Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

11 phan gioi thieu doi choi copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.48 KB, 6 trang )

Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè văn hóa
Quê em Thanh Hóa
Phường ở cực Đơng
Góp sức góp cơng
Tun truyền ứng xử
Trường em cơ sở
Hơn bốn mươi năm
Ba mươi nhà giáo
Đội sáu trăm em
Phường quê văn hóa
Nức tiếng gần xa
Đất lành chim đậu
Bảy Mốt Ba Mơi
Đội em ba nhóm
Nhóm một cha ơng
Nhóm hai các mẹ
Nhóm ba học trị!
Vấn đề khơng nhỏ
Ai cũng thấy lo
Tình trạng hiện nay
Ăn nói khơng hay
Nhiều em ương bướng
Để đến một ngày
Cha mẹ hết thương
Đó là tấm gương


Đừng thương cho người:
‘Ăn nói cộc lốc
Nói tục nói hư’’


Mọi người nên nhớ
Quy định cha ông
‘Tiên thời học lễ
Hậu rồi học văn”
Khắc ghi mãi nhé!
Nghe mình nói khẽ
Mục đích hơm nay
Tuyên truyền điều hay
Văn hóa ứng xử
Niềm vui đã rõ
Học hỏi nhiều điều
Gom hết thương yêu
Chúng tôi vui nhận
Lời chào thân mật
Mời bạn lắng nghe
Rồi cùng sẻ chia
Cùng nhau góp ý
Xin mời quý vị
Cho tràng pháo tay
Mừng đội chúng tôi
Quảng Tâm yêu dấu.


Văn hóa ứng xử trong gia đình
Văn hóa ứng xử trong gia đình ln là một lĩnh vực được quan tâm và coi trọng. Đặc
biệt trong các gia đình Việt, đó là nét đẹp ngàn đời, truyền thống của dân tộc ta, đó là sự
hịa thuận, chung thủy, tình nghĩa, lịng u thương và hy sinh cho con cái, tơn trọng và
hiếu lễ với cha mẹ và hòa thuận các anh, chị, em. Những nét đẹp ứng xử trong gia
đình đã hình thành nên nhiều giá trị văn hố mang tính truyền thống của người Việt.
Giáo dục văn hóa giao tiếp trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của học

sinh chúng ta. Từ nhỏ, nếu chúng ta được giáo dục trong một gia đình hạnh phúc, nền nếp
thì lớn lên chúng ta dễ dàng trở thành một cơng dân có văn hóa, phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
Do vậy, những cử chỉ, lời nói, hành vi của ông bà, cha mẹ, người thân sẽ là những tấm
gương sáng để chúng ta noi theo một cách tự nhiên, khơng khiên cưỡng. Khi chồng nóng
thì vợ bớt lời, khi cha mẹ già ốm đau, bệnh tật thì con cháu quan tâm, động viên, chăm sóc.
Con cháu trong gia đình luôn đối xử với ông bà, cha mẹ bằng tấm lịng hiếu kính, ứng xử
với hàng xóm, xã hội bằng thái độ hịa nhã, lịch sự.
Chính gia lễ, gia phong ấy là cái gốc của gia đình, giữ cho con người, gia đình và xã hội
Việt Nam một sức sống mãnh liệt và sự trong sáng với cội nguồn qua bao đời nay.
Thời nay, dù văn hóa ứng xử trong gia đình có thay đổi rất nhiều so với ngày xưa,
nhưng những khn phép của mỗi gia đình vẫn khơng thể thiếu được. Từ thực tế những gia
đình vẫn giữ được cái cốt cách văn hóa ứng xử thanh lịch cho thấy, ứng xử trong gia đình
chính là phương châm trong giáo dục, dạy dỗ con cái từ nhỏ. Đó là biết yêu thương, quan
tâm tới nhau và sống có trách nhiệm: Trách nhiệm với gia đình, với người thân, bạn bè...
Đặc biệt, những người bà, người mẹ, ngay từ khi con cịn nhỏ đã giúp con hình thành
khung văn hóa thể hiện ở cách đi đứng, ăn nói và điều này giúp hình thành nhân cách và
đây cũng chính là những khuôn phép không thể thiếu.
Việc tổ chức gia đình tốt và giáo dục trong gia đình chu đáo sẽ có tác động sâu xa
đến việc hình thành nhân cách con người, tạo tiền đề quan trọng để cung cấp nguồn nhân
lực đáp ứng với yêu cầu của đất nước trong quá trình phát triển. Vì vậy, giáo dục gia đình
thể hiện tính đa dạng và nhiều chiều, nó vừa có ảnh hưởng của cá nhân đối với cá nhân
(giữa cha mẹ với con cái; giữa ông bà với cháu) vừa có ảnh hưởng của cả tập thể gia đình


liên kết với nhau tác động đến từng cá nhân qua lối sống, nếp sống ở mỗi gia đình.
Gia đình vẫn được coi là một trong những giá trị tinh thần vô cùng quý giá của nhân loại,
cần được giữ gìn và phát huy. Đặc biệt ở Việt Nam vấn đề gia đình đã được Đảng, Nhà
nước rất quan tâm, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo như Chỉ thị 49/CT-TW, Thủ tướng
Chính phủ chọn ngày 28/6 là Ngày Gia đình Việt Nam và đều hướng tới mục tiêu xây
dựng gia đình Việt Nam “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững”.

Ứng xử trong gia đình là hoạt động quan trọng góp phần thực hiện các chức năng của gia
đình, đặc biệt là chức năng giáo dục và xã hội hóa con người. Thơng qua hoạt động ứng
xử, giao tiếp các thành viên gia đình, giữa gia đình và ngồi xã hội tạo nên nét văn hóa
mang màu sắc của từng gia đình riêng và cũng qua đó tạo nên văn hóa cộng đồng, dân tộc.
Gia đình là nơi yên bình để trở về, nơi nhu cầu tinh thần, tâm tư, tình cảm được xây đắp,
nơi làm vơi nhẹ nỗi khó khăn nhọc nhằn của con người trong cuộc sống. Trong xã hội hiện
đại với nhiều phương tiện kết nối hơn nhưng thời gian sinh hoạt gia đình bị bó hẹp do vậy
ứng xử càng ít đi và chất lượng ứng xử có chiều hướng suy giảm.
Một thực tế đáng buồn là sự xuống cấp của những nguyên tắc, chuẩn mực trong gia đình,
sự vi phạm cũng như việc chấp nhận những sai lệch chuẩn mực xã hội trong gia đình đã
diễn ra một cách dễ dàng và khá phổ biến. Những giá trị đạo đức truyền thống đang bị xói
mịn mạnh mẽ. Một phần của nguyên nhân này là do các gia đình chưa quan tâm đúng mức
đến việc giáo dục các giá trị truyền thống cho con em mình.
Chúng ta sẽ cịn phải tiếp tục chung sống với những hiện tượng “nhiễu loạn giá trị
gia đình” nhưng khơng có nghĩa là chúng ta sẽ quy phục nó như là những kẻ bị động. Cần
phải dựa trên những chuẩn mực cao nhất về tính nhân đạo trong việc định hướng sự phát
triển của gia đình và các mối quan hệ gia đình. Chỉ như vậy, chúng ta mới có thể khơng chỉ
phát huy được vị trí và vai trị của gia đình đối với cơng cuộc xây dựng và phát triển đất
nước mà cịn chủ động xây dựng những chuẩn mực và giá trị gia đình mới phù hợp với xã
hội hiện đại, làm cho văn hóa ứng xử trong gia đình mãi là nét đẹp của người dân đất Việt,
góp phần cho văn hóa dân tộc thăng hoa. Sau đây em xin trình bày lại BỘ TIÊU CHÍ
ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH được ban hành kèm theo Quyết định 224/QĐ-BVHTTDL
ngày 28/01/2022, cụ thể gồm có 05 tiêu chí sau đây:


1. Tiêu chí ứng xử chung: Tơn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ
- Nguyên tắc “Tôn trọng”: Đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá, quan điểm, sự
lựa chọn và lợi ích của nhau; tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhau.
- Ngun tắc “Bình đẳng”: Có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội
phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành

quả của sự phát triển đó.
- Ngun tắc “u thương”: Có tình cảm gắn bó, quan tâm chăm sóc nhau.
- Nguyên tắc “Chia sẻ”; Cùng nhau vun đắp tình cảm, chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau lúc
khó khăn, hoạn nạn.
2. Tiêu chí ứng xử của vợ, chồng: Chung thủy, nghĩa tình
- Vợ chồng cùng nhau xây dựng hôn nhân bền vững, không vi phạm chế độ hôn nhân một
vợ một chồng.
- Yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ cơng việc trong gia
đình, cùng có trách nhiệm ni dạy con, làm việc nhà, đóng góp tài chính gia đình.
- Tạo điều kiện giúp đỡ nhau lựa chọn nghề nghiệp, học tập, nâng cao trình độ, tham gia
các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Lắng nghe, cùng nhau thảo luận, thống nhất và quyết định những vấn đề chung của gia
đình; hịa nhã với nhau.
3. Tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu: Gương mẫu, yêu thương
- Cha mẹ, ông bà làm gương tốt cho con, cháu trong cử chỉ, hành động, lời nói; có tình cảm
gắn bó gần gũi với con cháu.
- Quan tâm, ni dưỡng, chăm sóc, dạy bảo con cháu khi con cháu cịn nhỏ; khi con, cháu
khơng có khả năng tự ni sống, chăm sóc bản thân.
- Trao truyền các giá trị truyền thống, kinh nghiệm sống cho con cháu; giáo dục, động viên
con cháu thực hiện lối sống văn hóa, ý thức cơng dân, giữ gìn nền nếp, gia phong.
4. Tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà: Hiếu thảo, lễ phép
- Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ơng bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình
cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình.


- Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia
đình những cơng việc phù hợp với độ tuổi, giới tính.
- Thăm hỏi, chăm sóc động viên, ni dưỡng cha mẹ, ông bà khi cha mẹ, ông bà ốm đau,
già yếu, gặp khó khăn trong cuộc sống.
5. Tiêu chí ứng xử của anh, chị, em: Hòa thuận, chia sẻ

- Anh, chị, em tôn trọng, bảo nhau điều hay, lẽ phải.
- Anh chị bao dung đối với em, em kính trọng anh chị.
- Cùng chia sẻ với nhau công việc chung trong gia đình, giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn
nạn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×