Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 90 trang )

Tai Lieu Chat Luong

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

TRẦN THỊ THU HIỀN

MUA BÁN, SÁP NHẬP
DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

TRẦN THỊ THU HIỀN

MUA BÁN, SÁP NHẬP
DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số chuyên ngành: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ


LUẬT KINH TẾ
Giảng viên hướng dẫn : TS. TRẦN HUỲNH THANH NGHỊ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN

Tôi tên là: TRẦN THỊ THU HIỀN
Ngày sinh: 13/06/1992

Nơi sinh: Lâm Đồng

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã học viên: 1783801070013

Tôi đồng ý cung cấp tồn văn thơng tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho
Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối tồn văn thông tin luận văn tốt nghiệp vào hệ
thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Ký tên
(Ghi rõ họ và tên)


Trần Thị Thu Hiền


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ý KIẾN CHO PHÉP BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Giảng viên hướng dẫn: Trần Huỳnh Thanh Nghị
Học viên thực hiện: Trần Thị Thu Hiền Lớp: MLAW017A
Ngày sinh: 13/6/1992

Nơi sinh: Lâm Đồng

Tên đề tài: Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
Ý kiến của giáo viên hướng dẫn về việc cho phép học viên Trần Thị Thu Hiền
được bảo vệ luận văn trước Hội đồng: Đồng ý cho học viên Trần Thị Thu Hiền nộp luận văn
bảo vệ trước hội đồng.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 9 năm 2021
Người nhận xét

Trần Huỳnh Thanh Nghị


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của chính tác giả. Các
nội dung được đề cập và trình bày trong luận văn là kết quả của quá trình nghiên
cứu pháp luật cũng như là kết quả của quá trình nghiên cứu, tham khảo các nguồn
tài liệu như sách, báo, ấn phẩm, tư liệu, cơng trình nghiên cứu liên quan của các
chun gia, tổ chức trong và ngồi nước. Các thơng tin, số liệu được sử dụng trong

luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực.
Người cam đoan


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, xin trân trọng cảm ơn thầy đã hướng dẫn tôi là TS. Trần Huỳnh
Thanh Nghị. Thầy đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình học tập cũng như
trong việc hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô thuộc khoa Luật trường Đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy cho tơi trong suốt q trình học tập.
Do giới hạn về kiến thức cũng như khả năng lý luận của bản thân cịn nhiều
thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp của thầy cơ để bài luận văn
của tơi được hồn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!.


TÓM TẮT
Trong thời đại nền kinh tế thị trường phát triển vượt bậc như hiện nay, hoạt
động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) ngày càng được áp dụng một cách
rộng rãi, các thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp đang gia tăng cả về số
lượng lẫn chất lượng của thương vụ. Đây là kết quả tất yếu của tồn cầu hóa nền
kinh tế. Bởi, M&A khơng chỉ góp phần mở rộng quy mơ doanh nghiệp mà cịn giúp
doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường
cạnh tranh, giúp doanh nghiệp dễ dàng xâm nhập vào thị trường mới,…. Bên cạnh
những lợi ích mà M&A mang lại, hoạt động M&A cũng mang đến nhiều rủi ro cho
nền kinh tế như việc thực hiện hoạt động M&A dẫn đến tập trung kinh tế, hạn chế
cạnh tranh,… gây ảnh hưởng xấu đến tính cạnh tranh của thị trường nói riêng và an
ninh kinh tế quốc gia nói chung. Chính vì vậy, cần xây dựng và hoàn thiện khung
pháp lý để quản lý và kiểm soát họat động này một cách hiệu quả. Luận văn tập
trung nghiên cứu các quy định pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tại
Việt Nam cũng như pháp luật một số quốc gia trên thế giới để từ đó rút ra kinh

nghiệm cho Việt Nam trong việc hồn thiện pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh
nghiệp trong thời gian tới.
Từ khóa: tập trung kinh tế, mua bán, sáp nhập, hạn chế cạnh tranh.


ABSTRACT
With the rapid development of the market economy in this current era,
business mergers and acquisitions (M&A) are increasingly widely applied, business
mergers and acquisitions are increasing in both quantity and quality of transactions.
This is an inevitable result of economic globalization. As M&A not only contributes
to the expansion of business scale, but also helps businesses expand their markets,
improve their position in the competitive market, and help businesses easily
penetrate new markets. Besides the benefits that M&A brings, M&A activities also
bring many risks to the economy such as the implementation of M&A activities
leading to economic concentration, restricting competition; adversely affecting the
competitiveness of the market in particular, and national economic security in
general. Therefore, it is necessary to develop and finalize the legal framework to
effectively manage and control this activity. The thesis focuses on studying the legal
provisions on business mergers and acquisitions in Vietnam as well as different
countries’ laws around the world to draw experience for Vietnam in perfecting the
law on business mergers and acquisitions in the near future.
Key words: economic concentration, mergers, acquisitions, restricting
competition.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS

: Bộ luật Dân sự


CIEM

: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

CTHD

: Công ty Hợp danh

CTCP

: Công ty cổ phần

CTHD

: Công ty Hợp danh

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân

DOJ

: Bộ Tư pháp (Hoa Kỳ)

EVFTA


: Hiệp định thương mại tự do
Liên minh Châu Âu-Việt Nam

FDI

: Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

FTA

: Hiệp định thương mại tự do

FTC

: Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ

HĐQT

: Hội đồng quản trị

HTX

: Hợp tác xã

LCT

: Luật Cạnh tranh

LDN

: Luật Doanh nghiệp


LĐT

: Luật Đầu tư

TSVH

: Tài sản vơ hình

LHTX

: Luật Hợp tác xã

M&A

: Merge and Acquisition

PwC

: Pricewaterhouse Coopers


TCTD

: Tổ chức tín dụng

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn


TTKT

:Tập trung kinh tế

USD

: Đồng đô la Mỹ

WTO

: Tổ chức thương mại Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ
Bảng 1: Tổ chức tư vấn M&A tiêu biểu nhất Việt Nam năm 2019-2020 ............ 39
Bảng 2: Tổng hợp các trường hợp TTKT phải thông báo..................................... 45


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu................................................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................6
4. Câu hỏi nghiên cứu:......................................................................................6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................7
6. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................7
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn................................................ 8
8. Kết cấu của Luận văn................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN, SÁP
NHẬP DOANH NGHIỆP............................................................................................ 9

1.1. Lý luận về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp...........................................9
1.2. Quy định của pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp................ 21
1.3. Kinh nghiệp điều chỉnh pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
của Hoa Kỳ và bài học cho Việt Nam............................................................29
Kết luận chương 1.......................................................................................................35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG
MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ KIẾN NGHỊ................................36
2.1. Tổng quan về tình hình mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam36
2.2. Một số vướng mắc, bất cập của pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh
nghiệp..............................................................................................................46
2.3. Đề xuất hoàn thiện pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt
Nam.................................................................................................................54
Kết luận Chương 2......................................................................................................65
PHẦN KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cụm từ Merge and Acquisition (viết tắt là M&A) có nghĩa là mua bán và
sáp nhập doanh nghiệp, đây là hành vi khi một doanh nghiệp giành quyền kiểm soát,
chi phối một phần hoặc tồn bộ doanh nghiệp khác thơng qua việc sở hữu một phần
hoặc tồn bộ doanh nghiệp đó.
Có thể nói, hoạt động M&A thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư
cũng như các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực, bởi các tác động của hoạt động
này tới tồn cảnh nền kinh tế quốc gia nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung.
M&A thường được nghiên cứu ở hai góc độ chủ yếu là góc độ kinh tế và góc độ
pháp lý: ở góc độ kinh tế, M&A được xem như là một vấn đề của quản trị cơng ty,
quản lý tài chính doanh nghiệp và ở góc độ pháp lý M&A được xem xét dưới góc

độ là khung pháp lý để thực hiện một thương vụ M&A. Tác giả lựa chọn nghiên
cứu về hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp làm đề tài nghiên cứu luận văn
Cao học luật xuất phát từ những lý do cơ bản sau:
Một là, M&A thường được nghiên cứu ở góc độ kinh tế, ít có cơng trình
khoa học pháp lý về M&A. Ở Việt Nam, các quy định về mua bán, sáp nhập doanh
nghiệp tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về mua bán, sáp
nhập doanh nghiệp tại Việt Nam còn thiếu tính nhất qn, tồn diện. Hầu hết các
cơng trình nghiên cứu về mua bán doanh nghiệp dưới những giác độ hẹp hoặc
nghiên cứu về các hoạt động M&A trong các chương trình hội thảo, báo cáo, những
nghiên cứu đó chưa cho thấy được tổng thể tình hình pháp luật về hoạt động M&A
tại Việt Nam. Từ đó đặt ra u cầu cần phải có các cơng trình khoa học pháp lý
chuyên sâu hơn nghiên cứu về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
Hai là, ở góc độ pháp luật cạnh tranh, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp được
hiểu là hành vi TTKT mà ở đó q trình và số lượng các doanh nghiệp độc lập cùng
cạnh tranh trên cùng một hoặc một phân khúc thị trường giảm đi thông qua các
hành vi sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp, liên doanh và các hành vi TTKT

1


khác. Karl marx đã phát hiện ra một quy luật mang đầy tính nghịch lý, đó là: Cạnh
tranh sẽ làm phát sinh TTKT nhưng TTKT đến một mức độ nhất định lại tiêu diệt
cạnh tranh1 và vì vậy, buộc Nhà nước phải điều chỉnh pháp luật đối với TTKT. Có
thể nói, mặc dù M&A đem lại nhiều lợi ích trong việc phát triển doanh nghiệp, các
hoạt động M&A cũng mang tới những tác động không mong muốn đối với thị
trường như gây ra các hoạt động hạn chế cạnh tranh hay tập trung kinh tế. Chính vì
vậy, cần phải có những hoạt động nghiên cứu luật, đánh giá pháp luật và tình hình
thực thi pháp luật để nâng cao năng lực kiểm soát các thương vụ mua bán, sáp nhập
doanh nghiệp nhằm bảo vệ tính cạnh tranh của thị trường và an ninh kinh tế của
quốc gia.

Cùng với việc LCT năm 2018 được ban hành và có hiệu lực thi hành, hoạt
động M&A tại Việt Nam trong thời gian tới cũng sẽ được điều chỉnh bởi luật này.
Tác giả sẽ tập trung phân tích hoạt động M&A theo pháp luật cạnh tranh. Luật Cạnh
tranh đóng vai trị quan trọng trong việc kiểm sốt, quản lý các hồ sơ thơng báo
TTKT nói chung và mua bán, sáp nhập doanh nghiệp nói riêng. Điều này nhằm đảm
bảo các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động M&A phải chứng minh được hoạt
động của mình khơng tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh
một cách đáng kể lên thị trường cạnh tranh. LCT năm 2018 đã quy định những hình
thức TTKT, các thương vụ M&A thuộc trường hợp phải thông báo TTKT,…Điều
này thể hiện thái độ của nhà làm luật đối với hoạt động TTKT, những hoạt động
TTKT mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và ngược lại, những hoạt động TTKT gây
tác động xấu đến thị trường. Trên thực tế, hoạt động M&A ngày càng phát triển về
tính chất, mức độ lẫn hình thức thể hiện, điều này dẫn đến việc các quan hệ trong
hoạt động M&A càng ngày trở nên đa dạng và phức tạp. Chính vì vậy, khung pháp
lý cho hoạt động này cũng càng ngày càng phải được hoàn thiện.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại
Thế giới (WTO), để thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), các quy định của
Lê Thủy Tiên (2021), “Phân tích mội số quan điểm và mơ hình về kiểm sốt tập trung kinh tế?”, Cơng ty
luật Minh Khê, [ (ngày truy cập 06/5/2021).
1

2


pháp luật về M&A cần được xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế thực tế của
Việt Nam cũng như phù hợp với các quy định pháp luật và tập quán quốc tế.
Vì những lý do trên, Tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài "Mua bán, sáp
nhập doanh nghiệp tại Việt Nam" làm Luận văn cao học luật cho mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, tại Việt Nam và trên thế giới M&A đã khơng cịn là một vấn đề

mới mẻ nữa. Bởi, tới thời điểm hiện tại, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về lĩnh
vực này dưới nhiều góc độ khác nhau. Những cơng trình đó được nghiên cứu dưới
nhiều hình thức như: Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, sách chuyên khảo, bài viết
khoa học được đăng trên báo, tạp chí,…như tạp chí khoa học pháp lý, thời báo kinh
tế Sài Gòn,…
Đề cập đến các bài viết, cơng trình nghiên cứu về M&A có thể kể đến các
cơng trình sau:
* Sách chun khảo:
Sách: “M&A: Mua lại và sáp nhập căn bản, các bước quan trọng trong quá
trình mua bán doanh nghiệp và đầu tư” của tác giả Michael E.S.Frankel, Hà Nội,
Nxb Tri thức (2009).
Mục tiêu chính của quyển sách là nhằm cung cấp cho độc giả cái nhìn tổng
quan về những bước cơ bản khi thực hiện một thương vụ M&A; kinh nghiệm và
những bài học khi thực hiện một giao dịch m&A; các quy trình cần có của một hoạt
động M&A và những lưu ý quan trọng mà các bên trong một thương vụ M&A cần
phải xem xét,… Cuốn sách đề cập đến vấn đề M&A dưới góc độ kinh tế - tài chính
nói chung chứ khơng nhằm mục đích cung cấp những kiến thức chun sâu về
M&A. Vì vậy, đây có thể là cuốn sách nên được giới thiệu cho các cá nhân, tổ chức,
doanh nghiệp bước đầu làm quen với M&A và các vấn đề phát sinh xung quanh
một thương vụ M&A.
Sách “Mua lại và sáp nhập từ A đến Z” của tác giả Andrew J.Sherman và
Milledge A.Hart, Hà Nội, Nxb Tri thức (2009).

3


Cuốn sách bao gồm 13 chương, đề cập về M&A chủ yếu ở góc độ kinh tế tài chính. Có thể nói, cuốn sách đã từng bước trang bị cho người đọc những khái
niệm về M&A từ cơ bản đến chuyên sâu, từ những nguyên tắc cơ bản của M&A
cho đến các vấn đề về chủ thể của một giao dịch M&A và những vấn đề mà các bên
trong một thương vụ M&A cần chuẩn bị. Bên cạnh sự có mặt của bên mua và bên

bán trong một giao dịch M&A, cuốn sách còn đề cập đến các chủ thế khác cũng
không kém phần quan trọng như cơ quan quản lý nhà nước, đội ngũ tư vấn, thẩm
định và đặc biệt là những vấn đề hậu giao dịch M&A cũng như các lựa chọn thay
thế cho M&A.
Đặc biệt, đối với vấn đề hậu M&A, cuốn sách đã truyền đạt được đầy đủ và
dễ hiểu các vấn đề có thể xảy ra, những vấn đề tuy căn bản nhưng có ý nghĩa vô
cùng quan trọng ở cả giai đoạn trước, trong và sau một thương vụ M&A. Tác giả đã
đi sâu vào việc phân tích những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt sau khi
kết thúc một thương vụ M&A như: vấn đề về văn hóa doanh nghiệp, vấn đề vận
hành hệ thống và quản lý thông tin, giấy tờ kế tốn, thủ tục hành chính,…
Chính vì vậy, cuốn sách “Mua lại, sáp nhập từ A đến Z” được xem như là
một trong những tư liệu cần thiết và dễ hiểu, có giá trị tham khảo đối với các cá
nhân, tổ chức, các bên tham gia trong một thương vụ M&A nghiên cứu về vấn đề
này.
Tuy nhiên, hai cuốn sách trên chỉ nghiên cứu M&A dưới góc độ kinh tế - tài
chính mà ít đề cập đến M&A dưới góc độ pháp lý. Tuy vậy, việc đem đến cho độc
giả những hiểu biết đúng đắn, rõ ràng, chi tiết về hoạt động M&A dưới góc độ kinh
tế - tài chính là cơ sở để tiến tới việc nghiên cứu về M&A ở góc độ pháp lý, từ đó,
đưa ra được các giải pháp pháp lý phù hợp nhằm điều chỉnh hoạt động M&A cho
phù phợp với thực tiễn hoạt động M&A nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế
nói chung.
*Luận văn, luận án:
Luận văn thạc sỹ kinh tế “Phát triển thị trường mua bán sáp nhập - Hướng đi
mới cho Việt Nam” của tác giả Nguyễn Mạnh Thái (2009), tại Tp.HCM. Tác giả đã

4


phân tích các xu hướng phát triển của hoạt động M&A trên thế giới, phân tích các
thương vụ M&A điển hình (cả những thương vụ thành cơng và thất bại) từ đó đưa

ra những đề xuất nhằm phát triển thị trường M&A tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tác
giả cũng xác định tiềm năng lớn mạnh của Việt Nam, dự báo xu hướng phát triển
của thị trường M&A tại Việt Nam, từ đó, tác giả có những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động M&A tại Việt Nam. Tuy nhiên, luận văn khơng đi sâu vào phân
tích tác động của các quy định pháp luật đối với hoạt động M&A tại Việt Nam, vì
vậy, đề xuất của tác giả chỉ tập trung vào việc tham gia hoạt động M&A của doanh
nghiệp mà không đưa ra những đề xuất, giải pháp cụ thể đối với việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế trên thị
trường bán lẻ ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Hoàng Văn Nhàn (2021), tại Thừa
Thiên Huế. Tác giả đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến hoạt động kiểm soát
TTKT trên thị trường bán lẻ, phân tích về pháp luật về kiểm sốt TTKT trên thị
trường bán lẻ, phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật, những hạn chế bất cập từ đó
đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát TTKT
trên thị trường bán lẻ.
Luận án Tiến sỹ luật học “Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam”
của tác giả Hà Ngọc Anh (2017), tại Tp.HCM. Tác giả đã nghiên cứ những vấn đề
về lý luận cũng như pháp luật về kiểm sốt TTKT, từ đó, đưa ra những đánh giá sát
thực về thực trang áp dụng pháp luật kiểm soát TTKT, thực tiễn áp dụng pháp luật
về kiểm soát TTKT tại Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nghiên cứu
về thực tiễn thi hành pháp luật kiểm soát TTKT ở một số nước trên thế giới, từ đó
đưa ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm sốt
TTKT tại Việt Nam.
Tóm lại, hoạt động M&A thu hút sự quan tâm của ngày càng nhiều đối
tượng, đặt biệt là các doanh nghiệp cũng như là các nhà đầu tư nước ngồi, tuy
nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu chun sâu về khung pháp lý
điều tiết hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam, những vấn đề đặt

5



cơ sở cho q trình hồn thiện, củng cố quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh
vực này. Dưới góc độ luận văn thạc sỹ, tác giả mong muốn đưa cái nhìn khái quát
về mua bán sáp nhập doanh nghiệp, pháp luật điều chỉnh về mua bán sáp nhập
doanh nghiệp từ các góc độ pháp luật khác nhau như Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh
tranh năm 2018 để đưa ra những đề xuất hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về hoạt
động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về M&A tại Việt Nam, đề
tài tập trung nghiên cứu với các mục đích:
Thứ nhất, hệ thống hoá các vấn đề lý luận và pháp lý về mua bán, sáp nhập
doanh nghiệp.
Thứ hai, phân tích thực trạng M&A ở Việt Nam trong thời gian qua. Qua đó
rút ra những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế về mặt pháp lý trong
hoạt động M&A tại Việt Nam
Thứ ba, nêu lên một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh
nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn tập trung trả lời
các câu hỏi nghiên cứu sau:
Hoạt động mua bán, sáp nhập là gì? Pháp luật Việt Nam có những quy định
gì nhằm điều chỉnh các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp?
Thực trạng pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam cịn
tồn tại những khó khăn, vướng mắc nào?
Cần có những giải pháp gì để hồn thiện pháp luật về hoạt động mua bán,
sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời gian tới ?

6



5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn tập trung các vấn đề sau :
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về M&A – mua bán, sáp
nhập doanh nghiệp
- Phân tích hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian qua, những vấn đề
pháp lý phát sinh cũng như dự đoán phương hướng phát triển của hiện tượng này
trong tương lai, nhất là trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào
kinh tế quốc tế.
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu quy định pháp luật về
mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam tại Luật cạnh tranh năm 2018, Luật
doanh nghiệp năm 2020, Luật Đầu tư năm 2020 cũng như pháp luật Hoa Kỳ để từ
đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam trong hồn thiện pháp luật có liên quan trong
thời gian tới.
Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu pháp luật về mua bán,
sáp nhập doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam.
Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn hoạt
động mua bán sáp nhập doanh nghiệp từ năm 2019 đến nay. Đây là khoảng thời
gian Luật Cạnh tranh năm 2018 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2019, cho thấy
rõ nhất những thay đổi của tình hình mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
từ sau khi Luật Cạnh tranh năm 2018 có hiệu lực.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước để
giải quyết các vấn đề liên quan đến M&A. Cơ sở phương pháp luận của luận án là
chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

7



Để giải quyết những vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn sử
dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp phân tích,
tổng hợp, phương pháp so sánh luật họcdựa trên các nguồn thông tin được công bố
công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như những thông tin thống
kê về thị trường nói chung và thị trường M&A nói riêng.
Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh được sử dụng khi phân tích các
vấn đề liên quan đến M&A;
Phương pháp so sánh được sử dụng khi so sánh các số liệu cụ thể trong quá
trình thực hiện, so sánh luật, trên cơ sở kịp thời đánh giá những bất cập, hạn chế,
nguyên nhân từ đó có các giải pháp giải quyết các vấn đề đặt ra.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn sẽ là một trong những cơng trình nghiên cứu, tiếp cập về M&A
một cách tổng thể trên khía cạnh văn bản pháp luật thực định và đặc biệt là khía
cạnh thực tiễn áp dụng pháp luật.
Nội dung luận văn trình bày tổng quan thực trạng về một số vụ M&A cụ thể
và tìm hiểu kinh nghiệm pháp luật các nước trên thế giới từ đó đưa ra những đề xuất,
kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán, sáp
nhập doanh nghiệp.
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho những người quan
tâm tìm hiểu về M&A ở Việt Nam.
8. Kết cấu của Luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
Luận văn được chia thành 02 chương :
Chương 1: Lý luận và quy định của pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh
nghiệp
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động mua bán sáp nhập
doanh nghiệp và kiến nghị

8



CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP
DOANH NGHIỆP
1.1. Lý luận về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (hay còn gọi là M&A) được xem xét dưới
02 góc độ chủ yếu là góc độ kinh tế và góc độ pháp lý. Ở góc độ kinh tế - M&A
được xem xét như là một vấn đề của quản trị chiến lược cơng ty và tài chính doanh
nghiệp; ở góc độ pháp lý – M&A lại được xem xét như là khung pháp lý để thực
hiện giao dịch M&A).
- Dưới góc độ kinh tế, M&A được hiểu như là hoạt động TTKT gắn liền với
việc hình thành và thay đổi cấu trúc của thị trường thông qua việc số lượng các
doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường giảm đi do các doanh nghiệp thực
hiện hoạt động M&A. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng nội sinh trong chính doanh
nghiệp trên cơ sở nâng cao năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh, năng lực chiếm
lĩnh thị trường của mỗi doanh nghiệp cũng là nguyên nhân làm thay đổi cấu trúc thị
trường. Chính hoạt động M&A cũng như việc phát triển tiềm lực nội tại của các
doanh nghiệp khiến cho xu thế cạnh tranh trên thị trường ngày càng mạnh mẽ hơn.
Theo Andrew J. Sherman và Milledge A. Hart2 (2006), hoạt động mua bán
và sáp nhập bao gồm hoạt động hợp nhất doanh nghiệp/sáp nhập doanh nghiệp và
hoạt động thâu tóm doanh nghiệp hay mua lại doanh nghiệp.
Hiện nay trên thế giới, thuật ngữ M&A, viết tắt bởi hai từ tiếng Anh là
Mergers và Acquisitions, sáp nhập và mua bán doanh nghiệp được nhắc tới khá
nhiều với các quan điểm khác nhau.
Theo David L. Scott3 (2003), “hợp nhất/sáp nhập doanh nghiệp là hoạt động
để chỉ hai hay nhiều doanh nghiệp cùng thỏa thuận về việc chia sẻ thị phần, tài sản,
hay thương hiệu với nhau để hình thành một doanh nghiệp hoàn toàn mới, với tên
Andrew J. Sherman và Milledge A. Hart (2006), “Mergers & Acquisition From A to Z”, sách này đã được

dịch sang tiếng Việt, “Mua lại và sáp nhập từ A đến Z”, Nxb Tri thức (2009).
3
David L. Scott (2003), “An A to Z Guide to Investment Terms for Today's Investor”, Wall Street World.
2

9


gọi mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty cũ”. “Mua lại được hiểu là
việc một doanh nghiệp mua lại/thơn tính một doanh nghiệp khác, hoạt động này
khơng làm phát sinh hay hình thành một pháp nhân mới. Hoạt động mua lại/ thơn
tính doanh nghiệp xảy ra khi doanh nghiệp mua lại giành được quyền kiểm sốt đối
với doanh nghiệp mục tiêu. Đó có thể là quyền kiểm sốt cổ phiếu của cơng ty mục
tiêu/dành được quyền kinh doanh/dành được tài sản của công ty mục tiêu”.
Hiện tại, ở Việt Nam chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra được giải thích
từ ngữ cụ thể nhất về hoạt động M&A mà chỉ đưa ra những khái niệm riêng lẻ về
“hợp nhất”, “sáp nhập” và “mua lại” doanh nghiệp. Nhìn chung, hoạt động M&A
được xem xét dưới nhiều góc độ như là một trong các hành vi TTKT được điều
chỉnh bởi pháp luật cạnh tranh, như một trong những hình thức tổ chức lại doanh
nghiệp được điều chỉnh theo pháp luật về doanh nghiệp, như là một trong những
hình thức đầu tư trực tiếp được điều chỉnh bởi pháp luật về đầu tư4, hoạt động M&A
cũng có thể được điều chỉnh bởi pháp luật về chứng khoán nếu liên quan đến việc
mua lại cổ phần của doanh nghiệp.
Khái niệm mua bán và sáp nhập doanh nghiệp được quy định tại khoản 1
Điều 201 LDN năm 2020. Cụ thể, sáp nhập doanh nghiệp: “Một hoặc một số cơng
ty (cơng ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (công ty nhận sáp
nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang
cơng ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”.
LDN năm 2020 không đề cập đến khái niệm mua bán doanh nghiệp. Trong
khi đó, Khoản 4 Điều 29 Luật cạnh tranh 2018 lại xác định mua lại doanh nghiệp là

việc một doanh nghiệp trực tiếp/gián tiếp mua hoặc thâu tóm tồn bộ hoặc một phần
tài sản và/hoặc vốn góp của doanh nghiệp khác đủ để kiểm sốt hay chi phối doanh
nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại/ doanh nghiệp mục tiêu.
LCT năm 2018 cũng có quy định về sáp nhập doanh nghiệp. Theo đó, sáp
nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển tồn bộ tài sản,
Phạm Trí Hùng (2006), Khung pháp lý điều tiết sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam, Báo đề dẫn tại
Hội thảo “Về các hình thức đầu tư quy định tại Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư”, Viện
Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại TP Vinh, Nghệ An, 1-2-2006.
4

10


quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng
thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập“.
Ngoài ra, Khoản 3 Điều 29 LCT năm 2018 có quy định về hợp nhất doanh nghiệp theo đó, hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ
tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh
nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các
doanh nghiệp bị hợp nhất.
Theo quan điểm của một số nước trên thế giới thì cụm từ Merger và
Acquisition có thể được định nghĩa như sau:
- Acquisition: Mua bán hay mua lại được hiểu là hành động tiếp quản một
công ty bằng cách mua lại công ty đó (sau đây gọi là cơng ty mục tiêu hay doanh
nghiệp mục tiêu) bởi một công ty khác.
- Merger: Sáp nhập hay hợp nhất là sự kết hợp của hai hay nhiều công ty để
thành một công ty lớn hơn.
Với các quy định như trên thì LDN năm 2020 và các văn bản pháp luật có
liên quan đã điều chỉnh một cách hợp lý vấn đề liên quan đến việc mua bán và sáp
nhập doanh nghiệp trong quan hệ thương mại trong nước và quốc tế, phù hợp với
thực tiễn áp dụng tại Việt Nam.

Tóm lại, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là khái niệm dùng để chỉ việc một
doanh nghiệp tìm các nắm quyền kiểm sốt đối với một doanh nghiệp thơng qua
việc thâu tóm tồn bộ hoặc một phần tỷ lệ số lượng cổ phần, phần vốn góp của
doanh nghiệp mục tiêu mà việc thâu tóm đó đủ để doanh nghiệp khống chế các
quyết định hay hoạt động của doanh nghiệp bán.
Từ khái niệm về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp đã nêu ở trên, có thể rút ra
những đặc điểm đặc điểm chủ yếu của hoạt động M&A như sau:
Một là, M&A được thể hiện thông qua hình thức “hợp đồng”, một hợp đồng
được thiết lập giữa các bên: bên bán và bên mua mà đối tượng của hợp đồng ở đây
là doanh nghiệp được mua hoặc bán (gọi là doanh nghiệp mục tiêu). Hoạt động này
mang tính chất dân sự, trên cơ sở tự nguyện của các bên (các bên ở đây là bên mua

11


và bên bán) có địa vị pháp lý ngang nhau. Do đó, giao dịch giữa các bên là giao
dịch dân sự, được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự, chính vì vậy, mọi thỏa thuận
trong giao dịch này hồn tồn do các bên tham gia ký kết quyết định một cách tự
nguyện và chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình. Hợp đồng M&A là văn
bản quan trọng quy định các vấn đề liên quan đến giao dịch M&A giữa các doanh
nghiệp.
Hai là, đối tượng của hợp đồng M&A là một thực thể pháp lý, một loại hàng
hóa đặc biệt. Doanh nghiệp có đầy đủ yếu tố để trở thành một loại hàng hóa đặc biệt,
bởi doanh nghiệp có đủ các yếu tố của hàng hóa là giá trị và giá trị sử dụng5: Giá trị
của doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ: doanh nghiệp là kết tinh giá trị lao động từ
những lao động trong doanh nghiệp cũng như là lao động và sự đầu tư của các cá
nhân/tổ chức thành lập và điều hành doanh nghiệp đó; Giá trị sử dụng của doanh
nghiệp được thể hiện qua các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhằm thỏa mãn
nhu cầu của người sử dụng/người tiêu dùng hay còn gọi là khách hàng của doanh
nghiệp. Giá của doanh nghiệp được xác định dựa trên quan hệ cung – cầu của thị

trường, vì vậy, giá của doanh nghiệp là yếu tố dễ biến động nhất. Tùy thuộc vào giá
quan hệ cung – cầu trên thị trường cũng như tình hình kinh doanh thực tế của doanh
nghiệp mà giá của doanh nghiệp có thể được định giá với giá trị nhiều tỷ đồng hay
với một mức giá tượng trưng nhất định. Tuy nhiên, dù giá cả của doanh nghiệp
được xác định là bao nhiêu, thì giá cả của doanh nghiệp vẫn ln xoay quanh giá trị
của doanh nghiệp đó. Khi doanh nghiệp được coi là một loại hàng hóa, tất yếu sẽ
hình thành thị trường mua bán loại hàng hóa đó - ở đây là thị trường mua bán, sáp
nhập doanh nghiệp.
Ba là, M&A là một hoạt động mà mục đích chính của nó là chuyển giao một
phần hoặc tồn bộ quyền, nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp bán (doanh nghiệp
mục tiêu) cho doanh nghiệp mua. M&A không đơn thuần là sự chuyển giao tài sản
của doanh nghiệp mà còn là chuyển giao những quyền, nghãi vụ pháp lý khác của

Theo Karl Max (1867), “Das Kapital - Kritik der politischen Oekonomie”, sách này đã được dịch sang
tiếng Việt, “Tư bản luận”, Nxb Chính trị Quốc gia (1993).
5

12


doanh nghiệp mục tiêu cho doanh nghiệp mua như hệ thống phân phối của doanh
nghiệp, thông tin khách hàng, thương hiệu sẵn có của doanh nghiệp,…
Bốn là, hoạt động M&A phải được thừa nhận của pháp luật hay nói cách
khác, hoạt động M&A chỉ được công nhận khi đã và buộc phải thông qua những thủ
tục pháp lý nhất định theo quy định của nhà nước. Đặc điểm này xuất phát từ bản
chất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được công nhận khi được thành lập một cách
hợp pháp thông qua thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi có các hoạt
động nhằm mục đích chuyển giao quyền và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp mục
tiêu cho một cá nhân, pháp nhân khác như mua bán, sáp nhập, hợp nhất, … doanh
nghiệp thì cần phải được thơng qua bởi một cơ quan cơng quyền hay nói cách khác,

hoạt động này phải được pháp luật công nhận. Tùy thuộc vào hình thức của hoạt
động chuyển giao quyền mà pháp luật gán cho nó là “sáp nhập”6, “hợp nhất”7,
“chuyển đổi hình thức doanh nghiệp”8. Ở góc độ này, có thể thấy, nhà nước là chủ
thể công nhận thỏa thuận giữa các bên trong giao dịch M&A. Nhà nước đặt ra
khung pháp lý để các bên trong giao dịch M&A tuân thủ và định hướng cho hoạt
động của mình. Một thực tế là hiện nay, tại Việt Nam chưa có khung pháp lý đầy đủ,
chuẩn mực cho các bên trong giao dịch M&A tn theo. Chính vì vậy, nhu cầu về
một khung pháp lý hoàn thiện là cần thiết để hoạt động M&A có thể thực hiện được
một cách thuận lợi.
1.1.2. Ý nghĩa mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
Việc phân tích ý nghĩa của hoạt động M&A đối với doanh nghiệp sẽ giúp
các doanh nghiệp hiểu rõ sự cần thiết của giao dịch này đối với bản thân doanh
nghiệp nói riêng và sự cần thiết của việc hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt
động M&A nói chung.
Có thể thấy, M&A được xem như là một cơ hội đầu tư được các nhà quản trị
doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm, hoạt động này mang lại những ý nghĩa nhất
định cho doanh nghiệp:
Khoản 1 Điều 201 LDN năm 2020.
Khoản 1 Điều 200 LDN năm 2020.
8
Điều 202, Điều 203, Điều 204, Điều 205 LDN năm 2020.
6
7

13


×