Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Cải tiến công nghệ sản xuất biogas hiện hành để tách khí sumphua trước khi sử dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 74 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÁO CÁO NGHIỆM THU

CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIOGAS HIỆN HÀNH
ĐỂ TÁCH KHÍ SUNPHUA TRƯỚC KHI SỬ DỤNG

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
ThS. HỒNG MINH NAM
CÁN BỘ THAM GIA ĐỀ TÀI:
ThS. Hoàng Minh Nam
PGS.TS. Phan Đình Tuấn
KS. Trần Đức Lai
KS. Trần Bảo Nguyên
KS. Đặng Thị Phượng

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 7/ 2007


BÁO CÁO NGHIỆM THU
Tên đề tài: Cải tiến công nghệ sản xuất biogas hiện hành để tách khí sunphua trước khi
sử dụng
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hoàng Minh Nam
Cơ quan chủ trì: Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM


Thời gian thực hiện đề tài: 2005-2006
Kinh phí được duyệt: 17 triệu đồng
Kinh phí đã cấp: 17 triệu đồng theo TB số :169/ TBKHCN ngày 5 / 10 / 2005
Mục tiêu: Cải tiến công nghệ sản xuất biogas của các hộ dân vùng xã Thái Mỹ, huyện
Củ Chi nhăm tách khí sunphua trước khi sử dụng để đảm bảo sức khoẻ cho
người dân và tránh làm hỏng vật liệu
Nội dung: 1). Nghiên cứu khả năng hấp phụ và hấp thụ khí sunphua: Khí sun phua có thể
bị hấp phụ bởi oxit sắt. Tuy nhiên để có thể áp dụng vào từng hộ nông dân,
các vấn đề về động học của quá trình phải được nghiên cứu. Đồng thời, một
trong những loại nguyên liệu được hướng tới là sử dụng bùn đỏ, một chất thải
của quá trình sản xuất nhôm. Nếu bùn đỏ được sử dụng vào mục đích này, nó
vừa giảm chi phí cho việc hoàn thiên công nghệ sản xuất biogas vừa góp phần
tiêu thụ chất thải của Nhà máy Hoá chất.
2). Áp dụng thử nghiệm vào các hầm sản xuất khí biogas tại một số hộ dân ở
Xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi
Những nội dung đã thực hiện:
Cơng việc dự kiến

Cơng việc đã thực hiện

1) Nghiên cứu khả năng hấp phụ của bùn 1) Đã nghiên cứu thử nghiệm khả năng
đỏ
hấp phụ của bùn đỏ: Kết quả cho thấy
bùn đỏ không hoạt hoá không có khả
năng hấp phụ H2S
2) Nghiên cứu khả năng hấp thụ của khí 2) Đã nghiên cứu khả năng hấp thụ của
H2S trong môi trường nước và môi trường khí H2S trong sữa vôi và lựa chọn sữa vôi
kiềm, xác định tác nhân hấp thụ thích hợp làm tác nhân hấp phụ.
3) Nghiên cứu quá trình tách khí H2S khỏi 3) Đã nghiên cứu quá trình hấp thụ khí
H2S trong các dung dịch sữa vôi có nồng

khí biogas
độ khác nhau, xác định chiều cao cột hấp
thụ và xác định thời gian hay chất hấp
thụ.
Đã áp dụng cho một số hộ dân ở xã Thái
Mỹ huyện Củ Chi

1


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU

5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

6

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI

7

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN Ở NƯỚC TA

8

1.3. QUÁ TRÌNH LÊN MEN MÊTAN VÀ CÁC VI SINH VẬT


8

1.4. NGUỒN PHÂN GIA SÚC, KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH KHÍ VÀ THÀNH

12

PHẦN HÓA HỌC
1.5. SƠ ĐỒ CẤU TẠO HỆ THỐNG LÊN MEN SINH KHÍ METAN

15

1.6. VỀ KHÍ H2S

27

1.7. VỀ CHẤT HẤP PHỤ VÀ CHẤT HẤP THỤ

29

CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

30

2.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM HẤP PHỤ H2S BẰNG BÙN ĐỎ.
2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM HẤP THỤ H2S BẰNG SỮA VÔI

32

CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN


72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

73

2


BẢNG QUYẾT TOÁN KINH PHÍ ĐÃ CHI

TT

1
2
3
4

Nội dụng các khoản chi

Tổng số
Kinh phí
Tỷ
lệ %
11.000 64.7
3.000 17.7

Thuê khoán chuyên môn
Nguyên, vật liệu, năng lượng
Thiết bị, máy móc chuyên dùng

Chi khác
Tổng cộng

3.000
17.000

17.6
100

Đơn vị: Ngàn đồng
Nguồn vốn
NSNN
Khác
11.000
3.000
3.000
17.000

GIẢI TRÌNH CÁC KHOẢN CHI (VN đồng)
1.1.
TT
1
2

3

1.2.

Khoản 1: Thuê khoán chuyên môn
Nội dung thuê khoán


Tổng kinh phí

Nghiên cứu chọn lựa chấp hấp thụ
Nghiên cứu đường cong động học
của quá trình hấp thụ đối với chất
hấp thụ lựa chọn được
Chế tạo thiết bị, lắp đặt và nghiên
cứu thử nghiệm
Cộng:

2.000.000
6.000.000

Nguồn vốn
NSNN
Khác
2.000.000
6.000.000

3.000.000

3.000.000

11.000.000

11.000.000

Khoản 2: Nguyên vật liệu, năng lượng


TT

Nội dung

1.1

Nguyên, vật liệu
Natri sunphua
Dụng cụ, phụ
tùng
Thiết bị hấp phụ
Năng
lượng,
nhiên liệu
- Xăng, dầu
- Điện
Nước
Mua sách

Đơn
vị đo

Số
Đơn giá
lượng

Thành
tiền

Nguồn vốn

NSNN

2.2

2.3

2.4
2.5

Kg

5

20.000

100.000

100.000

Bộ

2

500.000

1.000.000

1.000.000

kW

M3

1.000
200

1.000
2.000

1.000.000
400.000
500.000

1.000.000
400.000
500.000

3

Khác


Cộng
Khoản 3: Thiết bị, máy móc chuyên dùng
TT

Nội dung

Đơn vị
đo


Số
lượng

3.000.000

Đơn
giá

Thành
tiền

3.000.000

Nguồn vốn
NSNN

3.1
3.2
3.2
3.3

Khác

Mua thiết bị thử
nghiệm, đo lường
Khấu hao thiết bị
Thuê thiết bị
Vận chuyển, lắp
đặt thiết bị
Cộng:


Khoản 4: Chi khác
TT

Nội dung

Kinh phí

4.1
4.2
4.3
4.4

Phụ cấp chủ nhiệm đề tài (
/tháng)
Xây dựng đề cương tổng quát
Xây dựng đề cương chi tiết
Quản lý phí cơ quan chủ trì ( 800.000
/năm)
Quản lý phí cơ quan quản lý( 800.000
/năm)
Chí phí xét duyệt, nghiệm thu giai
đoạn Iù và nghiệm thu chính thức
Chi khác
Công tác phí
Hội thảo, hội nghị
In ấn tài liệu, phim ảnh…
Cộng

100.000

100.000
100.000
800.000

Nguồn vốn
NSNN
Khác
100.000
100.000
100.000
800.000

800.000

800.000

1.000.000

1.000.000

100.000
3.000.000

100.000
3.000.000

4.5
4.6
4.7


Khoản 5: Dự kiến kinh phí triển khai kết quả nghiên cứu
TT

Nội dung

Kinh phí

Lắp đặt thử nghiệm cho hộ nơng dân
tại xã Thái Mỹ Củ Chi
Cộng

Miễn phí
0.000.000

4

Nguồn vốn
NSNN
Khác


PHẦN MỞ ĐẦU
Sự gia tăng dân số và nhu cầu phát triển trong thế giới thứ 3 dẫn đến nhu cầu về
nhiên liệu truyền thống tăng nhanh. Tốc độ tàn phá rừng nhanh trong khi khả năng tái
trồng rừng chậm nên đã làm giảm sản lượng củi có được. Để ngăn chặn sự suy giảm của
môi trường và nông nghiệp, điều cấp bách là đưa ra những nguồn năng lượng có thể tái
sinh khác, chẳng hạn như năng lượng hydro, năng lượng gió, mặt trời và biogas. Biogas
được coi là một trong những nguồn năng lượng tái sinh rẻ nhất ở vùng nông thôn tại các
nước đang phát triển. Sản xuất biogas không những tiết kiệm được củi mà còn thu lợi
nhuận cho những hệ thống nông trại được hoà nhập bằng cách biến đổi phân chuồng

thành phân bón được cải tiến cho vụ mùa hoặc hồ nuôi cá và tưới cây. Những lợi nhuận
khác của phân huỷ sinh học bao gồm làm giảm bớt mùi phân chuồng, loại bỏ khói khi nấu
nướng và làm giảm bớt mầm bệnh và do đó cải tiến vệ sinh ở nông thôn.
Những khía cạnh về môi trường và điều cần thiết cho năng lượng tái sinh đang nhận được
nguồn cung cấp tài chính đáng kể và hấp dẫn ở cả những nước đã và đang phát triển, dẫn
đầu cho sự gia tăng nghiên cứu và phát triển ở những vùng này. Nhiều hệ thống phân huỷ
sinh học đã được xây dựng ở nhiều nước khác nhau.
Tuy nhiên, trong quá trình phân huỷ sinh học, một lượng khí chứa lưu huỳnh, chủ yếu là
H2S luôn luôn đi kèm CH4. Điều này gay ảnh hưởng lớn đến sự ăn mòn thiết bị, dụng cụ
và sức khoẻ con người. Đề tài này nghiên cứu phương pháp làm sạch khí H2S nhằm từng
bước cải thiện chất lượng biogas phục vụ cộng đồng và cả công nghiệp trong tương lai.

5


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
Ở nông thôn Việt Nam, nhân dân chủ yếu làm nông nghiệp, các chất thải trong sản
xuất, chăn nuôi, sinh hoạt… là nguồn nguyên liệu rất phong phú và đa dạng : phân người,
phân gia súc, gia cầm, rơm rạ, lá cây… Các nguyên liệu này nếu không được xử lý sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh. Khoảng 80% nông dân chăn nuôi gia súc, gia
cầm: trâu, bò, heo, gà… Chất thải của chúng ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ con
người. Vấn đề đặt ra là làm sao xử lý các chất thải này để không ảnh hưởng đến môi
trường và sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau.
Vào khoảng thập niên cuối thế kỷ XX, ở Việt Nam phát triển mạnh phong trào
V.A.C ( Vườn – Ao – Chuồng ). Trong đó, Biogas là một giải pháp hiệu quả để giải quyết
vấn đề này bởi những ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các phương pháp khác:
-

Làm sạch môi trường, bảo vệ sức khỏa người chăn nuôi, các vi sinh vật sau
khi được xử lý bị tiêu diệt trên 90%.


-

Sử dụng sản phẩm chính vào các mục đích khác nhau.
+ Nước thải sẽ được dùng để tưới tiêu như phân bón hữu cơ.
+ Khí sinh ra là chất đốt được sử dụng trong mục đích nấu nướng rất tốt.

Đặc biệt, trong bối cảnh nông thôn chúng ta nhiều nơi vẫn chưa có điện. Sử dụng Biogas
như giải pháp thay thế điện rất hiệu quả. Khí ra sẽ làm chạy máy phát điện, cung cấp điện
cho gia đình, sử dụng trong chăn nuôi. Và đặc biệt có những hộ gia đình chăn nuôi với số
lượng lớn, sử dụng biogas để phát điện cho các hộ xung quanh.
Sử dụng kỹ thuật trên sẽ góp phần nâng cao đời sống và tiết kiệm được nguồn năng
lượng, không chặt phá cây làm củi nên bảo vệ được môi sinh. Qua quá trình lên men phân
hủy các trứng ký sinh trùng đều bị chết, ruồi, muỗi ít hơn nên góp phần làm sức khỏe
người dân được cải thiện.
Nước ta có khí hậu rất thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, sinh trưởng quanh năm.
Đó cũng chính là điều thuận lợi, tiềm năng lớn cho việc sử dụng khí vi sinh vật. Vì vậy,
các hộ gia đình sử dụng biogas ngày càng tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh những
ưu điểm đó lại cần có 1 vấn đề phải được giải quyết, đó là: xử lý các khí độc hại lẫn trong
khí biogas được hình thành trong quá trình lên men. Dù với nồng độ khoảng 1%, nhưng
các khí độc này (chủ yếu là H2S) gây hậu quả rất lớn. Bằng chứng là với các hộ sử dụng
Biogas một thời gian, các thiết bị kim loại sử dụng trong nhà bếp đều bị rỉ sét, tường nhà

6


sơn bị phá hủy… Vấn đề đặt ra là chúng ta phải loại bỏ các khí này trước khi đưa chúng đi
sử dụng.
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
Trung Quốc

Trong suốt thời gian đã qua, gần đây, Trung Quốc đã có nhiều bài học. Sau 1975,
những khẩu hiệu như là “Biogas cho mọi gia đình” đã đưa đến 1,6 triệu thiết bị phân hủy
được xây dựng hàng năm, chủ yếu là những thiết bị phân hủy kiểu mái vòm bằng bêtông,
giá rẻ nhưng chất lượng thấp. Đến năm 1982, hơn 7 triệu thiết bị phân hủy được lắp đặt ở
Trung Quốc. Năm 1980, hơn 50% số thiết bị đó không được sử dụng. Kết quả là năm
1979, hoạt động của các thiết bị làm chậm lại ít hơn 1/3 của năm trước. Đến 1992, có
khoảng 5 triệu gia đình với quy mô xí nghiệp hoạt động ở Trung Quốc. Một số đã được
thiết kế lại để tránh hiện tượng bị rò rỉ. Theo số liệu thu được, thì chỉ khoảng 3 triệu thiết
bị phân hủy được vận hành vào năm 1991. Do thiếu nguồn nhân lực được huấn luyện tốt
để xây dựng và sửa chữa chúng, những yếu kém này đưa đến hậu quả của những thiết bị
phân hủy bằng bêtông. Gần đây, người ta quan tâm đến việc kết hợp số lượng với chất
lượng của các xí nghiệp và việc làm cho kỹ thuật công nghệ phù hợp với những điều kiện
địa phương.
n Độ
n Độ đã có nhiều kinh nghiệm đáng kể trong lónh vực phát triển những công nghệ
biogas đơn giản và dễ vận hành để phù hợp với những điều kiện khí hậu khác nhau và
những thành phần kinh tế xã hội sử dụng.
Ở nhiều khía cạnh, tình trạng giống Trung Quốc thường xảy ra nhiều ở n Độ, nơi
mà chính sách bổ sung thiết bị phân hủy biogas nhanh chóng vượt quá khả năng nghiên
cứu và phát triển những tổ chức để đưa ra những kế hoạch chắc chắn và để đánh giá một
cách lạc quan về hiệu suất thiết bị. Kết quả là những thiết bị phân hủy ra đời sớm hơn ở
trong nước thì rất mắc tiền mà lại không có hiệu quả. Sản xuất biogas được khuyến khích
bởi những chiến dịch quảng cáo phổ biến và các xí nghiệp xây dựng biogas được trợ cấp
bởi chính quyền trung ương và địa phương.
n Độ đặt tầm quan trọng trên sự tồn tại của những người nông dân hoạt động với
quy mô nhỏ cao hơn việc bảo đảm năng suất và sự phát triển của họ trong môi trường
cạnh tranh từ đầu đến cuối hợp đồng bảo hành thiết bị kể cả những chương trình biogas.

7



Tiền trợ cấp được đưa đến cho những chương trình biogas thì cản trở công nghệ, và tạo ra
những ngành công nghiệp yếu ớt và không có hiệu quả.
Những nước đang phát triển khác.
Hầu hết tình trạng đều giống nhau ở các nước đang phát triển, chẳng hạn như
Philipin, Thái Lan, Nepan, Brazil. Ví dụ: ở Nepan, với sự lắp đặt của hơn 3000 hầm phân
huỷ biogas, kế hoạch chiến lược và hoạt động của sự tiến hành chương trình biogas càng
phổ biến hơn và trở thành mô hình phát triển của tính phổ biến công nghệ ỡ Nepan. Tuy
vậy, mặc dù biogas được biết đến ở Nepan cách đây khoảng 2 thập kỷ, nhưng hiện nay cơ
sở hạ tầng dường như quá yếu đến nỗi mà vẫn còn sự phụ thuộc vào viện trợ của nước
ngoài về những thiết bị biogas cần thiết. Với tiền trợ cấp khoảng hơn 50% giá trị của 1 xí
nghiệp gia đình, nhiều nông dân cần xí nghiệp biogas đã hứng thú với số tiền trợ cấp sẵn
có hơn là tính hữu dụng của biogas. Những công ty tư nhân mới thành lập đang tìm cho
việc kinh doanh của họ 1 khoảng lợi nhuận kha khá và 1 phần đáng kể của tiền trợ cấp
chính phủ được lấy đi bởi những công ty này như là 1 khoản lợi nhuận. Không có tiền trợ
cấp thì khoản lợi tức thu được từ tiền đầu tư thay đổi từ 6 đến 12 năm ở Nepan.
Ở nhiều nước đang phát triển, những thay đổi thường xuyên của những chính sách
của chính phủ trong lãi suất và tiền trợ cấp cũng phủ nhận những ảnh hưởng trong sự phổ
biến biogas. Những thay đổi này làm thất vọng những người đầu tư trong giai đoạn lâu dài
phát triển biogas. Những người nông dân tiến bộ thích có biogas cũng trở nên nghi ngờ về
những sự đầu tư lâu dài của họ.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN Ở NƯỚC TA
Ở nước ta, nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ và sự giúp đỡ của nước ngoài, biogas đã được phát
triển ở nhiều địa phương trong cả nước. Sự hạn chế hiện nay đối với nhiều hộ gia đình là
do chi phí đầu tư còn cao, do đó mace dù chứng tỏ được hiệu quả kinh tế, nhiều gia đình
vẫn chưa thể xây dựng các hầm ủ biogas cho mình.
Một thực tế tồn tại là sau nhiều năm sử dụng, tường nhà, dụng cụ,… bắt đầu bị hư hỏng
năng. Sức khỏe người dân cũng bị ảnh hưởng. Nguyên nhân chủ yếu là do các khí độc hại
sinh ra cùng với khi CH4. Hiện nay, do biogas chỉ mới được ứng dụng làm chất đốt ở quy
mô gia đình nên các vấn đề này chưa được quan tâm xử lý. Tuy vây, do những tác hại của

các khí độc hại và do nhu cầu phát triển và ứng dụng trong công nghiệp trong một tương
lai không xa, vấn đề xử lý và tinh chế biogas cần được thực hiện từng bước, tiến tới hoàn
chỉnh công nghệ và áp dụng trong thực tế.

8


1.3. QUÁ TRÌNH LÊN MEN MÊTAN VÀ CÁC VI SINH VẬT
Khái niệm chung và q trình phát triển:
Khí sinh vật được phát hiện vào cuối thế kỷ 18. Nguồn gốc của nó là sản phẩm phân hủy
kỵ khí của các chất hữu cơ giàu carbon trong các đầm lầy, ruộng lúa ngập nước hay các ao hồ,
cống rãnh và các bãi rác phế thải của các thành phố...
Lần đầu tiên ý tưởng đề xuất việc thu hồi khí Mêtan CH4 bằng q trình phân hủy kỵ khí
vào năm 1930 tại Bombay Ấn Độ.
Đến nay việc ứng dụng khí sinh vật được phát triển rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế
giới.
Do khí sinh vật là sản phẩm bay hơi được của q trình lên men kỵ khí phân giải các hợp
chất hữu cơ phức tạp trong đó Metan là thành phần chủ yếu chiếm khoảng 60 - 70% phần còn
lại chủ yếu là CO2 thường dao động từ 35 – 40%. Ngồi ra cịn một phần rất nhỏ các hỗn hợp
khí khác như H2S, H2, O2, N2...
Những năm gần đây do nhu cầu bức xúc về giải quyết xử lý nguồn ô nhiễm môi trường
trong chăn nuôi ở nước ta nói chung và sử dụng sản phẩm của nó làm nhiên liệu chất đốt
trong gia đình được quan tâm chú ý nhiều hơn .
Quá trình lên men mêtan và các vi sinh vật :
Quá trình lên men kỵ khí : Lên men kỵ khí sinh khí Mêtan (CH4) là quá trình vi
sinh vật học với sự tham gia của hàng trăm chủng loại vi khuẩn kỵ khí, các sinh vật này
tiến hành hàng chục phản ứng hóa sinh học để phân hủy và biến đổi các chất hữu cơ phức
tạp thành một khí cháy gọi là KVS (CH4).
Tổng qt
Tên


Khí Mêtan

Cơng thức phân tử

CH4

Khối lượng phân tử

16.0425 g/mol

Dạng

Khí khơng màu
Tính chất

Khối lượng riêng và pha

0.717 kg/m3, gas

Độ tan trong nước

3.5 mg/100 ml (17 °C)

Nhiệt độ nóng chảy

−182.5 °C (90.6 K)

Nhiệt độ sôi


−161.6 °C (111.55 K)

Điểm ba

90.7 K, 0.117 bar

Nhiệt độ tiêu chuẩn

190.5 K (−82.6
at 4.6 MPa (45 atm

9

°C)


Hình 1.1. Mô hình và công thức cấu tạo của CH4
1. Các giai đoạn của sinh tổng hợp mêtan :
a. Giai đoạn thủy phân các cơ chất:
Trong chất thải hữu cơ làm nguyên liệu lên men metan cũng gồm các thành
phần chủ yếu: hydratcacbon (chủ yếu là xenluloza, tinh bột), protein, lipit. Ở giai đoạn
này, các thành phần nói trên bị phân hủy dưới tác động của men hydrolaza do vi sinh
vật tiết ra để hình thành các hợp chất đơn giản hơn, có thể tan trong nước (các đường
đơn, các peptit, glyxerin, axit béo, axit amin,…). Các vi sinh vật tham gia vào giai đoạn
này (Clostridium thermocellum) chuyển xenluloza thành rượu etylic, hydro và CO2
chuyển xenlubioza thành axit lactic, axit axetic.
a. Giai đoạn hình thành các axit hữu cơ:
Dưới tác động của enzym vi sinh vật, các chất hữu cơ dễ tan chuyển thành các
axit hữu cơ ( axit axetic, axit propionic, axit butyric…), rượu etylic, rượu metylic, khí
cacbonic và hydro. Ở giai đoạn này, chúng ta có thể gặp một hỗn hợp các vi sinh vật

sống trong điều kiện hoàn toàn kỵ khí ( Bacteroides, Suminicola, Bifido bacterium ).

Hình 1.2. nh vi sinh vật Bacteroides
b. Giai đoạn hình thành metan:
Là giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ quá trình. Dưới tác động của vi
khuẩn, các axit hữu cơ và các hợp chất khác chuyển thành khí metan, cacbonic, oxy,
nitơ, hydro sunfua v.v… (vi sinh vật tham gia vào quá trình này là Metanobacterium
thermoaceticum, Methanosarcina barkeri…). Sự tạo thành metan có thể xảy ra theo 2
cách sau:
CO2 + 4 H 2 → CH 4 + 2 H 2 0
CH 3COOH → CH 4 + CO2
Các axit hữu cơ có phân tử lượng cao sẽ biến thành CH4 theo phản ứng:

10


A
B
C
R − COOH 
→
R1COOH 
→
CH 3COOH 
→
CH 4 + CO2

Trong đó: A, B, C là các loại vi sinh vật khác nhau.

H2


Chất
hữu cơ

Axit

CH4

hưu cơ

CO2

ACID
ACETIC

hydrolysis &

acetogenesis &

fermentation

đehydrogenation

bước 1

bước 2

methanogenesis
bước 3


Hình 1.3. Sơ đồ quá trình hình thành khí Biogas

11


Các vi sinh vật ưa ấm hoạt động ở nhiệt độ tối ưu là 30-45oC. nhiệt độ tối ưu
đối với các vi sinh vật chịu nhiệt là 50-55oC, pH thích hợp nhất từ 6,5 – 8.
Vi sinh vật và cacù phản ứng sinh metan của chúng được trình bày trên bảng
20.1.

Bảng 20.1. Các phản ứng sinh metan và vi khuẩn.
Tên vi sinh vật

Phản ứng

1.Methanobacterium sochogeni:
- Methanococcus mazei

CH 3COOH → CH 4 + CO2

- Methanosarcina barkeli
- Methanosarcina methanica
2.Methanobacterium propionicum:
- Methanosarcina methanica

CH 3CH 2 COOH + 2 H 2 O → 7CH 4 + 5CO2

-Methanobacterium suboxydans

2CH 3 (CH 2 ) 2 COOH + 2 H 2 O + CO2 → CH 4 + 4CH 3COOH


3. Methanobacterium omelianskii

2CH 3 CH 2 OH → 3CH 4 + CO2
2CH 3 CH 2 OH + CO2 → CH 4 + 2CH 3COOH

4. Methanobacterium suboxydans

CH 3OCH 3 + H 2 O → 2CH 4 + CO2

1.4. NGUOÀN PHÂN GIA SÚC, KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH KHÍ VÀ THÀNH PHẦN
HÓA HỌC
Bảng 20.2. Khả năng cho phân và thành phần hóa học của phân gia súc, gia cầm
( tính theo 500kg động vật sống)
Động vật

Thể tích

Trọng

lượng Chất tan

N, %

P, %

7.98

0.38


0.10

41.70

9.33

0.70

0.20

0.028

28.40

7.02

0.83

0.47

Cừu

0.020

20.00

21.50

1.00


0.30

Gia cầm

0.028

31.30

16.80

1.20

120

Ngựa

0.025

28.00

14.30

0.86

0.33

3

(m /ngày)


tươi (kg/ngày)

dễ tiêu, %

Bò sữa

0.038

38.50

Bò thịt

0.038

Lợn

12


Bảng 20.3. nh hưởng của các loại phân đến sản lượng và chất lượng khí hình thành
Nguồn phân

Sản lượng khí, m3/kg
khô

CH4, %

Thời gian lên men,
ngày


Dịch loại của bò

0.33

-

Phân gia súc

0.33

-

Phân gia súc

0.23 – 0.50

-

Phân gia súc

0.20 – 0.29

-

Phân bò

0.86

58


10

Phân bò

1.11

57

10

Phân gà

0.31

60

30

Phân gia cầm

0.46 – 0.54

58

10 – 15

Phân gia cầm

0.56


69

9

Phân lợn

0.69 – 0.76

58 – 60

10 – 15

Phân lợn

0.49

61

10

Phân lợn

1.02

68

20

Phân người


0.37 – 0.61

64

20

Laù rau

0.50

-

29

Laù rau

0.50

-

14

13


Hình 1.4. nh đàn heo và chuồng trại ở các hộ gia đình.

Hình 1.5. nh trang trại nuôi heo qui mô lớn .
Bảng 20.4. Thành phần các chất trong hỗn hợp khí của quá trình sinh metan.
Thành phần các khi1


Hàm lượng, %

Metan

47.5

CO2

47.0

N2

3.7

O2

0.8

Hydrocacbon mạch thẳng

0.1

Hydrocacbon thơm và mạch vòng

0.2

H2

0.1


H2S

0.01

CO

0.1

Các khí khác (vết)

0.5( SO2, benzen, toluen, metylen clorua
pectoétylen…)

Đặc điểm của khí
Nhiệt độ

41oC

Entanpy

17.727 kJ/m3 tiêu chuẩn

Tỷ trọng

104

Độ ẩm

Bão hòa ( bao gồm axit hữu cơ 7.06


14


mg/m3 và amoniac 0.71 mg/m3)

1.5. SƠ ĐỒ CẤU TẠO HỆ THỐNG LÊN MEN SINH KHÍ METAN
Sơ đồ cấu tạo:
Các bể lên men sinh metan cần có những bộ phận sau:
-

Bể lên men phân hủy nguyên liệu.

-

Buồng thu khí ( cố định hoặc di động ).

-

Ngăn xử lý và ống dẫn nguyên liệu vào bể.

-

Ngăn đựng ống tháo nguyên liệu đã xử dụng.

-

Van, ống dẫn khí, bếp, đèn sử dụng bằng khí.

MƠ HÌNH TÚI Ủ BIOGAS:

Hệ thống túi ủ biogas gồm có các bộ phận chính sau đây:

Đường dẫn

1

ga

Túi trữ gas
Van an toan
Ti Biogas (nilon)

Khí (20% - 30%

2
3

Chú thích

Phần chứa nước thải (70% -

4

1. Chuồng gia súc
2 Mương thu phân và lắng cát
3. Ống dẫn phân, nướcthải vào
4 Ống dẫn phân, nướcthải ra

15



Hình 1.6. Mô hình xử lý khí biogas

Hình 1.7. Hình ảnh các túi Polime Biogas

16


Mô hình tổng quát sinh khí mêtan ở các hộ gia đình
Hầm sinh khí thiết kế là nắp trôi nổi có gioăng nước làm kín, thể tích bể phân hủy
3m2.

Ống dẫn khí
Tai cần chuyển

Bể nhập liệu

Phao chỉïa gas
Dn phạ vạng

Mương nạp

Bể thải

Joăng
nước.

Ống nạp

Ngăn phân


liệu vào

Vạch
ngăn

thuỷ phân

Ống thải mùn
đã phân huỷ

CẤU TẠO HẦM BIOGAS
Hình 1.8. Nguyên lý cấu tạo ham biogas

Hình 1.9. nh hâàm biogas hiên đại ở nước ngoài.
Nguyên lý làm việc của hầm sinh khí:

17


Nước và phân được đưa vào bộ phận nạp liệu, ở đây nó được hòa trộn cho đều và
được pha loãng với chất khô và nước thích hợp, tạo thành hỗn hợp liệu đưa vào bộ phận
phân hủy thông qua ống dẫn liệu vào. Trong bộ phận phân hủy do hoạt động sinh sôi nảy
nở của các loại vi khuẩn lên men kỵ khí, chúng phân hủy các chất hữu cơ, kết hợp hydro
với cacbon của các hợp chất và tạo ra KVS mà chủ yếu là khí Mêtan. Các hợp chất hữu cơ
vẫn còn lại trong chất liệu nhão là một thứ phân có chất lượng rất cao. Khí Mêtan được
sản xuất ra tụ lại trong một bộ phận chứa khí, từ đó được dẫn đến nơi tiêu thụ với các mục
đích khác nhau.
3.3. Thành phần của KVS: KVS có thành phần chính là khí CH4 nên nó là một loại
khí cháy được, hàm lượng của Mêtan trong hỗn hợp khí dao động từ (54 – 70)%. Ngoài ra

hỗn hợp KVS sinh ra còn có chứa khí CO2 từ (27 – 40)%, hydrosunfua (H2S) khoảng
0,01% và các chất khí khác như Nitơ, hydro, oxit cacbon, oxy… Lượng khí CH4 càng cao thì
nhiệt trị càng lớn, 1 m3 KVS có nhiệt trị từ (5200 – 5900) Kcal.
Những ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến sự phân hủy kỵ khí:
Quá trình chuyển đổi kỵ khí phụ thuộc vào nhiều thông số bao gồm: pH, nhiệt độ,
dinh dưỡng, sự tham gia của chất độc, thời gian duy trì và tốc độ nhập liệu.
pH:
pH tối ưu từ 6.6 đến 7.6. Những acid béo dễ bay hơi (volatile fatty acids-VFA) sinh ra
trong suốt quá trình phân huỷ làm giảm pH của dung dịch lỏng sau phân huỷ. Nếu vi
khuẩn methanogenic không thể chuyển đổi thành VFA nhanh như vi khuẩn acetogenic, thì
VFA sẽ tích lũy và làm giảm pH. Tuy nhiên, trạng thái cân bằng CO2 – muối bicarbonate
khi phân huỷ đưa sức bền quan trọng vào việc thay đổi pH. Có 2 phương pháp tiến hành
chính để hiệu chỉnh pH thấp và mất cân bằng trong 1 thiết bị phân huỷ. Phương pháp thứ
nhất là dừng việc nhập liệu và để 1 thời gian cho lượng vi khuẩn methanogenic làm giảm
lượng acid béo và làm tăng pH đến độ có thể chấp nhận được. Dừng việc nhập liệu cũng
chính là làm chậm đi hoạt động của vi khuẩn lên men và do đó làm giảm acid sinh ra. Khi
pH trở lại bình thường, tiếp tục nhập liệu từ mức đã làm giảm và sau đó tăng từ từ, để
tránh hạ thấp pH hơn nữa. Phương pháp thứ 2 là thêm vào những chất đệm để làm tăng
pH. Thuận lợi của việc thêm chất đệm là pH có thể được hiệu chỉnh nhanh hơn. Thường
hay sử dụng vôi. Sôđa khan ( Natri carbonat) thì mắc hơn nhưng không làm kết tủa canxi
cacbonat. Khi những yêu cầu của chất đệm làm thay đổi với chất thải, vận hành hệ thống,
và từng loại quá trình, nguyên tắc hướng dẫn cho cách tính toán những yêu cầu được phát
triển bởi Pohland và Suidon (1978).

18


Nhiệt độ:
Tốc độ các phản ứng hóa học và sinh học thông thường tăng dần theo nhiệt độ. Đối
với những hầm biogas, điều này là hoàn toàn đúng với khoảng nhiệt độ ứng với mỗi loại

vi sinh vật khác nhau. Ví dụ: Vi khuẩn acetogen, khi nhiệt độ quá cao sẽ làm giảm tốc độ
chuyển hóa vì sự suy biến của các enzym quyết định sự sống của các tế bào. Vi sinh vật
cho thấy sức tăng trưởng tối đa và tốc độ chuyển hóa trong khoảng thời gian hoàn toàn
xác định đặc trưng cho mỗi loại, điển hình là giới hạn trên tùy thuộc vào tính chịu nhiệt
của các phân tử prôtêin được tổng hợp bởi mỗi loại sinh vật điển hình.
Mức độ thay đổi nhiệt độ còn quan trọng hơn nhiệt độ thực tế trong sự ổn định của
quá trình. Trong quá trình phân hủy, vi khuẩn Methenogenic nhạy cảm hơn vi sinh vật khi
thay đổi nhiệt độ. Điều đó giải thích tại sao có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn của những
nhóm khác nhau. Tất cả những vi khuẩn trong thiết bị phân hủy sinh học đều chịu được
giới hạn nhiệt độ thấp làm xáo trộn đến 2 giờ và nhanh chóng trở lại tốc độ sản xuất khí
đốt bình thường khi nhiệt độ trở lại như cũ. Tuy nhiên, nhiệt độ giảm nhiều hoặc kéo dài
sẽ làm cho số lượng vi khuẩn mất cân bằng và dẫn đến giảm pH.
Có 2 vùng nhiệt độ dễ nhận thấy của quá trình phân hủy nước cống thải cần lưu ý.
Vùng đầu tiên là khoảng vừa phải ( 20 – 45oC ) và vùng thứ 2 là khoảng nhiệt độ cao ( >
4oC ). Quá trình phân hủy tối ưu có thể diễn ra ở cả 35 và 55oC. Một thuận lợi của quá
trình phân hủy ở nhiệt độ cao là tốc độ sản xuất mêtan gấp 2 lần ở khoảng nhiệt độ vừa
phải, vì vậy thể tích thiết bị phân hủy ở nhiệt độ cao chỉ bằng ½ thể tích của thiết bị phân
hủy ở nhiệt độ vừa phải mà với cùng 1 năng suất của toàn bộ quá trình. Nhiều nghiên cứu
ở quá trình phân hủy ở nhiệt độ cao được tiến hành ở những nước ôn đới. Tuy nhiên, với
những chất thải mà ở nhiệt độ bao quanh, chẳng hạn như phân động vật, cần 1 nguồn năng
lượng lớn để làm tăng nhiệt độ của chất thải đến 55oC. Do đó, những nghiên cứu trên quá
trình phân hủy có lẽ ít được quan tâm ở những nước đang phát triển, đặc biệt là ở những
vùng nông thôn có nguồn năng lượng bị giới hạn. Quá trình phân hủy ưa lạnh có nhiệt độ
khoảng 10-25oC. Năm 1992, Marchaim đã đưa ra những điều kiện hạn chế cho thành công
của loại phản ứng phân hủy này, chẳng hạn sử dụng UASB, sử dụng chất tiêm chủng ở
nhiệt độ vừa phải, thời gian duy trì dài và sự chú ý đặc biệt để giữ nồng độ acid thấp.

19



Hình 1.10. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ tạo biogas
Những chất dinh dưỡng:
Ngoài nguồn năng lượng cacbon hữu cơ, vi khuẩn còn cần Nitơ và Photpho và các
yếu tố tăng trưởng có những ảnh hưởng phức tạp khác. Mức độ dinh dưỡng ít nhất phải
nhiều hơn mức thuận lợi yêu cầu của vi khuẩn methanogenic, khi sự thiếu hụt chất dinh
dưỡng không đáng kể lại hạn chế mãnh liệt các vi khuẩn này. Tuy nhiên, sự thiếu hụt chất
dinh dưỡng không phải là vấn đề phức tạp của nguyên liệu cấp để sản xuất, khi những
chất nền này thường cung cấp nhiều hơn số lượng chất dinh dưỡng yêu cầu đủ.
Khi những chất lên men biogas khác nhau có thành phần hóa học khác nhau, chúng sản
xuất biogas ở những tốc độ khác nhau. Năm 1989, Yongfu đã báo cáo về số lượng gas sản
xuất từ những nguồn nguyên liệu khác nhau. Những chất có hàm lượng nitơ cao, chẳng
hạn như phân động vật, phân người hoặc phân gia cầm phân hủy dễ dàng và nhanh chóng
sinh ra biogas; do đó, giai đoạn lên men ngắn. Chất có hàm lượg cacbon cao sẽ phân hủy
chậm hơn nhưng giai đoạn sản xuất biogas lại dài. Những chất có tỷ lệ cacbon – nitơ
(C/N) khác nhau thì khác nhau đáng kể trong từng vùng của biogas. Tỷ lệ C/N của phân
heo thì thấp, trong khi của rơm rạ thì cao. Dù cho những điều kiện lên men và hàm lượng
tổng chất rắn chứa trong 2 loại chất giống nhau, nhưng có điểm khác nhau là lượng khí đốt
chiếm từ 58 – 105%.
Vấn đề chất độc:
Những chất độc ngay cả ở nồng độ thấp cũng làm chậm tốc độ chuyển hóa của quá
trình phân hủy. Vi khuẩn methanogenic thông thường là nhạy cảm nhất dù cho tất cả các

20


nhóm có liên quan đến sự phân hủy đều có thể bị ảnh hưởng. Do sự tăng trưởng chậm của
chúng, sự kềm hãm của methanogenic có thể dẫn đến hoàn thành quá trình trong tình
trạng không thích hợp với hệ được trộn lẫn. Hai chất chỉ thị kềm hãm chính trong vùng
mêtan và tăng nồng độ VFA toàn bộ thời gian.
Chất dinh dưỡng cần thiết có thể trở thành chất độc đối với vi khuẩn nếu nồng độ của

nó quá lớn. Trong trường hợp của Nitơ, duy trì mức tối ưu để đạt được hiệu suất phân hủy
mà không có sự ảnh hưởng của độc tố là đặc biệt quan trọng. Sự thiếu cân bằng với lượng
nitơ cao và giá trị sử dụng năng lượng thấp sẽ tạo nên độ độc do amoniac sinh ra. Thông
thường, những mức amoniac thoát ra cần được giữ dưới 80 ppm, nhưng ngược lại khi nồng
độ ion NH4+ cao hơn nhiều, khoảng 1500 – 3000 ppm, thì vẫn có thể chịu được. Marchaim
(1992) đã nghiên cứu về dấu hiệu ban đầu của sự kềm hãm tại nồng độ khoảng 8000 ppm
của NH4+ . Đặc tính của trạng thái này hiếm khi xảy ra ở điều kiện của vùng nông thôn ở
những nước đang phát triển do sự giới hạn của nitơ trong đất, thức ăn và lương thực.
Những acid dễ bay hơi có nồng độ cao cũng có những ảnh hưởng độc hại. Bản thân những
acid này không hoàn toàn là những chất độc mà chỉ đơn thuần là sự biểu lộ của độc tính.
Để phòng ngừa, nên tránh xa sự xâm nhập của những ion kim loại, muối, thuốc sát
trùng và những chất hóa học tổng hợp vào trong thiết bị phân hủy. Báo cáo của Rodriguez
(1996) cho rằng sự biến đổi của khí đốt từ phân động vật được xử lý với thuốc kháng sinh.
Ngay cả những lượng lớn các chất ức chế thâm nhập vào thiết bị phân hủy có thể hủy hoại
quá trình lên men. Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu, những vi khuẩn biogas có thể
khắc phục được nhiều chất ức chế để thích nghi.
Tỷ lệ nhập liệu
Tỷ lệ nhập liệu được tính toán dựa trên toàn bộ vật liệu khô (DM) hay vật liệu hữu
cơ (OM) nhập liệu hàng ngày trên thể tích chất lỏng. OM hoặc những chất rắn dễ bay hơi
(VS) có liên quan đến 1 phần của DM hay toàn bộ chất tan (TS) dễ bay hơi trong suốt quá
trình thiêu đốt ở nhiệt độ > 500oC. Nó chứa những thành phần hữu cơ theo lý thuyết có thể
chuyển đổi thành mêtan. Những chất thải của động vật thông thường đòi hỏi cần có hàm
lượng DM > 10%. Khi những yêu cầu vận hành của thiết bị phản ứng kỵ khí là toàn bộ
hàm lượng DM không được vượt quá 10% trong hầu hết các trường hợp, thì những chất
thải ở nông trại phải được pha loãng trước khi xử lý.
Tỷ lê sản xuất biogas có liên quan đến sản lượng biogas được sản xuất trên 1 đơn vị
khối lượng của DM hay OM. Quá trình lên men biogas yêu cầu khoảng nồng độ DM rộng,
thông thường từ khoảng 1% đến 30%. Nồng độ thuận tối ưu phụ thuộc vào nhiệt độ. Ở

21



Trung Quốc, nồng độ tối ưu là 6% vào mùa hè ở nhiệt độ từ 25 – 27oC, và từ 10 – 12%
vào mùa xuân ở nhiệt độ khoảng 18 -23oC.
Để ước lượng OM trong chất thải dạng lỏng, cần xác định COD và BOD thường
xuyên. COD là số mg Oxy dùng để oxy hóa chất khử có trong 1 lít dung dịch mẫu chất
thải bằng 1 chất oxy hóa mạnh. COD thường dùng để đo độ ô nhiễm của nước. Trong
phạm vi xác định, thì nó chỉ lượng chất oxy hóa được chứa trong nước. Sự thay đổi của
COD trước và sau khi lên men có thể cho biết hiệu suất của quá trình (tốc độ di chuyển
COD). BOD cho biết lượng oxy yêu cầu cho quá trình phân hủy chất hữu cơ có trong nước
bởi những vi khuẩn hiếu khí (mg/l). Giá trị BOD cho biết chất thải dạng lỏng có thể được
xử lý bằng phương pháp sinh học hay không.
Thời gian lưu
Do tốc độ của quá trình lên men biogas chậm, nên chất nền lưu trong thiết bị phân
hủy càng lâu thì lượng gas thu được trên 1 đơn vị chất nền càng cao. Có 2 thông số để
nhận biết thời gian lưu của chất nền trong thiết bị phân hủy. Thời gian lưu những chất rắn
sinh học (SRT) được định nghóa bằng cách chia lượng OM rời khỏi hệ thống mỗi ngày cho
lượng OM (hoặc VS) trong thiết bị phân hủy. SRT được xem là thời gian lưu trung bình
của vi sinh vật trong thiết bị phân hủy. Thời gian lưu thủy lực ( Hydraulic retention time –
HRT) là tỷ số của tốc độ nhập liệu trung bình hàng ngày và thể tích của thiết bị (RV).
Những thông số này đặc biệt có liên quan đến những thiết bị phản ứng tốc độ cao tiến bộ,
đạt được sự điều chỉnh độc lập của SRT và HRT trong suốt sự duy trì của sinh khối
(biomass). Phép đo HRT thì dễ dàng hơn và thực tế hơn phép đo SRT ở mức độ nông thôn.

Hình 1.11. Ảnh hưởng của thời gian kéo dài đến khả năng thu khí biogas

22


Trong quá trình phát triển của mình , Biogas mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống

của con người . Những ưu điểm nổi bật của nó góp phần phát triển ngành công nghiệp
chăn nuôi nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Sự gia tăng dân số và nhu cầu
phát triển trong thế giới thứ 3 dẫn đến nhu cầu về nhiên liệu truyền thống tăng nhanh. Tốc
độ tàn phá rừng nhanh và tốc độ tái trồng rừng chậm đồng thời đã làm giảm sản lượng củi
có được. Để ngăn chặn sự suy giảm của môi trường và nông nghiệp, điều cấp bách là đưa
ra những nguồn năng lượng có thể phục hồi khác, chẳng hạn như năng lượng hydro, năng
lượng gió và mặt trời, và biogas. Biogas được coi là 1 trong những nguồn năng lượng có
thể phục hồi rẻ nhất ở vùng nông thôn tại các nước phát triển. Sản xuất biogas không
những tiết kiệm được củi mà còn thu lợi nhuận cho những hệ thống nông trại được hoà
nhập bằng cách biến đổi phân chuồng thành phân bón được cải tiến cho vụ mùa hoặc hồ
nuôi cá và tưới cây. Những lợi nhuận khác của phân huỷ sinh học bao gồm làm giảm bớt
mùi phân chuồng, loại bỏ khói khi nấu nướng và làm giảm bớt mầm bệnh và do đó cải
tiến vệ sinh ở nông thôn.

Hình 1.12. nh người dân dùng khí để nấu ăn .
Những khía cạnh về môi trường và điều cần thiết cho năng lượng tái sinh đang nhận
được nguồn cung cấp tài chính đáng kể và hấp dẫn ở cả những nước đã và đang phát triển,
dẫn đầu cho sự gia tăng nghiên cứu và phát triển ở những vùng này. Nhiều hệ thống phân
huỷ sinh học đã được xây dựng ở nhiều nước khác nhau. Dù cho lợi nhuận lớn mạnh, sự
mở rộng của công nghệ biogas đã tiến triển chậm, đặc biệt là ở các nước mà không có

23


nguồn cung cấp tài chính (tiền trợ cấp) từ chính phủ hay những tổ chức phát triển. Điều
cản trở chính là dự án đầu tư biogas cho nông thôn cao so với nguồn tài chính trợ cấp.
Trong những năm gần đây, nồi phân huỷ sinh học giá rẻ (biodigester), được thiết kế
từ những màng polyetylen hình ống, đã được xúc tiến ở các đang phát triển hướng vào
việc làm giảm giá trị sản xuất bằng những nguyên liệu địa phương và lắp đặt , vận hành
và duy trì đơn giản. Công nghệ này được định giá ở Việt Nam bắt đầu năm 1992. Nghiên

cứu ban đầu được thực hiện ở 1 quận gần TPHCM để đánh giá sự giới thiệu về nồi phân
huỷ sinh học giá thấp trên những nông trại nhỏ như là sự kết nối giữa những công trình
nông trại khác và để phát triển điều kiện sinh thái ở nông trại và lợi tức phát sinh cho gia
đình.
Ở một số nước phát triển, họ đả ứng dụng khí biogas như nguồn năng lượng thay thế
hoàn hảo. Khí Biogas rẻ hơn hơn, công nghệ sản xuất củng giản đơn hơn so với các loại
khí khác. Gần đây, ở vài thành phố Đức sử dụng xe bus chạy bằng nhiên liệu Biogas
thành công mỹ mãn .

Hình 1.13. nh xe bus chạy bằng Biogas .
Việt Nam chúng ta khoảng hai năm nay, các kỹ sư và các bác nông dân đã chế tạo
thành công máy phát điện chạy bằng năng lượng là khí Biogas với năng suất từ 2 – 20
KW. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn cũng như những ngươiì đã sử dụng công
nghệ này thì đây là thành tựu lớn lao trong kỹ thuật ứng dụng Biogas. Nó đưa Biogas lên
tầm cao mới , vị thế mới trong quá trình nghiên cứu nguồn năng lượng mới thay thế nguồn
năng lượng hoá thạch sắp cạn kiệt.

24


×