Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Phụ nữ khuyết tật và hôn nhân gia đình nhìn từ quan điểm giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------------

NGUYỄN HỒNG TRÚC

PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT VÀ HƠN NHÂN GIA ĐÌNH
NHÌN TỪ QUAN ĐIỂM GIỚI
(Nghiên cứu tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang)

Tai Lieu Chat Luong

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------------

NGUYỄN HỒNG TRÚC

PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT VÀ HƠN NHÂN GIA ĐÌNH
NHÌN TỪ QUAN ĐIỂM GIỚI
(Nghiên cứu tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang)

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số chuyên ngành: 60 31 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC


Người hướng dẫn khoa học
TS. Trần Tử Vân Anh

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Phụ nữ khuyết tật và hơn nhân gia đình – nhìn
từ quan điểm giới” là bài nghiên cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam
đoan rằng tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021

Nguyễn Hồng Trúc


iii

LỜI CẢM ƠN
Xuất phát từ niềm yêu thích đối việc được tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề về
người phụ nữ, đặc biệt là người phụ nữ trong nhóm yếu thế với nhiều thiệt thòi và được
sự hỗ trợ, động viên từ gia đình, thầy cơ, bạn bè, đồng nghiệp tơi dành thời gian cho

việc đi sâu tìm hiểu và thực hiện đề tài này. Đề tài là tâm huyết trong hai năm tham gia
học tập tại trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh và hơn 6 tháng đào sâu nghiên
cứu tại địa bàn thành phố Mỹ Tho. Để đề tài được hoàn thành, ngoài sự cố gắng của
bản thân, đó cịn là nhờ sự hỗ trợ từ nhà trường, gia đình và cơ quan cơng tác.
Tơi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Tiến sĩ Trần Tử Vân Anh, người đã luôn
động viên, hướng dẫn và tư vấn tận tình trong suốt quá trình thực hiện. Các thầy cơ Hội
đồng chun mơn nhà trường đã có những nhận xét, đánh giá, góp ý để tơi hồn thiện
đề tài của mình. Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Sau đại học, các
thầy cô giảng viên trong hơn hai năm học tại trường đã có những chia sẻ về kiến thức,
kinh nghiệm cho tôi trong lĩnh vực này. Nghiên cứu này sẽ không thể hồn thành nếu
khơng có sự tham gia cung cấp thơng tin, sự cởi mở và đầy thiện chí từ phía những
người được phỏng vấn, tơi vơ cùng biết ơn về sự giúp đỡ vô giá của họ.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân yêu đã ln ủng hộ, tạo
điều kiện cho tơi hồn thành khóa học cũng như đề tài nghiên cứu trong suốt thời gian
dài vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện

Nguyễn Hồng Trúc


iv

TĨM TẮT
Đề tài Phụ nữ khuyết tật và hơn nhân gia đình – nhìn từ quan điểm Giới ở thành
phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đi sâu vào việc nghiên cứu, phân tích những vấn đề về
hơn nhân gia đình của người phụ nữ khuyết tật.
Bằng việc nghiên cứu thực địa đối với những nhóm phụ nữ khuyết tật điển hình,
kết quả nghiên cứu cho thấy hiện trạng vấn đề hơn nhân gia đình của người phụ nữ
trong nhóm người khuyết tật ở địa phương, cho người đọc bức tranh tồn diện hơn về

tình hình thực tế những khó khăn, trở ngại mà họ gặp phải, những tác động từ định kiến
xã hội hay những tác động từ các chính sách đối với họ.
Qua việc phân tích các nội dung, vấn đề từ thực tế dựa trên cơ sở các lý thuyết
được áp dụng như lý thuyết về Giới, lý thuyết dán nhãn, kết quả nghiên cứu chỉ ra vấn
đề khơng những thuộc về thể chất mà cịn cả tinh thần đối với người phụ nữ khuyết tật,
sự thiếu cảm thơng từ phía xã hội vẫn là ngun nhân mà người phụ nữ khuyết tật chưa
thể có được hơn nhân trọn vẹn. Bên cạnh đó, dù có nhiều nỗ lực nhưng tỷ lệ phụ nữ
khuyết tật của địa phương vẫn còn gia tăng trong sự phát triển chung của xã hội. Người
phụ nữ khuyết tật ở đây được chú trọng chăm sóc đời sống vật chất, được thụ hưởng
đầy đủ các chương trình ưu đãi, hỗ trợ nhưng chưa được đảm bảo về mặt đời sống tinh
thần, đặc biệt trong vấn đề hơn nhân và đời sống gia đình của họ.
Đề tài đưa ra cách nhìn mới đối với đối với vấn đề bất bình đẳng trong nhóm
những người yếu thế về vấn đề hơn nhân gia đình và phương thức mà họ thích nghi với
những khó khăn ấy trong bối cảnh kiện kinh tế - văn hóa – xã hội ở địa phương.
Nghiên cứu cũng góp phần chỉ ra những hạn chế còn tồn đọng trong việc áp dụng các
chính sách vào thực tiễn và khơng phải chính sách nào cũng phù hợp với tất cả đối
tượng mà nhóm chính sách đó hướng đến.


v

SUMMARY
The topic Women with disabilities and the family marriage – from a Gender
perspective in My Tho city, Tien Giang province, goes into the details of the research
and analysis about family marriage issues of the disabled women.
By doing field research on typical groups of women with disabilities, the research
results show the current situation of marriage and family issues among women in the
local group of people with disabilities, giving readers the full picture about the real
situation of difficulties and obstacles they encounter, the impact of social prejudice or
the impact of policies on them.

Through analyzing the contents and problems from reality based on applied
theories such as Gender theory, labeling theory, the research results show that the
problem is not only physical but also mental for women with disabilities, the lack of
sympathy from the society is one of the reasons that women with disabilities cannot
have a full marriage. In addition, despite many efforts, the proportion of women with
disabilities in the locality is still increasing in the general social development. Disabled
women here are focused on taking care of their material life, fully enjoying preferential
programs and supports but not yet guaranteed in terms of spiritual life, especially in
marriage their family life.
The topic offers new perspectives on the issue of inequality among disadvantaged
groups in terms of marriage and family and how they adapt to these difficulties in the
context of economic – cultural – local society. Research also contributes to pointing
out the remaining limitations in the application of policies into practice and not all
policies are suitable for all the target groups.


vi

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iii
TÓM TẮT ...................................................................................................................... iv
SUMMARY .................................................................................................................... v
MỤC LỤC ...................................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. x
DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ TRONG PHỤ LỤC ...................................... xi
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. xi
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ xii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................................... xii

BẢN ĐỒ ....................................................................................................................... xiii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. Cơ sở hình thành luận văn ........................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .......................................................... 4
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 5
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 5
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 5
1.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 6
1.5.1. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 6


vii

1.5.2. Phương pháp chọn mẫu .................................................................................... 9
1.5.3. Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin ...................................................... 11
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................................ 12
1.6.1. Ý nghĩa lý luận ................................................................................................ 13
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................. 12
1.7. Kết cấu luận văn ..................................................................................................... 13
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ......................... 16
2.1. Tổng quan những cơng trình nghiên cứu có liên quan........................................... 16
2.1.1. Các quan điểm và cách tiếp cận về người khuyết tật và hơn nhân gia đình ... 16
2.1.2. Khung luật pháp liên quan về giới và người khuyết tật .................................. 18
2.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về giới và đời sống hôn nhân của người phụ nữ
khuyết tật ....................................................................................................................... 28

2.1.4. Các cơng trình nghiên cứu về rào cản Giới trong hơn nhân gia đình đối với
người phụ nữ khuyết tật ................................................................................................ 25
Tiểu kết .......................................................................................................................... 27
2.2. Các tiếp cận lý thuyết ............................................................................................ 29
2.3. Các khái niệm ......................................................................................................... 35
2.3.1. Khái niệm về khuyết tật .................................................................................. 35
2.3.2. Các khái niệm về Giới .................................................................................... 36
2.3.3. Khái niệm về hôn nhân gia đình ..................................................................... 40
CHƯƠNG 3: TỒNG QUAN VỀ ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH
TRẠNG HƠN NHÂN CỦA PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT TẠI THÀNH PHỐ MỸ
THO, TỈNH TIỀN GIANG ....................................................................................... 42
3.1. Tổng quan về tình hình Kinh tế - Xã hội tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang 42
3.2. Tình hình chung về phụ nữ khuyết tật tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang .... 44
3.2.1. Tỷ lệ gia tăng nữ khuyết tật ............................................................................ 44
3.2.2. Trình độ học vấn ............................................................................................. 49


viii

3.2.3. Việc làm ......................................................................................................... 51
3.2.4. Đời sống tinh thần........................................................................................... 53
3.3. Tình trạng hơn nhân của người phụ nữ khuyết tật tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền
Giang ............................................................................................................................. 54
Tiểu kết .......................................................................................................................... 59
CHƯƠNG 4: NHỮNG KHĨ KHĂN NHÌN TỪ QUAN ĐIỂM GIỚI TRONG ĐỜI
SỐNG HƠN NHÂN GIA ĐÌNH CỦA PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT .......................... 61
4.1. Định hướng hôn nhân của những người phụ nữ chưa kết hôn............................... 61
4.2. Đời sống gia đình của những người phụ nữ khuyết tật đã kết hôn ........................ 65
4.2.1. Quyết định đi đến hôn nhân và lựa chọn nơi cư trú ....................................... 66
4.2.2. Quyết định sinh con và chăm sóc con cái ....................................................... 69

4.2.3. Tổ chức phân công lao động và quyết định về kinh tế ................................... 72
4.2.4. Chăm sóc sức khỏe sinh sản ........................................................................... 74
4.3. Đời sống sau hôn nhân tan vỡ của người phụ nữ khuyết tật .................................. 76
4.4. Những khó khăn từ định kiến giới đối với người phụ nữ khuyết tật trong hơn nhân
và gia đình ..................................................................................................................... 79
4.4.1. Sự mặc cảm trong mỗi cá nhân của người phụ nữ khuyết tật......................... 80
4.4.2. Định kiến từ gia đình ...................................................................................... 82
4.4.3. Định kiến từ xã hội ......................................................................................... 84
Tiểu kết .......................................................................................................................... 88
CHƯƠNG 5: NHU CẦU HỖ TRỢ VỀ CHÍNH SÁCH TRONG VẤN ĐỀ HƠN
NHÂN GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT .................................. 90
5.1. Thực trạng về chính sách liên quan đến hơn nhân gia đình của người phụ nữ
khuyết tật ....................................................................................................................... 90
5.2. Nhu cầu cần hỗ trợ về chính sách trong vấn đề hơn nhân gia đình của phụ nữ
khuyết tật ....................................................................................................................... 97
5.2.1. Chính sách chăm sóc sức khỏe ....................................................................... 97
5.2.2. Chính sách giáo dục ...................................................................................... 100


ix

5.2.3. Chính sách việc làm ...................................................................................... 101
5.2.4. Chính sách phổ biến kiến thức pháp luật ...................................................... 103
5.2.5. Nâng cao nhận thức cho nam giới về vấn đề hôn nhân gia đình .................. 106
Tiểu kết ........................................................................................................................ 108
CHƯƠNG 6. NHẬN XÉT – KẾT LUẬN................................................................ 111
6.1. Kết luận và nhìn lại các giả thuyết ....................................................................... 111
6.2. Nhận định đúc kết ................................................................................................ 113
6.3. Ý nghĩa thực tiễn và gợi ý nghiên cứu tiếp theo .................................................. 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 118

PHỤ LỤC .................................................................................................................... 126
PHIẾU CÂU HỎI GỢI Ý PHỎNG VẤN SÂU .......................................................... 130


x

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADA

Đạo Luật Khuyết tật người Mỹ

ASXH

An sinh xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BTXH

Bảo trợ xã hội

CLB

Câu lạc bộ

DRD


Trung tâm khuyết tật và phát triển

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

LĐTB&XH

Lao động – Thương binh và Xã hội

NGOs

Tổ chức phi chính phủ

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách xã hội

NKT

Người khuyết tật



Quyết định

UBND

Ủy ban nhân dân


WB

Ngân hàng thế giới


xi

DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ TRONG PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1. Danh sách các trường hợp phỏng vấn sâu ................................................. 126
Phụ lục 2. Bản gợi ý câu hỏi phỏng vấn sâu . ............................................................. 130
Phụ lục 3. Danh sách chi tiết các chính sách liên quan đến người khuyết tật. ........... 134

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Cấu trúc của luận văn ................................................................................... 14
Hình 4.1. Quyền của người phụ nữ khuyết tật dựa trên báo cáo của Chính phủ và tổ
chức phi Chính phủ. ...................................................................................................... 66
Hình 4.2. Mơi trường định kiến đối với người phụ nữ khuyết tật. ............................... 79
Hình 5.1. Mẫu giấy xác nhận khuyết tật được sử dụng hiện nay .................................. 92


xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Số lượng người cung cấp thông tin phỏng vấn sâu ..................................... 11

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 3.1. Số lượng người phụ nữ khuyết tật tại TP Mỹ Tho từ năm 2008 đến năm
2019 ............................................................................................................................... 45
Biểu đồ 3.2. Tình trạng học vấn của phụ nữ khuyết tật tại TP Mỹ Tho ...................... 50
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ tình trạng hơn nhân của phụ nữ khuyết tật tại TP Mỹ Tho ............ 55
Biểu đồ 3.4. Tình trạng hôn nhân của người phụ nữ khuyết tật tại các xã/phường
nghiên cứu ..................................................................................................................... 56
Biểu đồ 3.5. Tình trạng hơn nhân giữa nam và nữ khuyết tật tại các xã/phường nghiên
cứu ................................................................................................................................. 57
Biểu đồ 3.6. Tình trạng hơn nhân của người phụ nữ khuyết tật theo các nhóm tuổi tại
thành phố Mỹ Tho ......................................................................................................... 58
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ nam và nữ khuyết tật chưa kết hôn ................................................ 62


xiii

BẢN ĐỒ

Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Tiền Giang

Bản đồ địa giới hành chính thành phố Mỹ Tho


1

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
“We know much more about the public dimension of disability than about its
private dimension”. Tạm dịch: Chúng ta biết nhiều về những gì bên ngồi của người
khuyết tật hơn là những gì riêng tư đang diễn ra bên trong họ.
(Tobin Siebers, Disability Theory 2008 )
1.1. Cơ sở hình thành luận văn

Theo báo cáo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy tỷ lệ người
từ 5 tuổi trở lên bị khuyết tật ở Việt Nam là 3,7% và tỷ lệ khuyết tật của nữ giới cao
hơn nam giới (Tổng cục thống kê, 2019, tr.70). Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế
giới, tại Việt Nam người khuyết tật là một trong những nhóm người chịu nhiều thiệt
thịi bởi sức khỏe kém hơn và ít có điều kiện tham gia vào các hoạt động bên ngoài xã
hội. Người khuyết tật là vấn đề được cả nước quan tâm trong tiến trình vận động, phát
triển và hội nhập của quốc gia. Để góp phần giảm nhẹ những mất mát, thiệt thòi mà
người khuyết tật gánh chịu, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách
dành riêng cho cơng tác chăm lo, hỗ trợ, tạo điều kiện giúp người khuyết tật vươn lên,
vượt qua số phận và khẳng định bản thân mình trong xã hội.
Tình u và hơn nhân tự nguyện là quyền cơ bản của tất cả mọi người, người
khuyết tật cũng bao gồm cả quyền ấy. Tuy nhiên người khuyết tật ln gặp nhiều khó
khăn trong cuộc sống hơn nhân và người khuyết tật là nữ giới lại càng gặp nhiều khó
khăn hơn bởi họ phải đối mặt với những rào cản mang tính định kiến, những cái nhìn
chưa mang tính cơng bằng từ xã hội. Đặc biệt, phụ nữ khuyết tật thường gặp nhiều rủi
ro, dễ bị lạm dụng tình dục hơn so với những phụ nữ bình thường, các quyền về sức
khoẻ sinh sản của họ ít được quan tâm và đảm bảo,… Những khó khăn này cản trở
người khuyết tật nhất là phụ nữ khuyết tật trong cuộc sống hơn nhân gia đình và hồ
nhập với cộng đồng.


2

Thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Tiền Giang, là khu vực trung
tâm tập trung các đơn vị hành chính, sự nghiệp và là nơi tổ chức nhiều hoạt động mang
tính quyết định của tỉnh, thành phố Mỹ Tho được chia làm 17 đơn vị xã/phường. Theo
số liệu báo cáo năm 2019 của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố,
hiện nay, tồn thành phố hơn 5825 người khuyết tật, trong đó phụ nữ khuyết tật chiếm
48,34% trên tổng số (Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Mỹ Tho,
2019, tr.3). Và dựa trên các báo cáo hàng năm, con số này có sự gia tăng qua các năm

trong 10 năm trở lại đây, địa phương đã và đang thực hiện rất nhiều chính sách hỗ trợ
cho người khuyết tật, chăm lo đời sống, tạo việc làm, tạo cơ hội tiếp cận các dịch vụ,
để họ có được những điều kiện thuận lợi nhất trong việc hòa nhập với cộng đồng. Đây
là một vấn đề cần được chú trọng quan tâm và đặt ra nhiều câu hỏi để có thể tìm ra các
giải pháp mang tính lâu dài.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết, chun đề trên thế giới cũng như tại
Việt Nam về người khuyết tật nhưng những cơng trình về phụ nữ khuyết tật là chưa
nhiều. Một số nghiên cứu sát với đề tài như nghiên cứu của Thomas J.Gerschick
(2000), “Toward a Theory of Disability and Gender” trên tạp chí Journal of Women in
Culture and Society đã chỉ ra các khuynh hướng để nhận định sự trải nghiệm của nam
giới và nữ giới khuyết tật trong cuộc sống là hoàn toàn khác nhau hay trong tác phẩm
“Gendered living arrangements among children with disabilities” của Philip N.Cohen
(2006), chứng minh việc phụ nữ khuyết tật bị phân biệt đối xử và thiệt thòi hơn nam
giới khuyết tật. Theo tác giả Lê Thị Quý (2007) trong nghiên cứu vấn đề “Giới và
người khuyết tật ở Việt Nam” là có sự khác nhau về phương diện tình cảm, việc lập
gia đình của nữ giới khuyết tật thường gặp nhiều khó khăn hơn nam giới, những người
phụ nữ khuyết tật chỉ có thể lựa chọn chồng trong cùng nhóm trong khi đó nam giới lại
hồn tồn có khả năng lấy vợ là người lành lặn. Từ những nghiên cứu đã có cho thấy
rằng hiện có hơn một tỷ người trên toàn thế giới đang phải sống với khuyết tật, những
người khuyết tật bị thất nghiệp nhiều hơn, dễ rơi vào đói nghèo, có sự phân bố khơng


3

đồng đều, thường rơi vào nhóm phụ nữ, trẻ em hay người già. Những người khuyết tật
thường ít có khả năng chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chịu nhiều thiệt thịi
trong vấn đền tìm kiếm bạn đời, trong việc kết hôn và trải nghiệm đời sống hơn nhân
gia đình; trẻ em khuyết tật ít có khả năng đến trường, phá bỏ rào cản với người khuyết
tật, người khuyết tật có thể sống và tham gia cộng đồng. Tuy nhiên những năm gần
đây, các nghiên cứu về chủ đề này khơng cịn được thực hiện nhiều, những con số

nghiên cứu trước đây là tương đối cũ trong khi bối cảnh xã hội thay đổi liên tục và phát
triển theo nhiều chiều hướng khác nhau, đòi hỏi những nghiên cứu mới, đóng góp thêm
cho chủ đề này trong giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu về vấn đề hôn nhân gia đình của phụ nữ khuyết tật thật sự là một
nghiên cứu cần thiết cho đến thời điểm hiện tại, ngồi việc thể hiện tính nhân văn bởi
sự cố gắng tạo cho xã hội một cái nhìn bình đẳng giữa những con người với nhau, ở
góc độ khoa học nghiên cứu là cơ sở để các lý thuyết về giới, về dán nhãn hay phê
phán được minh chứng và tiếp tục phát huy vai trị của mình. Người nghiên cứu mong
muốn rằng đề tài trước hết là cơ hội phản ánh thực trạng đã và đang diễn ra tại địa
phương đối với vấn đề phụ nữ khuyết tật trong bối cảnh phát triển chung của đất nước,
kế đến, có thể tìm ra được những vấn đề mà người phụ nữ khuyết tật gặp phải khi tham
gia hòa nhập vào cộng đồng. Đề tài hi vọng đưa ra những lý giải các vấn đề giới, sự bất
bình đẳng giới trong nhóm người khuyết tật, tìm hiểu sự giao thoa giữa vấn đề giới và
khuyết tật. Việc tìm ra các vấn đề phần nào sẽ giúp cho những nhà thực hiện công tác
quản lý ở địa phương có cái nhìn tồn diện hơn từ đó xây dựng những mục tiêu, đề ra
những giải pháp cụ thể để quá trình bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong
nhóm người khuyết tật được lâu dài và bền vững. Đó cũng chính là lý do mà người
nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài “Phụ nữ khuyết tật và hơn nhân gia đình –
nhìn từ quan điểm giới (nghiên cứu tại thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang)”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu


4

1.2.1. Mục tiêu tổng qt
Đề tài này từ góc nhìn giới nhằm tìm hiểu các vấn đề liên quan đến hơn nhân gia
đình của người phụ nữ khuyết tật tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu về vấn đề hơn nhân gia đình của người phụ nữ khuyết tật trên địa bàn
thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Những khó khăn từ quan điểm giới mà người phụ nữ khuyết tật gặp phải trong
hôn nhân gia đình.
Tìm hiểu nhu cầu về chính sách chính sách liên quan đến hơn nhân gia đình đối
với người khuyết tật là nữ giới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Những câu hỏi nghiên cứu đặt ra để làm xuất phát điểm cho nghiên cứu này là
như sau:
Câu hỏi nghiên cứu 1: Thực trạng về vấn đề hơn nhân gia đình đối với phụ nữ
khuyết tật tại địa bàn thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang hiện nay như thế nào?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Những khó khăn mà người phụ nữ khuyết tật gặp phải
trong vấn đề hơn nhân gia đình từ góc nhìn giới ra sao?
Câu hỏi nghiên cứu 3: Nhu cầu hỗ chính sách cần hỗ trợ về vấn đề hơn nhân gia
đình của người phụ nữ khuyết tật như thế nào?
1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Từ các câu hỏi nghiên cứu, đề tài đặt ra các giả thuyết nghiên cứu sau:


5

Trong bối cảnh phát triển chung của thành phố Mỹ Tho, những người khuyết tật
là nữ giới có nhiều cơ hội tiếp cận với hôn nhân hơn so với những năm trước đây
nhưng họ cịn gặp nhiều khó khăn trong hơn nhân và gia đình so với nam giới là người
khuyết tật.
Từ góc nhìn giới, định kiến giới là ngun nhân góp phần dẫn đến những khó
khăn trong việc tiếp cận hơn nhân và làm này sinh những khó khăn trong đời sống hơn
nhân gia đình của người phụ nữ khuyết tật.
Những chính sách về hơn nhân gia đình hiện nay chưa chú trọng đến đối tượng
phụ nữ khuyết tật.
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề hơn nhân gia đình của người phụ nữ khuyết tật nhìn từ quan điểm giới.
Khách thể nghiên cứu chính yếu: người phụ nữ khuyết tật sinh sống tại thành
phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, trong q trình tiến hành thực địa, để có cơ
sở kết luận, so sánh thực chứng, tôi chọn lựa phỏng vấn thêm với một số khách thể là
nam giới khuyết tật cũng trên địa bàn này.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung:
Đề tài này chỉ giới hạn nghiên cứu các vấn đề về phụ nữ khuyết tật trong vấn đề
hơn nhân gia đình từ góc nhìn giới, bao gồm: thực trạng vấn đề hơn nhân gia đình đối
với người phụ nữ khuyết tật; những rào cản đối với người phụ nữ khuyết tật trong đời
sống hôn nhân gia đình và vai trị của hệ thống chính sách về hơn nhân gia đình đối với
người phụ nữ khuyết tật.
Phạm vi về không gian:


6

Đề tài được tiến hành khảo sát thu thập thông tin tại 2 xã là xã Mỹ Phong, xã Đạo
Thạnh và 2 phường là phường 4, phường 5, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Sở dĩ,
người nghiên cứu lựa chọn địa bàn này bởi đây là các xã/phường có số lượng người
khuyết tật cao nhất, thường xuyên có nhiều biến động và có nhiều vấn đề trong lĩnh
vực hơn nhân gia đình.
Phạm vi về thời gian:
Khung thời gian mà đề tài lựa chọn là từ năm 2009 đến năm 2019 bởi trong 10
năm này, thành phố Mỹ Tho có nhiều biến chuyển về kinh tế, văn hóa, xã hội như q
trình xây dựng nơng thơn mới, đơ thị thơng minh và nâng cấp đô thị loại I trực thuộc
tỉnh, xây dựng chính quyền điện tử, .., nhiều chính sách về an sinh xã hội, trong đó có
chính sách chăm lo cho người khuyết tật được chú trọng triển khai thực hiện.
Đề tài được thực hiện và hoàn thành trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2019

đến tháng 12 năm 2020.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp thu thập thông tin
Nghiên cứu này không giới hạn ở một nguồn duy nhất mà sử dụng tài liệu từ
nhiều nguồn khác nhau thơng qua các kĩ thuật:
Thu thập, phân tích nguồn tư liệu sẵn có: Người nghiên cứu thu thập tài liệu gồm
các cơng trình nghiên cứu quốc tế và trong nước, các báo cáo tổng hợp, các bài viết
chuyên đề liên quan. Nghiên cứu và tham khảo danh sách trợ cấp Bảo trợ xã hội hàng
tháng, hàng năm. Tổng hợp phân tích số liệu từ các báo cáo hàng năm về lĩnh vực bảo
trợ xã hội, chăm sóc người khuyết tật, cơng tác thực hiện Bình đẳng giới tại địa
phương. Những tài liệu này được tổng hợp và đúc kết thành từng nhóm ý để phục vụ
cho đề tài.
Phương pháp nghiên cứu định tính :


7

Phỏng vấn sâu
Thực hiện phỏng vấn bán cấu trúc (có khung câu hỏi hướng dẫn) đối với những
người phụ nữ khuyết tật, nam khuyết tật và cán bộ phụ trách lĩnh vực khuyết tật, hội
liên hiệp phụ nữ (có ghi âm, gỡ băng) với tổng số 33 người, trong đó:
- Phỏng vấn sâu 20 người là người phụ nữ khuyết tật ở 02 xã, 02 phường (mỗi xã,
phường 05 người)
- Phỏng vấn sâu 03 người là nam giới khuyết tật ở 01 xã, 02 phường; (Mỗi xã,
phường 01 người). Phỏng vấn nam giới khuyết tật vào giai đoạn sau khi đã thực hiện
phỏng vấn 20 phụ nữ khuyết tật nhằm xây dựng cơ sở để bổ sung sự khác biệt trong
tiếp cận hơn nhân gia đình giữa nam và nữ khuyết tật.
- Phỏng vấn sâu 10 người ở các vị trí cán bộ, quản lý tại 02 xã, 02 phường và cán
bộ quản lý cấp thành phố (mỗi xã, phường 02 người và cấp thành phố 02 người).
Tại mỗi đơn vị chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu ở các nhóm khuyết tật khác

nhau từ đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ khuyết tật, từ đủ 20 tuổi trở lên đối với nam, bao
gồm cả người chưa kết hôn, đang trong đời sống hôn nhân và người đã ly hôn.
Dựa trên việc sắp xếp dữ liệu của các trường hợp nghiên cứu, chúng tôi thực hiện
phỏng vấn sâu, quan sát trực tiếp, những cuộc trò chuyện thường kéo dài từ 30 phút
đến 01 giờ. Nhiều trường hợp tiến hành phỏng vấn lần 2 hoặc 3 đối với cùng một
khách thể để đảm bảo thông tin thu thập được đầy đủ, mỗi lần phỏng vấn bổ sung có
thể trực tiếp hoặc thông qua điện thoại. Phỏng vấn sâu cho tôi cơ hội tốt nhất để đặt các
câu hỏi sâu hơn dựa vào các câu trả lời trước đó, khai thác sâu hơn các khía cạnh bên
trong của mỗi khách thể.
Quan sát:
Các phương pháp thu thập dữ liệu phần nào bị ảnh hưởng bởi các phương pháp
nghiên cứu thực địa dân tộc học. Tôi tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng cần thu thập


8

thông tin trong nhiều lần, quan sát điều kiện sinh sống, một số thói quen sinh hoạt hàng
ngày của họ để có thể nắm rõ hơn những sự khác nhau trong cách sinh hoạt của họ đối
với người không khuyết tật. Sử dụng việc ghi chép nhanh những thông tin được phát
hiện trong quá trình quan sát thực địa, thực hiện ghi và tổng hợp nhật ký hàng ngày
trong quá trình quan sát. Động viên, chia sẻ với người được phỏng vấn để họ có thể kể
lại câu chuyện gắn liền với cuộc sống cá nhân nhưng đặt trong bối cảnh chung của đất
nước, dân tộc (Nguyễn Đức Lộc, 2015, tr. 36).
*Đạo đức nghiên cứu
Khi tiến hành phỏng vấn thực địa, chúng tơi nhận được sự đồng thuận từ phía địa
phương do mục đích nghiên cứu chỉ phục vụ cho việc học tập, không gây ảnh hưởng
đến cơ quan chủ quản hay làm xáo trộn đời sống của người được phỏng vấn. Có thể
nói, nghiên cứu này mang lại cho chúng tôi cả thử thách lẫn cơ hội trong quá trình thực
hiện. Đối với vấn đề nghiên cứu này, ngồi khó khăn là tạo sự tin tưởng để có thể nhận
được sự chia sẽ thông tin từ những đối tượng là người yếu thế, hạn chế trong giao tiếp

và có phần tự ti của đối tượng phỏng vấn cũng là vấn đề lớn đối với chúng tơi. Trên cơ
sở đó, chúng tơi cần có nhiều thời gian gặp gỡ, gây thiện cảm và tạo sự tin tưởng đối
với khách thể. Chúng tôi thực hiện việc phỏng vấn sâu dựa trên tinh thần khách quan,
đảm bảo tính trung thực trong việc ghi chép thông tin, đảm bảo được sự cho phép của
người được phỏng vấn trước khi tiến hành ghi âm. Chúng tơi thường chuẩn bị những
món q nhỏ như một lời cảm ơn. Chúng tơi chuẩn bị một số ít thực phẩm như sữa
tươi, ít mì chính (bột ngọt), đường và muối làm quà tặng cho những người phụ nữ
khuyết tật và những cán bộ địa phương mà tôi gặp. Chúng tơi chủ động thanh tốn tiền
thức ăn nhẹ, cà phê nếu nơi chúng tôi gặp và trao đổi là nơi cơng cộng.
Một tình huống bất ngờ khác trong q trình thực hiện đề tài là việc dịch bệnh
viêm đường hô hấp cấp xảy ra trên thế giới và tại Việt Nam. Do đó, một số trường hợp
tơi khơng thể đến gặp trực tiếp họ. Chúng tôi xin phép họ được thực hiện một số cuộc


9

trao đổi trực tuyến qua các ứng dụng của mạng xã hội, sau khi tình hình dịch bệnh
được kiểm sốt, kết nối lại với các khách thể để tiếp tục hồn thành việc thu thập thơng
tin của minh. Trong suốt q trình thực hiện chúng tơi vẫn ln chú ý và thực hiện
đúng theo tinh thần khoa học, đảm bảo tính minh bạch, trung thực và bảo mật thơng tin
của người cung cấp thông tin.
1.5.2. Phương pháp chọn mẫu
Để tránh phạm vi nghiên cứu quá rộng, chúng tôi xác định việc chọn mẫu nghiên
cứu theo các trường hợp điển hình. Các mẫu được lựa chọn cung cấp cho tôi những nét
chính để hiểu về nhóm đối tượng này (Nguyễn Xn Nghĩa, 2013). Cũng theo lý giải
của Yin (2003), nghiên cứu điển hình giúp tơi hiểu về bối cảnh xã hội thực tế tại địa
phương, cho tôi các câu trả lời và đưa ra những nhận định về lý thuyết chung với các
vấn đề quan sát được. Nghiên cứu này dựa trên các nghiên cứu điển hình tập trung vào
khám phá, tìm hiểu các vấn đề trong hơn nhân và đời sống gia đình của người phụ nữ
khuyết tật.

Từ bài viết của Bùi Quốc Linh trong Đời sống Xã hội Việt Nam đương đại của
Nguyễn Đức Lộc (2018, tr. 324), tham khảo thêm bài viết: “Tôi cần bao nhiêu nghiên
cứu trường hợp?: về khoa học và logic của việc chọn trường hợp trong nghiên cứu dựa
vào điền dã” của Mario Luis Small. Qua đó, cho thấy tầm quan trọng và ý nghĩa về mặt
xã hội của những trường hợp nghiên cứu đơn lẻ chính là những gì mà trường hợp đó
tiết lộ cho ta biết về toàn thể xã hội chứ khơng chỉ nói về những người ở trong các
trường hợp tương tự. Thông qua câu chuyện cuộc đời (life story) của những người phụ
nữ khuyết tật giúp tơi có cách tiếp cận về vấn đề đời sống hôn nhân của họ dễ dàng
hơn.
Cách chọn mẫu cho phỏng vấn bán cấu trúc vào tháng 08 - 2019 (cũng tại các xã,
phường trên) là như sau: ở mỗi xã, phường chọn phỏng vấn 5 người là đối tượng nữ
khuyết tật từ đủ 18 tuổi trở lên: trong đó 02 người đã kết hôn, 02 người chưa kết hôn và


10

01 người đã ly hôn bao gồm ở các dạng khuyết tật: vận động, nhìn, khác (chọn theo
phương pháp điển hình). Đồng thời, đề tài sẽ chọn phỏng vấn 01 cán bộ phụ nữ, một 01
cán bộ Lao động – Thương binh và xã hội ở mỗi xã, phường. Cấp thành phố, chọn 01
cán bộ phụ nữ và 01 cán bộ phụ trách lĩnh vực Bảo trợ xã hội.
Trong quá trình phỏng vấn thực địa, chúng tơi nhận thấy việc thu thập thơng tin
từ nam giới khuyết tật cũng góp phần phần quan trọng vào kết quả nghiên cứu, giúp
chúng tơi có cơ sở so sánh, đối chiếu và lý giải các vấn đề bên cạnh thông tin mà
những người phụ nữ khuyết tật cung cấp, tôi chọn phỏng vấn thêm 03 trường hợp nam
khuyết tật gồm 01 chưa kết hôn, 01 đã kết hôn và 01 đã ly hôn.


11

Bảng 1.1: Số lượng người cung cấp thông tin phỏng vấn sâu

Số lượng người phỏng vấn
Người phụ nữ

Nam giới

khuyết tật

khuyết tật

Đơn vị

Chưa

Đã

kết

kết

hôn

hôn

Phường 4

2

2

1


Phường 5

2

2

1

Xã Đạo

2

2

1

2

2

1

Đã ly
hôn

Tổng

Chưa


Đã

Đã

kết

kết

ly

hôn

hôn

hôn

1

1

Cán bộ

2

8

2

7


2

8

2

8

2

2

10

33

Thạnh
Xã Mỹ Phong

1

TP. Mỹ Tho
Tổng

8

8

4


1

1

1

Nguồn: Theo tác giả, dựa trên nghiên cứu thực địa 5-2020
1.5.3. Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin
Kết quả khảo sát sẽ được xử lý theo các phương thức sau:
Nguồn tư liệu sẵn có: Tổng hợp phân tích số liệu từ các báo cáo hàng năm về lĩnh
vực bảo trợ xã hội, chăm sóc người khuyết tật, cơng tác thực hiện Bình đẳng giới tại
địa phương. Việc phân tích so sánh sẽ được áp dụng nhằm làm rõ thực trạng vấn đề,


×