Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phương pháp phòng ngừa ung thư pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.51 KB, 4 trang )

Phương pháp phòng ngừa ung
thư
Các bệnh ung thư thường do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Không có một phương pháp riêng rẽ nào có thể phòng ngừa
hoàn toàn được ung thư. Tuy nhiên, chúng ta có thể giảm thiểu
được những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh.

1. Không hút thuốc lá
Thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Chỉ riêng ở
Đức, mỗi năm có đến 40.000 người chết vì căn bệnh này. Nhằm
giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư phổi, chúng ta cần phải tạo
dựng nên một môi trường không có khói thuốc lá. Những người
đang hút thuốc lá nếu từ bỏ thói quen tai hại này ngay ngày hôm
nay thì giảm được 80% nguy cơ ung thư phổi do thuốc lá trong 5
năm tới.

2. Uống rượu ít lại

Những người uống nhiều rượu có nguy cơ mắc ung thư khoang
miệng, ung thư hầu, ung thư thanh quản và ung thư thực quản.
Các chuyên gia khuyên rằng mỗi ngày không nên uống quá 0,3
lít rượu vang (với phụ nữ là 0,2 lít) hoặc không quá 0,75 lít bia
(với phụ nữ là 0,5 lít). Trong mỗi tuần, nên có hai ngày hoàn
toàn không uống thức uống chứa cồn.

3. Ăn nhiều rau xanh và trái cây

Rau xanh và trái cây có tác dụng làm giảm nguy cơ gây ung thư
các loại. Không nên chỉ ăn một loại rau hoặc trái cây nhất định
nào đó. Nếu bữa ăn càng nhiều màu sắc khác nhau thì tác dụng
phòng ngừa ung thư càng cao. Người nào hằng ngày đều có sử


dụng các loại rau quả có màu xanh, đỏ, vàng thì người đó càng
có cơ may giảm thiểu được nguy cơ ung thư. Nước ép trái cây
tươi cũng có tác dụng tốt.

4. Giảm ăn thịt

Mỗi ngày không nên ăn quá 30 đến 90 g thịt. Chú ý giảm các
loại thịt màu đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt cừu, thịt dê. Cá là loại
thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Cũng
nên chú ý đến chất lượng thịt. Thịt càng ôi thiu thì khả năng gây
bệnh càng lớn. Cách chế biến cũng rất quan trọng. Không nên sử
dụng quá nhiều thịt nướng, thịt chiên rán quá nóng, quá chín.

5. Giữ không để tăng cân

Thừa cân, béo phì là một yếu tố nguy cơ của ung thư. Những
người thường xuyên vận động, luyện tập thể thao thì càng làm
giảm nguy cơ mắc bệnh. Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia Mỹ
khuyến cáo mỗi ngày nên luyện tập thể thao ít nhất 30 phút.

6. Tránh ánh nắng gay gắt

Ung thư da ngày càng trở nên thường gặp hơn, do vậy cần phải
tránh để ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp trong một thời gian
dài, nhất là vào buổi trưa. Không nên tắm nắng buổi trưa và khi
tắm nắng cần phải có kem chống nắng bảo đảm chất lượng.

7. Phòng chống các bệnh nhiễm trùng

Theo thống kê năm 2005 của WHO, ung thư gan là nguyên nhân

gây tử vong thường gặp ở người Việt Nam: đứng hàng thứ ba ở
nam giới và đứng hàng thứ sáu ở nữ giới. Viêm gan B mạn tính
có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Việt Nam là nước có mức
độ lưu hành dịch cao. Do vậy chủng ngừa viêm gan B cũng có
tác dụng làm giảm nguy cơ gây ung thư gan.
Một số chủng virus gây u nhú ở người (HPV) có thể gây nên
ung thư cổ tử cung. Hiện nay các công ty dược phẩm đang đưa
vào thị trường các loại vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung. Tuy
nhiên, các loại vắc-xin này cũng chỉ có thể phòng ngừa được
một số chủng virus gây u nhú ở người có khả năng gây ung thư
cổ tử cung, chứ không thể ngăn ngừa tất cả các ung thư cổ tử
cung. Điều quan trọng là không nên sinh hoạt tình dục quá sớm,
sinh hoạt tình dục với nhiều bạn tình khác nhau và có hành vi
tình dục không an toàn.
Một điều đặc biệt đáng chú ý: ung thư dạ dày là loại ung thư gây
tử vong nhiều nhất ở phụ nữ Việt Nam (theo số liệu thống kê
năm 2005). Khoa học đã chứng minh mối liên quan nhân quả
giữa nhiễm xoắn khuẩn helicobacter pylori và nguy cơ ung thư
dạ dày.

Để phòng ngừa nhiễm vi khuẩn này cần bảo đảm chế độ dinh
dưỡng và môi trường sống hợp vệ sinh. Những bệnh nhân có
triệu chứng bệnh dạ dày do helicobacter pylori, cần điều trị triệt
để theo hướng dẫn chuyên khoa

×