Tải bản đầy đủ (.ppt) (35 trang)

BAI3 THIET KE LO TRONG CAO SU pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.95 MB, 35 trang )

MÔ ĐUN:
Giáo viên thực hiện: Trình Ngọc Khánh
I. Khai hoang đất.
- Điều tra, khảo sát và nắm rõ tình hình khí hậu ,đất đai của vùng
định trồng. Khai hoang đốn cây, dọn đất, chia ra từng khoảng hình
vuông hoặc hình chữ nhật.
- Đất trồng cây cao su phải có độ dốc dưới 30
o
, cao độ dưới 700m,
không bị ngập úng, không có lớp laterit hoặc tầng sỏi, đá trong độ sâu
80cm cách mặt đất.
- Đối với cây bụi nhỏ và cỏ dại dùng dụng cụ thủ công đễ chặt bỏ.
- Đối với những vùng đất có các loại cây bụi lớn có hệ rễ ăn sâu
dùng máy ủi sạch.
- Trong quá trình khai hoang, hạn chế tối đa việc khai hoang trắng.
Đối với chỏm rừng và thảm thực vật tự nhiên ở đỉnh đồi có tác
dụng chống xói mòn cần phải giữ lại, không khai hoang.
- Mục đích của dọn đất là giảm nguy cơ nhiễm sâu bệnh, ngăn ngừa
sự hình thành nấm lây lan sang cây cao su sau khi trồng.
Hình 1: Công tác khai hoang đất trồng cao su
II. Làm đất
1.Mục đích của việc làm đất trồng cao su:
- Cải thiện tính chất lý, hoá học của đất.
- Làm tăng tính thấm nước, tính nước, giữ phân của đất.
- Làm đất còn góp phần chế độ nước chế độ không khí, làm tăng cường
hoạt động của tập đoàn vi sinh vật trong đất.
- Làm đất còn có tác dụng diệt trừ cỏ dại và mầm mống sâu bệnh hại
trong đất.
2.Yêu cầu kỹ thuật làm đất
- Làm đất đúng thời vụ, làm sớm trước khi trồng 1-2 tháng.
- Làm đất kỹ, sạch cỏ dại. Dọn sạch các loại gốc cây.


- Chuẩn bị đất cẩn thận làm tăng độ tơi xốp cho đất, tăng khả năng giữ
nước, tăng khả năng hút và thoát nước, rễ cây phát triển tốt.
- Đối với đất đồi núi, ở địa hình dốc không cày bừa được phải thực
hiện biện pháp làm đất tối thiểu bằng phương pháp thủ công để hạn chế
tình trạng xói mòn rửa trôi đất trong mùa mưa.
III.Thiết kế lô trồng cao su trên đất bằng
1. Thiết kế vườn cao su
-
Lập hồ sơ mặt bằng và thiết kế lô trồng trên bản đồ có tỷ lệ 1/10.000
để làm cơ sở cho việc thiết kế ngoài thực địa.
-
Kích thước lô trồng:
Các khu vực có địa hình dốc dưới 8
o
thì thiết kế lô 25 ha (500 x 500
m);
- Các khu vực có địa hình dốc trên 8
o
thì thiết kế lô nhỏ hơn, hình dáng
lô tuỳ địa hình cụ thể.
- Thiết kế hàng trồng
Đất dốc dưới 8
o
: trồng thảng hàng theo hướng Bắc-Nam;
Đất dốc từ trên 8
o
: thiết kế hàng theo đường đồng mức chủ đạo.
2. Thiết kế hàng trồng:
+ Đối với địa hình có độ dốc bình quân ≤ 5
o

thì thiết
kế hàng trồng theo hướng thẳng góc với chiều dốc
chính.
+ Đối với địa hình có độ dốc bình quân > 5
o
thì thiết
kế hàng trồng theo đường đồng mức chủ đạo
Hình 2: Thiết kế hàng trồng cao su trên đất bằng
3. Mật độ và khoảng cách trồng
+ Mật độ trồng thường là 500 – 550 cây/ha (6 m x 3 m).
Mật độ và khoảng cách trồng khác: mật độ 476 cây/ha (7mx3m) áp
dụng cho vùng đất thuộc hạng Ia (độ sâu tầng đất > 150-200 cm),
+ Mật độ 512 cây/ha (6,5 m x 3m) và 571 cây/ha (7mx2,5m) áp dụng
cho vùng đất thuộc hạng Ib Ia (độ sâu tầng đất > 120-150cm), đất hạng
II (>=150-200 cm), đất hạngIII(>=80-120cm)
Mật độ trồng biến thiên từ 500 - 571 cây/ha tuỳ theo độ dốc.
- Trên đất dốc, khoảng cách hàng cây có thể thay đổi theo đường
đồng mực, bố trí cây trên hàng thay đổi từ 2 - 3 m; hàng 7 - 9 m để bảo
đảm mật độ thiết kế 500 - 571 cây/ha.
Hình 3: Căng dây, cắm cọc đánh dấu vị trí hố cần đào
Khoảng cách cây với cây 3m
Khoảng cách hàng với hàng 6m
3
m
6m
1. Ước lượng độ dốc bằng phương pháp thủ công
Hình 4: Thước ước lượng bằng mắt độ dốc theo độ nghiêng mặt đất
III.Thiết kế lô trồng trên đất dốc.
2. Xây dựng băng đồng mức
- Băng đồng mức được xây dựng bằng cơ giới hoặc thủ công tùy

theo điều kiện cụ thể.
- Băng đồng mức có độ dốc nghiêng 10
o
từ taluy âm vào taluy
dương, thành taluy dương nghiêng về phía đầu dốc 10
o
so với
phương thẳng đứng.
- Năm đầu, đường băng rộng tối thiểu 1,2 m và hoàn chỉnh chậm
nhất vào cuối năm thứ hai.
- Trồng cao su cách taluy âm 1,0 m, chỉ mở rộng băng về phía
taluy dương.

Hình 5 : Lô trồng trên đất dốc đã thực hiện xong
Hình 6: Đối với đất dốc có độ nghiêng 10
o
Hình 7: Đối với đất dốc có độ nghiêng 30
o
Hình 8: Cây cao su trồng theo đường đồng mức
3. Xây dựng hệ thống mương bờ chống xói mòn
- Trên đất dốc bình quân > 5 phải xây dựng hệ thống mương bờ
chống xói mòn theo khoảng cách giữa các mương bờ như sau.
- Các mương được thiết kế liên tục, không ngắt quảng và có độ dốc
đáy mương 1
o
– 3
o
để dẫn nước ra các hợp thủy tự nhiên, tuyệt đối
không để nước trong mương chảy ra các đường lô, liên lô hoặc
mặt lô.

- Nếu cần hãm dòng chảy trên một số tuyến mương có tốc độ dòng
chảy lớn, có thể thiết kế các mương gián đoạn cách nhau 1m và
mỗi mương dài tối thiểu 40m.
- Trên khoảng gián đoạn 1m giữa hai mương, tạo rãnh cạn 10 - 20
cm, để nước chảy tràn từ một đoạn mương 40m này lại đổ tiếp
vào đoạn mương 40m kế cận.
- Khối lượng đất đào đắp mương bờ tuỳ theo độ dốc.
Hình 9: Hệ thống mương đối với đất có độ dốc 10
o
Hình 10: Hệ thống mương đối với đất có độ dốc 30
o
Hình 11: Hệ thống mương trên đất dốc
IV.Quản lý đất giữa hàng và các công trình bảo vệ đất dốc
- Trong quá trình chăm bón, hạn chế cày xới giữa hàng,
duy trì có kiểm soát thảm thực vật tự nhiên giữa hàng
(ngoại trừ cỏ tranh, họ tre nứa).
- Ở những nơi có điều kiện, cần sớm thiết lập thảm phủ
cây họ đậu, hoặc các loài cây khác có khả năng bảo vệ đất.
- Thường xuyên kiểm tra phát hiện sớm những điểm sạt lở
hoặc có nguy cơ gây xói mòn lớn trên mương bờ và đất
mặt để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Trồng cây che phủ toàn bộ mặt bờ và phía trên đầu dốc
mương bằng các loại cỏ, cây thân bò, thân bụi chống chịu
hạn.
x x x x
x x x x
x x x x
x x x x
x x x x
x x x x

x x x x
x x x x
x x x x
x x x x
x x x x
x x x x
Cây cao su
Cây cao su
Cây trồng xen
Hình 12: Trồng xen cây họ đậu trong vườn cao su thời kỳ KTCB
Hình 13: Trồng cao su trên đất dốc theo đường đồng mức
Hình 14: Dụng cụ chuẩn bị để thiết kế lô trồng và đào hố

A
B C D E G H
A/ Dây giăng có đánh
dấu vị trí.
B / Thước ngắn để
đo hố trồng.
C,H / Mai và cuốc dùng
để đào hố trồng cao su.
D / Rựa.
E / Thước dài dùng để
đo khoảng cách hàng cách
hàng, cây cách cây.
G / Tiêu cắm

×