Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Giáo trình nguyên lý kế toán_14 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.32 KB, 8 trang )


234
nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn
hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp
luật về tài chính, kế toán.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải
pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn
vị kế toán.
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
* Kế toán trưởng c
ủa cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ
chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, hoặc đơn vị sự nghiệp,
tồ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và doanh nghiệp
nhà nước ngoài nhiệm vụ quy định nêu trên còn có nhiệm vụ giúp
người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại
đơn vị kế toán.
* Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp
luật của đơn vị kế toán, trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng
thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng cấp trên về chuyên
môn, nghiệp vụ.
Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế
toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn: Có
phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp
hành pháp luật; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán và phải
thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán
trưởng.
Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn sau đây:
- Bảo đảm các tiêu chuẩn quy định đối với người làm kế toán: Có
phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết có ý thức chấp
hành pháp luật; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
- Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên.



235
- Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm đối với
người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên
và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm đối với người
có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp.
- Người làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng
kế toán trưởng.
Trách nhi
ệm và quyền của kế toán trưởng:
- Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong
đơn vị kế toán.
- Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định.
- Lập báo cáo tài chính.
- Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế
toán.
- Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức
có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức
không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà
nước, ngoài các quyền đã quy định nêu trên còn có quyền:
+ Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của
đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen
thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ
+ Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp
đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài
chính của kế toán trưởng.
+ Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác
với ý kiến của người ra quyết định.
+ Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của
đơn vị kế toán khi phát hiện các vi phạm pháp luật về tài chính, kế


236
toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo
cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của
việc thi hành quyết định đó.
2. Kiểm tra kế toán
Kiểm tra kế toán là một biện pháp đảm bảo cho các quy định về
kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, số liệu kế toán được chính xác,
trung thực. Thông qua kiểm tra kế toán các cơ quan chủ quản cấp trên
và các cơ quan chức năng của nhà nước thực hiện việc kiểm tra, kiểm
soát đối với các hoạt động của các đơn vị. Theo quy định, thủ trưởng
và kế toán trưởng đơn vị phả
i thường xuyên kiểm tra kế toán trong nội
bộ đơn vị Các cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính kiểm tra kế toán
ở các đơn vị theo chế độ kiểm tra kế toán.
Kiểm tra kế toán phải được thực hiện thường xuyên, liên tục có hệ
thống. Mọi thời kỳ hoạt động của đơn vị đều phải được kiểm tra kế
toán. Mỗi đơn vị kế toán độc l
ập phải được cơ quan chủ quản kiểm tra
kế toán ít nhất mỗi năm một lần và nhất thiết phải được tiến hành
trước khi xét duyệt quyết toán năm của đơn vị. Các cuộc thanh tra,
kiểm tra kinh tế tài chính phải bắt đầu từ việc kiểm tra kế toán.
Nội dung kiểm tra kế toán là kiểm tra việc tính toán, ghi chép,
phản ánh của các chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán;
kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ kế toán tài chính, việc tổ
chức công tác kế toán và bộ máy kế toán, việc chỉ đạo công tác kế
toán và việc thực hiện nghĩa vụ quyền hạn của kế toán trưởng.
Quy định cụ thể trong Luật Kế toán về công tác kiểm tra kế toán
như sau:

Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm
quyền và không quá một lần kiểm tra cùng một nội dung trong một

237
năm. Việc kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết đỉnh của
cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Nội dung kiểm tra kế toán gồm:
+ Kiểm tra việc thực hiện các nội dung công tác kế toán.
+ Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán.
+ Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động nghề nghiệp kế
toán.
+ Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế
toán.
Nội dung kiểm tra kế toán phải được xác định trong quyết định
kiểm tra.
- Quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra kế toán:
+ Khi kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải xuất trình
quyết định kiểm tra kế toán. Đoàn kiểm tra kế toán có quyền yêu cầu
đơn vị kế toán được kiểm tra cung cấ
p tài liệu kế toán có liên quan
đến nội dung kiểm tra kế toán và giải trình khi cần thiết.
+ Khi kết thúc kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải lập
biên bản kiểm tra kế toán và giao cho đơn vị kế toán được kiểm tra
một bản; nếu phát hiện có vi phạm pháp luật về kế toán thì xử lý theo
thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
để xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Trưởng đoàn kiểm tra kế toán phải chịu trách nhiệm về các kết
luận kiểm tra.
+ Đoàn kiểm tra kế toán phải tuân thủ trình tự, nội dung, phạm vi
và thời gian kiểm tra, không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình

thường và không được sách nhiễu đơn vị kế toán được kiểm tra.
- Trách nhiệm và quyền của đơn vị kế toán:

238
+ Cung cấp cho đoàn kiểm tra kế toán tài liệu kế toán có liên quan
đến nội dung kiểm tra và giải trình các nội dung theo yêu cầu của
đoàn kiểm tra.
+ Thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra kế toán.
- Đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán có quyền:
+ Từ chối kiểm tra nếu thấy việc kiểm tra không đúng thẩm quyền
hoặc nội dung kiểm tra trái với quy định.
+
Khiếu nại về kết luận của đoàn kiểm tra kế toán với cơ quan có
thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán; trường hợp không đồng ý với
kết luận của cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán thì
thực hiện theo quy định của pháp luật./.

239
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, (2003), “Quyết định số 206/2003/QĐ- BTC ngày
12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ
quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ”, NXB Tài chính - Hà
Nội.
2. Bộ Tài chính, (2005), “Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam”,
NXB Tài chính - Hà Nội.
3. Bộ Tài chính, (2006), “Chế độ kế toán doanh nghiệp - quyển 1:
Hệ thống tài khoản kế toán”, NXB Tài chính - Hà Nội.
4. B
ộ Tài chính, (2006), “Chế độ kế toán doanh nghiệp - quyển 2:

Báo cáo tài chính, chứng từ và sổ kế toán”, NXB Tài chính - Hà
Nội.
5. Bộ Tài chính, (2007), “Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn
thực hiện”, NXB Tài chính - Hà Nội.
6. Đặng Xuân Cảnh, Trần Hải Châu, (2003) “Xác định chi phí hợp lí
của doanh nghiệp” , Bản tin Hội Kế toán TP. HCM, tháng 3 năm
2003.
7. Charles T.Horngren; Gary L.Sundem; John A.Ellion, (2003)
“Introduction to Financial Accounting”.
8. Nguyễn Văn Công, (2007), “Kế toán doanh nghiệp Lý thuy
ết - Bài
tập mẫu và Bài giải” NXB Tài chính - Hà Nội.
9. Phạm Gặp và Phan Đức Dũng, (2005) “Kế toán đại cương”, NXB
Thống kê.
10. Phan Đức Dũng, (2006), “Nguyên lý kế toán - Lý thuyết và Bài
tập” NXB Thống kê.
11. Bùi Văn Dương, (2002), “Lý thuyết kế toán” NXB Thống kê.

240
12. Bùi Văn Dương, (2004), “Hợp nhất kinh doanh & ảnh hưởng của
nó đến việc hợp nhất báo cáo tài chính” Tạp chí kế toán - Hội Kế
toán & Kiểm toán VN. Số 51,Tháng 12 năm 2004.
13. Nguyễn Thị Đông, (2007), “Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế
toán” NXB Tài chính - Hà Nội.
14. Nghiêm Văn Lợi, (2006), “Giáo trình Nguyên lý kế toán” NXB
Tài chính - Hà Nội.
15. Trần Quý Liên, (2006), “Nguyên lý kế toán”, NXB Tài chính - Hà
Nội.
16. Trần Ngọc Nghĩa, (2006), “Giáo trình Lý thuy
ết hạch toán kế

toán” NXB Tài chính - Hà Nội.
17. Võ Văn Nhị, (2007), “Nguyên lý kế toán - Tóm tắt lý thuyết - Hệ
thống bài tập và bài giải” NXB Tài chính - Hà Nội.

241



GIÁO TRÌNH
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN


Chịu trách nhiệm xuất bản:
NGUYỄN VĂN TÚC

Biên tập và sửa bản in:
Phòng Biên tập
Nhà xuất bản Tài chính

Trình bày bìa:
TRẨN HUY





In: 1.000 cuốn, khố 14,5 x 20,5cm, tại Công ty in Sông Lam.
Số ĐKKHXB: 67-2008/CXB/543-06/TC. QĐXB số: 159 QĐ/NXBTC
ngày 5/8/2008. In xong và nộp lưu chiểu tháng 8/2008

×