Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 155 trang )

Tai Lieu Chat Luong

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ THU

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI SANG MÔ HÌNH
NI TƠM ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ CAO
TẠI BẠC LIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

TP.Hồ Chí Minh, Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ THU

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI SANG MƠ HÌNH
NI TƠM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
TẠI BẠC LIÊU
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số chuyên ngành: 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS Nguyễn Minh Đức

TP.Hồ Chí Minh, Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
chuyển đổi sang mơ hình ni tơm ứng dụng cơng nghệ cao tại Bạc Liêu” là bài
nghiên cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam
đoan rằng tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phớ Hồ Chí Minh, năm 2019
Tác giả

Phan Thị Thu

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu nhà trường, tất cả quý
Thầy, Cô khoa Sau Đại học trường Đại học Mở thành phớ Hồ Chí Minh đã truyền
đạt những kiến thức q báu trong śt q trình học tập; và cảm ơn các anh/chị ở
Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học đã tạo điều kiện, làm hồ sơ, giấy tờ giúp tác giả
hồn thành nghiên cứu luận văn tớt nghiệp.

Tác giả xin gởi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Minh Đức đã tận tình
hướng dẫn, chia sẻ những kinh nghiệm cũng như những kiến thức chuyên môn và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài.
Đồng thời, tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
- Các anh/chị ở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản, Cục
Thống Kê, và bà con nông dân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình điều tra, phỏng vấn và thu thập số liệu.
- Gia đình gồm bố, mẹ, các anh, chị và chồng đã luôn động viên và hỗ trợ tơi
trong q trình thực hiện đề tài.
- Các đồng nghiệp tại Phân viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản phía Nam đã
tạo điều kiện tớt cho tơi vừa học tập và hồn thành cơng tác tại cơ quan.
Tác giả

Phan Thị Thu

ii


TÓM TẮT
PHAN THỊ THU. Khoa Sau đại học, Đại Học Mở Thành Phớ Hồ Chí Minh.
Đề tài “ Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi sang mơ hình
ni tơm ứng dụng cơng nghệ cao tại Bạc Liêu” thực hiện từ tháng 3/2019 đến tháng
9/2019.
Nghiên cứu đã áp dụng mơ hình Binary Logistic với 12 biến độc lập, đồng thời
phân tích tác động biên của các nhóm biến liên tục và biến rời rạc để xác định và đo
lường mức độ tác động các yếu tố tới quyết định áp dụng mô hình nuôi tôm ƯDCNC
ở cấp nông hộ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Dựa trên dữ liệu điều tra 300 hộ gia đình,
gồm 178 hộ nuôi tôm thâm canh và 122 hộ nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao
(ƯDCNC) tại tỉnh Bạc Liêu.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy với mức ý nghĩa 10%, những yếu tớ có

mức độ ảnh hưởng mạnh đến quyết định chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm ƯDCNC
gồm: (1) Diện tích ni tơm; (2) Chi phí bình qn trên 1 ha/vụ của năm trước; (3)
Giới tính của người có khả năng quyết định chính trong ni tơm (hoặc đồng thời là
chủ hộ); (4) Hệ thống điện 3 pha; (5) Nhận sự hỗ trợ của chính quyền địa phương;
(6) Hệ thớng cấp/thốt nước riêng biệt; (7) Lợi nhuận bình quân trên 1 ha/vụ của năm
trước; (8) Kỳ vọng giá bán tôm; (9) Số năm kinh nghiệm nuôi tôm của người có khả
năng quyết định chính trong ni tơm (hoặc đồng thời là chủ hộ); (10) Trình độ kiến
thức ni tơm của người có khả năng quyết định chính trong nuôi tôm (hoặc đồng
thời là chủ hộ); (11) Tuổi của người có khả năng quyết định chính trong ni tơm;
(12) Sớ năm đi học của người có khả năng quyết định chính trong ni tơm. Trong
đó, trừ biến chi phí bình qn trên 1 ha/vụ của năm trước có tác động ngược chiều
với quyết định nuôi tôm ƯDCNC, tất cả các biến cịn lại đều có ảnh hưởng tích cực
đến quyết định ni tơm ƯDCNC.
Từ đó, nghiên cứu đã đề xuất một sớ gợi ý chính sách để khuyến khích nhân
rộng và phát triển mô hình nuôi tôm ƯDCNC ở cấp độ nông hộ ở tỉnh Bạc Liêu.

iii


ABSTRACT
PHAN THI THU. Postgraduate Department, Ho Chi Minh City Open
University.
The project "Factor analysis of the farmer’s decision to transform to the hightech shrimp farming model in Bac Lieu province" was carried out from March 2019
to September 2019.
Based on the survey data of 300 households doing the Hi-tech shrimp farming
model (112 households) and Intensive shrimp farming model (178 households) in
Bac Lieu province. The Binary Logistic model with 12 independent variables was
applied, and analyzed the marginal effects of group of continuous variables and
discrete variables as well.
The results of regression model showed the variables were significant 10%,

and the important impact factors on the decision to conduct Hi-tech shrimp farming
model model were ranked as followings: (1) shrimp farming area; (2) Average cost
per 1 ha/crop of the previous year; (3) Gender of the household header; (4) 3-phase
electricity system; (5) Support policies of local governments; (6) Separate water
supply and drainage system; (7) Average profit per 1 ha/ crop of the previous year;
(8) Expect selling price of shrimp; (9) Number of years of shrimp farming experience
of the household header; (10) the level of shrimp farming knowledge of the head of
household; (11) Age of household header; (12) Number of years schooling of the
household header. In which, the variable of Average cost per 1 ha/crop of the previous
year has a negative effect on the farmer’s decision on doing the Hi-tech shrimp
farming, but all the remain independent variables have a positive impact on the
dependent variable.
Since then, the study has proposed some policy suggestions to encourage
replication and development of the Hi-tech shrimp farming model at the household
level in Bac Lieu province.

iv


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ...............................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ........................................................................................... xi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... xiii
Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................1
1.1.


Lý do nghiên cứu đề tài ....................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu tổng quát .....................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................4


1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ......................................4

1.6.

Kết cấu của đề tài nghiên cứu ..........................................................................5

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN .......6
2.1.

Cơ sở lý thuyết có liên quan .............................................................................6

2.1.1.

Các khái niệm ............................................................................................6

v


2.1.1.1. Khái niệm về nông hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân .................6
2.1.1.2. Khái niệm công nghệ cao ..................................................................7
2.1.1.3. Định nghĩa về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.......................8
2.1.1.4. Định nghĩa về nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ cao ...................10
2.1.2.

Lý thuyết kinh tế học sản xuất .................................................................11

2.1.3.


Lý thuyết về thu nhập ..............................................................................12

2.1.4.

Lý thuyết về vốn trong sản xuất ngành nông nghiệp...............................13

2.1.5.

Lý thuyết về lợi nhuận .............................................................................14

2.1.6.

Lý thuyết về hiệu quả kinh tế ..................................................................15

2.1.7.

Mơ hình thuyết hành động hợp lý TRA...................................................16

2.1.8.

Mơ hình lý thuyết chấp nhận cơng nghệ (Technology Acceptance ModelTAM) .......................................................................................................17

2.1.9.

Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) ....20

2.1.10. Lý thuyết hành vi chấp nhận công nghệ nông nghiệp của nông dân .......21
2.2.


Tổng quan về các tài liệu nghiên cứu trước đây ............................................22

2.2.1.

Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm ................................................22

2.2.1.1. Các ứng dụng công nghệ cao vào nuôi tôm tại Bạc Liêu ...............22
2.2.1.2. Một số đặc trưng của một số mô hình nuôi tôm nước lợ ................29
2.2.2.

Các tài liệu liên quan đến đánh giá hiệu quả kinh tế và quyết định sản
xuất nông nghiệp và lĩnh vực thủy sản ....................................................31

2.2.2.1. Các yếu tố liên quan đến nguồn lực của hộ gia đình ảnh hưởng đến
quyết định chuyển đổi đối tượng, mô hình canh tác của hộ. ..........32
2.2.2.2. Các yếu tớ liên quan đến đặc điểm của người ra quyết định sản xuất
có ảnh hưởng đến quyết định canh tác của nơng hộ .......................33
2.2.2.3. Các yếu tố liên quan đến kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến quyết
định chuyển đổi phương thức canh tác nông nghiệp ......................34
2.2.2.4. Các phương pháp định lượng đã được áp dụng để phân tích các yếu
tớ ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi, lựa chọn mô hình sản xuất
của nơng hộ .....................................................................................36

vi


2.3.

Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ..................................................................40


2.3.1.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Bạc Liêu ...................40

2.3.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu ...........................................42

2.3.3.

Vai trị của tỉnh Bạc Liêu trong ngành ni tơm .....................................44

2.3.4.

Định hướng phát triển khu nông nghiệp ƯDCNC phát triển tơm Bạc Liêu
.................................................................................................................45

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................47
3.1.

Phương pháp nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu ..........................................47

3.1.1.

Phương pháp nghiên cứu .........................................................................47

3.1.1.1. Phương pháp thống kê mô tả ..........................................................49
3.1.1.2. Phương pháp hồi quy tương quan ...................................................49
3.1.2.


Mơ hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................49

3.1.3.

Khung tiếp cận vấn đề .............................................................................58

3.2.

Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu ......................................................59

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................62
4.1.

Thực trạng sản xuất tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu .........................62

4.1.1.

Diễn biến diện tích nuôi tôm nước lợ tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2010-2018
.................................................................................................................62

4.1.2.

Thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm tại Bạc Liêu ..........63

4.1.3.

Mơ hình ni tơm ứng dụng cơng nghệ cao phân theo cấp độ tại Bạc
Liêu ..........................................................................................................63

4.2.


Thống kê mô tả các biến trong mơ hình .........................................................65

4.2.1.

Thơng tin về hộ gia đình ..........................................................................65

4.2.2.

Hiệu quả kinh tế của các mơ hình nuôi tôm ............................................72

4.3.

Thảo luận về kết quả ước lượng mô hình hồi quy .........................................75

4.3.1.

Kết quả ước lượng của mơ hình hồi quy .................................................75

vii


4.3.2.

Kiểm tra tác động biên của các biến độc lập ...........................................76

4.3.2.1. Tác động biên của các biến liên tục ................................................77
4.3.2.2. Tác động biên của các biến rời rạc .................................................81
4.3.3.


So sánh sự khác biệt ở hai nhóm hộ ni tơm theo các biến độc lập ......89

4.3.3.1. Kiểm định sự khác biệt ở nhóm biến liên tục .................................89
4.3.3.2. Kiểm định sự khác biệt ở nhóm biến rời rạc...................................90
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................92
5.1.

Kết luận ..........................................................................................................92

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................93

5.3.

Ý nghĩa và hạn chế của đề tài nghiên cứu ......................................................96

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................98
PHỤ LỤC ................................................................................................................106

viii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Đặc trưng của các mô hình ni tơm nước lợ .........................................29
Bảng 2.2: Vai trị tỉnh Bạc Liêu trong sản xuất tôm nước lợ năm 2018 ..................45
Bảng 3.1: Dấu kì vọng cho hệ số của mô hình ước lượng .......................................53
Bảng 4.1: Thống kê số hộ phỏng vấn .......................................................................65
Bảng 4.2: Mô tả các biến trong mô hình hồi quy .....................................................66

Bảng 4.3: Yếu tố liên quan đến đặc điểm của người có khả năng quyết định chính
trong sản xuất (hoặc đồng thời là chủ hộ) phân theo mô hình nuôi tôm
...............................................................................................................66
Bảng 4.4: Trình độ kiến thức nuôi tôm của chủ hộ ..................................................68
Bảng 4.5: Diện tích đất canh tác theo nhóm mơ hình ni tơm ...............................69
Bảng 4.6: Trả lời của nông hộ về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ và giá bán tôm ..................70
Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm thâm canh tại Bạc Liêu ............72
Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm ƯDCNC tại Bạc Liêu...............73
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy........................................................................................75
Bảng 4.10: Kiểm định Omnibus Test .......................................................................76
Bảng 4.11: Tác động biên của các biến liên tục trong mô hình ...............................77
Bảng 4.12: Tác động biên cho các biến rời rạc trong mô hình ................................82
Bảng 4.13: Hiện trạng cung cấp điện nuôi tôm tỉnh Bạc Liêu năm 2018 ................85
Bảng 4.14: Tổng hợp kết quả Kiểm định Independent Sample T Test cho hai nhóm
hộ ni tôm phân theo các biến liên tục ................................................89
Bảng 4.15: Kết quả Kiểm định Pearson chi2 cho hai nhóm hộ ni tôm phân theo
các biến rời rạc ......................................................................................90

ix


DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 2. 1: Tóm tắt khái niệm nông nghiệp công nghệ cao .........................................9
Hình 2. 2: Mơ hình lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) .................................................17
Hình 2. 3: Mơ hình TAM ..........................................................................................18
Hình 2. 4: Qui trình ni tơm tuần hồn ...................................................................23
Hình 2. 5: Hệ thớng ni tơm tuần hồn trong ao.....................................................24
Hình 2. 6: Hệ thớng ni tơm tuần hồn trong bể.....................................................24
Hình 2. 7: Khâu kiểm sốt chất lượng nước và ra quyết định tự đông .....................26

Hình 2. 8: Quy trình nuôi tôm TCT siêu thâm canh cơng nghệ Trúc Anh ...............25
Hình 2. 9: Một góc bể nổi nuôi tôm của Cty Long Mạnh .........................................27
Hình 2.10: Nuôi tôm ƯDCNC trong nhà bạt tại Cty Việt Úc – Bạc Liêu ................28
Hình 2. 11: Mơ hình ni tơm thâm canh (a) và bán thâm canh (b) tại Bạc Liêu ....30
Hình 2. 12: Nuôi tôm ƯDCNC của hộ dân ở Bạc Liêu ............................................31
Hình 2. 13: Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định canh tác
...................................................................................................................................39
Hình 2. 14: Bản đồ hành chính tỉnh Bạc liêu ............................................................40

Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu ...............................................................................47
Hình 3. 2: Sơ đồ khung phương pháp tiếp cận vấn đề của nghiên cứu .....................59

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1: : GTSX, GRDP (giá so sánh) tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2010 – 2018 (Đvt:
Tỷ đồng) ..............................................................................................106
Phụ lục 2: GTSX, GRDP (giá HH) tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2010 – 2018, Đvt: Tỷ
đồng .....................................................................................................107
Phụ lục 3: Thống kê mô tả ......................................................................................108
Phụ lục 4: Thống kê trình độ học vấn của người trả lời phỏng vấn ........................108
Phụ lục 5: Kết quả hồi quy lần 1 .............................................................................109
Phụ lục 6: Omnibus Test .........................................................................................109
Phụ lục 7: Phân tích tác động biên của các biến trong mô hình .............................110
Phụ lục 8: Tác động biên của biến GioiTinh ..........................................................110
Phụ lục 9: Tác động biên của biến ThuyLoi ...........................................................111
Phụ lục 10: Tác động biên của biến Dien3Pha .......................................................111
Phụ lục 11: Tác động biên của biến HoTro ............................................................111

Phụ lục 12: Tác động biên của biến KyVongGia....................................................112
Phụ lục 13: Kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm hộ ni tơm theo biến Tuoi ...112
Phụ lục 14: Kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm hộ ni tơm theo biến HocVan
.............................................................................................................113
Phụ lục 15: Kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm hộ ni tơm theo biến
KinhNghiem ........................................................................................113
Phụ lục 16:: Kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm hộ ni tơm theo biến
KinhNghiem ........................................................................................114
Phụ lục 17: Kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm hộ nuôi tôm theo biến DienTich
.............................................................................................................114
Phụ lục 18: Kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm hộ ni tơm theo biến LoiNhuan
.............................................................................................................115
Phụ lục 19: Kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm hộ ni tơm theo biến ChiPhi 115

xi


Phụ lục 20: Kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm hộ ni tơm theo biến ThuyLoi
.............................................................................................................116
Phụ lục 21: Kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm hộ ni tơm theo biến Dien3Pha
.............................................................................................................116
Phụ lục 22: Kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm hộ ni tơm theo biến HoTro 116
Phụ lục 23: Kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm hộ nuôi tôm theo biến
KyVongGia..........................................................................................117
Phụ lục 24: Kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm hộ ni tơm theo biến GioiTinh
.............................................................................................................117
Phụ lục 25: Danh sách các chuyên gia góp ý về bảng hỏi nông hộ ........................118
Phụ lục 26: Danh sách phỏng vấn hộ nuôi tôm.......................................................119
Phụ lục 27: Phiếu phỏng vấn hộ nuôi .....................................................................135


xii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

BRVT

Bà rịa - Vũng Tàu

Cty

Cơng ty

ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long

DTTN

Diện tích tự nhiên

GRDP

Tổng sản phẩm của tỉnh

GTSX


Giá trị sản xuất

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HTX

Hợp tác xã

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

KT&QHTS

Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản

LN

Lợi nhuận

Marginal Effect

Tác động biên

NGTK

Niên giám thống kê


NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng

QCCT

Quảng canh cải tiến



Quyết định

QHTSPN

Quy hoạch Thủy sản phía Nam

RAS

Recirculating aquaculture systems: hệ thớng ni trồng
thủy sản tuần hoàn

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences

SX&TM


TC

Sản xuất và thương mại
Technology Acceptance Model- Mơ hình lý thuyết chấp
nhận cơng nghệ
Chi phí sản xuất Tổng chi phí

TC-BTC

Thâm canh – Bán thâm canh

TCT

Thẻ chân trắng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TR

Doanh Thu

TAM

xiii


TRA


Theory of reasoned action - Thuyết hành động hợp lý

ƯDCNC

Ứng dụng công nghệ cao
Unified Theory of Acceptance and Use of Technology - Lý
thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ

UTAUT

xiv


Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do nghiên cứu đề tài
Bạc Liêu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng sơng Cửu Long

(ĐBSCL), có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên
Giang, Cà Mau và biển Đơng, tổng diện tích tự nhiên 2.669 km2. Với diện tích ni
trồng thủy sản chiếm gần 50% tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh (Sở NN&PTNT Bạc
Liêu, 2018). Tỉnh có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển phát
triển ngành thủy sản. Đây là ngành có vai trị đóng góp khá lớn đới với kinh tế của
tỉnh khi chiếm hơn 25,25% tổng GRDP của tỉnh. Đóng góp chính là ngành ni trồng
thủy sản, đặc biệt là sản xuất tôm nước lợ (tôm sú, tôm thẻ chân trắng). Trong những
năm qua, ngành tôm nước lợ khơng chỉ là một ngành hàng mũi nhọn có đóng góp
quan trọng trong ngành nơng nghiệp mà cịn giữ vai trị “trụ cột” trong việc duy trì
tớc độ tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh Bạc Liêu (UBND tỉnh Bạc Liêu, 2018). Hiện

nay, Bạc Liêu là một trong sáu tỉnh trọng điểm sản xuất tôm của vùng ĐBSCL gồm
Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre và Trà Vinh. Ngồi ra, tỉnh cịn
được đánh giá có vai trị đóng góp khá lớn trong sản xuất tơm nước lợ khơng chỉ của
riêng ĐBSCL mà cịn của cả nước.
Năm 2018, Bạc Liêu đứng thứ hai cả nước về sản ni tơm nước lợ, chiếm
17,9% diện tích và 16,8% sản lượng tơm ni, sau tỉnh Cà Mau; chiếm 19,4% diện
tích và 20,5% sản lượng vùng ĐBSCL (tổng hợp từ Tổng cục Thủy sản & Sở
NN&PTNT Bạc Liêu, 2019). Bạc Liêu là tỉnh có nhiều mơ hình ni tơm ứng dụng
cơng nghệ cao – hay cịn gọi là mơ hình ni tơm “siêu thâm canh” hàng đầu q́c
gia và có thứ hạng cao trong khu vực Đông Nam Á như: mô hình ni tơm của Cty
CP Việt Úc-Bạc Liêu, Cty TNHHSX&TM Trúc Anh, Cty cổ phần Chăn nuôi CP Việt
Nam-Bạc Liêu. Ngồi ra, Bạc Liêu cịn là tỉnh đầu tiên trong cả nước có các doanh
nghiệp được Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cấp chứng nhận
nuôi tôm công nghệ cao.

1


Để thúc đẩy “chuỗi cung ứng tôm” hướng tới một nền sản xuất hàng hóa lớn,
ứng dụng cơng nghệ tiên tiến, công nghệ cao gắn kết với công nghệ chế biến hiện đại
và thị trường tiêu thụ ổn định. Chính phủ đã có chủ trương xây dựng Bạc Liêu trở
thành trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước. Trong đó đặc biệt chú trọng đến
mơ hình ni tơm có ứng dụng cơng nghệ cao. Mơ hình này chủ yếu do các doanh
nghiệp/công ty nuôi trồng thủy sản xây dựng quy trình và chuyển giao cho các hộ
ni tơm. Do đó, mơ hình ni tơm ƯDCNC đang được khuyến khích phát triển ở
cấp độ nơng hộ vì: trên cùng một ha diện tích ni tơm, nhưng mơ hình này được
đánh giá là đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, bảo vệ mơi trường tớt hơn so với mơ
hình ni tôm thâm canh - bán thâm canh truyền thống.
Mặc dù đây là mô hình được các cơ quan chức năng khuyến khích phát triển,
nhân rộng vì ngồi việc đem lại hiệu quả kinh tế mà còn được đánh giá là rất phù hợp

để phát triển bền vững. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến 2018, ngồi 10 cơng ty ni tơm
ƯDCNC thì sớ hộ gia đình áp dụng mơ hình này hiện nay mới chỉ đạt 287 hộ dân,
tổng diện tích 814,38 ha, thả nuôi tôm 115,38 ha (Sở NN&PTNT Bạc Liêu, 2018).
Mức độ lan tỏa từ các công ty nuôi tôm đến các hộ gia đình vẫn chưa cao như kỳ
vọng của các cơ quan ngành chức năng.
Do đó, để tìm hiểu ngun nhân nào đã khuyến khích nơng dân phát triển mơ
hình ni tơm ứng dụng cơng nghệ cao. Những yếu tố nào đã tác động đến việc người
dân ra quyết định chuyển đổi sang mơ hình ni tơm ứng dụng công nghệ cao? Đề
tài “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi sang mô hình ni
tơm ứng dụng cơng nghệ cao tại Bạc Liêu” được chọn để nghiên cứu làm luận văn
tốt nghiệp và góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn cho cơ quan ngành
chức năng, các nhà hoạch định chính sách, chính quyền địa phương có được cơ sở
khoa học để xây dựng những khuyến cáo và các giải pháp, chính sách phù hợp nhằm
thúc đẩy phát triển mô hình này trong tương lai.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định áp dụng mơ hình ni tơm

2


ứng dụng công nghệ cao ở cấp nông hộ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Từ đó, đề xuất
những giải pháp phù hợp để nhân rộng và phát triển mô hình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài gồm:
- Đánh giá thực trạng nuôi tôm ƯDCNC tại địa phương;
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm ƯDCNC ở cấp độ nông hộ;

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi sang mô hình nuôi
tôm ƯDCNC tại địa phương. Và tìm hiểu mức độ tác động của từng yếu tố đến việc
quyết định chuyển đổi của nông dân;
- Đề xuất các giải pháp để khuyến khích phát triển và nhân rộng mô hình nuôi
tôm ƯDCNC tại Bạc Liêu.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng nuôi tôm ƯDCNC trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu những năm qua như

thế nào?
- Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm ƯDCNC so với các mô hình nuôi tôm
truyền thống của nông hộ nuôi tôm tại tỉnh Bạc Liêu như thế nào?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm
ƯDCNC của nông hộ nuôi tôm tại tỉnh Bạc Liêu?
- Cần các giải pháp gì để khuyến khích phát triển và nhân rộng mơ hình nuôi
tôm ƯDCNC trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu?
1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi sang
mơ hình ni tơm ứng dụng cơng nghệ cao tại tỉnh Bạc Liêu.
- Các mơ hình ni tơm được lựa chọn để đánh giá: mơ hình ni tơm ứng dụng
cơng nghệ cao, mơ hình ni tơm thâm canh truyền thớng.
- Đới tượng nghiên cứu chính được phỏng vấn theo bảng hỏi là các hộ gia đình
đã, đang nuôi tôm tôm thẻ chân trắng theo mô hình ƯDCNC; hoặc đang nuôi tôm thẻ

3



chân trắng Thâm canh tại tỉnh Bạc Liêu.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
a) Phạm vi không gian nghiên cứu:
Không gian nghiên cứu của đề tài bao gồm các địa phương có ứng dụng mơ
hình ni tơm ứng dụng cơng nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu gồm Thành phố
Bạc Liêu, huyện Hịa Bình, huyện Đơng Hải và thị xã Giá Rai.
b) Phạm vi thời gian nghiên cứu:
- Số liệu thứ cấp: Nghiên cứu các thông tin thứ cấp của các Sở, ngành ở địa
phương và các đề tài nghiên cứu của các Viện, trường đơn vị và cá nhân có liên quan
đến nội dung nghiên cứu của đề tài từ năm 2010 – 2018.
- Số liệu sơ cấp: Sử dụng số liệu phỏng vấn 300 hộ nông dân nuôi tôm, trong đó
122 hộ ni tơm ứng dụng cơng nghệ cao và 178 hộ nuôi tôm Thâm canh về vụ sản
xuất năm 2018.
c) Phạm vi nội dung:
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định nuôi tôm ứng dụng
công nghệ cao ở cấp độ nông hộ tại tỉnh Bạc Liêu. Giới hạn trong phạm vi của đề tài
chủ yếu nghiên cứu các yếu tố về đặc điểm cấu trúc nông trại; yếu tố liên quan đến
đặc điểm của chủ hộ/hoặc người có quyết định chính trong ni tơm; yếu tố liên quan
đến khả năng kết nối thị trường.
1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài này có các ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau:
Cung cấp một bức tranh về thực trạng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại

tỉnh Bạc Liêu.
Cung cấp thêm cơ sở khoa học về hiệu quả kinh tế của mơ hình ni tơm ứng
dụng cơng nghệ cao tại địa phương.

Cung cấp thêm cơ sở khoa học về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển
đổi từ các mơ hình ni tơm truyền thớng sang ni tôm ứng dụng công nghệ cao tại
địa phương.
Gợi ý một sớ hàm ý về giải pháp và chính sách cho các nhà hoạch định chính

4


sách để khuyến khích và phát triển mơ hình ni tôm ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh
Bạc Liêu.
1.6.

Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Kết cấu luận văn gồm các nội dung như sau:
Chương 1: Phần mở đầu
Giới thiệu sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phạm vi

nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan
Trình bày những khái niệm, những lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu của đề tài. Tổng quan về các tài liệu nghiên cứu trước đây; giới thiệu về địa bàn
nghiên cứu và ngành nuôi tôm thương phẩm của tỉnh Bạc Liêu.
Chương 3: Phương pháp và Mơ hình nghiên cứu
Trình bày những phương pháp áp dụng trong nghiên cứu để đạt được mục tiêu
mà đề tài đặt ra: Mô hình nghiên cứu đề xuất, phương pháp chọn mẫu điều tra, xác
định cỡ mẫu điều tra, phương thức thu thập dữ liệu và các kỹ thuật phân tích dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
- Trình bày thực trạng thực trạng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Bạc
Liêu.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao và

các mô hình nuôi tôm truyền thống (Thâm canh) ở cấp độ nông hộ.
- Trình bày kết quả thống kê mô tả theo phiếu điều tra
- Phân tích các yếu tớ ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi sang mô hình nuôi
tôm ứng dụng công nghệ cao ở cấp độ nông hộ trên địa bàn tỉnh.
- Đề xuất các giải pháp để khuyến khích phát triển và nhân rộng mơ hình i
tơm ứng dụng công nghệ cao tại Bạc Liêu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tổng kết lại những điểm nổi bật, những hạn chế của kết quả nghiên cứu. Đề
xuất một số hướng nghiên cứu mới.

5


Chương 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Nội dung chương này giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu, các lý thuyết
có liên quan đến nội dung nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mơ
hình sản xuất của hộ gia đình và các nghiên cứu trước đã thực hiện làm dẫn chứng
cho các phương pháp, mơ hình dự kiến áp dụng trong nghiên cứu này.
2.1.

Cơ sở lý thuyết có liên quan

2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về nông hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân
❖ Khái niệm hộ nông dân
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nơng nghiệp và
phát triển nơng thơn. Có rất nhiều định nghĩa về hộ nông dân:
− Hộ nông dân là người sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung

ngân quỹ (Webester 1990).
− Hộ nơng dân là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản xuất đến tiêu dùng
và các hoạt động xã hội khác (Martin 1998).
− Là tập hợp những người có chung huyết thớng có quan hệ mật thiết với nhau
trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn bản thân và cộng đồng (Raul 1989).
Theo giáo sư Frank Ellis Trường Đại học Cambridge (1988): “Hộ nông dân là
các nông hộ, thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động
gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về
cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với
một trình độ hồn chỉnh khơng cao” Đào Thế Tuấn (1997).
Theo Mai Văn Xuân (2008), lý thuyết của Tchayanov xem hộ nông dân là một
doanh nghiệp không dùng lao động làm thuê, chỉ sử dụng lao động gia đình. Do đó,
các khái niệm kinh tế thông thường không áp dụng được cho kiểu doanh nghiệp này.
Do không thuê lao động nên trong hộ nơng dân khơng có khái niệm tiền lương và tiếp

6


theo là khơng thể tính được lợi nhuận, địa tơ và lợi tức. Hộ nơng dân chỉ có thu nhập
chung của tất cả các hoạt động kinh tế gia đình, đó là sản lượng hàng năm trừ đi chi
phí. Mục tiêu của hộ nơng dân là có thu nhập cao, khơng kể thu nhập ấy có nguồn
gớc nào: trồng trọt, chăn ni hay ngành nghề dịch vụ. Đó là kết quả chung của lao
động gia đình.
❖ Kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất và hộ tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn,
kinh tế nông hộ chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất đai và các yếu tố
sản xuất khác nhằm đạt thu nhập thuần cao nhất. Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự
chủ, căn bản dựa vào sự tích lũy tự đầu tư để sản xuất nhằm thốt khỏi nghèo đói để
trở nên giàu có, từ tự cung cấp vươn lên sản xuất gắn với thị trường.
2.1.1.2. Khái niệm cơng nghệ cao

Trong xu thế tồn cầu hố hiện nay, q́c gia nào cũng ḿn ứng dụng công
nghệ cao vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và hạn chế tối thiểu
ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy cũng có nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau
về công nghệ cao, cụ thể:
Công nghệ cao hay kỹ thuật cao là cơng nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và cơng nghệ
hiện đại; nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, trị giá gia tăng cao
và thân thiện với mơi trường; đóng một vai trị rất quan trọng đới với việc hình thành
ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa các ngành sản xuất,
dịch vụ hiện có (Wikipedia, 2019).
Tại Việt Nam, Luật cơng nghệ cao sớ 21/2008/QH12 (có hiệu lực thi hành từ
01/07/2009) quy định:
- “Cơng nghệ cao là cơng nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và
phát triển cơng nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và cơng nghệ hiện đại; tạo
ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với mơi
trường; có vai trị quan trọng đới với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới

7


hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có”.
- “Sản phẩm cơng nghệ cao là sản phẩm do cơng nghệ cao tạo ra, có chất
lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường”.
- “Doanh nghiệp công nghệ cao” là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công
nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, có hoạt động nghiên cứu và phát triển
cơng nghệ cao.
Theo Điều 6, Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12, các sản phẩm cơng nghệ
cao được khuyến khích phát triển là sản phẩm công nghệ cao được tạo ra từ công
nghệ thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và đáp ứng các
điều kiện sau đây:

a) Có tỷ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm;
b) Có tính cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế - xã hội lớn;
c) Có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế sản phẩm nhập khẩu;
d) Góp phần nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.
2.1.1.3. Định nghĩa về nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao
Theo Trần Xn Hịa (2016), “nơng nghiệp công nghệ cao” là việc ứng dụng
những công nghệ mới như công nghệ tin học, công nghệ vũ trụ, cơng nghệ tự động
hóa, laser, năng lượng mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học… vào trong sản
xuất nông nghiệp, làm tác động đến tiến bộ của khoa học công nghệ, kinh tế nơng
nghiệp và có thể hình thành cơng nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp.
Theo Vụ Khoa học cơng nghệ của Bộ NN&PTNT (trích từ Tạp chí Khoa học
vả phát triển, 2019): “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nền nông nghiệp được
áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: cơng nghiệp hóa nơng nghiệp
(cơ giới hóa các khâu của q trình sản xuất), tự động hóa, cơng nghệ thơng tin, cơng
nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giớng vật ni có năng
suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển
bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ”. Khái niệm về nông nghiệp công nghệ cao được
thể hiện ở hình 2.1.

8


KIẾN THỨC

Môi trường
Công
nghệ
sinh học

Công

nghệ tin
học

Công
nghệ tự
động

Công nghệ
vật liệu
mới

Công
nghệ môi
trường

Sản xuất nông nghiệp

Yếu tố
đầu
vào

Khoa học
cơ bản

Kỹ
thuật
canh
tác

Thu

hoạch
bản
quản

Khoa học
nông học

Khoa học
quản lý

Chế
biến
phân
phối

Khoa học
cuộc sớng

Thị
trường

Khoa học
kinh tế

Hình 2. 1: Tóm tắt khái niệm nơng nghiệp công nghệ cao
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN (2019)
Như vậy, mục tiêu cuối cùng của phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao là giải quyết mâu thuẫn giữa năng suất nông nghiệp thấp, sản phẩm chất lượng
thấp, đầu tư công lao động nhiều, hiệu quả kinh tế thấp với việc áp dụng những thành
tư khoa học công nghệ để đảm bảo nông nghiệp tăng trưởng ổn định với năng suất và

sản lượng cao, hiệu quả vả chất lượng cao.Thực hiện tốt nhất sự phối hợp giữa con
người và tài nguyên, làm cho ưu thế của nguồn tài nguyên đạt hiệu quả lớn nhất, hài
hịa và thớng nhất lợi ích xã hội, kinh tế và sinh thái môi trường (Bộ NN&PTNT)
Nông nghiệp công nghệ cao là sử dụng công nghệ để tạo ra các quy trình canh
tác thân thiện với mơi trường và hiệu quả hơn, và các cây trồng có chất lượng tớt hơn,

9


×