Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

(Luận văn) một số giải pháp lựa chọn đầu vào tối ƣu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh may thời trang nam phƣơng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.26 KB, 76 trang )

i

TÓM LƯỢC

an

lu

Nền kinh tế Việt Nam đã chịu những ảnh hưởng khơng nhỏ từ cuộc khủng
hoảng kinh tế tồn cầu năm 2008 dẫn đến tình hình kinh tế trong nước diễn biến
theo chiều hướng bất lợi. Mặc dù những năm trở lại đây nền kinh tế Việt Nam đã
dần hồi phục cùng với sự ổn định của nền kinh tế thế giới nhưng các doanh nghiệp
Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức từ những dư âm của cuộc khủng
hoảng kinh tế khiến thị trường đầu ra và ngun liệu đầu vào có những biến động
khơn lường. Vì vậy, vấn đề lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất
càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên để đạt được điều đó lại là một bài tốn khơng hề
dễ dàng. Vì vây, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp lựa chọn
đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất kinh doanh tại cơng ty TNHH May
thời trang Nam Phương”.
Thông qua đề tài này, tác giả đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng
sử dụng vốn và lao động trong quá trình sản xuất của công ty trong giai đoạn 20142016. Để hiểu rõ hơn, chính xác hơn và tìm ra những vấn đề còn tồn đọng trong
việc sử dụng vốn và lao động của cơng ty cũng như tìm cách giải quyết và dự đoán
lựa chọn cho các giai đoạn tiếp theo. Để làm được điều đó, tác giả sẽ đưa ra những
cơ sở lý luận cơ bản về vốn và lao động cũng như các nhân tố ảnh hưởng, đồng thời
sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cùng với việc xây dựng mơ hình kinh
tế lượng, sử dụng phương pháp thống kê và phân tích hồi quy thơng qua phần mềm
Eviews để tiến hành ước lượng hàm sản xuất, xem xét sự phù hợp của mơ hình, độ
tin cậy của các tham số ước lượng. Thơng qua mơ hình ước lượng được, áp dụng
điều kiện lựa chọn đầu vào vốn và lao động tối ưu để tối thiểu hóa chi phí, tác giả
đã tìm ra được số lượng vốn và lao động tối ưu của công ty TNHH May thời trang
Nam Phương trong từng quý.


Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng, tìm ra những hạn chế trong việc sử
dụng đầu vào của công ty, tác giả đã đưa ra những biện pháp cũng như dự báo có
thể thực hiện được mục tiêu sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào vốn và lao động
của công ty trong những năm tới. Đưa ra các kiến nghị với cơ quan Nhà nước nhằm
giúp công ty hoạt động tốt hơn và đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình.

n

va


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Một số giải pháp lựa
chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty
TNHH May thời trang Nam Phương”, lời đầu tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn TS. Phan Thế Cơng đã tận tình hướng
dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế vi mô,
các thầy cô giáo trong trường Đại học Thương mại đã trang bị những kiến thức và
kinh nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trường.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng ban và cán bộ
công nhân viên Công ty TNHH May thời trang Nam Phương đã cung cấp tài liệu và
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 25 Tháng 04 Năm 2017
Sinh viên

an


lu
Phạm Thị Lê

n

va


iii

MỤC LỤC
TÓM LƯỢC...............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.............................................................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ..............................................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................viii
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
2.Tổng quan các cơng trình nghiên cứu........................................................................2
3.Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................6
4.Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu...............................................................7
5.Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................8

an

lu


6.Nguồn số liệu và dữ liệu nghiên cứu........................................................................10

va

7.Kết cấu khóa luận...................................................................................................10

n

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỰA CHỌN ĐẦU VÀO TỐI ƯU ĐỂ TỐI
THIỂU HĨA CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH.................................................11
1.1.MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ VỐN, LAO ĐỘNG VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA
DOANH NGHIỆP....................................................................................................11
1.1.1.Lý luận về vốn..................................................................................................11
1.1.2.Lý luận về lao động..........................................................................................12
1.1.3.Lý luận về chi phí sản xuất................................................................................14
1.2. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN ĐẦU VÀO VỐN VÀ LAO ĐỘNG TỐI ƯU ĐỂ TỐI
THIỂU HĨA CHI PHÍ SẢN XUẤT..........................................................................15
1.2.1.Đường đồng phí................................................................................................15
1.2.2.Đường đồng lượng............................................................................................16
1.2.3.Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất....................................18
1.3.NỘI DUNG VÀ NGUYÊN LÝ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NGHIÊN C..................20
1.3.1.Các chỉ tiêu đánh giá về vốn, lao động và chi phí sản xuất kinh doanh.................20


iv

1.3.2.Xây dựng mơ hình hàm sản xuất để xác định việc lựa chọn đầu vào vốn và lao
động tối ưu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất...............................................................22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN VÀ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MAY THỜI TRANG NAM PHƯƠNG.......................23

2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MAY THỜI TRANG
NAM PHƯƠNG.......................................................................................................23
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty Nam Phương.........................................................23
2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơng ty Nam Phương trong giai đoạn
2014-2016................................................................................................................26
2.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng vốn và lao động nhằm tối thiểu
hóa chi phí của cơng ty TNHH May thời trang Nam Phương......................................27
2.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN, LAO ĐỘNG VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA
CƠNG TY TNHH MAY THỜI TRANG NAM PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2014-2016..29

an

lu

2.2.1. Phân tích thực trạng sử dụng vốn của công ty Nam Phương giai đoạn 2014-2016....29

va

2.2.2. Phân tích thực trạng sử dụng lao động của công ty Nam Phương giai đoạn 2014-

n

2016......................................................................................................................... 33
2.2.3. Phân tích chi phí sản xuất của cơng ty Nam Phương giai đoạn 2014-2016..........35
2.3. PHÂN TÍCH MƠ HÌNH VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN VÀ LAO ĐỘNG
CỦA CÔNG TY TNHH MAY THỜI TRANG NAM PHƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN
2014-2016................................................................................................................36
2.3.1. Xây dựng mô hình hàm sản xuất và kết quả ước lượng......................................36
2.3.2. Các kết luận rút ra từ mơ hình...........................................................................38

2.4. MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU...........................39
2.4.1.Những thành công đạt được...............................................................................39
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân..........................................................................40
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC LỰA CHỌN ĐẦU VÀO
VỐN VÀ LAO ĐỘNG TỐI ƯU ĐỂ TỐI THIỂU HĨA CHI PHÍ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MAY THỜI TRANG NAM PHƯƠNG.....42
3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH MAY THỜI TRANG NAM
PHƯƠNG ĐẾN NĂM 2020......................................................................................42


v

3.1.1. Mục tiêu chung của công ty..............................................................................42
3.1.2. Mục tiêu cụ thể của công ty..............................................................................42
3.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC LỰA CHỌN ĐẦU VÀO VỐN VÀ LAO
ĐỘNG TỐI ƯU ĐỂ TỐI THIỂU HĨA CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CƠNG TY TNHH MAY THỜI TRANG NAM PHƯƠNG........................................43
3.2.1. Giải pháp lựa chọn đầu vào vốn và lao động tối ưu theo kết quả ước lượng.........43
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn..........................................................45
3.2.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động..................................46
3.2.4. Giải pháp tiết kiệm chi phí................................................................................47
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC.................................48
3.4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU...........................49
KẾT LUẬN..............................................................................................................50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................1
PHỤ LỤC..................................................................................................................3

an

lu

n

va


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: So sánh tình hình sử dụng vốn của công ty TNHH May thời trang Nam
Phương giai đoạn 2014- 2016.................................................................................... 34
Bảng 2.2. Năng suất lao động bình qn của cơng ty TNHH May thời trang Nam
Phương giai đoạn 2014-2016..................................................................................... 39
Bảng 2.3: Lãi suất và tiền lương trung bình của cơng ty giai đoạn 2014- 2016..............43
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kinh tế của công ty TNHH May thời trang Nam Phương giai đoạn
2017- 2020............................................................................................................... 48
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty TNHH May thời trang Nam
Phương giai đoạn 2014- 2016.................................................................................... 30
Biểu đồ 2.2: Tình hình sử dụng vốn của Công ty TNHH May thời trang Nam Phương
giai đoạn 2014 – 2016............................................................................................... 33

an

lu

Biểu đồ 2.3: Tình hình sử dụng lao động phân theo trình độ của Cơng ty TNHH May

n

va


thời trang Nam Phương giai đoạn 2014- 2016............................................................. 37


vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cấu trúc tổ chức bộ máy của Công ty TNHH May thời trang Nam
Phương..................................................................................................................... 29

Hình 1.1: Đồ thị đường đồng phí................................................................................16
Hình 1.2: Đồ thị đường đồng lượng............................................................................17
Hình 1.3. Đồ thị mô tả sự lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất….. 22

an

lu
n

va


viii

an
lu

n
va



ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

BHKV

Bán hàng khu vực

KD

Kinh doanh

KDKV

Kinh doanh khu vực

NVBH

QLKV

Nhân
viên
bán
hànghang
Quản


bán
hànghang
Quản lý khu vực

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

QLBH

an

lu
n

va


i

an
lu

n
va


1

LỜI MỞ ĐẦU


an

lu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế đã trở thành xu hướng tất yếu của tất cả các quốc gia trên thế
giới. Cùng với quá trình này, các quốc gia ngày càng phụ thuộc và chịu ảnh hưởng
lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,…Việt Nam
cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó. Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày
càng sâu hơn, rộng hơn vào kinh tế thế giới và khu vực, từ những năm cuối của thế
kỷ XX, Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong hội nhập kinh tế thương
mại. Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN; gia nhập APEC vào năm 1997 và một sự
kiện quan trọng đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt
Nam chính là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại
thế giới WTO vào ngày 07/11/2006. Quá trình hội nhập đã và đang đem lại nhiều cơ
hội cũng như khơng ít thách thức cho nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như các
doanh nghiệp nói riêng.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng gặp phải rất nhiều khó khăn: Kinh tế tăng trưởng chậm, thất nghiệp tăng, sức
mua hạn chế, giá cả nguyên vật liệu đầu vào biến động và có xu hướng tăng mạnh,
các cuộc khủng hoảng tiếp tục xảy ra nhưng chưa tìm được lối thốt rõ ràng.
Để thích ứng với tình hình kinh tế với nhiều biến động trên địi hỏi các doanh
nghiệp phải ln cố gắng tìm kiếm những giải pháp tối ưu để phát huy tốt nhất lợi
thế của mình qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để làm được điều đó địi hỏi
doanh nghiệp phải khơng ngừng cải tiến phương thức sản xuất, cách thức quản lý và
sử dụng yếu tố đầu vào hợp lý để tạo ra mức sản lượng tối ưu với chi phí thấp nhất.
Khi chi phí sản xuất càng thấp thì doanh nghiệp càng chủ động hơn trong giá bán
sản phẩm của mình, hơn nữa doanh nghiệp cũng tăng khả năng cạnh tranh về giá với
các doanh nghiệp cùng ngành mà vẫn đảm bảo về doanh thu. Dù trong bất kỳ hoàn

cảnh nào thì việc tiết kiệm nguồn lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng mang
lại những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp. Vì thế việc lựa chọn đầu vào (đặc biệt là
hai nhân tố vốn và lao động) tối ưu để tối thiểu hóa chi phí càng trở nên quan trọng. Nó
mang tính sống cịn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạch định được những kế
hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn cũng như dài hạn từ đó giúp doanh nghiệp tồn tại
và phát triển bền vững.
Công ty TNHH May thời trang Nam Phương là doanh nghiệp vừa sản xuất
vừa kinh doanh nên sử dụng nhiều lao động, nguyên nhiên liệu đầu vào. Trong

n

va


2

an

lu

những năm gần đây, việc điều hành tổ chức kinh doanh của công ty chưa thực sự
hiệu quả: việc sử dụng và quản lý chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cịn chưa
hiệu quả gây lãng phí; việc lựa chọn đầu vào lao động còn chưa hợp lý gây ra tình
trạng thừa lao động; việc sử dụng vốn trong quá trình sản xuất các sản phẩm chưa
hợp lý, hiệu quả chưa cao, chu kỳ luân chuyển vốn lưu động dài. Do vậy, để đảm bảo
cơng ty có thể vượt qua khủng hoảng, có kết quả kinh doanh tốt, đạt được những mục
tiêu trong thời gian tới, việc cần thiết trước mắt là phải hoàn thiện các hoạt động sản
xuất kinh doanh trong đó có việc lựa chọn đầu vào vốn và lao động tối ưu để tối thiểu
hóa chi phí sản xuất kinh doanh,
Từ thực tế đó, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp lựa

chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất kinh doanh tại cơng ty
TNHH May thời trang Nam Phương.”
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu này, tác giả đã tham khảo một số bài
nghiên cứu của các năm trước đó để làm rõ được vấn đề của đề tài và có sự so sánh
điểm giống và khác nhau giữa cơng trình nghiên cứu này với các cơng trình đã
nghiên cứu từ trước đó.
Maw-lin Lee và Ping Wang (2010) với bài viết khảo sát các yếu tố chính của
phát triển kinh tế bao gồm các yếu tố tiến bộ kĩ thuật và tích lũy vốn vật chất và con
người cùng các yếu tố phía cầu. Bài viết nói về vai trị của nguồn nhân lực, được đo
bằng trình độ học vấn, thúc đẩy tăng trưởng sản lượng và mở rộng thị phần thu nhập
lao động. Để kiểm chứng cho giả thuyết chung, tác giả đã sử dụng dữ liệu cho Hàn
Quốc và Đài Loan, kết quả thực nghiệm cho thấy: (1) Tích lũy vốn vật chất và xuất
khẩu mở rộng là yếu tố quyết định quan trọng của đầu ra trong cả hai quốc gia. (2)
Trong khi tiến bộ kỹ thuật đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế của
Hàn Quốc. Tăng trưởng kinh tế Đài Loan dựa nhiều vào tăng cường nguồn nhân
lực. (3) Cải thiện vốn dẫn đến cổ phiếu thu nhập lao động lớn hơn theo thời gian.
Đề tài nghiên cứu của Monci J.Williams (2007): “Managing performance to
maximimize result- hiệu suất quản lý nhằm tối đa hóa lợi nhuận”, tác giả đã tập
trung trả lời câu hỏi làm thế nào để các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã đề ra
và khẳng định việc đánh giá hiệu quả của lao động được xem là yếu tố quan trọng
nhất của quản lý doanh nghiệp. Sau khi đánh giá, các nhà quản lý cần đưa ra định
hướng để phát triển lao động có hiệu suất cao bằng cách đánh giá cả hoạt động
chính thức, khơng chính thức và thơng tin phản hồi. Bằng phương pháp tư duy logic
kết hợp với tư duy mới, tác giả đã khẳng định vai trò của hiệu quả lao động trong

n

va



3

an

lu

việc mang lại lợi nhuân tối đa cho doanh nghiệp.Tuy nhiên, trong cuốn sách này, tác
giả chưa đề cập nhiều đến vai trị của vốn và cơng nghệ.
Tác giả Julius Enqvist và Michel Graham (2013) với bài viết: “The impact of
working capial management on firm profitability in different business cycle:
Evidence from Finland- tác động của quản lý vốn lưu động đối với lợi nhuận của
doanh nghiệp trong các chu kỳ kinh doanh khác nhau: Bài học từ Phần Lan” lại đề
cao vai trò của vốn. Bài báo đã xem xét vai trị của chu kì kinh doanh trên mối quan
hệ của vốn – lợi nhuận nhiều hơn là chu kỳ suy thoái kinh tế liên quan tới sự bùng
nổ kinh tế. Mặt khác, bài viết phản ánh tầm quan trọng của quản lý sự lựa chọn đầu
vào, quản lý vốn lưu động được xác định rõ trong kế hoạch tài chính của doanh
nghiệp.
Bài viết nghiên cứu về mơ hình tự động tương quan về vốn và lao động được
quy định và ước tính cảu tác giả Mathew D. Shapiro – The Quarterly Journal of
Economic (1986) với bài nghiên cứu: “The Dynamic Demand for Capital and
Labor- Nhu cầu năng động về vốn và lao động”. Tác giả chứng minh được rằng các
ước tính này là một trong những điều kiện đầu vào để giải quyết các vấn đề sản xuất
kinh doanh mấu chốt của công ty chứ không phải các quy tắc quyết định trong hình
thức hay những điều kiện thơng thường. Các ước tính này có liên quan tới các nhu
cầu về vốn và trình độ kỹ thuật cơng nghệ, cho biết tầm quan trọng của vốn và lao
động – sự điều chỉnh ước tính ngược lại với cách nhìn tiêu chuẩn , phạm vi giá là
yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư ở tần số cao.
Tác giả John Barron và Dan A.Black (1987) có bài viết: “Employer Size: The
implication for Search, Training, Capital Investment, Starting Wages and Wage

Growth - Quy mô của người sử dụng lao động: mối quan hệ giữa việc tìm kiếm, đào
tạo, đầu tư vốn, mức lương khơi điểm và tăng lương” được cung cấp bởi University
of Chicago Press trong tạp chí của Journal of Labor Economics. Trong bài viết này,
tác giả đã khảo sát tình hình sử dụng lao động khi thuê và đào tạo lao động với chi
phí giám sát cao hơn. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ nói về mặt tổng quan, chưa
phân tích sâu trong hồn cảnh cụ thể nên tính ứng dụng chưa cao.
Hai tác giả Thomas C.Powell và Anne Dent – Micallef (1997) với bài viết:
“Information Technology as Competitive Advantage: The Role of Human,
Business, and Technology Resource- Công nghệ thơng tin là lợi thế cạnh tranh: vai trị
của nguồn nhân lực, kinh doanh và công nghệ”. Các tác giả đã nêu lên tầm quan trọng
của con người, kinh doanh, công nghệ và lợi thế cạnh tranh của chúng trong sản xuất

n

va


4

an

lu

kinh doanh. Qua đó vai trị của con người được làm rõ hơn khi tham gia vào hoạt động
sản xuất, lợi thế khi lựa chọn được nguồn đầu vào lao động có hiệu quả.
William J. Baumol và Alvin K. Klevorick (1970) với bài nghiên cứu: “Input
Choices and Rate - of – Return Regulation- lựa chọn đầu vào và quy định về tỷ lệ
chuyển đổi”, bài viết đã đánh giá bản chất của tỷ suất lợi tức của công ty theo mơ
hình Averch-Johnson. Mơ hình này cho biết, để tối đa hóa lợi nhuận, các cơng ty sẽ
có xu hướng sử dụng một tỷ lệ vốn – lao động như thế nào để giảm thiểu chi phí với

mức sản lượng nhất định. Như vậy, theo mơ hình A – J chúng ta có thể đánh giá
được hiệu quả sử dụng đầu vào của doanh nghiệp, từ đó đưa ra tỷ lệ vốn – lao động
hợp lý để hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
Khơng chỉ có các nghiên cứu ngồi nước, ở trong nước cũng có khơng ít tác
giả đã nghiên cứu đến việc lựa chọn đầu vào tối ưu cho doanh nghiệp. Cụ thể:
Tác giả Bùi Thị Thúy Hiền (2015), trường Đại học Thương mại với đề tài:
“Lựa chọn đầu vào vốn và lao động để tối thiểu hóa chi phí sản xuất tại cơng ty cổ
phần Oristar”. Tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp định lượng và định tính
để thu thập và xử lý số liệu từ sơ cấp đến thứ cấp về lượng vốn cũng như số lao
động để xây dựng mơ hình hàm sản xuất dự báo về mức sản lượng vốn và lao động
tối ưu trong hiện tại và dự báo trong thời gian tới, chỉ ra được những thành tựu và
những tồn tại, hạn chế trong việc sử dụng vốn, lao động và chi phí quản lý của cơng
ty. Thơng qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp cũng như kiến nghị với cơ quan
nhà nước nhằm nâng cao sử dụng các yếu tố đầu vào để tối thiểu hóa chi phí, tăng
lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Bài viết: “Lối thoát của nền kinh tế hiệu năng” của tác giả Giáp Văn Dương
(2013) đăng trên tạp chí Tia sáng. Với đề tài này, tác giả đã chỉ ra những nguyên
nhân ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, trong đó đặc biệt nhấn
mạnh đến yếu tố năng suất lao động. Tác giả đã đưa ra một số giải pháp cấp thiết để
tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn, giảm thiểu chi phí sản xuất
kinh doanh để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Duy Hưng (2013), “Một số giải pháp lựa chọn
đầu vào vốn và lao động tối ưu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất kinh doanh của
công ty cổ phần 26 trên địa bàn Hà Nội” trường Đại học Thương mại. Tác giả đã
nghiên cứu phân tích về thực trạng sử dụng vốn, lao động, chi phí sản xuất, doanh
thu, lợi nhuận của cơng ty giai đoạn 2009-2012”. Thơng qua đó, tác giả đề xuất một số
giải pháp cũng như kiến nghị với cơ quan Nhà nước nhằm nâng cao sử dụng các yếu tố

n


va


5

an

lu

đầu vào để tối thiểu hóa chi phí, tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh của
công ty.
Tác giả Nguyễn Thị Thảo (2013) trường Đại học Thương mại. Tác giả sử
dụng cả phương pháp định tính và định lượng để thu thập và xử lý dữ liệu về lượng
vốn lưu động và số người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất, xây dựng được
mơ hình hàm sản xuất và dự báo về số lượng lao động, vốn, sản lượng của công ty
trong hiện tại và trong thời gian tới, chỉ ra những thành tựu và những tồn tại, hạn
chế trong quá trình sử dụng đầu vào vốn và lao động và quản lý chi phí của cơng ty.
Thơng qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hai
đầu vào này và các giải pháp tiết kiệm chi phí cho công ty.
Tác giả Đinh Công Inh (2011), trường Đại học Thương mại với nghiên cứu:
“Lựa chọn đầu vào vốn và lao động tối ưu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất
bánh mứt kẹo tại cơng ty cổ phần Hanel Mirolin”. Tác giả đã nghiên cứu, phân tích
về thực trạng sử dụng vốn, lao động, chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận của công
ty giai đoạn 2007-2010. Từ đó đưa ra một số giải pháp tối ưu để giảm thiểu chi phí
cho cơng ty.Tuy nhiên bài luận chưa phân tích, nghiên cứu về lượng vốn cố định mà
chỉ đi sâu vào phân tích về vốn lưu động nên chưa đánh giá hết được thực trạng tình
hình sử dụng vốn của công ty.
Nghiên cứu về việc lựa chọn các yếu tố đầu vào của tác giả Kiều Thị Mai
(2013) với đề tài: “Lựa chọn đầu vào vốn và lao động tối ưu để tối thiểu hóa chi phí
sản xuất tại công ty TNHH sản xuất & thương mại tổng hợp Toàn cầu”. Tác giả đã

sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng để thu thập và xử lý số liệu về số
ca làm việc thực tế của người lao động và số giờ máy chạy theo công suất hoạt động
của máy, thơng qua đó xác định được mơ hình hàm sản xuất, đánh giá và dự báo về
lượng vốn, lao động, sản lượng của công ty trong hiện tại và trong thời gian tới. Tuy
nhiên, tác giả mới chỉ nghiên cứu về chỉ tiêu vốn cố định mà công ty sử dụng,
không nghiên cứu về vốn lưu động - vốn tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất
tạo ra sản phẩm.
Tác giả Trần Thị Thanh Tú (2006), với nghiên cứu: “Đổi mới cơ cấu vốn của
các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam hiện nay”. Với bài viết này, nghiên cứu
những vấn đề cơ bản về cơ cấu vốn của doanh nghiệp, những nhân tố ảnh hưởng,
căn cứ và mơ hình thiết lập cơ cấu vốn tối ưu.Tác giả đã xây dựng được mơ hình
kinh tế lượng sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của các
doanh nghiệp. Từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ cấu vốn của doanh nghiệp,
xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho một doanh nghiệp.

n

va


6

an

lu

Với bài viết: “Lựa chọn đầu vào vốn và lao động tối ưu để tối thiểu hóa chi phí
tại cơng ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái” của tác giả Đinh Thị Hương Giang
(2015) trường Đại học Thương mại. Trong bài viết này, tác giả đã đi phân tích khá kỹ
về tình hình sử dụng vốn và lao động tại công ty may xuất khẩu Việt Thái, chỉ ra

những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động sử dụng vốn và lao động của doanh nghiệp
từ đó đề ra những giải pháp nhằm khác phục những hạn chế. Mặc dù vậy, những giải
pháp mà tác giả đưa ra chưa cụ thể, chưa sát với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế
tại doanh nghiệp.
Nghiên cứu về các giải pháp lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí,
tác giả Bùi Thi Thúy (2016) trường Đại học Thương mại có bài nghiên cứu: “Một
số giải pháp lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất- kinh doanh
tại cơng ty TNHH Thương mại và kỹ thuật Tinh Hà” và tác giả Hoàng Thị Diệu
Thương (2016) trường Đại học Thương mại với nghiên cứu: “Một số giải pháp lựa
chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần
đầu tư và xây dựng Trường Thi”. Với hai bài nghiên cứu này, các tác giả đã đi phân
tích khá kĩ về vai trị của việc sử dụng vốn cũng như lao động trong quá trình sản
xuất và kkinh doanh các sản phẩm kỹ thuật và hoạt động lắp đặt, bảo trì. Qua đó tác
giả đã đưa ra các giải pháp, đề xuất giúp công ty trong quá trình lựa chọn vốn và lao
động để tối thiểu hóa chi phí sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong cả hai bài
nghiên cưu này, các tác giả chưa đi sâu phân tích từng giải pháp trong q trình lựa
chọn đầu vào vốn và lao động tối ưu nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất kinh doanh
cho doanh nghiệp.
Những nghiên cứu trên đã khái quát được tầm quan trọng của việc lựa chọn
đầu vào vốn và lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, phần lớn
các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính, chưa có những phương
pháp nghiên cứu định lượng rõ ràng. Đồng thời, các nghiên cứu hầu hết chỉ tập
trung vào phân tích một yếu tố đầu vào mà chưa đi sâu phân tích về mối liên hệ
giữa các yếu tố đầu vào đó.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu lựa chọn đầu vào vốn và
lao động tối ưu của doanh nghiệp, thấy được tính cần thiết và quan trọng của việc
đưa ra các giải pháp tối ưu để cơng ty có thể hoạt động hiệu quả, tác giả đã quyết
định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp lựa chọn đầu vào tối ưu để tối
thiểu hóa chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH May thời trang Nam

Phương”.

n

va


7

Với đề tài nghiên cứu này, tác giả đã tập trung nghiên cứu đến các điểm chính
sau:

an

lu

 Cơ sở lý luận về lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí.
 Mối quan hệ giữa vốn và lao động trong q trình sản xuất của cơng ty.
 Ảnh hưởng của các yếu tố vốn và lao động đến sản xuất kinh doanh của cơng ty.
 Tình hình thực hiện việc lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa của cơng
ty TNHH May thời trang Nam Phương.
 Tập trung phân tích thực trạng sử dụng vốn và lao động để tối thiểu hóa chi
phí của cơng ty TNHH May thời trang Nam Phương trong giai đoạn 2014- 2016.
 Ảnh hưởng từ các chính sách kinh tế của Nhà nước đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
 Đề xuất một số giải pháp trong việc lựa chọn đầu vào vốn và lao động tối
ưu để tối thiểu hóa chi phí cũng như các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn và lao động cho công ty.
4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc sử dụng đầu vào vốn và lao động trong
quá trình sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đồ lót, đồ thể thao, đồ mặc nhà cao
cấp mang thương hiệu Narsis của công ty TNHH May thời trang Nam Phương.
4.2. Mục tiêu nghiên cứu
Những vấn đề nghiên cứu trong đề tài này có ý nghĩa quan trọng đối với sự
phát triển vững mạnh của công ty. Mục tiêu của đề tài tập trung vào các vấn đề cần
giải quyết sau:
 Về mặt lý luận:
Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về vốn và lao động, các nhân tố ảnh hưởng,
mối liên hệ giữa các loại đầu vào để tìm ra điểm lựa chọn tối ưu. Từ đó đưa ra
những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động nhằm tối thiểu hóa chi
phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
 Về thực tiễn:
Phân tích, đánh giá biến động, thực trạng sử dụng các nguồn đầu vào vốn và
lao động, thực trạng chi phí sản xuất, lợi nhuận của cơng ty trong những năm qua,
thấy được những thành tựu đạt được, những hạn chế cũng như nguyên nhân trong
việc sử dụng đầu vào vốn và lao động.

n

va


8

Xây dựng mơ hình ước lượng để biểu diễn mối quan hệ giữa lựa chọn đầu vào
vốn và lao động tối thiểu hóa chi phí của cơng ty giai đoạn 2014-2016, từ đó xác
định mức vốn và lao động tối ưu để tối thiểu hóa chi phí tại cơng ty.
Dựa vào thực trạng sử dụng vốn và lao động cùng với việc phân tích trên mơ
hình để đưa ra các giải pháp trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào của công ty,

công tác quản lý nguồn đầu vào. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những
hạn chế cũng như tận dụng các lợi thế của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của công ty trong những năm tiếp theo.

an

lu

4.3. Phạm vi nghiên cứu
 Về không gian: Trong phạm vi công ty TNHH May thời trang Nam Phương
về việc sản xuất và phân phối các sản phẩm thời trang mang thương hiệu Narsis.
 Về nội dung: Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí trong hoạt
động sản xuất kinh doanh các sản phẩm đồ lót, đồ thể thao, đồ mặc nhà cao cấp
mang thương hiệu Narsis của công ty.
 Về thời gian: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng sử dụng đầu vào vốn và lao
động của công ty TNHH May thời trang Nam Phương trong giai đoạn 2014-2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp định tính
 Phương pháp phân tích tối ưu:
Phương pháp này được sử dụng dựa vào điều kiện lựa chọn đầu vào vốn và lao
động để phân tích, đánh giá, đưa ra lượng vốn và lao động tối ưu mà công ty nên sử
dụng để tối thiểu hóa chi phí tại điểm tiếp xúc của đường đồng lượng và đường
đồng phí. Áp dụng mơ hình để tính các chỉ tiêu để áp dụng điều kiện lựa chọn đầu
vào vốn và lao động tối ưu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất, đưa ra mức vốn và lao
động cụ thể để tối thiểu hóa chi phí. Từ đó, cơng ty so sánh với mức vốn và lao
động hiện tại của mình để đưa ra các giải pháp, kế hoạch kịp thời và khả thi để cho
hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất của cơng ty.
 Phương pháp đối chiếu so sánh:
Phương pháp này sử dụng để so sánh, đối chiếu tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh của cơng ty, tình hình sử dụng vốn, lao động chi phí qua các năm.

 Phương pháp thống kê mơ tả:
Là phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính
tốn các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu;

n

va


9

được trình bày dưới nhiều cách thức như bảng biểu, đồ thị,…để từ đó tìm ra bản
chất và quy luật của hiện tượng kinh tế, xã hội, tự nhiên.
Các bảng biểu phân tích thường phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ
tiêu kinh tế có liên hệ với nhau: so sánh số liệu giữa kỳ này với kỳ trước, giữa bộ
phận này với tổng thể. Còn sơ đồ, đồ thị được sử dụng trong phân tích để phản ánh
sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu trong khoảng thời gian khác nhau hoặc
những mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau mang tính chất hệ số giữa các chỉ tiêu kinh tế.
Trong bài, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để biểu hiện các số liệu
và sự biến động về vốn và lao động của công ty trong giai đoạn 2014 – 2016.

an

lu

 Phương pháp chỉ số:
Đây là phương pháp giúp cho việc phân tích thực trạng của doanh nghiệp bằng
việc sử dụng những dữ liệu sẵn có để phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn và lao
động tại doanh nghiệp. Cụ thể là các chỉ tiêu kinh tế: doanh thu thuần, lợi nhuân, hệ
số hao mòn tài sản cố định, tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất chi phí trong báo cáo tài chính

hoặc được tính tốn dựa trên các số liệu trong báo cáo tài chính.
5.2. Phương pháp định lượng
 Phương pháp phân tích hồi quy:
Phương pháp này dùng để xây dựng mơ hình ước lượng hàm sản xuất để tìm
ra phương pháp lựa chọn đầu vào tối ưu nhằm tối thiểu hóa chi phí cho cơng ty.
 Bước 1: Xây dựng hàm ước lượng
Ta xây dựng mơ hình hàm sản xuất Cobb – Douglas có dạng:
Q = A.Kα.Lβ (A>0; 0≤α; β≤1)
Trong đó:
Q: sản lượng
A: hệ số hồi quy của mơ hình
K: vốn lưu động
L: lao động làm trong khâu sản xuất của công ty
α, β: các hằng số
Đây là dạng hàm phi tuyến tính, đối với dạng hàm này để có thể ước lượng
hàm sản xuất trong dài hạn ta phải chuyển về dạng hàm tuyến tính bằng cách lấy
loga tự nhiên hai vế của phương trình, ta có:
Ln (Q) = ln (A) + α ln (K) + β ln (L)
Đặt Y = ln (Q); C = ln (A); X = ln (K); Z= ln (L)

n

va


10

an

lu


Khi đó, hàm sản xuất cần ước lượng có dạng là:
Y = C + α. X + β. Z
 Bước 2: Thu thập và xử lý số liệu
Thu thập các số liệu về vốn lưu động và lao động trong khâu sản xuất theo
từng quý trong giai đoạn 2014-2016. Ta thu thập vốn lưu động vì ảnh hưởng trực
tiếp tới q trình sản xuất của cơng ty, vốn cố định để xây dựng cơ sở vật chất, hạ
tầng, mua sắm trang thiết bị máy móc, phương tiện vận chuyển,… do có vốn cố định
khơng ảnh hưởng nhiều tới vốn hoạt động sản xuất và bộ phận lao động hành chính
quản lý nhưng chỉ xét đến lao động trong khâu sản xuất vì đây là bộ phận trực tiếp tạo
ra sản phẩm.
Phạm vi nghiên cứu là giai đoạn 2014-2016. Như vậy có 12 quan sát. Số liệu
được tính tốn trên bảng Excel, dưới dạng hàm loga tự nhiên trước khi nhập dữ liệu
vào workfile trong Eviews.
 Bước 3: Ước lượng hàm sản xuất dài hạn bằng phương pháp OLS.
 Bước 4: Kiểm định sự phù hợp của các giá trị trong bảng ước lượng, đưa ra
các phân tích và đánh giá độ tin cậy.
Tiến hành kiểm tra sự phù hợp về dấu của các hệ số ước lượng: α >0; β >0; C>0.
Kiểm định ý nghĩa thống kê: Xét xem biến phụ thuộc có thực sự phụ thuộc
vào biến giải thích hay không bằng cách sử dụng P-value. Giá trị P-value cho biết
mức ý nghĩa chính xác của một tham số ước lượng. Các tham số ước lượng được
coi là có ý nghĩa về mặt thống kê nếu giá trị P-value của nó nhỏ hơn mức ý nghĩa
cho phép cao nhất.
Kiểm định sự phù hợp của mơ hình thơng qua xem xét giá trị R2: Kiểm định R2
đo lường tỷ lệ phần trăm sự biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi hàm
hồi quy. Với 0≤ R2 ≤ 1, R2 càng gần 1 thì mơ hình hồi quy càng có ý nghĩa.
6. Nguồn số liệu và dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu thu thập được bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp từ nhiều
nguồn khác nhau:
Nguồn dữ liệu sơ cấp: được thu thập thông qua quá trình thực tập tại cơng ty

TNHH May thời trang Nam Phương cùng với sự giúp đỡ từ các cán bộ, nhân viên
trong công ty. Nguồn dữ liệu trong công ty như các báo cáo tài chính, cơ cấu vốn,
lao động, chi phí của cơng ty trong 3 năm gần đây từ tài chính kế tốn.
Nguồn dữ liệu thứ cấp: thu thập dữ liệu từ các ấn phẩm, các tạp chí nói về việc
sử dụng nguồn vốn, lao động, chi phí trong các doanh nghiệp, sách chuyên ngành
liên quan đến lựa chọn đầu vào.

n

va


11

7. Kết cấu khóa luận
Ngồi phần tóm lược; lời cảm ơn; mục lục; danh mục bảng biểu, sơ đồ hình
vẽ; danh mục từ viết tắt; danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục; khóa luận
được kết cấu bởi 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí
sản xuất kinh doanh của cơng ty.
Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn và lao động tại công ty TNHH May thời
trang Nam Phương.
Chương 3: Một số đề xuất trong việc lựa chọn đầu vào vốn và lao động tối ưu
để tối thiểu hóa chi phí kinh doanh của cơng ty TNHH May thời trang Nam Phương

an

lu
n


va


12

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỰA CHỌN ĐẦU VÀO TỐI ƯU ĐỂ
TỐI THIỂU HĨA CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

an

lu

1.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ VỐN, LAO ĐỘNG VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1.Lý luận về vốn
1.1.1.1. Khái niệm
Vốn là một trong hai yếu tố đầu vào cơ bản giúp công ty tiến hành hoạt động
sản xuất kinh doanh, vốn có vai trị ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế nói
chung cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty nói riêng. Dưới các
cách tiếp cận khác nhau sẽ có những định nghĩa khác nhau về vốn:
“Vốn là các hàng hóa được sản xuất ra để phục vụ cho quá trình sản xuất mới,
là đầu vào của hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp”.(P.Sammuelson, 1989,
tr.115).
“Vốn là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là đầu vào của quá trình sản xuất”.
(K.Marx, 1993, tr.310).
“Vốn khơng chỉ đề cập đến tiền mà cịn bao gồm những hàng hóa có thời gian
sử dụng lâu dài và nhằm sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ khác. Ví dụ: nhà xưởng,
trang thiết bị, dây chuyền sản xuất”. (Phan Thế Cơng, 2015, tr.24).
Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về vốn, nhưng trong phạm vi nghiên cứu

của đề tài này, vốn được hiểu một cách đơn giản nhất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ vật
tư tài sản được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh với mục đích sinh lời.
1.1.1.2. Những nhân tố tác động đến tình hình sử dụng vốn của công ty
a. Nhân tố vĩ mô
 Thị trường các yếu tố đầu vào vốn và lao động: Khi thị trường vốn luôn
thay đổi, công ty sẽ mất một khoản chi phí để tiếp nhận nguồn vốn mới như vay vốn
ngắn hạn cũng như đầu tư thêm các nguồn vốn dài hạn khác.
 Thực trạng của nền kinh tế: Khi nền kinh tế thế giới nói chung cũng như
nền kinh tế quốc gia nói riêng ổn định, phát triển sẽ tạo cơ hội cho công ty nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn (vịng quay của vốn).
 Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: Đây là nhân tố tác động tới hiệu
quả sử dụng vốn của công ty như cơ chế giao vốn, đánh giá tài sản cố định, chính
sách thuế, lãi suất cho vay,…

n

va


13

 Nhân tố công nghệ: Với những thay đổi của cơng nghệ sẽ có tác động tới
chu kỳ sản phẩm, phương thức sản xuất, nguyên vật liệu,…

an

lu
n

va



14

an

lu

b. Nhân tố vi mô
 Chu kỳ luân chuyển vốn lưu động: Nếu chu kỳ luân chuyển vốn lưu động
của cơng ty ngắn, cơng ty có khả năng thu hồi vốn nhanh để bắt đầu chu kỳ kinh
doanh mới, ngược lại, nếu chu kỳ luân chuyển vốn dài, công ty sẽ phải chịu gánh
nặng vì vốn ứ đọng, lãi các khoản phải trả của cơng ty sẽ tăng lên.
 Trình độ quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: Cơ
cấu tổ chức hoạt động kinh doanh càng gọn nhẹ, hợp lý, hiệu quả thì cơng ty càng
giảm được chi phí quản lý từ đó giúp nâng cao hiêu quả hoạt động kinh doanh, có
những chính sách định hướng sử dụng vốn hiệu quả.
 Trình độ ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất: Việc ứng dụng khoa
học- kỹ thuật vào sản xuất sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm, hiệu quả kinh doanh của công ty. Tuy việc sử dụng cơng nghệ hiện đại trong
sản xuất sẽ địi hỏi cơng ty phải đầu tư nhiều vốn, nhưng chính nhờ vào sự đầu tư
này sẽ giúp năng suất lao động không ngừng nâng cao, giúp công ty giảm được
những chi phí khơng cần thiết, sử dụng hiệu quả các nguồn nguyên nhiên vật liệu
phục vụ sản xuất sản phẩm.
1.1.2. Lý luận về lao động
1.1.2.1. Khái niệm
Có nhiều quan điểm khác nhau về lao động, theo K.Marx: “Lao động là hoạt
động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi những vật thể của tự
nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người”.
“Lao động trong kinh tế học được hiểu là yếu tố sản xuất do con người tạo ra

và là một dịch vụ hay hàng hóa. Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản
xuất cịn người cung cấp hàng hóa này là người lao động. Lao động cũng như mọi
hàng hóa, dịch vụ khác, lao động được trao đổi trên thị trường gọi là thị trường lao
động. Giá của lao động là tiền công thực tế mà người sản xuất trả cho người lao
động. Mức tiền cơng chính là mức giá của lao động.” (Phạm Đức Thành & Nguyễn
Hồng Long, 1995).
Như vậy, có thể hiểu lao động chính là việc sử dụng sức lao động của cong
người tác động một cách có ý thức vào nguyên vật liệu nhằm biến nó theo ý thức
của người lao động. Trong công ty, lực lượng lao động bao gồm tất cả những người
lao động làm việc trong đó, bao gồm lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động sản
xuất và lao động gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất.

n

va


15

an

lu

1.1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động của doanh
nghiệp
a. Các nhân tố bên trong
 Quan điểm của ban lãnh đạo công ty: Là yếu tố quyết định đến vấn đề phát
triển nguồn nhân lực. Nếu cấp lãnh đạo nhận thức được giá trị mà nguồn nhân lực
lao động mang lại và có cơ chế, chính sách, đầu tư phù hợp thì việc sử dụng lao
động sẽ đạt hiệu quả cao hơn, doanh nghiệp có cơ hội phát triển vững mạnh hơn.

Ngược lại, nếu tổ chức nào không nhận ra được tầm quan trọng của nguồn lao động,
khơng tạo ra những lựi ích để thu hút, giữ chân lao động lành nghề thì khó có thể
phát triển bền vững được.
 Tình hình tài chính của doanh nghiệp: Việc nâng cao chất lượng lao động là
điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, mọi hoạt động quyết định về
nhân sự đều dựa trên tình hình tài chính của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có
tình hình tài chính tốt có thể xây dựng chế độ đãi ngộ tốt với các lao động của mình
hơn hẳn các doanh nghiệp khác để thu hút lao động chuyên môn cao, gắn bó với
cơng ty. Cịn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ điều đó trở nên khó khăn hơn.
 Quy mô và đặc trưng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp có quy mơ càng lớn, mạng lưới kinh doanh càng rộng thì nhu cầu cần
sử dụng lớn cả về chất lượng và số lượng lao động. Tùy theo đặc thù của lĩnh vực
kinh doanh, các ngành nghề nhất định mà có doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động
nữ có ngành lại sử dụng nhiều lao động nam hay những lao động trẻ tuổi.
b. Các nhân tố bên ngồi
 Trình độ phát triển giáo dục – đào tạo: Nguồn nhân lực trước khi được cung
ứng ra thị trường sẽ được đào tạo để có được những kinh nghiệm cơ bản dựa trên
nền tảng giáo dục – đào tạo cơ bản từ cá trường đại học, cao đẳng, dạy nghề,… Khi
chất lượng giáo dục được nâng cao cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có cơ
hội tuyển được những lao động có trình độ chun mơn tốt, qua đó sẽ giảm thểu các
chi phí đào tạo của doanh nghiệp.
 Dân số và lực lượng lao động trong xã hội: Cơ cấu lao động được thể hiện
qua tuổi tác, giới tính, trình độ dân trí, chun mơn,… Quy mô dân số lớn, tốc độ
tăng dân số cao thì tốc độ tăng nguồn lực sẽ ngày càng lớn và ngược lại. Dân số
đông và chủ yếu ở độ tuổi lao động sẽ cung cấp nguồn nhân lực dồi dào, doanh
nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong công tác tuyển dụng.
 Sự phát triền của khoa học- công nghệ và q trình tồn cầu hóa của nền
kinh tế thế giới: Trong giai đoạn hội nhập, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là

n


va


×