Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆM ĐẠI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN KHỐI
NGÀNH SỨC KHỎE TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
ĐỒNG NAI VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN, NĂM 2022

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: ĐIỀU DƯỠNG
Khóa học: 2018 – 2022
Nhóm sinh viên thực hiện

Người hướng dẫn: ThS. LÂM VĂN MINH
ThS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

ĐỒNG NAI – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN KHỐI
NGÀNH SỨC KHỎE TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
ĐỒNG NAI VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN, NĂM 2022

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: ĐIỀU DƯỠNG
Khóa học: 2018 – 2022
Sinh viên thực hiện: Trương Thị Tường Vy
Nguyễn Thu Hà
Thành Sanh Nga


Lương Thị Thanh Lượng
Nguyễn Thị Minh Ngọc

Người hướng dẫn: ThS. LÂM VĂN MINH
ThS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

ĐỒNG NAI - 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ ĐỒNG NAI

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KHOA Y

NHIỆM VỤ KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Nhóm sinh viên thực hiện:
- Chuyên ngành: Điều dưỡng
STT MSSV

Họ

Tên

Lớp

Khóa học


1

141800765 Trương Thị Tường

Vy

18DĐD1 2018 – 2022

2

141800451 NguyễnThu



18DĐD1 2018 - 2022

3

141801522 Thành Sanh

Nga

18DĐD1 2018 - 2022

4

141801507 Lương Thị Thanh

Lượng


18DĐD1 2018 - 2022

5

141801384 Nguyễn Thị Minh

Ngọc

18DĐD1 2018 - 2022

Ghi chú

1. Tên đề tài: Khảo sát kiến thức, thái độ của sinh viên khối ngành sức khỏe tại
Trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai về chăm sóc sức khỏe sinh sản, năm 2022
2. Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp
Đặt vấn đề
- Giới thiệu đề tài
- Lý do chọn đề tài
- Nội dung nghiên cứu
- Tầm quan trọng của nghiên cứu
- Giới hạn của nghiên cứu
- Kết quả dự kiến
Chương 1. Tổng quan
- Các lý thuyết liên quan

i


- Kiến thức, tài liệu liên quan
- Các nghiên cứu liên quan

- Các khái niệm và giả thuyết
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu
- Công cụ nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
- Xử lý dữ liệu và xử lý thống kê
Chương 3. Kết quả
- Trình bày kết quả
Chương 4. Phân tích và giải thích dữ liệu
- Phân tích và giải thích về phần kết quả
Chương 5. Tóm tắt, kết luận và kiến nghị
- Tóm tắt
- Kết luận
- Kiến nghị
3. Ngày giao nhiệm vụ khóa luận: 27/12/2021
4. Ngày hồn thành nhiệm vụ: 15/06/2022
5. Họ và tên người hướng dẫn: ThS. Lâm Văn Minh, ThS. Nguyễn Thị Phương
Thảo
Nội dung và yêu cầu khóa luận tốt nghiệp đã được thơng qua bộ môn và khoa.

ii


Đồng Nai, Ngày ... tháng 07 năm 2022
NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1

TRƯỞNG KHOA

(Ký rõ họ và tên)


(Ký rõ họ và tên)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2
(Ký rõ họ và tên)

TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN

PHẦN GHI KẾT QUẢ KLTN

(Ký rõ họ và tên)

Ngày bảo vệ:…………………
Điểm tổng kết:……………….

iii


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của chúng tơi.
Các số liệu và kết quả của luận văn là trung thực và các thơng tin trích dẫn trong
luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

iv


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học cho đến nay, chúng em đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của q thầy cơ, gia đình và bạn bè.

Trước tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Ban
giám hiệu nhà trường; Quý Thầy, Cô Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã
giảng dạy, truyền đạt cho chúng em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong
suốt thời gian học ở trường. Vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập
khơng chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu đề tài mà còn là hành trang vững
chãi giúp chúng em bước vào đời một cách tự tin hơn.
Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Thầy ThS. Lâm Văn Minh, Cô
ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng em
hồn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này.
Chúng con xin chân thành cảm ơn ông bà, cha mẹ và những người thân trong
gia đình đã ln động viên, ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cả về vật chất lẫn
tinh thần trong suốt thời gian chúng con theo học ở Trường Đại học Công nghệ
Đồng Nai và là nguồn động lực to lớn giúp chúng con vượt qua những khó khăn để
đạt được kết quả khóa học và hoàn thành luận án một cách tốt nhất.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn!

v


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đồng Nai, ngày 24 tháng 06 năm 2022

NHẬN XÉT CỦ A GIẢ NG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Trương Thị Tường Vy; Nguyễn Thu Hà; Thành Sanh Nga;

Lương Thị Thanh Lượng; Nguyễn Thị Minh Ngọc.
Về đề tài: Khảo sát kiến thức, thái độ của sinh viên khối ngành sức khỏe tại Trường
Đại học Cơng Nghệ Đồng Nai về chăm sóc sức khỏe sinh sản, năm 2022
Họ và tên giảng viên nhận xét: Lâm Văn Minh
Học hàm, học vị: Thạc sĩ
Đơn vị: Bệnh viện Chợ Rẫy
1. Về tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay, sức khỏe sinh sản ở giới trẻ ngày càng vượt khỏi tầm kiểm soát
của các chuyên gia y tế. Cụ thể hằng năm những bệnh liên quan đến đường tình dục,
hệ quả của những lần phá thai,… ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam, theo Điều tra
quốc gia về sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục gần đây nhất của Quỹ Dân số Liên
Hợp Quốc và Bộ Y tế cho thấy, chỉ có 17,4% người ở tuổi vị thành niên, thanh niên
hiểu đúng về thời điểm người phụ nữ có thể mang thai và 25,9% biết cách sử dụng
bao cao su khi quan hệ tình dục…. nhiều trường hợp mang thai ngoài ý muốn và
sinh con ở lứa tuổi vị thành niên. Có những trường hợp khi biết mình mang thai thì
bất chấp nguy cơ đi phá thai ở những cơ sở không đảm bảo yêu cầu nên đã dẫn đến
những hệ luỵ lớn về sức khoẻ như vô sinh, nhiễm khuẩn đường sinh dục...Chính vì
thế cần phải tìm hiểu được mức độ kiến thức về sức khỏe sinh sản ở lứa tuổi này
như thế nào. Và cụ thể hơn là ở sinh viên y khoa trong trường, đây được xem là
tương lai cả xã hội, là những thiên thần áo trắng của mọi người dân.
2. Về nội dung
2.1 Những ưu điểm

vi


- Đối tượng mà đề tài nghiên cứu hướng đến chính là những sinh viên thuộc
khối ngành sức khỏe, là những nhân tố sau này sẽ là những người chăm sóc sức
khỏe cho cộng đồng.
- Địa điểm thực hiện tại chính ngơi trường của nghiên cứu viên đang theo

học.
- Kết quả nghiên cứu đã cho thấy phần nào nhận thức của các bạn trẻ.
2.2 Những nhược điểm
- Không đủ thời gian để đánh giá toàn bộ sinh viên trong trường
- Chưa truyền tải hết những điều sinh viên mong muốn
- Phần thực hành chưa đánh giá cụ thể
- Bảng thông tin kết quả nghiên cứu nhiều, chưa nắm bắt được những nội
dung nào có thể gom lại chung một bảng.
3. Thái độ, tinh thần thực hiện việc trong quá trình thực hiện khóa luận tốt
nghiệp
Về thái độ, tinh thần của các em ln khẩn trương, tỉ mỉ, cẩn thận, có tiếp
thu chỉnh sửa theo góp ý của Giảng viên và điều đó được phản ánh rõ qua q trình
thực hiện đề tài nghiên cứu phục vụ cho khóa luận.
4. Kết luận
Đồng ý thơng qua nội dung, tiếp tục hồn thiện chỉnh sửa định dạng và nộp
về trường.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(Ký rõ họ và tên)

ThS. Lâm Văn Minh

vii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đồng Nai, ngày 24 tháng 06 năm 2022.

NHẬN XÉT CỦ A GIẢ NG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Trương Thị Tường Vy; Nguyễn Thu Hà; Thành Sanh Nga;
Lương Thị Thanh Lượng; Nguyễn Thị Minh Ngọc
Về đề tài: Khảo sát kiến thức, thái độ của sinh viên khối ngành sức khỏe tại Trường
Đại học Cơng Nghệ Đồng Nai về chăm sóc sức khỏe sinh sản, năm 2022
Họ và tên giảng viên nhận xét: Nguyễn Thị Phương Thảo
Học hàm, học vị: Thạc sĩ
Đơn vị: Trường Đại học Cơng nghệ Đồng Nai
1. Về tính cấp thiết của đề tài:
Sức khỏe sinh sản là phần không thể thiếu để con người phát triển hoàn hảo
về thể chất, tinh thần và xã hội. Đây là một vấn đề ln được quan tâm trên phạm vi
tồn thế giới nhằm đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc cho con người trong lĩnh vực
sinh sản và tình dục. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ nạo phá thai, các căn bệnh lây truyền
qua đường tình dục vẫn cịn rất cao, đặc biệt là ở giới trẻ, do thiếu hiểu biết và chưa
có thái độ đúng đắn trong tìm hiểu sức khỏe sinh sản. Vì thế nghiên cứu mang tính
chất cấp thiết khi tìm hiểu về kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc sức khỏe
sinh sản của sinh viên ngành y trường Đại học Cơng Nghệ Đồng Nai qua đó cũng
giúp tư vấn, bổ sung thêm kiến thức cho sinh viên trong quá trình làm việc sau này.
2. Về nội dung
2.1 Những ưu điểm
- Nội dung đề tài thiết thực, gần gũi với sinh viên, cung cấp thêm kiến thức
cho sinh viên.
- Thực hiện tại trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai nên các kiến nghị đưa ra
cho trường, giáo viên và sinh viên có thể đưa vào thực hiện.

viii



- Bộ câu hỏi đưa ra được nhiều câu hỏi đánh giá được kiến thức, thái độ,
hành vi của sinh viên.
2.2 Những nhược điểm
- Đề tài nên mở rộng thêm tất cả các khóa trong ngành Y.
3. Thái độ, tinh thần thực hiện việc trong q trình thực hiện khóa luận tốt
nghiệp
Trong q trình hồn thành khóa luận, mặc dù sinh viên cũng đang đi thực
tập bệnh viện nhưng sinh viên đã biết sắp xếp thời gian hợp lý, nghiêm túc, cẩn thận
trong công việc; luôn lắng nghe và sửa chữa theo góp ý của Giảng viên đúng tiến
độ.
4. Kết luận
Đồng ý nội dung khóa luận, cho nhóm sinh viên được ra Hội đồng.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(Ký rõ họ và tên)

ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

ix


MỤC LỤC

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ............................................................ I
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... IV
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... V
NHẬN XÉT CỦ A GIẢ NG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................... VI
NHẬN XÉT CỦ A GIẢ NG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................ VIII
MỤC LỤC ................................................................................................................. X
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ XIII

DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................... XV
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
1. Giới thiệu đề tài ....................................................................................................... 1
2. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 2
4. Tầm quan trọng của nghiên cứu .............................................................................. 2
5. Giới hạn của nghiên cứu ......................................................................................... 3
6. Kết quả dự kiến của đề tài ....................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ..................................................................................... 4
1.1 Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu ......................................... 4
1.1.1. Khái niệm về vị thành niên, sinh viên, tuổi thanh niên sinh viên ................. 4
1.1.2. Khái niệm về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, CSSKSS
vị thành niên ............................................................................................................ 6
1.1.3. Nội dung của chăm sóc sức khỏe sinh sản .................................................... 9
1.2. Sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên .................................................. 10
1.2.1. Trên thế giới ................................................................................................ 10

x


1.2.2. Tại Việt Nam ............................................................................................... 12
1.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ của sinh viên về sức khỏe sinh sản
.............................................................................................................................. 18
1.3.1. Yếu tố tuổi, giới tính, vùng địa lý nơi sinh viên sinh sống ......................... 18
1.3.2. Yếu tố gia đình ............................................................................................ 19
1.3.3. Yếu tố bạn bè .............................................................................................. 19
1.3.4. Yếu tố môi trường xung quanh ................................................................... 20
1.4. Khung lý thuyết nghiên cứu ............................................................................... 21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 22
2.1. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu ................................................................. 22

2.1.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 22
2.1.2. Cỡ mẫu ........................................................................................................ 22
2.2. Công cụ nghiên cứu ........................................................................................... 22
2.2.1. Phiếu khảo sát ............................................................................................. 22
2.2.2. Một số biến, định nghĩa các biến số trong nghiên cứu ............................... 23
2.3. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 32
2.3.1. Công cụ thu thập dữ liệu ............................................................................. 32
2.3.2. Kỹ thuật thu thập dữ liệu ............................................................................. 32
2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu ................................................................................. 33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ......................................................................................... 35
3.1. Thông tin chung về đối tượng khảo sát .............................................................. 35
3.2. Kiến thức, thái độ, của đối tượng nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe sinh sản . 36
3.2.1.

Kiến thức đúng của đối tượng nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe sinh sản 36

3.2.2.

Thái độ của đối tượng nghiên cứu về sức khỏe sinh sản ............................ 49

3.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ về CSSKSS ............................... 55
3.3.1.

Các yếu tố liên quan đến kiến thức về CSSKSS ......................................... 55
xi


3.3.2.

Các yếu tố liên quan đến thái độ về CSSKSS ............................................. 56


3.3.3.

Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ ..................................................... 57

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH VÀ GIẢI THÍCH DỮ LIỆU.................................... 58
4.1. Thực trạng kiến thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên .................................. 58
4.2. Thực trạng về Thái độ sức khỏe sinh sản của sinh viên .................................... 61
4.3. Liên quan giữa kiến thức và thái độ về CSSKSS .............................................. 63
CHƯƠNG 5. TÓM TẮT, KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .......................................... 64
5.1. Tóm tắt ............................................................................................................... 64
5.2. Kết luận .............................................................................................................. 64
5.3. Kiến nghị ............................................................................................................ 65
5.3.1. Đối với Nhà trường ..................................................................................... 65
5.3.2. Đối với Giáo viên ........................................................................................ 66
5.3.3. Đối với Sinh viên ........................................................................................ 66
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ...................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 76
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 81
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA .......................................................................... 94

xii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu (n= 93) .......................................... 35
Bảng 3.2. Kiến thức đúng của sinh viên về dấu hiệu dậy thì (n=93) ........................ 36
Bảng 3.3. Kiến thúc đúng về nguyên nhân có thai của đối tượng nghiên cứu (n=93)
.............................................................................................................................. 38
Bảng 3.4. Kiến thức đúng của đối tượng nghiên cứu về thời điểm dễ có thai (n=93)

.............................................................................................................................. 39
Bảng 3.5. Kiến thức đúng của đối tượng nghiên cứu về các biện pháp tránh thai
(n=93) ........................................................................................................................ 40
Bảng 3.6. Kiến thức đúng của đối tượng nghiên cứu về các bệnh lây truyền qua
đường tình dục ........................................................................................................... 41
Bảng 3.7. Kiến thức đúng của đối tượng nghiên cứu về tác hại của nạo phá thai
(n=93) ........................................................................................................................ 42
Bảng 3.8. Kiến thức đúng của đối tượng nghiên cứu về tình dục an toàn, lành mạnh
(n=93) ........................................................................................................................ 44
Bảng 3.9. Kiến thức đúng của đối tượng nghiên cứu về nơi cung cấp phương tiện
tránh thai (n=93) ........................................................................................................ 45
Bảng 3.10. Kiến thức đúng về các nguồn cung cấp thông tin về sức khỏe sinh sản
cho sinh viên (n=93).................................................................................................. 46
Bảng 3.11. Phân loại kết quả đánh giá thực trạng kiến thức của đối tượng nghiên
cứu về sức khỏe sinh sản ........................................................................................... 48
Bảng 3.12. Tỷ lệ thái độ của đối tượng nghiên cứu khi bàn về vấn đề sức khỏe sinh
sản (n=93).................................................................................................................. 49
Bảng 3.13. Mức độ chấp nhận của đối tượng nghiên cứu về việc quan hệ tình dục
trước hơn nhân .......................................................................................................... 50
Bảng 3.14. Thái độ của đối tượng nghiên cứu về quan điểm quan hệ tình dục trước
hơn nhân (n=93) ........................................................................................................ 51

xiii


Bảng 3.15. Đối tượng nghiên cứu chia sẻ về các vấn đề sức khỏe sinh sản với bố mẹ
(n=93) ........................................................................................................................ 53
Bảng 3.16. Phân loại kết quả đánh giá thực trạng thái độ của đối tượng nghiên cứu
về sức khỏe sinh sản .................................................................................................. 54
Bảng 3.17. Mối liên hệ giữa giới tính, khóa học, ngành học, nơi cư trú, nơi ở hiện

tại với kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản (n =93) .............................................. 55
Bảng 3.18. Mối liên hệ giữa giới tính, khóa học, ngành học, nơi cư trú, nơi ở hiện
tại với thái độ chăm sóc sức khỏe sinh sản (n =93) .................................................. 56
Bảng 3.19. Mối quan hệ giữ kiến thức và thái độ về chăm sóc sức khỏe sinh sản (n=
93).............................................................................................................................. 57

xiv


DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC THUẬT NGỮ
AIDS

:

Acquired immunodeficiency syndrome (Hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải)

HIV

:

Human immunodeficiency virus infection (Hội chứng suy
giảm miễn dịch ở người)

ICPD

:

Hội nghị Quốc tế về Dân số - Phát triển


UNFPA

:

United Nations Fund for Population Activities (Quỹ Dân
số Liên Hợp Quốc)

WHO

:

Word Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BPTT

:

Biện pháp tránh thai

BCS

:

Bao cao su

CSYT

:


Cơ sở y tế

CSSKSS

:

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

DS

:

Dân số

ĐTNC

:

Đối tượng nghiên cứu

KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình

LTQĐTD :

Lây truyền qua đường tình dục

PTTT


:

Phương tiện tránh thai

QHTD

:

Quan hệ tình dục

xv


SV

:

Sinh viên

SKSS

:

Sức khỏe sinh sản

SKTD

:


Sức khỏe tình dục

TN

:

Thanh niên

TTN

:

Trung tâm y tế

TTYT

:

Thanh thiếu niên

VTN

: Vị thành niên

xvi


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Giới thiệu đề tài
Khóa luận tốt nghiệp là một trong những mơn thuộc chương trình đào tạo

Cử nhân Điều dưỡng và cơng trình nghiên cứu với đề tài “Khảo sát kiến thức, thái
độ của sinh viên khối ngành sức khỏe tại Trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai về
chăm sóc sức khỏe sinh sản, năm 2022 ” được xem là bước ngoặc để chúng em
hồn thành khóa học. Mặt khác, khi thực hiện đề tài đã giúp chúng em được học
hỏi, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân về chăm sóc sức khỏe sinh sản, từ đó bản
thân chúng em sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề sức khỏe sinh sản, khơng chỉ
góp phần nâng cao về mặt kiến thức, chuyên môn, mặt khác còn giúp chúng em
nâng cao kiến thức.
2. Lý do chọn đề tài
Sức khỏe sinh sản là phần không thể thiếu để con người phát triển hoàn hảo
về thể chất, tinh thần và xã hội. Đây là một vấn đề ngày nay rất được quan tâm trên
phạm vi toàn thế giới nhằm đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc cho con người trong
lĩnh vực sinh sản và tình dục. Đầu tư cho chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản
là cách đầu tư tổng hợp lồng ghép nhiều hoạt động của các chương trình quốc gia
theo chiến lược nhằm thực hiện việc nâng cao và giữ gìn sức khỏe cho phụ nữ đã có
chồng trong thời kỳ sinh sản. Cùng với việc đưa ra các chỉ tiêu cụ thể để các cấp,
các ngành làm căn cứ chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ góp phần khơng ngừng nâng cao
chất lượng, đảm bảo tính bền vững trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản. Có một số nghiên cứu khoa học về sức khỏe sinh sản, một nghiên cứu nổi bật là
nghiên cứu của Ủy ban quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình được thực hiện
năm 2014, mỗi năm nước ta có khoảng 1,2 đến 1,6 triệu ca nạo phá thai. Nếu như tỉ
lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên chiếm 5 - 7% tổng số ca nạo phá thai trong các
năm trước, thì đến nay, tỉ lệ đó đã tăng lên 18 - 20%. Bên cạnh đó, xã hội hiện đại
cũng dẫn đến những bệnh tật mới xuất hiện liên quan đến đường sinh sản
hoặc những bệnh tật có từ trước ảnh hưởng đến sự sinh sản, thai nghén… Điều đáng
nói là, một số bệnh tật ở người cha, người mẹ tương lai còn gây ảnh hưởng xấu đến
thai nhi sau này nếu không được phát hiện và điều trị sớm và một số bệnh liên quan
đường tình dục. Trên thực tế việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cịn hạn chế vì thế
1



chúng em đã chọn đề tài “Khảo sát kiến thức, thái độ của sinh viên khối ngành
sức khỏe tại Trường Đại học Cơng Nghệ Đồng Nai về chăm sóc sức khỏe sinh
sản, năm 2022 ” để tìm hiểu và có những đề xuất phù hợp với sinh viên, giáo viên,
nhà trường.
3. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu kiến thức, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh sản của sinh viên
năm nhất và năm cuối thuộc khối ngành sức khỏe tại Trường Đại học Công nghệ
Đồng Nai, năm 2022
Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh
sản của đối tượng nghiên cứu
4. Tầm quan trọng của nghiên cứu
Việc chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) là một vấn đề quan trọng cả ở
nam và nữ giới. Tuy nhiên, đối với văn hóa của người Việt Nam thì đây cịn là vấn
đề khá tế nhị, ít người đề cập. SKSS là một trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới
sức khỏe của mỗi cá nhân và hạnh phúc gia đình. Chính vì vậy, chăm sóc SKSS là
việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ sức khỏe của cả hai giới nam
và nữ. Theo Tổ chức Y tế thế giới “SKSS là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinh
thần và hòa hợp xã hội về tất cả các phương diện liên quan đến hệ thống sinh sản
trong suốt các giai đoạn của cuộc đời”. Sức khỏe sinh sản bao gồm:
Sức khỏe thể chất: cơ thể khỏe mạnh, các cơ quan sinh dục nam, nữ không
bị tổn thương và đảm bảo cho việc thực hiện chức năng tình dục và sinh sản.
Sức khỏe tinh thần: cá nhân cảm thấy thoải mái với chính mình về sức khỏe
sinh sản và tình dục, biết thừa nhận những nhược điểm, khơng tự ti, sống đoàn kết
với mọi người.
Sức khỏe xã hội: đảm bảo sự an tồn cho xã hội, có mối quan hệ tốt với
cộng đồng.
Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là nhận thức của sinh
viên về CSSKSS chưa đúng, chưa đầy đủ, làm cho họ giảm niềm tin vào các biện
pháp bảo vệ, dẫn đến không nắm bắt được và lây lan một số bệnh cho cả 2 giới. Cho

đến nay kiến thức, thái độ về việc các vấn đề CSSKSS vẫn chưa được nghiên cứu
2


một cách đầy đủ và hệ thống. Đây là một vấn đề rất quan trọng và cấp bách, có ý
nghĩa cộng đồng và tính thực tiễn cao.
5. Giới hạn của nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu trên sinh viên năm nhất và năm tư ngành Điều Dưỡng
và Xét nghiệm Trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2022 đến tháng 6/2022 nghiên cứu được
tiến hành tại Khoa Y Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai.
6. Kết quả dự kiến của đề tài
Kết quả nghiên cứu dự kiến sẽ cho ra tỷ lệ kiến thức, thái độ về chăm sóc
sức khỏe sinh sản của sinh viên năm nhất và năm cuối khoa Y ngành sức khỏe tại
Trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai, năm 2022 và từ đó đề xuất những biện
pháp, những hành động để giúp sinh viên có kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh
sản.

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm về vị thành niên, sinh viên, tuổi thanh niên sinh viên
- Vi thành niên:
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 -19 tuổi là độ tuổi
vị thành niên. Thanh niên trẻ là lứa tuổi từ 19 – 24 tuổi. Chương trình Sức khỏe sinh
sản/ Sức khỏe tình dục vị thành niên – thanh niên của khối liên Minh Châu Âu
(EU)và quỹ dấn số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) lấy độ tuổi từ 15 – 24 tuổi. Theo Từ
điển Giáo dục học của nhà xuất bản Từ điển Bách khoa: “Sinh viên là người học

của một cở sở giáo dục cao đẳng, đại học” [17]. Theo cách hiểu này, có thể phân
loại sinh viên theo nhiều phạm trù khác nhau. Ví dụ sinh viên tập trung, sinh viên
chính quy, sinh viên không tập trung, sinh viên tại chức, sinh viên tự do...
- Sinh viên:
Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, đang tiếp thu những kiến thức, kỹ
năng chuyên môn ở các trường cao đẳng, đại học để chuẩn bị cho hoạt động nghề
nghiệp sau khi ra trường.
- Tuổi thanh niên sinh viên:
Về độ tuổi, theo Điều 1, chương I, Luật thanh niên 2005, thanh niên trong
đó có cả thanh niên sinh viên là “cơng dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba
mươi tuổi” [27].
Quan điểm cho rằng tuổi thanh niên sinh viên thuộc giai đoạn tuổi thanh
niên là phù hợp xét theo nhiều mặt. Theo cách hiểu đó, tuổi thanh niên là “giai đoạn
phát triển bắt đầu từ sự phát dục và kết thúc vào lúc bước vào tuổi trưởng thành”.
Tuy nhiên việc phát dục hay trưởng thành về mặt sinh dục của mỗi trẻ em là hoàn
toàn khác nhau. Trên thực tế, người ta thường đưa ra các chuẩn về mặt sinh lý, về
mặt xã hội... để xác định lứa tuổi thanh niên.
Cũng có quan niệm cho rằng nội dung tuổi thanh niên là những giai đoạn
của cuộc đời. Quan niệm này có phần chặt chẽ, khoa học hơn khi cho rằng tuổi

4


thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp, quá độ từ trẻ em đến người lớn và bao gồm lứa
tuổi từ 11-12 đến 23-25 tuổi và trong đó đặc biệt lưu ý đến 2 thời kỳ cơ bản sau:
+ Tuổi thanh niên mới lớn (từ 14-15 đến 18 tuổi): Đặc trưng là sự trưởng
thành về mặt cơ thể, sự chín muồi sinh vật, là giai đoạn hồn thiện q trình xã hội
hóa đầu tiên. Tuổi thanh niên mới lớn cũng thuộc “thời kỳ chuyển tiếp trước”.
+ Thời kỳ thứ ba của lứa tuổi chuyển tiếp (từ 18 đến 23-25 tuổi): là tuổi
thanh niên muộn hay thời kỳ bắt đầu của tuổi người lớn còn gọi là “thời kỳ chuyển

tiếp sau”. Lứa tuổi này “lớn” về cả hai phương diện sinh học và quan hệ xã hội.
Sự phát triển của thanh thiếu niên luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở
Việt Nam. Vì thanh thiếu niên đặc biệt là thanh niên sinh viên có tiềm năng to lớn
quyết định sự lớn mạnh và thịnh vượng của đất nước nên việc việc nắm được những
vấn đề cốt lõi trong sự phát triển của họ là hết sức quan trọng [5]. Trong một cơng
trình nghiên cứu khác, người ta cho rằng đối với lứa tuổi thanh niên SV, về tên gọi
và sự phân chia giai đoạn phát triển ở lứa tuổi này được xác định theo một nghĩa
tương đối. Các thành tựu nghiên cứu về sự phát triển của lứa tuổi này cịn ít, chưa
tập trung và có hệ thống nên việc khái quát các đặc điểm chung đối với toàn bộ độ
tuổi này theo ghi nhận là thuộc nhóm dân số trẻ tức là trong độ tuổi từ 15 đến 24
tuổi. Thông thường khi đề cập đến lứa tuổi này, người ta hay mơ tả đó là lứa tuổi
của những “thanh niên đang ngồi trên ghế nhà trường: đại học, cao đẳng, dạy
nghề....”[36]. Theo ý kiến của nhiều tác giả, lứa tuổi thanh niên sinh viên nên bắt
đầu từ 19 tuổi và kết thúc vào khoảng 24–25 tuổi. Sỡ dĩ như vậy là vì khi ở độ tuổi
24, 25 con người đã hoàn tất sự phát triển về thể chất thể hiện ở: sự tăng lên về
chiều cao, trong lượng của cơ thể, sự hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của các bộ
phận trong cơ thể.... Đồng thời ở tuổi 25 cũng là dấu mốc cuối cùng kết thúc giai
đoạn đào tạo dài nhất ở trường đại học như đại học y, đại học dược sinh viên phải
hoàn thành khóa học trong thời gian 6 năm.
Tóm lại: Từ cách tiếp cận các quan niệm trên, chúng ta có thể hiểu: Tuổi
thanh niên SV là công dân Việt Nam, trong độ tuổi từ 19 đến 23-25 tuổi, nhóm dân
số trẻ ở “thời kỳ chuyển tiếp sau”; là giai đoạn chuyển từ sự chín muồi về mặt thể
chất sang sự trưởng thành về mặt tâm lý –xã hội; là lứa tuổi đang ngồi trên ghế nhà
trường đại học, cao đẳng, dạy nghề,.....
5


1.1.2. Khái niệm về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, CSSKSS vị
thành niên
- Sức khỏe sinh sản:

Vấn đề sức khỏe sinh sản (SKSS) là vấn đề khá mới mẻ, lý thú, nhạy cảm.
Vấn đề này đã thực sự thu hút sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Chính vì
vậy, từ việc nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục dân số cho thế hệ
trẻ, và kể từ sau Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển tổ chức tại Cairo, Ai Cập
năm 1994 (ICPD), chương trình dân số chuyển hướng sang quan tâm nhiều hơn đến
chất lượng dân số, trong đó trọng tâm là nội dung chăm sóc SKSS. Hầu hết các
nghiên cứu về SKSS ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam thường hướng về đối
tượng thanh, thiếu niên và nhất là vị thành niên và thường là học sinh ở các trường
trung học cơ sở và trung học phổ thơng [5].
Có thể nói, việc nghiên cứu SKSS nói chung và nghiên cứu SKSS vị thành
niên nói riêng đã được tiến hành rất sớm trên thế giới, nhất là ở các quốc gia phát
triển nhưng thường được gọi với những tên gọi khác nhau như sức khỏe vị thành
niên hay giới tính, tình dục thanh thiếu niên. Kể từ sau Hội nghị quốc tế về Dân số
và Phát triển tổ chức tại Cairo, Ai Cập năm 1994 (ICPD) khi đã có định nghĩa chính
thức về SKSS thì việc nghiên cứu SKSS nhất là cho đối tượng thanh thiếu niên
đang là “mối quan tâm của không những các nhà khoa học, các nhà giáo dục, các
nhà quản lý xã hội mà cả các bậc cha mẹ được đẩy lên một trình độ mới” [23]. Tại
Hội nghị ICPD Sức khỏe sinh sản được định nghĩa như sau: “Sức khỏe sinh sản là
trạng thái khỏe mạnh, hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất
cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình
sinh sản chứ khơng phải chỉ là khơng có bệnh tật hay tổn thương ở bộ máy sinh
sản” [5].
Khái niệm SKSS trên hàm ý là con người có thể có một cuộc sống tình dục
an tồn và thỏa mãn, có khả năng sinh sản, được tự do quyết định khi nào và thường
xuyên như thế nào trong việc này định nghĩa trên cũng khẳng định viêc chăm sóc
SKSS là một tổng thể các biện pháp kỹ thuật và dịch vụ góp phần nâng cao sức
khỏe và hạnh phúc bằng cách phòng ngừa và giải quyết các vấn đề sức khỏe sinh
sản. Nó cũng bao gồm cả sức khỏe tình dục với mục đích là nâng cao chất lượng
6



cuộc sống và các mối quan hệ riêng tư, chứ khơng phải chỉ là việc tư vấn và chăm
sóc liên quan đến sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục [5].
Khái niệm SKSS có ý nghĩa xã hội và rất nhân bản vì nó giúp nâng cao
những yêu cầu bảo vệ chức năng đặc thù của phụ nữ là mang thai, sinh đẻ và nuôi
con. Chức năng đặc thù này xét về mặt đạo lý và giá trị được xem là chức năng xã
hội vì nó quan tâm đến cả hai giới mặc dù hiện nay vấn đề ưu tiên trong SKSS là
dành ưu tiên cho phụ nữ nhưng chính bản thân nam giới đơi khi cũng không được
hưởng đầy đủ về SKSS như vấn đề vô sinh ở nam giới, rối loạn chức năng tình dục
của nam giới,.... mà hiện nay ở nước ta ít có cơ sở y tế và thầy thuốc chuyên khoa
chữa trị. Từ những nội dung trên, có thể nói rằng: “SKSS là bộ phận quan trọng và
điển hình của đời sống giới tính, gắn bó mật thiết với những yếu tố khác của đời
sống giới tính”. Theo các nội dung trên về SKSS, có thể được trình bày ở nhiều tài
liệu khác nhau, theo những cách viết khác nhau nhưng tất cả đều phác họa những
vấn đề cơ bản về SKSS. Vấn đề quan trọng theo chúng tôi là cần xác định đúng nội
dung cần thực hiện đảm bảo phù hợp ở mức cao cho từng loại đối tượng, xem xét
các vấn đề ưu tiên khi giới thiệu, giảng dạy, giáo dục, tư vấn, đặc biệt là đối với
nhóm đối tượng thanh thiếu niên trong đó có SV.
- Sức khỏe tình dục
Khi nói đến SKSS người ta thường đề cập đến khái niệm Sức khỏe tình dục
(SKTD) vì chúng có liên quan mật thiết với nhau và SKTD được xem là một nội
dung SKSS. Theo Tổ chức Y tế thế giới, sức khỏe tình dục được phát biểu như sau:
“SKTD là tổng hợp các khía cạnh thể chất, tình cảm, tri thức và xã hội của con
người có tình dục, sao cho cuôc sống của con người phong phú, tốt đẹp hơn về nhân
cách, giao tiếp và tình yêu [38]. Về nhận thức tình dục của con người trước đây
thường chịu sự nhìn nhận, đánh giá khắt khe và biến đổi theo thời gian, theo sự phát
triển xã hội. Nhưng hiện nay, SKTD đã ra đời những quan niệm cởi mở hơn, tiến bộ
hơn do việc chúng ta ngày càng hiểu rõ bản chất sinh học, ảnh hưởng tâm lý, giá trị
nhân văn và tác động xã hội của nó.
- CSSK vị thành niên:

Chăm sóc SKSS vị thành niên có thể nói: nội dung cơ bản của SKSS gây
tác động tới vấn đề sức khỏe - cụ thể là các vấn đề sức khỏe có liên quan đến hệ
7


×