Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Điều tra tình hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 77 trang )

BAN QUẢN LÝ KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
TRUNG TÂM DẠY NGHỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

BÁO CÁO NGHIỆM THU
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG
CƠNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT RAU AN TỒN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chủ nhiệm đề tài: CN. Nguyễn Thị Thu Trang
ThS. Ngô Trần Vũ

TP. HỒ CHÍ MINH , THÁNG 9/2017


TĨM TẮT
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có thị trường rau xanh rất lớn. Tuy nhiên, hằng năm
thành phố phải nhập khoảng 50 – 60 % lượng rau từ các tỉnh lân cận để đáp ứng cho nhu
cầu của người tiêu dùng. Chất lượng rau xanh hiện nay chưa được kiểm sốt chặt chẽ nên
khơng thể đảm bảo an tồn cho người tiêu dùng. Do đó, việc tập trung vào quy hoạch, gia
tăng diện tích, sản lượng rau, đặc biệt là rau an toàn (RAT) là rất cần thiết. Qua quá trình
điều tra và khảo sát 150 hộ sản xuất rau trên địa bàn 3 huyện điển hình (Củ Chi, Hóc Mơn
và Bình Chánh), chúng tơi đưa ra một số nhận định về thực trạng sản xuất RAT như sau:
Sản xuất mang tính tự phát, diện tích sản xuất nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu hàng hóa;
trình độ chuyên môn của chủ hộ sản xuất chỉ dừng lại ở mức có tham gia các chương trình
tập huấn sản xuất do Trạm Khuyến nông địa phương tổ chức; số lượng hộ sản xuất có
chứng chỉ sơ cấp nghề và trung cấp nghề chiếm tỷ lệ thấp, tại Củ Chi là 22%, Hóc Mơn
16% và Bình Chánh 6%; hình thức sản xuất chủ yếu là nhà lưới tạm bợ hoặc khơng có
màng lưới phủ bên ngồi, số hộ sản xuất trong nhà màng kiên cố chiếm tỷ lệ thấp; nguồn
nước tưới tiêu chủ yếu là nước giếng khoan, nước kênh rạch; hình thức tưới bằng máy bơm
hay máy bơm có thêm bét phun; tình hình sử dụng cơ giới hóa vào sản xuất chủ yếu là các


máy cày cầm tay mini phục vụ cho làm đất trước khi trồng; năng suất sản xuất rau trong
nhà màng kiên cố cao hơn so với sản xuất nhà màng tạm bợ; chưa có sự liên kết giữa các
hợp tác xã với nhau cũng như các doanh nghiệp thu mua RAT, chưa có đầu ra ổn định cho
sản phẩm; giá cả thị trường tiêu thụ còn nhiều bấp bênh; mức độ hiểu biết về RAT của
người tiêu dùng còn hạn chế, các thương hiệu sản xuất RAT chưa được đẩy mạnh.
Đề tài đưa ra một số kiến nghị và đề xuất trong hoạt động đào tạo dạy nghề nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất RAT ứng dụng cơng nghệ cao để góp phần tăng năng suất, đảm
bảo chất lượng, nâng cao giá trị rau an toàn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và gia
tăng lợi ích xã hội.

i


MỤC LỤC
TÓM TẮT ........................................................................................................................... i
MỤC LỤC .......................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
1. Thơng tin chung đề tài ..................................................................................................................... 1
2. Đặt vấn đề......................................................................................................................................... 1
3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................................ 2
4. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................................... 2
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2
6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................................. 3
1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Hồ Chí Minh ................................ 3
1.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................................ 3
1.1.2 Điều kiện tự nhiên....................................................................................................... 4

1.2 Các khái niệm................................................................................................................................. 5
1.3 Tổng quan tình hình sản xuất rau.................................................................................................. 6
1.3.1 Quá trình phát triển và ứng dụng nơng nghiệp cơng nghệ cao trên thế giới .............. 6
1.3.2 Quá trình phát triển và ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao ở trong nước ......... 7
1.3.3 Tình hình sản xuất rau trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ..................................... 9
1.3.4 Thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau an tồn trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh .............................................................................................................. 13
1.4 Những lợi ích mang lại của sản xuất rau ứng dụng cơng nghệ cao.......................................... 16
1.5 Tiêu chí ứng dụng công nghệ cao............................................................................................... 17
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 19
2.1 Nội dung 1: Điều tra tình hình sản xuất rau trên địa bàn các huyện khảo sát ở thành phố Hồ
Chí Minh............................................................................................................................................. 19
2.1.1 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 19
2.1.2 Phương pháp thực hiện ............................................................................................. 20
ii


2.2 Nội dung 2: So sánh hiệu quả trong sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao với không ứng dụng
công nghệ cao..................................................................................................................................... 22
2.2.1 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 22
2.2.2. Phương pháp thực hiện ............................................................................................ 22
2.3 Nội dung 3: Đánh giá tình hình phát triển ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất
rau trên địa bàn thành phố Hồ Chí Mính.......................................................................................... 23
2.3.1 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 23
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 23
2.4 Nội dung 4: Đề xuất giải pháp phát triển rau ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất
rau........................................................................................................................................................ 25
2.4.1 Nội dung thực hiện ................................................................................................... 25
2.4.2 Phương pháp thực hiện ............................................................................................. 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 26

3.1 Điều tra tình hình sản xuất rau trên địa bàn các huyện khảo sát ở thành phố Hồ Chí Minh . 26
3.2 Thực trạng tình hình sản xuất rau trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh qua điều tra khảo sát
............................................................................................................................................................. 28
3.2.1 Diện tích canh tác ..................................................................................................... 28
3.2.2 Trình độ canh tác ...................................................................................................... 28
3.3.1 Điều kiện canh tác của hộ nơng dân ......................................................................... 30
3.4 Quản lý hóa chất sử dụng ............................................................................................ 34
3.5 Tình hình áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất ............................................................. 36
3.6 Năng suất, chi phí và vụ mùa trong sản xuất............................................................... 36
3.7 Tình hình tiêu thụ sản phẩm rau .................................................................................. 38
3.8 Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ...................................................................................... 40
3.9 Phân tích, đánh giá tình hình phát triển ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất rau
............................................................................................................................................................. 42
3.9.1 Điểm mạnh, điểm yếu............................................................................................... 42
3.9.2 Cơ hội, thách thức..................................................................................................... 43
3.10 Nhận định về tình hình sản xuất rau ứng dụng cơng nghệ cao............................................... 44
3.11 Giải pháp phát triển sản xuất rau ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh ...................................................................................................................................... 45
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 48
iii


4.1 Kết luận ........................................................................................................................................ 48
4.2 Kiến nghị ...................................................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 50

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATVSTP:

An toàn vệ sinh thực phẩm

BVTV:

Bảo vệ thực vật

CNC:

Công nghệ cao

ICM:

Integrated Crop Management

IPM:

Integrated Pests Management

GAP:

Good Agriculture Practices

KHKTNNMN:

Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền nam

NN và PTNT:


Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NNCNC:

Nông nghiệp công nghệ cao

NNUDCNC:

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

NS:

Năng suất

HTX:

Hợp tác xã

PE:

Polyethylene

TT –BNNPTNT:

Thông tư bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn

THCS:

Trung học cơ sở


QĐ:

Quyết định

QSEAP:

Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nơng nghiệp và phát triển
chương trình khí sinh học

RAT:

Rau an toàn

UBND:

Uỷ ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích trồng rau ăn lá, rau ăn quả tại Củ Chi, Hóc Mơn và Bình Chánh .............9
Bảng 1.2: Sản lượng cung cấp rau tại Củ Chi, Hóc Mơn và Bình Chánh ........................ 10
Bảng 1.3: Kết quả sản xuất rau tại Tp.HCM giai đoạn từ 2011 – 2015 ........................... 12
Bảng 1.4: Diện tích sản xuất rau của các quận huyện năm 2014 ..................................... 12
Bảng 1.5: Kết quả kiểm tra điều kiện sản xuất rau an toàn .............................................. 14
Bảng 2.1: Các tiêu chí xây dụng phiếu khảo sát ............................................................... 20
Bảng 2.2: Ma trận phân tích SWOT ................................................................................. 24
Bảng 3.1: Diện tích sản xuất rau tại Củ Chi, Hóc Mơn và Bình Chánh ........................... 28
Bảng 3.2: Trình độ hộ sản xuất rau tại Củ Chi, Hóc Mơn và Bình Chánh ....................... 28

Bảng 3.3: Độ tuổi tham gia sản xuất ................................................................................. 29
Bảng 3.4: Các loại giống sử dụng của các hộ được khảo sát............................................ 30
Bảng 3.5: Hình thức sản xuất rau tại Củ Chi, Hóc Mơn và Bình Chánh .......................... 30
Bảng 3.6: Các loại giá thể trồng rau của các hộ được khảo sát ........................................ 31
Bảng 3.7: Nguồn nước tưới tại Củ Chi, Hóc Mơn và Bình Chánh................................... 32
Bảng 3.8: Hệ thống tưới sử dụng tại Củ Chi, Hóc Mơn và Bình Chánh .......................... 34
Bảng 3.9: Sử dụng phân bón tại Củ Chi, Hóc Mơn và Bình Chánh ................................. 34
Bảng 3.10: Sử dụng thuốc BVTV và quản lý dịch hại tại huyện Củ Chi, Hóc Mơn và Bình
Chánh ................................................................................................................................. 35
Bảng 3.11: Quản lý dịch hại tại Củ Chi, Hóc Mơn và Bình Chánh ................................. 36
Bảng 3.12: Dụng cụ trong lao động sản xuất tại Củ Chi, Hóc Mơn và Bình Chánh ........ 36
Bảng 3.13: Năng suất, chi phí và vụ mùa trong sản xuất ................................................. 36
Bảng 3.14: Năng suất, chi phí và vụ mùa trong sản xuất ................................................. 37
Bảng 3.15: Tiêu thụ sản phẩm rau của Củ Chi, Hóc Mơn và Bình Chánh ....................... 38
Bảng 3.16: Giá bán của rau ăn lá và rau ăn quả của các hộ sản xuất ............................... 39
Bảng 3.17: Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ăn quả trong nhà màng kiên cố và tạm bợ ............40
Bảng 3.18: Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ăn lá trong nhà màng kiên cố và tạm bợ ...............40

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ hành chính khu vực TP. HCM ............................................................... 3
Hình 1.2: Biểu đồ diện tích sử dụng đất nơng nghiệp qua các năm ................................. 10
Hình 1.3: Biểu đồ sản lượng cung cấp rau qua các năm .................................................. 11
Hình 2.1: Sơ đồ mơ tả các nội dung và phương pháp nghiên cứu chính của đề tài……..19
Hình 2.2: Sơ đồ vị trí các khu vực khảo sát...................................................................... 21
Hình 3.1: Mơ hình trồng rau tại xã Tân Q Tây, huyện Bình Chánh............................. 26
Hình 3.2: Mơ hình trồng rau tại xã Xn Thới Thượng, huyện Hóc Mơn ....................... 27
Hình 3.3: Mơ hình trồng rau tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi ............................................ 27

Hình 3.4: Sơ đồ tiêu thụ rau tại 3 huyện Củ Chi, Hóc Mơn và Bình Chánh .................... 40

vii


MỞ ĐẦU
1. Thông tin chung đề tài
Tên đề tài: “Điều tra tình hình ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất rau an
tồn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.
Chủ nhiệm đề tài: CN. Nguyễn Thị Thu Trang.
ThS. Ngô Trần Vũ
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Dạy nghề Nơng nghiệp Công nghệ cao TP. HCM.
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 06/2016 đến tháng 06/2017.
2. Đặt vấn đề
Rau là một loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người.
Vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe người dân ngày càng được chú trọng.
Nhu cầu về rau xanh đạt tiêu chuẩn an toàn ngày càng tăng, nhất là tại các thành phố
lớn, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn chung các cấp chính quyền cũng như các
cơ quan ở địa phương cũng đã quan tâm rất nhiều đến chương trình sản xuất rau an
tồn. Đây cũng là một trong những chương trình trọng điểm của thành phố Hồ Chí
Minh với quy mô tương đối lớn và thực sự cần thiết khi đời sống của người dân ngày
càng được nâng cao và cải thiện từng ngày đóng góp tích cực vào sức khỏe cộng đồng,
bảo đảm chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm.
Chương trình này được đơng đảo bà con nơng dân và các hợp tác xã (HTX) đón
nhận và sản xuất một cách tích cực vì nhờ nó không những cung cấp một lượng lớn
rau sạch tiêu thụ trên địa bàn thành phố, các tỉnh lân cận, xuất khẩu một lượng nhỏ ra
nước ngồi mà cịn tạo cơng ăn việc làm cho nhiều người dân. Tuy nhiên, việc sản
xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay vẫn cịn tồn tại một số
những khó khăn nhất định như: thực hiện quy hoạch diện tích trồng rau an tồn chưa
được tốt; sản lượng rau sạch chưa cung cấp đủ cho thị trường; chưa có sự liên kết

giữa các hộ gia đình và các HTX trồng rau sạch và đặc biệt là sự nhận thức của người
tiêu dùng vẫn cịn nhiều hạn chế.
Chính vì thế, chúng tơi chọn đề tài: “Điều tra tình hình ứng dụng cơng nghệ cao
trong sản xuất rau an tồn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” để thực hiện, qua đó
thấy được thực trạng sản xuất và có thể đề ra phương hướng phát triển lâu dài và bền
vững.
1


3. Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát được tình hình ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất rau
an tồn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
- Có được bảng dữ liệu thống kê về hiện trạng sản xuất rau an tồn ứng dụng cơng
nghệ cao;
- Phân tích, đánh giá tình hình phát triển rau an tồn ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất;
- Đưa ra một số giải pháp trong hoạt động đào tạo dạy nghề nhằm phát triển rau an
toàn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
4. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Điều tra tình hình sản xuất rau trên địa bàn các huyện khảo sát ở
thành phố Hồ Chí Minh;
Nội dung 2: So sánh hiệu quả trong sản xuất rau ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật với không ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật;
Nội dung 3: Đánh giá tình hình phát triển trong sản xuất rau ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Nội dung 4: Đề xuất giải pháp phát triển trong sản xuất rau ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Hộ dân sản xuất rau trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu: huyện Củ Chi, huyện Hóc Mơn và huyện Bình Chánh.

6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và tổng hợp và phân tích tài liệu cần thiết cho đề tài;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa;
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu;
- Phương pháp phân tích, đánh giá SWOT;
- Phương pháp chuyên gia.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Hồ Chí Minh
1.1.1 Vị trí địa lý

Hình 1.1: Bản đồ hành chính khu vực TP. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) nằm tại góc phía Nam mặt Đơng Bắc của
vùng Nam Bộ ở tọa độ 10050’ – 11010’ vĩ độ Bắc; 106022’ – 106045’ kinh độ Đơng.
Vị trí tiếp giáp của TP. HCM như sau:
3


- Phía Đơng giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu;
- Phía Đơng Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai;
- Phía Nam giáp biển Đơng;
- Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang;
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh.
Trung tâm TP. HCM nằm cách bờ biển Nam Hải về phía Tây khoảng 80 km,
nằm gần cửa ra của 3 hệ thống sơng chính: Phía Đơng là sơng Đồng Nai, sơng Sài
Gịn chảy ngang TP. HCM và phía Tây là sơng Vàm Cỏ Đơng. Chiều dài từ Tây Bắc
xuống Đông Nam là 102 km; từ Đông sang Tây khoảng 75 km. Diện tích tự nhiên

TP. HCM khoảng 2.095 km2, trong đó nội thành là 494 km2.
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành
phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện. Diện tích đất tự nhiên của
thành phố là 2,095 km2. Trong đó, diện tích đất nơng nghiệp là 68.692 ha chiếm
32.7 % diện tích đất tự nhiên. Đất đai thành phố Hồ Chí Minh mang đặc tính chuyển
tiếp giữa miền Đơng Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long, tuy độ phì nhiêu
khơng bằng các tỉnh trong khu vực nhưng bù lại so với các vùng trong cả nước, khí
hậu thành phố Hồ Chí Minh tương đối ơn hịa, ít gặp thiên tai. Khí hậu có hai mùa
rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm là 1.769 mm,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 27oC, chênh
lệch nhiệt độ các trung bình các tháng trong năm khoảng 6-7oC. Với điều kiện đất
đai và khí hậu khá thuận lợi, thành phố Hồ Chí Minh là một nơi lí tưởng để phát
triển sản xuất rau an toàn.
1.1.3 Điều kiện kinh tế, xã hội
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, dân số thành phố Hồ Chí Minh năm
2014 là 7.981.900 người. Tuy nhiên nếu tính những người cư trú khơng đăng ký thì
dân số thực tế của thành phố này năm 2017 là 14 triệu người. Là đầu tàu kinh tế cả
nước, thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng
thu ngân sách của cả nước. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, thành phố Hồ Chí
Minh trở thành một đầu mối giao thơng quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á,
bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007,
4


thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, chiếm 70% lượng khách đến
Việt Nam. Trong các lĩnh vực giáo dục, truyền thơng, thể thao, giải trí, thành phố
Hồ Chí Minh đều giữ vai trị quan trọng bậc nhất.
Mặc dù do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nên thành phố Hồ Chí Minh phần
lớn đi theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ, đô thị hóa cao. Đất nơng nghiệp

thành phố từng bước thu hẹp dần nhưng chính quyền thành phố ln tạo điều kiện
để mở rộng đất nơng nghiệp trong đó có mở rộng diện tích trồng rau sạch ngày càng
tăng trong những năm sắp tới, nhờ đó ngành sản xuất rau an tồn sẽ phát triển tốt
hơn.
1.2 Các khái niệm
Công nghệ cao: là cơng nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát
triển cơng nghệ, được tích hợp từ những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại,
tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị tăng cao, thân thiện với mơi
trường, có vai trị quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới
hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có (Luật Cơng nghệ cao, 2008). Theo
đó, việc ứng dụng công nghê ̣ cao vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở các lĩnh vực
công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tin học và công nghệ tự động.
Việc ứng du ̣ng công nghê ̣ cao vào sản xuấ t rau vừa nâng cao năng suất cây trồng,
chất lượng đồng đều và ổn định, vừa kiểm soát tốt dư lượng các yếu tố độc hại gây
ngộ độc thực phẩm rau.
GAP: (Good Agriculture Practices - thực hành nông nghiệp tốt) là những
nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một mơi trường sản xuất an tồn, sạch sẽ,
thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi
khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa học (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim
loại nặng, hàm lượng nitrat). Đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ khâu sản
xuất đến khi được sử dụng. GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa
điểm, đất đai, phân bón, nước, phịng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ
sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm… nhằm phát triển nền nơng nghiệp bền
vững.
Rau an tồn: Trong chương trình phát triển Rau An Tồn, Bộ Nơng Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn đã thống nhất đưa ra khái niệm về rau an toàn như sau:
5


Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả)

có chất lượng đúng như đặc tính của nó. Hàm lượng các hố chất độc và mức độ
nhiễm các sinh vật gây hại dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người
tiêu dùng và mơi trường., thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi
tắt là “rau an tồn”.
VietGAP: là quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) của Việt Nam,
là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch,
sơ chế nhằm bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã
hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên
nguồn gốc sản phẩm.
Thực phẩm an toàn: Thực phẩm được coi là an tồn khi mà khơng có những
độc hại do bị ơ nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
1.3 Tổng quan tình hình sản xuất rau
1.3.1 Quá trình phát triển và ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới
Khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm
1939, và đến đầu những năm 1980 đã có đến hơn 100 khu, phân bố trên các bang
của Mỹ. Ở Anh, năm 1961 khu khoa học công nghệ được xây dựng. Phần Lan và các
nước Bắc Âu cũng đã xây dựng khu NNCNC vào năm 1981 và đến năm 1996 đã có
9 khu. Tại Đức, từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX, đã xây dựng mơ hình ứng dụng
các thành tựu khoa học và cơng nghệ tiên tiến trong một khơng gian khép kín từ trồng
trọt, chăn nuôi đến chế biến tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn.
Áp dụng cơng nghệ cao từ những năm 1950, Israel đã tạo ra những sản phẩm
nơng nghiệp có giá trị trên 7,0 tỷ USD/năm ở vùng đất sa mạc hố. Bằng các giải
pháp cơng nghệ cao trong nơng nghiệp như trồng cây trong nhà kính và tự động hóa,
Israel đã nâng năng suất cà chua 400 tấn/ha/năm. Năm 1978, Đài Loan đã sử dụng
công nghệ nhà lưới chống côn trùng và biện pháp thuỷ canh trên giá đỡ là xốp, đã
canh tác cà chua quanh năm theo nhu cầu thị trường đạt năng suất trên 300
tấn/ha/năm. Những năm 1990, tại Hồ Nam và một số tỉnh của Trung Quốc, công nghệ
nhà lưới và điều tiết tiểu khí hậu theo hướng tự động trên máy tính cũng đã được ứng
dụng trong sản xuất hoa cắt cành hoặc nguyên chậu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tại Úc, năm 1994 đã áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm và điều khiển quá trình

6


ra hoa, đậu quả theo ý muốn, bọc quả chống cơn trùng, nên năng suất xồi đã nâng
lên trên 25 tấn/ha với chất lượng cao, đáp ứng thị trường người tiêu dùng. Tại Hàn
Quốc công nghệ nuôi cấy mô và khí canh cũng đã và đang được ứng dụng rộng rãi
trong sản xuất giống khoai tây sạch bệnh.
Hiện nay, sản xuất rau thế giới đã được hồn thiện với trình độ cao. Việc sản
xuất tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch bằng các kĩ thuật sản xuất như trồng rau
không cần đất, cung cấp dinh dưỡng qua nước (Fertigation), che lợp bằng mái
polyethylen đã trở nên rất phổ biến. Các quốc gia đi đầu lĩnh vực này là Hoa Kì,
Canada, Hà Lan, Israel, Mexico, Tây Ban Nha, Pháp, Ý. Các quốc gia dẫn đầu Châu
Âu về diện tích nhà kính, nhà màng là Tây Ban Nha (46.000 ha), Italy (25.000 ha),
Pháp (9.500 ha). Gần đây các quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore,
Thái Lan đã đẩy mạnh phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch
để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Diện tích canh tác trong điều kiện nhà
màng đang tăng lên nhanh chóng theo nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm
nông nghiệp chất lượng cao.

1.3.2 Quá trình phát triển và ứng dụng nơng nghiệp cơng nghệ cao ở trong nước
Ở Việt Nam nông nghiệp công nghệ cao chủ yếu tập trung ở một số tỉnh và các
thành phố lớn. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 176/QĐ-TTG
ngày 29/1/2010 về việc phê duyệt Đề án phát triển Nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao đến năm 2020, rất nhiều địa phương như Thái Nguyên, Quảng Ninh, Nam Định,
Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Lâm Đồng đã triển khai dự án quy
hoạch chi tiết các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Hiện nay, cả nước đã có nhiều khu nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao đi vào
hoạt động là: thành phố Hồ Chí Minh (nghiên cứu, sản xuất, đào tạo, chuyển giao, du
lịch, sản xuất giống rau, hoa, cá kiểng); Hà Nội (nghiên cứu, sản xuất giống rau, hoa,
đào tạo chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình sản xuất); Hải Phòng (nghiên

cứu, sản xuất, đào tạo rau, hoa, giống cây con); Sơn La (nghiên cứu giống, sản xuất
rau, hoa, quả); Khánh Hòa (nghiên cứu, sản xuất, chuyển giao giống lúa, ngơ, rau,
hoa, mía, điều, xồi, heo, cá); Phú Yên (nghiên cứu, sản xuất, đào tạo, chuyển giao
giống mía, bơng, cây ăn quả, gia súc, gia cầm); Bình Dương (nghiên cứu, sản xuất,
đào tạo, chuyển giao rau, quả, cây dược liệu). Riêng khu NNCNC Hậu Giang đã được
7


Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mới đang ở giai đoạn đầu tư xây dựng. Đặc điểm của
mơ hình này là UBND các tỉnh/thành phố quy hoạch thành khu tập trung với quy mô
từ 60 - 400 ha tùy điều kiện quỹ đất của từng địa phương. Tiến hành thiết kế quy
hoạch phân khu chức năng theo hướng liên hoàn từ nghiên cứu, sản xuất, chế biến,
giới thiệu sản phẩm. Nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ: giao
thông, điện nước, thông tin liên lạc, xử lý môi trường… đến từng phân khu chức
năng, quy định các tiêu chuẩn công nghệ và loại sản phẩm được ưu tiên phát triển
trong khu NNCNC. Các tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được quyền
đăng ký và đầu tư vào khu để phát triển sản phẩm. Các sản phẩm được lựa chọn để
phát triển trong khu quy hoạch là nhân giống các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao
bằng cơng nghệ cấy mô thực vật, sản xuất giống cây trồng vật nuôi sạch bệnh, sản
xuất rau hoa cao cấp, nấm dược liệu, vắcxin, quy trình cơng nghệ phục vụ sản xuất
nơng nghiệp, chế biến nông sản….
Trong khoảng 15 năm gần đây, việc sử dụng nhà màng trong nông nghiệp đã và
đang phát triển mạnh ở Lâm Đồng và một số tỉnh phía Bắc như: Bắc Ninh, Bắc Giang,
Lào Cai, Sa Pa. Đây là những vùng lạnh hoặc có mùa Đơng lạnh, mùa Hè nóng.
Những vùng quanh năm nắng ấm hiện cũng đang bắt đầu phát triển như ở Bà RịaVũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,… Hướng canh tác này
không chỉ cho sản phẩm đạt năng suất cao mà còn ngăn ngừa được các các tác nhân
gây hại cho cây trồng và thân thiện với mơi trường. Ví dụ: cà chua 200-300 tấn/ha
(đã có tại Lâm Đồng), rau cải, rau muống 400-500 tấn/ha/năm (đã có tại Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương). Các loại rau quả có chất lượng cao và độ an toàn thực phẩm
cao do được trồng theo quy trình đảm bảo sạch trong quá trình sản xuất, nhất là trồng
trên giá thể hoặc thủy canh.

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên xây dựng khu NNCNC theo mơ
hình đa chức năng, gắn nghiên cứu, trình diễn, chuyển giao cơng nghệ với việc tổ
chức dịch vụ, du lịch sinh thái đồng thời thu hút đầu tư của các doanh nghiệp. Quy
mơ diện tích là 88 ha được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ.
Thực tiễn việc sản xuất rau ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói
chung đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn như lạm dụng phân bón hóa học,
thuốc bảo vệ thực vật,… làm ảnh hướng đến sức khỏe con người và đặc biệt là môi
8


trường sinh thái. Vì thế việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật công nghệ cao vào sản
xuất nông nghiệp là điều cần thiết. Ngày nay, xuất hiện nhiều mô hình canh tác mới
từ đơn giản (mơ hình trồng rau trong nhà kính theo kiểu đơn giản ở Đà Lạt) đến hiện
đại (mơ hình nhà kính hồn tồn tự động kiểu Isarel) là một dấu hiệu đáng mừng. Tập
quán canh tác truyền thống dần được thay thế bằng phương pháp trồng cây không sử
dụng đất, trồng rau theo hướng hữu cơ trong điều kiện nhà màng.
1.3.3 Tình hình sản xuất rau trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ rau, củ, quả lớn nhất cả nước
được nhập về từ các tỉnh: Lâm Đồng, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Đồng Nai,
Bến Tre,…
Sản lượng tiêu thụ rau, củ, quả của Thành phố ước khoảng 750.000 tấn/năm.
Sản lượng từ các tỉnh nhập về chiếm khoảng 60 - 70% tổng sản lượng. Trong đó, tỉnh
Lâm Đồng chiếm khoảng 50% tổng sản lượng (Sở NN và PTNT Hồ Chí Minh, 2016).
Sản lượng tự cung cấp rau củ quả của thành phố Hồ Chí Minh chiếm 30 – 40%, tập
trung chủ yếu huyện Củ Chi, Hóc Mơn, Bình Chánh, Nhà Bè. Diện tích đất tự nhiên
của huyện Củ Chi 43.500 ha, Hóc Mơn 10.900 ha, Bình Chánh 25.300 ha. Sử dụng
dữ liệu từ Cục thống kê Hồ Chí Minh, 2016, thấy rằng diện tích đất nơng nghiệp cho
trồng rau của ba huyện Củ Chi, Hóc Mơn và Bình Chánh như sau: (Bảng 1).
Bảng 1.1: Diện tích trồng rau ăn lá, rau ăn quả tại huyện Củ Chi, Hóc Mơn và Bình
Chánh

Củ Chi
Năm

Hóc Mơn

Bình Chánh

Diện tích

Tỷ lệ

Diện tích

Tỷ lệ

Diện tích

Tỷ lệ

(ha)

(%)

(ha)

(%)

(ha)

(%)


2011

3762

8,65

1.621

14,87

2.576

10,18

2012

3.642

8,37

1.894

17,38

2.639

10.43

2013


3.881

8,92

1.768

16,22

2.899

11,46

2014

3.416

7,85

1.886

17,3

2.984

11,79

2015

3.136


7,21

2.093

19,2

2.507

9,91

9


Theo thống kê trong 5 năm, ta thấy diện tích đất dành cho trồng rau (rau ăn lá,
rau ăn quả) tại Củ Chi chiếm 7,21% đến 8,92%, Hóc Mơn 14,87% đến 19,2%, Bình
Chánh 9,91% đến 11,79% qua các năm từ 2011 đến 2015.

Hình 1.2: Biểu đồ diện tích sử dụng đất nông nghiệp qua các năm
Qua biểu đồ, ta thấy diện tích sản xuất rau qua các năm khơng có sự biến động
cao. Trong đó, huyện Củ Chi và Bình Chánh có xu hướng giảm, do đơ thị hố để đạt
chuẩn nông thôn mới theo quyết định số 15/2011/QĐ-UBND thành phố Hồ Chí Minh
giai đoạn 2011 – 2015. Trong khi đó, huyện Hóc Mơn có xu hướng tăng trong những
năm gần đây. Sản lượng cung cấp mỗi năm của 3 huyện thể hiện trong bảng 1.2 (sử
dụng dữ liệu từ Cục Thống kê Hồ Chí Minh, 2016 để thể hiện sản lượng cung cấp rau
tại ba huyện trên).
Bảng 1.2: Sản lượng cung cấp rau tại huyện Củ Chi, Hóc Mơn và Bình Chánh
Củ Chi
Năm


Hóc Mơn

Bình Chánh

Sản lượng

Tỷ lệ

Sản lượng

Tỷ lệ

Sản lượng

Tỷ lệ

(tấn)

(%)

(tấn)

(%)

(tấn)

(%)

2011


88.686

38,8

38.700

16,93

67.700

29,62

2012

91.816

38,65

48.224

20,3

63.332

26,66

2013

102.153


40,26

44.044

17,36

68.450

26,98

2014

94.295

37,1

48.292

19

76.076

29,93

2015

93.622

37,56


53.103

21,31

68.261

27,39

10


Qua bảng số liệu cung cấp rau cho thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm chủ yếu từ
3 huyện Củ Chi, Hóc Mơn và Bình Chánh. Tính tới thời điếm 2015 thì Củ Chi chiếm
37,56%, Hóc Mơn 21,31%, Bình Chánh 27,39%. Còn lại 13,74% được cung cấp chủ
yếu bởi quận 12, quận Gò Vấp, huyện Nhà Bè…Rau được cung cấp chỉ tập trung vào
các loại rau ăn lá: rau muống, rau cải, rau dền, mồng tơi, rau ngót. Đối với rau ăn quả:
khổ qua, dưa leo, bầu bí, mướp.

Hình 1.2: Biểu đồ sản lượng cung cấp rau qua các năm
Dựa vào biểu đồ ta thấy rằng sản lượng cung cấp rau cho tồn thành phố Hồ Chí
Minh của ba huyện Củ Chi, Hóc Mơn và Bình Chánh qua các năm cũng khơng có sự
biến động nhiều.
Thành phố hiện có 91 xã, phường sản xuất rau với diện tích canh tác là 3.486
ha. Trong đó, huyện Củ Chi có 21 xã, thị trấn sản xuất rau với diện tích canh tác là
2.398 ha, huyện Bình Chánh có 15 xã với diện tích canh tác là 544 ha, huyện Hóc
Mơn có 10 xã sản xuất rau với diện tích canh tác là 528 ha, diện tích cịn lại ở các
quận, huyện vùng ven.
Đến cuối năm 2015, diện tích sản xuất rau ước đạt 15.800 ha (tăng 18,94% so với
năm 2011, đạt 105% kế hoạch). Trong đó, diện tích rau sản xuất trong nhà lưới đạt 238,7


11


ha với 1.240 nhà lưới. Năng suất bình quân đạt 25 tấn/ha (tăng 5,93% so với năm 2011).
Sản lượng rau bình quân đạt 375.000 tấn/năm (tăng 33,79% so với năm 2011).
Một số vùng rau chuyên canh mới được hình thành, tập trung tại các xã Nhuận
Đức, Trung Lập Hạ, Tân Phú Trung (huyện Củ Chi); xã Tân Quý Tây, Hưng Long,
Bình Chánh, Qui Đức (huyện Bình Chánh); xã Xuân Thới Sơn, Xn Thới Thượng,
Thới Tam Thơn (huyện Hóc Mơn). Bên cạnh các vùng sản xuất rau truyền thống tại xã
Xuân Thới Thượng, phường Thạnh Xuân vẫn tiếp tục được duy trì. Tuy nhiên, các diện
tích trồng rau này khơng nằm trong quy hoạch phát triển rau của địa phương nên gây
khó khăn cho việc chứng nhận sản phẩm rau theo tiêu chuẩn VietGAP.
Tính đến nay, đã chứng nhận VietGAP cho 721 tổ chức, cá nhân sản xuất rau,
quả trên địa bàn Thành phố (bao gồm xã viên 07 Hợp tác xã (HTX) và Tổ hợp tác:
HTX Ngã Ba Giồng, HTX Phú Lộc, HTX Thỏ Việt, HTX Phước An, HTX Nhuận
Đức, HTX Nông nghiệp Xanh, 10 công ty và các nông hộ), sản lượng ước đạt 47.082
tấn/năm.
Bảng 1.3: Kết quả sản xuất rau tại TP. HCM giai đoạn từ 2011 – 2015
Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015


DTCT (ha)

3.024

3.024

3.024

3.486

3.486

DTGT(ha)

13.915

14.456

14.714

15.200

15.800

Năng suất (tấn/ha)

22

22,4


22,8

23,8

25

Sản lượng (tấn)

307.800

324.270

335.479

362.407

375.000

(Nguồn: Sở Nơng nghiệp &PTNT Tp Hồ Chí Minh, 2016)
Bảng 1.4: Diện tích sản xuất rau của các quận huyện năm 2014
ĐVT: ha
Quận/huyện
DTGT năm 2014
(theo QĐ 3331)
DTGT thực tế năm
2014

Củ Chi Bình Chánh Hóc Mơn

Khác


Tổng

7.300

4.450

1.300

1.650

14.700

4.825

2.978

3.414

3.983

15.200

(Nguồn: Sở NN &PTNT Tp. Hồ Chí Minh, 2014)
12


1.3.4 Thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau an toàn trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh
Tổng kết chương trình phát triển rau an tồn năm 2011 – 2015 trên địa bàn

Thành phố Hồ Chí Minh (Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2016
của Ủy ban nhân dân thành phố về Phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển rau an
tồn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 – 2020), kết quả thực hiện như sau:
Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật:
Từ năm 2011 đến nay, đã thử nghiệm tính thích nghi của 226 giống rau, kết quả
đã xác định 95 giống rau có năng suất từ bằng đến cao hơn đối chứng 5%, được thị
trường ưa chuộng; phục tráng 04 giống rau địa phương, gồm: 02 giống dưa leo Củ
Chi, 01 giống cà chua Hóc Mơn; 01 giống cải xanh Bình Chánh. Đồng thời, sưu tập,
bảo tồn 40 giống rau các loại. Từ đó, đã chọn lọc và tạo các dòng thuần và xây dựng
ngân hàng giống rau.
Thực hiện chương trình sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học phục vụ
sản xuất rau an toàn: Trung tâm Công nghệ sinh học tiếp tục thực hiện tiếp tục sản
xuất hướng dẫn nông dân sử dụng các loại chế phẩm sinh học như chế phẩm sinh học
BIMA, phân bón lá hữu cơ sinh học Bio-trùn quế. Chi cục Bảo vệ thực vật tiếp tục
nhân nuôi sinh khối bọ xít hoa tại Trạm Kiểm dịch thực vật nội địa và thử nghiệm sử
dụng thiên địch bắt mồi phòng trừ sâu hại dưa leo tại Hợp tác xã Nhuận Đức (thả
1.000 con bọ xít hoa trên 2000 m2 trồng dưa leo).
Triển khai, thực hiện 36 mơ hình “Cơ giới hóa trong sản xuất rau” với 174 máy
xới mini, 04 máy xới tay, 620 máy phun thuốc bảo vệ thực vật, 32 hệ thống tưới tiết
kiệm cho diện tích 36.000 m2, và 10.000 m2 lưới che cho 418 hộ nông dân. Qua đó
đã giúp hộ sản xuất, tiết kiệm 78 triệu đồng/ha/năm về chi phí làm đất; giảm 2 triệu
đồng/ha/vụ về chi phí phun thuốc; giảm khoảng 126 triệu đồng/ha/năm về chi phí
th cơng tưới, bảo vệ sức khỏe người sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường.
Đã triển khai 94 mô hình sản xuất rau an tồn theo hướng hữu cơ sinh học tại
huyện Củ Chi, Hóc Mơn, Bình Chánh với việc sử dụng phân bón lá Bio trùn quế và
chế phẩm sinh học BIMA (chứa nấm đối kháng Trichorderma). Kết quả đánh giá cho
thấy năng suất rau mơ hình tăng 14,2 - 17,5% đối với rau ăn lá; 8,7 - 20% đối với rau
ăn quả, góp phần tăng thu nhập cho người dân từ 5 - 7 triệu đồng/ha.
13



Quản lý điều kiện sản xuất rau an toàn
Đã lấy mẫu đất, nước trên diện tích 3.630,6 ha canh tác rau để kiểm tra điều
kiện sản xuất rau an toàn. Kết quả kiểm tra cho thấy có 3.464 ha (chiếm 95,41%) đủ
điều kiện sản xuất rau an toàn (RAT) và 166,55 ha không đủ điều kiện sản xuất RAT
theo quy định tại thông tư số 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 01 năm 2013
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an tồn thực phẩm trong q
trình sản xuất, sơ chế.
Bảng 1.5: Kết quả kiểm tra điều kiện sản xuất rau an toàn
ĐVT: ha

STT Huyện/quận

DTCT lấy mẫu đất, nước
Đủ ĐK SX RAT

Khơng đủ ĐK SX RAT

Tổng cộng

1

Hóc Mơn

581,75

78,35

660,1


2

Quận 12

238,7

33

271,7

3

Bình Chánh

763,25

36,1

799,35

4

Bình Tân

53

4

57


5

Củ Chi

1643,3

15,1

1658,4

6

Quận 9

86,6

0

86,6

7

Thủ Đức

70,4

0

70,4


8

Gị Vấp

20

0

20

9

Bình Thạnh

4

0

4

10

Quận 8

3

0

3


3.464

166,55

3630,55

Tổng cộng

(Nguồn: Sở NN &PTNT TP. Hồ Chí Minh, 2015)
Quản lý mua bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Quản lý mua bán thuốc bảo vệ thực vật: Đã kiểm tra 1.032 lượt cơ sở mua bán
thuốc bảo vệ thực vật và lấy 337 mẫu thuốc. Kết quả có 13 mẫu khơng đạt u cầu
về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật trên 84 lượt cơ sở vi phạm hành chính. Đã xử
phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 373,913 triệu đồng.
14


Quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng: Đã tiến hành kiểm tra
1.027 nông dân đang sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các huyện, quận trồng rau.
Kết quả không phát hiện hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy
định. Bên cạnh, cịn hướng dẫn cho 6.737 nơng dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
đúng quy định. Vấn nạn sử dụng phân bón hố học q nhiều gây dư thừa đạm trong
đất hoặc trong cây đều gây nên những tác hại đối với môi trường và sức khoẻ con
người. Do bón q dư thừa hoặc do bón đạm khơng đúng cách đã làm cho Nitơ và
phospho theo nước xả xuống các thủy vực là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm cho các
nguồn nước. Các chất gây ô nhiễm hữu cơ bị khử dần do hoạt động của vi sinh vật,
quá trình này gây ra sự giảm oxy dưới hạ lưu. Đạm dư thừa bị chuyển thành dạng
Nitrat (NO3-) hoặc Nitrit (NO2-) là những dạng gây độc trực tiếp cho các động vật
thuỷ sinh, gián tiếp cho các động vật trên cạn do sử dụng nguồn nước (Tabuchi và

Hasegawa, 1995). Đặc biệt gây hại cho sức khoẻ con người thông qua việc sử dụng
các nguồn nước hoặc các sản phẩm trồng trọt, nhất là các loại rau quả ăn tươi có hàm
lượng dư thừa Nitrat. Theo các nghiên cứu gần đây, nếu trong nước và thực phẩm
hàm lượng nitơ và photpho, đặc biệt là nitơ dưới dạng muối nitrit và nitrat quá cao sẽ
gây ra một số bệnh nguy hiểm cho người đặc biệt là trẻ em. Lê Thị Hiền Thảo, (2003)
đã xác định, trong những thập niên gần đây, mức NO3- trong nước uống tăng lên đáng
kể mà nguyên nhân là do sử dụng phân đạm vô cơ tăng, gây rò rỉ NO3- xuống nước
ngầm. Hàm lượng NO3- trong nước uống tăng gây ra nguy cơ về sức khoẻ đối với
cộng đồng. Ủy ban châu Âu quy định mức tối đa của NO3- trong nước uống là 50
mg/l, Mỹ là 45 mg/l, Tổ chức y tế thế giới (WHO) là 100 mg/l. Y học đã xác định
NO2- ảnh hưởng đến sức khoẻ với 2 khả năng sau: gây nên chứng máu
Methaemoglobin và ung thư tiềm tàng.
Các nghiên cứu về y học gần đây đã xác định, dư thừa Phospho trong các sản
phẩm trồng trọt hoặc nguồn nước làm giảm khả năng hấp thu canxi vì tạo sản phẩm
kết tủa tạo thành muối triphosphate canxi khơng hịa tan và tạo thuận lợi cho quá trình
sản xuất para thormon, điều này đã huy động nhiều canxi của xương sẽ làm nguy cơ
gây loãng xương ngày một tăng, đặc biệt ở phụ nữ.
Quản lý an toàn thực phẩm: đã tiến hành lấy 31.499 mẫu rau, quả, trong đó lấy
mẫu kiểm tra tại vùng sản xuất là 3.226 mẫu, tại 03 chợ đầu mối là 27.813 mẫu, tại
15


các cơ sở sản xuất kinh doanh là 460 mẫu. Kết quả tại vùng sản xuất không phát hiện
mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vượt mức cho phép, tại chợ đầu
mối có 5/27.813 mẫu, tại các cơ sở sản xuất kinh doanh là 28/460 mẫu có dư lượng
vượt mức cho phép. Các trường hợp vi phạm đã xử lý theo quy định.
1.4 Những lợi ích mang lại của sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao
Nông nghiệp công nghệ cao tạo ra một lượng sản phẩm lớn, năng suất cao, chất
lượng tốt và thân thiện với môi trường: Các bài học kinh nghiệm của Israel cho thấy
khi áp dụng cơng nghệ cao thì mỗi ha (hecta) trồng cà chua cho ra 250 – 300 tấn/

năm, trong khi với cách sản xuất truyền thống của nước ta thì năng suất chỉ đạt khoảng
20 – 30 tấn/ha/năm. Sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao trong nhà lưới ở TP. HCM
đã cho thấy doanh thu đạt 120 – 150 triệu đồng/ha, gấp 2 – 3 lần canh tác theo lối
truyền thống.
Ứng dụng khoa học công nghệ cao cịn giúp nhà sản xuất tiết kiệm được chi phí
nhờ giảm nhân cơng, tiết kiệm các chi phí như nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
và do đó góp phần bảo vệ môi trường. Việc ứng dụng nhà màng, nhà kính để tạo ra
mơi trường thuận lợi cho sản xuất nông nghiêp cũng như ứng dụng các thành tựu
công nghệ khác để tạo ra môi trường nhân tạo không phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu
đã giúp nơng dân chủ động được kế hoạch sản xuất của mình để khắc phục được tính
mùa vụ nghiệt ngã trong sản xuất nông nghiệp, để dễ dàng thâm canh cho ra các sản
phẩm nơng nghiệp trái vụ có giá bán cao hơn và đạt lợi nhuận cao hơn. Không những
vậy, sử dụng nhà màng, nhà lưới cùng với các môi trường nhân tạo đã tránh được các
rủi ro thời tiết, sâu bệnh đồng thời kiểm soát các yếu tố độc hại khi lạm dụng sử dụng
phân bón, thuốc hóa học và cuối cùng là năng suất cây trồng tăng lên, chất lượng
đồng đều.
Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giúp hạn chế được sự lãng phí
về tài nguyên đất, nước, tạo thương hiệu và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. Khi sử
dụng hệ thống tự động, người làm vườn có thể linh hoạt được thời gian chăm sóc cây
trồng và giảm số nhân công lao động. Đặc điểm của kỹ thuật thủy canh, khí canh là
khơng cần đất nên đây chính là giải pháp cho ngành nơng nghiệp ở những khu vực
vốn có ít đất canh tác – các Thành phố lớn hoặc vùng đất sa mạc, cằn cỗi và nhiễm
mặn.
16


1.5 Tiêu chí ứng dụng cơng nghệ cao
Ngày 04/04/2017 Ban Quản Lý Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao thành phố
Hồ Chí Minh thuộc Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định số
53/QĐ-NNCNC về việc ban hành tiêu chí cơng nghệ cao ứng dụng trong nơng nghiệp.

Những công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt sau đây được xác định là công nghệ cao:
1.5.1 Đối với Công nghệ sản xuất cây giống
Tối thiểu đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện bảo quản hạt giống lúa,
ngô, rau -QCVN 01-158:2014/BNNPTNT;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01- 132:2013/BNNPTNT;
Pháp lệnh giống cây trồng 2004. Các công nghệ ưu tiên bao gồm:
- Công nghệ chọn tạo và sản xuất giống (seed technologies); cơng nghệ nhân
giống truyền thống có cải tiến (Nuôi cấy mô hom; vi ghép…);
- Công nghệ nuôi nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật (tissue culture,
anther culture);
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống mới.
1.5.2 Đối với Kỹ thuật canh tác cây trồng
Tối thiểu đạt qui định theo Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày
13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30/9/2014 của Bộ Công thương. Các kỹ
thuật canh tác ưu tiên bao gồm:
- Kỹ thuật canh tác không dùng đất: Thủy canh (hydroponic), màng dinh dưỡng
(deepend and floating board technology), khí canh, trồng cây trên giá thể;
- Sử dụng hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt có hệ thống điều khiển tự động hoặc
bán tự động;
- Sử dụng hệ thống nhà kính, nhà lưới, nhà màng PE (polyethylene) có hệ thống
điều khiển tự động hoặc bán tự động.
1.5.3 Lĩnh vực sau thu hoạch
Các công nghệ ưu tiên bao gồm:
- Công nghệ làm lạnh cấp đông (cấp đông bằng khí như nitơ, CO2, …), cơng
nghệ kho bảo quản (kho lạnh; kho tạm trữ; kho dự trữ), bảo quản sơ chế tại chỗ (ngồi
đồng); sensor kiểm sốt các yếu tố hóa, lý (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, khơng khí…);
17



×