Đề tài: Bật sâu 25-30 Tiết 1
I. Mục đích và yêu cầu.
- Dạy trẻ kỷ năng bật sâu 25-30 cm
- Biết nhún bật, chạm nhẹ bằng 1/2 bàn chân trước
- Phát triển các tố chất vận động sự khéo léo nhịp nhàng của tay và chân
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi vận động
- Rèn luyện tính mạnh dạn và sự tự tin
- Giáo dục trật tự trong giờ học, biết chú ý lắng nghe cô
II. Chuẩn bị.
- Bục gỗ hoặc ghế nhựa cao 25 - 30 cm
- Dây thừng
- Băng nhạc - trống lắc
III. Hướng dẫn
Cô Trẻ
A. Khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu: đi
kiểng chân-> đi thường-> đi gót chân-> đi
thường-> đi khom lưng-> đi dậm chân->
chạy chậm-> chạy nhanh-> nhanh hơn->
chạy chậm-> về đội hình dọc-> hàng ngang
tập hợp BTPTC.
B. Trọng động.
1. Bài tập phát triển chung
* Động tác tay : tay đưa ra trước lên cao
- TTCB: đứng thẳng chân khép , thả tay xuôi
- N1: bước chân trái sang bên tay đưa ra
trước
- N2: đưa hai tay lên cao lòng bàn tay hướng
vào nhau
- N3: như N1
- N4: về TTCB
- N5,6,7,8: như trên( đổi chân)
* Động tác chân: bước khuỵu chân trái sang
bên chân phải thẳng
- TTCB: đứng thẳng chân khép tay thả xuôi
- N1: bước chân trái sang bên trái 1 bước
rộng, tay đưa ngang lòng bàn tay sấp
- Trẻ đi các kiểu đi
- Thực hiện 2l x 8n
- Thực hiện 2l x 8n
- N2: khụy gối trái, chân phải thẳng, hai tay
đưa ra trước lòng bàn tay sấp
- N3: như N1
- N4: về TTCB
- N5,6,7,8: như trên( đổi chân)
* Động tác bụng : Đứng cúi gập người về
phía trước tay chạm ngón chân
- TTCB: đứng thẳng khép chân tay thả xuôi
- N1: bước chân trái sang bên một bước nhỏ
hai tay đưa lên cao lòng bàn tay hướng vào
nhau
- N2: cúi gập người về phía trước tay chạm
ngón chân
- N3: như N1
- N4: về TTCB
- N5,6,7,8: như trên( đổi chân )
* Động tác bật : bật tách chân, khép chân.
- TTCB: Đứng thẳng tay chống hông
- N1: Bật tách chân sang hai bên, tay đưa
ngang lòng bàn tay sấp
- N2: bật khép chân tay thả xuôi
- N3: như N1
- N4: về TTCB
- N5,6,7,8: như trên
2. Vận động cơ bản
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con vận động
mới "bật sâu 25-30 cm"
- Để thực hiện đúng và đẹp trước tiên các
con xem cô làm thử nha
+ Lần 1: không giải thích.
+ Lần 2: vừa làm vừa giải thích.
TTCB: cô đứng tự nhiên trên ghế hai chân
khép, hai tay đưa thẳng ra trước lòng bàn tay
sấp. Khi có hiệu lệnh cô đánh mạnh tay ra
sau đồng thời gối hơi khuỵu nhún chân lấy
đà bật xuống sàn, chạm đất bằng 1/2 bàn
chân trước, tay đưa ra trước giữ thăng bằng,
đứng tự nhiên sau đó về hàng
- Hỏi tên vận động
- Mời trẻ khá lên thực hiện cho cả lớp xem
* Trẻ thực hành:
- Cho cả lớp thực hiện 2-3 lần
- Khi trẻ thực hiện cô vừa quan sát sửa sai
cho trẻ
- Thực hiện 2l x 8n
- Thực hiện 2l x 8n
- Trẻ chú ý nhìn cô
- Trẻ chú ý lắng nghe
- TC: bật sâu 25-30 cm
- Cả lớp chú ý bạn
- Trẻ thực hành theo yêu cầu
- TC: Bật sâu 25-30 cm
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ đi hít thở nhẹ nhàng
- Hỏi lại tên vận động. Cả lớp vừa thực hiện
xong vận động gì?
3. Trò chơi vận động.
- Để thưởng cho lớp mình cô cho lớp mình
chơi trò chơi kéo co
- Các con xếp thành 4 tổ, đứng trước vạch
mức tay nắm vào dây thừng bước một chân
lên trước. Khi có hiệu lệnh hai đội kéo mạnh
dây về phía mình. Bạn đứng đầu hàng của
đội nào dẫm vạch mứa trước coi như thua
cuộc. Các con nhớ khi kéo không ai được bỏ
tay ra nếu không đội kia sẽ bị té là không
đúng luật
- Bây giờ cô cho lần lượt từng 2 đội thi
C. Hồi tỉnh
- Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng thả lỏng tay
chân.
* Kết thúc: nhận xét và tuyên dương
Đề tài: Bật sâu 25-30 Tiết 2
I. Mục đích và yêu cầu.
- Ôn lại kỷ năng bật sâu 25-30 cm. Trẻ thực hiện tốt kỷ năng bật sâu 25-30 cm
- Biết nhún bật, chạm nhẹ bằng 1/2 bàn chân trước
- Phát triển các tố chất vận động sự khéo léo nhịp nhàng của tay và chân
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi vận động
- Rèn luyện tính mạnh dạn và sự tự tin
- Giáo dục trật tự trong giờ học, biết chú ý lắng nghe cô
II. Chuẩn bị.
- Bục gỗ hoặc ghế nhựa cao 25 - 30 cm
- Dây thừng
- Băng nhạc - trống lắc
III. Hướng dẫn
Cô Trẻ
A. Khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu: đi
kiểng chân-> đi thường-> đi gót chân-> đi
thường-> đi khom lưng-> đi dậm chân->
- Trẻ đi các kiểu đi
chạy chậm-> chạy nhanh-> nhanh hơn->
chạy chậm-> về đội hình dọc-> hàng ngang
tập hợp BTPTC.
B. Trọng động.
1. Bài tập phát triển chung
* Động tác tay : tay đưa ra trước lên cao
- TTCB: đứng thẳng chân khép , thả tay xuôi
- N1: bước chân trái sang bên tay đưa ra
trước
- N2: đưa hai tay lên cao lòng bàn tay hướng
vào nhau
- N3: như N1
- N4: về TTCB
- N5,6,7,8: như trên( đổi chân)
* Động tác chân: bước khuỵu chân trái sang
bên chân phải thẳng
- TTCB: đứng thẳng chân khép tay thả xuôi
- N1: bước chân trái sang bên trái 1 bước
rộng, tay đưa ngang lòng bàn tay sấp
- N2: khụy gối trái, chân phải thẳng, hai tay
đưa ra trước lòng bàn tay sấp
- N3: như N1
- N4: về TTCB
- N5,6,7,8: như trên( đổi chân)
* Động tác bụng : Đứng cúi gập người về
phía trước tay chạm ngón chân
- TTCB: đứng thẳng khép chân tay thả xuôi
- N1: bước chân trái sang bên một bước nhỏ
hai tay đưa lên cao lòng bàn tay hướng vào
nhau
- N2: cúi gập người về phía trước tay chạm
ngón chân
- N3: như N1
- N4: về TTCB
- N5,6,7,8: như trên( đổi chân )
* Động tác bật : bật tách chân, khép chân.
- TTCB: Đứng thẳng tay chống hông
- N1: Bật tách chân sang hai bên, tay đưa
ngang lòng bàn tay sấp
- N2: bật khép chân tay thả xuôi
- N3: như N1
- N4: về TTCB
- N5,6,7,8: như trên
- Thực hiện 2l x 8n
- Thực hiện 2l x 8n
- Thực hiện 2l x 8n
- Thực hiện 2l x 8n
- TC: bật sâu 25-30 cm
- Trẻ lên thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ sửa sai
- Trẻ thi đua
- Trẻ chú ý lắng nghe
2. Vận động cơ bản
- Các con ơi hôm trước mình đã làm quen
với vận động nào bạn nào còn nhớ.
- Vậy bạn nào lên thực hiện lại cho cô và lớp
xem
- Cô lưu ý nhấn mạnh: Tay đánh ra sau, nhún
chân bật chạm đất nhẹ bằng 1/2 chân trước,
không lao người ra phía trước, tay đưa ra
trước để giữ thăng bằng
- Mời 2-3 trẻ khá lên thực hiện lần nữa
* Trẻ thực hành:
- Cho cả lớp thực hiện 2-3 lần
- Khi trẻ thực hiện cô vừa quan sát sửa sai
cho trẻ, lưu ý nhắc trẻ bật lên và chạm đất
nhẹ bằng 1/2 bàn chân trên, tiếp đến cả bàn
chân, gối hơi khuỵu.
- Cô mời một số trẻ lên thi đua xem ai khéo
và đúng
- Hỏi lại tên vận động. Cả lớp vừa thực hiện
xong vận động gì?
3. Trò chơi vận động.
- Hôm trước mình đã được chơi trò chơi "
kéo co" rồi hôm nay cô sẽ cho lớp mình chơi
lại. Hôm trước đội nào thua hôm nay phải cố
gắng len nhé. Trước khi chơi bạn nào còn
nhớ, nhắc lại cách chơi và luật chơi.
À! Muốn cho đội mình thắng cuộc thì phải
dùng sức kéo dây mạnh về phía mình. Bạn
đứng đầu hàng dẫm vạch trước coi như thua
cuộc
- Chia lớp thành 4 đội
- Cho lớp chơi 2-3 lần
- Cô bao quát trẻ
C. Hồi tỉnh
- Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng thả lỏng tay
chân.
* Kết thúc: nhận xét và tuyên dương
- Trẻ nhắc lại
- Trẻ đi hít thở nhẹ nhàng