Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Mối quan hệ giữa học tập trải nghiệm, kỹ năng đáp ứng công việc với sự hài lòng của sinh viên ngành quản lý khách sạn tại tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THU KHÁNH

MỐI QUAN HỆ GIỮA HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM, KỸ NĂNG ĐÁP ỨNG
CÔNG VIỆC VỚI SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ

Tai Lieu Chat Luong

KHÁCH SẠN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP. HỒ CHÍ MINH - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THU KHÁNH

MỐI QUAN HỆ GIỮA HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM, KỸ NĂNG ĐÁP ỨNG
CÔNG VIỆC VỚI SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ
KHÁCH SẠN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số chuyên ngành: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học:


TS: Phạm Minh

TP. HỒ CHÍ MINH – 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Nghiên cứu mối quan hệ giữa HTTN, KNCV với
sự hài lòng của sinh viên ngành Quản Lý Khách Sạn tại TP. Hồ Chí Minh” là
bài nghiên cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam đoan
rằng tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc
được sử dụng để nhận bằng cấp ở nơi khác và khơng có nghiên cứu nào của người
khác được sử dụng trong luận văn này mà khơng được trích dẫn theo đúng qui định.

Thành phố Hồ Chí Minh, 2022

Trần Thị Thu Khánh

i


LỜI CẢM ƠN
Khoảng thời gian theo học chương trình cao học của tôi là một khoảng thời gian
đáng nhớ. Tôi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ quí Thầy Cô và các Anh Chị học
viên tại trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh để tơi có thể vượt qua mọi khó khăn
hoàn thành tốt luận văn này. Vì vậy tôi xin gửi lời cảm ơn đến quí Thầy Cô và các
Anh Chị học viên đã đồng hành cũng tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Phạm Minh giảng viên hướng dẫn khoa học của
tôi. Thầy đã luôn nhiệt tình chỉ dạy tôi trong các môn học cũng như khi thực hiện
luận văn. Thầy đã rất kiên nhẫn để hướng dẫn, hỗ trợ, động viên tôi trong suốt quá

trình tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Bên cạnh lời cảm ơn gửi đến quí Thầy Cô, tôi muốn dành riêng lời cảm ơn chân
thành đến các Thầy/ Cô Khoa Sau Đại Học đã đồng hành hỗ trợ, động viên tôi suốt
thời gian theo học tại trường.
Xin trân trọng cảm ơn!

ii


TĨM TẮT
Mợt trong những điểm ́u lớn nhất của nhân lực lao động trong ngành du lịch Việt
Nam hiện nay là thiếu và yếu kỹ năng đáp ứng công việc. Chính vì thế, nghiên cứu
này được thực hiện nhằm tìm hiểu giữa học tập trải nghiệm, kỹ năng đáp ứng cơng
việc với sự hài lịng của sinh viên ngành Quản Lý Khách Sạn hệ Trung cấp tại TP.
Hồ Chí Minh. Khảo sát được thực hiện từ 06-07/2022 bằng phương pháp phi xác
suất lấy mẫu thuận tiện. Kết quả các bảng khảo sát được thu về thông qua phần
mềm google form với 348 bảng câu hỏi phù hợp với đề tài nghiên cứu và sử dụng
phần mềm SPSS 25.0, phần mềm Smart PLS 3.0 để xử lý dữ liệu. Kết quả khảo sát
cho thấy kỹ năng đáp ứng công việc và học tập trải nghiệm có tác đợng tích cực đến
sự hài lịng trong học tập của sinh viên. Ngồi ra, bài báo còn đánh giá vai trò trung
gian của kỳ vọng, động lực học tập tác động đến sự hài lịng trong học tập.
Từ khóa: Học tập trải nghiệm, Kỹ năng đáp ứng cơng việc, Hài lịng trong học tập.

iii


ABTRACT

One of the biggest weaknesses of the labor force in Vietnam's tourism industry
today is the lack and weakness of job skills. Therefore, this study was conducted to

find out between experiential learning, job satisfaction skills and the satisfaction of
intermediate hotel management students in Ho Chi Minh City. The survey was
carried out from July 6, 2022 by non-probability convenience sampling method.
The survey results were obtained through google form software with 348
questionnaires suitable for the research topic and data- proccessed by the SPSS 25.0
software, Smart PLS 3.0 software to process data. Survey results has shown that job
satisfaction skills and experiential learning have a positive impact on student
satisfaction in learning. In addition, the article has also evaluated the mediating role
of expectations and learning motivation on satisfaction in learning.

Keywords: Experiential learning, Job satisfaction skills, Satisfaction in learning.

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................ iii
ABTRACT ........................................................................................................... iv
MỤC LỤC ..............................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ ix
TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................................x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................1
1.1 Đặt Vấn Đề Nghiên Cứu ...................................................................................1
1.2 Mục Tiêu Nghiên Cứu ......................................................................................4
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: .................................................................4
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: .......................................................................4
1.3 Câu Hỏi Nghiên Cứu:........................................................................................4

1.4 Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu................................................................5
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................5
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:...................................................................................5
1.5 Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................6
1.6 Điểm Mới Của Nghiên Cứu ..............................................................................6
1.7 Ý Nghĩa Của Đề Tài Nghiên Cứu .....................................................................7
1.8 Kết Cấu Nghiên Cứu .........................................................................................7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................................9
2.1 Lý thuyết nền.....................................................................................................9
2.1.1 Lý thuyết về kỹ năng đáp ứng công việc ...................................................9
2.1.2 Lý thuyết về học tập trải nghiệm .............................................................11
2.1.3 Lý thuyết “Kỳ vọng - Xác nhận” .............................................................13
2.2 Các Khái Niệm Chính .....................................................................................16
2.2.1 Học tập trải nghiệm ..................................................................................16
v


2.2.2 Kỹ năng đáp ứng công việc ......................................................................18
2.2.3 Sự kỳ vọng của sinh viên .........................................................................20
2.2.4 Động lực trong học tập .............................................................................22
2.2.5 Sự hài lòng trong tập ................................................................................22
2.3 Các Nghiên Cứu Liên Quan ............................................................................24
2.3.1 Nghiên cứu của Eurico và cộng sự (2015) ...............................................24
2.3.2 Nghiên cứu của Yang và cộng sự (2016) .................................................25
2.3.3 Nghiên cứu của Chen và cộng sự (2018) .................................................26
2.3.4 Nghiên cứu của Chau và cộng sự (2018) .................................................27
2.3.5 Nghiên cứu của Hsiao và cộng sự (2021) ...............................................28
2.3.6 Nghiên cứu của Gopal và cộng sự (2021) ................................................29
2.4 Các Giả Thuyết Đề Xuất Và Mơ Hình Nghiên Cứu Đề Xuất.........................34
2.4.1 Kỹ năng đáp ứng cơng việc và sự hài lịng trong học tập ........................34

2.4.2 Kỹ năng đáp ứng công việc và sự kỳ vọng ..............................................34
2.4.3 Sự kỳ vọng và sự hài lòng trong học tập ..................................................35
2.4.4 Học tập trải nghiệm và sự hài lòng trong học tập ....................................36
2.4.5 Học tập trải nghiệm và động lực học tập .................................................36
2.4.6 Động lực học tập và sự hài lịng trong học tập ........................................37
2.4.7 Mơ hình nghiên cứu đề xuất.....................................................................38
CHƯƠNG

3:

THIẾT

KẾ

NGHIÊN

CỨU

........................... …………………………………...…Error! Bookmark not defined.
3.1: Quy trình nghiên cứu .....................................................................................39
3.2 Thiết Kế Nghiên Cứu ......................................................................................39
CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................55
4.1 Mô Tả Mẫu ......................................................................................................55
4.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học ..........................................................................55
4.2 Đánh Giá Mô Hình Đo Lường ........................................................................56
4.2.1 Đánh giá mô hình đo lường kết quả .........................................................57
4.2.1.1 Đánh giá mức độ tin cậy của từng chỉ báo ............................................57
4.3 Đánh Giá Mô Hình Cấu Trúc ..........................................................................62
vi



4.3.1 Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến .........................................................62
4.3.2 Đánh giá mức ý nghĩa thống kê và độ lớn của hệ số hồi quy ..................62
4.3.3 Đo lường và đánh giá các hệ số R2 , f2, Q2 ..............................................64
4.4 Đánh giá vai trò Biến Trung gian ....................................................................66
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu .........................................................................68
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................72
5.1 Kết Luận Nghiên Cứu .....................................................................................72
5.2 Hàm Ý Quản Trị..............................................................................................73
5.2.1 Hàm ý quản trị về học tập trải nghiệm việc của sinh viên ngành Quản Lý
Khách Sạn. ........................................................................................................74
5.2.2 Hàm ý quản trị kỹ năng đáp ứng công việc của sinh viên ngành Quản Lý
Khách Sạn. ........................................................................................................75
5.2.3 Hàm ý quản trị liên quan đến yếu tố kỳ vọng của sinh viên ngành Quản
Lý Khách Sạn. ...................................................................................................77
5.2.4 Hàm ý quản trị liên quan đến yếu tố động lực học tập của sinh viên ngành
Quản Lý Khách Sạn. .........................................................................................79
5.3 Hạn Chế Và Định Hướng Nghiên Cứu Trong Tương Lai ..............................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 82
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 91

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mô hình thuyết kỳ vọng – xác nhận ........................................................... 13
Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu của Eurico và cộng sự (2015) .................................. 24
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu của Yang và cộng sự (2016) .................................... 25
Hình 2.4 Mơ hình nghiên cứu của Chen và cợng sự (2018) .................................... 26
Hình 2.5 Mơ hình nghiên cứu của Chau và cợng sự (2018) .................................... 27

Hình 2.6 Mơ hình nghiên cứu của Hsiao và cợng sự (2021) ................................... 28
Hình 2.7: Mơ hình nghiên cứu của Gopal và cợng sự (2021) .................................. 29
Hình 2.8: Mơ hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 37
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 38
Hình 4.1: Mơ hình nghiên cứu được đưa vào mơ hình phân tích thực thi bằng
Smart-PLS ................................................................................................................. 54

viii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu liên quan................................................... 29
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp thang đo sơ bộ .................................................................. 44
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp biến quan sát và thang đo ................................................. 50
Bảng 4.1: Thống kê mô tả đối với giới tính .............................................................. 53
Bảng 4.2: Thống kê cơ bản số sinh viên theo năm học ngành Quản Lý Khách Sạn
tại trường ................................................................................................................... 53
Bảng 4.3 Bảng tổng hợp các chỉ số đánh giá mức độ chính xác về sự hội tụ ........... 56
Bảng 4.4 Bảng hệ số Heterotrait-Monotrait Ratio (HTMT) .................................... 54
Bảng 4.5 Bảng tổng hợp khoảng tin cậy Bootstrap .................................................. 58
Bảng 4.6 Bảng tổng hợp các biến quan sát .............................................................. 58
Bảng 4.7 Bảng tổng hợp các hệ số tải của các biến quan sát trong mơ hình
đo lường .................................................................................................................... 59
Bảng 4.8 Bảng hệ số phóng đại phương sai (Inner VIF) ........................................ 60
Bảng 4.9 Bảng tổng hợp mối quan hệ tác động trực tiếp của các biến tiềm ẩn ....... 60
Bảng 4.10 Bảng tổng hợp mối quan hệ tác động gián tiếp của các biến tiềm ẩn .... 61
Bảng 4.11 Bảng tổng hợp tổng mức tác động của các biến tiềm ẩn ......................... 61
Bảng 4.12 Hệ số R2 và hệ số R2 điều chỉnh .............................................................. 62
Bảng 4.13 Hệ số f2


....................................................................................................................................................

62

Bảng 4.14 Hệ số Q² ................................................................................................... 62
Bảng 4.15 Kiểm Định Giả Thuyết Nghiên Cứu........................................................ 63
Bảng 4.16: Bảng tổng hợp tác động trực tiếp, gián tiếp, tổng tác động và hệ số
VAF ........................................................................................................................... 64

ix


TỪ VIẾT TẮT

STT

Cụm từ

Tiếng Anh

Tiếng việt

1

AVE

Average Variance Explained

Phương sai trích trung bình


2

CR

Composite Reliability

Hệ số tin cậy tổng hợp

3

f2

Effect size

Hiệu quả tác động

4

HTTN

Experiential learning

Học tập trải nghiệm

5

HEI

Higher education institutions


Tổ chức giáo dục đại học

6

HTMT

Heterotrait- Monotrait Raito

Chỉ số tương quan

of Correlations

Heterotrait- Monotrait

7

KNCV

Employabitity skill

Kỹ năng đáp ứng công việc

8

P-value

Probability value

Hệ số ý nghĩa


9

R2

R square

Hệ số R bình phương

10

SPSS

Statistical Package for the

Phần mềm thống kê cho

Social Sciences

khoa học xã hội

11

SEM

Structural Equation Modeling

Mô hình cấu trúc tuyến tính

12


VIF

Variance Inflation Factor

Hệ số phóng đại phương sai

x


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề Nghiên Cứu
Giáo dục luôn là vấn đề được xã hội quan tâm rất nhiều. Ngày nay, với tốc độ
phát triển kinh tế vượt bậc, khách hàng ngày càng có nhiều sự chọn lựa khi sử dụng
bất kỳ một sản phẩm hay dịch vụ. Chính vì thế các doanh nghiệp đặc biệt là trong
ngành du lịch để cạnh tranh luôn rất cần những đội ngũ nhân sự có kiến thức trong
chun mơn và kỹ năng tốt để cung cấp đến khách hàng chất lượng sản phẩm, dịch
vụ tốt nhất để thu hút và giữ chân khách hàng. Để có được đội ngũ nhân sự đạt tiêu
chuẩn thì nguồn nhân sự chính cung cấp cho doanh nghiệp là từ các trường đào tạo
đại học, cao đẳng, trung cấp. Giống như nhiều lĩnh vực khác, đối với ngành du lịch
nguồn nhân lực được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết đóng vai trò quan
trọng trong việc xây dựng, nâng cao và hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ du lịch.
Đây cũng được coi là một trong những yếu tố then chốt làm tăng khả năng cạnh
tranh và sự sống còn trên thị trường du lịch cho từng doanh nghiệp, địa phương,
rộng hơn là ngành du lịch của cả quốc gia.
Trong những tháng đầu năm 2020, du lịch Việt Nam gặp nhiều khó khăn do ảnh
hưởng của dịch COVID-19. Ngoài giải pháp khắc phục khó khăn, chung tay ngăn
chặn dịch bệnh, từng bước tính tốn cơ cấu lại thị trường du khách thì việc phát
triển nguồn nhân lực lại càng cần được quan tâm để sẵn sàng cho những bước phục
hồi và thực hiện chiến lược phát triển du lịch một cách căn cơ, bền vững hơn trong

thời gian tới.
Theo các chuyên gia kinh tế và du lịch, trong những tháng đầu năm 2020, du lịch
Việt Nam gặp khó khăn lớn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 song chắc chắn sau
khi dịch bệnh kết thúc, ngành du lịch sẽ có bước phục hồi nhanh chóng. Chính vì
vậy, việc phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập
là rất cần thiết.
Theo số liệu của Tổng cục Du lịch (Bợ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), mỡi năm,
tồn ngành cần khoảng 40.000 lao động, song thực tế hiện nay lượng sinh viên ra
trường lĩnh vực du lịch hằng năm chỉ đạt khoảng 15.000 người. Tại nhiều địa
1


phương có ngành du lịch phát triển mạnh, nguồn nhân lực luôn là vấn đề “đau đầu”
bởi lực lượng lao động, nhất là lao động trực tiếp thiếu trầm trọng, chưa kể đến chất
lượng cũng chưa đáp ứng yêu cầu.
Còn theo ông Trần Hùng Việt, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí
Minh, nhu cầu phát triển du lịch trong nước đang tăng nhanh, trong khi chất lượng
nguồn nhân lực du lịch cịn nhiều hạn chế. Mợt trong những điểm yếu lớn nhất của
nhân lực lao động trong ngành du lịch Việt Nam hiện nay là thiếu và ́u kỹ năng
đáp ứng cơng việc.
Chính vì nhu cầu nhân lực có kỹ năng trong lĩnh vực du lịch ngày càng lớn nên
các trường học ln tìm cách nâng cao chất lượng giảng dạy để có thể cung cấp đợi
ngũ nhân sự có chất lượng cao. Trong khi sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch hiện
nay có tỷ lệ việc làm cao hơn so với lao động phổ thông trong quá khứ thì bên cạnh
đó cũng có những thách thức lớn mà ngành du lịch phải đối mặt là sự thiếu hụt nhân
viên phục vụ có trình độ (Kong & Cheung, 2009; Yang & Cheung, 2012) và khó
khăn trong việc tuyển dụng nhân viên có năng lực để cung cấp dịch vụ chất lượng.
Thị trường lao động dao động giữa một bên là sự thiếu hụt kỹ năng đáp ứng công
việc và một bên là số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp (Yang và cộng sự,
2015). Yếu tố chính trong tình huống này có thể sinh viên ít được tiếp xúc với

HTTN ở trường nên sinh viên tốt nghiệp có ít kỹ năng đáp ứng cơng việc do đó
không thể đáp ứng các yêu cầu của ngành (Yang và cộng sự, 2015).
Để nâng cao kỹ năng đáp ứng công việc (KNCV) của sinh viên tốt nghiệp, nhiều
tổ chức giáo dục trên toàn thế giới đã kết hợp các hoạt động học tập trải nghiệm
(HTTN) khác nhau vào các chương trình của họ. HTTN liên quan đến quá trình học
hỏi từ kinh nghiệm Dewey (1938). Đó là một quá trình giáo dục biến những kiến
thức dường như vơ nghĩa thành ý nghĩa (Rogers, 1969) từ đó đảm bảo rằng sinh
viên có được kinh nghiệm làm việc thực tế (Yang & Cheung, 2014). HTTN được
coi là phương pháp sư phạm tốt nhất cho giáo dục đại học (Cronin & Lowes, 2016).
HTTN nâng cao sự hài lòng trong học tập và thúc đẩy một loạt các kỹ năng liên
2


quan đến công việc (Kong & Yan, 2014). Martin và cộng sự (2000) tiết lộ rằng sinh
viên tốt nghiệp hài lòng hơn với kinh nghiệm học tập của họ khi nó trang bị họ với
các kỹ năng chuẩn bị cho việc làm.
Một trong những phương pháp để nâng cao KNCV là tở thực hiện các chương
trình thực tập. Các cơng việc thực tập đã được các học giả, sinh viên cũng như
ngành cơng nghiệp đón nhận và cho thấy có nhiều lợi ích (Binder và cợng sự, 2015;
Busby, Brunt, & Baber, 1997; Chen & Shen, 2012; Yiu & Law, 2012; Zopiatis &
Constanti, 2012). Những lợi ích thơng qua việc kết nối việc học trong lớp với môi
trường làm việc, trải nghiệm kinh nghiệm thực tế quý giá cho sinh viên tiếp cận và
làm quen với nơi làm việc. Tạo cơ hội giao tiếp giữa sinh viên và các cấp giám sát
viên trong ngành giúp sinh viên hiểu rõ những kỳ vọng nghề nghiệp tương lai. Kết
quả cho thấy rằng quá trình thực tập tốt sẽ tạo đợng lực để sinh viên tiếp tục làm
việc trong ngành du lịch và khách sạn, ngược lại sẽ làm mất đi kỳ vọng và đợng lực
để sinh viên tiếp tục.
Sự hài lịng trong học tập là chỉ số đánh giá khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục
đối với nhu cầu của sinh viên và thước đo về hiệu quả, thành công trong công việc
của sinh viên (Low, 2000). Cam kết cá nhân của sinh viên thực tập, sự sắp xếp của

trường học hoặc sự hỗ trợ của doanh nghiệp sự ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng
trong học tập của sinh viên đối với nghề nghiệp từ đó quyết định tiếp tục với nghề
nghiệp đã chọn (Chen & Shen, 2012).
Một số nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá sự hài lịng trong học tập của
sinh viên. Tuy nhiên, có ít tài liệu về các yếu tố HTTN, KNCV ảnh hưởng đến sự
hài lòng trong học tập của sinh viên ngành Quản Lý Khách Sạn. Để khảo sát các
mối quan hệ này, nghiên cứu này trình bày đánh giá chuyên sâu về các lý thuyết và
mối quan hệ liên quan đến khả năng HTTN, KNCV và sự hài lòng trong học tập của
sinh viên. Xác định vai trò trung gian của yếu tố sự kỳ vọng, động lực học tập tác
đợng đến sự hài lịng trong học tập của sinh viên ngành Quản Lý Khách Sạn.
Chính vì những lý do như trên đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa học tập trải
nghiệm, kỹ năng đáp ứng công việc với sự hài lòng của sinh viên ngành Quản Lý
3


Khách Sạn tại TP. Hồ Chí Minh” được thực hiện. Tơi tin rằng nghiên cứu này có
thể đóng góp vào việc hiểu biết thêm trong lĩnh vực giáo dục, yếu tố KNCV và
HTTN có tác động như thế nào đến sự hài lòng trong học tập của sinh viên. Từ đó
các cơ sở giáo dục có thể thay đởi phương pháp giảng dạy để phù hợp với kỳ vọng
của sinh viên nhằm gia tăng sự hài lòng trong học tập.
1.2 Mục Tiêu Nghiên Cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:
Phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa HTTN, KNCV với sự hài lòng trong học
tập sinh viên ngành Quản Lý Khách Sạn tại TP. Hồ Chí Minh. Và từ đó đưa ra
những hàm ý quản trị nhằm gia tăng sự hài lòng trong học tập của sinh viên ngành
Quản Lý Khách Sạn tại TP. Hồ Chí Minh.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
Đề tài được thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể như sau:
Xác định tác động của HTTN, KNCV đến sự hài lòng sinh viên ngành Quản Lý
Khách Sạn tại TP. Hồ Chí Minh.

Xác định vai trị trung gian của kỳ vọng và đợng lực học tập trong tác động của
trải nghiệm học tập, kỹ năng đáp ứng cơng việc đến sự hài lịng trong học tập sinh
viên ngành Quản Lý Khách Sạn tại TP. Hồ Chí Minh.
Đưa ra những hàm ý quản trị nhằm gia tăng sự hài lòng trong học tập của sinh
viên ngành Quản Lý Khách Sạn tại TP. Hồ Chí Minh
1.3 Câu Hỏi Nghiên Cứu:
Đề tài này cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi 1: HTTN, KNCV tác động đến sự hài lòng trong học tập của sinh viên
ngành Quản Lý Khách Sạn tại TP. Hồ Chí Minh như thế nào?

4


Câu hỏi 2: Kỳ vọng, đợng lực đóng vai trị trung gian như thế nào đến tác động của
HTTN, KNCV đến sự hài lòng của sinh viên ngành Quản Lý Khách Sạn tại TP. Hồ
Chí Minh?
Câu hỏi 3: Những hàm ý quản trị nào được đưa ra nhằm gia tăng sự hài lòng trong
học tập của sinh viên ngành Quản Lý Khách Sạn tại TP. Hồ Chí Minh?
1.4 Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng chính của nghiên cứu này bao gồm KNCV, HTTN và sự hài lòng
của sinh viên.
Nghiên cứu tập trung vào việc xác định: (1) tác động của khả năng đáp ứng
công việc, học tập trải nghiệm đến sự hài lòng của sinh viên; (2) vai trò trung
gian của kỳ vọng và động lực học tập.
Đối tượng khảo sát:
Sinh viên tuổi từ 18 đến 20 tuổi, đang học ngành Quản Lý Khách Sạn tại TP.
Hồ Chí Minh.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian nghiên cứu:
Đề tài này thực hiện khảo sát các sinh viên học ngành Quản Lý Khách Sạn trên
địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Do Trường Trung Cấp Du Lịch và Khách Sạn
Saigontourist tại TP. Hồ Chí Minh là ngôi trường được đánh giá cao về chất
lượng đào tạo. Do đó, tác giả chọn Trường Trung Cấp Du Lịch và Khách Sạn
Saigontourist là nơi khảo sát.
Về thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 06 năm 2022. Đây là giai đoạn các sinh
viên đã học xong các học phần thực hành và kết thúc thực tập, kiến tập tại doanh
nghiệp. Việc thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện thông qua phỏng vấn bảng

5


câu hỏi, đối tượng khảo sát là sinh viên ngành Quản Lý Khách Sạn của Trường
Trung Cấp Du Lịch và Khách Sạn Saigontourist.
Nội dung đề tài nghiên cứu:
Nghiên cứu mối quan hệ giữa HTTN, KNCV với sự hài lòng của sinh viên
ngành Quản Lý Khách Sạn tại TP. Hồ Chí Minh.
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng một số kỹ thuật của phương pháp nghiên cứu định tính và
phương pháp nghiên cứu định lượng sau đây:
Nghiên cứu định tính: thông qua việc tham khảo các nguồn tài liệu của các bài
báo liên quan, các bài báo khoa học, tham khảo các luận văn Tiến sĩ trong và ngoài
nước để đưa mô hình giả thuyết nghiên cứu, thang đo sơ bộ từ đó tiến hành phỏng
vấn các chuyên gia trong lĩnh vực ngành khách sạn, phỏng vấn nhóm để đưa ra
thang đo chính thức.
Nghiên cứu định lượng: được thực hiện dựa trên nguồn thông tin thu thập được
từ các phiếu khảo sát gởi đến sinh viên. Kết hợp sử dụng phần mềm SPSS, Smart
PLS để đánh giá mô hình đo lường, mơ hình cấu trúc, đánh giá vai trị trung gian

nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
1.6 Điểm Mới Của Nghiên Cứu
Thứ nhất, xác định mức độ về sự hài lòng trong học tập sinh viên ngành Quản
Lý Khách Sạn tại TP. Hồ Chí Minh dựa trên nghiên cứu thông qua sự tác động giữa
các yếu tố: HTTN, KNCV.
Thứ hai, phân tích vai trị trung gian của đợng lực trong học tập và kỳ vọng trong
mối quan hệ giữa HTTN và KNCV đến sự hài lòng trong học tập của sinh viên.
Thứ ba, qua nghiên cứu tác giả đưa ra những đề xuất về một số biện pháp nhằm
nâng cao sự hài lòng trong học tập sinh viên ngành Quản Lý Khách Sạn tại TP. Hồ
Chí Minh

6


1.7 Ý Nghĩa Của Đề Tài Nghiên Cứu
Ý nghĩa khoa học:
Thứ nhất, đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về sự hài lòng trong học
tập của sinh viên ngành Quản Lý Khách Sạn đặc biệt là sinh viên tại TP Hồ Chí
Minh.
Thứ hai, đề tài sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách nghiên cứu, bở sung thêm những
lý luận về mặt khoa học trong bối cảnh nghiên cứu về sự hài lòng trong học tập của
sinh viên ngành Quản Lý Khách Sạn.
Ý nghĩa thực tiễn:
Thứ nhất, đề tài có ý nghĩa quan trọng đối với ngành khách sạn và lĩnh vực giáo
dục về khách sạn. Giúp các cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng, đào tạo sinh viên
có năng lực thông qua kết hợp các phương pháp giảng dạy hiện đại kết hợp HTTN
tại trường và doanh nghiệp.
Thứ hai, HTTN giúp cho sinh viên có thể học hỏi, áp dụng kiến thức vào thực tế
từ đó làm tăng kỹ năng đáp ứng công việc đúng như mong đợi của các nhà tuyển
dụng. Từ đó, sinh viên cảm thấy hài lòng với chương trình học tập tại trường.

Thứ ba, những thơng tin này hữu ích cho việc đề ra các giải pháp nhằm gia tăng
sự hài lòng trong học tập của sinh viên ngành Quản Lý Khách Sạn tại các trường.
Từ đó, góp phần cung cấp nguồn nhân lực trẻ có tay nghề cao phục vụ cho nhu cầu
xã hội.
1.8 Kết Cấu Nghiên Cứu
Kết cấu dự kiến của đề tài nghiên cứu bao gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Chương này trình bày tính cấp thiết của đề tài, qua đó nêu lên mục tiêu mà đề tài
hướng đến, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, điểm
mới của nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết bao gồm: lý thuyết nền, các khái niệm chính, các nghiên cứu liên
7


quan từ đó làm cơ sở để đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề
xuất.
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, quy trình xây dựng
thang đo. Cách đánh giá kết quả nghiên cứu định tính, kiểm định thang đo cho các
khái niệm trong mô hình, kiểm định sự phù hợp của mô hình và kiểm định các giả
thuyết đề ra từ đó thảo luận các kết quả nghiên cứu.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương trình này trình bày các kết quả thực hiện nghiên cứu bao gồm: mô tả dữ
liệu thu thập được tiến hành đánh giá và kiểm định thang đo, kiểm định sự phù hợp
của mơ hình nghiên cứu, kiểm định các giả thút của mơ hình nghiên cứu, thảo
luận kết quả nghiên cứu.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
Tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm gia tăng

sự hài lòng trong học tập của sinh viên ngành Quản Lý Khách Sạn cho các cơ sở
giáo dục. Ngoài ra luận văn cũng nêu lên những đóng góp của đề tài nghiên cứu,
các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

8


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Lý thuyết nền
2.1.1 Lý thuyết về kỹ năng đáp ứng công việc
Sự phát triển nghề nghiệp là q trình quản lý học tập, cơng việc, giải trí và
chuyển đởi trong suốt c̣c đời của mỗi con người. Phát triển sự nghiệp học tập
giúp sinh viên có thể nhìn nhận được năng lực bản thân một cách thiết thực về công
việc, nghề nghiệp cụ thể mà mình đã chọn. Ngồi ra, có thể nâng cao nhận thức của
bản thân về khả năng có việc làm và làm thế nào để tự quản lý việc học và hoạt
đợng ngoại khóa của mình để tối ưu hóa khả năng tuyển dụng (Smith và cộng sự,
2009, trang 18).
Để hiểu sự phức tạp của thế giới hiện tại về công việc, Patton và McMahon
(2006) đã phát triển lý thuyết hệ thống được hiểu theo hình thức học tập kết hợp với
cơng việc thơng qua góc nhìn của phát triển sự nghiệp. Patton và McMahon (2006)
cũng cho rằng sự lựa chọn nghề nghiệp của một người không nên được coi là một
quyết định duy nhất mà cần xác định giáo dục là để phát triển các kỹ năng và khả
năng cụ thể cho phép sinh viên tốt nghiệp trở thành người học chủ động và tự định
hướng (Smith và cộng sự, 2009).
Ngoài Patton và McMahon (2006) cũng có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của
việc phát triển nghề nghiệp đối với cá nhân (Herr, Cramer & Niles, 2004; Purcell và
cộng sự, 2008). Sự phát triển của các kỹ năng nghề nghiệp của bản thân sinh viên
và sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ nâng cao khả năng tuyển dụng cho tương lai
(García-Blanco &Cárdenas-Sempértegui, 2018). Việc nhận thức về khả năng làm
việc và phát triển các kỹ năng cần thiết trong quá trình học tại trường và ngoại khóa

giúp sinh viên tối ưu hóa khả năng tuyển dụng. Crossman& Clarke (2010) đã chỉ ra,
quốc tế hóa giúp sinh viên đại học phát triển năng lực mềm để sinh viên chuẩn bị tốt
hơn cho quá trình chuyển đổi vào thị trường lao động. Xuất phát từ nhu cầu của
doanh nghiệp cho thấy, sinh viên thích tham gia vào quá trình học tập với quan

9


điểm cải thiện cơ hội nghề nghiệp của bản thân (Smith và cộng sự, 2009), với mối
quan hệ giữa khả năng học tập và việc làm.
Trong nghiên cứu của (Collet và cộng sự, 2015; Moore & Morton, 2017), các tác
giả cho rằng KNĐUCV của sinh viên sau đại học thấp hơn đáng kể so với kỳ vọng
của nhà tuyển dụng. Do đó, các nhà tuyển dụng trên toàn thế giới bày tỏ lo lắng về
sự kém phát triển KNĐUCV của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, sinh viên
tốt nghiệp là một phần của thị trường lao động nên họ ln cố gắng tìm hiểu và đưa
ra định hướng phù hợp cho tuyển dụng trong tương lai (Römgens, Scoupe và
Beausaert 2020; Peeters và cộng sự, 2019). Các cơ sở giáo dục đại học được yêu
cầu trang bị cho sinh viên tốt nghiệp những KNCV (Kumar 2007; Römgens,
Scoupe& Beausaert 2020).
Theo lý thuyết của nhiều tác giả nghiên cứu cho rằng, các tḥc tính hoặc phẩm
chất KNĐUCV, được xác định là kỹ năng mềm hoặc tài sản vô hình, thường là khó
tái tạo xác thực trong mơi trường lớp học mơ phỏng ( Moore & Morton, 2017;
Smith & Bath, 2006; Wibrow, 2011; Andrews& Higson, 2008). Bởi vì các nhà
tuyển dụng ln tìm kiếm những sinh viên tốt nghiệp có KNCV, chẳng hạn như kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm và khả năng thích ứng
linh hoạt với mọi tình huống ở nơi làm việc.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng sinh viên nhận thấy được nhu cầu, và tính thiết
thực của KNCV. Do đó, sinh viên ln đánh giá cao việc đưa các kỹ năng chung
vào chương trình giảng dạy liên quan đến triển vọng việc làm của sinh viên.
Nhưng sinh viên cũng thể hiện mong muốn có nhiều cơ hợi hơn để phát triển

những kỹ năng này trong môi trường thực tế, cũng như khi tiếp xúc với ngành
(Blackwell và cộng sự, 2001; Crebert và cộng sự, 2004). Smith và cộng sự, (2009)
đề xuất rằng chương trình học tích hợp cơng việc trong q trình học tập có thể đáp
ứng nhu cầu tăng khả năng đáp ứng nghề nghiệp của sinh viên khi ra trường trong
khi sinh viên vẫn đang trong môi trường học tập. Từ đó có thể thấy lý thuyết của
tác giả Smith và cộng sự, (2009) rất phù hợp với bối cảnh trong nghiên cứu về đào
tạo ngành Quản Lý Khách Sạn tại TP. Hồ Chí Minh mà tác giả đang thực hiện.
10


2.1.2 Lý thuyết về học tập trải nghiệm
Học tập trải nghiệm được gắn chặt trong lịch sử thu hút sinh viên thơng qua
phương pháp học tập tích cực để thúc đẩy sinh viên tham gia học tập chuyên sâu
hơn (Kolb, 1984). Nghiên cứu của Kuh (2008) về các phương pháp giáo dục có tác
đợng cao chắc chắn đã được khơi dậy nhấn mạnh hiệu quả của việc học tập theo
phương pháp thử nghiệm trong việc thu hút sự tham gia của sinh viên để thúc đẩy
quá trình học sâu, tăng thời gian làm bài và khuyến khích tương tác giữa người học
và giảng viên. Học tập trải nghiệm là một yếu tố quan trọng trong giáo dục đại học
trên khắp Hoa Kỳ và ở nhiều quốc gia khác. Học tập thông qua kinh nghiệm là
phương pháp thực hành cũ nhưng đã có ý nghĩa mới. Những năm gần đây đã chứng
kiến sự trỗi dậy của mối quan tâm đến học tập trải nghiệm.
David Kolb (1984), là một trong những tác giả nổi tiếng đưa ra học thuyết về
HTTN, David Kolb (1984) đã đưa ra mô hình rất nổi tiếng về HTTN như sau:
1. Trải nghiệm hoặc tiếp xúc với môi trường.
2. Quan sát hành vi và suy ngẫm về kinh nghiệm.
3. Khái qt hóa hoặc hình thành các khái niệm trừu tượng dựa trên sự phản ánh.
4. Thử nghiệm và thêm vào hoặc sửa đổi các khái niệm dựa trên trải nghiệm mới.
Kolb (1984) đề xuất rằng kiến thức là kết quả của sự kết hợp của việc nắm bắt
kinh nghiệm và sau đó chuyển đổi trải nghiệm đó. Mô hình, học tập trải nghiệm là
mợt q trình liên tục, nó tập trung vào người học thay vì người dạy, người học trải

nghiệm thực tế về những kiến thức đã học. Theo nghiên cứu của Lee (2007) dựa
theo học thuyết về HTTN đã góp phần khẳng định rằng chương trình giáo dục trải
nghiệm giúp sinh viên cải thiện sự tự tin, các kỹ năng xã hội, giúp gia tăng kiến
thức, nâng cao kỹ năng thực tế và cũng như là nâng cao cơ hội nghề nghiệp.

11


Kolb (2015) đã giới thiệu tởng hợp chín "tác giả nền tảng" có cơng trình nghiên
cứu gắn liền với phương pháp HTTN được đánh giá cao bắt đầu vào cuối thế kỷ
XIX với William James, John Dewey và Mary Parker Follett, và kết thúc ở cuối thế
kỷ XX với cái chết của Carl Rogers và Paulo Freire.
Theo Dewey nhận thấy sự cần thiết phải có lý thuyết về kinh nghiệm để định
hướng đổi mới giáo dục và ông nhấn mạnh rằng chất lượng của trải nghiệm phải
được xem xét. Ông lập luận rằng điều quan trọng là “phải phân biệt giữa những trải
nghiệm có giá trị về mặt giáo dục và những trải nghiệm khơng có giá trị” (Dewey,
1938/1997, trang 33).
Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Hoa Kỳ (AAC & U, 2020) đã giải thích
rằng các hoạt động sư phạm như vậy “đã được thử nghiệm rộng rãi và cho thấy có
lợi cho sinh viên đại học tḥc nhiều nhóm nhân khẩu học”. Những lợi ích của học
tập trải nghiệm rất nhiều và đa dạng.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra bằng chứng rằng học tập trải nghiệm góp
phần vào sự phát triển cá nhân và xã hội của học sinh (Simons & Cleary, 2006) và
thậm chí có thể là chất xúc tác cho “sự chuyển đổi xã hội” (Meyers, 2009, trang
377)
Một báo cáo về kết quả khảo sát cho thấy “nhà tuyển dụng xem trọng việc đánh
giá các kỹ năng HTTN được ứng dụng vào thực tế khi sinh viên tốt nghiệp”. Ngoài
ra, nghiên cứu Báo cáo chỉ số Gallup-Purdue (2014) đã tìm thấy kinh nghiệm chính
là mợt trong các ́u tố chính góp phần vào sự thành công sau khi tốt nghiệp và sự
gắn bó lâu dài với nơi làm việc.

Theo Hiệp hợi các trường đại học và nhà tuyển dụng quốc gia năm 2016 (NACE)
khảo sát, các tḥc tính mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều nhất ở các ứng viên
xin việc bao gồm khả năng lãnh đạo, khả năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao
tiếp và giải quyết vấn đề tất cả các tḥc tính được phát triển thơng qua môi trường
HTTN hiệu quả được thiết kế tốt.
Vì lý thuyết học tập trải nghiệm của Kolb dựa trên cơ sở tâm lý học xã hội, triết
học và tâm lý học nhận thức. Qua một số nghiên cứu dựa trên hai nguyên lý cơ bản
12


rằng “việc học diễn ra khi một cá nhân thay đổi tư duy dựa trên một kinh nghiệm
và quan trọng nhất là bằng cách phản ánh kinh nghiệm đó, người học xem lại suy
nghĩ nhiều lần khi họ thử nghiệm thực tế từ đó điều chỉnh suy nghĩ của họ thông
qua kết quả của những trải nghiệm mới”, (Menaker và cợng sự, 2006, trang 2). Có
thể thấy lý thút về HTTN đã được nhiều tác giả nghiên cứu, tuy nhiên lý thuyết
của tác giả Kolb (1984) được xem là phù hợp với bối cảnh trong nghiên cứu về đào
tạo ngành Quản Lý Khách Sạn tại TP. Hồ Chí Minh mà tác giả đang thực hiện.

2.1.3 Lý thuyết “Kỳ vọng - Xác nhận”
Lý thuyết kỳ vọng xác nhận được thể hiện bởi (Oliver 1980) đã nhấn mạnh vào
quá trình ra quyết định của người tiêu dùng và mua lại một sản phẩm cụ thể. Lý
thuyết này cũng được coi là lý thút nhận thức điều đó giải thích sự hài lịng hoặc
khơng hài lịng của mợt sản phẩm trong đó sự hài lịng được xác định bởi tính hữu
ích và xác nhận được cảm nhận (Oliver 1980; Alawneh, AlRefai và Batiha 2013) và
dẫn đến ý định mua lại hoặc ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm cụ thể.
Trong thuyết kỳ vọng xác nhận, xác nhận và kỳ vọng của người dùng là những yếu
tố dự đoán chính về sự hài lòng. Xác nhận thể hiện kỳ vọng của người dùng và thiếu
xác nhận có nghĩa là kỳ vọng của người dùng đã không được đáp ứng. Do đó, xác
nhận có tương quan thuận chiều với sự hài lịng, Halilovic& Cicic (2013).
Mơ hình “Kỳ vọng - Cảm nhận” của Oliver (1980) đưa ra nhằm nghiên cứu đánh

giá về sự hài lòng của khách hàng. Trong giáo dục, khách hàng chính là sinh viên.
Trong đó đề cập đến 2 quá trình nhỏ tác động độc lập đến sự hài lòng của khách
hàng. Đó là kỳ vọng về dịch vụ trước khi mua và cảm nhận thực tế về dịch vụ sau
khi trải nghiệm.

13


×