ béo tỷ lệ chết thấp 4-5 %.

Chẩn đốn phịng thí nghiệm: phân lập và định hoạt virus cúm.

Chẩn đốn miễn dịch: các phương pháp ngưng kết hồng cầu (HI, HA). Phương pháp miễn dịch gắn men (ELISA) được áp dụng để chẩn đốn
nhanh, chính xác bệnh cúm heo.
Điều trị
Khơng có thuốc đặc trị bệnh. Do vậy khi dịch cúm xảy ra, người ta áp dụng các biện pháp nâng cao sức đề kháng và chống nhiễm khuẩn thứ phát.


Cách ly chuồng có heo bị cúm với các chuồng khác, không di chuyển heo ra khỏi chuồng, Phải bao vây, tiêu độc triệt để khu chuồng như:
Phun thuốc sát trùng mạnh PVP.Iodine 10%, Virkon.S, B.K.Vet, rắc vôi bột xung quanh chuồng, cử người ni riêng heo chuồng đó với đầy đủ
các trang bị bảo hộ (khẩu trang, áo quần bảo hộ, ủng, găng tay, kính và mũ bảo hộ).

Cho heo uống đủ nước sạch và mát, có pha thuốc điện giản hoặc vitamin trong nước cho heo uống tự do để giảm thiệt hại, giải nhiệt, nâng
sức đề kháng và kích thích tính thèm ăn của heo, dùng 5-7 ngày liên tục.

Cho heo ăn thức ăn nhẹ dễ tiêu, thêm rau xanh, củ quả rứa sạch và thái nhỏ sẽ làm cho heo chóng hồi phục.

Sử dụng thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn, hoặc pha nước cho uống. Có thể dùng một trong các kháng sinh và cách chữa của bệnh suyễn
heo để ngừa bệnh thứ phát và giảm tỷ lệ chết, chống biến chứng và còi cọc. Thuốc phải dùng cho cả đàn heo trong chuồng, thời gian sử
dụng 4-5 ngày liền:

Nếu viêm phổi bệnh nặng thì phải tiêm thuốc đễ chống nhiễm khuẩn thứ phát đường hơ hấp và tiêu hóa.
Phịng bệnh

Khơng ni chung các lứa tuổi heo khác nhau trong cùng một chuồng hoặc trong một khu vực với một số loài gia cầm và chim hoang khác.


Theo dõi đàn heo, phát hiện các dấu hiệu lâm sàng của heo nghi bị bệnh, kết hợp kiểm tra huyết thanh để xác định chính xác và áp dụng các
biện pháp phịng trị tích cực.
Thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh thú y: giữ chuồng ln khơ sạch, ấm áp mùa đơng, thống mát mùa hè, định kỳ phun thuốc sát trùng, ủ
phân để diệt mầm bệnh.
Tổ chức tiêm vacxin cho đàn heo trong vùng có lưu hành bệnh hoặc các trại heo giống, nếu có điều kiện.
Hiện nay, các loại vacxin vơ hoạt được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới như:
Flusure RTU của Mỹ, là vacxin vơ hoạt phịng bệnh cúm heo. Tiêm lần 1 cho heo con lúc 3 tuần tuổi và sau 3 tuần tiêm nhắc lại lần 2 (mỗi
con tiêm sâu bắp thịt 2ml vacxin). Sau đó nếu ni tiếp thì cứ 6 tháng tiêm lại một lần.

Flusure/Respisure RTU: vacxin vơ hoạt đa giá của Mỹ phịng bệnh cúm và suyễn heo (cách dùng và phương pháp dùng như vacxin Flusure
RTU).

Flusure/Respisure 1 ONE: cũng là vacxin vô hoạt đa giá của Mỹ phòng 2 bệnh cúm và suyễn heo (dùng như loại nêu trên).

Gripork của Tây Ban Nha: vacxin vô hoạt chống bệnh cúm heo, chứa virus typ A chủng Hsw- N hoặc typ A chủng Hsw- N2.G và A.SH. Tiêm
1ml/heo con 10 – 12 ngày tuổi và nhắc lại khi heo con đạt 35 – 40 ngày tuổi, hoặc tiêm lần đầu lúc heo 30 – 40 ngày tuổi 1ml/con sau đó
nhắc lại 2ml/con khi heo đạt 60 – 65 ngày tuổi.
Với heo nái và đực giống, tiêm vacxin chống cúm 2ml/con lúc 21 ngày trước khi phối giống, sau đó một năm tiêm định kỳ 2 lần cách nhau 6
tháng.


SUIPRVAC AD- Coli- Flu: Đây là vacxin vô hoạt đa giá của Tây Ban Nha chống 3 bệnh cúm heo- giả dại- tiêu chảy do E.coli. Tiêm bắp
2ml/con, lần 1 lúc heo đạt 3 – 4 tuần tuổi, sau 25 – 30 ngày tiêm nhắc lại và hằng năm tiêm định kỳ 2 lần cách nhau 6 tháng.

IZOVAC SUI- FLU: vacxin vô hoạt chống bệnh cúm heo của Italia, chứa hai chủng H1N1 và H3N2.
Heo vỗ béo tiêm 2ml/con lúc 90 ngày tuổi và nhắc lại sau 2 – 3 tuần, có thể tiêm lại lần 3 nếu có nguy cơ nhiễm bệnh.
Heo nái chửa tiêm 2ml/con lúc chửa được 70 ngày và tiêm nhắc lại 2 – 3 tuần sau đó. Định kỳ tiêm 2 lần/năm, cách nhau 6 tháng.

Endfluence – 2: vacxin vô hoạt chống cúm heo của Hà Lan chứa 2 chủng H1N1 và H3N2, cách dùng và liều dùng như vacxin trên.



TẠ VĂN VỊ
2.Bệnh Glasser Ở Heo Do Haemophilus Parasuis
1. Khái niệm
Bệnh do Haemophilus parasuis là bệnh truyền nhiễm trên đường hô hấp, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi với biểu hiện ho, khó thở, thở ngồi kiểu chó ngồi với đặc điểm
gây viêm đa khớp, viêm phổi dính sườn, viêm tràn dịch, viêm màng não và có thể dẫn đến chết. Do đó, H. parasuis cũng là nguyên nhân gây nhiều thiệt hại kinh tế
cho nhà chăn nuôi Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Mặc dù chỉ một vài đàn heo tỷ lệ tử vong chỉ vì H. parasuis, bệnh gây ra bởi tác nhân này có thể xảy
ra cùng một lúc là nhiễm trùng do vi khuẩn và virus khác như Streptococcus suis và Hội chứng rối loạn hô hấp sinh sản ở lợn do virus (PRRSV).


Bệnh doHaemophilus parasuistrên heo
2. Lịch sử nghiên cứu
Bệnh do Haemophilus parasuis đã được Glasser quan sát và đề cập bệnh do vi khuẩn này gây ra vào năm 1910, trên heo bệnh có biểu hiện viêm đa khớp – viêm
thanh dịch. Đến năm 1943, bệnh đã được Hiarre và Wramby nghiên cứu kỹ về căn bệnh và đã đặt tên tên là Haemohphilus suis. Ngồi ra theo Tơ Minh Châu và Trần
Bích Liên (1999) trước đó căn bệnh do vi khuẩn Haemophilus đã được Pleiffer phân lập lần đầu tiên trong những bệnh phẩm từ bệnh nhân bị cúm. Bệnh xảy ra hầu
hết các đàn heo trên thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 100% nhưng tỷ lệ chết dao động từ 5-10%. Heamophilus parasuis là nguyên nhân gây viêm màng phổi
nhiều sợi huyết, viêm phế quản phổi trên heo.

3. Căn bệnh học
Haemophilus parasuis là cầu trực khuẩn, gram âm, có tiêm mao và giáp mơ. Cần yếu tố V (Nicotiamide Adenine Dinucleotide) nhưng không cần yếu tố X (hemin),
hiếu khí hay yếm khí tùy nghi, khơng gây dung huyết. Nhiệt độ thích hợp là 37 độ C và pH=7,4-7,8. Vi khuẩn H. parasuis có thể mọc trên thạch máu với sự hiện diện
của Staphylococcus. Khuẩn lạc đục 1 mm xuất hiện sau 48 giờ nuôi cấy.

Vi khuẩn này hiện diện ở đường hô hấp trên và có thể phân lập từ khoang mũi, amidan, và khí quản của heo khỏe mạnh. Mặc dù chủng không gây bệnh chiếm ưu
thế ở đường hô hấp trên, một số heo có thể có các chủng độc lực có thể gây ra bệnh hệ thống đặc trưng bởi viêm tràn dịch, viêm khớp, và viêm màng não. Đến năm
1995, người ta phân lập ra 15 serovar nhau, trong đó serovars 4, 5 phổ biến nhất:




Serovars 1,5,10,12,13,14: có độc lực mạnh



Serovars 15,4: có độc lực trung bình




Serovars 3,6,7,8,9,11: khơng độc lực

Tính sinh bệnh của của H. parasuis liên quan đến protein 39Kda của màng ngoài. Độc tố dung giải tế bào (Cytotoxin) đã được đề cập nhưng chưa được xác định.

Sức đề kháng: Dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng thông thường, nhảy cảm với sự khô hạn và ánh sáng mặt trời. Nhạy cảm với Tetracycline, Sulfonamide,
Chloramphenicol, Neomycin, Erythromycin.

4. Dịch tễ học
Vi khuẩn có thể xâm nhập vào heo con một vài ngày sau khi sinh thông qua mũi do tiếp xúc. Và căn bệnh lây lan khá mạnh, việc lây truyền có thể qua tiếp xúc trực
tiếp hay qua giọt khí dung, chỉ cần một lượng nhỏ H. parasuis khoảng 102-104 tế bào cũng đủ sức gây bệnh. Bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với thú bệnh
hoặc thú cùng sống trong một khơng gian chật hẹp. Ngồi ra bệnh có thể lây truyền gián tiếp qua cơng nhân trong trại. Sự lây truyền mầm bệnh có thể do tiếp xúc
giữa đàn thú khỏe với thú bệnh. Bệnh cấp tính có thể xảy ra ở nhiều ơ chuồng, do khí dung và khơng khí chuyển động làm lan truyền mầm bệnh. Người ta chưa xác
định được vai trò của chim, loài gậm nhấm nhỏ trong việc lây lan của bệnh. Con người không phải là ký chủ của H. parasuis.

Qua nghiên cứu dịch tễ học của H. parasuis giữa các đàn gia súc thì thực tế mặc dù nhiều đàn vị ảnh hưởng bởi cùng một nhóm serovar nhưng mỗi đàn có một
chủng phổ biến khác nhau.

Miễn dịch thụ động từ heo mẹ truyền sang heo con sẽ giảm dần sau 2 – 4 tuần tuổi đầu tiên, vì vậy bệnh có thể xảy ra trên heo con từ 2-15 tuần tuổi, những thời kỳ
cai sữa 5-8 tuần tuổi thường là thời điểm lý tường để H. parasuis gây bệnh và tử số thường là 5-10% nhưng cũng có thể lên đến 50%. Vi khuẩn này có nhiều serovar

nên có thể có nhiều hơn một serovar gây bệnh trên cùng một đàn heo và có nhiều serovar khơng độc lực hiện diện ở mũi heo. Sự miễn dịch chỉ chống được với mỗi
một serovar nhiễm còn đối với các serovar khác thì khơng có, hoặc nếu có thì cũng rất kém.

Một trong những vấn đề phải đối mặt khi cố gắng kiểm soát nhiễm trùng H. parasuis (bệnh Glasser) là khoảng cách “’miễn dịch” là khoảng thời gian mà miễn dịch mẹ
truyền giảm thấp và miễn dịch do chích vaccine không đủ sức bảo vệ heo con chống lại việc mắc bệnh. Khoảng cách miễn dịch này kéo dài khoảng 4 tuần, đây là giai
đoạn heo có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, do dó cần chú y chăm sóc và có biện pháp phịng ngừa hợp lý ví dụ như đưa kháng sinh vào thức ăn nước uống.


Đồ thị biểu hiện khoảng cách “miễn dịch” – 4 tuần nguy cơ
cao
5. Sinh bệnh học
Mầm bệnh thường ký sinh sẵn trên đường hơ hấp heo, khi có ngun nhân làm giảm sức đề kháng như: thời tiết thay đổi hay các yếu tố gây stress vi khuẩn sẽ tăng
độc lực gây bệnh. Các yếu gây stress như thay đổi thời tiết đột ngột, ẩm độ cao kết hợp với độ thơng thống kém, vận chuyển, thức ăn, cai sữa chính là nhưng yếu
tố mở đường cho bệnh phát triển nhanh. Do đó, bệnh phát triển mạnh trên đàn heo thịt khi thời tiết khắc nghiệt.

Sau khi xâm nhập qua đường hô hấp vào phổi, vi khuẩn cư trú và nhân lên ở phế nang, sau 12 giờ vi khuẩn H. parasuis bị thực bào nhanh chóng bởi đại thực bào
phế nang và sản sinh ra độc tố dung giải tế bào (cytotoxin) vào máu gây bại huyết (septicemia) và hậu quả là gây viêm thanh dịch, viêm màng phổi có sợi huyết, viêm


dính sườn, viêm kẻ xuất huyết, viêm đa khớp, viêm màng não có mủ. H. parasuis nhân lên ở niêm mạc phế quản hơn là tế bào có tiêm mao ở đường hơ hấp, và H.
parasuis có thể gây viêm phổi theo sau nhiễm virus cúm.

6. Triệu chứng
Thể cấp tính: bệnh xảy ra thình lình trên một số con hoặc nhiều heo. Heo bệnh ốm yếu rất nhanh, thân nhiệt tăng 40-41oC, bỏ ăn, thở nhanh, và một biểu hiện đặc
trưng là ho ngắn 2-3 cái, tím bốn chân, viêm khớp, và đi lại khó khăn. H. parasuis tấn cơng vào màng bao khớp, màng thanh dịch của ruột, phổi, tim và não gây viêm
mủ sợi thường hợp hô hấp, viêm màng bao tim, màng phúc mạc và viêm màng phổi có thể gây chết đột ngột. Heo bệnh chết sau 2-5 ngày.

Thể mãn tính: heo bệnh thường nhợt nhạt và phát triển chậm. Tỷ lệ nhiễm bệnh khoảng 10 – 15%. Khi viêm màng bao tim kéo dài có thể gây chết. Cần loại heo bị
bệnh mãn tính vì điều trị khơng có hiệu quả.


Triệu chứng bệnh có thể thay đổi tùy theo sức khỏe và khả năng miễn nhiễm của thú, môi trường và mức độ bộc phát của yếu tố gây bệnh.
7. Bệnh tích
Bệnh tích chủ yếu là viêm thanh dịch có tơ huyết ở màng não, màng phổi, màng bao tim, phúc mạc, khớp. Những bệnh tích này có thể xảy ra cùng một lúc hoặc
riêng lẻ. Viêm có sợi tơ huyết ở màng bao khớp, phổi, màng phổi, màng bao tim, màng bụng, màng ruột, mạch máu nhỏ,…Viêm phổi dính sườn, khớp có dịch vàng,
não có dịch tiết chứa mủ và sợi tơ huyết. Viêm não có mủ cũng thường xảy ra.

Trong trường hợp heo chết dạng mãn tính thường gặp kết dính sợi huyết: viêm ngoại tâm có sợi huyết cùng biểu hiện suy tim, lớn tim, thủy thủng phổi, lớn gan và
xoang bụng chứa nhiều dịch.

Người ta có thể phân lập H. parasuis thuần từ: dịch khớp, máu tim, dịch nảo tủy (trong trường hợp viêm màng não).

TẠ VĂN VỊ


Tím tái ở tai và chân

Trường hợp viêm màng não, heo nằm với biểu hiện thần kinh (giãn nhãn cầu và
mở rộng các chi, uốn người ra sau)


Viêm sưng các khớp

Viêm khớp với dịch khớp vàng


Khám nghiệm tử thi heo bệnh Glässers bị viêm màng phổi và viêm màng ngoài tim

Viêm màng phổi



Sự hiện diện fibrin trong viêm phúc mạc và viêm màng ngồi tim
8. Chẩn đốn
8.1 Chẩn đốn lâm sàng
Chẩn đốn bệnh dựa vào tiền sử bệnh trong trại, triệu chứng lâm sàng. Heo có bệnh tích viêm có sợi huyết ở khớp, phổi, màng bao tim, màng bụng.
Cần chẩn đoán phân biệt bệnh Glasser với các bệnh hô hấp và viêm khớp khác:

Bảng 8.1 Phân biệt bệnh Glasser với một số bệnh hô hấp
Mầm bệnh

Triệu chứng
viêm màng phổi, xuất huyết và có những vùng hoại tử đặc

A. pleuropneumonia

biệt trên thùy hồnh cách mơ
ngứa mũi, hắt hơi, chảy nhiều nước mũi, xương mặt bị teo,

B. bronchiseptica

méo mó nhiều mức độ khác nhau

Virus gây hội chứng loạn

rối loạn hô hấp, chậm tăng trưởng, tăng tỷ lệ heo cai sữa

sản hô hấp (PRRSV)

chết và kết hợp với các triệu chứng khác

Bệnh cúm heo influenza


sốt cao trong thời gian tương đối ngắn, kém ăn, suy sụp hơ

virus

hấp như thở khó, ho, chảy nước mũi và có tỷ lệ mắc bệnh


khá cao
Tử số cao ở heo con với dấu hiệu thần kinh, có hay khơng có
Bệnh Aujeszky

liên quan đến xáo trộn sinh sản.

Cảm

viêm phế quản phổi cata với biểu hiện sốt, ho và kém ăn

nhiễm Coronavirus

trên heo.
bệnh tích khá đặc trưng là vùng gan hóa, tụy tạng hóa

M. hyopeneumoniae

mang tính đối xứng trên phổi

Bảng 8.2 Phân biệt bệnh Glasser với một số bệnh khớp
Kiểu viêm khớp


Lứa tuổi nhiễm bệnh

Những biểu hiện chính
Trong đàn có một vài con bị bệnh
với các biểu hiện:
– Què, khớp sưng tấy ở dạng cấp
và mãn tính.

– Lợn bệnh run rẩy, khó đứng và
có biểu hiện thần kinh do viêm
màng não.

Tụ cầu
khuẩn Streptococcusspp

1-6 tuần tuổi.

Đóng dấu

1-8 tháng tuổi.

– Què, khớp sưng tấy ở dạng cấp

lợn Erysipelothrix

và mãn tính với bệnh tồn thân.

rhusiopathiae

– Do viêm khớp nên lợn ngồi ở tư

thế chó ngồi.

– Trên da xuất hiện nhiều đám
xuất huyết hình vng hoặc hình


thoi.

– Què, đôi khi sưng khớp.
– Viêm các màng bao tim phổi,
xoang bụng, tinh hồn với thể
cấp hoặc mãn tính (bị >6 tháng)

Viêm mũi do Mycoplasma
hyorhinis

3-8 tuần tuổi

Viêm phổi

– Què, bị cấp tính hoặc mãn tính,

do Mycoplasma

đặc biệt ở giống siêu nạc và

hyosynoviae

12-14 tuần tuổi.


khung chân yếu.
Què, khớp sưng với viêm đa
màng serous.
– Khi bị nhiễm trùng máu và thể
cấp tính lợn nằm nhiều, da tím
tái.

– Khó thở, sổ mũi

Viêm do Haemophilus
parasuis.

2-12 tháng.
– Què, khớp sưng với viêm đa
màng
– Có thể tạo thành ổ áp xe lớn ở
mông, bên trong chứa đầy mủ
màu trắng

Viêm dính màng phổi
Actinobacillus suis

sau 1,5 tháng tuổi

Bệnh thối hố khớp

4 tháng trở lên.

Q, bị mãn tính nhưng đơi khi bị


Osteochondroris vàOsteo

cấp tính.

throis

– Hay xảy ra ở lợn lớn nhanh,


nhiều cơ và thịt nạc.

– Lười vận động, có thể đi bằng
đầu gối.

8.2 Chẩn đốn phịng thí nghiệm
Bằng việc ni cấy phân lập vi khuẩn từ các mơ bệnh (ví dụ như màng ngồi tim, màng phổi). Việc ni cấy cịn gặp nhiều khó khăn, vì khả năng mọc của vi khuẩn
rất kém, nhất là bệnh mãn tính hoặc đã điều trị kháng sinh thì sẽ dễ thất bại trong nuôi cấy. Tuy vậy, phương pháp phân lập hiện nay được xem là tiêu chuẩn vàng
(Golden standard) vì sau khi phân lập có thể xác định được serotype đang hiện hành giúp cho việc sử dụng vaccine hiệu quả.
Ngoài ra, cịn có thể sử dụng các phương pháp như PCR (Polymerase chain reaction) để phát hiện sự hiện diện của sự hiện diện của vi khuẩn trong các bệnh phẩm.
Phương pháp PCR rất hữu ích để xác định vai trị của vi khuẩn gây tử vong. Hiện nay, phản ứng IHA (Indirect hemaglutination) là kỹ thuật được lựa chọn để định
chủng vi khuẩn. Còn để xác định kiểu gen, người ta sử dụng PCR và ERIC-PCR (Enterobacterial Repetitive Intergenic Consensus-based PCR). Cả hai phương pháp
IHA và ERIC-PCR thì rất quan trọng trong cơng tác kiểm sốt bệnh.

9. Điều trị
Qua kết quả kháng sinh đồ, H. parasuis nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh penicillin, amoxicillin, tetracycline, cephalexin, gentamycin. Sự đề kháng của vi khuẩn đối
với kháng sinh sẽ xảy ra nhanh chóng khi sử dụng kháng sinh thường xuyên.

Cần điều trị sớm, tiêm kháng sinh với liều cao để thuốc nhanh chóng thấm vào màng não và dịch các mơ. Liệu pháp kháng sinh chỉ hiệu quả trên
heo bệnh giai đoạn đầu, thuốc có tác dụng làm giảm tỷ lệ chết. Điều trị sớm và kết hợp nhiều biện pháp sẽ cho kết quả tốt hơn. Nên điều trị cho
tất cả heo có nguy cơ bị lây nhiễm chứ khơng chỉ riêng những heo có triệu chứng bệnh. Sau thời gian điều trị bằng kháng sinh bổ sung men tiêu

hoá 2 – 3 ngày => tránh loạn khuẩn đường ruột, giúp tiêu hoá tốt hơn.
Để đảm bảo tác dụng và nồng độ kháng sinh cao trong máu việc tiêm nhắc lại là điều hết sức cần thiết. Sự thành công trong điều trị phụ thuộc vào việc phát hiện
bệnh và điểu trị kịp thời, cấp nước cho thú kịp thời nếu thú còn uống nược, trộn kháng sinh vào thức ăn, nước uống với mục tiêu điều trị cả mầm bệnh. Tuy nhiên,
liệu pháp kháng sinh không loại trừ hết căn bệnh mà chỉ làm giảm biểu hiện bệnh. Kiểm sốt bệnh bằng cách chia các nhóm ni trong mơi trường khơng khí tốt và
duy trì đến khi hạ thịt, nơi khơng có điều kiện thì kiểm sốt tốt nhiệt độ, độ thơng thống và dùng vách ngăn thú bệnh trong ô chuồng nhất định để giảm tối đa sự phát
triển và lây lan bệnh, tiếp tục sử dụng thuốc và nâng cao liều sử dụng, không sử dụng thuốc trong thời gian dài và thường xuyên, giám sát sự đề kháng của vi khuẩn.


Khi kiểm sốt bệnh, chia các nhóm ni trong mơi trường khơng khí tốt và duy trì đến khi hạ thịt, nơi khơng có điều kiện thì kiểm sốt tốt dùng vách ngăn thú bệnh
trong ô chuồng nhất định để giảm tối đa lây lan bệnh, tiếp tục sử dụng thuốc và nâng cao liều sử dụng, không sử dụng thuốc trong thời gian dài và thường xuyên,
giám sát sự đề kháng của vi khuẩn. Kháng sinh: Chọn kháng sinh có thể xâm nhập đến dịch não tuỷ và các khớp như sau:

Tiêm kháng sinh:
+ Tulavitryl: 1ml/40 kg thể trọng, 1 liều duy nhất
+ Ceptifi: 1ml/10-15 kg thể trọng, ngày/lần, liên tục 5-7 ngày
+ Tyloco: 1ml/7-10 kg thể trọng, ngày/lần, liên tục 3-4 ngày
+ Marbovitryl 250: 1ml/10-15 kg thể trọng, ngày/lần, liên tục 5-7 ngày
+ VimeSpiro FSP: 1ml/5-10 kg thể trọng, ngày/lần, liên tục 5-7 ngày
+ Spectylo: 1ml/5-10 kg thể trọng, ngày/lần, liên tục 5-7 ngày
Cho uống hoặc cho ăn (nếu còn ăn):
+ Genta-Doxy: 1g/20 kg thể trọng, ngày/lần, 5-7 ngày
+ Tylofos: 1g/40 kg thể trọng, ngày/lần, 5-7 ngày
+ Vime-Linspec 500: 1g/20 kg thể trọng, ngày/lần, 5-7 ngày
Kháng viêm:
+ Tonavet: 1ml/20 kg thể trọng, 1 liều duy nhất
+ Ketovet: 1ml/16 kg thể trọng, ngày/lần, 3 ngày
Trị triệu chứng:
– Heo ho, khó thở, chảy mũi nước:
+ Furovet: 1ml/20 kg thể trọng, ngày/lần, 3-5 ngày
+ Vime Liptyl: 1ml/10 kg thể trọng, ngày/lần, 3-5 ngày

+ Kết hợp Bromhexin: 1ml/10 kg thể trọng, ngày/lần, 3-5 ngày
+ Hoặc dùng Mucostop (để giảm mũi tiêm trên heo) 1g/lít nước uống hoặc 2g/kg thức ăn hoặc 1g/7-10kg thể trọng.
Hỗ trợ:
+ Vime Canlamin: 1ml/5-10 kg thể trọng, ngày/lần, 3-5 ngày
+ Hoặc Vimekat: 1ml/5-10 kg thể trọng, 3-5 ngày/lần,
+ Hoặc Babevit: 1ml/5-10 kg thể trọng, ngày/lần, 3-5 ngày
10. Phòng bệnh
10.1 An toàn sinh học
Vệ sinh tốt chuồng trại, nhiệt độ thích hợp, độ thơng thống tốt, mật độ ni hợp lý, dinh dưỡng phù hợp, cân đối đầy đủ chất, cho ăn bằng thức ăn viên hoặc rưới
nước vào thức ăn để hạn chế bụi lúc cho ăn. Nên thực hiện chương trình “cùng vào, cùng ra” có thể đây là phương pháp hiệu quả để kiểm soát bệnh trên những đàn


đã nhiễm bệnh. Chú ý quản lí đàn để giảm yếu tố stress. Không nuôi mật độ quá cao, thông thống khí tốt, tránh trộn lẫn đàn có nguồn gốc khác nhau. Tăng tuổi cai
sữa tạo điều kiện cho heo con tiếp xúc với mầm bệnh để gây miễn dịch cho heo con. Thực hiện định kỳ tiêu độc sát trùng chuồng. Kiễm tra kỹ heo trước khi mua,
mua heo về phải cách ly ít nhất 4 tuần, nếu khơng có biểu hiện bệnh mới cho nhập đàn, trong thời gian này phải đảm bảo đủ dinh dưỡng và chống stress cho heo tốt.
Thực hiện tốt quy trình phịng các bệnh phổ biến trên heo: Dịch tả heo, LMLM, tai xanh,… để tránh các nguy cơ kế phát cho bệnh Glässer.
Đối với trại đã mắc bệnh thì tuyệt đối khơng bán giống, nếu giết mổ thì chở thẳng đến lị mổ, heo nọc không cho phối giống trực tiếp, tốt nhất nên nuôi vỗ béo và heo
nái cũng nên loại thải không dùng làm giống, heo con mắc bệnh dùng ni thịt, khi hạ thịt nên hủy tồn bộ phổi và các hạch lâm ba phổi, thịt được phép tiêu thụ.

Việc đưa thuốc vào thời kì nguy cơ, như khi có điều kiện bất lợi về thời tiết, chuyển đàn, cai sữa, nhập đàn đối với heo hoặc khi có dịch bệnh có thể giúp phịng bệnh.

Cần điều trị sớm, tiêm kháng sinh với liều cao để thuốc nhanh chóng thấm vào màng não và dịch các mơ. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau liên tục 3 – 4
ngày: Penkana 1lọ cho 30 – 50 kg thể trọng/ngày; Vimexysone C.O.D (tím) 1ml/5kg thể trọng/ngày; Ketovet 1ml/15kg thể trọng/ngày, có thể tiêm trực tiếp vào khớp;
Lincoseptryl 1ml/10kg thể trọng/ngày; Vimefloro F.D.P (cặp) 1ml/2 – 4kg thể trọng/ngày. Kết hợp Vime-Liptyl (1ml/15 – 20kg thể trọng) giúp heo giảm đau, hạ sốt,
kích thích tim mạch và hơ hơ hấp.

Sau thời gian điều trị bệnh bằng kháng sinh cần bổ sung men tiêu hoá 2 – 3 ngày để tránh loạn khuẩn đường ruột, giúp tiêu hoá tốt hơn: Vime-6-way 100gr/50kg
thức ăn; Vime – Subtyl: 100gr/20kg thức ăn (cho heo từ 1 tháng tuổi); và bổ sung Biotin H AD với liều 1kg/1tấn thức ăn.

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại, vật ni bằng Vimekon (pha 100gr với 20 lít nước) hay Vime-Iodine (15 – 20 ml/4 lít nước)

phun khắp chuồng, định kỳ 3 – 4 tuần sử dụng 1 lần. Dùng một trong các loại kháng sinh sau trộn vào thức ăn cho heo ăn ngừa bệnh: Ampiseptryl (100gr/300kg thể
trọng/ngày); Vime – Baciflor: 100 gr/40 – 50kg thức ăn. Thường xuyên bổ sung vào thức ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết giúp heo khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt
như: Vimix plus: 100gr/120 lít nước, dùng hàng ngày; Vime – Amino: 100gr/100kg thức ăn, cho heo ăn thường xuyên nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch giúp heo
có khả năng chống lại các tác nhân gây stress.

10.2 Phòng bệnh bằng vaccine
Vaccine chế từ H. parasuis phân lập từ cơ sở giết bằng formalin hay merthiolate (Autovaccine) thường cho kết quả khả quan.
Cần xác định các chủng hiện diện trong trại qua nuôi cấy để chắc chắn là vacxin phù hợp với chủng gây bệnh.

Hiện nay trên thị trường đã có vaccine thương mại phòng bệnh Glasser của một số chủng. Lịch trình tiêm chủng khác nhau với mỗi trong đàn. Khi bị nhiễm H.
parasuis được quan sát thấy 1-3 tuần sau khi cai sữa (hoặc đôi khi trong chuồng đẻ), heo nái tiêm phòng 4 và 2 tuần trước khi để đẻ có thể là một lựa chọn. Một số
đàn lựa chọn để tiêm chủng cho heo nái và heo con, và mặc dù có một số lo ngại về sự can thiệp miễn dịch mẹ ở heo con tiêm chủng, một vài nghiên cứu cho thấy


rằng có thể đạt được kết quả tốt hơn khi heo nái và heo con được tiêm phòng. Đa số đàn heo tử vong do nhiễm H. parasuis tại 4 đến 6 tuần sau khi cai sữa. Giai
đoạn này tương ứng với giảm khả năng miễn dịch của mẹ. Trong những trường hợp này, tiêm phòng lợn con cai sữa và 2 tuần sau đó có thể kiểm sốt tỷ lệ tử vong.

TẠ VĂN VỊ
3.Bệnh Viêm Phổi Ở Heo Do Mycoplasma
Bệnh viêm phổi do Mycoplasma, còn gọi là bệnh suyễn heo do vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae (MH) gây ra. Đặc điểm của bệnh là ho kéo
dài nhiều tuần, heo chậm lớn, sức kháng bệnh yếu. Nếu kết hợp với các vi trùng gây viêm phổi khác sẽ tạo nên tình trạng viêm phổi nặng với
triệu chứng sốt cao, ho nhiều, khó thở. Mycoplasma được coi là nguồn gốc gây viêm đường hô hấp trên heo ở nước ta và các nước trên thế giới. Ở
bài này sẽ trình bày tổng quan về đặc điểm, dịch tễ, cơ chế phát sinh, triệu chứng, phương pháp chẩn đốn, phương pháp phịng trừ, điều trị,…
của bệnh này.


Phổi bị viêm do
Mycoplasma hyopneumoniae.
1. Lịch sử bệnh
Bệnh được phát hiện đầu tiên hiện thế giới vào năm 1907 và sau đó lan tràn nhanh. Hiện nay, bệnh hầu như xuất hiện khắp nơi. Năm 1933, Kobe

(người Đức) phát hiện bệnh viêm phổi mãn tính trên heo và ơng gọi là bệnh cúm heo. Nghiên cứu của Pullar (1948), Gulrajani và Beveridge (1951)
đã mô tả đặc điểm của bệnh viêm phổi địa phương và phân biệt với bệnh cúm heo. Sau đó bệnh xuất hiện ở khắp các nước như Mỹ, Pháp, Thụy
Sĩ, Hungari, Bỉ, Phần Lan, Trung Quốc, Nhật Bản và châu Phi (trích dẫn bởi Đỗ Tiến Duy, 2005).
Theo Mare và Switzer, Goodwin và ctv (1965) đã phân lập một loài Mycoplasma trên phổi heo bị viêm qua việc quan sát được sự hình thành
khuẩn lạc trên mơi trường nuôi cấy đặc biệt. Các tác giả này cũng thành cơng trong việc gây bệnh trên thú thí nghiệm. Từ đó các tác giả đặt tên
cho lồi Mycoplasma này là Mycoplasma hyopneumoniae (trích dẫn bởi Đỗ Tiến Duy, 2005).
Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện vào những năm 1957 từ đàn heo ngoại nhập vào miền Bắc, sau đó lan tràn nhanh, tuy nhiên vào thời điểm đó
chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh.
2. Các đặc điểm của Mycoplasma hyopneumoniae
Mycoplasma hyopneumoniae thuộc bộ Mycoplasmatales, họ Mycoplasmataceae, giống Mycoplasma. Kích thước khá nhỏ bằng khoảng 1/5 vi trùng
(400 – 1200nm, bộ gene khoảng 893 – 920 kb (Tajima và ctv, 1982). Tế bào vi khuẩn khơng có vách chỉ có một lớp màng rất linh động, đây là đặc
điểm gây nhiều khó khăn trong sản xuất vaccin. sống ký sinh ngoại bào. Vi khuẩn thuộc loại Gram âm, tuy nhiên khơng thể quan sát dưới kính
hiển vi quang học.



×