Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Hiện thực và con người trong sáng tác của hữu thỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––––

BÙI THỊ KIỀU

HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG
SÁNG TÁC CỦA HỮU THỈNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!!


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––––

BÙI THỊ KIỀU

HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG
SÁNG TÁC CỦA HỮU THỈNH
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG ĐIỆP

THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình luận văn này là sự nỗ lực hết mình của tơi trong
q trình nghiên cứu. Những số liệu thống kê hồn tồn do tôi tự nghiên cứu. Tôi xin
chịu trách nhiệm về luận văn của mình.
Tác giả luận văn

Bùi Thị Kiều
Xác nhận của khoa chun mơn

Xác nhận của người hướng dẫn

TS. Hồng Điệp

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy, cơ giáo đã tận tình truyền
đạt những tri thức q báu, dìu dắt giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo: TS. Hồng Điệp đã giúp
đỡ tơi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, đồng thời đã hướng dẫn, đóng góp những ý
kiến q báu cho tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới Khoa sau đại học trường Đại học sư phạm
Thái Nguyên, cùng bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, người thân đã động viên, giúp đỡ
tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.

Thái Ngun, ngày 23 tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Bùi Thị Kiều

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................7
4.1. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 7
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................7
6. Đóng góp của luận văn .............................................................................................. 8
7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................................8
NỘI DUNG ...................................................................................................................9
Chương 1: SÁNG TÁC CỦA HỮU THỈNH TRONG HÀNH TRÌNH THƠ
VIỆT NAM TỪ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ĐẾN NAY ...................................9
1.1. Diện mạo thơ Việt Nam từ kháng chiến chống Mỹ đến nay ..................................9
1.1.1. Sự vận động và phát triển của thơ ca Việt Nam từ kháng chiến chống Mỹ
đến nay ...........................................................................................................................9
1.1.2. Những thay đổi trong cảm hứng sáng tác và hình thức biểu hiện .....................12

1.2. Sáng tác của Hữu Thỉnh thời kì kháng chiến chống Mỹ đến nay.........................21
1.2.1. Sáng tác của Hữu Thỉnh những năm chống Mỹ ................................................21
1.2.2. Sáng tác của Hữu Thỉnh những năm sau kháng chiến chống Mỹ đến nay........24
Chương 2: BỨC TRANH HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG VÀ CON NGƯỜI
TRONG SÁNG TÁC CỦA HỮU THỈNH ............................................................... 28
2.1. Bức tranh hiện thực đời sống trong sáng tác của Hữu Thỉnh ............................... 28
2.1.1. Hiện thực đời sống thời kì kháng chiến chống Mỹ ...........................................29
2.1.2. Hiện thực cuộc sống sau kháng chiến đến nay ..................................................35
2.2. Hình tượng con người trong sáng tác của Hữu Thỉnh ..........................................41

iii


2.2.1. Hình tượng con người trong kháng chiến chống Mỹ ........................................42
2.2.2. Hình tượng con người những năm sau kháng chiến đến nay ............................ 53
Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN
HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG VÀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA
HỮU THỈNH ................................................................................................. 66
3.1. Ngôn ngữ ..............................................................................................................66
3.1.1. Vận dụng linh hoạt ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ dân gian .......................... 66
3.1.2. Lạ hóa ngơn ngữ thơ .......................................................................................... 70
3.2. Giọng điệu.............................................................................................................73
3.2.1. Giọng điệu ngợi ca, mang âm hưởng sử thi.......................................................73
3.2.2. Giọng điệu tâm tình ........................................................................................... 76
3.2.3. Giọng điệu suy tư, triết lí ...................................................................................80
3.3. Hệ thống biểu tượng ............................................................................................. 84
3.3.1. Biểu tượng con đường .......................................................................................84
3.3.2. Biểu tượng ngọn lửa .......................................................................................... 87
3.3.3. Biểu tượng biển..................................................................................................89
KẾT LUẬN .................................................................................................................93

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................95

iv


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong thời kì chống Mỹ có nhiều nhà thơ đã khẳng định được tên tuổi của
mình góp phần làm cho thơ ca kháng chiến chống Mỹ cứu nước trở thành điểm sáng
của văn học nghệ thuật Việt Nam. Những tên tuổi như: Lê Anh Xuân, Phạm Tiến
Duật, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy, Thanh Thảo,
Hữu Thỉnh, Bằng Việt,… đã ghi dấu ấn riêng của thế hệ mình trong dàn đồng ca thời
chống Mỹ. Trong số nhà các nhà thơ đó, dẫu khơng phải là người xuất hiện và gây ấn
tượng sớm nhưng bằng tài năng thực sự của mình Hữu Thỉnh đã khẳng định được vị
trí riêng trên thi đàn với một giọng thơ mới mẻ và có cảm xúc mãnh liệt. Đến nay,
Hữu Thỉnh vẫn hiện diện là nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ mình, một thế hệ nhà thơ
bước ra từ chiến tranh đã từng ghi lấy cuộc đời mình, ghi lấy cả một thời đại vẻ vang
của đất nước. Sáng tác của Hữu Thỉnh có vị trí riêng trong lịng người đọc bởi sự
chân tình, giản dị của một con người hết lòng suy tư về cuộc sống.
1.2. Thơ Hữu Thỉnh được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Nhiều tác
phẩm của ông đã được phổ nhạc làm say đắm lòng người như: Thơ viết ở biển, Trên
một chiếc xe tăng, Chiều sông Thương. Hữu Thỉnh đã nhận được nhiều giải thưởng
văn học có giá trị: giải ba cuộc thi thơ trên báo Văn nghệ năm 1973, giải A cuộc thi
thơ trên báo Văn nghệ năm 1975 - 1976, giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm
1980, giải thưởng xuất sắc của Bộ Quốc phòng năm 1994 với Trường ca biển, giải A
của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 và giải thơ ASEAN năm 1999 với tập thơ Thư
mùa đông,...
Trong suốt những năm tháng sáng tác văn chương, Hữu Thỉnh luôn quan tâm
đến hiện thực đời sống và con người. Nhiều tác phẩm của nhà thơ phản ánh hiện thực
của đất nước và con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ và sau kháng

chiến. Giai đoạn sáng tác trước năm 1975, thơ ca của Hữu Thỉnh khám phá hiện thực
cuộc chiến tranh với nỗi đau thương, bất hạnh, những thiệt thòi hi sinh và niềm tin
vào kháng chiến. Ở giai đoạn sáng tác sau, trong bối cảnh mới của xã hội và trên tinh
thần dân chủ, quan niệm về hiện thực và con người của ơng đã có những chuyển biến
sâu sắc: thay vì quan niệm văn chương là một hoạt động tuyên truyền cách mạng, giờ
đây văn chương có thể bàn về nhiều vấn đề đa dạng của hiện thực hướng tới đời
thường, với số phận cá nhân. Đây là những đổi mới trong quan niệm về hiện thực và

1


cách nhìn nhận về con người trong cuộc sống của nhà thơ. Chính sự chuyển biến sâu
sắc như vậy đã giúp Hữu Thỉnh có được sức sáng tác lâu bền và có nhiều đóng góp
cho nền văn học dân tộc.
1.3. Nhận thấy được những chuyển biến trong sáng tác của Hữu Thỉnh khi
phản ánh về hiện thực đời sống và con người, chúng tôi chọn “Hiện thực và con
người trong sáng tác của Hữu Thỉnh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
Nghiên cứu về đề tài này, chúng tôi mong muốn được trau dồi thêm kiến thức về sự
nghiệp văn học của Hữu Thỉnh trong nền văn học Việt Nam hiện đại và hi vọng sẽ
đóng góp một phần khám phá của mình để bạn đọc có thể hiểu sâu hơn về việc phản
ánh hiện thực và con người trong sáng tác của Hữu Thỉnh.
2. Lịch sử vấn đề
Trong sự nghiệp sáng tác, Hữu Thỉnh đã gặt hái được nhiều thành công và
nhận được nhiều sự quan tâm, đánh giá của các nhà nghiên cứu phê bình. Số lượng
các bài báo, cơng trình nghiên cứu về thơ của Hữu Thỉnh khá phong phú, có nhiều bài
viết đã đánh giá sâu sắc về sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật độc đáo của
nhà thơ.
Thiếu Mai có lẽ là một trong những người đầu tiên tiếp xúc và khám phá thơ
Hữu Thỉnh đã có nhận xét về sự thành công của nhà thơ khá sâu sắc: “Thành cơng
chủ yếu nhất của Hữu Thỉnh cũng chính là thể hiện vừa sâu, vừa tinh, vừa khái quát,

vừa tỉ mỉ chi li những tình cảm, những suy ngẫm của người chiến sĩ trong cuộc chiến
đấu chống Mỹ…” [33]. Người viết thấy được điểm đặc sắc của Hữu Thỉnh ở chỗ cho
dù miêu tả cụ thể những mất mát của cuộc kháng chiến nhưng vẫn khơng hề gợi
lên khơng khí bi thương mà trái lại vẫn thể hiện được ý chí quyết tâm trong cuộc
kháng chiến.
Trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 9 năm 2003, tác giả Nguyễn Đăng Điệp có
bài viết Hữu Thỉnh và q trình tự đổi mới thơ. Tác giả đã thấy được những thay đổi
cơ bản về giọng điệu thơ Hữu Thỉnh những năm chiến tranh và sau chiến tranh: “Cái
chất ru vỗ, ngọt ngào mang tính sử thi trong “Đường tới thành phố” và giai đoạn
trước đó đã nhường chỗ cho giọng ưu tư, chua chát đau đời” [14]. Sự chuyển biến
này có thể nhìn nhận qua phương diện tư duy và cấu trúc hình tượng cái tơi trữ tình.
Về phương diện tư duy, nhà phê bình khẳng định: “Nếu trước đây, điều quan tâm lớn
nhất với Hữu Thỉnh nói riêng và các thi sĩ nói chung là lời tâm niệm “Chúng tơi làm
thơ ghi lấy cuộc đời mình”, thì ở chặng sau, cái nhìn của nhà thơ mang tính hướng
2


nội rất sâu. Những mảnh vỡ tâm trạng, những lo âu khắc khoải, những bể dâu cuộc
đời được nói đến một cách riết róng qua góc nhìn đời tư. Khơng cịn ở đây cái nhìn
của chúng tơi mà là cái nhìn của chính tơi” [14]. Cịn về sự thay đổi trong cấu trúc
của hình tượng cái tơi trữ tình, người viết chỉ rõ: “Đó là cái tơi đa diện mà mặt trội
của nó là những suy tư về cõi người. Đó khơng phải là cái tơi hiện quầng sáng sử thi
mà là hiện lên trong chính cuộc sống thơ ráp thường ngày” [14]. Nguyễn Đăng Điệp
tiếp tục nhận xét về giọng điệu thơ Hữu Thỉnh: “Thơ Hữu Thỉnh không nghiêng về
gam giọng sôi nổi, hào hùng mà nghiêng về trầm lắng” [14]. Cái trầm lắng đó người
ta bắt gặp ở những cảm xúc xót xa, đau đớn ln thường trực trong tâm hồn nhà thơ.
Tác giả nhấn mạnh: “…chiều sâu và nét riêng trong cái nhìn nghệ thuật của Hữu
Thỉnh chính là những suy tư khơng ngừng về nhân thế bằng giọng trầm lắng” [14].
Trong bài viết Hữu Thỉnh- một phong cách thơ sáng tạo, Lưu Khánh Thơ cũng
đưa ra cách nhìn nhận, đánh giá về sự tìm tịi sáng tạo và những ảnh hưởng của chất

liệu văn học dân gian ở thơ Hữu Thỉnh. Sự vận dụng những yếu tố dân gian đó đã làm
nên nét đặc sắc trong thơ Hữu Thỉnh và làm cho thơ ơng mang tính truyền thống dân
tộc. Đồng thời, sự vận dụng các yếu tố dân gian đó cũng mang đến cho nhà thơ tính
sáng tạo cao, nhà phê bình cịn nhấn mạnh: “Hữu Thỉnh tiếp thu truyền thống dân tộc
nhưng không những chỉ là ở cách nói, cách ví von, so sánh, mà còn ở cách tư duy,
cách liên tưởng độc đáo, ở âm hưởng xa xơi khó nhận biết. Phải chăng sự ảnh hưởng
đó là nguyên nhân khiến cho Hữu Thỉnh có được những câu thơ đa nghĩa, có tính
hàm ẩn cao, mới lạ trong diễn đạt, bất ngờ trong cảm xúc …” [62, tr.410]. Người
viết đã chỉ ra được điểm mạnh của nhà thơ là ở sự quan sát tinh tế và sự sâu sắc trong
cảm xúc. Cuối cùng, tác giả rút ra kết luận khá xác đáng về phong cách thơ Hữu
Thỉnh: “dù viết ở nhiều thể loại khác nhau nhưng phẩm chất thơ Hữu Thỉnh là đằm
thắm, hồn hậu, nghiêng về phía rợp mát. Cái trầm lắng yêu thương lẫn át cái ồn ào
sôi sục. Với thơ anh, người đọc cảm nhận ít khi qua khâu suy xét, nghĩ ngợi, có thể
hiểu ngay và rung động với tâm tình của tác giả” [62, tr.421].
Có thể kể đến cơng trình nghiên cứu Thi pháp thơ Hữu Thỉnh của Nguyễn
Nguyên Tản. Người viết đã tìm thấy ở thơ Hữu Thỉnh có ba kiểu loại con người: con
người đồng cảm, con người tình nghĩa và con người cơ đơn.
Ở con người đồng cảm, Nguyễn Nguyên Tản thấy được chiều sâu đồng cảm được
thống nhất trong tác phẩm trữ tình trên cơ sở gắn bó giữa nhân tố tự sự và nhân tố
nhập vai: “nhà thơ tìm thấy sự đồng cảm của mọi người với những tâm tình của anh
3


và thế hệ. Nhà thơ không ngần ngại bộc lộ thân phận và những nỗi niềm của thế hệ
mình, thế hệ nhà thơ tự ý thức…” [48, tr.20]. Đồng thời, tác giả nêu ra nét đặc sắc
nhất trong cách thể hiện của Hữu Thỉnh là những cảm xúc hình thành của chiều sâu
tư tưởng, tình cảm: “Nhà thơ đồng cảm da diết đến cháy lòng với con người ở mọi
chiều cảm xúc, nỗi niềm hạnh phúc và đau khổ, nhẫn nại hi sinh mà chan chứa hi
vọng, nhưng chủ yếu là sự đồng cảm với nỗi đau thương, bất hạnh, thiệt thịi, hi
sinh…” [48, tr.34].

Con người tình nghĩa trong thơ Hữu Thỉnh ln mang tấm lịng u q
hương, đất nước, sống có nghĩa có tình. Có thể nói mọi hình ảnh của quê hương, đất
nước từ con suối, bờ tre, cánh rừng đến ngôi nhà, ngọn lửa rộng lớn hơn là bầu trời,
biển cả… đều trở thành đối tượng để nhà thơ thể hiện tiếng nói tri ân.
Nguyễn Nguyên Tản cho rằng con người cô đơn xuất hiện nhiều trong thơ
Hữu Thỉnh và chỉ ra những biểu hiện cụ thể: “Con người cô đơn trong thơ Hữu Thỉnh
xuất hiện trên cái nền chung ấy, nhưng cô đơn cũng cô đơn hơn, thất vọng cũng thất
vọng hơn, đau xót cũng đau xót hơn…” [48, tr.53]. Tác giả đã chỉ ra nguyên nhân
khách quan và chủ quan của sự hình thành con người cô đơn trong thơ Hữu Thỉnh.
Người viết đặc biệt nhấn mạnh nguyên nhân chủ quan do nhà thơ là người ln có
những khát vọng được đồng cảm đến da diết, cháy bỏng. Có lẽ sự cơ đơn đó đã tạo
nên tính triết lí trong thơ Hữu Thỉnh.
Trong bài viết Nghe Hữu Thỉnh thương lượng với thơ, Trần Đăng có những
đánh giá về tập thơ Thương lượng với thời gian. Tác giả cho rằng dòng chảy xuyên
suốt tập thơ là “sự tiếc nuối thời gian đã mất, hay đúng hơn là sự tự ý thức về cái hữu
hạn của chính mình”. Đến với tập thơ này, chúng ta sẽ thấy được những trăn trở,
chiêm nghiệm, khổ tâm của Hữu Thỉnh. Đây không phải là quãng thời gian sau chiến
tranh “con người vừa thoát ra khỏi nỗi ám ảnh của đạn bom chết chóc nên ùa vỡ
mừng vui, sống tử tế với nhau hơn, nhân hậu với nhau hơn, mà là quãng thời gian
của mấy mươi năm vật lộn với gian khó, trong đó có biết bao sự "phản thùng, thớ lợ",
biết bao cặn lắng của những oan khuất…” [10] nên khơng ít khi nhà thơ cảm thấy
bức bối ngột ngạt. Từ đó, người viết nhấn mạnh về cách tư duy, giọng điệu thơ Hữu
Thỉnh: “Trong thế hệ thơ chống Mỹ, Hữu Thỉnh là nhà thơ tạo được một giọng riêng.
Cho đến tập thơ này, dù có riết róng hơn hay quặn thắt hơn, ông vẫn giữ được cái
giọng riêng ấy. Thơ ơng được neo lại trong lịng người đọc nhiều chục năm qua là
nhờ ở cái cách tư duy không lẫn với ai này. Nói ra cái điều ai cũng nghĩ, ai cũng biết
4


nhưng không phải ai cũng viết thành thơ như Hữu Thỉnh được…” [10]. Từ đánh giá

này, ta thấy Hữu Thỉnh là một nhà thơ có phong cách độc đáo. Ơng không chỉ thành
công trong giai đoạn thơ ca chống Mỹ mà cịn có vị trí xứng đáng và góp phần đổi
mới nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
Tiếp nối sự phát hiện tính truyền thống và hiện đại trong thơ Hữu Thỉnh, nhà
phê bình Lý Hồi Thu tìm thấy được phong vị dân gian trong thơ Hữu Thỉnh, nhìn
nhận thơ ông gần gũi với tiếng nói của dân tộc và mang tính sáng tạo: “…với sự nhạy
cảm của một ngịi bút có kinh nghiệm, Hữu Thỉnh vừa rất có ý thức trong việc đi sâu
khai thác cái hay, cái đẹp của dân gian, dân tộc, vừa biết dồn tâm lực, tài năng cho
việc tìm kiếm, sáng tạo cái mới” [65]. Dù viết về thiên nhiên, chiến tranh hay tình
yêu, thơ Hữu Thỉnh luôn bắt nguồn từ đời sống, song vẫn có những khám phá, rung
động mới mẻ để tạo nên tính truyền thống và hiện đại: “Thơ Hữu Thỉnh giàu sức
mạnh nội lực, gắn bó máu thịt với đời sống tâm linh và truyền thống thơ ca của dân
tộc Việt Nam. Đó là hành trang vơ cùng q giá cho mọi tìm kiếm theo hướng hiện
đại của thơ anh” [65].
Tác giả Hồng Điệp với bài viết Ngơn ngữ nghệ thuật trong thơ Hữu Thỉnh đã
khẳng định: “Hữu Thỉnh đến với thơ cũng tự nhiên và giản dị như chính phong cách
sống của ông vậy. Thơ Hữu Thỉnh lôi cuốn, hấp dẫn người đọc bởi lối diễn đạt tự
nhiên không chút cầu kỳ khó hiểu nhưng qua đó tốt lên sự cảm nhận tinh tế mà sâu
sắc” [12, tr.113]. Trong thơ Hữu Thỉnh, giữa cảm xúc và suy nghĩ ln có sự gắn bó
hài hịa, sâu sắc, đặc biệt ngơn ngữ trong thơ ơng giàu hình ảnh và giàu giá trị biểu
cảm. Người viết tiếp tục khẳng định: “Dưới góc độ ngôn ngữ, Hữu Thỉnh đã tạo cho
những sáng tác của mình cái hay, cái đẹp ở ngay trong đời sống thường nhật. Ơng đã
góp cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại một tiếng thơ trữ tình đằm thắm, ln hướng về
cội nguồn với những cảm xúc và ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, nhưng thấm đượm hồn
dân tộc” [12, tr.116]. Đặc biệt, trong bài viết Hữu Thỉnh với thể loại trường ca,
Hoàng Điệp đã đánh giá cao về những đóng góp của nhà thơ với thể loại trường ca:
“Hữu Thỉnh là một trong những người có đóng góp nhiều và chiếm vị trí quan trọng
đối với thể loại trường ca… Trường ca của ông không những nhiều về số lượng mà
còn đạt giá trị về chất lượng” [11, tr.65]. Người viết đã thấy được sự thành công của
nhà thơ trong việc khái quát tổng hợp về giai đoạn lịch sử, về nhiều mặt của đời sống

cũng như chiều sâu tâm lí con người. Hơn nữa, khi viết về Trường ca biển, tác giả
còn nhấn mạnh đến những suy nghĩ của nhà thơ về cuộc sống và tầm quan trọng của
5


thơ đối với con người: “…Hữu Thỉnh dồn sức thổi vào trong đó những tâm trạng,
những suy nghĩ, những dự cảm, những day dứt khơn ngi của chính nhà thơ về cuộc
sống, về hạnh phúc, về thân phận con người… Vì vậy, với Hữu Thỉnh -“thơ là kinh
nghiệm sống”, thơ của ông không đơn thuần là một niềm yêu, mà thơ - đơi khi là thứ
“vũ khí” bênh vực con người” [11, tr.70]. Có thể thấy thơ Hữu Thỉnh rất giản dị và
chân thực gần gũi với tiếng nói của con người Việt Nam. Vì vậy, thơ ơng ln sống
trong lòng người đọc và đã nhận được những lời ngợi ca.
Như vậy, các tác giả trên đã đánh giá khái quát về những sự nghiệp thơ ca của
Hữu Thỉnh tập trung ở hai phương diện giá trị nội dung và nghệ thuật. Điều đó góp
phần khẳng định Hữu Thỉnh là một nhà thơ có sức sáng tạo lâu bền và có nhiều đóng
góp cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Qua khảo sát, chúng tơi chưa thấy có bài viết,
cơng trình nghiên cứu nào đi sâu khám phá, tìm hiểu một cách toàn diện, hệ thống về
vấn đề hiện thực cuộc sống và con người trong các sáng tác của nhà thơ. Vì vậy,
chúng tơi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hiện thực và con người trong sáng tác của
Hữu Thỉnh” để có cái nhìn bao qt về q trình sáng tác văn chương của Hữu Thỉnh.
Trên cơ sở đó, người viết mong góp một phần tiếng nói của mình cùng với các bài
viết, các cơng trình nghiên cứu đã có để tiếp tục khẳng định đầy đủ, sâu sắc hơn về sự
nghiệp thơ ca của Hữu Thỉnh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Lựa chọn đề tài này, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu là: Hiện thực và
con người trong sáng tác của Hữu Thỉnh ở giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và thời kì
sau kháng chiến đến nay. Trong đó, người viết tập trung khảo sát về bức tranh hiện
thực đời sống, con người trong thơ Hữu Thỉnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn này là những sáng tác của Hữu Thỉnh đã
được xuất bản:
- Âm vang chiến hào (thơ, in chung) (1975)
- Sức bền của đất (trường ca) (1977)
- Đường tới thành phố (trường ca) (1980)
- Từ chiến hào tới thành phố (1985)
- Thư mùa đông (1994)
- Trường ca biển (1994)
- Thương lượng với thời gian (2005)

6


Ngồi ra, chúng tơi cịn khảo sát, nghiên cứu một số thơ và trường ca hiện đại
của các tác giả khác để có cái nhìn đối sánh.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn muốn hướng tới khám phá, nghiên cứu một cách hệ thống về hiện
thực và con người trong sáng tác của Hữu Thỉnh.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật phản ánh hiện thực đời sống và con
người trong sự nghiệp sáng tác của Hữu Thỉnh.
- Nghiên cứu sáng tác của Hữu Thỉnh để chỉ ra những đóng góp tiêu biểu và
khẳng định vị trí của nhà văn trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tơi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
chính sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây được xác định là phương pháp chủ đạo
của đề tài. Trên cơ sở phân tích những tập thơ đã được chọn làm đối tượng nghiên cứu,
chúng tôi sẽ tổng hợp để chỉ ra những đặc điểm nổi bật về hiện thực và con người trong

sáng tác của Hữu Thỉnh.
- Phương pháp hệ thống: Là một trong những yếu tố cấu thành chỉnh thể tác
phẩm. Sử dụng phương pháp này giúp cho việc tìm hiểu hiện thực và con người trong
thơ Hữu Thỉnh đạt đến cái nhìn sâu sắc và tồn diện hơn.
- Phương pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi sử dụng phương pháp khảo sát thống kê những biểu tượng tiêu biểu trong một số tập thơ của Hữu Thỉnh để từ đó tìm
hiểu thấu đáo hơn về hiện thực và con người trong sáng tác của nhà thơ.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: để tìm ra những nét chung mang tính thời
đại và những nét đặc sắc, riêng biệt, độc đáo cùng những biến đổi trong sáng tác của
Hữu Thỉnh. Chúng tôi vận dụng so sánh, đối chiếu giữa các tập thơ của Hữu Thỉnh
với nhau; so sánh, đối chiếu giữa thơ của Hữu Thỉnh với một số nhà thơ cùng thời.
- Phương pháp nghiên cứu tác giả, tác phẩm văn học.
- Phương pháp nghiên cứu thi pháp văn chương: Để khảo sát những vấn đề có
tính quy luật nói chung của nghệ thuật thơ ca, những vấn đề mang tính quan niệm để
từ đây chỉ ra những đặc trưng tiêu biểu của thơ Hữu Thỉnh.

7


- Phương pháp lịch sử xã hội: Đặt đối tượng nghiên cứu trong tiến trình lịch sử
để xem xét quá trình sáng tác qua các thời kỳ khác nhau của Hữu Thỉnh, chỉ ra sự vận
động, chuyển đổi tư tưởng cũng như quan niệm và phương thức biểu hiện, từ đó tìm
hiểu những đóng góp riêng về phản ánh hiện thực và con người trong sáng tác của
Hữu Thỉnh đối với văn học dân tộc.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là cơng trình nghiên cứu những sáng tác của Hữu Thỉnh ở quan niệm
về hiện thực đời sống và con người. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần khẳng định vị
trí và những đóng góp của Hữu Thỉnh trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Luận
văn này còn làm tài liệu tham khảo cho những độc giả quan tâm, yêu thích thơ Hữu
Thỉnh và cho việc dạy thơ Việt Nam hiện đại trong nhà trường.
7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và phần Tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm ba chương:
Chương 1: Sáng tác của Hữu Thỉnh trong hành trình thơ Việt Nam từ kháng
chiến chỗng Mỹ đến nay.
Chương 2: Bức tranh hiện thực đời sống và con người trong sáng tác của
Hữu Thỉnh
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật biểu hiện hiện thực đời sống và
con người trong sáng tác của Hữu Thỉnh.

8


NỘI DUNG
Chương 1
SÁNG TÁC CỦA HỮU THỈNH TRONG HÀNH TRÌNH THƠ
VIỆT NAM TỪ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ĐẾN NAY
1.1. Diện mạo thơ Việt Nam từ kháng chiến chống Mỹ đến nay
1.1.1. Sự vận động và phát triển của thơ ca Việt Nam từ kháng chiến chống Mỹ
đến nay
Vào năm 1964, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Cả nước ta
bước vào thời kì kháng chiến chống Mỹ. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đã trải
qua nhiều gay go, căng thẳng, khốc liệt để đi tới thắng lợi trọn vẹn ngày 30 tháng 4
năm 1975. Chính cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã thúc đẩy sự phát triển
mạnh mẽ của nền thơ ca Việt Nam, chiến tranh càng gay go, ác liệt càng đem đến
nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho thơ ca: “Chiến tranh càng mở rộng, càng ác
liệt, thơ càng mở rộng kích thước phát triển” [37, tr.117]. Ở thời kì này, thơ được coi
là mũi nhọn có tính xung kích phản ánh cuộc kháng chiến của dân tộc. Thơ đã bám
sát hiện thực cuộc sống và phản ánh chân thực những sự kiện lịch sử của đất nước,
phản ánh tinh thần đấu tranh anh dũng, hi sinh quên mình vì sự nghiệp giải phóng dân
tộc. Thơ đã ghi lại những hình ảnh về con người, dân tộc Việt Nam trong những năm

tháng kháng chiến chống Mỹ đầy gian nan mà hào hùng, vẻ vang. Có thể nói lịch sử
thơ ca dân tộc chưa từng biết đến thời kì nào mà thơ lại có được một cuộc sống
phong phú và sơi nổi đến thế [37, tr.117].
Sự phát triển mạnh mẽ của thơ ca thời kì này nhờ vào đội ngũ các nhà thơ. Thế
hệ các nhà thơ xuất hiện từ trước năm 1945 như: Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan
Viên, Tố Hữu,... vẫn tiếp tục sáng tác và nhiều người đạt được những thành tựu nổi
bật, tạo ra chặng đường mới trên con đường thơ của mình. Thế hệ kháng chiến chống
Pháp như: Nguyễn Đình Thi, Hồng Trung Thơng, Chính Hữu,… cũng thực sự khởi
sắc. Những nhà thơ đó đã tiếp tục sự nghiệp của cha ơng, hịa mình vào cuộc chiến
đấu của dân tộc. Đặc biệt có sự xuất hiện của các nhà thơ trẻ trong thời kì chiến tranh
chống Mỹ như: Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Lưu Quang Vũ,
Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh,… Lớp nhà thơ “vừa làm
thơ vừa đánh giặc” cũng đã đã đem đến cho thơ sức sáng tạo mới mẻ, đầy nhiệt
huyết. Họ là những nhà thơ - chiến sĩ, trưởng thành trong cuộc kháng chiến đầy gian
nan mà vẻ vang của dân tộc. Nhiều cây bút đã khẳng định được tên tuổi mình, góp
phần thúc đẩy sự phát triển của nền thơ ca hiện đại. Các nhà thơ trẻ đã chủ động tìm

9


đến những thử thách quyết liệt nhất của cuộc sống để có nguồn cảm hứng sáng tạo
dồi dào, ghi lại những hình ảnh khơng thể phai mờ của một thời kỳ lịch sử đầy gian
lao mà vẻ vang của dân tộc. Họ đem đến cho thơ chất hiện thực nóng bỏng của
cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, tìm thấy chất thơ trong chiến tranh khắc
nghiệt và nâng cao tầm nhận thức của mình về các vấn đề của cuộc sống một cách
chính xác và sâu sắc. Với tâm hồn đầy nhạy cảm và sự am hiểu cuộc sống người lính
nơi chiến trường, các nhà thơ trẻ đã phản ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
mà ở đó là chân dung những người cầm súng bảo vệ đất nước. Đó chính là những con
người mang đậm dấu ấn, tầm vóc, tư tưởng và ý chí của thời đại. Những trang thơ của
họ giàu chất hiện thực và có sự sáng tạo về nội dung và hình thức nghệ thuật.

Cùng thời với các nhà thơ - chiến sĩ đó, các nhà thơ nữ: Xuân Quỳnh, Phan
Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Thị Hồng Ngát... cũng cất lên tiếng thơ từ
hậu phương góp phần tạo nên hào khí của thời đại anh hùng. Có thể khẳng định chưa
bao giờ lực lượng sáng tác thơ lại tập hợp được nhiều thế hệ và nhiều phong cách,
vừa thống nhất vừa bổ sung cho nhau như thời kì này.
Thơ kháng chiến chống Mỹ thực sự là vũ khí tinh thần to lớn cho việc khơi
dậy lịng u nước, ý chí chiến đấu và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của dân tộc
Việt Nam. Thơ ca kháng chiến chống Mỹ đã làm trịn nhiệm vụ lịch sử của mình là
cổ vũ, động viên con người Việt Nam vượt qua khó khăn, thử thách, những mất mát
hi sinh trong sự nghiệp giải phóng đất nước. Giá trị lớn nhất, không thể phủ nhận
được của thơ ca kháng chiến là nó đã thực sự bồi đắp cho phẩm chất, nhân cách con
người cao đẹp hơn, vượt lên “cái tôi” bé nhỏ để vươn tới, hịa vào “cái ta” rộng lớn.
Thơ ca chống Mỹ góp phần hun đúc thêm khí phách ngoan cường, bản lĩnh vững
vàng của con người Việt Nam.
Kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, đất nước ta hồn tồn giải phóng, giang sơn
thu về một mối. Đây là thời kì mở đầu cho một chặng đường mới của đất nước trên
tất cả mọi phương diện nhưng dân tộc ta vẫn phải trải qua nhiều khó khăn thử thách
do hậu quả của chiến tranh để lại. Do cơ chế bao cấp kéo dài rồi chuyển sang giai
đoạn đổi mới, nền kinh tế thị trường bắt đầu phát triển khiến cho mối quan hệ giữa
con người với con người cũng có những thay đổi khác với thời kì trước. Nếu như
trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, con người luôn hướng tới cái chung, sống đùm
bọc u thương, đồng lịng, góp sức vì sự nghiệp chung giải phóng đất nước thì đến
thời kì này mối quan hệ giữa con người với con người trở nên phức tạp, đa diện. Người

10


lính vừa bước ra khỏi chiến trường với bao vinh quang của thế hệ cống hiến, hi sinh vì
đất nước thì giờ đây bản thân họ nhiều khi cảm thấy lạc lõng giữa cuộc sống đời
thường. Sau năm 1975, thơ ca Việt Nam có những chuyển động mạnh mẽ và đa dạng,

phong phú cả về nội dung và hình thức. Thơ khơng cịn chỉ tập trung trong nội dung
chiến đấu và xây dựng như thời trước năm 1975 nữa mà dường như thơ diễn tả mọi
lĩnh vực của đời sống, phản ánh sự phong phú nhưng cũng vô cùng bề bộn và phức tạp
hiện thực đời thường.
Công cuộc đổi mới của Đảng vào năm 1986 ở nước ta là sự kiện chính trị và
xã hội có ý nghĩa quan trọng. Sau ba mươi năm chiến tranh, mười năm hậu chiến,
cuộc sống hịa bình và cơ chế thị trường đưa con người Việt Nam trở về với quỹ đạo
bình thường của cuộc sống mưu sinh. Xu hướng dân chủ hóa, ý thức cá nhân và cơ chế thị
trường,… đã tác động sâu sắc đến đời sống vật chất và tinh thần của con người. Chính điều
này đã thúc đẩy sự đổi mới văn học nói chung và thơ ca nói riêng. Nhà phê bình Đỗ Lai
Thuý đã khẳng định: “Nếu xét như một hệ thống thể loại, thì thơ bao giờ cũng là một thể
loại mạnh, luôn chiếm ngôi vị đầu bảng. Khác với văn xuôi, thơ một phần gắn chặt hơn
với những yếu tố tự nhiên trong con người như cảm xúc, trực giác, phần khác tư duy thơ
lại thuộc tư duy lựa chọn, theo trục dọc, trục của không gian” [66, tr.43]. Sự chuyển biến
của đời sống xã hội, văn hóa, tư tưởng đã dẫn đến nhu cầu đổi mới thơ ca, mà trước tiên là
đổi mới quan niệm thẩm mĩ về hiện thực và con người.
Sau năm 1975, thơ Việt Nam hội tụ nhiều thế hệ nhà thơ giàu nhiệt huyết sáng
tạo. Bên cạnh những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến vẫn tiếp tục cầm bút
sáng tác như: Chế Lan Viên, Hoàng Cầm, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh,…
xuất hiện lớp nhà thơ có tuổi đời cịn trẻ như: Phan Huyền Thư, Ly Hồng Ly, Vi Thùy
Linh, Trương Quế Chi, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Tuyết Nga, Chu Thị Thơm,... Họ đều
cố gắng đi tìm những cách thức phong phú để thể hiện giọng điệu mới, phục vụ cho việc
tái hiện chân thành cảm xúc tâm trạng và hiện thực đời sống. Có những nhà thơ trẻ đã thể
hiện lối nói mạnh bạo, thể hiện khát khao mãnh liệt gửi gắm trong thơ:
“Trong bóng tối mới tinh, vẫn bài ca hoang dã
Tôi ứa máu những câu thơ cầu siêu
Rách cằm ngã đêm đơn độc
…Làm đóa Linh mẫu đơn
Nở tận cùng đến chết”
(Vi Thùy Linh - Sinh năm 1980).


11


Họ từ chối những khn mẫu sẵn có trong thơ, đưa vào những trang thơ của
mình những cái hiện đại của đời sống để tạo ra những tứ thơ khác lạ:
Ngoài đường cái quan
xe rác chạy rầm rập
đống lửa bao nilon đựng rác
đơi tình nhân khét lẹt
chàng thương binh ngực đầy huân chương
vẫn hô một hai hành quân không chịu nghỉ
nàng thất tình
hoa mướp bồng áo bơng
ru hời
(Phan Huyền Thư - Rỗng ngực)
Cách tổ chức các hình ảnh thơ cùng với cấu trúc câu thơ, nhịp thơ và cảm
xúc cho thấy Phan Huyền Thư đã khước từ những kinh nghiệm, quan niệm thẩm mĩ
truyền thống, đưa những chất liệu mới vào thơ. Thơ lúc này được xem là thể loại tiên
phong cho tâm hồn và nghệ thuật nhanh nhạy, đa dạng nhất, các nhà thơ ý thức được
các bước ngoặt chuyển mình của đời sống xã hội và đời sống văn học.
Như vậy, thơ sau năm 1975 đến nay đang tiếp tục phát triển trên con đường
hiện đại hóa, hội nhập với thơ ca nhân loại. Chính sự cách tân đổi mới trong thơ ca
đã có những đóng góp vào văn hóa tinh thần dân tộc, làm phong phú, đa dạng thêm
nền văn học Việt đương đại. Các nhà thơ đem đến cho tâm hồn con người Việt những
cảm xúc, ẩn ức, lịch sử, hiện thực Việt, cùng những khao khát của con người đương
thời để tạo nên những thành quả mới, giá trị mới.
1.1.2. Những thay đổi trong cảm hứng sáng tác và hình thức biểu hiện
Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đặt dân tộc ta trước những thử
thách gay gắt, vận mệnh của đất nước, tự do và độc lập của dân tộc đứng trước nguy

cơ một mất một cịn. Trong những năm tháng đó, đời sống và số phận của mỗi người
tất yếu phải gắn chặt với vận mệnh của đất nước, với cuộc chiến đấu của dân tộc.
Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, thơ đã trở thành tiếng nói chung của cả cộng đồng, phát
ngơn cho ý chí, khát vọng, tình cảm chung rộng lớn và thống nhất của mọi người, của
toàn dân tộc. Vì vậy, một trong những nguồn cảm hứng sáng tác của giai đoạn này là
cảm hứng sử thi. Nguồn cảm hứng này tạo cho nhà thơ một chỗ đứng ở tầm cao để
bao quát thời đại, lịch sử và cũng định hướng cho sự suy ngẫm, phát hiện, liên tưởng
của nhà thơ trước mọi hiện tượng và vấn đề, kể cả đời sống riêng tư, cá nhân hay thế
sự. Nhờ thế mà thơ kháng chiến chống Mỹ đã tạo dựng được nhiều hình tượng đẹp, kì

12


vĩ, mới mẻ về đất nước, nhân dân, về cuộc chiến đấu của dân tộc mang tầm thời đại.
Cũng nhờ đó mà trong thơ thời kì này có nhiều phát hiện, liên tưởng, mở rộng và đào
sâu ý nghĩa khái quát, biểu tượng của những chi tiết, hình ảnh hiện thực.
Cảm hứng sử thi là yếu tố chủ đạo của thơ ca cách mạng. Thơ thời kì này
thường thể hiện tiếng nói của cộng đồng, của dân tộc trước thử thách quyết liệt. Nhân
vật trung tâm thường không thể hiện cái tôi cá nhân mà là cái tôi công dân đại diện
cho giai cấp, dân tộc, thời đại, hội tụ những phẩm chất cao quý của cộng đồng. Trong
thơ thường xuất hiện hình tượng đẹp về người chiến sĩ cách mạng:
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên gác trực thăng
Và anh chết khi đang đứng bắn
Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng
Chợt thấy anh giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân anh tránh đạn
Bởi anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hồng nổ súng tiến cơng
(Lê Anh Xuân - Dáng đứng Việt Nam)

Người chiến sĩ giải phóng quân hiện lên ở đầu bài thơ mang dáng dấp của
những anh hùng thần thoại với các động tác: “ngã”, “tì”, “gượng”. Lê Anh Xuân đã
kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, giữa chất sử thi và cảm hứng bay bổng để khắc
hoạ dáng đứng Việt Nam anh hùng giữa chiến trường đầy bom đạn, sẵn sàng hi sinh
bản thân mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự hi sinh thầm lặng mà cao cả.
Cái tơi trữ tình sử thi chiếm một vị trí đáng kể trong cảm hứng và giọng điệu
của hầu hết các nhà thơ chống Mỹ. Đất nước ta lúc này phải đương đầu với kẻ thù
hung ác, hùng mạnh, nham hiểm nhất của thời đại và chính điều đó đã khiến cả dân
tộc phải thống nhất mn người như một:
Những năm tồn đất nước có một tâm hồn có chung khn mặt
Nụ cười tiễn đưa con, nghìn bà mẹ in nhau
Những mắt sáng vì toàn dân tỉnh thức
Dáng lao nhanh theo trận tuyến dời mau
Núi Bắc sơng Nam đều giống Bác
Nhìn một người, ta nhìn ra cả nước …
(Chế Lan Viên - Con mắt Bạch Đằng, con mắt Đống Đa)

13


Nhà thơ nhìn Tổ quốc khơng phải bằng con mắt cá nhân mà bằng con mắt của
lịch sử, của dân tộc, của thời đại, “Con mắt Bạch Đằng, Đống Đa”. Đó là một cái
nhìn mang tính sử thi hồnh tránh. Với những đặc điểm này, tinh thần yêu nước, hành
động anh hùng, phẩm chất ngời sáng thông qua sự thể hiện của cái tơi trữ tình sử thi
đã mang tầm vóc khái quát: đó là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách
mạng. Vì vậy, tình cảm yêu nước luôn được thể hiện trong trạng thái cảm xúc mãnh
liệt nhất:
Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...
(Chế Lan Viên - Sao chiến thắng)
Tình yêu Tổ quốc gắn liền với ý thức trách nhiệm của mỗi người. Trữ tình - sử
thi trở thành phương thức chủ đạo của thơ thời kỳ chống Mỹ. Cái tôi sử thi cũng
chiếm một vị trí đáng kể trong cảm hứng và trong giọng điệu của nhiều nhà thơ thời
chống Mỹ. Sức mạnh toàn dân tộc được soi chiếu bởi tầm nhìn sử thi. Sự nghiệp anh
hùng trong những năm tháng hào hùng thời đánh Mỹ được nhà thơ Chế Lan Viên
khái quát, cùng niềm tự hào: “Ta đánh giặc suốt ba mươi năm trời chẳng cần có ai
thay/ Cả dân tộc khơng một ai làm quân dự bị” (Ngày vĩ đại).
Cái tôi sử thi có thể thấy rõ qua những câu thơ có tính chất tun ngơn của
Xn Diệu:
Tơi cùng xương thịt với nhân dân tôi
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao
(Những đêm hành quân)
Cái tôi sử thi đã đại diện cái ta cộng đồng, tiếng nói của cái tơi trữ tình có sức
âm vang của tiếng nói chung, có sức thuyết phục của chân lí chung mang tính phổ
biến. Cái tôi sử thi tạo cho nhà thơ tâm thế trữ tình cao rộng với tư cách là người phát
ngơn cho cả nhân dân, cả dân tộc. Do vậy, những cái gì thuộc về cá nhân dường như
thường ít được đề cập trong thơ. Trong âm hưởng hùng ca, say sưa với chiến thắng,
thơ chống Mỹ thường tránh nói nỗi đau nếu phải đối diện với hiện thực nghiệt ngã thì
các nhà thơ vẫn cố gắng “xoa dịu” vết đau bằng sức mạnh tinh thần:
14


Một tháng vã hành quân
Hai chân phồng rộp cả
Quấn băng rồi vẫn đau
Nhiều lúc đi bằng đầu

(Hữu Thỉnh - Mùa xn đi đón)
Khi đất nước có giặc ngoại xâm thì lợi ích của dân tộc và nhân dân hịa làm một,
sự nghiệp giải phóng dân tộc đồng thời là sự nghiệp giải phóng con người. Như một lẽ tự
nhiên, thơ ca đã ưu tiên cho vấn đề tự do độc lập, vì lợi ích của Tổ quốc, vì nhiều nhiệm
vụ khác lớn hơn cho nên, cái tôi cá nhân tạm thời “nén lại”.
Hiện thực cuộc sống sau chiến tranh có những đổi khác so với thời chiến
tranh. Điều đó địi hỏi nghệ sĩ nhận nhìn hướng sáng tác của mình sao cho thích hợp
với hồn cảnh lịch sử mới. Từ chỗ ngợi ca đất nước và nhân dân bằng cảm hứng sử
thi và cảm hứng lãng mạn, giờ đây cảm hứng sử thi đã dần phai nhạt và thay dần vào
đó là cảm hứng thế sự. Các nhà thơ nhận thức sâu sắc về đời sống thực, nói về những
cái quen thuộc bình thường, về những cái thiết thực, về sự thực mà con người nếm
trải. Các nhà thơ đã thực sự cảm thông với nỗi đau của con người và thân phận của
họ. Người viết đã nhìn lại sự khắc nghệt của chiến tranh, thấy được sự mất mát khơng
gì bù đắp nổi cho dù con người có cuộc sống thời bình:
Chiến tranh đã tắt từ lâu
Cau vàng trái rụng, giàn trầu héo hon
Nửa đêm gió lạnh, trăng mịn
Có người nghe tiếng ru con... khóc thầm
(Nguyễn Đức Mậu - Người ấy)
Những người lính trở về từ chiến trường, trong tâm tư không thể nào quên
được những năm tháng ở chiến trường gian khổ. Trước cuộc sống nhiều ngang trái,
họ muốn tìm qn, muốn hịa nhập, nhưng rồi tận sâu trong đáy lịng vẫn cứ đau đáu
nỗi niềm:
Muốn ngi qn những xót xa
Hát cùng trời đất bài ca thanh bình
Thế nhưng trong thịt xương mình
Mảnh kim loại vẫn khối tình vẹn nguyên
… Dù cho vết sẹo ngày xưa
Đã chai lì với nắng mưa dãi dầu
Vẫn không chai được nỗi đau

Khi qua ngõ chợ, gầm cầu, bánh xe
Khi trên bàn tiệc hả hê
Người ta uống cả lời thề chiến tranh
(Phạm Doanh - Vẫn còn mảnh đạn )

15


Chiến tranh xảy ra con người đã phải chịu biết bao đau thương mất mát. Mọi
người đều hướng tới cuộc sống hịa bình, tự do, hạnh phúc. Thế nhưng bước vào cuộc
sống hịa bình, những nhà thơ đã trải qua những ngày tháng kháng chiến chống Mỹ
lại rơi vào tâm trạng suy tư, trăn trở. Họ nhìn nhận lại tất cả giá trị của cuộc sống, ý
thức sâu sắc cuộc sống trong hoàn cảnh thực tại. Trước đây, hiện thực hiện lên trong
tác phẩm thường là hiện thực “nhìn thấy” thì trong thơ sau 1975, chiến tranh chủ yếu
hiện lên trong ký ức. Chiến tranh khơng chỉ được nhìn từ mặt trước mà cịn được nhìn
từ phía sau với bao nỗi đau trĩu nặng, bao nhức nhối khó lành. Chất giọng xót xa, nỗi
buồn được nói nhiều trong thơ.
Các nhà thơ bước ra từ chiến trường đã nhìn nhận cuộc sống có cái gì đó lắng
đọng trong nỗi trăn trở, suy tư. Họ thấu hiểu những mặt được - mất của chiến tranh:
Mậu Thân hai nghìn người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, cịn sống có ba mươi.
…Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ
Chả hn chương nào ni được người lính cũ !
(Chế Lan Viên - Ai ? Tôi !)
Tố Hữu là nhà thơ sáng tác theo nguồn cảm hứng sử thi tiêu biểu trong thời kì
kháng chiến cũng chuyển dịng cảm hứng. Trong hai tập thơ Một tiếng đờn, Ta với ta,
có rất nhiều bài được viết bằng giọng điệu thế sự. Ơng than thở tình người đen bạc,
thay đổi khôn lường và băn khoăn, trăn trở trước lối sống thực dụng đang diễn ra

trong cuộc sống hàng ngày:
Đời đâu phải thị trường nhân phẩm
Gian ác mang mặt nạ thánh hiền
Tình nghĩa cũng theo thời lạnh ấm
Bạc vàng đo giá trị, sang hèn?
(Chân trời mới)
Thời chiến tranh, thơ Việt Nam phổ biến cái tôi công dân mang những phẩm
chất chung của cộng đồng thì đến thời kì này chủ thể trữ tình đã tách mình ra khỏi
cộng đồng. Nó thường mang cảm giác cô đơn, sầu bi, không thể tâm sự cùng ai
những nỗi cảm thương của mình. Thơ cách mạng thời chiến tranh không mang âm
hưởng buồn nhưng thơ sau đổi mới thường mang âm hưởng buồn. Nhưng nỗi sầu của
16


con người rất đa dạng. Có những nỗi buồn rất khó gọi tên, khó diễn tả, phức tạp, bí ẩn
như Nỗi buồn của chiếc bóng của Phạm Thị Ngọc Liên: “Nhiều khi nỗi buồn của tôi
như sợi len dài/ quấn xiết vào trái tim hỗn loạn”.
Các nhà thơ đã thực sự nói lên cảm giác bế tắc và chán nản. Từ xa nhìn về Tổ
quốc, Nguyễn Duy đã thật lịng nói lên nỗi cay đắng của mình khi nhìn thấy sự khổ
nghèo và bất hạnh của con người trong cuộc sống đầy khốn khó, nói về nhân dân, về
Tổ quốc với những câu hỏi đau đáu như lời tự vấn:
Xứ sở thông minh
Sao thật lắm trẻ con thất học
Lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương...
Xứ sở kỷ cương
sao thật lắm thứ vua
vua mánh - vua lừa - vua chôm - vua chỉa
vua không ngai - vua choai choai - vua nhỏ…
(Nhìn từ xa...Tổ quốc!)
Những năm cuối thập kỷ 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX xuất hiện

nhiều bài thơ gần gũi với cuộc sống đời thường. Chiến tranh kết thúc, nhiều bi kịch
của cuộc sống đời thường hiện ra trong xã hội, thậm chí dẫn đến cảm giác bế tắc, bi
quan, chán nản trong tâm trạng của con người:
Thời tơi sống có bao nhiêu câu hỏi
Câu trả lời thật chẳng dễ dàng chi
(Nguyễn Trọng Tạo - Tản mạn thời tôi sống )
Đáng chú ý là sự xuất hiện của các trường ca vào những năm cuối thập kỷ 70
đầu thập kỷ 80 và vào những năm cuối thế kỷ XX. Sự xuất hiện của các tập trường ca
cho thấy nhu cầu tổng kết về chiến tranh và lịch sử trong thơ là một nhu cầu có thật.
Từ điểm nhìn hiện tại, các nhà thơ mang đến cái nhìn sâu xa về lịch sử đất nước - một
lịch sử oai hùng nhưng cũng khơng ít đau thương và bất hạnh. Ý thức nói nhiều hơn
về bi kịch khiến cho các trường ca này không rơi vào giọng điệu tụng ca dễ dãi mà
thể hiện chiều sâu ngẫm ngợi của nhà thơ về nhân tình thế thái trong sự chuyển động
không ngừng của lịch sử. Bên cạnh những cây bút thành danh ở thể loại trường ca
như Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu,… là sự xuất hiện của Trần Anh Thái
với Đổ bóng xuống mặt trời, Hồng Trần Cương với Trầm tích,… Những trải nghiệm

17


cá nhân và những suy tư mang tính khái quát cao đã khiến cho thơ ca giai đoạn này
có được những khúc ca giàu tính nghệ thuật về số phận đất nước, nhân dân.
Xu hướng trở về với cái tôi cá nhân, những âu lo của đời sống thường nhật là
xu hướng nổi bật nhất trong thơ sau kháng chiến. Nhà thơ nói nhiều hơn về nỗi buồn
nhân sinh, về những cảm nhận của cái tôi trước một thực tại khắc nghiệt. Nếu như
trước đây, các nhà thơ có sự e ngại nói về nỗi buồn thì trong thơ sau 1975, nhiều nhà
thơ trực tiếp bày tỏ nỗi buồn. Đó không hẳn là nỗi buồn kiểu Thơ mới mà là nỗi buồn
gắn chặt với một thực tại mới, một cảm quan nghệ thuật mới. Có nỗi buồn về thần
tượng bị gẫy đổ, ảo tưởng bị tan vỡ khi nhận ra “Chúa chỉ bằng đất đá” (Nguyễn
Trọng Tạo), có nỗi buồn vì cuộc sống mưu sinh làm cho con người chỉ chú ý chuyện

tồn tại mà “xa dần truyện bớt dần thơ” (Nguyễn Duy) và có những trắc ẩn về riêng
tư, đôi lứa: “Em chết trong nỗi buồn/ Chết như từng giọt sương/ Rơi không thành
tiếng” (Lâm Thị Mỹ Dạ). Chất giọng tự thú, tự bạch trở thành gam giọng phổ biến.
Sở dĩ có nỗi buồn như vậy vì nó xuất phát từ thời thế, sự khủng hoảng về niềm tin, sự bất
an trước thời cuộc; đồng thời, trong nền kinh tế thị trường, quan hệ người trở nên lỏng
lẻo, con người sống trong nhiều mối quan hệ hơn nhưng cũng thấy cô đơn hơn. Câu
hỏi “Người sống với người như thế nào?” (Hữu Thỉnh, Hỏi) thể hiện rất rõ tâm trạng của
một thời đoạn lịch sử cụ thể. Nét nổi bật của xu hướng này là các nhà thơ rung động
trước những biến thái tâm lý tinh tế, sâu kín, nhiều khi ngỡ như thật mong manh.
Trong cuộc sống thời bình, con người phải đối diện với biết bao điều ngổn ngang,
bề bộn, tốc độ sống nhanh và các quan hệ sống cũng trở nên trần tục hơn. Điều đó buộc
các nhà thơ phải chuyển đổi cách tư duy. Thơ cần đến một sự tỉnh táo hơn:
Tôi xoay những ô vng
Có nhà thơ than rằng đời bây giờ tỉnh táo q
Tơi, ngược lại, tơi thích: tỉnh táo, tỉnh khơ, tỉnh bơ, tỉnh như sáo
Vì tơi biết cái tỉnh đó chỉ là phía nhìn được của đam mê
(Thanh Thảo - Khối vng ru bích)
Cơng cuộc đổi mới của Đảng vào năm 1986 là một sự kiện trọng đại làm thay
đổi cuộc sống nước ta. Đất nước đổi mới đã thúc đẩy văn học trong đó có thơ ca cũng
bước vào thời kì đổi mới. Các nhà thơ dám nói ra về nhiều vấn đề khúc mắc, nhiều sự
thật đau lòng, dám khẳng định cá tính sáng tạo của mình. Cuộc gặp gỡ giữa Tổng Bí
thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh và giới văn nghệ sĩ cả nước vào
tháng 10 năm 1987 có tác động rất lớn đến tinh thần của những người cầm bút, nhất
18


là ý thức tự cởi trói trong lĩnh vực sáng tạo. Chính cơ chế thị trường, bối cảnh lịch sử
và văn hóa mới trong đó có cả mặt phải và mặt trái của nó đã khiến cho các nhà thơ
khơng thể nhìn nhận cuộc sống như trước đây mà buộc họ phải thích ứng với những
thay đổi của cuộc sống. Điều này dẫn đến thay đổi về cảm hứng sáng tác, tư duy nghệ

thuật. Họ đã nhìn cuộc đời bằng cái nhìn tỉnh táo và khơng ngừng tự vấn về đời sống,
khám phá đời sống nội tâm và phơi bày nhưng bi kịch, những hoài nghi về những giá trị
ổn định để đi tìm những giá trị mới. Có nhà thơ đã sáng tác theo cảm hứng “giải thiêng”
và mong muốn tìm đến những hình thức tổ chức ngơn từ mới lạ để tạo ra quan niệm
riêng về đời sống.
Về thể loại, mặc dù thơ tự do và thơ văn xuôi là hai thể thơ chiếm ưu thế trong
đời sống thơ ca sau 1975 nhưng trên thực tế, các thể thơ truyền thống như thơ lục bát,
thơ năm chữ, bảy chữ vẫn tồn tại. Song so với trước đây, các thể thơ trên đã có những
thay đổi đáng kể về cấu trúc bên trong. Thơ năm chữ và bảy chữ trước đây gắn chặt
với cách gieo vần và nhịp điệu thơ thường khá êm ả. Đến thời đoạn sau 1975, giọng
điệu thơ gân guốc hơn, các liên tưởng thơ ít tuân theo quan hệ nhân - quả hơn. Riêng
về lục bát, đã có những cách tân về cách trình bày, có những bài thơ lục bát được bố
trí theo kiểu thơ tự do.
Thơ ca thời kì đổi mới khơng cịn êm mượt như thơ ca giai đoạn chống Mỹ mà
trở nên trúc trắc hơn, ngôn ngữ thơ và giọng điệu thơ phong phú, đa dạng hơn. Thậm
chí, tính trong suốt và sáng rõ của ngôn ngữ thơ nhiều khi được cố ý mờ hóa nhằm
tạo nên tính đa nghĩa trong thơ. Tính đa ngơn ngữ trong thơ ca đã được thể hiện rõ ở
giai đoạn sau năm 1986. Bên cạnh xu hướng đưa thơ gần với đời sống cịn có xu
hướng ý thức tạo ra tính nhịe mờ trong ngơn ngữ và biểu tượng. Xu hướng này muốn
gia tăng chất ảo trong thơ, buộc người đọc phải ngẫm nghĩ, giải mã hình tượng nghệ
thuật qua nhiều chiều liên tưởng văn hóa khác nhau.
Bên cạnh đó, ngơn ngữ thơ đậm đời thường đã được khơng ít nhà thơ có sử
dụng để sáng tác thơ ca. Nhiều nhà thơ thích sử dụng cách nói dân gian, khiến cho
thơ dễ dàng đến với người đọc. Người đọc sẽ tìm thấy sự gần gũi, tếu táo trong cách
thể hiện của nhà thơ Nguyễn Duy: “Tạnh men là tạnh la đà/ tạnh cơn một bóng ảo ra
chính hình/ Phàm trần bớt chút lung linh/ các em bớt xỉnh xình xinh mấy phần”
(Kiêng). Màu sắc đời thường trong thơ đã giúp cho thơ trở nên gần gũi hơn với cuộc
sống. Tuy nhiên, khơng ít người cho rằng việc đưa ngôn ngữ thơ quá gần với tiếng
cười dân gian và ngôn ngữ đời thường sẽ làm giảm tính nghệ thuật của thi ca. Sự lo
lắng này khơng phải khơng có cơ sở. Vận dụng cách nói thường ngày vào thơ, gia


19


×