Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Các giai đoạn của bệnh nhiễm HIV pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.67 KB, 3 trang )

Các giai đoạn của bệnh nhiễm
HIV
HIV (Human Insuffisance Virus) là virus gây hội chứng
suy giảm miễn dịch ở người. HIV có dạng hình cầu, kích
thước rất nhỏ (100-120 nm), không nhìn thấy được bằng
kính hiển vi thông thường mà phải dùng kính hiển vi điện
tử có độ phóng đại hàng chục ngàn lần.

Virus chỉ có thể tăng trưởng và sinh sản bên trong tế bào
sống, HIV có ái tính đặc biệt với các tế bào của hệ thống
miễn dịch: lympho T giúp đỡ (T4), đại thực bào, tế bào
đơn nhân và một số tế bào có thụ thể tương tự T4 như tế
bào thần kinh, da và niêm mạc, hạch lympho, nên khi
xâm nhập cơ thể, chúng liền bám dính vào màng tế bào
rồi bắt đầu xâm nhập vào trong, chúng"cướp quyền chỉ
huy" và dùng các cấu trúc sẵn có của tế bào như phương
tiện để sản xuất ra nhiều HIV khác, cho đến khi tế bào bị
hư hoàn toàn và chết đi, lúc đó sẽ phóng thích những siêu
vi mới sinh sản; các HIV này lại chui vào các tế bào khác
phá hoại tiếp, cứ dần dần như thế, hệ miễn dịch bị tiêu
diệt lần hồi, cuối cùng suy kiệt, không còn đủ sức chống
lại tác nhân gây bệnh xâm nhập, gọi là giai đoạn AIDS và
người bệnh sẽ chết ở giai đoạn này.
Hiện nay, người nhiễm HIV được chia làm 4 thời kỳ :
 Thời kỳ cửa sổ (phơi nhiễm):Thời kỳ này rất dễ lây
lan cho người khác vì số lượng virus trong máu rất
cao, nhưng chưa có kháng thể. Người bệnh thường bị
sốt, viêm họng, nổi hạch, nhức đầu, khó chịu, phát
ban. Do không có triệu chứng HIV gì đặc hiệu nên
thầy thuốc thường hay chuẩn đoán chung là nhiễm
siêu vi. Vì vậy, nếu sau khi quan hệ tình dục không


an toàn (hay một sự cố nào gây nghi ngờ nhiễm
HIV), nạn nhân cần xét nghiệm máu (kỹ thuật PCR)
tìm ARN của HIV. Kháng thể kháng HIV xuất hiện
trong máu muộn hơn, sau 6 tuần (thông thường là 3
tháng) mới xét nghiệm tìm kháng thể.
 Thời kỳ nhiễm không triệu chứng HIV: Số lượng tế
bào T4 giảm, nhưng lượng T4 không giống nhau ở
mỗi người và sự giảm lượng T4 cũng không tỉ lệ
thuận với mức độ nặng của bệnh. Lượng kháng
nguyên tăng lên phản ánh sự nhân lên của virus mà
hệ thống miễn dịch của cơ thể không khống chế
được.
 Thời kỳ nhiễm có triệu chứng HIV, giai đoạn sớm:
Việc chuyển giai đoạn thể hiện qua các triệu chứng
HIV sau: sốt, vã mồ hôi về đêm, tiêu chảy mãn (do
HIV xâm nhập tế bào ở niêm mạc ruột), nổi hạch và
đau đầu. Có thể có sarcome Kaposi xuất hiện sớm.
Bắt đầu mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội như:
nhiễm nấm Candida albicans ở niêm mạc miệng,
nhiễm khuẩn hô hấp, viêm nha chu.
 Thời kỳ nhiễm có triệu chứng HIV, giai đoạn muộn:
Số lượng tế bào T4 ngày càng giảm thì khả năng mắc
bẹnh cơ hội ngày càng tăng. Khi T4 còn 200 tế
bào/ml máu thì dễ bị viêm phổi và viêm màng não
do Toxoplasma gondii, khi còn 100 tế bào/ml máu
thì dễ bị nhiễm nhiều loại: Mycobacterium
tuberculosis, nấm Candida albicans ở thực quản,
viêm phổi do Herpes virus.
Các biểu hiện của AIDS bao gồm: Nhiễm trùng cơ hội,
suy kiệt cơ thể, sarcome Kaposi, u lympho, bệnh về não,

viêm chất trắng, viêm phổi kẽ mô lympho

×