Tải bản đầy đủ (.pdf) (244 trang)

Giáo trình quy hoạch sử dụng đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.05 MB, 244 trang )

DV.003973

PHÂN HIỆU OẠI HỌC THÁI NGUYÊN TẠI TỈNH LÀO CAI
THAI NGUỸEN ÙlMIVERSỈTY - LAO CAI CAMPUS

Lương Văn Hình (Chủ biên),
Hồng Văn Hùng, Nguyễn Ngọc Nơng, Nguyễn Quang Thỉ

GIÁO TRÌNH

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
PHÂN H IỆU ĐẠI H Ọ C TH Á I NGUYÊN TẠ I TỈN H LÀ O CA I

LƯ Ơ N G VĂN H IN H (Chủ hiên),
HỒNG VĂN HÙNG, NGUYỄN N G Ọ C NƠNG, NGUYỄN QUANG T H I

GIÁO TRÌNH

Q uy HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
(La n d U se d P lanning)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI H Ọ C TH Á I NGUYÊN
NĂM 2020


M ỤC LỤC

L Ờ I N Ó I Đ À U ........................................................................................................... 6



ChmmmỊ, I. c ơ SỞ LÝ LUẬN QUY H O Ạ C H s ử DỤNG ĐẤT Đ A I...........8
1-1. Khái niệm về đất và đất đ a i........................................................................ 8
1-2 Khái niệm về quy hoạch và quy hoạch sử dụng đất đ a i......................... 12
1-3. Những tính chất của đất, điều kiện và yếu tố cần quan tâm trong
quy hoạch sử dụng đất đ a i...................................................................................17
1-4. Đặc điểm cùa quy hoạch sử dụng đất đ a i................................................. 20
1.5. Những nguyên tắc cơ bản trong công tác quy hoạch sử dụng đất đai...... 23
1.6. Hệ thống quy hoạch sử dụng đất đ a i.........................................................24
1.7. Quan hệ của quy hoạch sử dụng đất đai với các quy hoạch khác..........27
1.8. Vị trí, vai trị của quy hoạch sử dụng đất đ ai............................................ 29
1.9. Đối tượng nghiên cứu và chỉ tiêu sử dụng đất đ ai...................................30
1.10. Nội dung chủ yếu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cấp quốc gia.... 32
1.11. Những quan điểm, mục tiêu và những điểm mới trong quy hoạch
sử dụng đất đai......................................................................................................34
CÁC VẤN ĐỂ THẢO LUẬN CHƯƠNG 1 .........................................................39
C h n v n g 2. PH Ư Ơ N G PH Á P XÂY DỤNG QUY H O Ạ C H s ử DỤNG
ĐÁT Đ A I...................................................................................
2.1. Phương pháp luận trong nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất đai...........40
2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ c ấp ....................................................... 41
2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ c ấ p ......................................................... 43
2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệ u ................................................. 46
3


2.5. Phương pháp sử dụng bản đồ trong quy hoạch sử dụng đ ấ t.................. 47
2.6. Phương pháp viễn thám (Remote sensing) và GIS (Geographic
Information System )............................................................................................ 52
2.7. Phương pháp cân đ ố i....................................................................................54
2.8. Phương pháp dự b á o .....................................................................................56

2.9. Các phương pháp toán kinh tế và ứng dụng công nghệ tin học trong
qui hoạch sử dụng đất đai....................................................................................58
2.10. Quy hoạch sử dụng đất đai theo hệ thống của F AO (1 9 9 3 )................ 59
2.11. Các phương pháp thiết kế lô thửa canh tác.............................................63
2.12. Kỹ thuật đưa đồ án ra thực địa................................................................. 66
CÁC VẤN ĐỀ THẢO LUẬN CHƯÔNG 2 .........................................................67

Chương 3. QUY HOẠCH s ử DỤNG ĐÁT ĐAI CÁP TỈNH VÀ QUY
HOẠCH VÙNG . „ 4 o ß ......................................................................................68
3.1. VỊ trí, vai trị và sự cần thiết của quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh........68
3.2. Những căn cứ quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉn h ..................................71
3.3. Chỉ tiêu sử dụng đất loại đất đai được phân bổ, được xác định bố
sung trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cấp tỉn h ............................. 74
3.4. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉn h ................................... 77
3.5. Quy hoạch vùng................................................... ..ỵ..................................... 97
CÁC VẤN ĐỀ THẢO LUẬN CHUÔNG 3 .........................................

Chưong 4. QUY HOẠCH s ử DỤNG ĐẤT ĐAI CẤP HUYỆN

10
101

4.1. VỊ trí, vai trò và sự cần thiết của quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện.... 102
4.2. Căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cấp h u y ện................ 104
4.3. Chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện...... 105

4


4.4. Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cấp huyện............ ...109

4 5. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an n in h .......................111
4.6. Trinh tự và nội dung chi tiết lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đ ã cấp huyện..................................................................................................... 113

4.7. Trinh tự thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kể hoạch sử dụng
đất đai cấp huyện................................................................................................122
CÁC VẤN ĐỂ THẢO LUẬN CHƯƠNG 4 ....................................................... 124

C h m g 5. QUY H O Ạ C H s ử DỤNG ĐẤT P H I NƠNG N G H IỆP &
....................... 125
•Ẳ T NƠNG N G H IỆ P ............................................... ậ l f
5.1. Tổng quan về sử dụng các loại đất đ a i................................................... 125
5.2. Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp................................................127
5.3. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp...................................................... 145
CẢC VẤN ĐỀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 5 ....................................................... 166
T À I LIỆU TH A M K H Ả O .................................................................................. 167
r e ụ LỤ C : QUY H O Ạ C H s ử DỤNG Đ Á T Đ ẾN NĂM 2020 VÀ K Ế
H O Ạ C H SỬ DỤNG Đ Á T 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 - 2015) TỈN H
LÀ Ô C A I ..........
170

5


LỊI NĨI ĐẢU

Quy hoạch sử dụng dầt đai có vai trị và chức năng rầt quan trọng, nó tạo
ra những điều kiện lãnh thổ cần thiết để tổ chức sử dụng đất đai hiệu quả. Quy
hoạch sử dụng đất đai có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp lại nền sản xuất nơng nghiệp,
cơng nghiệp, các cơng trình xây dựng cơ bản, các khu dân cư và các cơng trình

văn hóa phúc lợi một cách hợp lý nhất.
Đề cập quy hoạch sử dụng đất đai, Luật Đất đai 2013, Chương I, Điều 3
chì rõ: “Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo

không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng,
an ninh, bảo vệ mơi trường và thích ứng biến đổi khỉ hậu trên cơ sở tiềm năng
đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đổi với từng vùng kinh
tế - xã hội và dơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định’’, về kế
hoạch sử dụng đất đai, Luật này cũng nêu rõ: “Ke hoạch sử dụng đất là việc

phân chia quy hoạch sử dụng đắt theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy
hoạch sử dụng đất đai
Như vậy, cốt lõi của vấn đề quy hoạch sử dụng đất đai là “Tổ chức không
gian” của một vùng lãnh thổ, đơn vị hành chính (quốc gia, tỉnh, huyện) hợp lý,
nhằm phát huy tối đa mọi tiềm năng, nguồn lực để nền kinh tế - xã hội đất
nước phát triển bền vững và đạt hiệu quả cao.
Với mục tiêu cung cấp các kiến thức cơ bản nhất, như: cơ sở lý luận,
những căn cứ, nội dung về quy hoạch sử dụng đất đai, phương pháp tiến hành
xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai, chúng tôi biên soạn giáo trình

“Quy hoạch sử dụng đất đai” nhằm phục vụ cho nghiên cứu, học tập của sinh
viên, học viên cao học của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai.
Khi biên soạn giáo trình “Quy hoạch sử dụng đất đai”, chúng tôi đã cố
gắng nghiên cứu thể hiện rõ quan điểm khoa học, hiện đại, bám sát yêu cầu đối
mới trong nội dung và phương pháp đào tạo; tham khảo nhiều tài liệu chuyên
môn của các trường bạn và cập nhật từ những văn bản, luật định và các tài liệu
mới trong và ngoài nước.
6



Giáo trình “Quy hoạch sử dụng đất đai” cấu trúc thành 5 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận quy hoạch sử dụng đất đai
Chương 2: Phương pháp xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai
Chương 3: Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh và quy hoạch vùng
Chương 4: Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện
Chương 5: Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp và đất nơng nghiệp
Giáo trình đã được phân cơng viết như sau: PGS.TS Lương Văn Hĩnh
(Chủ biên) - Chương 1, 2; PGS.TS Hồng Văn Hùng - Chương 3; PGS.TS
Nguyễn Ngọc Nơng - Chương 4; TS Nguyễn Quang Thi - Chương 5.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn khó tránh khỏi thiếu sót, các tác giả

rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc.
Mọi đóng góp xin gửi về: Khoa Nông Lâm - Phân hiệu Đại học Thái Nguyên

tại tinh Lào Cai.

TẬP THẺ TÁC GIẢ

7


Chương 1

CO SỎ LÝ LUẬN QUY HOẠCH s ử DỤNG ĐẤT ĐAI

M ục tiêu cần đạt của chương 1
Chương 1 nhằm trang bi cho sinh viên những nội dung quan trọng:
- Khái niệm, vị trí vai trị và chức năng của đất đai và quy hoạch sử dụng đất
đai; - Tính chất của đất đai, điều kiện và yếu tố cần quan tâm trong quy hoạch
sử dụng đất đai; - Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai; - Những nguyên

tắc cơ bản trong công tác quy hoạch sử dụng đất đai; - Quan hệ của quy hoạch
sử dụng đất đai với các quy hoạch khác; - Những quan điểm, mục tiêu và
những điểm mới trong quy hoạch sử dụng đất đai.

1.1. Khái niệm về đẩt và đất đai
1.1.1. Khái niệm
- Đất trong thuật ngữ chung là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có
khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ như là môi trường sinh
sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ.
V. V. Dokuchaev, nhà khoa học người Nga tiên phong trong lĩnh vực khoa
học đất cho rằng. Đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát

triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong
nỏ. Đất được coi là khác biệt với đả. Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một
loạt các yếu tố tạo thành đất như khi hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi. Theo
ơng, đất có thể được gọi là các tầng trên nhất của đá không phụ thuộc vào dạng;
chúng bị thay đổi một cách tự nhiên bởi các tác động phổ biến của nước, không
khi HỜm ội loạt các dạng hình của các sinh vật sổng hay chết.
Thục tề có thể hiểu. Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề
mặt các lục dĩa vã đảo, được đặc chưng bởi độ phì gọi là lớp đất.
8


Các thành phần của đất: thành phần khoáng và thành phần hữu cơ.
- Đất đai là một phần lãnh thổ nhất định, có vị trí hình thể, diện tích với

những tính chất tự nhiên theo thời gian hoặc mới tạo thành (đặc tính thơ
nhưỡng, diều kiện d\a Vành, dịa chất thảm thực vật.. .) tạo ta những âtều kiện
nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau.
Muốn sử dụng đất đai phù hợp với từng mục đích phải trải qua một quá


trình nghiên cứu lao động sáng tạo, nhằm xác định ý nghĩa, mục đích của từng
phần lãnh thổ và đề xuất một trật tụ sử dụng đất nhất định, đó cũng là nội dung
của quy hoạch sử dụng dất đai.
1.1.2. Vai trò của đất đai
Đất đai đóng vai trị mấu chốt để tạo ra và duy trì những dịch vụ phục vụ
mục đích cơng cộng. Ví dụ nhu: hạ tầng cơ sở, rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn

ven biển, vùng nuôi trồng thủy sản, rừng, công viên và các khu bảo tồn. Giá trị
công của đất còn là nơi thuởng ngoạn chung với giá trị tăng lên nhanh chóng khi
các xã hội đơ thị hóa và thu nhập bình qn đầu nguời tăng lên. Duới góc độ qui
hoạch sử dụng đất đai, chúng ta quan tâm vai trị cuả đất 2 khía cạnh lớn:
1.1.2.1. Vai trị của đất đai trong các ngành phi nông nghiệp
Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở khơng gian và vị trí

để hồn thiện q trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất (các ngành
khai thác khống sản). Q trình sản xuất và sản phẩm đuợc tạo ra không phụ
thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất luợng thảm thực vật và các tính
tự nhiên có sẵn trong đất.
1.1.2.2. Vai trị của đất đai trong các ngành nồng - lâm nghiệp
Đất đai là yếu tố tích cực của q trình sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ

sở không gian, đồng thời là đối tuợng lao động (luôn chịu tác động trong quá
trình sản xuất nhu cày, bừa, xới xáo..) và công cụ hay phuơng tiện lao động (sử
dụng đế trồng trọt hay chăn ni..). Q trình sản xuất nơng - lâm nghiệp ln
Hên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học tụ nhiên của đất.

1.1.3. Chức năng C O 'bản của đất đai
Các chức năng của đất đai là đỡ cây, giũ gìn, cung cấp chất dinh duỡng,
nước và khơng khí cho cây, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh truởng và phát

9


triển. Đất tốt sẽ thực hiện được cả những chức năng trên. Đất tốt có kết cấu tốt,
có độ ẩm tối ưu, giàu chất dinh dưỡng và hoạt động sinh học cao. Dưới góc độ
cho quy hoạch sử dụng đất đai cần quan tâm những khía cạnh như sau:

1.1.3.1. Chức năng môi trường song
Đất đai là cơ sở của mọi sinh thái sinh vật sống trên lục địa thông qua
việc cung cấp các môi trường sống cho sinh vật và gen di truyền để bảo tồn
thực vật, động vật và các cơ thể sống cả trên và dưới mặt đất. Đất đai cung cấp
nền tảng tự nhiên cho việc xây dựng khu dân cư, nhà máy và những hoạt động
xã hội như thể thao, nghỉ ngơi.

1.1.3.2. Chức năng điền hòa khỉ hậu - căn bằng sinh thái
Đất đai và việc sử dụng nó là nguồn vừa là tấm thảm xanh, hình thành
một thể cân bằng năng lượng trái đất, sự phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng
lượng phóng xạ từ mặt trời và của tuần hồn khí quyển địa cầu.

1.1.3.3. Chức năng sản suất
Đất đai là cơ sở cho rất nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống con người
thông qua quá trình sản xuất, cung cấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều sản
phẩm khác cho con người để sử dụng trực tiếp hay gián tiếp qua chăn nuôi gia
súc, gia cầm và các loại thủy hải sản.

1. ỉ. 3.4. Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước
Đất đai là kho tàng lưu trữ nước mặt và nước ngầm, có tác động mạnh
đến chu trình tuần hồn nước trong tự nhiên và giữ vai trò điều tiết nước rất
to lớn.


1.1.3.5. Chức năng nối liền không gian (vật mang sự sống)
Đất đai cung cấp không gian cho sự vận chuyển của con người, đầu tư

và sản xuất và cho sự di chuyển của thực vật, động vật giữa những vùng riêng
biệt cùa hệ sinh thái tự nhiên.
1.1.3.6. Chức năng dự trữ
Đất đai lả kho tàng khoáng sản cung cấp cho mọi nhu cầu sử dụng của
con người.
10


1.1.3.7. Chức năng kiểm sốt chất thải và ơ nhiễm
Mọi hoạt động của con người và sinh vật diễn ra và cũng thải ra trực tiếp
hay gián tiếp đều ảnh hưởng đến đất. Sử dụng và kiểm soát đất đai sẽ thấy
duợc mức độ ảnh hưởng và con người cần có giải pháp để sử dụng và hạn chế

ánh hưởng không tốt đến đất.
ỉ. 1.3.8. Chúc năng bảo tồn di tích lịch sử
Đất đai cịn là nơi chứa đựng và bảo vệ các chứng tích lịch sử văn hóa

của lồi người và nguồn thơng tin về các điều kiện khí hậu và những sử dụng
đãl đai trong quá khứ.
Khả năng phù hợp của đất đai cho các chức năng thay đổi rất lớn trên thế
gkh. Những đơn vị sinh cảnh, như các đơn vị nguồn tài nguyên thiên nhiên có
ahũng biến động riêng trong bản thân đó, nhưng những ảnh hưởng của con

người thì tác động mạnh hơn trong những biến đổi trong cả không gian lẫn thời
gian. Những chất lượng đất đai cho một hoặc hơn một chức năng có thể được
cãi thiện, thí dụ như phương pháp kiểm sốt xói mịn, nhưng những hoạt động
nãy thường ít hơn là những hoạt động làm suy thoái đất của con người.

1.1.4. Đất đai là “Tư liệu sản xuất đặc biệt” và chủ yếu
1.1.3.1. Đất đai và sự phát triển kinh tế - xã hội
Đất đai là tài nguyên qúy giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là

nguồn nội lực, nguồn vốn rất to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng
các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Cảc Mác cho rằng, đất là phòng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp

c ic lư liệu lao động, vật chất, là vị trí định cư, là nền tảng của tập thể. Khi nói
vaĩ ư ò và ý nghĩa của đất đối với nền sản xuất xã hội, Các Mác đã khẳng

d§ah: “Lao động khơng phải là nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất và giá
h i tiêu thụ - như William Petti đã nói - Lao động chỉ là cha của cải vật chất,
con dảt là mẹ”.
Đảt đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội.

Bểk ầ ã là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các cơng trình cơng
qgftfÜPL giao thơng, thuỷ lợi và các cơng trình thuỷ lợi khác. Nếu khơng có đất
11


đai thì rõ ràng khơng có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như khơng thể có
sự tồn tại của lồi người.
Thực tế cho thấy trong q trình phát triển xã hội lồi người, sự hình
thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh thần, các
thành tựu kỹ thuật vật chất - văn hoá khoa học đều được xây đựng trên nền
tảng cơ bản - sử dụng đất đai.
Mục đích sử dụng đất đai nêu trên biểu lộ rõ nét trong các khu vực kinh
tế xã hội phát triển mạnh, cùng với sự tăng dân số nhanh đã làm cho mối quan

hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng, những sai lầm liên tục của con
người trong quá trình sử dụng đất đã dẫn đến hủy hoại môi trường đất, một số
công năng nào đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai càng trở nên
quan trọng và mang tính tồn cầu.

1.1.3.2. Đất đai là tư liệu sản xuất
Đất đai - “Tư liệu sản xuất đặc biệt” không phụ thuộc hình thái kinh tế xã hội để thực hiện quá trình lao động cần phải hội tụ đủ 3 yếu tố :
- Hoạt động hữu ích (sức lao động) : Chính là lao động hay con người có
khả năng sản xuất, có kỹ năng lao động và biết sử dụng công cụ, phương tiện
lao động để sản xuất ra của cải vật chất;
- Đối tượng lao động: Là đối tượng để lao động tác động lên trong quá
trình lao động;
- Tư liệu lao động: Là công cụ hay phương tiện lao động được lao động
sử dụng để tác động lên đối tượng lao động.
Như vậy, quá trình lao động chỉ có thế bắt đầu và được hồn thiện khi có
con người và điều kiện vật chất (bao gồm cả đối tượng lao động và công cụ hay
phương tiện lao động). Do đó, trong q trình lao động đất đai được coi là tư
liệu của sản xuất.

1.2.

Khái niệm về quy hoạch và quy hoạch sử dụng đất đai

1.2.1. Quy hoạch
1.2.1.1. Khái niệm về quy hoạch
Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh gan với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên
12



ym bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực
CB đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định (Luật
Quy hoạch 2017).
1.2.1.2. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch
Theo Luật quy hoạch 2017, Điều 4, Chương I qui định: Công tác hoạt
4$ag quy hoạch phải tuân theo nguyên tắc sau:
1. Tuân theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật cỏ liên
q n n và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

Ểbãnh vicn
2. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược vả kế
iMpch phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm kết hợp quản lý ngành với quản lý

thổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ mơi trường.
3. Bảo đảm sự tn thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ
ểbổng quy hoạch quốc gia.
4. Bảo đảm tính nhân dân, sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng,
c i nhản; bảo đảm hài hịa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi

id i cùa người dân, trong đó lợi ích quốc gia là cao nhất; bảo đảm ngun tắc
lìÉh đẳng giới.
5. Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên
^ õ ng, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước;
bão đàm tính khách quan, cơng khai, minh bạch, tính bảo tồn.
6. Bảo đảm tính độc lập giữa cơ quan lập quy hoạch với Hội đồng thẩm
4 jrii quy hoạch.
7. Bảo đảm nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
8 . Bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch, phân cấp, phân
qạyên hợp lý giữa các cơ quan nhà nước.


1.2.1.3. Trình tự trong hoạt động quy hoạch
1. Lập quy hoạch:
a) Lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch;
b ) TỒ chức lập quy hoạch.
13


2. Thẩm định quy hoạch.
3. Quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch.
4. Công bố quy hoạch.
5. Thực hiện quy hoạch.

1.2.2. Khái niệm và vai trò của quy hoạch sử dụng đất đai
1.2.2.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất đai
Thuật ngữ "quy hoạch sử dụng đất đai" tương ứng với tiếng Anh "land
used planning"; Thuật ngữ đồ án “plan” cũng còn dùng là quy hoạch, cũng đã
quen dùng với những mức độ khác nhau như: Đồ án quy hoạch tổng hợp
%

“M aster Plan”, đồ án quy hoạch tổng thể “Comprehensive Plan”, đồ án quy
hoạch chung “General Plan”, hoặc chính là đồ án quy hoạch “The Plan”;
Để Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch, trước
tiên là phải phân vùng cho cả nước và cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương; trên cơ sở phân vùng xác định quy hoạch phát triển kinh tế và
phân bố sử dụng đất cho từng vùng, từng địa phương;
Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và
pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng, quản lý đất đai nói chung, đất đai
nơng thơn nói riêng một cách đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất
thơng qua việc tính tốn, phân bổ quỹ đất cho các ngành, cho các mục đích sử
dụng, cho các tổ chức và cá nhân sử dụng đất đai nhằm nâng cao hiệu quả kinh

tế - xã hội và tạo điều kiện bảo vệ đất đai, môi trường sinh thái.
Như vậy, tổ chức sử dụng đất đai đầy đủ có nghĩa là các loại đất đều
được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất định; sử dụng hợp lý đất đai tức
là các thuộc tính tự nhiên, vị trí, diện tích đất đai được sử dụng phù hợp với
yêu cầu và mục đích sử dụng; sử dụng đất đai khoa học là việc áp dụng những
thành tựu khoa học công nghệ trong quá trình sử dụng đất đai; hiệu quả sử
dụng đất đai được thể hiện ở hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.
Quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế - xã hội cho nên
phải đảm bảo tính kinh tế, tính kỹ thuật và tính pháp chế của Nhà nước. Tính
kinh tế thể hiện ở hiệu quả của việc sử dụng đất đai. Tính kỹ thuật thể hiện ở
14


các công tác chuyên môn kỹ thuật, như: điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ,
khoanh định, xử lý số liệu,... Tính pháp lý nghĩa là việc sử dụng và quản lý đất
đai phải tuân theo các quy định pháp luật của Nhà nước.
Hiện nay có rất nhiều tài liệu nghiên cứu và đưa ra định nghĩa về quy
hoạch sử dụng đất đai (QHSDĐĐ) khác nhau, từ đó đưa đến những quan điểm
và phương pháp được sử dụng trong QHSDĐĐ cũng khác nhau.
Một định nghĩa của Fresco và ctv., (1992), QHSDĐĐ như là dạng hình

của quy hoạch vùng, trực tiếp cho thay việc sử dụng tốt nhất về đất đai trên
quan điểm chấp nhận những mục tiêu và những cơ hội về môi trường, xã hội và
những vấn đề hạn chế khác.
Trong phương pháp tổng hợp và với việc đặt người sử dụng đất đai là
trung tâm (UNCED, 1992; trong FAO, 1993) đã định nghĩa về QHSDĐĐ như

sau: QHSDĐĐ là một liến trình xây dựng những quyết định để đưa đến những
hành động trong việc phân chia đất đai cho sử dụng để cung cấp những cái có
lợi bền vững nhất (FAO, 1995).

v ề mặt bản chất cần được xác định dựa trên quan điểm nhận thức đất đai
lá đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực sử dụng đất đai (gọi
là các mối quan hệ đất đai) và việc tổ chức sử dụng đất (coi đất đai như là tư

liệu sản xuất đặc biệt) gắn chặt với phát triển kinh tế - xã hội. Mọi hoạt động
sân xuất sinh hoạt của con người đều gắn với một đơn vị lãnh thổ nhất định.
Điểu này cũng đồng nghĩa với quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng

kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời ba tính chất kinh tế, kỹ thuật và pháp chế.
- Tinh kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất.
- T U kỹ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật trong điều

to ftfc io á t, xây dựng bản đồ, khoanh định xử lý số liệu ...
- Tính pháp chế: Xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng

đất theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo đúng
pháp luật.
Từ đó có thể đưa ra định nghĩa: “Quy hoạch sử dụng đẩt đai là hệ thống

các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng
và quán lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua

15


việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các ngành ) và lổ
chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng cụ thể ) nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và mơi
trưịng..."
Như vậy, thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các

quyết định để đưa đất đai vào sử dụng bền vững mang lại lợi ích cao nhất, thực
hiện đồng thời hai chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử
dụng đất đai như tư liệu sản xuất đặc biệt.
Luật Đất đai 2013 (Luật Đất đai 2013, Điều 3, Chương 1) xác định:

“Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không
gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh,
bảo vệ mơi trường và thích ứng biến đối khí hậu trên cơ sở liềm năng đất đai
và nỀu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đổi với từng vùng kinh tế - xã
hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác địnhỉ\
Và kế hoạch sử dụng đất đai cũng được làm rõ như sau: “Kế hoạch sử

dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện
trong kỳ quy hoạch sử dụng đất
1.2.2.2. Vai ừò của quy hoạch sử dụng đất đai
Quy hoạch sử dụng đất đai là việc sắp xếp, bố trí sử dụng các loại đất.
Quy hoạch sử dụng đất đai thường được tiến hành theo từng giai đoạn 5 năm
hoặc 10 năm, tùy theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn, từng thời kỳ của
từng vùng lãnh thổ.
Quy hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa hết sức quan trọng để phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của vùng, địa phương. Quy hoạch sử
dụng đất đai gần như là quy hoạch tổng thể bởi vì mọi quy hoạch khác như quy

hoạch phát triển đô thị, quy hoạch các ngành nghề, các vùng kinh tế, quy hoạch
phát triển vùng... đều phải dựa trên sự bố trí sử dụng đất của quy hoạch sử
dụng đất đai làm căn cứ.
Quy hoạch sử dụng đất đai là căn cứ quan trọng của kế hoạch sử dụng đất
hàng năm, trồi cơ sờ đó để thực hiện và vạch ra các kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội cùa cả nước, cũa vùng hay địa phương.
16



Quy hoạch sử dụng đất đai là chỗ dựa để thực hiện việc quản lý Nhà nước
trên địa bàn quy hoạch (hay của cả nước, của vùng tùy theo phạm vi quy hoạch).
O iy hoạch sử dụng đất đai sẽ hạn chế được tình trạng sử dụng đất tự phát khơng

theo quy hoạch, gây nên những hậu quả lãng phí về sức người sức của.
Quy hoạch sử dụng đất đai tạo ra sự ổn định về mặt pháp lý cho việc

quản lý Nhà nước về đất đai, làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, đầu tư
phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần bảo
đảm an ninh lương thực quốc gia và thực hiện nhiệm vụ cơng nghiệp hố, hiện
đại hoá đất nước. Quy hoạch sử dụng đất đai tạo nhiều điều kiện xác lập cơ chế
Aều tiết một cách chủ động việc phân bổ quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng
phát triển nơng nghiệp, cơng nghiệp, đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Quy hoạch sử dụng đất đai là công cụ hữu hiệu giúp cho Nhà nước nắm

chẳc quỹ đất đai và xây dựng chính sách sử dụng đất đai đồng bộ có hiêụ quả
cao, hạn chế sự chồng chéo trong quan lý đất đài, ngăn chặn các hiện tượng
chuyển mục đích sử dụng đất đai tuỳ tiện, hiện tượng tiêu cực, tranh chấp lẫn
chiêm, huỷ hoại đất đai, phá vỡ cân bằng sinh thái.

1.3. Những tính chất của đất, điều kiện và yếu tố cần quan tâm trong
qny hoạch sử dụng đất đai
1.3.1. Tỉnh chất của đất ảnh hưởng quy hoạch sử dụng đẩt đai
1.3. L I. Tính chất khơng gian
- Vị trí địa ỉỷ

Vị trí địa lý của khoảnh đất hoặc vùng đất có ý nghĩa rất quan trọng. Yếu
tổ địa lý tạo ra lợi thể hoặc hạn chế khi sử dụng. Neu khoảnh đất nằm gần trung

tàm kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế... thì sẽ có nhiều điều kiện để phát triển,

tiềp cận thị trường trong và ngoài nước, thuận lợi cho việc giao lưu, vận
chuyển... phát triển hoạt động kinh tế, khoa học công nghệ... Ngược lại, ở

những vị trí vùng sâu, vùng x a ... thì việc sử dụng đất đai và phát triển kinh tế
thương có nhiều khó khăn và trở ngại hơn.
- Địa hình, địa mạo
Địa hình, địa mạo (ftơjhan^T phẳnp, dơ d o c ^ ) là yếu tố cần quan tâm
Iroqgquy hoạch và sử dụng

È ^ ^ f f i i j l ô n đến sự phân bố của
17


các loại thổ nhưỡng, đến thảm thực vật, tiểu khí hậu. Địa hình địa mạo ảnh
hưởng rất lớn tổ chức sản xuất, đến năng suất lao động, đến mặt bằng bố trí xây
dụng cơng trình, đến chọn vị trí tuyến đường, đến tính chất của các dịng chảy
bề mặt, gây xói mịn, rửa trơi ảnh hưởng vị trí đập chắn nước của các cơng
trình thủy lợi.

- Diện tích và hình dạng khoảnh đấl
Diện tích và hình dạng khoảnh đất ảnh hưởng đến phân bố các đối tượng,
cơng trình và sử dụng; đặc biệt ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu suất làm việc của
máy móc. Khi làm đất trên khoanh đất hẹp, khoanh đất hình tam giác, chi phí
di chuyển phí sản xuất của máy tăng lên gấp 2 - 2,5 lần so với chi phí khi làm
trên khoảnh đất rộng hoặc khoảnh đất hình chữ nhật có cùng diện tíc h ...

/. 3.1.2. Tính chất tho nhưỡng
- Loại đất

Lớp phủ thổ nhưỡng liên quan chặt chẽ với đá mẹ và địa hình. Trên các
loại đá mẹ và địa hình khác nhau sẽ hình thành các loại đất có tính chất khác
nhau. Như vậy, vói từng loại đất cần có giải pháp sử dụng đất khác nhau.

- Tỉnh chất sinh - hóa - lý học của đất
Khi nghiên cứu đất đá phải làm sáng tỏ các đặc điểm về thành phần, màu
sắc, trạng thái, kiến trúc cấu tạo, đặc điểm phân bố trong không gian, bề dày và
mức độ biến đổi bề dày của đất đá. c ần mô tả các tính chất cơ lý, các tính chất
đối với nước của đất đá để phục vụ các mục đích xây dựng cụ thế. Ngoài việc
cung cấp tài liệu cho thiết kế kỹ thuật, ngoài việc xác định các giá trị tiêu chuẩn
thì khảo sát địa chất cơng trình cịn phải xác định các giá trị tính tốn của các
chỉ tiêu cơ lý theo các trạng thái giới hạn khác nhau.

- Thành phần cơ giới.
Trong đất bao gồm các hạt đất (gọi là phần tử cơ giới đất) có kích thước
khác nhau và do đó cũng có tính chất khác nhau.
Thành phần cơ giới là căn cứ quan trọng để phân loại đất. M ặt khác
thơng qua thành phần cơ giới có thể đánh giá được tính chất của đất.
Ví dụ: đất cát là đất có tỷ lệ các hạt sét thấp (từ 0 - 20%) nên có đặc
điểm: thấm nước nhanh, giữ nước kém, dễ bị khơ hạn, thống khí, chất hữu
cơ mau bị phân giải, tỷ lệ mùn trong đất thấp.
18


Đất cát tơi xốp dễ làm đất thuận lợi cho quá trình canh tác, nhung khi

■gập nước thường bị lắng, bí, chặt, dí, dê gây bât lợi cho cây trong. Hap thu
■iũệt và toả nhiệt nhanh, nhiệt độ đât thay đôi nhanh theo nhiẹt đọ khong khi
sảy bất lợi cho cây trồng. Khả năng giữ dinh dưỡng kém, de bị rưa troi, ham
luợng dinh dưỡng trong đất thấp.

Đất sét: là loại đất có tỷ lệ sét cao (trên 45%). Có đặc điểm trái ngược so
VOI đẳt cát.

Đất thịt: Là loại đất có tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Là loại

đât tơt, độ phì nhiêu cao, rất phù hợp với nhiều loại cây trồng. Đất thịt nhẹ và
đât thịt trung bình rất phù hợp với cây vải, nhãn...
- Chế độ thủy vãn
Hệ thống sông, suối, khe, nước ngầm... có vai trị và ảnh hưởng nhất

định trong việc tổ chức và sử dụng hợp lý đất đai. Chúng có tác dụng to lớn
đơi với sản xuất và đời sống, vì nó là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, nước
tưới cho cây trồng. Hệ thống thủy văn tạo cảnh quan, có tác dụng điều hịa tiểu
khí hậu vùng...
Tuy nhiên, hệ thống thủy văn cũng có những ảnh hưởng xấu đối với

việc tổ chức sản xuất và sử dụng đất đai. Trước hết, chúng là yếu tố chia cắt
lãnh thổ, gây khó khăn cho vận tải, gây ảnh hưởng cho việc tổ chức sản xuất
lãnh thố; vào mùa mưa gây úng lụt, đe dọa tính mạng, thiệt hại tài sản của
người dân.
Nước dưới đất có thể làm thay đổi độ bền của đất đá, tạo nên áp lực đẩy

nôi dưới móng cơng trình, gây ăn mịn kết cấu bê tơng và nước chảy vào hố
móng khi thi cơng. Nước dưới đất là nguyên nhân gây nên hiện tượng trượt của
các sườn dốc cũng như các quá trình biến dạng thấm, như: xói ngầm, cát chảy,
đùn đất. Nghiên cứu nước dưới đất có thể cho phép đánh giá được khả năng
tham mất nước của hồ chứa nước.
1.3.2. Những điều kiện và yếu tổ ảnh hưỏrtg tới việc sử dụng đất đai
1.3.3.1. Điều kiện lự nhiên
- Yeu tố khí hậu: nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, ánh sáng...

- Điều kiện đất đai: địa hình, thổ nhưỡng...
19


1.3.3.2. Điều kiện kinh lế xã hội
- Chế độ xã hội, dân số và lao động
- Thông tin và quản lý, chính sách mơi trường và chính sách đất đai
- u cầu về quốc phịng, sức sản xuất và trình độ của phát triển kỹ thuật
- Cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất
- Các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, tài nguyên, giao thông vận
tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động
- Điều kiện và trang thiết bị vật chất cho công tác phát triển nguồn nhân
lực, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xu ất...
1.4. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đ ấ t đai
*

Quy hoạch sử dụng đất đai thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã hội,
tính khống chế vĩ mơ, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận
hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc
dân. Các đặc điểm quy hoạch sử dụng đất đai được cụ thể như sau:

1.4.1. Tính lịch sử - xã hội
Qua mỗi giai đoạn lịch sử lại có các chế độ cai trị khác nhau, lịch sử phát
triển của mỗi loại giai đoạn khác nhau. Chính vì thế, ta có thế thấy rằng lịch sử
phát triển xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất đai. Mỗi
hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất thể hiện theo hai
mặt : lực lượng sản xuất (quan hệ giữa người với sức hoặc vật tự nhiên trong
quá trình sản xuất) và quan hệ sản xuất (quan hệ giữa người với người trong
quá trình sản xuất). Trong quy hoạch sử dụng đất đai, luôn nẩy sinh mối quan
hệ giữa người với đất đai. Các công việc của con người như điều tra, đo đạc,

khoanh định, thiết kế... đều liên quan chặt chẽ với đất đai, nhằm đưa đất đai
vào sử dụng sao cho đầy đủ, hợp lý và hiệu quả cao nhất. Quy hoạch đất đai
thể hiện động, đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, vừa là
yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó ln là một bộ phận của
phương thức sản xuất xã hội.
Mặt khác, ở mỗi quốc gia khác nhau đều có luật đất đai riêng của mình.
Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai của các nước cũng có nội dung khác nhau.
20


Ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ nhu cầu sử dụng đất đai và
quyền lợi của tồn xã hội. Bởi vậy, theo luật đất đai thì đất đai nước ta thuộc sở
hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý và nhà nước giao đất cho các hộ
gia đình và tổ chức sử dụng. Điều đó góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản
xuất ở nông thôn, tạo điều kiện cho người dân làm chủ mảnh đất, tự tin trong
sản xuất và đầu tư, giúp cho việc bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã
hội. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, quy hoạch sử dụng đất đai góp phần
giải quyết các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường
nảy sinh trong quá trình sử dụng đất đai, cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích
trên với nhau.
1.4.2. Tính tổng hợp
Đất đai có vai trị quan trọng đối với đời sống của con người và các hoạt

động xã hội. Cho nên quy hoạch sử dụng đất đai mang tính tổng hợp rất cao, đề
cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế - xã hội, như: khoa học tự nhiên,
khoa học xã hội, dân số và đất đai, sản suất công - nông nghiệp, môi trường
sinh thái... Quy hoạch sử dụng đất đai hướng động chậm đến việc sử dụng đất
đai của sáu loại đất chính: đất nơng nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư
nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng, cũng như ảnh
hưởng đến nhu cầu sử dụng đất đai của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Quy hoạch sử dụng đất đai có trách nhiệm tổng hợp tồn bộ nhu cầu sử

dụng đất, nó phân bố, bố trí và điều chỉnh các nhu cầu đất đai; điều hoà các
mâu thuẫn về đất đai các ngành, lĩnh vực xác định và điều phối phương thức,
phương hướng phân bổ sử dụng đất đai phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội,

bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc độ cao và
ổn định.
1.4.3. Tỉnh dài hạn
Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất đai được thể hiện rất rõ trong
phương hướng, kế hoạch sử dụng đất. Thường thời gian của qui hoạch sử dụng

đất đai trên 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Căn cứ vào các dự báo xu
thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế - xã hội quan trọng, như: sự
thay đổi về nhân khẩu học, tiến bộ kỹ thuật, đơ thị hố, cơng nghiệp hố, hiện
21


đại hố nơng nghiệp và các lĩnh vực khác, từ đó xác định quy hoạch trung và
dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp
có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai
hàng năm và ngắn hạn.
Đe đáp ứng được nhu cầu đất cho phát triển lâu dài kinh tế - xã hội, quy
hoạch sử dụng đất đai phải có tính dài hạn. Nó tạo cơ sở vũng chắc, niềm tin
cho các chủ đầu tư, tạo ra môi trường pháp lý ổn định.

1.4.4. Tỉnh chiến lược và chỉ đạo vĩ mơ.
Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến
trước được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử
dụng đất đai. Nó chỉ ra được tính đại thể, khơng dự kiến được các hình thức và

nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là
quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo
vĩ mơ, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất đai của các ngành, như :
phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của sử dụng đẩt đai trong
vùng; cân đối tong quát các nhu cầu sử dụng đất của các ngành; điều chỉnh cơ
cấu sử dụng và phân bố đất đai trong vùng; phân định ranh giới và các hình
thức quản lý việc sử dụng đất đai trong vùng ; đề xuất các biện pháp, các chính
sách lớn để đạt được mục tiêu của phương hướng sử dụng đất đai.
Quy hoạch có tính dài hạn, nên khoảng thời gian dự báo tương đối dài,
mà trong quá trình dự báo chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội
khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hóa quy hoạch sẽ càng ổn
định. Do đó, quy hoạch thường có giá trị trong thời gian, tạo nền tảng và định
hướng cho các ngành khác sử dụng đất đai theo phương hướng đã vạch ra.

1.4.5. Tinh chỉnh sách
Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính
sách xã hội. Mỗi đất nước có các thể chế chính trị khác nhau, các phương
hướng hoạt động kinh tế - xã hội khác nhau, nên chính sách quy hoạch sử dụng
đât đai cũng khác nhau. Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách
và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo cụ thể
mặt bằng đât đai cùa các mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân, phát triển ổn
22


định kinh tế, chính trị, xã hội; tuân thủ các chỉ tiêu, các qui định khống chế về
dàn số, đất đai và môi trường sinh thái. Trong một số trường hợp ta có thể hiểu
quy hoạch là luật, quy hoạch sử dụng đất đai để đề ra phương hướng, kế hoạch
bất mọi người phải làm theo. Nó là chính sách cứng, là cái khung cho mọi hoạt
động diễn ra trong đó. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện tính chính


sách rất cao. Nhưng khơng phải thế mà quy hoạch sủ dụng đất đai là vĩnh viễn,
không thay đổi.

1.4.6. Tính khả biển
Với xu hướng đi lên của xã hội, mọi sự vật hiện tượng ln thay đổi. Vì

vậy, dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó định trước, đoán trước, theo nhiều
phương diện khác nhau. Quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải
pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất đai sang trạng thái mới thích hợp hơn cho
việc phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Càng ngày xã hội càng phát
triển, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, đời sống của con người đòi hỏi càng
cao, các nhu cầu ln biến đổi, cùng với những thay đổi đó các chính sách của
nhả nước và tình hình kinh tế cũng thay đổi theo. Do đó, các dự kiến của quy
hoạch là cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch. Quy hoạch
SŨ dụng đất đai luôn là quy hoạch động.
1.5. Nhũng nguyên tắc cơ bản trong công tác quy hoạch sử dụng đất đai
Khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất, cần đảm bảo những nguyên tắc

■hu sau:
1) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh

■ i- xã hội, quốc phòng, an ninh.
2) Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới

phãi phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đai của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất
ém phái phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan nhà nước có
ỂBHI quyền phê duyệt.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên
iỊilcỂ a các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện phải thể


líệ ia ộ ĩ dung sử dụng đất đai của cấp xã.
23


3) Sử dụng đất đai tiết kiệm và có hiệu quả.
4) Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ mơi trường; thích
ứng với biến đổi khí hậu.
5) Bảo vệ, tơn tạo di tích lịch sử - vẫn hóa, danh lam thắng cảnh.
6) Quy hoạch sử dụng đất đai phải đảm bảo dân chủ và công khai.
7) Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phịng, an ninh, phục vụ
lợi ích quốc gia, cơng cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
8) Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất
đai phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

,

1.6. Hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai
1.6.1. H ệ thống quy hoạch
Theo Luật Đất đai 2013, Điều 36 quy định rõ hệ thống quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất, bao gồm :
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện;
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng;
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.

1.6.2. cấp độ quy hoạch sử dụng đất
Luật Đất đai 2013 xác định, cấp độ quy hoạch sử dụng đất đai ở nước ta

thực hiện ở 3 cấp độ; cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện/xã.

1.6.2.1. Cấp độ quốc gia
Ở cấp độ quốc gia thì quy hoạch liên quan đến mục tiêu phát trien của
quốc gia đó và cũng liên quan đến khả năng phân chia nguồn tài nguyên. Trong
nhiều trường hợp, quy hoạch sử dụng đất đai không bao gồm sự phân chia thật
sự đất đai cho các sử dụng khác nhau, nhưng lại đặt thành dạng ưu tiên cho
những đề án cấp tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp quốc gia bao gồm;

- Chính sách sử dụng đất đai\ cân bằng giữa những sự cạnh tranh trong
nhu cầu về đất đai từ các ngành khác nhau của kinh tế - sản lượng lương thực,
24


cảy trồng xuất khẩu, du lịch, bảo vệ thiên nhiên, nhà cửa, phương tiện công
cộng, đường xá, kỹ nghệ;
- Kế hoạch phát triển quốc gia và ngân sách: xác định đề án và phân chia

mguòn tài nguyên cho phát triển;
- Điều phối các ngành khác nhau trong việc sử dụng đất đai;
- Xây dụng luật cho từng chuyên ngành như: quyền sử dụng đất đai, khai
ftá c àrng và quyền sử dụng nguồn nước.
Những mục tiêu của quốc gia thì phức tạp trong việc quyết định chính
ã c h , luật lệ và tính tốn tài chính ảnh hưởng đến dân chúng và trong vùng
IS lớn. Chính quyền khơng thể là những nhà chun mơn để đối phó với tất

E

các vấn đề trong sử dụng đất đai; do đó, trách nhiệm của nhà quy hoạch là
ih bày những thông tin cần thiết có liên quan để chính quyền có thể hiểu rõ


và có tác động trong việc tiến hành thực hiện các quy hoạch.
1. 6. 2. 2. Cấp độ tỉnh

Cấp độ tinh không cần thiết là do theo sự phân chia hành chính của tỉnh.
Tuy nhiên, trên tầm nhìn chung của cấp quốc gia đối với tỉnh thì khi quy hoạch
ih ỏ n a phải cứng nhắc quá theo sự phân chia hành chính mà nó giữ vai trị là
k

trung gian giữa quy hoạch cấp quốc gia và cấp địa phương. Những đề án

■Aót triển thường nằm ở cấp độ này vì đây là bước đầu tiên trong quy hoạch đa
d p ig hố đất đai và tính thích nghi của nó để phù hợp với những mục tiêu của

đè án. Quy hoạch ở cấp quốc gia, trong giai đoạn đầu cần có những thảo luận
■hững ưu tiên phát triển cấp quốc gia và được dịch giải ra các đề án cho tỉnh,
n h ữ ng mâu thuẫn trong nước muốn giữa cấp quốc gia và tỉnh sẽ được hóa giải
trong cấp này. Những vấn đề cần quan tâm trong cấp này bao gồm:
- Xác định vị trí phát triển như khu đô thị, khu dân cư mới, phát triển
■ông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; xây dựng hệ thống tưới hay hệ thống
cunu cấp nước.
- Nhu cầu cho cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng như: hệ thong cung cấp
■DĨC, thốt nước, hệ thống giao thơng, thương mại và những hỗ trợ trong thị

tnrịng hàng hóa;
25


×