Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Tỷ lệ sử dụng que cấy tránh thai implanon nxt ở phụ nữ đã sinh con và các yếu tố liên quan tại bệnh viện từ dũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.85 MB, 140 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

HUỲNH THỊ THANH NHÀN

TỶ LỆ SỬ DỤNG QUE CẤY TRÁNH THAI
IMPLANON_NXT Ở PHỤ NỮ ĐÃ SINH CON
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------


HUỲNH THỊ THANH NHÀN

TỶ LỆ SỬ DỤNG QUE CẤY TRÁNH THAI
IMPLANON_NXT Ở PHỤ NỮ ĐÃ SINH CON
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
NGÀNH: SẢN PHỤ KHOA
MÃ SỐ: 8720105

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ THU HÀ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

HUỲNH THỊ THANH NHÀN

.



.

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ i
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH ................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................... v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .............................................................................. vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................. 4
1.1. Thai ngoài ý muốn và vai trị của kế hoạch hóa gia đình .......................... 4
1.2. Lịch sử ngừa thai ........................................................................................ 6
1.3. Các biện pháp tránh thai............................................................................. 6
1.4. Thuốc tránh thai dạng que cấy (Implanon_NXT) ...................................... 8
1.5. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ..................................... 18
1.6. Đặc điểm khoa Kế hoạch gia đình – Bệnh viện Từ Dũ ........................... 23
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 24
2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 24
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 24
2.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu ............................................................................... 24
2.4. Cỡ mẫu ..................................................................................................... 24
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 25
2.6. Vai trò của tác giả trong nghiên cứu ........................................................ 26
2.7. Cách tiến hành và thu thập số liệu ........................................................... 26
2.8. Phân tích số liệu ....................................................................................... 28

.



.

2.9. Công cụ thu thập số liệu ........................................................................... 29
2.10. Biến số nghiên cứu ................................................................................. 34
2.11. Đạo đức trong nghiên cứu ...................................................................... 40
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 41
3.1. Đặc điểm kinh tế – xã hội của đối tượng nghiên cứu .............................. 41
3.2. Đặc điểm hơn nhân, gia đình của đối tượng nghiên cứu ......................... 43
3.3. Tỷ lệ sử dụng que cấy tránh thai Implanon_NXT và các đặc điểm của đối
tượng sử dụng .................................................................................................. 52
3.4. Phân tích đơn biến mối liên quan giữa các yếu tố và sử dụng que cấy tránh
thai Implanon_NXT ........................................................................................ 55
3.5. Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố liên quan với sử dụng que cấy tránh
thai Implanon_NXT ........................................................................................ 64
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 70
4.1. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu...................................................... 70
4.2. Các đặc tính của mẫu nghiên cứu ............................................................ 71
4.3. Tỷ lệ sử dụng que cấy tránh thai Implanon_NXT ở phụ nữ đã sinh con . 84
4.4. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ sử dụng que cấy tránh thai Implanon_NXT
ở phụ nữ đã sinh con ....................................................................................... 87
4.5. Điểm mạnh và ứng dụng của đề tài.......................................................... 88
4.6. Hạn chế của đề tài .................................................................................... 90
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 91
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU
PHỤ LỤC 2. THƯ NGỎ

.



.

PHỤ LỤC 3. BẢNG THÔNG TIN DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
VÀ CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 4. DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 5. CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN
CỨU Y SINH HỌC BỆNH VIỆN TỪ DŨ
PHỤ LỤC 6. KẾT LUẬN HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHỤ LỤC 7. BẢN NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1
PHỤ LỤC 8. BẢN NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2
PHỤ LỤC 9. GIẤY XÁC NHẬN ĐÃ BỔ SUNG, SỬA CHỮA LUẬN VĂN
THEO Ý KIẾN HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ

.


.

i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên đầy đủ

Tiếng Việt
BPTT


Biện pháp tránh thai

BPTTHĐ

Biện pháp tránh thai hiện đại

BVTD

Bệnh viện Từ Dũ

DCTC

Dụng cụ tử cung

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

QCTT

Que cấy tránh thai

Tiếng Anh
FDA

Food and Drug Administration


LARC

Long-Acting Reversible Contraception

LASDs

Long Acting Steroid Delivery Systems

MPA

Medroxy Progesterone Acetate

UNFPA

United Nations Fund Population Agency

UNICEF

United Nations Internatonal Children’s
Emergency Fund

WHO

World Health Organization

.


.


ii

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH
Tiếng Việt

Tiếng Anh

Biện pháp tránh thai có thể đảo

Long-Acting Reversible

ngược tác dụng kéo dài

Contraception (LARC)

Cục quản lý Thực phẩm và Dược

Food and Drug Administration

phẩm Hoa Kỳ

(FDA)

Hệ thống phóng thích steroid tác

Long Acting Steroid Delivery

dụng kéo dài


Systems (LASDs)

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc

United Nations Fund Population
Agency (UNFPA)

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

United Nations Internatonal
Children’s Emergency Fund
(UNICEF)

Tổ chức Y tế Thế giới

.

World Health Organization (WHO)


.

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số thu thập........................................................................ 34
Bảng 3.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội ................................................................. 41
Bảng 3.2. Đặc điểm hơn nhân và gia đình ...................................................... 43
Bảng 3.3. Tiền căn sản khoa ........................................................................... 47
Bảng 3.4. Đặc điểm các đối tượng chọn que cấy tránh thai sau tư vấn .......... 51

Bảng 3.5. Những vấn đề liên quan đến sử dụng que cấy tránh thai................ 54
Bảng 3.6. Kết quả phân tích đơn biến mối liên quan giữa các đặc điểm kinh tế,
xã hội và tỷ lệ sử dụng que cấy tránh thai Implanon_NXT .................. 55
Bảng 3.7. Kết quả phân tích đơn biến mối liên quan giữa các đặc điểm hơn
nhân, gia đình và tỷ lệ sử dụng que cấy tránh thai Implanon_NXT ..... 58
Bảng 3.8. Kết quả phân tích đơn biến mối liên quan giữa dự tính sinh con và tỷ
lệ sử dụng que cấy tránh thai Implanon_NXT ...................................... 60
Bảng 3.9. Kết quả phân tích đơn biến mối liên quan giữa tiền căn sản khoa,
biện pháp tránh thai trước đó và tỷ lệ sử dụng que cấy tránh thai
Implanon_NXT ..................................................................................... 61
Bảng 3.10. Phân tích đa biến mối liên quan giữa các yếu tố và tỷ lệ sử dụng que
cấy tránh thai Implanon_NXT .............................................................. 64
Bảng 4.1. Tỷ lệ sử dụng que cấy tránh thai ở các nghiên cứu ........................ 85

.


.

iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Que cấy tránh thai Norplant .............................................................. 8
Hình 1.2. Que cấy tránh thai Jadelle ................................................................. 9
Hình 1.3. Que cấy tránh thai Implanon ............................................................. 9
Hình 1.4. Que cấy tránh thai Implanon NXT.................................................. 10
Hình 1.5. Hình dạng que cấy và vị trí cấy que ................................................ 10
Hình 1.6. Nồng độ huyết thanh theo thời gian của etonogestrel sau 3 năm sử
dụng ....................................................................................................... 12


.


.

v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Sự gia tăng tỷ lệ sử dụng que cấy ở phụ nữ đã kết hôn tại Châu Phi
từ 2008 đến 2015................................................................................... 19
Biểu đồ 3.1. Dự tính sinh con ......................................................................... 45
Biểu đồ 3.2. Quyết định khoảng cách sinh và số con ..................................... 46
Biểu đồ 3.3. Biện pháp tránh thai từng dùng .................................................. 49
Biểu đồ 3.4. Vấn đề quan tâm khi chọn biện pháp tránh thai ......................... 49
Biểu đồ 3.5. Lựa chọn biện pháp tránh thai sau tư vấn và lý do không chọn que
cấy tránh thai ......................................................................................... 50
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ sử dụng que cấy tránh thai Implanon_NXT ...................... 53
Biểu đồ 3.7. Phụ nữ đã sinh con sử dụng que cấy chia theo số con hiện có... 53

.


.

vi

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Tóm tắt các bước thu thập số liệu .................................................. 28

.



.

1

MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) ghi nhận giai đoạn 2015-2019, mỗi năm
có 121 triệu ca mang thai ngoài ý muốn với 73,3 triệu ca phá thai và tỷ lệ phá
thai toàn cầu là 39/1000 phụ nữ độ tuổi 15-49.1 Theo thống kê của Qũy Dân số
Liên Hợp Quốc, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ phá thai cao nhất
trên thế giới.2
Năm 2020-2021, tỷ lệ phá thai chung tại Việt Nam là 4,7/1000 phụ nữ,
trong đó mang thai ngồi ý muốn chiếm hơn một nửa số ca với 53,6%3, đây
cũng là nguyên nhân phá thai chủ yếu ở nhóm phụ nữ có 2 con trở lên và đứng
thứ hai ở nhóm 1 con.4 Vì tỷ lệ phá thai liên quan mật thiết với mang thai ngồi
ý muốn ở nhóm phụ nữ đã sinh con nên đây là đối tượng cần được quan tâm,
có chiến lược hướng dẫn và chăm sóc phù hợp.
Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) giúp ngăn chặn tình trạng có thai ngoài
ý muốn, giảm nhu cầu phá thai, các tai biến do phá thai gây ra cũng như giảm
chi phí cho dịch vụ này. Tuy nhiên, theo thống kê vẫn có 8,9% ca phá thai liên
quan đến việc thất bại khi sử dụng biện pháp tránh thai.3 Que cấy tránh thai
(QCTT) là biện pháp tránh thai (BPTT) chỉ chứa progestin, có khả năng ngừa
thai cao nhất trong các BPTT hiện có với tỷ lệ trên 99%, thời gian khởi phát
nhanh và hiệu quả tác dụng kéo dài.5,6 Đây là phương pháp an tồn, khơng phụ
thuộc người dùng và khả năng phục hồi sinh sản nhanh chóng sau loại bỏ que
cấy.7 Vì vậy là BPTT tối ưu giúp kiểm sốt tối đa khả năng mang thai ngoại ý.
Tuy nhiên, que cấy tránh thai có giá thành tương đối cao, có thể gây ra một số
tác dụng không mong muốn như làm thay đổi kiểu xuất huyết âm đạo, rong

huyết, vô kinh, khô âm đạo, tăng cân, mụn trứng cá, thay đổi tâm trạng, đau

.


.

2

đầu làm cho người phụ nữ không chấp nhận sử dụng hoặc dẫn đến rút que trước
thời hạn.7,8
Bệnh viện Từ Dũ (BVTD) là một trong những bệnh viện đầu ngành về
Sản phụ khoa của cả nước nói chung và miền Nam nói riêng. Đây là nơi được
nhiều khách hàng lựa chọn đến khám và tư vấn. Hàng năm ước tính có khoảng
40000 lượt khách hàng đến khoa Kế hoạch gia đình tư vấn ngừa thai. Tại bệnh
viện, BPTT bằng que cấy Implanon được áp dụng từ năm 2008. Số lượng tăng
dần theo mỗi năm và năm 2021 đạt 1536 trường hợp. Trong 6 tháng đầu năm
2021, tỷ lệ sử dụng QCTT Implanon_NXT của khách hàng là 8% trên tổng số
các biện pháp ngừa thai còn lại.
Từ các lý do trên, chúng tôi nhận thấy tiến hành nghiên cứu: “Tỷ lệ sử
dụng que cấy tránh thai Implanon_NXT ở phụ nữ đã sinh con và các yếu tố liên
quan tại Bệnh viện Từ Dũ” là cần thiết, nhằm đánh giá khuynh hướng chấp
nhận QCTT Implanon_NXT trên nhóm phụ nữ đã có con với mong muốn ngừa
thai hiệu quả nhưng hiện vẫn còn nằm trong nhóm có tỷ lệ cao phá thai do
nguyên nhân ngoài ý muốn. Đồng thời ghi nhận các yếu tố tác động đến sự lựa
chọn sử dụng QCTT của đối tượng. Thông qua nghiên cứu, giúp các nhà quản
lý, nhà thực hành lâm sàng có cái nhìn cụ thể hơn và nâng cao hiệu quả công
tác tuyên truyền, tư vấn áp dụng BPTT hiệu quả cao góp phần giảm tỷ lệ phá
thai trên nhóm đối tượng này.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi: “Trong số các phụ nữ

đã sinh con áp dụng BPTT hiện đại tại Bệnh viện Từ Dũ thì tỷ lệ sử dụng
QCTT Implanon_NXT là bao nhiêu và đâu là các yếu tố liên quan đến tỷ
lệ sử dụng phương pháp này?”

.


.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chính
− Xác định tỷ lệ sử dụng QCTT Implanon_NXT ở phụ nữ có ít nhất một
con tại khoa Kế hoạch gia đình – Bệnh viện Từ Dũ từ 10/2021 đến
06/2022.
Mục tiêu phụ
− Khảo sát các đặc điểm dân số, xã hội và sản phụ khoa liên quan đến tỷ
lệ sử dụng QCTT Implanon_NXT.

.


.

4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Thai ngoài ý muốn và vai trị của kế hoạch hóa gia đình
1.1.1. Tác động của thai ngoài ý muốn

Mang thai ngoài ý muốn là những trường hợp mang thai nhầm thời điểm,
khơng có kế hoạch hoặc không mong muốn tại thời điểm thụ thai. Hoạt động
tình dục khơng sử dụng các BPTT, sử dụng BPTT khơng đúng, biện pháp hiệu
quả thấp hoặc tình dục ép buộc là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mang thai
ngoài ý muốn.9
Trong 6 triệu thai kỳ mỗi năm tại Hoa Kỳ, có 51% trường hợp mang thai
ngồi ý muốn. Vấn đề này có tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và trẻ sơ
sinh.10,11
− Mang thai ngoài ý muốn có thể kèm theo trầm cảm, gia tăng các nguy cơ
bạo lực thể chất đối với phụ nữ mang thai, tăng gánh nặng tài chính ở
các gia đình, chăm sóc tiền sản muộn, nguy cơ sinh non cao hơn và chịu
nhiều tai biến sản khoa hơn.
− Trẻ sơ sinh sinh ra do mang thai ngồi ý muốn có nguy cơ bị dị tật bẩm
sinh, nhẹ cân, phát triển tinh thần và thể chất kém trong giai đoạn sớm
của trẻ.
Phá thai là hậu quả thường xuyên của việc mang thai ngoài ý muốn ở các
nước đang phát triển, có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, lâu dài, nghiêm
trọng đến sức khỏe bao gồm vô sinh và tử vong ở người mẹ.9
1.1.2. Vai trị của kế hoạch hóa gia đình
KHHGĐ giúp các cá nhân hay các cặp vợ chồng chủ động có con theo
dự định về số con và khoảng cách sinh con. Không để dẫn đến phá thai do thai
ngoài ý muốn, sinh quá nhiều, quá dày, sinh khi còn quá trẻ hoặc khi đã nhiều
tuổi.

.


.

5


Các bằng chứng toàn cầu cho thấy so với các BPTT truyền thống thì các
BPTTHĐ giúp giảm tỷ lệ sử dụng không liên tục các BPTT, giảm tỷ lệ thất bại
và tỷ lệ phá thai đồng thời cho phép người sử dụng kiểm soát tốt hơn việc sinh
sản và thực hiện KHHGĐ.12
Biện pháp tránh thai có thể đảo ngược tác dụng kéo dài (Long-Acting
Reversible Contraception – LARC) bao gồm que cấy tránh thai và dụng cụ tử
cung, mang đến cho phụ nữ khả năng ngừa thai lâu dài, an toàn, hiệu quả cao
và mở rộng các lựa chọn tránh thai. LARC là phương pháp tránh thai hiệu quả
nhất hiện có với tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn thấp hơn đáng kể so với các
BPTT tác dụng ngắn hơn, chẳng hạn như viên uống tránh thai hoặc thuốc tiêm
vì thời gian tác dụng tránh thai kéo dài và do người sử dụng không cần tuân thủ
thường xuyên.13 Việc sử dụng LARC đã được chứng minh làm giảm tình trạng
mang thai ngồi ý muốn ở phụ nữ nói chung, giảm tình trạng mang thai lặp lại
ở trẻ vị thành niên và giảm tình trạng phá thai lặp lại do nội khoa.14 Các nghiên
cứu về hiệu quả chi phí của các BPTT khác nhau ở các nước thu nhập cao đã
ủng hộ việc sử dụng các phương pháp LARC.15
Que cấy tránh thai là một trong những phương pháp tránh thai nội tiết có
thể đảo ngược hiệu quả nhất từng được phát triển so với các phương pháp tác
dụng ngắn. Nhìn chung, trong 3 năm sử dụng Implanon có thể có ít hơn một
lần mang thai trên 100 người dùng, con số này là 1,1 cho 5 năm sử dụng Jadelle
và 0,9-1,06% tỷ lệ mang thai tích lũy trong 4 năm sử dụng que cấy Sino.16 Việc
các cặp vợ chồng ở một quốc gia sử dụng các phương pháp có tác dụng lâu dài
như cấy que cho thấy chương trình KHHGĐ ở quốc gia đó có hiệu quả cao về
mặt quản lý và tài chính bên cạnh hiệu quả cao trong việc tăng khoảng cách và
hạn chế sinh đẻ. Nguyên nhân do cấy que ít yêu cầu kĩ năng của nhân viên y tế
và số lượng vật tư tránh thai ít hơn so với một chương trình dựa trên các phương
pháp tác dụng ngắn.17 Hơn nữa, cấy que ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn,

.



.

6

giảm số ca phá thai, giảm tỷ lệ tử vong và tàn tật liên quan đến các biến chứng
của thai kỳ và sinh con.18 Sử dụng que cấy cũng giải phóng người phụ nữ khỏi
việc sử dụng thuốc tránh thai dạng tiêm 3 tháng một lần và thuốc viên hàng
ngày trong khoảng thời gian dự định sinh vì que cấy có hiệu quả ngừa thai từ 3
đến 5 năm.17,19
1.2. Lịch sử ngừa thai
Hành trình tìm kiếm biện pháp ngừa thai của nhân loại trải qua hàng thế
kỷ. Từ xa xưa con người đã tìm và thử nghiệm nhiều biện pháp khác nhau để
khơng mang thai ngồi ý muốn. Từ dùng bọt ngâm trong nước giấm đến sử
dụng dầu oliu... với nhiều mức độ thành công khác nhau.
Bao cao su xuất hiện từ khoảng 1000 năm trước công nguyên, ban đầu
được làm bằng giấy lụa lanh hoặc da mỏng. Năm 1500, bác sĩ người Ý Gabrielle
Fallopius cho rằng bao cao su từ lanh được sử dụng để phòng giang mai. Năm
1640, tại Pháp người ta bắt đầu sử dụng ruột cừu làm bao cao su. Năm 1912,
việc dùng mủ cao su để sản xuất bao cao su và thay thế cho các nguyên liệu
khác được ứng dụng.
Ngày 09/05/1960, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ
(FDA) đồng ý cho giới thiệu lần đầu tiên trên thị trường viên thuốc tránh thai
dành cho nữ , với biệt dược lúc đó là Evenoid. Đây là loại thuốc được phát kiến
từ năm 1955 của bác sĩ người Mỹ là Gregory Pincus.
Nhằm tránh các tác dụng không mong muốn của estrogen như xơ vữa
mạch máu và quan trọng nhất là tắc mạch do huyết khối, nhiều loại thuốc ngừa
thai chỉ chứa progestin ra đời như: Exluton, Embevin, Medroxy Progesterone
acetate (MPA), dụng cụ tử cung Mirena và que cấy tránh thai.20,21

1.3. Các biện pháp tránh thai
Biện pháp tránh thai là biện pháp can thiệp tác động lên cá nhân với mục
đích ngăn cản việc thụ thai ở người phụ nữ. Các BPTT thường áp dụng là thuốc,

.


.

7

hoá chất, thiết bị đưa vào cơ thể, các thủ thuật ngoại khoa nhằm cắt đứt đường
đi, ngăn cản tinh trùng gặp trứng hoặc nỗ lực của các cá nhân để tránh thụ thai.
BPTT giúp cá nhân và các cặp vợ chồng thực hiện KHHGĐ.
Các BPTT truyền thống hay tự nhiên là các biện pháp không cần dùng
dụng cụ, thuốc hay thủ thuật nào để ngăn cản thụ tinh. Đây là những BPTT tạm
thời ít hiệu quả, khơng giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn lây lan qua đường tình dục
và HIV/AIDS. Bao gồm:
− Biện pháp tính theo vịng kinh
− Biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo
− Đo thân nhiệt
− Theo dõi chất nhầy cổ tử cung
− Cho con bú vô kinh
Các BPTT hiện đại là các biện pháp cần dùng dụng cụ, thuốc, các thủ
thuật nhỏ ngăn cản có thai. Bao gồm:
− Các BPTT bằng thuốc
+ Thuốc viên tránh thai uống: estro-progestogen phối hợp, chỉ có
progestogen, thuốc tránh thai khẩn cấp
+ Thuốc tiêm tránh thai: Depo-Provera (Medroxy progesterone acetate),
Lunelle (estradiol cypionate, medroxyprogesterone acetate)

+ Thuốc dán: miếng dán ngoài da Evra (chứa ethinyl estrdiol và
norgestimate)
+ Que cấy tránh thai: Norplan (6 que chứa Lenovonorgestrel), Jadelle (2
que chứa Lenovonorgestrel), Implanon_NXT (1 que chứa Etonogestrel)
+ Thuốc diệt tinh trùng: Nonoxynol-9, Benzalkonium chloride
− Các BPTT rào chắn: Bao cao su nam, bao cao su nữ, màng ngăn âm đạo,
mũ cổ tử cung
− Dụng cụ tử cung tránh thai

.


.

8

+ Khơng có hoạt chất: Dana, Lipes, Lipes-Loop,...
+ Có hoạt chất: Tcu 200, Tcu 380A, Multiload, Merina,...
− Đình sản nam, nữ
1.4. Thuốc tránh thai dạng que cấy (Implanon_NXT)
1.4.1. Lịch sử
Que cấy tránh thai là loại phổ biến trong nhóm các hệ thống phóng thích
steroid tác dụng kéo dài (LASDs). Đây là BPTT chỉ chứa progestine được sử
dụng trong suốt 50 năm qua. Phương pháp này là giúp ngừa thai hiệu quả với
liều lượng hormon tối thiểu và không bị ảnh hưởng bởi sự tuân thủ điều trị.
Norplant là que cấy tránh thai đầu tiên trên thị trường, gồm 6 que chứa
levonorgestrel, được FDA chấp thuận vào năm 1990. Nhưng sau đó gần như đã
bị loại bỏ khỏi thị trường do bệnh nhân khơng hài lịng với các tác dụng phụ
chủ yếu về rối loạn kinh nguyệt và hệ thống 6 que được cho là khá cồng kềnh,
kỹ thuật cấy phức tạp và lấy ra tương đối khó khăn.


Hình 1.1. Que cấy tránh thai Norplant
“Nguồn: The American Fertility Society, 1983”22

.


.

9

Que cấy Jadelle gồm 2 que, mỗi thanh chứa 75mg levonorgestrel, được
phê duyệt vào năm 2002 có hiệu quả trong 5 năm.

Hình 1.2. Que cấy tránh thai Jadelle
“Nguồn: Pam VC và cộng sự, 2016”23
Que cấy Implanon được hãng Organon giới thiệu trên thị trường năm
1998. Được sử dụng tại Hoa Kỳ từ năm 2002, đến năm 2006 chính thức được
FDA cơng nhận là một biện pháp ngừa thai an tồn, hiệu quả.5 Tại Việt Nam,
Bộ Y tế chấp thuận cho phép lưu hành QCTT Implanon từ năm 2003.

Hình 1.3. Que cấy tránh thai Implanon
“Nguồn: Funk S và cộng sự, 2005”7
Implanon_NXT là phiên bản cải tiến của que cấy Implanon với bộ cấy
được thiết kế lại nhằm giảm thiểu việc cấy sâu được tung ra thị trường vào năm
2011. Khơng có thay đổi nào về các thành phần hoạt tính (68 mg etonogestrel)
trong thiết bị mới ngoại trừ barium sulfate cho phép xác định vị trí dễ dàng hơn

.



.

10

bằng cách đánh giá X-quang.24 Hiện nay, que cấy Implanon_NXT được sử dụng
phổ biến tại Việt Nam.

Hình 1.4. Que cấy tránh thai Implanon NXT
“Nguồn: Pearson S, 2017”25
1.4.2. Cấu tạo
Implanon là que cấy dưới da loại một que (nang) mềm, hình trụ, vỏ bằng
chất dẻo sinh học và chứa 68 mg progestin etonogestrel, chất chuyển hóa có
hoạt tính của desogestrel. Que được sản xuất dưới dạng dùng một lần duy nhất
gồm thiết bị cấy và que cấy:5,8
− Thiết bị cấy gồm thanh bịt, kim tiêm có nồng chứa que thuốc, nắp bảo
vệ.
− Que cấy gồm một que duy nhất nằm trong kim tiêm. Chiều dài 4 cm và
đường kính 2 mm với một màng bọc ethylene vinyl acetate kiểm soát tốc
độ phóng thích.

Hình 1.5. Hình dạng que cấy và vị trí cấy que
“Nguồn: Mascarenhas L, 2000”26

.


.

11


Implanon_NXT có cấu tạo tương tự Implanon. Thiết bị cấy được cải tiến
nhằm giảm việc cấy quá sâu dưới da, tránh nguy cơ tổn thương mạch máu lớn
và thần kinh nằm ở mô dưới da. Que cấy được bổ sung thành phần cản quang
(barium sulfate) do đó có thể được nhìn thấy trên phim X-quang hoặc các
phương tiện chẩn đốn hình ảnh khác, giúp xác minh sự hiện diện và vị trí que
sau khi cấy. Đồng thời chất cản quang cũng hỗ trợ cho phẫu thuật loại bỏ que
cấy trong tình huống que cấy di trú lạc chỗ.27
QCTT Implanon_NXT là loại que hiện nay đang được sử dụng tại khoa
Kế hoạch gia đình – BVTD.
1.4.3. Cơ chế tránh thai
Progestin bao gồm etonogestrel trong Implanon gây ra các thay đổi trong
chất nhầy cổ tử cung (làm đặc chất nhầy) và giảm nhu động của ống dẫn trứng,
gây bất lợi cho sự di chuyển của tinh trùng khiến tinh trùng không thể xâm nhập
do đó ngăn cản hiện tượng thụ tinh. Ở liều cao, progestin cũng ức chế bài tiết
gonadotropin từ đó ức chế trưởng thành của nang trứng và sự rụng trứng. Tác
động kép giúp duy trì hiệu quả tránh thai ngay cả khi sự rụng trứng khơng cịn
bị ức chế như mức ban đầu trên người đang dùng que cấy ở cuối năm thứ 3.
Ngoài ra, progestin cũng làm lớp nội mạc tử cung mỏng và teo đi khơng cịn
thuận lợi cho sự làm tổ của trứng thụ tinh.5
Implanon ngừa thai chủ yếu bằng cơ chế ức chế rụng trứng. Cần có tỷ lệ
phóng thích 25-30 µg/ngày của etonogestrel để ức chế rụng trứng. Etonogestrel
trong Implanon được giải phóng với tốc độ ban đầu khoảng 60-70 µg/ngày,
giảm xuống 35-45 µg/ngày vào cuối năm đầu tiên, cịn 30-40 µg/ngày vào cuối
năm thứ 2 và sau đó đến 25-30 µg/ngày vào cuối năm thứ 3.28 Nồng độ
etonogestrel trung bình trong huyết thanh được duy trì ở mức có thể tránh thai
ít nhất đến năm thứ 5 sử dụng que cấy.29 Ngưỡng etonogestrel cần thiết trong
huyết thanh để ức chế rụng trứng là 90 pg/mL.30

.



.

12

Tháng

Hình 1.6. Nồng độ huyết thanh theo thời gian của etonogestrel sau 3 năm
sử dụng
“Nguồn: Rebecca H, 2016”31
1.4.4. Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định: phụ nữ muốn sử dụng một BPTT dài hạn và có hồi phục
Chống chỉ định:
− Tuyệt đối: có thai, đang mắc ung thư vú
− Tương đối: đang bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi; đang bị
lupus ban đỏ hệ thống và có kháng thể kháng phospholipid (hoặc không
làm xét nghiệm); ra máu âm đạo bất thường chưa được chẩn đoán nguyên
nhân; đã từng bị ung thư vú và khơng có biểu hiện tái phát trong 5 năm
trở lại; có tiền sử vơ kinh hoặc kỳ kinh bất thường, phụ nữ có tiền sử kinh
nguyệt không đều hoặc trên 45 tuổi không nên dùng que. 8

.


.

13

1.4.5. Thời điểm thực hiện

Theo “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”
của Bộ Y tế năm 2017. 8
1.4.5.1. Khách hàng chưa sử dụng BPTT
− Ngay khi đang có kinh hoặc trong 5 ngày đầu của chu kỳ kinh.
− Ở bất kỳ thời điểm nào nếu biết chắc khơng có thai. Nếu đã q 5 ngày
từ ngày đầu của chu kỳ cần tránh giao hợp hoặc sử dụng thêm BPTT hỗ
trợ trong 7 ngày kế tiếp.
− Vô kinh: bất kỳ thời điểm nào nếu có thể khẳng định khơng có thai, cần
tránh giao hợp hoặc sử dụng thêm BPTT hỗ trợ trong 7 ngày kế tiếp.
− Sau sinh và cho con bú:
+ Trong vòng 6 tuần sau sinh và đang cho con bú: chỉ sử dụng thuốc cấy
một khi khơng cịn BPTT nào khác.
+ Từ 6 tuần đến 6 tháng, vô kinh: bất kỳ lúc nào. Nếu có kinh lại sau 6
tuần: như trường hợp kinh nguyệt bình thường.
+ Sau 6 tháng sau sinh: nếu chưa có kinh lại bất kỳ lúc nào nếu chắc chắn
là khơng có thai, cần tránh giao hợp hoặc sử dụng thêm BPTT hỗ trợ
trong 7 ngày kế tiếp. Nếu có kinh lại: như trường hợp kinh nguyệt bình
thường.
− Sau sinh, không cho con bú: bất kỳ thời điểm nào nếu có thể khẳng định
khơng có thai, cần tránh giao hợp hoặc sử dụng thêm BPTT hỗ trợ trong
7 ngày kế tiếp. Nếu có kinh lại: như trường hợp kinh nguyệt bình thường.
− Ngay sau phá thai hoặc sẩy thai:
+ Trong vòng 7 ngày sau phá thai, sẩy thai: có thể cấy thuốc ngay lập tức.
+ Sau 7 ngày: bất kỳ thời điểm nào nếu có thể khẳng định khơng có thai,
cần tránh giao hợp hoặc sử dụng thêm BPTT hỗ trợ trong 7 ngày kế tiếp.
− Sau sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp:

.



×