Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

03 phuong an dam bao atld vsmt pccc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.52 KB, 48 trang )

CÔNG TY CP XÂY DỰNG GIAO THÔNG TRƯỜNG HẢI

PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO
AN TỒN LAO ĐỘNG
VỆ SINH MƠI TRƯỜNG PHỊNG
CHÁY CHỮA CHÁY

THÀNH THỦ ĐỨC – NĂM 2023


HAICONS

CƠNG TY CP XD GIAO THƠNG
TRƯỜNG HẢI

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP.Thủ Đức, ngày ... tháng 07 năm 2023

PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO
AN TỒN LAO ĐỘNG – VỆ SINH MƠI TRƯỜNG – PCCC
Cơng trình
Địa điểm
Chủ đầu tư
NT TVGS
NT thi cơng

: Xây dựng mới đường và hệ thống thoát nước đường vào trường
tiểu học An Phú
: Phường An Phú – TP. Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh
: Ban QLDA Đầu tư xây dựng Khu vực thành phố Thủ Đức


: Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Đông Tây
: Công ty CP Xây dựng giao thơng Trường Hải

NHÀ THẦU THI
CƠNG

@ Copyrights 2020 HAICONS

TƯ VẤN GIÁM SÁT

Sổ tay ATLĐ

CHỦ ĐẦU TƯ

–1


HAICONS

Sổ tay AN TOÀN LAO ĐỘNG

@ Copyrights 2020 HAICONS

Sổ tay ATLĐ

–2


HAICONS


1 Dẫn nhập...............................................................3
2 u cầu tổng qt.................................................1
2.1
2.2
2.3
2.4

Ứng phó với tình trạng khẩn cấp.....................1
Những nguyên tắc chủ chốt đối với công nhân2
Những quy định thiết yếu đối với cấp chỉ huy của Nhà thầu
Phải biết rõ địa hình xung quanh.....................3

2

3 Những yêu cầu về đảm bảo sức khỏe..................4
3.1
3.2
3.3

Yêu cầu tổng quát về đảm bảo sức khỏe.........4
Yêu cầu về đào tạo sơ cứu...............................4
Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết......................4

4 Những yêu cầu về đảm bảo an toàn.....................5
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6

4.7
4.8
4.9
4.10
4.11
4.12
4.13
4.14

Yêu cầu tổng quát về an toàn cơng trường......5
Trang bị bảo hộ cá nhân..................................5
Bảo vệ an tồn cho nhân viên..........................6
Yêu cầu về phòng cháy & chữa cháy..............6
Bảo vệ chống té ngã........................................8
An tồn điện..................................................14
Thiết bị nâng.................................................15
Cơng tác đào đất............................................16
An tồn trong việc sử dụng khí nén...............17
An tồn trong công tác hàn...........................20
Dụng cụ cầm tay và thiết bị...........................21
Gia công và lắp dựng cốp pha.......................22
Gia công và dựng lắp cốt thép.......................23
Đổ và đầm bê tông........................................23

5 Những yêu cầu về bảo vệ môi trường................24
5.1
5.2
5.3
5.4
5.5

5.6
5.7
5.8
5.9

Điều kiện môi trường ở công trường.............24
Quản lý nước mặt..........................................24
Quản lý rác thải.............................................25
Cấm sử dụng a-miăng...................................25
Cấm sử dụng CFC.........................................25
Thải bỏ vật liệu đào.......................................25
Khơng gian eo hẹp........................................25
Quản lý hóa chất...........................................31
Quản lý chất thải nguy hại.............................33

6 Những yêu cầu về đảm bảo giao thông..............34
6.1
6.2

Làn giao thông tạm.......................................34
Yêu cầu thiết yếu về giao thông....................34

7 Công tác kiểm tra của Nhà thầu........................36
7.1
7.2
7.3

Kiểm tra Hàng ngày......................................36
Kiểm tra Hàng tuần.......................................36
Kiểm tra đặc biệt...........................................37


8 Công tác quản lý ATLĐ của Nhà thầu..............38
8.1
8.2
8.3

Đào tạo ATLĐ của Nhà thầu.........................38
Báo cáo.........................................................38
Quản lý tài liệu..............................................39

@ Copyrights 2020 HAICONS

Sổ tay ATLĐ

–3


HAICONS

Danh mục biểu
Biểu 1: Tính chất các loại bình chữa cháy................7
Biểu 2: Khoen neo hai tấm rào chắn......................11
Biểu 3: Khoảng cách an tồn điện..........................16
Biểu 4: Các bộ phận của bình khí...........................18
Biểu 5: Những loại khí độc thơng thường..............19
Biểu 6: Một số ví dụ khơng gian eo hẹp.................26
Biểu 7: Một ví dụ Khóa/Treo thẻ...........................27
Biểu 8: Một thiết bị kiểm tra khí............................29

@ Copyrights 2020 HAICONS


Sổ tay ATLĐ

–4


HAICONS

1 Dẫn nhập
Sổ tay ATLĐ này dành cho những người đang cơng tác trong Cơng trình Xây dựng mới
đường và hệ thống thoát nước đường vào trường tiểu học An Phú, phường An Phú thành
phố Thủ Đức:
 Nhân viên của các Nhà thầu, nhà thầu phụ, nhà cung cấp và dịch vụ liên quan đến
Cơng trình;
 Nhân viên giám sát của Tư vấn; và
 Tất cả những ai khác quan tâm đến ATLĐ.
Sổ tay này chỉ tóm tắt “phải làm gì” mà khơng đ i vào chi tiết “tại sao”. Để thấu hiểu vấn
đề, nên sử dụng Sổ tay này song song với những tài liệu cơ sở đã được phân phát. Tư vấn
Giám sát sẽ cung cấp thêm tài liệu nếu có yêu cầu.
Sổ tay này chỉ tóm tắt những điểm trọng yếu, và không thay thế các Kế hoạch Sức khỏe,
An tồn, Mơi trường, và Kế hoạch Quản lý Giao thơng mà các Nhà thầu đã trình nộp và
Tư vấn Giám sát đã chấp nhận.
Nếu có yêu cầu nêu trong Sổ tay ATLĐ trùng hợp với yêu cầu trong Hợp đồng Thi cơng
thì Nhà thầu phải tn thủ theo yêu cầu nào nghiêm nhặt nhất.
Nghĩa vụ của Nhà thầu

1. Cung cấp Sổ tay này cho nhân viên ATLĐ của Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ.
2. Tạo thuận lợi và cung ứng nguồn lực cần thiết để thực hiện những yêu cầu về ATLĐ.
Nghĩa vụ của Nhân viên ATLĐ


1. Nhân viên ATLĐ phải thực hiện nghiêm túc mọi yêu cầu và quy định về Sức khỏe, An
tồn, Mơi trường, Giao thông. Nhân viên ATLĐ cũng cần phải đôn đốc, kiểm tra việc
thực hiện, và có biện pháp khắc phục ngay nếu cần.
2. Nhân viên ATLĐ cần chủ động, phát huy ý tưởng, lấy quyết định và hành động kịp thời
để ngăn ngừa tai nạn trước khi tai nạn xảy ra.
Phải truyền tải đến cơng nhân những gì họ phải làm
và khơng được làm như trình bày trong tài liệu này

CÁC SỐ ĐIỆN THOẠI KHẨN CẤP
Cảnh sát.................................113 Đơn vị chủ quản của Nhà thầu............................................. ______________
Cháy......................................114 Giám đốc Dự án của Nhà thầu............................................. ______________
Cấp cứu.................................115 Chỉ huy trưởng (Đào Trọng Đạt) ..................................................................
CA phường..........____________ Giám sát ATLĐ (Phạm Thượng Nguyên).......................................................

@ Copyrights 2020 HAICONS

Sổ tay ATLĐ

–5


2 u cầu tổng qt
2.1
1.

Ứng phó với tình trạng khẩn cấp
Những ngun tắc để ứng phó với tình trạng khẩn cấp là như sau:
a) Công trường cần định trước điểm tập kết nhân sự ngồi cơng trường trong trường
hợp có sự cố.
b) QUAN TRỌNG: Giữ bình tĩnh. Nhiều tác động xấu gây ra do hoảng loạn hơn là

do chính tình trạng khẩn cấp tạo nên.
c) Nếu có sự cố nổ, phải đề phòng bị nổ kế tiếp: mọi người nằm rạp xuống, dùng
cánh tay và bàn tay che chắn đầu, cổ.
d) Nếu có cháy, hơ “Cháy! Cháy”. Chỉ sử dụng bình chữa lửa nếu là cháy nhỏ và
khơng xảy ra giữa nơi bạn đang đứng và lối thốt ra ngồi.
e) Khi xảy ra cháy do chập điện, nhanh chóng ngắt cầu dao điện tổng. Cấm dùng
nước chữa lửa khi chưa ngắt điện.
f) Dù cho mức độ cháy nổ lớn nhỏ thế nào, gọi ngay PCCC 114.
g) Nếu xảy ra thương tích dù cho mức độ thế nào, gọi ngay Cấp cứu 115.
h) Khi khẩn cấp, quan trọng nhất là tính mạng và sức khoẻ con người, kế đến là môi
trường xung quanh. Tài sản chỉ là thứ yếu.
i) Phân công nhân viên làm những việc khác nhau, không để mạnh ai nấy làm.
j) Huy động nhân viên bảo vệ hoặc điều thêm người phụ trách kiểm soát nơi ra vào.
k) Khi tình trạng khẩn cấp lan rộng, liên hệ đến nhiều người, nhiều cơ sở, gọi Cảnh
sát 113 để giúp giữ an ninh trật tự.
l) Tắt nguồn điện ở những khu vực không cần điện, chỉ để lại những nơi cần ánh sáng
hoặc nguồn điện để ứng phó với sự cố.
m) Tắt các loại động cơ không cần thiết cho việc ứng phó với sự cố.
n) Giải tán những người khơng có trách nhiệm hoặc khả năng tham gia ứng phó sự cố
ra khỏi khu vực sự cố, tập trung tại điểm tập kết, khơng để họ lưu lại vì tị mị
muốn quan sát nhưng gây trở ngại cho cơng tác ứng phó.
o) Nếu có thể, giải tán xe cộ, thiết bị gây trở ngại ra khỏi công trường, ngoại trừ khi
cần thiết cho việc ứng phó, hoặc để giữ dấu tích cho việc điều tra.
p) Khi tải thương, ghi chú số xe, tên họ người lái xe, và nếu được, tên bệnh viện sẽ
tiếp nhận nạn nhân.
q) Trong trường hợp khẩn cấp bạn chỉ cần áp dụng những gì đã được đào tạo và chỉ
dẫn, không phải cố trở thành người hùng.
r) Thu thập và ghi chép (dù thừa còn hơn là thiếu) mọi chi tiết liên quan để lập báo
cáo. Chụp càng nhiều ảnh càng tốt nếu có thể.



s) Báo cáo cho Nhà thầu chính và Tư vấn giám sát thi công mọi sự cố và tai nạn về
sức khỏe, an tồn, mơi trường và giao thơng.
2.2
2.

Những ngun tắc chủ chốt đối với công nhân
Những nguyên tắc chủ chốt đối với công nhân là như sau:
a) Không được tự tiện làm những gì bạn chưa được đào tạo, ví dụ: sửa chữa điện, vận
hành cẩu, hàn cắt, cứu cấp người bị nạn.
b) Khi thấy bất cứ dấu hiệu hỏng hóc, hoặc khác với thường ngày (dàn giáo bị xô
lệch, sàn công tác ọp ẹp, dây điện bị hở, mối hàn bị bong, hóa chất rị rỉ...) phải báo
ngay cho cấp chỉ huy của bạn.
c) Khi thấy không an tồn trong cơng việc, bạn có quyền ngưng cơng việc, báo cáo
với cấp chỉ huy để được giải thích, chỉ dẫn, hoặc khắc phục sai sót.
d) Bạn có nhiệm vụ tham gia những buổi họp và đào tạo khi được yêu cầu và phải tập
trung chú ý nghe để thấu hiểu. Điều tối quan trọng là nhân viên cần hỏi Chỉ huy
Cơng trường những điều chưa rõ về an tồn.
e) Giữ chỗ làm việc được gọn gàng, dọn dẹp ngay những vật liệu, dụng cụ... khơng
cịn cần đến.
f) Hãy cảnh giác khi vận hành máy móc, thiết bị. Quan sát và thấu hiểu ý nghĩ những
biển báo để tuân thủ cho đúng.
g) Dự án này cấm tuyệt đối việc sử dụng rượu, bia, và mọi chất gây nghiện (cần sa,
thuốc phiện, thuốc lắc...) với bất cứ liều lượng nào trong cơng trường, hoặc sử
dụng ngồi cơng trường trước khi vào công trường làm việc.
h) Cấm nhân viên hút thuốc trong khi làm việc trên công trường. Chỉ được hút thuốc
ở những nơi cho phép.

2.3
3.


Những quy định thiết yếu đối với cấp chỉ huy của Nhà thầu
Cấp chỉ huy của Nhà thầu chịu trách nhiệm đảm bảo tuân thủ những yêu cầu sau:
a) Mỗi cơng trường: phải cử nhân viên có trình độ và kinh nghiệm để đảm trách các
chức năng ATLĐ (Sức khoẻ, An tồn, Mơi trường, Giao thơng). Có thể cử 1 nhân
viên làm việc toàn phần cho tất cả mảng công việc ATLĐ, hoặc 2-3 nhân viên làm
việc bán phần, mỗi người phụ trách 1-2 mảng công việc.
b) Nhân viên ATLĐ chịu trách nhiệm với Chủ đầu tư và Tư vấn Giám sát về các vấn
đề ATLĐ trong cơng trường của mình.
c) Cơng nhân hàn trong khơng gian eo hẹp, dưới khu vực đào xới: phải có trình độ
Bậc 4 về hàn.
d) Công nhân trực điện ở thiết bị điện có điện áp đến 1000 vơn phải có trình độ Bậc 3
về an tồn điện.
e) Cung cấp đầy đủ và bắt buộc công nhân sử dụng thiết bị bảo hộ lao động.


f) Yêu cầu thiết yếu về thiết bị bảo hộ cho khách: khách thăm viếng chính thức cơng
trường phải được cung cấp với số lượng đầy đủ và chất lượng tốt: (a) mũ bảo hộ:
mọi thời gian, và (b) dù hoặc áo mưa khi có mưa.
g) Lúc có mưa, sấm chớp: ngưng cơng việc ngồi trời liên quan đến cần cẩu, đào xới
và hàn cắt, hoặc công việc trên dàn giáo.
4.

Những nguyên tắc cơ bản đối với Nhân viên ATLĐ và Chỉ huy Công trường là như
sau:
a) Không cho phép cơng nhân tự tiện làm những gì họ chưa được đào tạo.
b) Khi thấy bất cứ dấu hiệu hỏng hóc, hoặc khác với thường ngày phải có hành động
khắc phục nhanh chóng.
c) Khi thấy khơng an tồn trong cơng việc, Chỉ huy Công trường hoặc Nhân viên
ATLĐ nên ngưng công việc trong khi chờ khắc phục xong những khuyết điểm.

d) Khuyến khích cơng nhân hỏi han để bạn giải đáp, báo cáo để bạn lấy quyết định và
hành động.
e) Nhiệm vụ chủ yếu của cấp chỉ huy: kiểm tra, nhắc nhở và khắc phục, rồi thường
xuyên kiểm tra, nhắc nhở, chế tài và khắc phục.

2.4
5.

Phải biết rõ địa hình xung quanh
Phải quen thuộc với nơi mình làm việc về mọi mặt để biết nơi phải đến và người nào
phải gặp trong trường hợp khẩn cấp.
a) Xác định vị trí ra vào.
b) Nhận diện nhân viên phụ trách sức khoẻ, an tồn và cấp cứu.
c) Xác định vị trí trạm y tế.
d) Tự mình làm quen với trình tự di tản.
e) Xác định tất cả địa điểm đặt bình chữa lửa và biết cách sử dụng chúng.
f) Xác định tất cả địa điểm lưu trữ chất thải độc hại và biết cách lưu trữ.
g) Xác định các điểm thông tin liên lạc và cách liên lạc nhanh chóng với cấp chỉ huy
trực tiếp của bạn.
h) Hiểu biết ý nghĩa của các biển báo để tuân thủ cho đúng.


3 Những yêu cầu về đảm bảo sức khỏe
3.1
6.

Yêu cầu tổng quát về đảm bảo sức khỏe
Yêu cầu tổng quát về đảm bảo sức khỏe là như sau:
a) Tuân thủ những quy định về đảm bảo sức khỏe cho người lao động, đặc biệt là đối
với phụ nữ.

b) Thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định.
c) Tuân thủ Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT (Phụ lục C) về tiêu chuẩn vệ sinh lao
động, đặc biệt là đối với những tiêu chuẩn sau:
 mang vác
 các loại bụi có chứa và không chứa silic tự do
 tiếng ồn.
d) Cung cấp nước và xà phịng, khuyến khích người lao động rửa ráy bằng xà bơng
trước khi ăn: bàn tay họ có thể bị dính chất độc hại khi làm việc!

3.2
7.

Yêu cầu về đào tạo sơ cứu
Yêu cầu về đào tạo sơ cứu là như sau:
a) Thành phần đội ngũ phải học khóa sơ cứu gồm có:
 Giám đốc Dự án
 Các Nhân viên ATLĐ
 Các Chỉ huy Cơng trường
 Tồn thể đội ngũ bảo vệ
 Các Đội trưởng thi công
b) Chứng chỉ sơ cứu có giá trị 2 năm. Sau đó phải học lại.
c) Đào tạo sơ cứu phải do cơ quan được chấp nhận, ví dụ: Hội Chữ thập Đỏ.

3.3
8.

Phịng ngừa bệnh sốt xuất huyết
Kiểm tra để đảm bảo công trường khơng có mơi trường cho lăng quăng của muỗi gây
bệnh sốt xuất huyết:
 Lu, khạp nước khơng có nắp đậy

 Hố đào khơng có nắp đậy
 Vỏ bánh xe phế thải chứa nước mưa...
 Bất kỳ vật dụng nào khác chứa nước mưa ngoài trời


4 Những yêu cầu về đảm bảo an toàn
4.1
9.

Yêu cầu tổng qt về an tồn cơng trường
u cầu tổng qt về an tồn cơng trường là như sau:
a) Những nơi có rị rỉ dầu mỡ... phải tìm cách thốt nước, lau chùi, dùng giẻ hoặc cát phủ
lên để tránh trơn trượt.
b) Xếp, cất vật liệu, bù lon, long đền, đai ốc, đinh... gọn ghẽ trong thùng chứa.
c) Trong công việc, sắp đặt dây nhợ, giẻ, đồ nghề, thiết bị... cho gọn ghẽ, không để tràn
lan, lộn xộn.
d) Để lại đúng nơi quy định mọi dụng cụ và thiết bị sau khi dùng xong cuối ca làm việc.
e) Thu dọn thanh sắt, que hàn, que ván gỗ, vụn kim loại bén... có thể gây chấn thương thi
dẫm đạp lên.
f) Giữ gìn sạch sẽ chỗ lên xuống cầu thang và lối đi, tránh dầu mỡ, bùn đất gây trơn
trượt.
g) Nhổ hoặc đánh dẹp đinh trên những cây gỗ.

4.2
10.

Trang bị bảo hộ cá nhân
Yêu cầu về trang bị bảo hộ cá nhân cho nhân lực Nhà thầu là như sau:
a) Tối thiểu khi vào khu vực công trường: mũ bảo hộ và giầy da (cấm mang giầy vải,
dép...). Những trường hợp khác phải dùng thêm như sau:

b) Nơi có nước ngập hoặc lầy lội: ủng không thấm nước thay cho giày thông thường.
c) Nơi có vật sắc nhọn: giầy bảo hộ.
d) Cơng tác hàn: mặt nạ/kính mắt, găng tay bảo hộ.
e) Liên quan đến điện: găng tay và ủng cao su cách điện.
f) Cắt bê tơng, gọt dũa hoặc cắt sắt thép: kính mắt và găng tay bảo hộ.
g) Làm việc trên độ cao: đai an tồn.
h) Làm việc nơi giao thơng đơng đúc: áo vét phản quang.

11.

Nhà thầu phải cấp cho khách vào công trường đủ số lượng và đảm bảo chất lượng
những trang bị sau:
 Nón bảo hộ: trong suốt thời gian vào cơng trường
 Ủng an tồn khơng thấm nước: tại khu vực trơn, ướt
 Dù: dùng khi mưa.


4.3
12.

Bảo vệ an toàn cho nhân viên
Nhà thầu phải bảo vệ an toàn cho nhân viên tối thiểu như sau:
a) Khơng địi hỏi nhân viên làm việc trong điều kiện thiếu an toàn: cấp chỉ huy sẽ
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu tai nạn xảy ra.
b) Khơng địi hỏi nhân viên cố nâng vật nặng quá sức của họ. Chỉ dẫn nhân viên nâng
vật nặng cho đúng cách: cắm chặt vật cần nâng, đặt chân bám vững và cách nhau
vừa phải, giữ vật nặng sát mình, cong gối và nhất vật nặng bằng chân.
c) Khơng địi hỏi nhân viên làm việc trên độ cao nếu họ có chứng sợ hãi độ cao.
d) Khơng địi hỏi phụ nữ có thai làm những việc không phù hợp với thể trạng của họ:
làm việc trên cao, gần chất nguy hại, ngoài mưa nắng...

e) Phải chắc chắn nhân viên được đào tạo đúng mức (về điện, hàn, lái cẩu...) trước
khi giao nhiệm vụ cho họ.
f) Đảm bảo ánh sáng đầy đủ để nhân viên thao tác được an toàn, nhất là với hoạt
động phức tạp như đổ bê tông, hàn cắt...
g) Cấm nhân viên đi đứng dưới vật nặng, cần cẩu. Các khu vực phía dưới vật nặng
treo lơ lửng phải có rào ngăn và đặt biển báo nguy hiểm.
h) Cấm nhân viên trèo lên tải trọng. Cấm tuyệt đối nâng người bằng cần cẩu, trừ khi
người đó đứng trong giỏ nâng và có đeo dây an tồn.
i) Cấm nhân viên ngủ trưa dưới gầm cẩu, cơ giới, thiết bị nặng.
j) Cấm nhân viên chạy nhảy, đùa giỡn trong công trường.

4.4

Yêu cầu về phòng cháy & chữa cháy
Nguyên tắc phòng cháy

13.

Những nguyên tắc phòng cháy là như sau:
a) Đảm bảo phòng cháy tốt để:
 Làm thế nào hầu không xảy ra cháy.
 Nếu có cháy chỉ cháy nhỏ, khơng gây thiệt hại lớn.
 Duy trì 24/24 giờ lối thốt an tồn cho con người khi có cháy.
 Tạo điều kiện cho việc chữa cháy được dễ dàng.
b) Tạo ra môi trường không cháy: những nơi q trình thi cơng có tỏa ra khí và hơi dễ
cháy hỗn hợp với khơng khí tạo thành hỗn hợp nổ thì phải có máy hút những khí
cháy đó, hoặc cho thêm vào đó phụ gia trơ, chất ức chế, chất chống nổ để giảm
tính chất gây nổ của hỗn hợp cháy.
c) Ngăn không cho nguồn lửa xuất hiện: Cấm dùng ngọn lửa trực tiếp ở nơi có thể tạo
ra nguy hiểm về hỗn hợp cháy nổ.

d) Ngăn không cho vật cháy ở gần ngọn lửa.
e) Giảm khối lượng chất cháy, ví dụ: khơng lợp mái lá, tấm nhựa trong cơng trường.
f) Hạn chế diện tích thi công và tập kết vật liệu.


g) Ngăn đường phát triển của lửa, ví dụ: để ô tô và xe máy cách xa nguồn có thể gây
cháy nổ.
h) Có kế hoạch phân tán vật liệu khi xảy ra cháy để tránh sự thiệt hại lớn, cũng là biện
pháp hạn chế sự phát triển của đám cháy và tạo điều kiện cho việc cứu chữa khi
xảy cháy được dễ dàng.
14.

Những yêu cầu về phòng cháy-chữa cháy là như sau:
a) Lưu trữ đầy đủ vật liệu và phương tiện chữa cháy: bồn nước, xơ chuyển nước, vịi
nước, cát, xẻng...
b) Bình chữa lửa:
 Mỗi cơng trường nhỏ: 1 bình 5 kg;
 Mỗi cơng trường lớn: 2 bình 5 kg;
 Hai cơng trường nhỏ cách nhau 20m: 1 bình 5 kg
 Văn phòng: tùy Cảnh sát PCCC, tối thiểu 1 bình 5 kg.
c) Cơ sở, văn phịng có diện tích sử dụng trên 100 m 2 và có trên 25 nhân viên phải
được chứng nhận đảm bảo phòng cháy do Cảnh sát PCCC cấp.
Trang bị bình chữa cháy

15.

Yêu cầu về bình chữa cháy là như sau:
a) Xem tính chất các loại bình trong Biểu 1. Bình chữa cháy CO2 là thích hợp nhất, vì
cháy do gỗ, giấy, vải... dễ được dập tắt hơn phương tiện khác (nước, vải ướt...)
Biểu 1: Tính chất các loại bình chữa cháy

Hóa chất khơ
Mơ tả

Nước

Bọt

CO2

Na-HCO3,
K-HCO3

Đa năng

Tốt

Tốt

Khá tốt

Khá tốt

Tốt

Loại B: xăng dầu, mỡ, sơn...

Không tốt

Không tốt


Tốt

Tốt

Tốt

Loại C: thiết bị điện

Không tốt

Không tốt

Tốt

Tốt

Tốt

Khoảng cách phun

13 m

13 m

2,5 m

6m

6m


Loại A: gỗ, giấy, vải...

b) Mỗi công trường nhỏ: một bình 5 kg; mỗi cơng trường lớn: hai bình 5 kg; hai cơng
trường nhỏ cách nhau 20m: 1 bình 5 kg.
c) Trạm bơm và văn phòng Tư vấn Giám sát: theo đề xuất của cảnh sát PCCC, tối
thiểu một bình 5 kg.
d) Đường hầm, có cơ giới, chất dẫn lửa và nhiên liệu: một bình 5kg cho mỗi khoảng
cách 33m.
e) Khơng cho phép thay thế nhiều bình chữa cháy nhỏ bằng một bình lớn: tuy trọng
lượng chung khơng đổi nhưng khoảng cách giữa các bình xa hơn.
f) Chỉ dùng bình chữa cháy của nhà cung cấp được kiểm định. Không dùng bình


chữa cháy có nguồn gốc khơng rõ ràng.
g) Theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất về thời hạn kiểm tra và thay thế bình chữa lửa.
h) Khi mang bình chữa cháy đi kiểm tra, nạp thêm áp suất..., phải có bình dự phịng
thay thế trong suốt thời gian.
Chữa cháy thiết bị điện

16.

Nguyên tắc chữa cháy thiết bị điện là như sau:
a) Trong đám cháy điện bao giờ cũng có ánh chớp sáng xanh của tia lửa điện, mùi
khét của ozon khơng khí hoặc mùi khét do cháy vỏ cách điện. Thiết bị điện khi
cháy thường không cháy to, nhưng nguy hiểm, vì nếu khơng dập tắt kịp thời thì
làm cháy nhà cửa, vật tư thiết bị khác. Trước khi chữa cháy thiết bị điện phải cắt
nguồn điện.
b) Khi cắt điện, người chữa cháy phải được trang bị dụng cụ bảo hộ như sào cách
điện, bục cách điện, ủng, găng tay và kéo cắt điện. Những dụng cụ này phải ghi rõ
điện áp cho phép sử dụng.

Chữa các loại cháy khác

17.
4.5
18.
19.

Khơng sử dụng bình chữa cháy nước hoặc hóa học để chữa cháy điện, đất đèn, kim
loại, hợp chất của kim loại.
Bảo vệ chống té ngã
Khi làm việc ở độ cao hoặc chiều sâu từ 2,5m trở lên, cần có biện pháp bảo vệ chống
té ngã như lan can, lưới an toàn, nắp đậy.
Phương tiện bảo hộ lao động cá nhân tối thiểu gồm có:
 Đai an tồn (bắt buộc ở độ cao trên 3,5m)
 Mũ bảo hộ có dây vịng phía dưới cằm
 Ủng bảo hộ
 Găng tay bảo hộ
Lan can

20.

Yêu cầu kỹ thuật đối với lan can là như sau:
a) Có thể làm lan can bằng gỗ, ống gang, thép kết cấu, hoặc dây thừng/cáp. Dùng dây
thừng/cáp phải buộc thêm những mảnh nhựa để được nhận rõ.
b) Không được dùng tấm thép hoặc tấm nhựa.
c) Thanh ngang trên: làm cao ít nhất 1m cách mặt sàn, khơng có răng cưa.
d) Thanh ngang giữa: cách khoảng giữa mặt sàn và thanh ngang trên.
e) Song (cột): cách nhau không quá 2,5 m.
f) Tấm diềm đứng: bằng vật liệu chắc chắn, khơng có khe hở q 2,5 cm, chiều cao
tối thiểu 15 cm, chịu được 22 kg lực.

g) Cả bộ lan can phải chịu được:





90 kg lực theo bất kỳ chiều nào tác động lên thanh ngang trên
65 kg lực lên thanh ngang giữa

Lưới an toàn

21.

Yêu cầu kỹ thuật đối với lưới an toàn là như sau:
a) Mắt lưới không quá 15 cm.
b) Đặt dưới mặt cơng tác (khơng q 9m) để đón nhận người hoặc vật liệu rơi xuống.
c) Lưới phải giăng rộng đến phần ngồi cùng của khu vực thi cơng chiếu thẳng từ
trên xuống.
d) Phải tiếp cận khu vực có nguy cơ rơi càng gần càng tốt.
e) Thử nghiệm với trọng lượng đón nhận dự trù và được chứng nhận.
f) Kiểm tra định kỳ mỗi tuần và sau mỗi lần đón nhận người hoặc vật liệu rơi xuống.
Nắp đậy

22.

Yêu cầu kỹ thuật đối với nắp đậy là như sau:
a) Phải được gắn kết chắc chắn, không thể dễ dàng dời đi.
b) Được buộc mảnh nhựa để dễ trông thấy, hoặc đặt biển báo “Hố sâu”.
c) Nắp đậy phải làm bằng vật liệu chắc chắn để:
 chịu được hai lần trọng lượng số người dự kiến sẽ đi qua

 chịu tải 2 lần trục dài nhất của xe cộ chạy lên.
d) Hố lớn hơn 500x500 mm, ngồi nắp đậy cịn phải làm rào chắn quanh hố. Phải giữ
nguyên rào chắn dù khi thi công ngay tại miệng hố. Chỉ từng đoạn rào chắn nào
cản trở mới tháo dỡ tạm thời trong lúc thi công; khi ngừng thi công phải đặt lại rào
chắn.
e) Chỉ khi có người đang tiến hành thi cơng tại vị trí có hố mới được mở nắp đậy.
Dàn giáo

23.

u cầu kỹ thuật đối với dàn giáo là như sau (xem chi tiết trong TCXDVN 296:2004):
a) Lắp ráp, di chuyển, tháo dỡ hoặc thay đổi: dưới sự giám sát của Chỉ huy Công
trường, theo chỉ dẫn của người thiết kế hoặc nhà sản xuất.
b) Cột hoặc khung chân dàn giáo đặt trên nền ổn định, không trượt lở, trên bộ phận
hay kết cấu chịu lực ổn định.
c) Không dùng thùng gỗ, gạch hoặc khối tự do làm chân đế đỡ dàn giáo.
d) Gần dây tải điện: phải có biện pháp an tồn điện. Duy trì một khoảng cách thích
hợp với đường dây điện (1m cho <300 volts và 3m cho >300 volts)
e) Dàn giáo di động phải có ổ khố bánh xe để khóa lại khi có người làm việc bên
trên.
f) Dựng lắp tháo dỡ dàn giáo trên sông nước phải trang bị cho công nhân thuyền,
phao và dụng cụ cấp cứu cần thiết khác theo đúng chế độ quy định.


g) Mỗi dàn giáo và thành phần của nó phải chịu được 4 lần tải trọng dự kiến.
 375 kg/m2 dùng cho việc xây gạch, đá, cùng vật liệu.
 250 kg/m2 dùng cho người và vữa xây trát.
 125 kg/m2 dùng cho người và dụng cụ lao động.
h) Hệ thống dây treo, gồm cả phần khung phải chịu được 6 lần trọng lượng tải dự
kiến tối đa.

i) Tất cả sàn làm việc của dàn giáo phải được lát đầy đủ, khơng có khe hở q 2,5
cm.
j) Sàn dàn giáo phải rộng ít nhất 1,2m.
k) Hạn chế dàn giáo có tỉ lệ rộng: cao > 4:1, hoặc phải neo buộc.
l) Dàn giáo cao hơn 6m phải có 2 sàn cơng tác: sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ bên
dưới.
24.

Việc sử dụng dàn giáo phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
a) Sử dụng dàn giáo đúng chức năng và thiết kế.
b) Sử dụng dàn giáo rõ nguồn gốc, có tài liệu chỉ dẫn, đã qua kiểm nghiệm.
c) Không làm việc trên sàn trơn, có mảnh vỡ.
d) Khơng bố trí người làm việc ở các cao độ khác nhau trên cùng một phương thẳng
đứng.
e) Không đứng trên vật quá cao.
f) Không di chuyển ngang dàn giáo hoặc thay đổi kết cấu hệ dàn giáo trong khi đang
sử dụng.
g) Sáu tháng một lần cần dùng một vật nặng khoảng 110kg để treo lên từng bậc thang
(kiểu thử tĩnh) xem thang còn chịu được không.
Đèn báo

25.

Yêu cầu kỹ thuật đối với đèn báo là như sau:
a) Vào ban đêm, những nơi có rào chắn dọc đường qua lại phải thắp đèn báo hiệu: có
ánh sáng màu da cam nhạt, độ sáng trên 60 lux.
b) Những nơi ít có khả năng người qua lại phải có đèn tín hiệu: có ánh sáng đỏ, độ
sáng khơng nhất thiết đủ soi sáng đường di chuyển.
Rào chắn


26.

Yêu cầu kỹ thuật đối với rào chắn là như sau:
a) Nói chung, tuân thủ những quy định do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành về rào
chắn.
b) Phải đặt lan can và rào chắn chung quanh những hầm hố dưới đất và khoảng trống
trên sàn.


a) Rào chắn phải vững
chãi, chịu được mưa và
gió lớn. Neo các đoạn
hàng rào chắn với nhau
chặt chẽ (xem ví dụ
khoen neo ở Biểu 2).

Biểu 2: Khoen neo hai tấm rào chắn

b) Đặt biển cảnh báo thấy rõ từ khoảng cách 20m: HỐ SÂU – NGUY HIỂM hoặc
NGUY HIỂM – CẤM VÀO. Biển cảnh báo phải được thấy rõ bởi người điều
khiển xe cơ giới khi còn cách 20m vào bất kỳ thời điểm nào và trong bất kỳ điều
kiện thời tiết nào.
c) Khắc phục ngay nếu rào chắn, lan can thiếu, mất, hư hại.
d) Nếu rào chắn bị dời đi để làm việc, phải đặt lại chỗ cũ càng sớm càng tốt.
e) Đặt biển cảnh báo rõ ràng.
f) Nhà thầu phải bảo dưỡng rào chắn cho đến khi hoàn tất việc thi công và được Tư
vấn Giám sát chấp thuận cho tháo dỡ rào chắn.
Bari-e cho giao thông

27.


Yêu cầu kỹ thuật đối với bari-e cho giao thông là như sau:
a) Phải tuân thủ các quy định về an toàn giao thơng.
b) Cần được nhìn thấy rõ bởi người điều khiển xe cơ giới khi còn cách 20m vào bất
kỳ thời điểm nào và trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào.
Sàn công tác

28.

Yêu cầu kỹ thuật đối với sàn cơng tác là như sau:
a) Phần nhơ ra ngồi:
 sàn dài đến 3m: không nhô ra quá 30 cm.
 sàn dài hơn 3m: không nhô ra quá 45 cm.
b) Mặt sàn cần được làm bằng một loại vật liệu duy nhất, tránh dùng lẫn lộn trừ phi
thật vừa khớp với nhau.
c) Nên bố trí tấm ván sàn sao cho mỗi tấm có 3 điểm tựa theo chiều dài của tấm sàn.
d) Khoảng cách giữa các điểm tựa dưới tấm sàn cơng tác được lựa chọn theo tính tốn
độ bền của tấm ván, nhưng không nên xa quá 1,2m.


e) Ván lát sàn cơng tác phải có chiều dầy bằng nhau, dầy ít nhất 3cm, khơng bị mục
mọt hay nứt gãy. Ván lát phải ghép khít, bằng phẳng, khe hở giữa các tấm không
được lớn hơn 1cm.
f) Bề rộng của sàn công tác:
 không nhỏ hơn 600 mm nếu chỉ dùng cho người lao động đứng và đi lại
 trên 800 mm nếu có chứa vật liệu trên sàn công tác
 trên 1100 mm nếu trên sàn công tác kê kết cấu đỡ khác.
g) Sàn công tác không được dốc quá 30o và phải tạo thành bậc, tại vị trí nguy hiểm
phải có lan can bảo vệ.
Khơng được dựng lắp, tháo dỡ hoặc làm việc trên dàn giáo, sàn cơng

tác khi trời mưa to, giơng bão hoặc gió cấp 5 trở lên

Cầu thang/Thang leo cho cơng trình tạm

29.

Tiêu chí chung cho cầu thang và thang leo là như sau:
a) Phải đặt cầu thang hoặc thang leo khi có chênh lệch độ cao từ 50 cm trở lên.
b) Không dùng cầu thang xoắn cho cơng trình tạm.
c) Khơng có cạnh bén; gỗ phải được bào láng.
d) Tạo lối đi thông thoáng nếu là lối tiếp cận hoặc thoát ra.
e) Khi cơng việc địi hỏi phải làm tại lối đi chính thì phải tạo một lối đi khác cho
người làm việc.
f) Khơng có phần nhơ ra nguy hiểm.
g) Ngăn ngừa, xử lý mọi nguyên do gây trơn trợt như dính dầu mỡ, bùn đất.
h) Cầu thang / thang leo kim loại ở xa đường dây điện.
i) Dọn dẹp trống trải quanh chân cầu thang / thang leo.

30.

Yêu cầu kỹ thuật đối với thang leo là như sau:
a) Cứ mỗi 25 người làm việc ở mặt bằng nào thì phải có 2 thang leo để lên xuống mặt
bằng đó.
b) Phải chịu được 4 lần tải trọng dự kiến.
c) Thang có chiều rộng 60cm, các bậc cách nhau đều đặn 2530cm, làm bằng vật liệu khơng trơn trợt.
d) Thang nhơ lên phía trên ít nhất 0,9 m. Đầu trên của thang phải
được neo chặt.
e) Đặt thang theo tỷ lệ đứng/ngang là 4/1.
f) Đặt thang trên nền ổn định và xung quanh khơng có chướng
ngại vật.

g) Trên mặt sàn trơn: chân thang phải được cột chặt hoặc có chân
chống trượt.


h) Không nối, hàn thang với nhau cho cao hơn, trừ khi thiết kế chỉ định.
i) Người làm việc trong khu vực nguồn điện phải dùng thang cách điện.
31.

Thang leo phải được sử dụng theo cách thức sau:
a) Dùng thang leo theo đúng mục đích thiết kế, vd: khơng dùng thang nằm ngang làm
sàn công tác.
b) Dựng thang trên mặt ngang chắc chắn, không dựng trên mặt bàn hoặc vật tương tự.
c) Khi lên hoặc xuống, mặt phải hướng về thang.
d) Người sử dụng tiếp xúc thang ít nhất ở 3 điểm: 2 chân và 1 tay, hoặc 1 chân và 2
tay.
e) Khơng mang vác vật gì có thể khiến người bị mất thăng bằng.
f) Người sử dụng không vươn cao thân người.
g) Không bước lên bậc thang trên cùng hoặc đầu thang.
h) Khơng vắt/treo vật gì trên trang.
i) Khơng vươn người qua một bên thang.
j) Không dùng thang trong gió mạnh.

32.

Lưu trữ thang leo theo cách thức sau:
a) Lưu trữ thang nơi có mái che, tránh nhiệt độ và độ ẩm cao.
b) Không lưu trữ thang dựng đứng: thang có thể ngã và gây thương vong.
c) Khơng sơn thang gỗ, để tránh che giấu khuyết điểm.
d) Không cố làm thẳng lại phần bị cong, gấp khúc... Phải đưa đến cơ xưởng chun
mơn để tìm cách sửa chữa.


33.

u cầu kỹ thuật đối với cầu thang là như sau:
a) Cứ mỗi 4m chiều cao phải có chiếu nghỉ ít nhất 75cm dọc theo chiều lên xuống, và
rộng ít nhất 54 cm.
b) Chiều cao và chiều sâu bậc thang cách nhau đều đặn, không sai biệt nhau quá 1cm.
c) Độ dốc của cầu thang 30-50 độ so với chiều ngang.
d) Khi có cửa mở ra cầu thang thì cầu thang phải có mặt sàn nơi đó.
e) Khi có ít nhất 4 bậc thang hoặc khi chiều cao vượt quá 75 cm, phải có lan can theo
tiêu chí ở Mục 20.
f) Lan can cách mặt tường ít nhất 7,5 cm.
Đai an tồn

34.

u cầu kỹ thuật đối với đai an toàn là như sau:
a) Tiêu chí: chỉ cho thân người rơi tự do khơng quá 0,6m.
à Làm việc ở độ cao 3,5m trở lên phải mang đai an toàn.


b) Kiểm tra thường xuyên các dấu
hiệu sờn, đứt của dây và các mối
liên kết, chất lượng của móc treo
(chú ý độ nảy của lị xo gài trong
móc và các chốt hãm).
c) Người thợ có thể tự kiểm tra dây
đai an toàn một cách đơn giản
như sau:
 thử tĩnh: treo một vật nặng

(bao cát hoặc tảng bêtơng) có
trọng lượng 250kg vào dây
trong vịng 5 phút, nếu khơng
thấy dây bị sờn, đứt, khóa móc
bị biến dạng tạo nguy cơ tuột
dây là được.
 thử động: buộc bao cát nặng 75kg vào dây đai an tồn móc lên giá thử và thả rơi
3 lần, nếu không phát hiện thấy hư hỏng là đạt.
d) Dây đai an tồn phải móc vào vị trí chắc chắn ngay phía trên vị trí làm việc sao cho
chiều cao rơi là nhỏ nhất (để giảm động năng rơi). Phải xem xét để bảo đảm rằng
khoảng không gian bên dưới vị trí đó khơng có vật cản có thể gây ra va chạm với
người trong tình huống bị rơi.
e) Dây đai an tồn chỉ được sử dụng thích hợp khi chiều cao làm việc không vượt quá
6m. Trong trường hợp ngược lại dây đai an toàn cần được thay thế bằng lưới an
toàn, hoặc việc sử dụng chúng phải hết sức cẩn thận và cần hỏi ý kiến của chuyên
gia bảo hộ lao động.
f) Phải chủ động tạo ra vị trí treo dây thuận tiện (có thể căng dây theo phương nằm
ngang, nằm dọc như là một phương tiện giúp gắn dây đai an toàn) để nâng cao hơn
nữa hiệu quả sử dụng dây đai an toàn.
4.6
35.

An toàn điện
Yêu cầu kỹ thuật đối với an toàn điện là như sau (xem thêm TCVN 4086:1985):
a) Chỉ cho phép người có chuyên môn được lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện.
b) Công nhân vận hành thiết bị điện phải được học tập, kiểm tra và cấp giấy chứng
nhận đạt yêu cầu về kỹ thuật an tồn điện.
c) Cơng trường phải có sơ đồ mạng điện, có cầu dao chung và cầu dao phân đoạn để
có thể cắt điện tồn bộ hay từng khu vực cơng trình khi cần thiết.
d) Cơng nhân điện làm việc ở khu vực nào trên công trường, phải nắm vững sơ đồ

cung cấp điện của khu vực đó.
e) Các bộ phận trong hệ thống điện phải thuộc tiêu chuẩn công nghiệp (không phải
loại dân dụng). Dây điện phải là loại bọc 2 lớp.
f) Lắp đặt bộ ngắt mạch tự động (CB) trong mỗi tủ điện.



×