Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động pr của các tổ chức từ thiện địa phương tại đà nẵng giai đoạn năm 2016 đến năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.87 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------

NGUYỄN THANH TÂM

ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG PR
CỦA CÁC TỔ CHỨC TỪ THIỆN ĐỊA PHƯƠNG
TẠI ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2022

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH: BÁO CHÍ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Thị Hòa

Đà Nẵng - 2023


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................. x
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................................5
5. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................5
6. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..........................................................................................5


7. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................6
8. Kết cấu của khóa luận ...................................................................................................... 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI TRONG
HOẠT ĐỘNG PR CỦA CÁC TỔ CHỨC TỪ THIỆN ................................................ 11
1.1. Giới thiệu chung về hoạt động từ thiện và các tổ chức từ thiện ...................................... 11
1.1.1. Khái niệm về Từ thiện ............................................................................................... 11
1.1.2. Khái niệm về tổ chức từ thiện .................................................................................... 12
1.1.3. Phân loại các tổ chức từ thiện ................................................................................... 14
1.1.4. Vai trò của các tổ chức từ thiện ................................................................................. 15
1.2. Giới thiệu chung về mạng xã hội ..................................................................................... 17
1.2.1. Các khái niệm về mạng xã hội ................................................................................... 17
1.2.2. Lịch sử hình thành của mạng xã hội ......................................................................... 19
1.2.3. Một số đặc điểm của mạng xã hội.............................................................................. 21
1.2.4. Những hình thức tiếp cận cơng chúng của mạng xã hội ........................................... 23
1.3. Giới thiệu chung về PR .................................................................................................... 24


1.3.1. Các khái niệm về PR .................................................................................................. 24
1.3.2. Vai trò của PR ........................................................................................................... 26
1.3.3. Các hoạt động PR thực tiễn ....................................................................................... 27
1.3.4. Những giá trị và trách nhiệm xã hội của PR ............................................................. 29
1.3.5. Hoạt động PR của các tổ chức từ thiện địa phương .................................................. 30

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1................................................................................................ 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG
PR CỦA CÁC TỔ CHỨC TỪ THIỆN ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN
TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2022 ................................................................................... 33
2.1. Giới thiệu chung về các tổ chức từ thiện địa phương tại Đà Nẵng ................................. 33
2.1.1. Giới thiệu Hội Từ thiện và Bảo về quyền trẻ em thành phố Đà Nẵng ....................... 33

2.1.2. Giới thiệu Nhóm Hiếu Hạnh – Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng .................................. 35
2.1.3. Giới thiệu Nhóm thiện nguyện Chong Chóng Tre ..................................................... 36
2.2. Hoạt động PR của các tổ chức từ thiện địa phương tại Thành phố Đà Nẵng ................ 36
2.2.1. Công tác truyền thông của các tổ chức từ thiện......................................................... 36
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng mức độ uy tín của các tổ chức từ thiện ............................... 37
2.3. Hoạt động mạng xã hội của các tổ chức từ thiện địa phương tại Đà Nẵng giai đoạn năm
2016 đến năm 2022 ................................................................................................................. 39
2.3.1. Hoạt động mạng xã hội của Hội Từ thiện và Bảo vệ quyền trẻ em Thành phố Đà
Nẵng giai đoạn 2016 đến năm 2022 .................................................................................... 39
2.3.2. Hoạt động mạng xã hội của Nhóm Hiếu Hạnh – Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng giai
đoạn năm 2016 đến năm 2022 ............................................................................................. 47
2.3.3. Hoạt động mạng xã hội của Nhóm thiện nguyện Chong Chóng Tre giai đoạn năm
2016 đến năm 2022.............................................................................................................. 57
2.4. Ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động PR của các tổ chức từ thiện địa phương tại Đà
Nẵng giai đoạn 2016 đến 2022................................................................................................ 64
2.4.1. Ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động PR của Hội Từ thiện và Bảo vệ quyền trẻ em
Thành phố Đà Nẵng giai đoạn năm 2016 đến năm 2022 .................................................... 65
2.4.2. Ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động PR của Nhóm Hiếu Hạnh – Chùa Quán Thế
Âm Đà Nẵng giai đoạn năm 2016 đến năm 2022 ................................................................ 71
2.4.3. Ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động PR của Nhóm thiện nguyện Chong Chóng
Tre giai đoạn năm 2016 đến năm 2022 ............................................................................... 78


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2................................................................................................ 82
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI
TRONG HOẠT ĐỘNG PR CỦA CÁC TỔ CHỨC TỪ THIỆN ĐỊA PHƯƠNG TẠI
ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2022 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ............ 83
3.1. Đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động PR của các tổ chức
từ thiện địa phương tại Đà Nẵng từ năm 2016 đến năm 2022 .............................................. 83
3.1.1. Các mạng xã hội phổ biến với các tổ chức từ thiện địa phương tại Đà Nẵng ............ 83

3.1.2. Ưu điểm của mạng xã hội đối với tổ chức từ thiện trong hoạt động PR .................... 85
3.1.3. Nhược điểm của mạng xã hội đối với tổ chức từ thiện .............................................. 86
3.2. Những hiệu quả đạt được của việc ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động PR của
các tổ chức từ thiện địa phương tại Đà Nẵng từ năm 2016 đến năm 2022 ....................... 88
3.3. Những hạn chế của việc ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động PR của các tổ chức
từ thiện địa phương tại Đà Nẵng từ năm 2016 đến năm 2022 .......................................... 91
3.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động
PR của các tổ chức từ thiện địa phương tại Đà Nẵng trong thời gian tới ............................. 94
3.5. Bài học kinh nghiệm......................................................................................................... 96

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3................................................................................................ 98
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................ 99
1. Kết luận ............................................................................................................................ 99
2. Khuyến nghị ................................................................................................................... 102
Khuyến nghị 1: Sớm hoàn thiện khung hành lang pháp lý cho các vấn đề về tình nguyện
nhân đạo. .......................................................................................................................... 102
Khuyến nghị 2: Đề xuất mở thêm nhiều buổi Workshop để nâng cao kiến thức về truyền
thông cho các tổ chức từ thiện.......................................................................................... 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 104


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Ứng dụng mạng xã hội
trong hoạt động PR của các tổ chức từ thiện địa phương tại Đà Nẵng giai đoạn
2016 đến 2022” là cơng trình nghiên cứu của tơi, dưới sự hướng dẫn của TS.Trần
Thị Hịa
Các số liệu, kết quả khảo sát, kết quả phỏng vấn sâu, thơng tin được sử dụng
trong khóa luận này là trung thực.
Đà Nẵng, ngày 03 tháng 05 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thanh Tâm

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, tơi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến giảng viên hướng
dẫn TS.Trần Thị Hịa đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, hỗ trợ tơi xun suốt q trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến người dân, mạnh thường quân, nhà
báo, những anh/ chị trong các tổ chức từ thiện đã dành thời gian đồng ý hỗ trợ, trả lời
bảng câu hỏi phỏng vấn sâu để tơi có tư liệu xây dựng nội dung đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè đã động
viên, quan tâm giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận.
Khóa luận này được hoàn thành một cách nghiêm túc và cẩn trọng, song khơng
thể tránh khỏi những điểm thiếu sót. Tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
q thầy cơ để khóa luận được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 03 tháng 05 năm 2023
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thanh Tâm

ii


ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG PR CỦA
CÁC TỔ CHỨC TỪ THIỆN ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÀ NẴNG

GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2022
Ngành: Báo chí
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thanh Tâm
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hoà
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
Kết quả chính của khố luận tốt nghiệp: Khố luận tập trung tìm hiểu về mức độ hiệu quả
của việc ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động PR của các tổ chức từ thiện địa phương tại
Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2022. Khoá luận đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu là:
1.

Các tổ chức từ thiện địa phương tại Đà Nẵng (3 tổ chức: Hội Từ thiện và Bảo về quyền
trẻ em Thành phố Đà Nẵng, Nhóm Hiếu Hạnh – Chùa Quán Thế Âm, Nhóm thiện
nguyện Chong Chóng Tre) đã sử dụng mạng xã hội như thế nào trong hoạt động PR?

2.

Hiệu quả của việc sử dụng mạng xã hội trong hoạt động PR của các tổ chức từ thiện nói
trên như thế nào?

3.

Những bài học kinh nghiệm rút ra giúp cho việc ứng dụng mạng xã hội trong PR của
các tổ chức từ thiện địa phương được tốt hơn?

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khoá luận: Khoá luận đã có những kết quả cơ bản thể
hiện sự hiệu quả trong việc ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động PR của các tổ chức từ
thiện địa phương tại Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2022. Ngồi ra, kết quả nghiên
cứu của khố luận này mang lại giá trị tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu về các hoạt
động từ thiện nhân đạo tại Việt Nam, đặc biệt là các tổ chức từ thiện địa phương.
Hướng nghiên cứu tiếp theo: Đề tài có thể tiếp tục nghiên cứu với khía cạnh quản trị mạng

xã hội trong hoạt PR của các tổ chức từ thiện địa phương.
Từ khoá: Tổ chức từ thiện, mạng xã hội, quan hệ công chúng, xây dựng thương hiệu, xử lý
khủng hoảng truyền thông.
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

TS. Trần Thị Hoà

Nguyễn Thanh Tâm

iii


SOCIAL NETWORK APPLICATIONS IN PR ACTIVITIES OF
LOCAL CHARITY ORGANIZATIONS IN DA NANG
PERIOD FROM 2016 TO 2022
Major: Journalism
Student’s name: Nguyen Thanh Tam
Supervisor: Dr. Tran Thi Hoa
Educational institution: University of Science and Education – The University of Da Nang
Principal findings of the thesis: The thesis aims at studying the impact of social network
on PR activities of local charity organization in Da Nang during the period of 2016 to 2022.
The three research questions are:
1.

How have the three local charity organization in Da Nang (Da Nang City Charity and
Children's Protection Association, Hieu Hanh Group - Quan The Am Pagoda, and
Chong Chong Tre Volunteer Group) utilized social media for their PR activities?


2.

What is the effectiveness of social media in the PR activities of the aforementioned local
charities?

3.

How can the lessons learned be used to improve the utilization of social media platforms
in public relations efforts of local charities?

Scientific and practical significance of the thesis: The thesis presents fundamental findings
on the effectiveness of utilizing social media platforms for public relations campaigns by
local charity organizations in Da Nang between 2016 and 2022. Additionally, the research
outcomes provide a valuable reference for studying philanthropic humanitarian activities in
Vietnam, particularly local charity organizations.
Recommendation for future research: The aspect of social media management in public
relations campaigns by local charities can be further explored as a potential area of study.
Keywords: Charity organization, social network, public relations, branding, crisis
management.
Supervisor’s confirmation

Student

Dr. Tran Thi Hoa

Nguyen Thanh Tam

iv



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

TCTT

Tổ chức từ thiện

2

TT&BVQTE TP

3

UBND

Từ thiện & Bảo vệ quyền trẻ em
Thành phố
Uỷ ban nhân dân

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH

HÌNH ẢNH VÀ CHÚ THÍCH

STT

TRANG

1

Hình 1: Biểu tượng của Hội TT&BVQTE TP Đà Nẵng

33

2

Hình 2: Ảnh bìa hoạt động trên mạng xã hội của nhóm Hiếu Hạnh

35

3

Hình 3: Logo của nhóm Chong Chóng Tre

36

4

Hình 4: Số lượt thích và theo dõi trên Fanpage chính thức của Hội

40


TT&BVQTE TP Đà Nẵng
5

Hình 5: Các nội dung về hoạt động của Hội TT&BVQTE TP Đà

41

Nẵng
6

Hình 6: Hội TT&BVQTE TP Đà Nẵng gia chia sẻ

42

7

Hình 7: Đơn kiến nghị của Hội TT&BVQTE về vấn đề bạo lực gia

42

đình liên quan đến cháu bế 8 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh
8

Hình 8: Banner chương trình gây quỹ từ thiện do Hội TT&BVQTE

43

TP Đà Nẵng phối hợp với các đơn vị, cơ quan báo đài địa phương
tổ chức
9


Hình 9: Chuyến xe khơng đồng giúp đỡ những hồn cảnh thương

44

tâm
10

Hình 10: Nội dung bài đăng chia sẻ về hoạt động Hội TT&BVQTE

45

TP Đà Nẵng
11

Hình 11: Chương trình trao tặng laptop cho các em học sinh lớp 9

46

có hồn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
12

Hình 12: Thư kêu gọi nguồn lực xã hội giúp đỡ cho chương trình

47

Ca nhạc gây quỹ từ thiện giúp đỡ người nghèo của Hội
TT&BVQTE TP Đà Nẵn
13


Hình 13: Số lượng thành viên trong nhóm cơng khai Hiếu Hạnh –

48

Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng
14

Hình 14: Bài viết vào đợt bão tháng 9/2022 giúp đỡ những gia đình
neo đơn và người già

vi

49


15

Hình 15: Bài viết kỷ niệm 9 năm thành lập nhóm và giới thiệu về

49

Nhóm Hiếu Hạnh
16

Hình 16: Chương trình bếp chay không đồng chuyên nấu tại các

50

bệnh viện trên địa bàn thành phố
17


Hình 17: Bài viết tổng hợp nguồn tài trợ của các mạnh thường quân

50

chuyến đi Tây Trà của nhóm Hiếu Hạnh
18

Hình 18: Hoạt động từ thiện, cứu trợ những hồn cảnh khó khăn

52

do dịch bệnh Covid của Nhóm Hiếu Hạnh
19

Hình 19: Bài viết kêu gọi cộng đồng của nhóm Hiếu Hạnh

53

20

Hình 20: Bài viết bán mật ong gây quỹ cho chương trình bếp chay

54

khơng đồng
21

Hình 21: Bài viết kêu gọi quỹ cho Lễ hội Quán Thế Âm tại địa


55

phương Đà Nẵng
22

Hình 22: Bài viết chia buồn với những mất mác của thành viên

55

nhóm Hiếu Hạnh
23

Hình 23: Buổi phát trực tiếp chương trình trao quà cho bà con của

56

nhóm Hiếu Hạnh
24

Hình 24: Trang Fanpage chính thức của nhóm thiện nguyện Chong

57

Chóng Tre
25

Hình 25: Video giới thiệu các thành viên và địa điểm thiện nguyện

58


của nhóm Chong Chóng Tre
26

Hình 26: Chương trình thiện nguyện vùng cao của nhóm Chong

60

Chóng Tre
27

Hình 27: Hoạt động trao những món q thiết thực cho những

61

người lao động tại địa phương của nhóm thiện nguyện Chong
Chóng Tre
28

Hình 28: Thư kêu gọi cho chương trình Đơng Ấm Nam Trà My của
nhóm Chong Chóng Tre

vii

62


29

Hình 29: Cập nhập chương trình Đơng Ấm Nam Trà My được trao


63

đén các em bé tại Trà Vinh
30

Hình 30: Video ghi lại hành trình vận chuyển quà đến Nam Trà My

64

của nhóm Chong Chóng Tre
31

Hình 31: Chương trình “Đem ánh sáng đến trẻ em vùng cao” nhận

66

được phản hồi tốt từ cơng chúng
32

Hình 32: Cuộc thi chạy “Vì sự bình yên của trẻ thơ” nhận được

67

nhiều phản hồi của cơng chúng
33

Hình 33: Các kết quả tìm kiếm về Hội TT&BVQTE TP Đà Nẵng

69


trên Google
34

Hình 34: Tiêu đề một đầu báo về Hội TT&BVQTE TP Đà Nẵng

69

xuất hiện trên công cụ tìm kiếm Google
35

Hình 35: Chi hội “Chuyến xe nghĩa tình” trực thuộc Hội

71

TT&BVQTE TP Đà Nẵng hoạt động trong mùa dịch
36

Hình 36: Chương thiện nguyện tại Điểm trường KonTum của nhóm

72

Hiếu Hạnh
37

Hình 37: Người dân nhận được sự giúp đỡ của Nhóm Hiếu Hạnh

73

phản hồi trên Group cơng khai của Nhóm
38


Hình 38: Diễn biến sự việc sau khi Nhóm Hiếu Hạnh làm việc với

74

cơ quan chức năng
39

Hình 39: Phản ứng của công chúng về sự việc lỗi dùng từ của Nhóm

74

Hiếu Hạnh
40

Hình 40: Mạnh thường qn ở Úc qun góp cho tổ chức Hiếu

75

Hạnh
41

Hình 41: Phóng sự trên báo Thanh Niên về bữa cháo nóng giữa

76

đêm dịch do Nhóm Hiếu Hạnh nấu và chuẩn bị
42

Hình 42: Mũ mang màu tím đặc trung của nhóm Hiếu Hạnh được

phát cho các em nhỏ tại Quảng Ngãi

viii

77


43

Hình 43: Thành viên Nhóm Hiếu Hạnh – Chùa Quan Thế Âm trong

78

chiến dịch tri ân của Coca-Cola.
44

Hình 44: Phản hồi của cơng chúng về những hoạt động tình nguyện

79

của nhóm Chong Chóng Tre
45

Hình 45: Bảng tổng kết quỹ chương trình “Đơng Ấm Nam Trà My”

80

của nhóm Chong Chóng Tre.
46


Hình 46: Bài chia sẻ về hoạt động tình nguyện của nhóm Chong

81

Chóng Tre
47

Hình 47: Thơng tin về mạng lưới tình nguyện Quốc gia.

ix

81


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

BẢNG BIỂU VÀ CHÚ THÍCH

TRANG

1

Bảng 1: Thống kê số lượng bài viết trên nền tảng Facebook của

43

Hội TT&BVQTE TP Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2016 đến năm
2022

2

Bảng 2: Thống kê số lượng bài viết trên nền tảng Facebook của

51

Nhóm Hiếu Hạnh – Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng giai đoạn từ
năm 2016 đến năm 2022
3

Bảng 3: Thống kê số lượng bài viết trên nền tảng Facebook của

61

Nhóm thiện nguyện Chong Chóng Tre giai đoạn từ năm 2016
đến năm 2022.
4

Biểu đồ 1: Biểu thị các mạng xã hội được tổ chức từ thiện địa

84

phương tại Đà Nẵng sử dụng
5

Biểu đồ 2: Biểu thị các tác dụng mạng xã hội mang lại cho các

88

tổ chức từ thiện địa phương tại Đà Nẵng

6

Biểu đồ 3: Biểu thị mức độ hài lòng của các tổ chức từ thiện địa

89

phương tại Đà Nẵng trước những tác động mà mạng xã hội mang
lại.
7

Biểu đồ 4: Biểu thị mức độ sử dụng mạng xã hội của các tổ chức
từ thiện địa phương tại Đà Nẵng.

x

92


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại công nghệ kỹ thuật số hiện nay, khi mà thế giới đang càng ngày
càng trở nên “phẳng” (tồn cầu hóa), nhu cầu trao đổi thông tin của con người đang
được nâng cấp để phù hợp hơn với các xu thế phát triển chung. Mạng xã hội ra đời
để đáp ứng những mong muốn kết nối bất kể khoảng cách, ngôn ngữ, vị trí địa lý của
con người. Sau khoảng thời gian hoạt động và phát triển, mạng xã hội đã thay đổi
thói quen trao đổi thơng tin của con người, từ đọc báo giấy người ta chuyển sang lướt
mạng, từ phương thức tụ tập truyền miệng, chỉ cần một nút gửi tin nhắn bạn có thể
gửi thơng tin đến vơ số người, điều này giúp việc trao đổi thông tin trở nên dễ dàng
và thuận tiện hơn.
Dù là truyền thông nội bộ hay bên ngoài, việc quan hệ giao tiếp đều có ảnh

hưởng rất lớn đến con đường phát triển của tổ chức trong tương lai. Tuy nhiên, mỗi
tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khác nhau sẽ có một cách truyền thông khác nhau.
Đặc biệt là đối với tổ chức từ thiện phụ thuộc nhiều vào các bên như nhà tài trợ, khách
hàng, tình nguyện viện, người ủng hộ hay thậm chí cả giới truyền thơng. Vì vậy nên
các phương pháp mà tổ chức sử dụng để tiếp cận công chúng là vô cùng quan trọng.
Các tổ chức từ thiện nên hiểu rõ các mơ hình truyền thơng để hoạt động được tối ưu
và lan tỏa giá trị cốt lõi cho cộng đồng và xã hội. Một trong các hoạt động được sử
dụng phổ biến và hiệu quả hiện nay là PR – Public Relations (Quan hệ công chúng).
Việc ứng dụng các hoạt động trong PR, tổ chức từ thiện có thể sáng tạo ra những
chiến lược truyền thơng gắn kết với các bên liên quan. Đồng thời, thông qua PR nhóm
đối tượng mục tiêu cũng có thể phản hồi lại ý kiến cho tổ chức góp phần gia tăng
tương tác giữa các bên.
Một số các tổ chức từ thiện cũng ứng dụng mạng xã hội trong công tác hoạt
động, có thể kể đến như Oxfam, SOS Children’s Villages, UNICEF, Blue Dragon ,
Saigon Children's Charity, Suối mát từ tâm, Trăng Khuyết, Hội từ thiện Nhân Tâm,
… Bên cạnh những tác động tích cực, việc ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động

1


PR của các tổ chức từ thiện vẫn còn tồn tại những vấn đề cần phải đối mặt, đặc biệt
là với khủng hoảng.
Trong phạm vi đề tài “Ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động PR của các tổ
chức từ thiện trong giai đoạn 2016 đến 2022”, khóa luận tập trung nghiên cứu 3
trường hợp tổ chức từ tự phát đến có yếu tổ pháp nhân. Từ đó, đánh giá phân tích và
làm rõ những ưu điểm, hạn chế trong q trình truyền thơng của các tổ chức từ thiện.
Qua đó, khóa luận chỉ ra và đánh giá hiệu quả, ưu nhược điểm của phương pháp và
rút ra bài học kinh nghiệm. Từ đó, đưa ra các đề xuất giúp cho hoạt động mạng của
các tổ chức từ thiện được tốt hơn và đạt hiệu quả.
2. Lịch sử nghiên cứu

Nhìn chung, hiện nay các nghiên cứu về vấn đề từ thiện, phi lợi nhuận ở Việt
Nam khá khan hiếm, hầu hết là những cơng trình nghiên cứu cấp quốc gia với quy
mơ lớn, đề tài mang tính phổ qt, đóng góp về mặt quản lý nhà nước, có thể kể đến
như: “Nhận thức của người dân về hoạt động từ thiện và khả năng gây quỹ của các
tổ chức phi chính phủ Việt Nam” (2005) do Vũ Hồng Phong làm chủ nhiệm, “Tổ chức
phi lợi nhuận trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam” (2022)
do Nguyễn Đức Chiện làm chủ nhiệm,…
Hiện tại chưa ghi nhận đề tài nghiên cứu về các tổ chức từ thiện địa phương ở
cấp độ tỉnh thành. Tuy nhiên, chúng ta có thể bắt gặp một số bài báo nêu ra ý kiến
đóng góp nhằm hồn thiện khung hành lang pháp lý cho vấn đề từ thiện, có thể kể
đến như: “Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế về từ thiện do cá nhân, tổ chức không
chuyên thực hiện”, luật sư Nguyễn Quang Anh (đăng tạp chí điện tử Luật sự Việt
Nam, ngày 19/11/2021), “Sớm hoàn thiện quy định về quyên góp từ thiện”, tác giả
Minh Chiến (đăng báo Người Lao Động, ngày 26/05/2021). Các bài báo trên đã phản
ánh về những lùm xùm xung quanh vấn đề từ thiện của những người nổi tiếng, qua
đó đề xuất giải pháp, kiến nghị cho các cơ quan chính quyền can thiệp và hoàn thiện,
bổ sung khung hành lang pháp lý về hoạt động từ thiện, nhân đạo.

2


Ở nước ngoài, các nghiên cứu về các tổ chức từ thiện có phần dồi dào và đa lĩnh
vực hơn, từ cấp độ luật pháp, hành chính cho đến truyền thông. Nghiên cứu về vấn
đề ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động PR của các tổ chức từ thiện có thể kể đến
nghiên cứu “Social media public relations practices of community non-profit
organizations” (2016) của Megan Amanda. Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng hoạt
động PR mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức từ thiện. Bằng cách ứng dụng mơ
hình truyền thơng hai chiều của J.Grunig (1984), PR có thể giúp gia tăng mức độ hiểu
biết lẫn nhau giữa cơng chúng và tổ chức; duy trì thiện cảm và góp phần xây dựng uy
tín vững chắc cho tổ chức; mối quan hệ hai bên bình đẳng cùng có lợi. Những mơ

hình này đã được áp dụng rất thành công trong hoạt động quan hệ công chúng của
các quốc gia có nền PR phát triển như Mỹ, Úc và gần đây là ở các nước Châu Á như
Nhật Bản, Hàn Quốc. Ờ Việt Nam, lĩnh vực này còn khá mới mẻ, do vậy, cịn chưa
có nhiều nghiên cứu về lý thuyết và hiệu quả ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn của
hoạt động này. Một trong những nghiên cứu có thể kế đến như “Mơ hình truyền thơng
hai chiều của J.Grunig: Từ lý thuyết đến thực tiễn hoạt động PR” (2022) của tác giả
Lê Thị Hằng. Bài viết chỉ ra phương pháp ứng dụng các mơ hình đã thành công ở thế
giới vào thực tiễn và tầm quang trọng của việc ứng dụng mạng xã hội đối với các tổ
chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, các dẫn chứng số liệu chỉ dừng lại ở trên cơ sở lý
thuyết và dẫn chứng áp dụng tại Việt Nam.
Hoạt động PR được xem như một hướng phát triển mới tại Việt Nam những
năm gần đây. Vì vậy, nguồn tài liệu tham khảo về PR hiện nay chủ yếu là vẫn là các
cơng trình nghiên cứu của người nước ngoài. Mặt khác, chúng ta cịn có một số cơng
trình nghiên cứu về PR bằng tiếng Việt dưới dạng sách chuyên đề, các khoá luận tốt
nghiệp cử nhân và luận văn như “Quản trị Quan hệ công chúng” NXB Đại học Kinh
tế quốc dân, 2009 của tác giả Lưu Văn Nghiêm hay “Ngành PR tại Việt Nam” (2010)
và “PR – Lý luận và ứng dụng” (2010), NXB Lao động – Xã hội, của tác giả Đinh
Thị Thúy Hằng. Dưới góc độ nghiên cứu, ba cơng trình trên đã trình bày cụ thể về
nguồn gốc, định nghĩa, bản chất, vị trí, vai trị và các hoạt động thực tiễn của PR.

3


Mạng xã hội được ghi nhận về sự bùng nổ khoảng từ năm 2016 đến nay. Vì vậy,
vẫn chưa có nhiều tài liệu về vấn đề này, tuy nhiên có thể kể tên một vài tài liệu
nghiên cứu như: “Mạng xã hội với thanh niên Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”
do Trần Hữu Luyến là chủ nhiệm, dưới sự tài trợ của Quỹ Phát triển Khoa học và
Công nghệ Quốc gia (Nafosted); luận văn “Trao đổi thông tin trên mạng xã hội của
giới trẻ Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2011 – thực trạng và giải pháp (khảo sát
mạng Facebook, Zingme và Go.vn)” (2012) của Hoàng Thị Hải Yến. Các nghiên cứu

kể trên đã làm rõ về khái niệm mạng xã hội, nghiên cứu thực trạng, tuy nhiên các vấn
đề ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động của các tổ chức từ thiện vẫn chưa được
nghiên cứu.
Khóa luận “Ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động PR của các tổ chức từ
thiện trong giai đoạn 2016 đến 2022” được thực hiện nhằm làm rõ các khía cạnh
ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động PR của các tổ chức từ thiện địa phương tại Đà
Nẵng. Thông qua các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố, bài nghiên cứu xem
xét các tổ chức từ thiện đã có cách ứng dụng mạng xã hội ra sao, từ đó gián tiếp tìm
hiểu khuynh hướng ứng dụng mạng xã hội trong các tổ chức từ thiện để đánh giá hiệu
quả, ưu nhược điểm và rút ra bài học kinh nghiệm. Bài nghiên cứu này không chỉ
ứng dụng PR cho các tổ chức từ thiện mà cịn có thể ứng dụng trong những lĩnh vực
khác như môi trường, nhân quyền,… Ngồi ra, nghiên cứu cịn là một nguồn tham
khảo ở góc độ từ thiện nhỏ lẻ ở tỉnh thành cho các đề tài nghiên cứu rộng hơn.
3. Mục đích nghiên cứu
Khố luận nghiên cứu để tìm hiểu về khả năng ứng dụng mạng xã hội trong hoạt
động PR của các tổ chức từ thiện quy mơ nhỏ, từ đó góp phần vào việc phát triển các
giải pháp tăng cường ứng dụng các tiến bộ công nghệ thông tin hiện đại để hỗ trợ các
hoạt động từ thiện nói chung, đặc biệt là các hoạt động của các tổ chức từ thiện địa
phương. Thơng qua đó, gian tiếp góp một phần nhỏ giúp đỡ những hồn cảnh khó
khăn trong xã hội đang cần bàn tay vươn ra hỗ trợ của các tổ chức từ thiện.

4


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận “Ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động PR của các tổ chức từ
thiện trong giai đoạn 2016 đến 2022” thực hiện 3 nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Thứ nhất, khóa luận nghiên cứu ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động PR của
các tổ chức từ thiện trong giai đoạn 2016 đến 2022.
- Thứ hai, khóa luận đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng mạng xã hội trong hoạt

động PR của các tổ chức từ thiện trong giai đoạn 2016 đến 2022.
- Thứ ba, khóa luận tổng kết bài học kinh nghiệm và đưa ra đề xuất để giúp nâng
cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức từ thiện.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu số 1: Các tổ chức từ thiện địa phương tại Đà Nẵng (3 tổ
chức: Hội Từ thiện và Bảo về quyền trẻ em Thành phố Đà Nẵng, Nhóm Hiếu Hạnh
– Chùa Quán Thế Âm, Nhóm thiện nguyện Chong Chóng Tre) đã sử dụng mạng xã
hội như thế nào trong hoạt động PR?
Câu hỏi nghiên cứu số 2: Hiệu quả của việc sử dụng mạng xã hội trong hoạt
động PR của các tổ chức từ thiện nói trên như thế nào?
Câu hỏi nghiên cứu số 3: Từ nghiên cứu các trường hợp cụ thể nêu trên, có
thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì để áp dụng cho hoạt động sử dụng mạng xã
hội trong PR của các tổ chức từ thiện địa phương để hỗ trợ tốt hơn hoạt động từ
thiện địa phương/ quy mô nhỏ?
6. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
6.1.

Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về ứng dụng mạngxã hội trong hoạt động PR của các

tổ chức từ thiện.
6.2.

Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi thời gian: Bài nghiên cứu lấy số liệu và thông tin trong khoảng thời

gian từ năm 2016 đến năm 2022.

5



+ Phạm vi khơng gian: Bài nghiên cứu có phạm vi là các tổ chức từ thiện địa
phương tại Đà Nẵng vì những lý do sau:
Thứ nhất, Đà Nẵng là thành phố lớn có tốc độ phát triển nhanh, người dân có
mức thu nhập cao1 và thói quen sử dụng mạng xã hội. Để hướng tới phát triển bền
vững, thành phố chú trọng phát triển văn hoá – xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế.
Những vấn đề về an sinh xã hội, phát triển bản sắc con người Đà Nẵng được chính
quyền địa phương quan tâm hỗ trợ. Hoạt động từ thiện, nhân đạo ở địa phương giúp
xây dựng văn hố truyền thơng “lá lành đùm lá rách” tốt đẹp của con người Đà Nẵng.
Đây cũng chính là điều kiện giúp các tổ chức từ thiện địa phương tại Đà Nẵng hoạt
động sơi nổi với nhiều hình thức đa dạng.
Thứ hai, Đà Nẵng nằm ở vị trí địa lý quan trọng đối với khu vực Miền Trung
nói riêng và đất nước nói chung, vì vậy khố luận có giá trị tham khảo cho những
nghiên cứu tiếp theo về hoạt động từ thiện tại địa phương.
Thứ ba, các tổ chức từ thiện địa phương có điểm thuận lợi hơn trong việc hỗ trợ
người dân, đặc biệt là vào những hồn cảnh khó khăn chung của xã hội. Các tổ chức
từ thiện địa phương dễ đàng cứu trợ đến đúng nơi với tốc độ nhanh chóng hơn so với
các tổ chức cấp quốc gia, quốc tế.
Chính vì những lý do trên mà khoá luận chọn thành phố Đà Nẵng làm địa
phương khảo sát chính.
+ Phạm vi nội dung: Bài nghiên cứu làm rõ cách ứng dụng mạng xã hội trong
hoạt động PR đối với các tổ chức từ thiện địa phương tại Đà Nẵng.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động PR của các tổ
chức từ thiện địa phương tại Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2022”, khóa

1

Mai Quế (2022), Thu nhập bình quân đầu người tại Đà Nẵng đứng thứ 5 cả nước,
truy cập ngày 29/02/2023).


6


luận sử dụng hai nhóm phương pháp: nhóm phương pháp lý thuyết và nhóm phương
pháp thực tiễn.
Đối với nhóm phương pháp lý thuyết, khóa luận sử dụng phương pháp tổng
hợp, phân tích các lý thuyết từ một số cơng trình nghiên cứu về hoạt động từ thiện
trên khía cạnh truyền thơng. Trên cơ sở đó, khóa luận trình bày hệ thống lý luận cho
việc ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động PR của các tổ chức từ thiện địa phương
tại Đà Nẵng.
Đối với nhóm phương pháp thực tiễn, khóa luận sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp lấy mẫu: khóa luận chọn ra 3 tổ chức từ có căn cứ về mặt pháp
lý đến cấp độ tự quản lý bởi các cá nhân bao gồm: Hội Từ thiện và Bảo vệ quyền Trẻ
em thành phố Đà Nẵng, Nhóm Hiếu Hạnh – Chùa Quán Thế Âm, Nhóm thiện nguyện
Chong Chóng Tre. Từ 3 mẫu này khóa luận sẽ làm rõ cách thức hoạt động và ứng
dụng mạng xã hội của các tổ chức từ thiện.
+ Phương pháp khảo sát: khóa luận đã tiến hành khảo sát gần 50 tổ chức để
đánh giá cơ bản về tình hình sử dụng và hoạt động của các tổ chức từ thiện địa phương
tại Đà Nẵng.
+ Phương pháp phân tích nội dung: khóa luận đã phân tích nội dung trên
fanpage/group facebook để làm nổi bật các ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động
PR của các tổ chức từ thiện.
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này nhằm phỏng vấn người dân,
các tổ chức, nhà tài trợ và cán bộ Sở Nội Vụ để tìm hiểu ứng dụng mạng xã hội trong
hoạt động PR của các tổ chức từ thiện giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2022. Cụ thể,
phương pháp phỏng vấn đã phỏng vấn 32 đối tượng (trong đó có 15 người dân, đại
diện của 10 tổ chức, 6 nhà tài trợ, 2 nhà báo, 1 cán bộ). Trong phương pháp này,
chúng tơi đã mã hóa thơng tin của nhân vật để bảo mật cá nhân cho nhân vật nhằm
đảm bảo thực hiện đạo đức nghiên cứu. Cụ thể:


7


● Bảng mô tả những nhân vật tham gia phỏng vấn sâu đã được mã hóa theo
nguyên tắc bảo mật thông tin cá nhân:
STT

Người tham

Thông tin mô tả sơ bộ

gia trả lời PV
1

PV1

Người dân sinh sống khu vực quận Sơn Trà

2

PV2

Người dân sinh sống khu vực quận Cẩm Lệ

3

PV3

Người dân sinh sống khu vực quận Cẩm Lệ


4

PV4

Người dân sinh sống khu vực Chung cư Hòa Vang

5

PV5

Người dân sinh sống khu vực quận Sơn Trà

6

PV6

Người dân sinh sống khu vực ký túc xá Đại học Sư Phạm

7

PV7

Người dân sinh sống khu vực quận Thanh Khê

8

PV8

Người dân sinh sống khu vực quận Thanh Khê


9

PV9

Người dân sinh sống khu vực quận Liên Chiễu

10

PV10

Người dân sinh sống khu vực quận Ngũ Hành Sơn

11

PV11

Người dân sinh sống khu vực quận Hải Châu

12

PV12

Người dân sinh sống khu vực quận Hải Châu

13

PV13

Người dân sinh sống khu vực quận Hải Châu


14

PV14

Người dân sinh sống khu vực quận Ngũ Hành Sơn

15

PV15

Người dân sinh sống khu vực quận Sơn Trà

16

TC1

Thành viên Ban điều hành Trung tâm Bảo trợ Nạn nhân chất
độc Da Cam

17

TC2

Thành viên Ban đối ngoại tổ chức Phi chính phủ Passerelles
numériques Viê ̣t Nam

18

TC3


Thành viên Nhóm Gem Volunteer

19

TC4

Thành viên Nhóm Hiếu Hạnh - Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng

20

TC5

Thành viên Chi Hội Từ Thiện Quán Thế Âm Thành Phố Đà
Nẵng

21

TC6

Cán bộ phụ trách Hội chữ thập đỏ thành phố Đà Nẵng

8


22

TC7

Cán bộ phụ trách Hội chữ thập đỏ thành phố Đà Nẵng


23

TC8

Cán bộ phụ trách Hội Từ thiện và Bảo vệ quyền trẻ em thành
phố Đà Nẵng

24

TC9

Thành viên Hội Từ thiện và Bảo vệ quyền trẻ em Hương Lam

25

TC10

Thành viên Nhóm thiện Nguyện Chong Chóng Tre

26

NTT1

Nhà tài trợ khu vực Sơn Trà

27

NTT2


Nhà tài trợ khu vực Hải Châu

28

NTT3

Nhà tài trợ đang sống và làm việc tại Mỹ

29

NTT4

Nhà tài trợ khu vực Sơn Trà

30

NTT5

Nhà tài trợ khu vực Sơn Trà

31

NTT6

Nhà tài trợ khu vực Khánh Hịa

32

BC1


Phóng viên báo Đà Nẵng

33

BC2

Thực tập sinh báo Đà Nẵng; sinh viên khố K19 ngành Báo
chí, trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

34

CB

Cán bộ Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng

● Bộ câu hỏi phỏng vấn: theo hình thức bán cố định, nội dung câu hỏi chính
khơng thay đổi. Tuy nhiên, tác giả có hỏi thêm vai câu hỏi nhỏ bên ngồi để
bổ sung nội dung cho câu hỏi chính trong trường hợp nhân vật cung cấp thông
tin chưa sâu hoặc khi nhân vật cịn nhiều điều muốn chia sẻ.
● Hình thức phỏng vấn: Các cuộc phỏng vấn thơng qua hai hình thức, trực tiếp
và gián tiếp. Đối với người dân và các tổ chức, tác giả sử dụng hình thức phỏng
vấn trực tiếp. Đối với nhà báo, cán bộ tác giả sử dụng hình thức phỏng vấn
online (qua zalo). Đối với nhà tài trợ tác giả sử dụng hình thức phỏng vấn qua
gọi điện thoại.
● Phương pháp lấy mẫu: dựa theo phương pháp ném tuyết nghĩa là nhân vật
phỏng vấn sẽ giới thiệu người quen của nhân vật để trở thành nhân vật phỏng
vấn tiếp theo.

9



● Nghiên cứu này đã chú trọng đến đạo đức nghiên cứu. Theo đó, người tham
gia nghiên cứu được thơng báo đầy đủ về mục đích của nghiên cứu và về các
quy tắc bảo mật thông tin cho người trả lời. Họ cũng được thông báo rằng việc
tham gia nghiên cứu hay khơng tham gia nghiên cứu là hồn tồn mang tính
tự nguyện và sẽ khơng có ảnh hưởng gì tới hoạt động sống bình thường của
họ.
Ngồi ra, với tư cách là tình nguyện viện, tác giả đã đưa vào một số trải nghiệm,
hiểu biết cá nhân về hoạt động ứng dụng mạng xã hội trong PR của các tổ chức từ
thiện.
8. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết thúc, phụ lục, kết cấu của khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động PR
của các tổ chức từ thiện địa phương tại Đà Nẵng giai đoạn năm 2016 đến 2022
Chương 2: Thực trạng việc ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động PR của các
tổ chức từ thiện địa phương tại Đà Nẵng từ năm 2016 đến năm 2022
Chương 3: Đánh giá hiệu quả hoạt động ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động
PR của các tổ chức từ thiện địa phương tại Đà Nẵng từ năm 2016 đến năm 2022 và
bài học kinh nghiệm

10


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI
TRONG HOẠT ĐỘNG PR CỦA CÁC TỔ CHỨC TỪ THIỆN
1.1. Giới thiệu chung về hoạt động từ thiện và các tổ chức từ thiện
1.1.1. Khái niệm về Từ thiện
Dân tộc Việt Nam ta từ ngàn đời đã có truyền thống “lá lành đùm lá rách”, đặc
biệt là khi đứng trước những thảm họa ngặt nghèo, những cá nhân hoặc tổ chức có
tấm lịng nhân ái, nhiệt tình, tự nguyện sẽ liên kết lại hoạt động cứu trợ, giúp đỡ cho

cộng đồng.
Người ta cũng hay nhắc tới các “tấm gương” từ thiện lớn trên thế giới như là
cách kêu gọi, cổ vũ nhau. Đó là tỷ phú Buffett cùng với Bill Gates lập ra quỹ “The
Giving Pledge” kêu gọi những cá nhân giàu có quyên góp hầu hết tài sản vào tổ chức
từ thiện. Riêng Buffett đã quyên góp được 25,5 tỷ USD. Quỹ Bill & Melinda Gates
đã tài trợ hàng tỷ USD để phát triển các loại thuốc chống lại HIV, sốt rét, bại liệt và
các bệnh khác… Ở Việt Nam chúng ta có Quỹ Từ thiện Bơng Hồng Nhỏ, trong năm
đầu tiên hoạt động (2022), Quỹ đã dành 73 tỷ đồng để triển khai 5 chương trình thiện
nguyện, tập trung vào các hoạt động giáo dục và y tế. Thông qua các chiến dịch từ
thiện và nhân đạo các tổ chức, cá nhân hoạt động vì cộng đồng đã tạo được những sự
thay đổi mang tính tích cực cho người dân, xã hội và đất nước.
Mặc dù hoạt động từ thiện, nhân đạo đóng một vai trị quan trọng trong xã hội
nhưng hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp lý chuyên biệt nào được đặt ra để điều
chỉnh hoạt động này1. Các khái niệm về từ thiện cịn chưa rõ ràng, nổi bật có thể kể
đến như sau:
Trong cuốn từ điển Tiếng Việt do tác giả Hồng Phê chủ biên (2003, tr.456) có
định nghĩa từ thiện như sau: Có lịng thương người, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo
khó để làm phúc.

1

Lê Anh (2022), “Hồn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra”,
/>c/Lists/News&ItemID=66118, truy cập ngày (27/02/2023).

11


×