Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch thành phố hồ chí minh viện nghiên cứu phát triển thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 186 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN



BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
TP.HỒ CHÍ MINH

Chủ nhiệm đề tài:

ThS. Nguyễn Trúc Vân

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 03 NĂM 2019


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN



BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
TP.HỒ CHÍ MINH
CƠ QUAN CHỦ TRÌ


CHỦ NHIỆM

Nguyễn Trúc Vân

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 03 NĂM 2019


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN



BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
TP.HỒ CHÍ MINH

Chủ nhiệm:

ThS. Nguyễn Trúc Vân

Thành viên tham gia:

ThS. Trương Thiết Hà
ThS. Hồ Thủy Tiên
ThS. Cao Minh Nghĩa
ThS. Trần Thị Đỏ
ThS. Đoàn Khưu Diễm Nga

ThS. Cao Ngọc Thành;
CN. Nguyễn Vĩnh
ThS. Trần Ngọc Hạnh
CN. Trần Lê Thanh Trúc
CN. Nguyễn Thị Trúc Phương
CN. Nguyễn Hồng Thảo
CN. Phạm Văn Hiền

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 03 NĂM 2019


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Ý nghĩa chọn đề tài ............................................................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ...................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................... 7
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................ 7
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................................ 7
6. Phương pháp chung tiếp cận và phương pháp thực hiện .................................................. 8
7. Nội dung nghiên cứu......................................................................................................... 10
PHẦN 1..................................................................................................................................... 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH ........................................................................ 12
1.1 ĐỊNH NGHĨA SẢN PHẨM DU LỊCH: ......................................................................... 12
Qua những định nghĩa trên về sản phẩm du lịch, có thể phân tích sản phẩm du lịch trên
những khía cạnh như sau: ................................................................................................ 12
1.2 PHÂN LOẠI LOẠI HÌNH DU LỊCH ............................................................................ 13
1.3 ĐẶC TRƯNG SẢN PHẨM DU LỊCH ........................................................................... 21
1.3.1 Tính vơ hình: ............................................................................................................ 21
1.3.2 Tính khơng đồng nhất: ............................................................................................ 21

1.3.3 Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng .............................................................. 22
1.3.4 Tính mau hỏng và khơng dự trữ được: ................................................................... 22
1.3.5 Một số đặc điểm khác .............................................................................................. 22
1.4 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH SẢN PHẨM DU LỊCH: ................................................. 23
1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH:............... 23
1.5.1 Yếu tố ổn định chính trị, an tồn xã hội .................................................................. 23
1.5.2 Yếu tố phát triển kinh tế .......................................................................................... 24
1.5.3 Yếu tố nguồn nhân lực ............................................................................................. 25
1.5.4 Yếu tố về chính sách................................................................................................. 26
1.5.5 Mơi trường du lịch: .................................................................................................. 27
1.6

CÁC NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ................................. 29

1.7 MƠ HÌNH ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ........................................................................................ 30
1.7.1 Định nghĩa về sự hài lịng của du khách: ................................................................ 30
1.7.2 Một số mơ hình nghiên cứu về sự hài lịng của du khách ....................................... 30
1.7.3 Đề xuất mơ hình nghiên cứu: ................................................................................... 34
i


1.8 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC, MỘT SỐ THÀNH PHỐ TRONG PHÁT
TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH.
1.8.1 Singapore ................................................................................................................. 36
1.8.2 Campuchia ............................................................................................................... 38
1.8.3 Malaysia: .................................................................................................................. 39
1.8.4 Indonesia .................................................................................................................. 40
1.8.5 Hàn Quốc ................................................................................................................. 40
1.8.7 Thái Lan ................................................................................................................... 42

1.9 RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TPHCM.................................................... 44
PHẦN 2
HIỆN TRẠNG SẢN PHẨM DU LỊCH TPHCM
2.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM...................... 45
2.1.1 Doanh thu du lịch ........................................................................................................ 45
2.1.2 Khách du lịch ............................................................................................................... 45
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH TPHCM:...................... 46
2.2.1 Hiện trạng các loại hình du lịch TPHCM: .............................................................. 46
2.2.2 Đánh giá sự liên kết trong phát triển sản phẩm du lịch giữa thành phố và các tỉnh
thành ................................................................................................................................. 57
2.3
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH SẢN PHẨM DU LỊCH
TPHCM: ............................................................................................................................... 58
2.3.1 Tài nguyên du lịch TPHCM: ................................................................................... 65
2.3.3 Dịch vụ du lịch: ........................................................................................................ 75
2.4 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM DU LỊCH TPHCM .................................................................................................. 88
2.4.1 Tình hình ổn định chính trị, an tồn xã hội TPHCM ............................................. 88
2.4.2. Tình hình phát triển kinh tế TPHCM .................................................................... 88
2.4.3 Tình hình nguồn nhân lực du lịch ........................................................................... 89
2.4.4 Các cơ chế chính sách liên quan đến phát triển du lịch .......................................... 90
2.5 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TPHCM: ...... 93
2.5.1 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach ‘s Alpha ... 94
2.5.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (Exploratary Factor Analysis) .................... 99
2.5.3 Kết quả kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu .................................... 102
2.5.4 Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát ............................................................. 105
2.6 ĐÁNH GIÁ CHUNG .................................................................................................... 108
2.6.1 Những thành tựu: .................................................................................................. 108
2.6.2 Những mặt hạn chế: ............................................................................................... 110
PHẦN 3

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TPHCM
ii


3.1 PHÂN TÍCH XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ................................................. 113
3.1.1 Phân tích xu hướng phát triển của cầu du lịch ..................................................... 113
3.1.2 Phân tích xu hướng phát triển của cung du lịch ................................................... 116
3.2 Phân tích SWOT ........................................................................................................... 118
3.3 CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TPHCM:
............................................................................................................................................ 123
3.4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÓM SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG:........ 124
3.4.1 Luận chứng xác định danh mục sản phẩm du lịch đặc trưng TPHCM: .............. 124
3.4.2 Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng: ................................................................. 125
3.5 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÓM SẢN PHẨM DU LỊCH CHÍNH:.................. 129
3.5.1 Luận chứng xác định danh mục sản phẩm du lịch chính: .................................... 129
3.5.2 Xây dựng sản phẩm du lịch chính: ........................................................................ 130
3.6 Định hướng phát triển nhóm sản phẩm du lịch bổ trợ: .............................................. 138
3.6.1. Luận chứng xác định sản phẩm du lịch bổ trợ..................................................... 138
3.6.2Xây dựng sản phẩm du lịch bổ trợ: ........................................................................ 139
PHẦN 4
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ
4.1 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH.................................................... 146
4.1.1

Du lịch MICE .................................................................................................. 146

4.1.2 Du lịch văn hóa – lịch sử. ....................................................................................... 148
4.1.3 Du lịch ẩm thực. ..................................................................................................... 149
4.1.4 Du lịch mua sắm. .................................................................................................... 150
4.1.5 Du lịch đường thủy ................................................................................................ 151

4.2 GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH .................................... 152
4.2.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước ......................................................................... 152
4.2.2 Đối với các cơ sở đào tạo nghề du lịch:.................................................................. 154
4.3 GIẢI PHÁP VỀ HỒN THIỆN CƠNG TÁC XÚC TIẾN DU LỊCH......................... 155
4.4 GIẢI PHÁP VỀ HỒN THIỆN MƠI TRƯỜNG DU LỊCH....................................... 157
4.4.1 Về tổ chức quản lý.................................................................................................. 157
4.4.2 Về chiến lược, kế hoạch ......................................................................................... 157
4.4.3 Về liên kết với cộng đồng dân cư ........................................................................... 158
4.4.4 Về tuyên truyền quảng cáo .................................................................................... 158
4.4.5 Về đào tạo, giáo dục môi trường............................................................................ 158
4.4.6 Về áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật ............................................................. 159
4.5 GIẢI PHÁP VỀ TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ DU LỊCH ....... 159
4.6 GIẢI PHÁP VỀ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ......................................... 160
4.7

GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ THƠNG TIN: ...................................... 161
iii


4.8

KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 162

4.8.1 Kiến nghị Bộ ngành: .............................................................................................. 162
4.8.2 Nhóm kiến nghị thuộc Thành phố ......................................................................... 163
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 165
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................................ 167
BẢNG HỎI KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DU
LỊCH TPHCM ....................................................................................................................... 167
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................................ 175

PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA .................................................................................. 175
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................................ 176
DANH SÁCH PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA........................................................................ 176

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thang đo của các biến
Bảng 2: Doanh thu ngành du lịch TPHCM giai đoạn 2010 – 2018
Bảng 3: Tổng lượt khách du lịch đến TPHCM giai đoạn 2010 – 2018
Bảng 4: Mục đích chuyến đi của du khách (phân theo độ tuổi)
Bảng 5: Số lần du khách đến TPHCM (phân theo nhóm khách)
Bảng 6: Thời gian của chuyến đi (phân theo mục đích chuyến đi và nhóm
khách)
Bảng 7: Đánh giá của du khách về tài nguyên du lịch TPHCM
Bảng 8: Đánh giá của du khách về nguồn tài nguyên du lịch TPHCM
(dịch vụ thẩm mỹ, spa, đa dạng)
Bảng 9: Đánh giá của du khách về tài nguyên du lịch làng nghề TPHCM
Bảng 10: Đánh giá của du khách về tài ngun du lịch hệ thống sơng
ngịi, cảnh quan ven sông của TPHCM
Bảng 11: Đánh giá của du khách về các lễ hội của TPHCM
Bảng 12: Đánh giá của du khách về dịch vụ lưu trú của TPHCM
Bảng 13: Đánh giá của du khách về dịch vụ vận chuyển tại TPHCM
Bảng 14: Đánh giá của du khách về dịch vụ vận chuyển (phân theo nhóm
khách và mục đích chuyến đi)
Bảng 15: Đánh giá của du khách về dịch vụ mua sắm tại TPHCM
Bảng 16: Đánh giá của du khách về dịch vụ mua sắm (phân theo nhóm
khách và mục đích chuyến đi)
Bảng 17: Đánh giá của du khách về dịch vụ ăn uống tại TPHCM

Bảng 18: Đánh giá của du khách về dịch vụ ăn uống (phân theo nhóm
khách và mục đích chuyến đi)
Bảng 19: Đánh giá của du khách về dịch vụ vui chơi giải trí tại TPHCM
Bảng 20: Đánh giá của du khách về dịch vụ vui chơi giải trí (phân theo
nhóm khách và mục đích chuyến đi)

v


Bảng 21: Tổng số lao động trực tiếp trong ngành du lịch trên địa bàn
TPHCM
Bảng 22: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Sự hài lòng của du
khách
Bảng 23: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Sự tin tưởng
Bảng 24: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Tính đáp ứng
Bảng 25: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Tính đảm bảo
Bảng 26: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Sự đồng cảm
Bảng 27: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Phương tiện hữu
hình
Bảng 28: Kết quả EFA các thành phần chất lượng dịch vụ
Bảng 29: Kết quả EFA Sự hài lòng
Bảng 30: Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mơ hình
Bảng 31: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình
Bảng 32: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Bảng 33: Kết quả kiểm định hiện tượng nội sinh
Bảng 34: Kết quả thống mô tả các biến quan sát Sự hài lịng
Bảng 35: Kết quả thống kê mơ tả các biến quan sát đo lường khái niệm
Sự đồng cảm
Bảng 36: Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát đo lường khái niệm
Sự tin tưởng

Bảng 37: Kết quả thống kê mơ tả các biến quan sát Tính hữu tình
Bảng 38: Kết quả thống kê mơ tả các biến quan sát khái niệm Sự đảm
bảo
Bảng 39: Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát Sự đáp ứng
Bảng 40: Phân tích SWOT của các loại hình du lịch trên địa bàn TPHCM
Bảng 41: Đánh giá tiềm năng phát triển của các loại hình du lịch

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Giới tính của du khách
Biểu đồ 2: Độ tuổi của du khách
Biểu đồ 3: Nghề nghiệp của du khách
Biểu đồ 4: Trình độ học vấn của du khách
Biểu đồ 5: Tỷ trọng các nhóm khách
Biểu đồ 6: Mục đích chuyến đi
Biểu đồ 7: Số lần du khách đến TPHCM
Biểu đồ 8: Thời gian của chuyến đi
Biểu đồ 9: Số người đi cùng trong chuyến đi
Biểu đồ 10: Nguồn thông tin du khách biết điểm đến
Biểu đồ 11: Đánh giá của du khách về nguồn tài nguyên du lịch TPHCM
(kiến trúc đô thị đa dạng)
Biểu đồ 12: Đánh giá của du khách về nguồn tài nguyên du lịch TPHCM
(di tích lịch sử thu hút du khách)
Biểu đồ 13: Đánh giá của du khách về nguồn tài nguyên du lịch TPHCM
(hệ thống bảo tàng hiện đại, hấp dẫn thu hút du khách)
Biểu đồ 14: Đánh giá của du khách về nguồn tài nguyên du lịch TPHCM
(hệ thống y tế khám, tầm soát, chữa bệnh hiện đại)
Biểu đồ 15: Đánh giá của du khách về nguồn tài nguyên du lịch TPHCM

(dịch vụ thẩm mỹ, spa, đa dạng)
Biểu đồ 16: Đánh giá của du khách về nguồn tài nguyên du lịch TPHCM
(làng nghề đặc trưng)
Biểu đồ 17: Đánh giá của du khách về nguồn tài nguyên du lịch TPHCM
(hệ thống sơng ngịi, cảnh quan ven sơng)
Biểu đồ 18: Đánh giá của du khách về nguồn tài nguyên du lịch TPHCM
(các lễ hội)
Biểu đồ 19: Đánh giá của du khách về nguồn tài nguyên du lịch TPHCM
(dịch vụ hội nghị, hội họp)
Biểu đồ 20: Kết quả kiểm định phân phối chuẩn của phần dư
vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa chọn đề tài
Du lịch TPHCM được xác định là một trong những ngành chủ lực cần tập
trung phát triển. Định hướng này đã được thể hiện qua các kỳ Đại hội Đảng
bộ. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ 8 năm 2005 xác định du lịch thành
phố là một trong chín ngành dịch vụ cần được tập trung phát triển nhằm đưa
giá trị gia tăng có tốc độ tăng trưởng bình qn 12%/năm. Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ thành phố lần thứ 9 năm 2010 tái khẳng định “Du lịch là một trong
chín ngành dịch vụ cần thúc đẩy phát triển để đóng góp vào chuyển dịch cơ
cấu kinh tế thành phố”. Nghị quyết Đại hội Đại biểu TPHCM lần thứ 10 (nhiệm
kỳ 2015 – 2020) xác định đưa du lịch trở thành một trong những ngành dịch
vụ mũi nhọn hàng đầu của Thành phố, ngang tầm khu vực Đông Nam Á. Và
Thành ủy đã ban hành chỉ thị 07-CT/TU ngày 16 tháng 9 năm 2016 về nhiệm
vụ phát triển ngành du lịch TPHCM đến năm 2020.
Thực tế, du lịch TPHCM trong thời gian qua đã tăng trưởng mạnh, đóng
góp khoảng 9% GDP của TPHCM. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân
ngành du lịch TPHCM giai đoạn 2011 – 2015 đạt 16,4%/năm, khách quốc tế

tăng trưởng bình quân 9%/năm (chiếm 58% lượng khách quốc tế cả nước).
Trong năm 2018, doanh thu du lịch đạt 140 ngàn tỷ đồng, thu hút 7,5 triệu lượt
khách quốc tế và 29 triệu lượt khách nội địa. Và nhiệm vụ trọng tâm phấn đấu
đến năm 2020, ngành du lịch phải chiếm tỷ trọng từ 11% trở lên trong cơ cấu
GRDP của thành phố với chất lượng dịch vụ ngang tầm khu vực Đông - Nam
Á; tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế bình quân 8 đến 9%/năm, khách
du lịch trong nước bình quân 6 đến 7%/năm; thu nhập du lịch bình quân tăng
15 đến 16%/năm; doanh thu du lịch đạt 170 nghìn tỷ đồng…
Tuy nhiên, sản phẩm du lịch TPHCM vẫn còn một số mặt hạn chế như
thiếu các sản phẩm du lịch mang thương hiệu quốc tế, chưa tạo được sản phẩm
đặc trưng của du lịch TPHCM, chưa đa dạng hóa sản phẩm du lịch… Theo kết
quả khảo sát 200 du khách do nhóm nghiên cứu thực hiện, du khách đánh giá
tiêu chí về “Điểm tham quan độc đáo” và “Nội dung tham quan hấp dẫn” có
điểm trung bình dưới 3. Điều này cho thấy rằng khách du lịch Tp.HCM vẫn chưa
tỏ ra hài lịng với điểm đến du lịch tại thành phố vì các điểm đến chưa mang đến sự
hấp dẫn và độc đáo. Mặt khác, du khách cũng đánh giá chưa cao hệ thống y tế,

khám chữa bệnh. Tương tự, các dịch vụ hội nghị, thẩm mỹ, spa cũng chưa đánh
giá cao. Bên cạnh đó, các lễ hội, làng nghề, cảnh quan ven sông trên địa bàn
TPHCM chưa tạo được ấn tượng đối với du khách. Điểm trung bình du khách
đánh giá cho các yếu tố này chỉ ở mức trên 3,1 – 3,3.
Ngồi ra, điểm đến du lịch TPHCM sẽ khó có khả năng cạnh tranh với các
quốc gia khác trong khu vực và quốc tế. Kết quả thống kê mô tả các biến quan
sát cho thấy các biến thể hiện 5 yếu tố thành phần chất lượng dịch vụ của điểm
1


đến du lịch TPHCM đều được du khách đánh giá có điểm trung bình chỉ trong
khoảng 3,1 – 3,4.
Mặt khác, để xây dựng được sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng đồng

thời đa dạng hóa sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu của du khách, cần xác
định được những yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch, đo lường mức độ hài lòng
của du khách đối với sản phẩm du lịch thành phố, xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với điểm đến du lịch TPHCM.
Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện sản phẩm du lịch, đáp ứng
yêu cầu du khách.
Để du lịch TPHCM phát triển bền vững và trở thành ngành dịch vụ mũi
nhọn của TPHCM thì cần có những sản phẩm du lịch mang tính cạnh tranh.
Do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất đề tài “Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch
TPHCM” nhằm đánh giá việc khai thác tài nguyên du lịch TPHCM, đánh giá
các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch TPHCM, thực trạng sản phẩm du lịch
TPHCM, mức độ hài lòng của du khách đối với điểm đến du lịch của Thành
phố. Trên cơ sở đó, xây dựng các nhóm sản phẩm du lịch đặc trưng của
TPHCM, nhóm sản phẩm quan trọng và nhóm sản phẩm hỗ trợ để góp phần
đa dạng hóa sản phẩm du lịch, xây dựng thương hiệu ngành du lịch TPHCM
và từng bước cạnh tranh với các nước trong khu vực. Đồng thời, giúp cho
ngành du lịch tạo ra giá trị gia tăng cao, nâng cao tỷ trọng đóng góp cho tăng
trưởng TPHCM.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
Hiện nay, việc phát triển sản phẩm du lịch TPHCM vẫn chưa có những
cơng trình nghiên cứu sâu. Những cơng trình đã được nghiên cứu về phát
triển sản phẩm du lịch nói chung và sản phẩm du lịch TPHCM nói riêng,
cụ thể như sau:
 Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi:
1- Cơng trình nghiên cứu “Fundamentals and Principles of Tourism product
development”, Peter Mac Nulty – Tourism Development International, China,
năm 2011 đã trình bày tổng quan về phát triển sản phẩm du lịch, các yếu tố tác
động đến phát triển sản phẩm du lịch, các nguyên tắc phát triển sản phẩm du
lịch, vai trị của chính phủ trong phát triển sản phẩm du lịch, các bước trong
phát triển sản phẩm du lịch và nêu một số nghiên cứu điển hình về phát triển

sản phẩm du lịch tại một số nước như Úc, Malaysia, Trung Quốc, Campuchia,
Ấn Độ…
2- Cơng trình nghiên cứu “Tourism product development and marketing
strategỉes in the COMEC (Committee for Economic and Commmercial
Cooperation of the Organization Islamic Cooperation) member countries”,
năm 2013, đã trình bày về định nghĩa sản phẩm du lịch, các yếu tố tác động
2


phát triển sản phẩm du lịch, quy trình phát triển sản phẩm du lịch. Đồng thời,
cơng trình nghiên cứu cũng trình bày xu hướng, chính sách phát triển sản phẩm
du lịch trên thế giới, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch của một số quốc
gia.
3- Cơng trình nghiên cứu “Tourism product development: a way to create value
– the case of La Vall de Lord”, Jordia Datzira Masip, Barcelona, năm 2006, đã
trình bày các chính sách phát triển sản phẩm du lịch, các yếu tố để sáng tạo sản
phẩm du lịch và trình bày một nghiên cứu điển hình về phát triển sản phẩm du
lịch ở La Vall de Lord.
 Các cơng trình nghiên cứu trong nước:
1- Đề án “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam” của Tổng cục
Du lịch, thực hiện năm 2016. Đề án đã định hướng các nhóm sản phẩm đặc
thù, nhóm sản phẩm quan trọng và nhóm sản phẩm bổ trợ cho 7 vùng du
lịch, định hướng các thị trường du lịch và đề xuất các nhóm giải pháp phát
triển sản phẩm du lịch. Mặc dù đề án đã đề cập đến các định hướng phát
triển sản phẩm du lịch, nhưng chưa đề cập cụ thể cho sản phẩm du lịch
TPHCM.
2- Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030” của Tổng cục Du lịch thực hiện năm 2013. Đề án
sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát, thực địa trong và ngoài nước,
phương pháp tổng hợp phân tích, phương pháp chuyên gia, phương pháp

sơ đồ bản đồ. Quan điểm của quy hoạch du lịch Việt Nam là tiếp cận thị
trường hướng tới đáp ứng Cầu du lịch bằng q trình thích ứng Cung du
lịch, trong đó lấy chất lượng thụ hưởng và giá trị trải nghiệm của du khách
là cơ sở để phát triển du lịch theo chiều sâu chất lượng, hiệu quả, bền vững
và cạnh tranh. Trong đó, định hướng du lịch TPHCM gắn với sinh thái Cần
Giờ và di tích văn hóa lịch sử
3- Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Tổng cục Du lịch thực hiện năm
2014. Đề án sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp phân tích
tổng hợp, phương pháp điều tra khảo sát thực địa, phương pháp dự báo,
phương pháp bản đồ. Đề án đã định hướng xây dựng sản phẩm du lịch cho
TPHCM tập trung vào các sản phẩm du lịch MICE, sản phẩm du lịch mua
sắm, sản phẩm du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, sản phẩm du lịch
làng nghề và sản phẩm du lịch sinh thái. Đồng thời, đề án cũng định hướng
các khu du lịch quốc gia như khu du lịch quốc gia Cần Giờ, điểm du lịch
quốc gia Củ Chi, khu du lịch địa phương (khu du lịch Suối Tiên), điểm du
lịch địa phương (Dinh Độc Lập, các điểm mua sắm, các lễ hội tôn giáo…)
4- Bài báo “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch tại.
các điểm du lịch ở TPHCM”, tác giả Hoàng Trọng Tuân đăng ở Tạp chí
3


khoa học Đại học sư phạm TPHCM năm 2015. Nghiên cứu này chỉ tập
trung vào các điểm du lịch thuộc 4 loại tài nguyên du lịch nhân văn gồm:
(1) di tích lịch sử - văn hóa, (2) cơng trình đương đại, (3) lễ hội và sự kiện
đặc biệt, (4) ẩm thực truyền thống. Để xác định các điểm du lịch điều tra
bảng hỏi, đề tài căn cứ vào 5 tiêu chí: (1) tần suất xuất hiện trong chương
trình tham quan, (2) kết quả khảo sát “Thành phố Hồ Chí Minh 100 điều
thú vị”. (3) cấp phân loại di tích, (4) khu vực phân bố (nội thành, vùng ven
đô, ngoại thành). (5) kết quả khảo sát sơ bộ của nhóm nghiên cứu trong

khoảng thời gian từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2014. Trên cơ sở 5 tiêu chí
vừa nêu, nhóm nghiên cứu xác định 13 điểm du lịch khảo sát gồm: bảo tàng
lịch sử TPHCM, bưu điện Trung tâm thành phố, căn cứ rừng Sác, cơng viên
23/9, cơng viên Văn hóa Đầm Sen, cơng viên Văn hóa Suối Tiên, Chợ Bến
Thành, Chợ Lớn, Dinh Độc lập, Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, Lăng
Ông Thủy tướng, Thảo Cầm Viên Sài Gịn, Trung tâm thương mại Vincom
Đồng Khởi. Phương pháp chính được sử dụng để thu thập dữ liệu là phương
pháp phỏng vấn, dựa trên công cụ bảng hỏi. Kết quả kiểm định Chi-square
cho thấy sự hài lòng của khách du lịch có mối quan hệ với các yếu tố: tiếp
cận chi phí (giá vé tham quan); sự nhanh chóng, kịp thời; tính độc đáo và
hấp dẫn của nội dung tham quan, cơ sở vật chất – kỹ thuật hợp lý; nhân viên
phục vụ thân thiện, am hiểu lĩnh vực phụ trách; sức chứa khách; sự an toàn
(đi lại, an ninh, thực phẩm, rác thải). Với kết quả nghiên cứu như trên, tác
giả chỉ mới đo lường mức độ hài lòng của du khách đối với các tài nguyên
du lịch nhân văn, tác giả chưa đề cập đến những đề xuất để xây dựng sản
phẩm du lịch mới cho TPHCM. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của đề tài
này sẽ là cơ sở để nhóm nghiên cứu của chúng tơi xây dựng và hoàn thiện
sản phẩm du lịch của TPHCM.
5- Bài báo “Tác động của chất lượng dịch vụ đối với sự hài lòng và lòng
trung thành của khách hàng: trường hợp khách sạn 4 – 5 sao tại TPHCM”
của tác giả Đinh Phi Hổ, Phan Thành Long, Nguyễn Viết Bằng, tạp chí
Business and Economic Horizon (số 14 năm 2018, trang 437 – 450). Nhóm
tác giả đã xây dựng mơ hình nghiên cứu, xác định 5 nhóm yếu tố (sự tin
tưởng, sự hữu hình, sự đáp ứng, sự hữu dụng của website, sự cảm thơng)
tác động đến lịng trung thành của khách hàng. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, sự tin tưởng, sự hữu hình, sự đáp ứng, sự hữu dụng, sự cảm thơng đã
tác động tích cực đến sự hài lịng của khách hàng. Điều này cho thấy rằng,
khách hàng cảm thấy được đảm bảo về chất lượng dịch vụ cung cấp, khi tất
cả các mong muốn của họ đều được đáp ứng, cơ sở vật chất của khách sạn
tốt, website hữu dụng, và khách hàng cảm thấy rằng khách sạn cảm thơng

đối với họ; từ đó, khách hàng cảm thấy hài lịng đối với khách sạn. Ngồi
ra, 5 yếu tố trên cũng tác động tích cực đến lịng trung thành của khách
hàng; đồng thời, sự hài lòng của du khách đã tác động trực tiếp đến lòng
trung thành của du khách. Điều này cho thấy rằng, khách hàng có xu hướng
4


tiếp tục sử dụng dịch vụ khách sạn khi họ cảm thấy hài lòng với dịch vụ
khách sạn, đánh giá cao chất lượng dịch vụ thông qua sự tin tưởng, cơ sở
vật chất của khách sạn tốt, sự hữu dụng của website, tất cả sự mong đợi của
khách hàng đối với khách sạn đều được đáp ứng. Với kết quả nghiên cứu
như trên, nhóm tác giả chỉ mới đánh giá được sự hài lòng của khách hàng
đối với một trong những yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch TPHCM, chưa
đề cập đến sự hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch của TPHCM.
6- Trương Thị Kim Chuyên và cộng sự (2008), Xây dựng chiến lược phát
triển bền vững du lịch huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang đến năm 2020,
Đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia, Đại học Quốc gia TPHCM. Trên
cơ sở vận dụng và bổ sung bộ chỉ số phát triển bền vững này của UNWTO,
Trương Thị Kim Chuyên và cộng sự (2008) đã tiến hành đánh giá hoạt động
du lịch tại đảo Phú Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 27,7% du khách
cho rằng đường sá giúp đi lại dễ dàng; 85,0% nhận thấy đồng tiền bỏ ra
đáng giá; 35,7% các cơ sở du lịch đã giải quyết tốt những phàn nàn của du
khách; 91,9% du khách sẽ trở lại. Với kết quả nghiên cứu như trên, nghiên
cứu chỉ đánh giá sự hài lòng của du khách đối với huyện đảo Phú Quốc tỉnh
Kiến Giang, chứ chưa đề cập đến sản phẩm du lịch TPHCM.
7- Bài báo “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách
khi đến du lịch ở Kiên Giang”, của tác giả Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn
Hồng Giang, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (2011), số 19b,
tr. 85-96. Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du
lịch về chất lượng dịch vụ du lịch ở Kiên Giang, nhóm tác giả đã khảo sát

295 du khách bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo địa
bàn (Rạch Giá, Hà Tiên, Kiên Lương, Phú Quốc). Mơ hình lý thuyết về chất
lượng dịch vụ được các tác giả xây dựng dựa trên 5 nhóm yếu tố tác động,
gồm: (i) Phong cảnh du lịch; (ii) Hạ tầng kỹ thuật; (iii) Phương tiện vận
chuyển; (iv) Hướng dẫn viên du lịch; (v) Cơ sở lưu trú. Kết quả phân tích
nhân tố khám phá (EFA) cho thấy sự hài lịng của khách du lịch đều có mối
quan hệ đến 5 thành phần vừa nêu. Trong đó, thái độ của hướng dẫn viên
là yếu tố tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của khách du lịch, thấp nhất
là yếu tố về tiện nghi của cơ sở lưu trú. Trong nghiên cứu này, nhóm tác
giả đã nghiên cứu và định lượng được các nhóm yếu tố tác động đến sự hài
lòng của du khách khi du lịch ở tỉnh Kiên Giang. Tương tự, các nghiên cứu
trước, phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung ở tỉnh Kiên Giang chứ không đề
cập đến TPHCM.
8- Bài báo “Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa về chất lượng
dịch vụ tại Làng cổ Đường Lâm”, của tác giả Lê Thị Tuyết và cộng sự, Tạp
chí Khoa học và Phát triển (2014), 12(4), tr.620-634. Nhóm tác giả khi
nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa về chất lượng dịch vụ tại
Làng cổ Đường Lâm đã phát triển mô hình dịch vụ của Parasuraman, A. và
5


cộng sự (1988). Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA), đã xác định có
7 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng gồm: (i) Năng lực phục vụ du
lịch; (ii) Giá cả hàng hóa và dịch vụ; (iii) Văn hóa; (iv) Cơ sở vật chất; (v)
Các nghề truyền thống; (vi) Các lễ hội truyền thống; và (vii) Ẩm thực. Kết
quả nghiên cứu cũng cho thấy chất lượng dịch vụ ở Làng cổ Đường Lâm
bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu của du khách, với khoảng 80% khách
du lịch hài lòng.
9- Bài báo “Đánh giá những nhân tố tác động đến sự trung thành của khách
hàng trong ngành khách sạn” của tác giả Mohammad Haghighi và các cộng

sự, đăng trên Tạp chí African Journal of Business Management, số 6(14),
trang 5039 – 5046 ngày 11 tháng 4 năm 2012. Nhóm tác giả đã xây dựng
mơ hình nghiên cứu gồm 5 nhóm yếu tố tác động đến sự hài lịng của khách
hàng bao gồm chất lượng món ăn, giá, chất lượng dịch vụ, vị trí của khách
sạn và mơi trường của khách sạn. Bên cạnh đó, yếu tố chất lượng món ăn,
giá và chất lượng dịch vụ lại tác động đến sự tin tưởng của khách hàng. Từ
đó, sự hài lòng và sự tin tưởng của khách hàng sẽ tác động đến sự trung
thành của khách hàng đối với ngành khách sạn. Kết quả nghiên cứu cho
thấy rằng, 4 yếu tố tác động tích cực đến sự hài lịng của khách hàng là chất
lượng món ăn, mơi trường khách sạn, chất lượng dịch vụ và giá. Đồng thời,
3 yếu tố chất lượng món ăn, giá và chất lượng dịch vụ cũng có tác động đến
sự tin tưởng của khách hàng. Tuy nhiên, sự tác động của vị trí khách sạn
đối với sự hài lịng của du khách lại khơng được xác nhận. Nhóm nghiên
cứu cũng chứng minh được sự hài lịng của khách hàng có tác động tích cực
đến sự trung thành của khách hàng đối với ngành khách sạn. Tuy nhiên,
nhóm nghiên cứu cũng chứng minh được là sự tin tưởng của khách hàng
khơng có tác động đến sự trung thành của khách hàng đối với ngành khách
sạn. Nghiên cứu này chỉ mới đề cập một yếu tố về dịch vụ lưu trú, là một
thành tố cấu thành trong sản phẩm du lịch.
10- Bài viết “Du lịch TPHCM - nguồn lực và thực trạng phát triển” của tác
giả Nguyễn Lan Hương xuất bản trên tạp chí Khoa học xã hội số 5 năm
2013. Tác giả đã đánh giá thực trạng tài nguyên du lịch TPHCM, nguồn
nhân lực du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và đánh giá kết quả
hoạt động du lịch TPHCM. Với những nội dung như trên, bài viết chưa đề
cập đến thực trạng phát triển sản phẩm du lịch TPHCM và đưa ra những
định hướng phát triển sản phẩm du lịch cũng như giải pháp phát triển du
lịch TPHCM.
Nhìn chung các cơng trình nêu trên đã có nghiên cứu về sản phẩm du lịch
TPHCM, sự hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch TPHCM, nghiên
cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ lưu trú

(khách sạn). Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu, các bài báo chỉ mới đề cập
đến một loại hình du lịch, sản phẩm du lịch của một địa phương hoặc sản phẩm
6


du lịch của cả nước chứ chưa đánh giá toàn diện sản phẩm du lịch của TPHCM,
các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch, sự hài lòng của du khách đối với sản
phẩm du lịch của thành phố, các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách.
Ngồi ra, các cơng trình trên cũng chưa đưa ra một hệ thống sản phẩm du lịch
liên hoàn, các sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố.
3. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu tổng quát.
- Hệ thống hóa các vấn đề về sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu
phát triển sản phẩm du lịch
- Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch TPHCM trong thời gian
qua
- Đề xuất các giải pháp để phát triển sản phẩm du lịch TPHCM
b. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng sản phẩm du lịch hiện nay trên địa bàn TPHCM
thông qua các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch.
- Phân tích, đánh giá các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch TPHCM. Đo
lường mức độ hài lòng của du khách đối với các yếu tố cấu thành. Rút
ra những yếu tố lợi thế và tiềm năng.
- Xác định các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với điểm
đến du lịch TPHCM, đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này
đối với sự hài lòng của du khách.
- Đề xuất các nhóm sản phẩm du lịch đặc trưng, sản phẩm du lịch chính,
sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên những yếu tố lợi thế và tiềm năng của
TPHCM nhằm đáp ứng nhu cầu du khách, sự hài lòng của du khách.
- Đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch TPHCM.

4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về đối tượng: sản phẩm du lịch MICE, du lịch ẩm thực, du lịch
mua sắm, du lịch đường thủy, du lịch chăm sóc sức khỏa – thẩm mỹ, du
lịch sinh thái – cộng đồng.
- Phạm vi về không gian: trên địa bàn TPHCM
- Phạm vi về thời gian: hiện trạng du lịch và sản phẩm du lịch trên địa bàn
TPHCM giai đoạn 2010 – 2018 và định hướng phát triển sản phẩm du
lịch đến năm 2025.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố đối với sự hài
lòng của du khách về điểm đến du lịch TPHCM.
7


- Phân tích thực trạng sản phẩm du lịch TPHCM thông qua đánh giá của
du khách (theo thang đo Likert Scale) đối với các yếu tố cấu thành sản
phẩm du lịch TPHCM.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của từng loại hình
sản phẩm du lịch trên địa bàn TPHCM.
- Xác định danh mục các sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch quan
trọng, sản phẩm du lịch bổ trợ trên địa bàn TPHCM nhằm đáp ứng nhu
cầu, sự hài lòng của du khách.
- Xây dựng hệ thống các giải pháp để phát triển các nhóm sản phẩm du
lịch đặc thù, sản phẩm du lịch quan trọng và sản phẩm du lịch bổ trợ.
6. Phương pháp chung tiếp cận và phương pháp thực hiện
- Phương pháp nghiên cứu định tính:
 Nghiên cứu tại bàn: để xây dựng khung phân tích lý luận về sản
phẩm du lịch, các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch, kinh nghiệm
phát triển sản phẩm du lịch của một số nước.
 Phỏng vấn chuyên gia: tổ chức các buổi hội thảo, phỏng vấn sâu

các chuyên gia về lĩnh vực du lịch như các doanh nghiệp du lịch
có uy tín và kinh nghiệm hoạt động trong các lĩnh vực lữ hành,
lưu trú, vận chuyển, nhà hàng… để nắm bắt tình hình phát triển
sản phẩm du lịch, xu hướng cung – cầu du lịch; trên cơ sở đó xây
dựng các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du khách quốc
tế cũng như du khách nội địa đồng thời khai thác tối đa những
tiềm năng du lịch của TPHCM. Thông qua phỏng vấn các doanh
nghiệp, nhóm nghiên cứu sẽ thiết kế các thang đo về sự hài lòng
của du khách đối với sản phẩm du lịch TPHCM, xác định thang
đo đánh giá các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối
với sản phẩm du lịch TPHCM. Ngoài ra, phỏng vấn sâu các
chuyên viên phụ trách lĩnh vực du lịch tại Sở du lịch, quận huyện
để nắm bắt thực trạng phát triển sản phẩm du lịch, thực trạng khai
thác và tiềm năng tài nguyên du lịch. Qua đó, nắm bắt được xu
hướng phát triển sản phẩm du lịch trong tương lai.
 Khảo sát thực địa các quận huyện trên địa bàn TPHCM để thu
thập các thông tin về loại hình du lịch, các tuyến điểm du lịch để
nắm bắt thực trạng tài nguyên du lịch, thực trạng sản phẩm du lịch
TPHCM và làm cơ sở để đề xuất các hướng sản phẩm du lịch, giải
pháp phát triển sản phẩm du lịch.
 Mô tả thống kê để đánh giá tổng quan về hoạt động ngành du lịch
TPHCM như doanh thu, khách du lịch, hoạt động kinh doanh của
các lĩnh vực như lữ hành, lưu trú và vận chuyển. Khai thác các dữ
8


liệu điều tra của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), các chuyên
trang du lịch như Tripadvisor, Smarter Travel, tạp chí du lịch
Travel and Leisure về cơ cấu chi tiêu của du khách, đánh giá về
cung - cầu du lịch trên thế giới, ý kiến của du khách về sản phẩm

du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng:
 Điều tra khảo sát 200 du khách tại các điểm đến du lịch TPHCM
nhằm thu thập số liệu về sự hài lòng của du khách đối với điểm
đến du lịch TPHCM, đánh giá chất lượng dịch vụ của sản phẩm
du lịch TPHCM.
 Tiêu chí để lựa chọn địa điểm khảo sát: (1) các điểm du lịch
khảo sát thuộc tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du
lịch nhân văn, các cơng trình lao động sáng tạo; (2) tần suất
xuất hiện trong các chương trình tham quan, (3) Kết quả
khảo sát “TPHCM 100 điều thú vị”, (4) Cấp phân loại di
tích quốc gia, (5) Khu vực phân bố (nội thành, vùng ven
đô, ngoại thành). Dựa trên 5 tiêu chí trên, danh mục các địa
điểm được lựa chọn khảo sát như sau: Dinh Độc lập, Bảo
tàng chứng tích chiến tranh, Chợ Bến Thành, Cơng viên
văn hóa Đầm Sen, Bảo tàng mỹ thuật, Phố Đơng y, Tịa nhà
Bitexco, Bưu điện thành phố, Địa đạo Củ Chi, Rừng Sác –
Cần Giờ, Khu du lịch Suối Tiên, Phố Bùi Viện, Thảo Cầm
Viên, Chùa Bà Thiên Hậu
 Phương pháp thu thập dữ liệu: phương pháp phỏng vấn,
dựa trên công cụ bảng hỏi.
 Quy mơ mẫu: tính theo cơng thức cỡ mẫu

Do số lượng du khách lớn hơn 100.000, cỡ mẫu là 200 du
khách.
 Phương pháp chọn mẫu: khách du lịch được lựa theo
phương pháp chọn mẫu phi xác suất
 Kiểm định độ tin cậy của thang đo về sự hài lòng của du khách
đối với điểm đến du lịch TPHCM, các yếu tố tác động đến sự hài
lịng của du khách thơng qua hệ số Cronbach’s Alpha

 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
 Hồi quy tuyến tính để xác định mức độ tác độ của các yếu tố đối
với sự hài lòng của du khách về sản phẩm du lịch TPHCM.
9


7. Nội dung nghiên cứu
Kết cấu đề tài gồm 4 phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch
Phần 1 trình bày tổng quan cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch. Cụ thể,
những nội dung liên quan đến định nghĩa sản phẩm du lịch, phân loại loại hình
du lịch, đặc trưng sản phẩm du lịch, các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch, các
yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch, các nguyên tắc phát triển
sản phẩm du lịch, các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với
điểm đến du lịch, đề xuất mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài
lòng của du khách đối với điểm đến du lịch, kinh nghiệm của một số nước,
thành phố trong phát triển sản phẩm du lịch và rút ra bài học kinh nghiệm cho
TPHCM.
Với những nội dung trên, đề tài đã xây dựng khung phân tích đánh giá
sản phẩm du lịch, mơ hình đánh giá các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du
khách đối với điểm đến du lịch. Trên cơ sở đó, phần 2 sẽ tiến hành phân tích
đánh giá hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn TPHCM, đo lường
mức độ tác động của các yếu tố đến sự hài lòng của du khách đối với điểm đến
du lịch.
Phần 2: Hiện trạng sản phẩm du lịch TPHCM
Phần 2 trình bày tổng quan về hoạt động du lịch trên địa bàn TPHCM
giai đoạn 2010 - 2017 thông qua các chỉ tiêu như doanh thu, khách du lịch.
Tiếp theo, đề tài phân tích đánh giá thực trạng xây dựng, phát huy và
khai thác các sản phẩm du lịch TPHCM. Cụ thể, đề tài phân tích đánh giá các
sản phẩm du lịch MICE, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm, du lịch đường thủy,

du lịch chăm sóc sức khỏe – thẩm mỹ, du lịch sinh thái – du lịch cộng đồng.
Qua đó, cho thấy các điểm mạnh và hạn chế của từng loại sản phẩm du lịch
trên địa bàn TPHCM. Đồng thời, đề tài cũng đánh giá sự liên kết trong phát
triển sản phẩm du lịch giữa thành phố và các tỉnh thành.
Đề tài cũng phân tích đánh giá các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch
TPHCM bao gồm 3 yếu tố: tài nguyên du lịch TPHCM, cơ sở hạ tầng phục vụ
du lịch và dịch vụ du lịch.
Đối với nhóm yếu tố tài nguyên du lịch, đề tài đã đề cập đến các nội
dung sau:
- Tài nguyên du lịch TPHCM: đề tài phân tích đánh giá hiện trạng phân
bố và khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên trên địa bàn TPHCM.
- Tài nguyên du lịch nhân văn: đề tài phân tích đánh giá hiện trạng phân
bố và khai thác các di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ,
10


kiến trúc; các cơng trình nhân tạo có giá trị văn hóa và hấp dẫn du khách;
các lễ hội, nghệ thuật dân gian và các giá trị văn hóa khác.
- Các cơng trình lao động sáng tạo: đề tài phân tích đánh giá hiện trạng
phân bố và khai thác các cơng trình lao động sáng tạo.
Đối với nhóm yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đề tài đã phân tích
hiện trạng cơ sở lưu trú, hệ thống cửa hàng ăn uống, cửa hàng thương mại,
phương tiện vận chuyển, cơ sở vui chơi, giải trí.
Đối với nhóm yếu tố dịch vụ du lịch, đề tài đã phân tích đánh giá số
lượng, chất lượng phục vụ của các dịch vụ lữ hành, dịch vụ lưu trú, dịch vụ
vận chuyển, dịch vụ mua sắm, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí.
Song song đó, đề tài đã phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển sản phẩm du lịch TPHCM, bao gồm 4 yếu tố chính: (1) tình hình ổn
định chính trị, an tồn xã hội, (2) tình hình phát triển kinh tế TPHCM, (3) tình
hình nguồn nhân lực du lịch, (4) các cơ chế chính sách liên quan đến phát triển

du lịch.
Đồng thời, đề tài đã phân tích nhân tố khám phá (EFA) của 5 yếu tố chất
lượng dịch vụ tại điểm đến du lịch (sự hữu hình,sự tin tưởng, sự đảm bảo, sự
cảm thơng, sự đáp ứng) và sự hài lịng của du khách. Thêm vào đó, đề tài đã
chạy hồi quy tuyến tính để đo lường mức độ tác động của 5 yếu tố chất lượng
dịch vụ đối với sự hài lòng của du khách tại điểm đến du lịch TPHCM.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch
TPHCM, các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch cũng như các yếu tố ảnh hưởng
đến phát triển sản phẩm du lịch TPHCM, đề tài rút ra những mặt đạt được và
những mặt hạn chế trong việc phát triển sản phẩm du lịch của TPHCM.
Phần 3: Định hướng phát triển sản phẩm du lịch TPHCM
Phần 3 trình bày các xu hướng phát triển cung – cầu du lịch trên thế giới.
Kết hợp với nội dung phần 2 về phân tích đánh giá hiện trạng phát triển sản
phẩm du lịch TPHCM, đề tài tiến hành phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội, thách thức) cho các sản phẩm du lịch TPHCM.
Kết quả bảng phân tích SWOT là cơ sở để đề tài xây dựng định hướng
phát triển nhóm sản phẩm du lịch đặc thù, nhóm sản phẩm du lịch quan trọng
và nhóm sản phẩm du lịch bổ trợ trên địa bàn TPHCM.
Phần 4: Đề xuất các giải pháp, kiến nghị
Phần 4 đề xuất các nhóm giải pháp về (1) Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục
vụ du lịch, (2) Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực du lịch, (3) Giải pháp về
hồn thiện cơng tác xúc tiến du lịch, (4) Giải pháp về hồn thiện mơi trường
du lịch, (5) Giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch, (6) Giải
pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách, (7) Kiến nghị.
11


PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH
1.1 ĐỊNH NGHĨA SẢN PHẨM DU LỊCH:

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): Du lịch là hoạt động về
chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người
và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ở
nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm.
Theo "Cẩm nang marketing và xúc tiến du lịch bền vững ở Việt Nam"
do tổ chức Phát triển bền vững Tây Ban Nha (FUNDESO) biên soạn, sản phẩm
du lịch là những hàng hóa dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch
mà các doanh nghiệp du lịch đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu
hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng của khách du lịch.
Theo Chương I, Điều 4 Luật Du lịch Việt Nam: “Sản phẩm du lịch là
tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong
chuyến đi du lịch”. Sản phẩm du lịch bao gồm các yếu tố hữu hình (hàng hóa
vật chất) và các yếu tố vơ hình (dịch vụ, sự tiện nghi) để cung cấp cho khách
du lịch.
Qua những định nghĩa trên về sản phẩm du lịch, có thể phân tích sản
phẩm du lịch trên những khía cạnh như sau:
- Thứ nhất, sản phẩm du lịch gồm hai loại: hữu hình và vơ hình. Sản phẩm
vơ hình là những dịch vụ du lịch như dịch vụ tham quan - thắng cảnh,
dịch vụ nghỉ dưỡng, dịch vụ trải nghiệm, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận
tải du lịch, dịch vụ giải trí,… Sản phẩm hữu hình là các sản vật, đồ lưu
niệm và các mặt hàng phụ trợ ngành du lịch.
- Thứ hai, sản phẩm du lịch thường gắn với tài nguyên du lịch và các dịch
vụ phụ trợ đi kèm. Tài nguyên du lịch khi được khai thác sử dụng sẽ trở
thành sản phẩm du lịch (sản phẩm du lịch gắn với tài nguyên du lịch
nhưng không phải tài nguyên du lịch nào cũng đều là sản phẩm du lịch).
- Thứ ba, sản phẩm du lịch với tư cách là hàng hóa du lịch cũng chứa đựng
giá trị và giá trị sử dụng.
 Giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch: là nó thỏa mãn nhu cầu có tính
chất đa dạng của khách du lịch trong quá trình đi du lịch, trong đó có
những nhu cầu về sinh lý như: ăn, uống, ở, đi lại, có những nhu cầu

về tinh thần: tham quan, tìm hiểu, mở rộng nhận thức, tăng cường giao
lưu, được tơn trọng... Chính vì vậy, giá trị sử dụng của sản phẩm du
lịch có tính đa chức năng. Sản phẩm du lịch là sự kết hợp của những
sản phẩm vật chất, sản phẩm tinh thần và dịch vụ nên giá trị sử dụng
12


của sản phẩm du lịch cũng trừu tượng, vơ hình và chỉ có thể thơng
qua khách du lịch để đánh giá, đo lường giá trị sử dụng của sản phẩm
du lịch.
 Về giá trị của sản phẩm du lịch: là sự kết tinh lao động phổ biến của
con người, là kết quả tiêu hao sức lực, trí tuệ của con người. Giá trị
của sản phẩm du lịch có thể chia làm 3 nội dung: giá trị của sản phẩm
vật chất, giá trị của dịch vụ và giá trị của sức thu hút khách. Giá trị
của sản phẩm vật chất có thể dùng thời gian lao động tất yếu của xã
hội để đánh giá. Giá trị của dịch vụ được quyết định bởi trang thiết bị,
lực lượng lao động với tay nghề, kỹ năng chuyên môn, đạo đức nghề
nghiệp và tố chất văn hóa..., những yếu tố này rất khác nhau nên khó
xác định giá trị của nó. Giá trị của sức thu hút khách là một khái niệm
trừu tượng, nhưng lại là một trong những nội dung quan trọng của sản
phẩm du lịch, vì thế nó cũng rất khó xác định.
- Thứ tư, sản phẩm du lịch phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng (du
khách). Nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng hình thành trong suốt
chuyến hành trình (thậm chí cả trước và sau chuyến hành trình như nhu
cầu thơng tin hay phản ánh, góp ý).
- Thứ năm, sản phẩm du lịch phải được chào bán, trao đổi trên thị trường.
Từ những định nghĩa và phân tích trên, nhóm nghiên cứu khái quát định
nghĩa về sản phẩm du lịch như sau:
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết tạo thành, làm thoả
mãn nhu cầu của du khách trong chuyến đi du lịch dựa trên cơ sở là nhu cầu

của khách du lịch, khai thác điểm mạnh của điểm đến du lịch (danh lam thắng
cảnh,…), từ đó đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch.
1.2 PHÂN LOẠI LOẠI HÌNH DU LỊCH1
 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ chuyến đi:
- Du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế (International Tourism): Là những chuyến du lịch mà
nơi cư trú của khách du lịch và nơi đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau.
Chính vì vậy, du khách thường gặp phải ba cản trở chính của chuyến đi đó là:
ngơn ngữ, tiền tệ và thủ tục đi lại. Cùng với dịng du khách, hình thức du lịch
này tạo ra dòng chảy ngoại tệ giữa các quốc gia và do đó ảnh hưởng đến cán
cân thanh tốn của quốc gia. Loại hình du lịch này được phân chia thành hai
loại:

1

ThS. Ngô Thị Diệu An, ThS. Nguyễn Thị Oanh Kiều (2014), Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Đà Nẵng,
trang 24 - 32

13


Du lịch quốc tế đến (du lịch quốc tế nhận khách - Inbound Tourism): Là
hình thức du lịch của khách du lịch ngoại quốc đến một nước nào đó và tiêu
ngoại tệ ở đó. Quốc gia nhận khách du lịch nhận được ngoại tệ do khách mang
đến nên được coi là quốc gia xuất khẩu du lịch.
Du lịch ra nước ngoài (du lịch quốc tế gửi khách - Outbound Tourism):
Là chuyến đi của một cư dân trong một nước đến một nước khác và tiêu tiền
kiếm được ở đất nước của mình tại nước đó. Quốc gia gửi khách được gọi là
quốc gia nhập khẩu du lịch.
- Du lịch trong nước

Du lịch trong nước (Internal tourism): Là chuyến đi của những cư dân
chỉ trong phạm vi quốc gia của họ. Chuyến đi của cư dân có thể với bất kỳ mục
đích gì (ngoại trừ đi làm việc), đi đến bất cứ nơi nào trong quốc gia và thời
gian dài hay ngắn tùy vào từng mục đích. Ở đây chúng ta cần phân biệt giữa
du lịch trong nước và du lịch nội địa (Domestic Tourism). Du lịch nội địa bao
gồm cả du lịch trong nước và du lịch quốc tế đến. Du lịch quốc gia (National
Tourism) thì gồm du lịch trong nước và du lịch quốc tế (du lịch quốc tế đến và
du lịch quốc tế ra nước ngoài). Thuật ngữ du lịch nội địa và du lịch quốc gia
thường được dùng trong công tác thống kê du lịch.
 Căn cứ theo mục đích chuyến đi:
Mục đích chuyến đi là động lực thúc đẩy hoạt động nhằm thỏa mãn nhu
cầu du lịch của con người. Do đó, cách phân loại này còn được gọi là căn cứ
vào động cơ hoặc căn cứ vào nhu cầu. Theo đó, có 10 loại hình du lịch phổ
biến theo cách phân chia này:
- Du lịch sinh thái
Du lịch thiên nhiên là loại hình du lịch thu hút những người thích tận
hưởng bầu khơng khí ngồi trời, thích thưởng thức phong cảnh đẹp và đời sống
động thực vật hoang dã. Những người đi du lịch trong nhóm này muốn tìm đến
vẻ đẹp và đời sống hoang sơ, hùng vĩ của rừng, núi, làng xóm... Ví dụ: Du lịch
vườn quốc gia Cúc Phương; du lịch Phong Nha Kẽ Bàng…
- Du lịch văn hóa – lịch sử
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch hấp dẫn những người mà mối quan
tâm chủ yếu của họ là truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa
nghệ thuật... của nơi đến. Những du khách đi với mục đích này sẽ viếng thăm
các viện bảo tàng, nghỉ tại các quán trọ đồng quê, tham dự các lễ hội truyền
thống và các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian của địa phương. Đây là
hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng
đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Ví dụ: Du
lịch làng nghề, du lịch Đền Hùng...
14



- Du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng hấp dẫn những người mà đối với họ sự tiếp xúc, giao
lưu với những người khác là quan trọng. Đối với một số người, khi được đồng
hành cùng với các thành viên của một nhóm xã hội trong các chương trình du
lịch cũng làm họ thỏa mãn, hài lòng. Một số người khác tìm kiếm cơ hội được
hịa nhập với cư dân bản xứ của nơi đến. Thăm gia đình cũng có thể được bao
hàm trong loại hình này. Ví dụ: Du lịch Homestay...
- Du lịch trãi nghiệm
Du lịch hoạt động thu hút khách du lịch bằng một hoạt động được xác định
trước và thách thức phải hoàn thành trong chuyến đi, trong kỳ nghỉ của họ.
Một số du khách muốn thực hành và hồn thiện vốn ngoại ngữ của mình khi
đi du lịch nước ngoài. Một số khác muốn thám hiểm, khám phá cấu tạo địa
chất của một khu vực nào đó...
- Du lịch nghỉ dưỡng
Du lịch nghỉ dưỡng được nảy sinh từ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn để phục
hồi thể lực và tinh thần cho con người. Loại hình du lịch này thu hút những
người mà lý do chủ yếu của họ đối với chuyến đi là sự hưởng thụ và tận hưởng
kỳ nghỉ. Họ thường đến bờ biển đẹp, tắm dưới ánh mặt trời, tham gia vào các
hoạt động như cắm trại, các trị chơi có tổ chức và học các kỹ năng mới.
- Du lịch dân tộc học
Du lịch dân tộc học là loại hình du lịch thỏa mãn nhu cầu quay trở về
nơi quê cha đất tổ tìm hiểu lịch sử nguồn gốc của quê hương, dịng dõi gia
đình; hoặc tìm kiếm khơi phục các truyền thống văn hóa bản địa Ví dụ: Du lịch
tìm kiếm người thân, du lịch nghiên cứu văn hóa...
- Du lịch hội nghị, hội thảo, học tập, nghiên cứu
Du lịch chuyên đề là loại hình du lịch liên quan đến một nhóm nhỏ, ít
người đi du lịch cùng với một mục đích chung hoặc mối quan tâm đặc biệt nào
đó của riêng họ. Những người kinh doanh xe ô tô đến thăm một nhà máy sản

xuất ở nước ngoài hoặc một nhóm sinh viên đi một tour du lịch thực tập, nghiên
cứu… là những ví dụ cho loại hình du lịch này.
- Du lịch thể thao
Du lịch thể thao thu hút những người ham mê thể thao để nâng cao thể
chất, sức khỏe. Loại hình này có hai loại khách chính đó là vận động viên trực
tiếp tham gia thi tài ở các kì Thế Vận hội, Worldcup hoặc đến các vùng có tiềm
năng thể thao như leo núi, trượt tuyết, săn bắn, bơi lội… (chủ động) và các cổ
động viên xem các cuộc thi đấu và cổ vũ (bị động).
- Du lịch tâm linh
15


×