Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Thư tín dụng bài thử nghiệm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.15 KB, 20 trang )

THANH TOÁN QUỐC TẾ
GVHD: Nguyễn Ngọc Bảo
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯ TÍN DỤNG
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG.
1.1.1. Khái niệm.
Thư tín dụng (Letter of credit – L/C ) là một văn bản pháp lý được phát hành
bởi một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng), nhằm cung cấp một sự bảo
đảm trả tiền cho một người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát
trong phạm vi số tiền đó trên cơ sở người thụ hưởng phải đáp ứng các điều khoản
trong thư tín dụng. Điều này có nghĩa là: Khi một người thụ hưởng hoặc một ngân
hàng xuất trình (đại diện của người thụ hưởng) thỏa mãn ngân hàng phát hành hoặc
ngân hàng xác nhận trong khoảng thời gian có hiệu lực của L/C (nếu có) những điều
kiện sau đây:
 Các chứng từ cần thiết thỏa mãn điều khoản và điều kiện của L/C. Chẳng hạn như:
V ận đơn (bản gốc và nhiều bản sao), hóa đơn lãnh sự, hối phiếu, hợp đồng bảo
hiểm v.v
 Các thông lệ trong UCP và hoạt động ngân hàng quốc tế.
 Các thông lệ của ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận (nếu có). Nói một
cách ngắn gọn, một thư tín dụng là:
+ Một loại chứng từ thanh toán .
+ Do bên mua (hoặc bên nhập khẩu) yêu cầu mở.
+ Liên lạc thông qua các kênh ngân hàng.
+ Được trả bởi ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận thông qua
ngân hàng thông báo (advising bank tại nước người thụ hưởng) trong một khoảng thời
gian xác định nếu đã xuất trình các loại chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện,
điều khoản. Các tổ chức tài chính không phải là ngân hàng cũng có thể phát hành
L/C.Tín dụng thư cũng có thể là nguồn thanh toán cho một giao dịch, nghĩa là một nhà
xuất khẩu sẽ được trả tiền bằng cách mua lại L/C. L/C được sử dụng chủ yếu trong
giao dịch thương mại quốc tế có giá trị lớn. L/C cũng được dùng trong quá trình phát
triển điền sản để bảo đảm rằng những cơ sở hạ tầng công cộng đã được phê duyệt (như
đường xá, vỉa hè, kè chắn sóng v.v) sẽ được xây dựng


1.1.2. Các bên tham gia phương thức tín dụng.
Qua khái niệm thư tín dụng, chúng ta có thể thấy các bên tham gia trong thư tín
dụng gồm:
 Người xin mở L/C (Applicant): Thông thường là người mua hay là tổ chức nhập
khẩu.
 Người hưởng lợi (Benificiary): Là người bán hay người xuất khẩu hàng hóa.
Nhóm 05 Page 1
THANH TOÁN QUỐC TẾ
GVHD: Nguyễn Ngọc Bảo
 Ngân hàng mở hay ngân hàng phát hành thư tín dụng (The issuing bank): Là ngân
hàng phục vụ người nhập khẩu, ở bên nước người nhập khẩu, cung cấptín dụng cho
nhà nhập khẩu và là ngân hàng thường được hai bên nhập khẩuvà xuất khẩu thỏa
thuận, lựa chọn và dược quy định trong hợp đồng thương mại. Nếu chưa có sự quy
định trước người nhập khẩu có quyền lựa chọn.
 Ngân hàng thông báo thư tín dụng (The advising bank): Là ngân hàng phục vụ
người xuất khẩu, thông báo cho người xuất khẩu biết thư tín dụng đã mở. Ngân hàng
này thường ở nước người xuất khẩu và có thể là ngân hàng chi nhánh hoặc đại ly của
ngân hàng phát hành thư tín dụng. Ngoài ra, còn có thể có các ngân hàng khác tham
gia vào phương thức thanh toán này:
 Ngân hàng xác nhận (The confirming bank): Là ngân hàng xác nhận trách nhiệm
của mình sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng, bảo đảm việc trả tiền cho người xuất
khẩu trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán.
Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báothư tín dụng hay là môt ngân
hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu. Thườnglà một ngân hàng lớn, có uy tín trên thị
trường tín dụng và tài chính quốc tế.
 Ngân hàng thanh toán (The paying bank): Có thể là ngân hàng mở thư tíndụng hoặc
có thể là ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng chỉđịnh thay mình thanh
toán trả tiền hay chiết khấu hối phiếu cho người xuất khẩu.
 Ngân hàng thương lượng (The negotiating bank): Là Ngân hàng đứng ra thương
lượng cho bộ chứng từ và thường cũng là ngân hàng thông báo L/C. Trường hợp L/C

qui định thương lượng tự do thì bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể là ngân hàng thương
lượng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp L/C qui định thương lượng tại một ngân hàng
nhất định.
 Ngân hàng chuyển nhượng (The transferring bank), Ngân hàng chỉ định
(Thenominated bank), Ngân hàng hoàn trả (The reimbursing bank), Ngân hàng đòi
tiền (The claiming bank), Ngân hàng chấp nhận (The accepting bank), Ngân hàng
chuyển chứng từ (The remitting bank). Tất cả được giao trách nhiệm cụ thể trong thư
tín dụng.
1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA THANH TOÁN TÍN DỤNG.
Quy tắc về tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform
customs and practice for documentary credits UCP DC) của ICC. Đến nay UCP đã 5
lần sửa đổi vào 1952, 1962, 1974,1983 (UCP 400), 1993 (UCP 500). Hiện nay UCP
được sử dụng tại 180 nước trên thế giới, 1962 lần đầu tiên được dịch ra tiếng Việt.
Số hiệu 500 ban hành 1993 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1994, UCP 600 có hiệu lực
vào ngày 1/1/2007.
Tháng 12/1996, trên tinh thần cụ thể hóa điều 19 của UCP 500, ICC đã ban hành
quy tắc số 525 thống nhất về bồi hoàn chuyển tiền giữa các NH với nhau với nhau
Nhóm 05 Page 2
THANH TOÁN QUỐC TẾ
GVHD: Nguyễn Ngọc Bảo
(Uniform rules for bank to bank reimbursements under documentary credits URR 525)
có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1996. Ở Việt Nam bắt đầu thực hiện kể từ ngày 1/7/1996.
Đáp ứng yêu cầu cách xử lý chứng từ điện tử trong tín dụng chứng từ được ICC đề
cập trong cuộc họp ngày 24/5/2000 tại Paris, sau 18 tháng nỗ lực thực hiện, ICC cho ra
đời văn bản bổ sung e.UCP (được coi là UCP 500.1) có hiệu lực tháng 2/2002
Đầu 2003, ICC cho ra đời văn bản No. 465 ISBP – The International Standard
Banking Practice for examination of documents under documentary credits ( Thực
hành NH theo tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo TD chứng từ).
Tháng 1/2007 áp dụng UCP600.
Ngoài ra tín dụng chứng từ còn được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý như:

Incorterm 2000, luật hối phiếu, và các tập quán thương mại quốc tế. Trên thực tế
tập quán thương mại quốc tế có ảnh hưởng nhất định đến việc hai bên lựa chọn các
điều khoản trong hợp đồng.
1.3 PHÂN LOẠI:
1.3.1 Căn cứ vào đặc điểm nghiệp vụ:
1.3.1.1 Phân theo loại hình (styles):
 L/C không hủy ngang( Irevocable L/C).
 L/C hủy ngang (Revocable L/C)
1.3.1.2 Phân theo phương thức sử dụng (uses):
 L/C không hủy ngang có giá trị trực tiếp( Irrevocable Straight L/C)
 L/C không hủy ngang được chiết khấu (Irrevocable Negotiable L/C)
 L/C không hủy ngang không xác nhận( Irrovocable Unconfirmed L/C).
 L/C không hủy ngang, có xác nhận (IrrovocableConfirmed L/C).
 L/C tuần hoàn (Revolving L/C)
 L/C với điều kiện khoản đỏ( Red Clause L/C)
 L/C dự phòng ( Standby L/C).
 L/C chuyển nhượng (Transferable L/C)
 L/C giáp lưng ( Back – To – Back L/C)
1.3.1.3 Phân theo thời điểm thanh toán ( payment):
 L/C trả ngay (sight L/C)
 L/C kỳ hạn trả chậm ( deferred L/C)
 L/C kỳ hạn chấp nhận ( acceptance L/C)
1.3.2 Căn cứ vào tính chất thông dụng:
1.3.2.1 L/C có thể hủy ngang ( Revocable L/C):
Là L/C mà người mở (nhà nhập khẩu) có quyền đề nghị Ngân Hàng Phát Hành
(NHPH) sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp thuận
và thông báo trước của người thụ hưởng (nhà xuất khẩu).
Nhóm 05 Page 3
THANH TOÁN QUỐC TẾ
GVHD: Nguyễn Ngọc Bảo

Tuy nhiên, khi hàng hóa đã được giao, ngân hàng mới thông báo lệnh hủy bỏ
hoặc sửa đổi bổ sung thì lệnh này không có giá trị; nghĩa là khi đó NHPHL/C vẫn phải
thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết, coi như khôngcó việc đó hủy bỏ xảy ra.
Vì tình trạng thanh toán bấp bênh, đặc biệt quyền lợi người xuất khẩu không còn
bảo đảm, do đó, loại L/C này hầu như không được sử dụng trongthực thế mà chỉ tồn
tại trên lý thuyết.
1.3.2.2 L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C):
Là L/C mà sau khi đã mở, thì NHPH không đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời
hạn hiệu lực của L/C nếu không có sự đồng thuận của người hưởng thụ và Ngân Hàng
Xác Nhận (NHXN) (nếu có).
Do quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo, do đó, loại L/C này được sử
dụng phổ biến nhất hiện nay trong thanh toán quốc tế.
Một loại L/C không ghi chữ “ Irrevocable” thì vẫn được coi là không hủy ngang,
trừ khi nó nói rõ là có thể hủy ngang.
Với quy tắc này, những người tham gia giao dịch L/C thì phải có nhậnthức
rằng đã là L/C thì phải là loại không hủy ngang, trừ khi nó nói rõ là cóthể hủy ngang.
Nhưng một L/C không hủy ngang không có nghĩa là không thể hủy bỏ. Trong
trường hợp các bên cùng nhau đồng ý hủy bỏ L/c thì L/C đó được công nhận không
còn giá trị thực hiện. Tuy nhiên, sau khi thỏa thuận với người thụ hưởng về hủy bỏ
L/C, người mở phải thương lượng với NHPH, ngân hang này lien hệ với NHXN( nếu
có) để có được xác nhận đồng ý hủy bỏ L/C. Như vậy, một L/C muốn hủy bỏ phải
được sự đồng thuận của người thụ hưởng, NHPH và NHXN( nếu có).
1.3.2.3 L/C không hủy ngang có xác nhận (Confirmed IrrevocableL/C):
Là L/C không thể bỏ.
Theo yêu cầu của NHPH, một ngân hàng khác xác nhận trả tiền cho L/C này.
Trách nhiệm trả tiền L/C của NHXN là giống như NHPH, do đó NHPH phải trả
phí xác nhận và thường là phải ký quỹ tại NHXN. Tỷ lệ kí quỹ có khi lên đến 100% trị
giá của L/C.Do có 2 ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền, nên L/C loại này là đảm bảo
nhất cho nhà xuất khẩu.
1.3.3 Các loại L/C đặc biệt:

1.3.3.1 L/C tuần hoàn (Revolving L/C) :
Là L/C không thể huỷ ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết
thời hạn hiệu lực thì nó lại (tự động) có giá trị như cũ và được tiếp tục sử dụng một
cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được
thực hiện.
Trường hợp sử dụng: Đối với các mặt hàng được mua bán thường xuyên, định kì,
số lượng lớn, giao nhiều lần trong một thời gian nhất định hoặc các bên mua bán quen
thuộc và tin cậy lẫn nhau thì nên dùng L/C tuần hoàn để tránh sự ứ đọng vốn không
cần thiết, có lợi cho cả đôi bên mua bán. Bởi vì nếu mỗi lần giao hàng lại kí hợp đồng,
Nhóm 05 Page 4
THANH TOÁN QUỐC TẾ
GVHD: Nguyễn Ngọc Bảo
mở một L/C thì mất nhiều thì giờ để kí kết hay làm thủ tục mở L/C. Người bán thì
không chủ động về đầu ra, còn người mua thì không chủ động về nguồn hàng.
Loại L/C tuần hoàn được dùng rất phổ biến trong trường hợp buôn bánvới các
bạn hàng quen thuộc có tiếng trên thị trường và các bên tin cậy lẫn nhau.
Thông thường có 3 cách tuần hoàn như sau:
Tuần hoàn tự động: L/C sau tự động có giá trị như cũ mà không cấn có sựthông
báo của NHPH cho nhà xuất khẩu biết.
Tuấn hoàn bán tự động: Nếu sau một số ngày nhất định kể từ ngày L/C hết hạn
hiệu lực hoặc đã sử dụng hết mà NHPH không có ý kiến gì thì L/C kế tiếp tự động có
giá trị như cũ.
Tuần hoàn hạn chế: là chỉ khi nào NHPH thông báo cho người bán thì L/C kế tiếp
mới có hiệu lực.
L/C tuần hoàn cần ghi rõ ngày hiết hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn và số tiền
tối thiểu của mỗi lần. Đồng thời phải ghi rõ có cho phép số dư của L/C trước cộng dồn
vào vào những L/C kế tiếp không, nếu không cho phép thì gọi là L/C tuần hoàn không
tích lũy, nếu không cho phép thì gọi là L/Ctuần hoàn không tích lũy (non-cumulative
revolving L/C), còn nếu cho phép cộng dồn thì gọi là L/C tuần hoàn tích lũy
(cumulative revolving L/C).

1.3.3.2 L/C dự phòng (Standby L/C):
Để bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu đã nhận
được L/c, tiền đặt cọc và tiền ứng trước, nhưng không có khả năng giao hàng, hoặc
không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã qui định trong L/C, đòi hỏi ngân hàng
phục vụ nhà xuất khẩu phát hành một L/C trong đó cam kết với người nhập khẩu là sẽ
hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho nhà nhập khẩu.
Một L/C như vậy gọi là L/C dự phòng.
1.3.3.3 L/C đối ứng (Reciprocal L/C):
L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó được mở.
Trong hai L/C sẽ có một L/C mở trước phải ghi: “L/C này chỉ có hiệu lực khi
người thụ hưởng đã mở lại L/C đối ứng cho người mở L/C này hưởng”;và trong L/C
đối ứng phải ghi câu: “L/C này đối ứng với L/C số… mở ngày… tại ngân hàng…”
 Trường hợp sử dụng và đặc điểm:
 Nhà cung cấp nguyên liệu và nhà gia công ở hai nước khác nhau.
 Trong phương thức mua bán hàng đổi hàng.
 Bảo đảm quyền lợi cho người gia công vì sản phẩn làm ra có đặc điểm riêngdo
người đặt hàng quy định nên chỉ có người đặt hàng tiêu thụ.
 Trong giao dịch, người bán đồng thời là người mua và ngược lại.
 Người mở L/C này là người hưởng lợi từ L/C kia và ngược lại.
1.3.3.4 L/C chuyển nhượng (Transferable L/C):
Là L/C không hủy ngang, theo đó, người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một
phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đòi tiền mà mình có được
Nhóm 05 Page 5
THANH TOÁN QUỐC TẾ
GVHD: Nguyễn Ngọc Bảo
cho người hưởng lợi thứ hai, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình 1 phần
của thương vụ.
Như vậy, chuyển nhượng quyền ký phát hối phiếu là khác biệt với quyền có thể
nhượng các khoản thu từ L/C cho người khác hưởng.
L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng 1 lần.

Chi phái chuyển nhượng thường do người hưởng lợi ban đầu chịu.
Được sử dụng khi người hưởng lợi thứ nhất không tự cung tự cấp được hàng hóa
mà chỉ là 1 người môi giới. Sự chuyển nhượng phải thực hiện cho L/C gốc.
Việc chuyển nhượng L/C không có nghĩa là hợp đồng mua bán cũng được
chuyển nhượng.Người chuyển nhượng ban đầu vẫn là người chịu tráchnhiệm chính
với nhà nhập khẩu.
Trường hợp người hưởng lợi thứ hai không giao hàng hay không giao đúng hàng
hay chứng từ không hoàn hảo, thì người hưởng lợi thứ nhất phải chịu trách nhiệm vầ
phía trên xuất khẩu theo hợp đồng đã ký.
1.3.3.5 L/C giáp lưng (Back- to-Back L/C):
L/C giáp lưng là một tín dụng mới mở dựa trên cơ sở một L/C đã có – tín dụng
không chuyển nhượng (tín dụng gốc) – cho một người thụ hưởng khác.
Trong khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn
cứ vào nội dung L/C này và nội dung chính L/C để chấp nhận mở một L/C khác hưởng
với nội dung gần giống như L/C ban đầu.
L/C được đem đi thế chấp gọi là L/C chủ hay L/C gốc (Master L/C hay banking
L/C); L/C sau gọi là giáp lưng ( Back-to- Back L/C) hay còn gọi là L/C đối, L/C phụ
(Counter L/C or Subsidiary L/C); còn người xin mở L/c giáp lưng gọi là nhà trung
gian.
Mặc dù gọi là L/C giáp lưng nhưng cả hai L/C này đều không ghi tiêu đề như
vậy. Giáp lưng được hiểu trên tổng thể của 1 giao dịch thương mại sử dụng hai L/C
riêng biệt, cái sau dựa trên cái trước và cái trước đảm bảo.
Giữa L/C chủ và L/C đối không có mối liên hệ pháp lý nào. Người mở L/C chủ
không có liên quan gì đến L/C đối, còn người hưởng thụ L/C đối cũng không ảnh
hưởng đến L/C chủ.
Tuy hai L/C gốc và L/C đối giống nhau nhưng xét cụ thể thì có một số điểm khác
nhau.
Trong hai L/C sẽ có một L/C mở trước phải ghi: “L/C này chỉ có hiệu lực khi
người thụ hưởng đã mở lại L/C đối ứng cho người mở L/C này hưởng”; và trong L/C
đối ứng phải ghi câu: “L/C này đối ứng với L/C số… mở ngày… tại ngân hàng…”

 Trường hợp sử dụng và đặc điểm:
 Nhà cung cấp nguyên liệu và nhà gia công ở hai nước khác nhau.
 Trong phương thức mua bán hàng đổi hàng.
 Bảo đảm quyền lợi cho người gia công vì sản phẩn làm ra có đặc điểm riêng
do người đặt hàng quy định nên chỉ có người đặt hàng tiêu thụ.
Nhóm 05 Page 6
THANH TOÁN QUỐC TẾ
GVHD: Nguyễn Ngọc Bảo
 Trong giao dịch, người bán đồng thơi là người mua và ngược lại. Người mở
L/C này là người hưởng lợi từ L/C kia và ngược lại.

1.3.3.6 L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C):
Là L/C mà NHPH cho phép NHTB ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng
hoá, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hoá theo L/C đã mở, nghĩalà tín dụng thương
mại, mà không phải là tín dụng của NHTB hay NHPH. NHTB chỉ thực hiện các thủ
tục theo điều khoản của L/C mà không cam kết hoặc chịu trách nhiệm về số tiền
đóViệc ứng tiền được NHPH uỷ quyền cho NHTB thực hiện. Sau đó (hoặc trước đó),
NHPH sẽ (hoặc đã) trích tài khoản của người mở chuyển (hoặc hoàn trả) cho NHTB.
Gọi là L/C điều khoản đỏ vì trước đây đây được in bằng mực đỏ để tăng sự chú ý.
Từ “Red Clause” ngày nay được hiểu bởi nhiều thuật ngũ khác nhau
như:“Advance Clause” (điều khoản ứng trước), hoặc “Special Clause” (điều khoản đặc
biệt). Theo đó, người mở L/C cam kết tài trợ cho nhà XK ngay khi L/C được mở.
Với “điều khoản đỏ”, NHPH cam kết ứng trước một số tiền của L/C khi nhận
được các chứng từ, thông thường là :
 Hối phiếu của số tiền ứng trước.
 Hoá đơn.
 Giấy nhận nợ hoặc cam kết giao hàng.
Hiện nay, Red Clause đã đựơc sử dụng trong thanh toán XNK khá rộng rãi, nhất
là đối với hàng hoá nông sản, lâm, thổ sản có thời vụ như cà phê, lúa, gạo, ngô, hạt
điều, lông cừu và một số mặt hàng khác.

1.4. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA MỘT THƯ TÍN DỤNG.
1.4.1. Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C (No of L/C, place and date of issuing).
Số hiệu tạo thuận tiện trong việc trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan
trong quá trình giao dịch thanh toán và ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng
từ thanh toán.
Địa điểm mở (Place of issuing): Là nơi mà ngân hàng mở L/C viết cam kết trả
tiền cho người xuất khẩu…
Ngày mở (Issuing date): Là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở
với người xuất khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và là căn cứ để
người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng hạn
như đã quy định trong hợp đồng không.
1.4.2. Loại thư tín dụng: Mỗi loại L/C đều có tính chất, nội dung khác nhau,
quyền lợi nghĩa vụ của các bên liên quan cũng khác nhau nên cần xác nhận loại thư
tín dụng cần mở.
Nhóm 05 Page 7
THANH TOÁN QUỐC TẾ
GVHD: Nguyễn Ngọc Bảo
1.4.3. Tên địa chỉ của người thụ hưởng (Beneficiary): Có liên quan đến phương
thức tín dụng chứng từ.
1.4.4. Số tiền của thư tín dụng (Amount of money): Số tiền của L/C vừa ghi bằng
số, vừa ghi bằng chữ và thống nhất với nhau họăc có thể chỉ cần số tiền bằng số. Tên
của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng. Cách ghi số tiền tốt nhất là ghi một số giới hạn mà
người xuất khẩu có thể đạt được. Những từ “khoảng chừng, độ khoảng hoặc những từ
ngữ tương tự được dùng để chỉ biên độ số tiền của L/C cho phép xê dịch hơn kém
không quá 10% của tổng số tiền đó.
1.4.5. Thời hạn hiệu lực (Expiry date): Là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết
trả tiền cho người xuất khẩu nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời
hạn đó và phù hợp với L/C.
1.4.6.Thời hạn trả tiền của L/C (Latest payment date): Là thời hạn trả tiền ngay
hay trả tiền về sau. Điều này có thể nhận dạng ở hối phiếu của người xuất khẩu ký

phát. Thời hạn về giao hàng cũng được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy
định như đã phân tích ở trên, thời hạn giao hàng có thể có quan hệ chặt chẽ với thời
hạn hiệu lực của L/C.
1.4.7.Thời hạn giao hàng (shipment date): Là thời hạn quy định bên bán phải
chuyển giao hàng cho bên mua kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực.
1.4.8. Những nội dung về hàng hoá (Description of goods): Tên hàng, số lượng,
trọng lượng (có cả sai lệch cho phép) , giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã
hiệu cũng được ghi vào thư tín dụng.
1.4.9. Những nội dung về vận tải (Shipment term): Giao nhận hàng hoá như điều
kiện có sở giao hàng, nơi gửi, giao hàng từng phần nơi giao hàng cũng được ghi vào
thư tín dụng.
1.4.10. Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình (Documents for
payment): Là nội dung then chốt của thư tín dụng, bởi vì bộ chứng từ quy định trong
thư tín dụng là môt bằng chứng của người xuất khẩu chứng mình rằng mình đã hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những quy định của thư tín dụng.
1.4.11. Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C: Là nội dung cuối cùng của thư
tín dụng và nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C.
1.4.12. Những điều kiện đăc biệt khác: Như phí ngân hàng được tính cho bên nào,
điều kiện đặc biệt hướng dẫn đối với ngân hàng chiết khấu, dẫn chiếu số UCP áp
dụng…
1.4.13. Chữ ký của ngân hàng mở L/C : L/C thực chất là một khế ước dân sự, do
vậy người ký nó cũng phải là người có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực pháp lý để
tham gia và thực hiện quan hệ dân luật. L/C mở bằng thư phải được ký bằng chữ ký
Nhóm 05 Page 8
THANH TOÁN QUỐC TẾ
GVHD: Nguyễn Ngọc Bảo
đã được lưu ký tại ngân hàng đại lý. L/C mở bằng điện phải có sự đồng ý của ngân
hàng và căn cứ vào mã khóa (textkey) của L/C.
CHUONG 2: QUY TRÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC THANH
TOÁN TDCT.

2.1. QUY TRÌNH THỰC HIỆN:
2.1.1. Quy trình mở L/C.
Bước 1 :Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoai thương, tổ chức nhập khẩu lập
giấy đề nghị mở L/C gửi đến ngân hàng phục vụ mình (nơi đơn vị nhập khẩu mở tài
Nhóm 05 Page 9
THANH TOÁN QUỐC TẾ
GVHD: Nguyễn Ngọc Bảo
khoản ngoại tệ) để yêu cầu ngân hàng mở một L/C cho người bán hay người xuất
khẩu. Hồ sơ mở L/C: (nộp vào phòng TTQT của NH thương mại) gồm:
 Giấy đề nghị mở thư tín dụng
 Hợp đồng mua bán ngoại thương
Giấy phép nhập khẩu, thư bảo lãnh NH (nếu có) và một số chứng từ khác có
liên quan.
 Báo cáo tài chính
 Phương án sản xuất kinh doanh.
 Hồ sơ về tài sản bảo đảm (nếu vay NH thanh toán L/C hoặc mở L/C trả chậm).
Phòng tín dụng tiến hành thẩm định → ra quyết định:
Chấp thuận hoặc từ chối mở L/C.
Mức ký quỹ L/C.
Khách hàng tiến hành ký quỹ L/C, nếu số dư TK tiền gởi ngoại tệ không đủ để ký
quỹ thì có thể xin mua ngoại tệ ký quỹ L/C
NH mở L/C hoàn tất hồ sơ mở L/C
Bước 2 :Căn cứ vào yêu cầu mở thư tín dụng của tổ chức nhập khẩu và các
chứng từ có liên quan, nếu đồng ý ngân hàng trích tài khoản đơn vị mở tài khoản tín
dụng số tiền ký quỹ bằng 100% trị giá thư tín dụng trong trường hợp L/C trả ngay
hoặc một tỷ lệ phần trăm trên trị giá thư tín dụng trong trường hợp L/C trả chậm.
Ngân hàng phát hành L/C→Soạn thảo L/C – kiểm tra L/C→Xin test→Xin ý kiến
của lãnh đạo phòng→Chuyển L/C qua hệ thống swift→In L/C giao cho nhà NK→Thu
phí.
Nhóm 05 Page 10

THANH TOÁN QUỐC TẾ
GVHD: Nguyễn Ngọc Bảo
Bước 3: Khi nhận được thư tín dụng của ngân hàng mở L/C gởi đến, ngân hàng
thông báo sẽ tiến hành kiểm tra, xác nhận báo điện mở L/C, rồi chuyển bản chính L/C
cho nhà xuất khẩu dưới hình thức văn bản nguyên văn. Nếu gửi bằng thư thì kiểm tra
chữ ký, nếu gửi điện thì kiểm mã.
Ngân hàng thông báo L/C→Kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C→Kiểm tra
nội dung L/C→Thông báo L/C và kèm theo xác nhận L/C nếu có (thông báo
L/C)→Thu phí : phí thông báo, phí xác nhận (nếu có), điện phí
2.1.2. Quy trình thanh toán L/C:
 Quy trình thanh toán L/C tại ngân hàng mở L/C.
 Quy trình thanh toán tại ngân hàng chỉ định trên L/C.
Bước 4: Tổ chức xuất khẩu nhận được thư tín dụng do ngân hàng thông báo gởi
đến tiến hành kiểm tra và đối chiếu với hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký trước
đây. Sau khi kiểm tra chặt chẽ L/C nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng cho bên nhập
khẩu, nếu không đồng ý thì đề nghị bên nhập khẩu điều chỉnh hoặc bổ sung thêm cho
đến khi hoàn chỉnh mới giao hàng.
Nhóm 05 Page 11
THANH TOÁN QUỐC TẾ
GVHD: Nguyễn Ngọc Bảo
Nhà XK tiến hành kiểm tra L/C nếu đồng ý thì chuẩn bị hàng→Giao hàng→Nếu
không đồng ý có quyền điều chỉnh thư tín dụng (trước khi giao hàng, trước khi xuất
trình bộ chứng từ vào NH thông báo, và phải trong thời gian còn hiệu lực của L/C).
Bước 5: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, tổ chức xuất khẩu lập bộ chứng
từ thanh toán theo đúng điều khoản trong thư tín dụng xuất trình cho ngân hàng thông
báo để yêu cầu thanh toán.
Nhà XK tiến hành nộp bộ chứng từ vào NH thông báo, bao gồm:
Thư yêu cầu thanh toán bộ chứng từ theo hình thức L/C.
Bộ chứng từ.
Bảng kê chứng từ.

Bước 6: Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu nhận, kiểm tra và xử lý bộ chứng từ
do đơn vị xuất khẩu nộp vào:
- NH thông báo làm thủ tục tiếp nhận bộ chứng từ
- Kiểm tra bộ chứng từ : Kiểm tra trên bề mặt chứng từ phù hợp với điều khoản điều
kiện L/C một cách cẩn thận và hợp lý :
Kiểm tra sơ bộ
Kiểm tra chi tiết :Tính chân thật, tính thống nhất (từng chứng từ và giữa các
chứng từ), tính đầy đủ (bao nhiêu loại, số lượng mỗi loại).
Xử lý chứng từ :
Nếu bộ chứng từ bất hợp lệ: Nhẹ (bổ sung sửa đổi CT); nặng (đề nghị chuyển
sang phương thức khác)
Nếu bộ chứng từ hợp lệ thì NH thông báo sẽ chuyển bộ chứng từ ra nước ngoài
(đến NH phát hành L/C).
Bước 7: Ngân hàng mở L/C nhận được bộ chứng từ thanh toán do bên xuất khẩu
gửi đến tiến hành kiểm tra đối chiếu với những điều khoản quy định trên L/C đã mở
trước đây. Nếu thấy phù hợp ngân hàng mở L/C sẽ thanh toán cho bên xuất khẩu theo
lệnh của ngân hàng thông báo:
Bước 8: Nhận được điện báo có về khoản thanh toán bộ chứng từ hàng xuất
khẩu, ngân hàng báo có cho tổ chức xuất khẩu hoặc thông báo hối phiếu có kỳ hạn đã
được chấp nhận thanh toán và cũng có thể nhận được thông báo về sự từ chối của
ngân hàng mở L/C.
Bước 9: Ngân hàng mở L/C yêu cầu người xin mở L/C thanh toán và chuyển bọ
chứng từ cho người xin mở L/C (Người nhập khẩu).
* Tóm lại:
Nhóm 05 Page 12
THANH TOÁN QUỐC TẾ
GVHD: Nguyễn Ngọc Bảo
Xét về bản chất, L/C là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cấp cho
người đề nghị mở L/C dưới dạng một bảo lãnh thanh toán có điều kiện. Quy trình thực
hiện L/C diễn ra như sau:

 Người đề nghị mở L/C (Applicant) đến ngân hàng mở L/C (Issuing Bank) đề nghị
mở L/C cho người thụ hường (Beneficiary) được thông báo cho người thụ hưởng
thông qua một ngân hàng thông báo (Advising Bank) do người thụ hưởng chỉ định
(Trường hợp người đề nghị mở L/C và người thụ hưởng L/C không chỉ định được
ngân hàng thông báo, thì ngân hàng phát hành có thể tự chọn ngân hàng thông báo,
nhưng trường hợp này rất ít).
 Khi người thụ hưởng hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hóa hoặc dịch vụ, người thụ
hưởng lập bộ chứng từ (Documents) theo yêu cầu của L/C, xuất trình đến ngân hàng
thông báo, ngân hàng thương lượng (Negotiating Bank) hoặc ngân hàng xuất trình
(Presenting Bank) tùy theo quy định của L/C và nhu cầu của người thụ hưởng. Khi các
ngân hàng nêu trên nhận bộ chứng từ, họ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng
từ, thông báo bất hợp lệ (Discrepancies) cho người thụ hưởng để tiến hành chỉnh sửa
chứng từ (nếu có).
 Trong trường hợp bộ chứng từ phù hợp, ngân hàng nhận chứng từ sẽ tiến hành
chiết khấu (Negotiation) bộ chứng từ và/hoặc gửi bộ chứng từ đi đòi tiền hoặc đi điện
đòi tiền (nếu L/C cho phép đòi tiền bằng điện).
 Khi ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng được chỉ định nhận bộ chứng từ, họ tiến
hành kiểm tra tính hợp lệ bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ hợp lệ, họ sẽ tiến hành thanh
toán (đối với L/C trả ngay) hoặc đi điện chấp nhận thanh toán (đối với L/C trả chậm).
Trong trường hợp bộ chứng từ có bất hợp lệ, họ sẽ đi điện thông báo bất hợp lệ cho
ngân hàng gửi bộ chứng từ để xin chỉ thị đồng thời thông báo cho người đề ngị mở
L/C. Nếu người đề ngị mở L/C và người thụ hưởng L/C thương lượng chấp nhận bất
hợp lệ, ngân hàng nhận chứng từ sẽ giao bộ chứng từ cho người đề nghị mở L/C đổi
lấy thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, nếu hai bên không thỏa thuận được bất hợp
lệ, ngân hàng nhận bộ chứng từ sẽ tiến hành hoàn trả bộ chứng từ cho ngân hàng xuất
trình dựa trên chỉ thị của ngân hàng xuất trình. Trường hợp L/C cho phép đòi tiền bằng
điện, khi nhận được điện đòi tiền, ngân hàng phát hành tiến hành thanh toán cho ngân
hàng đòi tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng bồi hoàn thanh toán.
2.1.3. Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn hình thức thanh toán bằng L/C đối
với người Nhập khẩu/Người mở L/C.

 Trước khi mở L/C, người mua cần thỏa thuận cụ thể với người bán về các
khoản thanh toán, lịch giao hàng, phương tiện giao hàng, và các chứng từ cần
xuất trình.
Nhóm 05 Page 13
THANH TOÁN QUỐC TẾ
GVHD: Nguyễn Ngọc Bảo
 Người mua phải nhận thức rằng L/C không phải là hình thức thanh toán an
toàn tuyệt đối vì ngân hàng chỉ giao dịch trên chứng từ chứ không biết đến hàng
hóa. Nếu chứng từ phù hợp với các điều kiện, điều hoản của L/C thì người mua
phải trả tiền mặc dù hàng hóa đã giao không đúng với hợp đồng.
 Đảm bảo chắc chắn là L/C phù hợp với hợp đồng
 Các điều kiện của L/C phải đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu, không nên đưa vào
L/C các nội dung quá chi tiết và các quy cách kỹ thuật quá phức tạp.
 Trong quá trình giao dịch nếu có nghi ngờ, Quý khách hàng nên liên hệ ngay
với NH để phối hợp xử lý.
 Người mua cầm xem xét để tránh rủi ro do biến động tỷ giá ngoại tệ.
2.2. LỢI ÍCH.
 Thư tín dụng là một công cụ linh hoạt để thực hiện việc thanh toán. Hầu hết mọi
giao dịch thương mại quốc tế đều được đảm bảo an toàn khi sử dụng hình thức này.
Các qui định của L/C đều phải tuân thủ UCP 500, UCP 600 qua đó tạo được sự chặt
chẽ, nhất quán trong giao dịch thương mại quốc tế.
 Nếu lựa chọn và sử dụng đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là sự
an toàn cần thiết cho cả hai bên – đảm bảo là người xuất khẩu phải thực hiện hợp
đồng nghiêm túc và người nhập khẩu sẽ phải thanh toán tiền. Tuy nhiên, để có được
các lợi ích này, cả hai bên nhất thiết phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc và các
qui định.
 Các lợi ích đối với người xuất khẩu:
- Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất
kể việc người mua có muốn trả tiền hay không.
- Người mua không được từ chối thanh toán vì bất cứ lý do gì.

- Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa.
- Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được
tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm).
- Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc
chuẩn bị thực hiện hợp đồng.
 Các lợi ích đối với người nhập khẩu
- Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền.
- Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những
gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán
tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền)…
2.3. RỦI RO VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI 1 SỐ BÊN CÓ LIÊN QUAN:
2.3.1. Đối với nhà nhập khẩu.
2.3.1.1. Rủi ro.
Việc thanh toán của Ngân hàng cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng từ
xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá. Ngân hàng chỉ kiểm
Nhóm 05 Page 14
THANH TOÁN QUỐC TẾ
GVHD: Nguyễn Ngọc Bảo
tra tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ. Nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất
trình chứng từ giả mạo cho Ngân hàng chỉ định để thanh toán. Như vậy, sẽ không có
sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như hợp đồng về số lượng,
chủng loại và không bị hư hỏng gì. Trong trường hợp này nhà nhập khẩu vẫn phải
hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho NH phát hành. Ngoài ra, nhà nhập khẩu còn gặp
phải một số rủi ro sau:
 Rủi ro do đối tác không cung cấp hàng hoá.
Tập đoàn Nestle có nhập khẩu bơ từ hãng Latel của Na Uy để sản xuất các loại sữa
giàu dinh dưỡng. Cuộc mua bán được giới thiệu thông quan một số thông tin trên
Internet. Do đang trong lúc cần nguyên liệu gấp nên Nestle đã nhanh chóng thoả thuận
hợp đồng nhập khẩu với Latel. Họ đã thoả thuận thanh toán theo L/C, vì vội vàng nên
Nestle chưa đề cập kỹ các nội dung cụ thể của L/C mà nhanh chóng chuyển tiền cho

Latel theo L/C thông qua một ngân hàng do Nestle chỉ định. Nhưng rồi, tiền thì được
gửi đi mà hàng thì mãi vẫn chưa thấy về. Tìm hiểu kỹ thì Nestle mới vỡ lẽ ra rằng,
Latel chỉ là một công ty ảo trên mạng, không có thật.
Những rủi ro như vậy là rất đáng tiếc và bạn cần có những bước đi cụ thể để tránh
rủi ro đáng tiếc này, cụ thể là: Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng, tham khảo ý kiến ngân
hàng về quá trình kinh doanh của đối tác, nghiên cứu kỹ quy định về điều khoản phạt
trong hợp đồng (Penalty), yêu cầu cả hai bên ký quỹ tại một ngân hàng để đảm bảo
thực hiện hợp đồng, yêu cầu phải đưa ra những công cụ đảm bảo an ninh thanh toán
của ngân hàng như Standby L/C, Bank Guarantee, Performance Bond (chỉ áp dụng
đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau) để đảm bảo quyền
lợi của nhà nhập khẩu.
 Rủi ro thanh toán do chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng
hoá và chứng từ, chứng từ không đồng nhất.
Nếu đối tác không tin cậy hay đối tác có chủ ý “lừa đảo”, rất có thể bạn sẽ gặp rắc
rối bởi những lọai giấy tờ giả. Ngoài ra, vấn đề mâu thuẫn giữa hàng và chứng từ cũng
là yếu tố cần để ý, bởi rất có thể hàng hoá khi nhập khẩu sẽ bị hải quan tịch thu do
không có sự trùng khớp với giấy tờ. Hiện nay vấn đề khá phức tạp trong thanh toán
XNK chính là vận tải hàng hóa. Hầu hết các vụ lừa đảo từ L/C đều liên quan đến vận
tải hàng hóa (việc người bán có giao hàng hoặc người mua có nhận hàng hay không).
Khi thuê tàu vận chuyển hàng xuất hoặc hàng nhập, hầu như các DN không nắm bắt rõ
tọa độ và thông tin lô hàng đang vận chuyển.
Không ít trường hợp, DN đem hóa đơn ra hãng tàu nhận hàng thì bị từ chối với lý
do hóa đơn không phải do hãng tàu phát hành, trong khi nguyên nhân là do tàu bị trục
trặc kỹ thuật nên hàng hóa được chuyển qua một tàu khác.
Một trường hợp khác xảy ra cách đây không lâu tại VIB Bank với một DN có rất
nhiều kinh nghiệm. DN này khi phát hành L/C mua hàng và xuất trình chứng từ rất
Nhóm 05 Page 15
THANH TOÁN QUỐC TẾ
GVHD: Nguyễn Ngọc Bảo
hoàn hảo. Khi NH yêu cầu DN thực hiện nghĩa vụ thanh toán và đến hãng tàu vận tải

để nhận hàng thì bị từ chối với lý do rất đơn giản là tên người ghi trên bill nhận hàng
không phải là người của hãng tàu đó mà chỉ là người của đại lý hãng tàu. Có trường
hợp DN còn bị từ chối thanh toán hoặc nhận hàng vì tàu vận chuyển không thuộc loại
tàu được phép đi biển…
2.3.1.2. Giải pháp đối với những vấn đề trên như sau:
 Đưa ra các yêu cầu chặt chẽ, thống nhất giữa nội dung và hình thức chứng từ,
không yêu cầu chung chung.
 Chứng từ phải do các cơ quan đáng tin cậy cấp.
 Vận đơn do hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hoá phải có sự giám sát của
đại diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch
trình tàu (đối với lô hàng có giá trị lớn).
 Ðề nghị nhà xuất khẩu gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc (bản chính).
 Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập
khẩu hoặc của Phòng Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự (Consulars invoice)
 Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu cấp.
 Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự kiểm tra, giám sát của đại diện phía
mình hoặc đại diện thương mại.
 Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra (Certificate of inspection).
2.3.2. Đối với nhà xuất khẩu.
2.3.2.1. Rủi ro:
Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản
thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết
bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc
phải chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu phải trả các khoản chi phí như lưu tàu quá
hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hoá… trong khi không biết nhà nhập khẩu có
đồng ý nhận hàng hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót. Nếu NH phát
hành hoặc NH xác nhận mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có
hoàn hảo cũng không được thanh toán. Cũng tương tự như vậy, nếu NH chấp nhận hối
phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả
tiền. Trừ khi L/C được xác nhận bởi một NH hạng nhất trong nước, còn lại nhà xuất

khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của NH phát hành cũng như rủi ro chính trị
hay rủi ro do cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi.
2.3.2.2. Giải pháp.
Theo các chuyên gia thanh toán XNK, để tránh những rủi ro trên các DN cần:
 Hiểu rõ đối tác về năng lực tài chính, quá trình hoạt động.
Nhóm 05 Page 16
THANH TOÁN QUỐC TẾ
GVHD: Nguyễn Ngọc Bảo
 Khi ký hợp đồng phải chặt chẽ và tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn quốc
tế.
 Nếu có dấu hiệu khả nghi, địa chỉ đối tác không rõ ràng, hợp đồng thiếu cam
kết cụ thể…, DN cần phối hợp chặt chẽ với NH và các tổ chức liên quan để xác minh
kịp thời, tránh những rủi ro gây thiệt hại cho DN.
2.4. KINH NGHIỆM MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VỀ HẠN
CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.
Các ngân hàng lớn ở nước ngoài đều rất chú trọng đến việc phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động ngân hàng nói chung và rủi ro trong hoạt động TTQT và TDCT nói
riêng. Họ có rất nhiều ưu thế trong hoạt động phòng ngừa rủi ro trong phương thức
TDCT do có thời gian hoạt động lâu dài, đúc kết được nhiều kinh nghiệm, có hệ thống
chi nhánh ở nhiều quốc gia, có nhiều nhân viên lâu năm giàu kinh nghiệm Vì vậy,
những kinh nghiệm mà các ngân hàng lớn ở nước ngoài đúc kết sẽ mang lại nhiều bài
học cho các ngân hàng Việt Nam trong công tác ph.ng ngừa rủi ro trong phương thức
TDCT.
2.4.1. Phân loại khách hàng.
Các ngân hàng nước ngoài có những tiêu chuẩn để phân loại khách hàng thuộc
loại khách hàng có tình hình tài chính tốt, trung bình và xấu. Tùy mỗi ngân hàng mà
có hệ thông tiêu chuẩn phân loại khác nhau. Khi tiến hành giao dịch với một khách
hàng, ngân hàng sẽ phân loại khách hàng đó thuộc nhóm khách hàng nào. Đối với
khách hàng có tình hình tài chính tốt sẽ được cấp hạn mức tín dụng, hạn mức chiết
khấu, bảo lãnh mở thư tín dụng có thể kí quỹ là 0%. Đối với những khách hàng có tình

hình tài chính trung bình sẽ được cấp hạn mức chiết khấu có truy đòi, hạn mức bảo
lãnh mở thư tín dụng có kí quỹ. Đối với khách hàng có tình hình tài chính xấu sẽ
không được cấp hạn mức tín dụng hoặc phải trình lên hội đồng tín dụng. Có được
bước chuẩn bị ban đầu tốt sẽ giảm thiểu được rủi ro cho ngân hàng sau này.
2.4.2. Sử dụng các thỏa thuận trong hợp đồng, cam kết và mẫu biểu.
Khi các ngân hàng tham gia vào các giao dịch tín dụng nói chung và các giao
dịch tín dụng chứng từ nói riêng đều có những hợp đồng, thỏa thuận với khách hang
được soạn thảo một cách chặt chẽ. Các hợp đồng, thỏa thuận đó có thể là hợp đồng cấp
bảo lãnh, hợp đồng chiết khấu, thỏa thuận về kí quỹ thư tín dụng, các mẫu đơn xin mở
thư tín dụng, phát hành thư bảo lãnh nhận hàng của khách hàng. Trong các hợp đồng
và thỏa thuận này, các ngân hàng thường đưa các điều khoản ràng buộc trách nhiệm
của khách hàng khi có rủi ro xảy ra để giảm thiểu trách nhiệm của ngân hàng. Các
ngân hàng lớn thường có một bộ phận hoặc phòng ban chuyên soạn thảo các hợp đồng
và mẫu biểu này để khi có rủi ro xảy ra ngân hàng có đủ căn cứ để giảm thiểu trách
nhiệm cho mình.
Nhóm 05 Page 17
THANH TOÁN QUỐC TẾ
GVHD: Nguyễn Ngọc Bảo
2.4.3. Phòng quan hệ quốc tế có chức năng về thông tin và cảnh báo.
Các ngân hàng trên thế giới thường thành lập phòng quan hệ quốc tế, phòng này
có chức năng thu thập và cung cấp thông tin về các ngân hàng và quốc gia trên thế
giới. Lợi thế của các ngân hàng này là có rất nhiều chi nhánh ở các nước trên thế giới
giúp cho phòng quan hệ quốc tế có những thông tin cần thiết về các ngân hàng, về
từng quốc gia trên thế giới. Phòng quan hệ quốc tế luôn đưa ra những cảnh báo về rủi
ro quốc gia, rủi ro khi ngân hàng giao dịch với chính phủ, doanh nghiệp hoặc tổ chức
tài chính tại quốc gia đó. Điều này giúp cho các chi nhánh có những định hướng trong
giao dịch bảo lãnh tín dụng chứng từ tùy thuộc vào điều kiện của từng quốc gia mà
đưa ra những điều kiện về khách hàng khác nhau.
2.4.4. Áp dụng công nghệ cao và đào tạo con người.
Các ngân hàng nước ngoài thường sử dụng các chương trình quản lý với kỹ thuật

và công nghệ hiện đại để giảm bớt những rủi ro. Các chi nhánh của ngân hang ở bất kỳ
nước nào cũng có thể truy cập thông tin liên quan phục vụ cho nghiệp vụ của mình nên
giảm được rủi ro thiếu thông tin. Ngoài ra, các ngân hàng này đều đạo tào một đội ngũ
nhân viên bài bản bằng những khóa huấn luyện dài ngày tại trung tâm đào tạo, trao đổi
thông tin giữa các chi nhánh, học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý của nhau.
Chẳng hạn như Citibank, HSBC… là những ngân hàng có đội ngũ huấn luyện
chuyên nghiệp, các nhân viên cao cấp, có chuyên viên tư vấn nghiệp vụ có thể giải đáp
các tình huống phức tạp cho các chi nhánh. Do vậy, nhân viên của họ làm việc chuyên
nghiệp, tác phong nhanh nhẹn, thao tác thuần thục. Họ luôn đặt chất lượng công việc
lên vị trí hàng đầu, tính kỹ luật của nhân viên rất cao và luôn bảo mật thông tin.
2.4.5. Trung tâm tài trợ thương mại.
Các ngân hàng thương mại dần dần hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin theo
hướng xử lý giao dịch tập trung của nhiều nước, chi nhánh về một trung tâm.
Hiện nay, đây là cách làm của nhiều ngân hàng lớn trên thế giới có nhiều chi
nhánh, lượng giao dịch lớn như Citibank có trung tâm xử lý tài chính thương mại
ở Penang (Malaysia), Bank of New York có trung tâm xử l. ở Thượng Hải (Trung
Quốc), American Express Bank có trung tâm tại Singapore…
THE END
 Tài liệu tham khảo:
- www.google.com.vn
Nhóm 05 Page 18
THANH TOÁN QUỐC TẾ
GVHD: Nguyễn Ngọc Bảo
- www.tailieu.vn
- www.vi.wikipedia.org
- …
Nhóm 05 Page 19
THANH TOÁN QUỐC TẾ
GVHD: Nguyễn Ngọc Bảo
Danh sách nhóm 05_ncKT3KC

1. Phạm Đặng Mai Thi. (Nhóm Trưởng)
2. Nguyễn Thị Thùy Dung.(MSSV:09020212)
3. Phạm Minh Hải.
4. Phạm Thị Mỹ Hạnh.
5. Huỳnh Thị Bích Huyền.
6. Tôn Thụy Anh Kiều.
7. Nguyễn Thị Hồng Loan.
8. Vũ Thi Thùy Ngân.
9. Nguyễn Tấn Phát.
10. Bành Diễm Phượng.
Nhóm 05 Page 20

×