Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

BAI3 THIET KE LO TRONG CAPHE_2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.84 MB, 25 trang )

MÔ ĐUN:
Giáo viên thực hiện: Ngô Long Trọng
1. Thiết kế vườn trồng cà phê
- Tiết kiệm đất đồng thời phải bảo đảm hoạt động của máy móc và
người lao động trong việc cày bừa, phun thuốc, chăm sóc, bón phân,
vận chuyển sản phẩm.
- Bảo đảm mật độ vườn cây hữu hiệu trong việc thâm canh tăng
năng suất lâu dài.
- Tùy địa hình cụ thể, thiết kế thành từng lô 0,5 - 2ha để dễ quản lý,
chăm sóc thu hoạch.
- Có biện pháp chống xói mòn ở đất dốc.
- Bố trí cây đai rừng chắn gió hợp lý.
1.1. Thiết kế hệ thống đường
Thiết hệ thống đường hợp lý thuận lợi trong khâu chăm sóc và
thu hoạch, tránh lãng phí đất.
- Đường lô chính vuông góc với hàng cà phê từ 2,5 – 3m
- Đường lô phụ vuông góc với đường lô chính từ 1,5 – 2m
Ngoài ra có thể thiết kế đường vận chuyển chính, đường quay
máy, đường chống cháy…
Đường lô phụ 1,5 – 2m
Hình : Sơ đồ thiết kế lô trồng cà
phê
x x x x
x x x x
x x x x
x x x x
x x x x
x x x x
x x x x
x x x x
x x x x


x x x x
x x x x
x x x x
Đ
ư

n
g

l
ô

c
h
í
n
h

2
,
5



3
m
1.2. Thiết kế đai rừng chắn gió
Cà phê là một trong những cây trồng rất dễ bị thiệt hại trong điều
kiện gió mạnh do đó bắt buộc phải có đai rừng chắn gió. Tuỳ theo quy
mô vườn cây đai rừng có thể bố trí 1-3 hàng cây cao không rụng lá vào

mùa khô, trong quy mô gia đình có thể dùng các cây ăn trái để chắn gió.
Các hàng đai rừng chính được bố trí thẳng góc với hướng gió chính
hoặc chếch 1 góc 60
0
và cách cây cà phê từ 4-6 m.
Hình: Đai rừng chắn gió
1.3. Thiết kế cây che bóng
- Cây che bóng tầng cao:
Cây che bóng tầng cao là loại cây che bóng thân gỗ, cao vượt lên khỏi
cây cà phê. Tán lá thưa vừa phải, thường là lá kép để ánh sáng phân bố
đều, chịu rong tỉa và không rụng lá mùa khô.
Ngoài ra, cây cà phê cũng cần có cây che bóng trong lô, đặc biệt là
những vùng nắng nóng, có nhiệt độ cao hoặc những vùng thường có
sương muối. Cây che bóng có tác dụng sau:
+ Cải thiện điều kiện tiểu khí hậu trong vườn cây.
+ Bảo vệ và nâng cao độ phì đất.
+ Ngoài ra cây che bóng với bộ rễ ăn sâu, có thể hút nước và dinh
dưỡng ở tầng sâu tạo nên sinh khối cho nó, sau khi lá cây che bóng rụng
xuống sẽ làm giàu cho lớp đất mặt.
1.3. Thiết kế cây che bóng
Tuy vậy cây che bóng trong lô cà phê cũng có một số nhược điểm sau:
+ Tốn công rong tỉa hàng năm
+ Chỗ trú ẩn của một số loại côn trùng, nhất là kiến vàng. Kiến vàng
không gây hại cà phê nhưng gây trở ngại cho người lao động trong
chăm sóc, thu hái.
+ Hạn chế năng suất cà phê do bóng rợp ức chế phần nào sự ra hoa.
Một số cây thường được dùng làm cây che bóng trong lô cà phê là
+ Cây keo dậu trồng với mật độ 9 x 12m đến 12 x 12m
+ Cây muồng đen trồng với mật độ 12 x 24 m đến 24 x 24 m


Hình: Cây che bóng tầng
cao
1.3. Thiết kế cây che bóng
- Cây che bóng, che gió tạm thời
Là các loại cây làm nhiệm vụ che bóng và che gió cho cây cà phê
lúc cây còn nhỏ. Sau 1-2 năm khi các hàng cà phê khép tán các hàng
cây che bóng này bị loại bỏ
Loại cây che bóng tạm thời phù hợp cho cà phê là cây muồng hoa
vàng hạt nhỏ và muồng hạt lớn.
Cây cà phê lúc còn nhỏ cần được che chắn cẩn thận để tránh rụng
lá, long gốc, nhất là ở các vùng hay có gió mạnh.

Hình: Cây che bóng tạm thời
1.4. Thiết kế lô trồng cà phê:
Hình: Dụng cụ chuẩn bị để thiết kế lô trồng
A B
C
D
E
G H
A. Dây dăng có đánh
dấu vị trí cắm tiêu.
B. Thước ngắn để đo
kích thước hố trồng.
C, H. Mai, cuốc để đào
hố.
D. Rựa.
E. Thước dài để đo
khoảng cách hàng cách
hàng và cây cách cây

G. Tiêu cắm
1.4. Thiết kế lô trồng cà phê:
Khi thiết kế cần chú ý
- Phải bảo vệ đất chống xói mòn, tiết kiệm đất và thuận tiện cho việc đi
lại chăm sóc, thu hoạch và chế biến.
- Đảm bảo cơ giới hoá trong các khâu chăm sóc, vận chuyển
+ Loại địa hình bằng phẳng và có độ dốc nhỏ hơn 5
0
, ta nên thiết kế
theo hình khối chữ nhật. Trong khối ta chia nhỏ mỗi lô có diện tích từ
0,5 - 1ha là hợp lý.
+ Loại địa hình có độ dốc lớn hơn 5
0
ta phải thiết kế theo ruộng bậc
thang hoặc theo đường đồng mức. Trên đỉnh đồi nên để từ 5 – 10%
diện tích trồng cây rừng và có mương dẫn nước.
+ Đối với hộ nông dân có diện tích nhỏ thì không cần phải phân lô, tuy
nhiên nếu đất dốc phải trông theo đường đồng mức.
Hình: Thiết kế trồng cà phê trên đất dốc
A: Cây phòng hộ
B: Băng cây phân xanh chống xói mòn
C: Hàng cà phê theo đường đồng mức

Hình: Thiết kế lô cà phê trên đất
bằng
1.5. Thiết kế hàng trồng cà phê
Ở những khu đất khu đất dốc > 50 phải thiết kế hàng theo theo đường
đồng mức (đường vành nón)
Sau khi thiết kế lô trồng cà phê xong tiến hành thiết kế hàng trồng cà
phê, tuỳ theo mức độ đầu tư và tính chất của đất

Ở những khu đất bằng phẳng, khi thiết kế hàng trồng cà phê phải đảm
bảo thẳng, đúng khoảng cách đã dự kiến.
Hình: Căng dây, cắm cọc đánh dấu vị trí hố


Hình: Căng dây, cắm cọc đánh dấu vị trí hố
Hình: Căng dây, cắm cọc đánh dấu vị trí hố

Hình: Thiết kế đường đồng
mức
2.Mật độ và khoảng cách trồng
Mật độ có liên quan chặt chẽ với năng xuất cà phê vì nó là một yếu tố
cấu thành năng suất. Nếu trồng với mặt độ quá dày hay quá thưa đều
dẩn đến năng xuất thấp. Để có mật độ hợp lý cần dựa vào các căn cứ
sau đây:
- Đặc điểm khí hậu, thời tiết.
- Đặc tính của từng giống cà phê.
- Độ phì nhiêu của đất.
- Khả năng đầu tư.
- Chỉ tiêu năng suất.
2.Mật độ và khoảng cách trồng
* Đối với cà phê chè: Hàng cách hàng 2 m, cây cách cây 1m (1 x 2 –>
5000 cây/ha)
Nếu đất xấu có thể trồng dày hơn
* Đối với cà phê vối:
+ Vùng đất xấu
Hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2,5 m (2,5 x 3 – >1333 cây/ha)
+ Vùng đất tốt, địa hình bằng phẳng
Hàng cách hàng 3 m, cây cách cây 3 m (3 x 3 –> 1111 cây/ha)
* Đối với cà phê mít:

Hàng cách hàng 5 m, cây cách cây 5 m (5 x 5 –> 830 cây/ha)

Hình: Khoảng cách trồng cà phê
vối
GHI NHỚ
- Cách xác định được khoảng cách và mật độ trồng các giống cụ thể.
- Quy trình thiết kế hàng trồng cà phê.
-
Thiết kế vườn trồng cần chú ý đến hướng trồng, khoảng cách trồng
phù hợp với loại đất hiện có.
BÀI TẬP
1. Thiết kế hàng trồng cà phê.
2. Các căn cứ để xác định mật độ trồng.
3. Xác định mật độ trồng cà phê trên diện tích đất cụ thể.

×