Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp trồng lan giả hạc từ giống nuôi cấy mô tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.77 MB, 113 trang )

BAN QUẢN LÝ KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TP.HCM
TRUNG TÂM ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO


BÁO CÁO NGHIỆM THU
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRỒNG LAN GIẢ HẠC
TỪ GIỐNG NUÔI CẤY MƠ TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao
Cơ quan quản lý nhiệm vụ: Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao
Chủ nhiệm nhiệm vụ: KS. Nguyễn Thị Sáu
Thời gian thực hiện nhiệm vụ: 12 tháng

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022


BAN QUẢN LÝ KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TP.HCM
TRUNG TÂM ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO


BÁO CÁO NGHIỆM THU
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Đã chỉnh sửa theo các góp ý của Hội đồng)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRỒNG LAN GIẢ HẠC
TỪ GIỐNG NUÔI CẤY MƠ TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
CƠ QUAN QUẢN LÝ NHIỆM VỤ



CƠ QUAN CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ
KT. GIÁM ĐỐC
PHĨ GIÁM ĐỐC

CHỦ NHIỆM NHIỆM VỤ

Huỳnh Quang Tuấn

KS Nguyễn Thị Sáu

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022


THÔNG TIN NHIỆM VỤ
1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu một số biện pháp trồng lan giả hạc từ giống nuôi cấy mơ
tại thành phố Hồ Chí Minh
Chủ nhiệm nhiệm vụ: KS Nguyễn Thị Sáu

Giới tính: Nữ

Ngày tháng năm sinh: 12/12/1986

Học vị: Kỹ sư

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

Năm đạt học vị: 2009

Tên cơ quan công tác: Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao.

Chức vụ: Chuyên viên Phịng Hỗ trợ Cơng nghệ cây trồng
Địa chỉ cơ quan: Ấp 1, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP. HCM.
Điện thoại cơ quan: 028 62646103

Fax: 028 62646104

Địa chỉ nhà riêng: ấp Phú Lợi, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, TP. HCM.
Điện thoại di động: 0356077065

E-mail:

Cơ quan chủ trì: Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nơng nghiệp Cơng nghệ cao thành
phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ cơ quan: Ấp 1, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP. HCM.
Điện thoại cơ quan: 02862646103

Fax: 02862646104

E-mail: .

Website: www.abi.com.vn

Họ và tên thủ trưởng: Vương Thị Hồng Loan
Số tài khoản: 3713.0.1101853 tại Kho bạc Nhà nước Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 12/2021 đến tháng 12/2022)
Kinh phí được duyệt: 305.030.500 đồng
Kinh phí đã cấp: 305.030.500 đồng (theo Hợp đồng số 01 /HĐNVNCKHVCN2021
ngày 20 tháng 12 năm 2021)
2. Mục tiêu: Xác định giá thể, phân bón kích rễ, phân bón gốc và phân bón lá phù hợp
cho cây lan giả hạc từ giống nuôi cấy mô giai đoạn cây con trồng tại thành phố Hồ Chí

Minh
3. Nội dung
STT
1

Nội dung nghiên cứu

Kết quả cần đạt

Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân

Xác định được nông độ

bón kích thích ra rễ đến sinh trưởng cây lan giả NAA thích hợp cho cây lan
hạc từ giống ni cấy mô giai đoạn cây con.

giả hạc từ giống nuôi cấy mô


STT
2

Nội dung nghiên cứu

Kết quả cần đạt

Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của các

Lựa chọn được công thức


loại giá thể đến sinh trưởng cây lan giả hạc

giá thể phù hợp cho sinh

từ giống nuôi cấy mô giai đoạn cây con

trưởng của cây lan giả hạc từ
giống nuôi cấy mô giai đoạn
cây con

3

Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân Lựa chọn được loại phân
bón lá và phân bón gốc đến sinh trưởng cây

bón lá và phân bón gốc phù

lan giả hạc giai đoạn cây con.

hợp cho sinh trưởng của cây
lan giả hạc từ giống nuôi cấy
mô giai đoạn cây con

4. Sản phẩm
- Quy trình trồng cây lan giả hạc từ giống nuôi cấy mô giai đoạn cây con.
- 2000 cây lan giả hạc.


TĨM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nhiệm vụ khoa học cơng nghệ "Nghiên cứu một số biện pháp trồng lan giả hạc

từ giống ni cấy mơ tại thành phố Hồ Chí Minh" được tiến hành từ tháng 1/2022 đến
tháng 12/2022 tại Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao nhằm
xác định nồng độ NAA, công thức giá thể và các công thức dinh dưỡng phù hợp cho cây
lan giả hạc giống nuôi cấy mô giai đoạn cây con.
Đề tài gồm 3 nội dung: (1) Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến sinh trưởng cây
lan giả hạc giai đoạn cây con trồng tại thành phố Hồ Chí Minh, thí nghiệm một yếu tố
gồm 4 nồng độ NAA khác nhau được bố trí theo kiểu hồn tồn ngẫu nhiên với 4 lần
lặp lại. Kết quả cho thấy nồng độ NAA 60ppm là phù hợp với lan giả hạc. (2) Ảnh hưởng
của giá thể đến sinh trưởng cây lan giả hạc từ giống nuôi cấy mô giai đoạn cây con trồng
tại thành phố Hồ Chí Minh, thí nghiệm 1 yếu tố gồm 5 công thức giá thể khác nhau với
4 lần lặp lại, kết quả công thức giá thể gồm 50 % vỏ dừa chặt khúc + 50 % than củi là
phù hợp nhất với sinh trưởng của cây lan giả hạc. (3) ảnh hưởng của phân bón lá và phân
bón gốc đến sinh trưởng cây lan giả hạc nuôi cấy mơ giai đoạn cây con, thí nghiệm 2
yếu tố theo kiểu khối ngẫu nhiên gồm 3 cơng thức phân bón gốc và 3 cơng thức phân
bón lá với 3 lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm lựa chọn được cơng thức bón phân gồm phân
dê liều lượng 5g / cây/ 3 tháng + phân chậm tan 15 – 15 – 15 liều lượng 2g/ cây/ 3 tháng
và phun phân bón lá (30 – 10 – 10 + TE) nồng độ 3g/L nước cho cây lan giả hạc sinh
trưởng phát triển tốt mà vẫn tiết kiệm được chi phí và bảo vệ môi trường.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................... i
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... iv
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................................ 3
1.1. Giới thiệu về lan giả hạc............................................................................................ 3
1.2. Yêu cầu ngoại cảnh của cây lan giả hạc.................................................................... 4
1.3. Đặc điểm sinh trưởng và kỹ thuật chăm sóc cây lan giả hạc từ giống ni cấy mơ
giai đoạn cây con .............................................................................................................. 4

1.4. Tình hình nghiên cứu về các biện pháp kĩ thuật trồng lan trên thế giới và tại Việt
Nam ................................................................................................................................... 6
1.4.1. Các nghiên cứu ngồi nước .................................................................................... 6
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước......................................................................... 10
1.5. Đánh giá hiện trạng các cơng trình nghiên cứu ...................................................... 11
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 12
2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 12
2.2. Địa điểm, thời gian ................................................................................................. 12
2.3. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................. 12
2.2.Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 14
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 19
3.1. Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến sinh trưởng cây lan giả hạc giai đoạn cây con
trồng tại Tp. Hồ Chí Minh .............................................................................................. 19
3.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến sự hình thành rễ của lan giả hạc từ giống nuôi
cấy mô giai đoạn cây con ............................................................................................... 19
3.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến chiều dài rễ lan giả hạc từ giống nuôi cấy mô
giai đoạn cây con ............................................................................................................ 20
3.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ NAA động thái tăng trưởng chiều cao của giả hành lan
giả hạc giống nuôi cấy mô giai đoạn cây con ................................................................ 21
3.1.4. Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến số giả hành mới của lan giả hạc giống nuôi
cấy mô giai đoạn cây con ............................................................................................... 22


3.1.5. Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến động thái ra lá của lan giả hạc giống nuôi cấy
mô giai đoạn cây con ...................................................................................................... 24
3.1.6. Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến chiều dài lá của lan giả hạc giống nuôi cấy
mô giai đoạn cây con ...................................................................................................... 25
3.1.7. Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến chiều rộng lá của lan giả hạc giống nuôi cấy
mô giai đoạn cây con ...................................................................................................... 26
3.1.8. Tình hình sâu bệnh hại cây lan giả hạc ................................................................ 27

3.1.9. Giá thành sản xuất ............................................................................................... 27
3.2. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng cây lan giả hạc từ giống nuôi cấy mô giai
đoạn cây con trồng tại TP. Hồ Chí Minh ....................................................................... 28
3.2.1. Ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng chiều cao cây lan giả hạc từ
giống nuôi cấy mô giai đoạn cây con ............................................................................. 28
3.2.2. Ảnh hưởng của giá thể đến số lá của cây lan giả hạc từ giống nuôi cấy mô giai
đoạn cây con ................................................................................................................... 30
3.2.3. Ảnh hưởng của giá thể đến số giả hành của cây lan giả hạc từ giống nuôi cấy mô
giai đoạn cây con ............................................................................................................ 31
3.2.4. Ảnh hưởng của giá thể đến chiều dài lá của cây lan giả hạc từ giống nuôi cấy mô
giai đoạn cây con ............................................................................................................ 33
3.2.5. Ảnh hưởng của giá thể đến chiều rộng lá của cây lan giả hạc từ giống nuôi cấy
mô giai đoạn cây con ...................................................................................................... 34
3.2.6. Ảnh hưởng của giá thể đến tình hình sâu bệnh hại lan giả hạc giống nuôi cấy mô
giai đoạn cây con ............................................................................................................ 35
3.2.7. Chi phí sản xuất cây lan giả hạc từ giống ni cấy mơ ....................................... 36
3.3. Ảnh hưởng của phân bón lá và phân bón gốc đến sinh trưởng cây lan giả hạc từ
giống nuôi cấy mô giai đoạn cây con trồng tại Tp. Hồ Chí Minh ................................. 37
3.3.1. Ảnh hưởng của phân bón lá và phân bón gốc đến động thái tăng trưởng chiều
cao giả hành của cây lan giả hạc .................................................................................... 37
3.3.2 Ảnh hưởng của phân bón lá và phân bón gốc đến số giả hành của cây lan giả hạc
từ giống nuôi cấy mô giai đoạn cây con ........................................................................ 40
3.3.3 Ảnh hưởng của phân bón lá và phân bón gốc đến động thái ra lá của cây lan giả
hạc giống nuôi cấy mô giai đoạn cây con ...................................................................... 42


3.3.4 Ảnh hưởng của phân bón lá và phân bón gốc đến chiều dài lá của cây lan giả hạc
nuôi cấy mô giai đoạn cây con ....................................................................................... 44
3.3.5 Ảnh hưởng của phân bón lá và phân bón gốc đến chiều rộng lá của cây lan giả
hạc giống nuôi cấy mô giai đoạn cây con ...................................................................... 46

3.3.6. Tình hình sâu bệnh hại cây lan giả hạc giống nuôi cấy mô giai đoạn cây con ... 48
3.3.7. Ảnh hưởng của phân bón lá và phân bón gốc đến chi phí sản xuất cây lan giả hạc
từ giống nuôi cấy mô giai đoạn cây con........................................................................50
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 51
4.1. Kết luận .................................................................................................................... 51
4.2. Kiến nghị.................................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 52
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

THUẬT NGỮ

NAA

Naphthalene Axit Axetic

NST

Ngày sau trồng

PBL

Phân bón lá

PCT

Phân chậm tan


PD

Phân dê

TST

Tháng sau trồng

i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của NAA đến sự hình thành rễ của lan giả hạc từ giống ni cấy
mô giai đoạn cây con ...................................................................................................... 19
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến chiều dài rễ lan giả hạc từ giống nuôi cấy
mô giai đoạn cây con. ..................................................................................................... 20
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến động thái tăng trưởng chiều cao giả hành
của lan giả hạc giống nuôi cấy mô giai đoạn cây con ................................................... 22
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến sự hình thành giả hành mới của lan giả
hạc từ giống nuôi cấy mô giai đoạn cây con .................................................................. 23
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến động thái ra lá của lan giả hạc từ giống
nuôi cấy mô giai đoạn cây con. ...................................................................................... 24
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến chiều dài lá của lan giả hạc giống nuôi
cấy mô giai đoạn cây con. .............................................................................................. 25
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến chiều rộng lá của lan giả hạc giống nuôi
cấy mô giai đoạn cây con ............................................................................................... 26
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các nông độ NAA đến chi phí sản xuất cây giả hạc từ giống
ni cấy mô giai đoạn cây con ....................................................................................... 27
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng chiều cao cây lan giả hạc

từ giống nuôi cấy mô giai đoạn cây con. ....................................................................... 29
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của giá thể đến động thái ra lá của cây lan giả hạc từ giống
nuôi cấy mô giai đoạn cây con ....................................................................................... 30
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của giá thể đến số giả hành của cây lan giả hạc từ giống nuôi
cấy mô giai đoạn cây con ............................................................................................... 31
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của giá thể đến chiều dài lá của cây lan giả hạc từ giống nuôi
cấy mô giai đoạn cây con. .............................................................................................. 33
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của giá thể đến chiều rộng lá của cây lan giả hạc từ giống nuôi
cấy mô giai đoạn cây con. .............................................................................................. 35
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của giá thể đến tình hình sâu bệnh hại lan giả hạc giống nuôi
cấy mô giai đoạn cây con. .............................................................................................. 36
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của giá thể đến chi phí sản xuất cây lan giả hạc giống nuôi cấy
mô giai đoạn cây con ...................................................................................................... 37

ii


Bảng 3.16. Ảnh hưởng của phân bón lá và phân bón gốc đến động thái tăng trưởng
chiều cao giả hành của cây lan giả hạc. ......................................................................... 38
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của phân bón lá và phân bón gốc đến số giả hành của cây lan
giả hạc từ giống nuôi cấy mô giai đoạn cây con ............................................................ 41
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của phân bón lá và phân bón gốc đến động thái ra lá của cây
lan giả hạc giống nuôi cấy mô giai đoạn cây con. ......................................................... 43
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của phân bón lá và phân bón gốc đến chiều dài lá của cây lan
giả hạc nuôi cấy mô giai đoạn cây con .......................................................................... 45
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của phân bón lá và phân bón gốc đến chiều rộng lá của cây lan
giả hạc giống nuôi cấy mô giai đoạn cây con. ............................................................... 47
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của phân bón lá và phân bón gốc đến sâu bệnh trên cây lan giả
hạc từ giống nuôi cấy mô giai đoạn cây con.................................................................. 49
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của phân bón lá và phân bón gốc đến chi phí sản xuất cây lan

giả hạc từ giống nuôi cấy mô giai…………………………………………………….50

iii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Hoa lan giả hạc ................................................................................................. 3
Hình 2.1. Giàn ươm cây con........................................................................................... 13
Hình 2.2. Bố trí thí nghiệm 1.......................................................................................... 14
Hình 2.3. Gía thể trồng lan ............................................................................................. 15
Hình 2.4. Bố trí thí nghiệm 2.......................................................................................... 15
Hình 2.5. Bố trí thí nghiệm 3.......................................................................................... 17
Hình 3.1: Số rễ của lan giả hạc ở giai đoạn 60 ngày sau trồng ..................................... 20
Hình 3.2: Chiều dài rễ của lan giả hạc giai đoạn 60 ngày sau trồng ............................. 21
Hình 3.3. Chiều cao giả hành giả hạc các nghiệm thức thời điểm 60 ngày sau trồng .. 22
Hình 3.4: Số giả hành mới hình thành thời gian ............................................................ 23
Hình 3.5: Số lá của các nghiệm thức giai đoạn 30 ngày sau trồng................................ 25
Hình 3.6. Lan giả hạc giai đoạn 30 ngày sau trồng ....................................................... 28
Hình 3.7. Chiều cao giả hành của lan giả hạc giai đoạn 3 tháng sau trồng................... 30
Hình 3.8: Sự hình thành giả hành qua các giai đoạn ..................................................... 32
Hình 3.9. Lan giả hạc ở các nghiệm thức thời điểm 2 tháng sau trồng......................... 36
Hình 3.10: Chiều cao giả hành lan giả hạc thời điểm 5 tháng sau trồng.......................40

iv


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết
Lan giả hạc (Dendrobium anosmum) cịn được gọi lan Phi điệp hay lan Hoàng

Thảo, được rất nhiều người yêu thích. Đến nay đã biết được trên 750 chi với 35.000 loài
lan tự nhiên và hơn 75.000 giống lan do kết quả chọn lọc và lai tạo. Hiện nay trên thị
trường, giá của một thân lan Giả hạc dao động khoảng 200.000 - 500.000 đồng, tùy theo
độ dài của thân. Dựa trên nền tảng công nghệ sinh học thực vật đã được phát triển trong
thời gian qua, các nhà khoa học đã nhân giống thành công nhiều giống lan giả hạc quý,
trong đó giống lan giả hạc lai có khả năng sinh trưởng và chống chịu sâu bệnh tốt; năng
suất cao: bông sai, bông to, bông lâu tàn, mùi thơm dễ chịu.
Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng lớn trong sản xuất hoa lan đặc biệt
khu vực phía Nam, thời tiết quanh năm ấm áp, cường độ ánh sáng lớn và độ dài chiếu
sáng thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển. Tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay,
hoa lan vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, cả về số lượng và chất lượng, mới đáp ứng
khoảng 25% - 30% nhu cầu tiêu thụ nội địa, còn lại là từ các tỉnh khác trong nước và
nguồn nhập khẩu từ nước ngoài. Trên thực tế tình hình sản xuất phong lan ở Việt Nam
cịn chưa tương xứng với tiềm năng. Một vài địa phương cũng tiến hành trồng lan giả
hạc lai nhưng mới dừng ở quy mơ hộ gia đình nhỏ lẻ, chưa thống nhất được quy trình
trồng lan giả hạc, các nghiên cứu về lan giả hạc lai cịn hạn chế.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu nhân giống in vitro tạo ra một số lượng lớn cây
con, nhưng việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình trồng và chăm sóc cây con in vitro từ
giai đoạn ra vườn ươm đến khi ra cây thương phẩm vẫn chưa được thực hiện. Do vậy,
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đưa ra một số biện pháp kỹ thuật cho quy trình
trồng và chăm sóc cây con lan giả hạc cấy mô trong vườn ươm một cách hiệu quả làm
tiền đề cho các nghiên cứu liên quan tới việc trồng và chăm sóc một số loại lan giả hạc
gieo hạt khác trong tương lai
Chính vì những lý do trên nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ “Nghiên
cứu một số biện pháp trồng lan giả hạc từ giống nuôi cấy mô tại thành phố Hồ Chí Minh”
được thực hiện.
Mục tiêu dự án
Xác định được giá thể, phân bón kích rễ, phân bón gốc và phân bón lá phù hợp
cho cây lan giả hạc từ giống nuôi cấy mô giai đoạn cây con trồng tại Tp. Hồ Chí Minh.


1


Đối tượng nghiên cứu
Sự sinh trưởng của cây lan giả hạc giai đoạn vườn ươm từ giống nuôi cấy mô
dưới ảnh hưởng của các loại giá thể và phân bón khác nhau.
Giới hạn nghiên cứu
Cây lan giả hạc nuôi cấy mô từ trồng đến khi cây ra hoa là 2-3 năm, do hạn chế
về mặt không gian, thời gian, kinh phí nên trong nhiệm vụ nghiên cứu khoa học này chỉ
nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NAA, giá thể trồng gồm than và vỏ dừa chặt khúc,
liều lượng phân chậm tan NPK 15-15-15, phân dê và phân bón lá có thành phần 30-1010 đến sự sinh trưởng cây lan giả hạc từ giống nuôi cấy mô giai đoạn cây con trong 6-8
tháng

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về lan giả hạc
Lan giả hạc (Denrobium Anosmum) là một giống phong lan thân thịng, có thể dài
tới 3 m, có giống rụng lá vào mùa thu và có giống xanh tốt quanh năm. Lá mọc cách dài
8-12 cm, rộng từ 4-7 cm, hoa nở vào mùa xuân hạ, hoa to khoảng 7 cm lâu tàn và thơm,
hoa có hai màu sắc chính: tím hồng và trắng. Tuy nhiên có khá nhiều biến dạng hồng nhạt,
hồng thẫm hoặc cánh trắng lưỡi tím. Hoa lâu tàn có thể kéo dài trong 3- 4 tuần. Một cây
khỏe có thể ra 50-70 hoa. Sau khi hoa tàn, những đốt gần trên ngọn hoặc ở gần dưới gốc
thường sinh ra những cây con (keiki).

Hình 1.1. Hoa lan giả hạc
(nguồn: vườn lan tây chi)
Lan giả hạc thường mọc trên các cành cây ở cao độ khoảng 1000-1300 m tại các
rừng cây thuộc Đô Lương, Vinh, Krong Pha, Đà Lạt, Bảo Lộc, Đắk Lắk, Sông Bé, Lộc

Ninh. Giả hạc tùy vào nơi xuất xứ mà nó có những hình thái hoa, kích thước cây, mùa
nở hoa khác nhau, ở Việt Nam có các loại cơ bản: Giả hạc Lào thân to, cứng hoa đậm
màu; Giả hạc Điện Biên, Quảng Ninh cây thon dài mềm mại, giả hạc Daklay, giả hạc
Phú Thọ.

3


Cây lan gỉa hạc từ giống nuôi cấy mô sẽ qua giai đoạn trồng vườn ươm khoảng
6-8 tháng, sau đó mới trồng vào chậu lớn hoặc ghép lên bảng giá thể (bảng dương xỉ,
bảng thân cây vũ sữa, nhãn).
1.2. Yêu cầu ngoại cảnh của cây lan giả hạc
* Yêu cầu về nhiệt độ
Theo Trần Hợp (1990), cây lan giả hạc thuộc nhóm lan nhiệt đới: từ Nam Trung
bộ trở vào, nhiệt độ trung bình năm trên 23 0C.
* Ánh sáng
Tuỳ theo các loài phong lan khác nhau mà yêu cầu sống cần ánh sáng nhiều hay
ít. Theo Nguyễn Cơng Nghiệp (2000), cây lan giả hạc thuộc nhóm trung sinh cần khoảng
50% cường độ ánh sáng.
* Yêu cầu về độ ẩm
Độ ẩm là yếu tố vô cùng cần thiết cho cây lan sinh trưởng và phát triển. Độ ẩm
quá thấp cây sẽ còi cọc, sinh trưởng phát triển kém, độ ẩm quá cao tạo môi trường cho
nấm bệnh phát triển. Ẩm độ của vườn trồng lan lý tưởng cho hầu hết các loài lan là từ
40 - 70% (Trần Duy Quý, 2005).
* u cầu về độ thơng thống
Theo Nguyễn Cơng Nghiệp (2000), độ thống gió là một trong những đặc tính
quan trọng về sinh thái của cây lan. Trong điều kiện tự nhiên, các loài hoa lan thường
mọc trên các cành cao, ở tầng giữa của rừng. Cây lan ít khi mọc trên các cây của tầng
trên và gần mặt đất, bởi lẽ tầng trên gió quá mạnh và độ ẩm thấp, gần mặt đất sự thơng
gió kém và độ ẩm cao, tầng giữa với độ ẩm, ánh sáng và sự thơng gió vừa phải thích hợp

cho nhiều loại lan sinh trưởng phát triển. Vì vậy, đối với nhà vườn, lựa chọn địa điểm
thiết kế vườn thì yếu tố thống gió là một trong nhiều yếu tố quan trọng.
1.3. Đặc điểm sinh trưởng và kỹ thuật chăm sóc cây lan giả hạc từ giống ni cấy
mơ giai đoạn cây con
Theo Hồng Đắc Hiệt (2018), cây lan giả hạc từ giống nuôi cấy mô trải qua 2 giai
đoạn sinh trưởng gồm: - Giai đoạn cây con: Cây lan được ươm trong các chậu nhựa nhỏ
có đường kính 5-8 cm. Giai đoạn này từ 4-6 tháng, tính từ khi cây ra khỏi mơi trường
nuôi cấy mô tới khi cây cao 10-20 cm.
Giai đoạn cây trưởng thành: Tính từ khi cây lan giống đủ tiêu chuẩn trồng vào
chậu lớn tới khi nở hoa. Cây lan giả hạc đủ tiêu chuẩn được trồng vào chậu có kích thước

4


lớn hơn, chậu có đường kính 14 – 21 cm, chậu có thể làm từ chất liệu nhựa, gỗ, đất nung
hoặc cây lan được ghép lên các thân cây gỗ như: vũ sữa, nhãn, chơm chơm.
Mỗi giai đoạn có kỹ thuật chăm sóc khác nhau. Kỹ thuật chăm sóc cây lan giả
hạc từ giống nuôi cấy mô giai đoạn cây con theo các bước:
- Chuẩn bị giá thể
Mụn dừa: phải xử lý chất chát (tanin) trước khi trồng. Xử lý bằng cách ngâm và
xả, thời gian xử lý là 7-10 ngày (lúc này nước xả đã trong) đem trồng được.
Vỏ dừa: chọn những vỏ dừa già, khô để làm giá thể trồng. Trước khi trồng cần
xử lý chất chát (tương tự như xử lý mụn dừa). Sau khi ngâm xong, tiến hành cắt khúc
(1x2x4 cm) và đập dập để tạo độ mềm và thoáng, giúp rễ phát triển tốt.
- Chuẩn bị cây con: Trước khi chuyển cây con ra khỏi chai, cần để chai mơ ít nhất
2 tuần trong điều kiện thống mát, khơng có ánh sáng trực tiếp nhằm giúp cây thích nghi
dần với điều kiện tự nhiên.
Tiêu chuẩn cây con khi ra khỏi chai mô:
Cây con cao 4-5 cm trở lên (đo theo chiều cao vuốt lá)
Lá có màu xanh mướt, mọc thẳng, cứng cáp không bị biến dị.

Rễ khỏe, có từ 5 rễ trở lên, chiều dài rễ 2 cm, khơng có rễ bị hỏng.
Cây sinh trưởng tốt, không bị nhiễm bệnh
Cây con được phun thuốc nấm và vi khuẩn trước khi trồng.
- Kỹ thuật ra cây con: Dụng cụ để lấy cây con ra khỏi chai có thể dùng móc nhỏ
bằng sắt hoặc inox và kẹp. Tuy nhiên, nên dùng loại móc nhỏ vì thao tác nhanh và ít làm
tổn thương cây hơn so với kẹp. Cho vào chai mơ một ít nước, lắc nhẹ cho bong lớp thạch
ra rồi dùng móc sắt nhẹ nhàng kéo từng cây ra khỏi chai (chú ý xoay phần gốc hướng ra
miệng chai), tránh làm tổn thương các lá non. Cây con lấy ra thả ngay vào chậu nước,
nhẹ nhàng rửa sạch cho tới khi vuốt phần rễ cây thấy khơng cịn nhớt sau đó xếp lên rổ
nhựa cho ráo nước. Trong quá trình rửa nên loại bỏ những rễ, lá, cây bị hỏng.
Tiến hành phân loại theo kích thước (để tiện chăm sóc về sau) rồi xếp cây con
lên khay, rổ nhựa (kích thước 30x50x15 cm), giàn có lót 1 lớp mụn dừa mỏng để giữ
ẩm hoặc xếp trực tiếp lên giàn ươm hoặc xếp trên giàn ươm đã được trãi 1 lớp mụn dừa
dày từ 3 cm.
- Trồng cây ra giàn ươm: Cây được huấn luyện trên giàn từ 1-2 tuần, khi đầu rễ
có màu sáng trắng thì có thể đem trồng được.

5


Sử dụng chậu nhựa đen để trồng, nhẹ nhàng đặt cây con vào giữa giá thể sao cho
cổ rễ cây con cao hơn đỉnh của xơ dừa 1-2 mm (tránh đọng nước). Sau đó, đặt vào chậu
sao cho vừa đủ chặt (quá chặt làm hư rễ và quá lỏng làm rớt cây con ra). Khi trồng xong,
cây được đặt vào khay nhựa. Khi cây sinh trưởng tốt cần bố trí mật độ thưa dần để đảm
bảo cho cây nhận đủ ánh sáng.
- Chăm sóc
Chế độ ánh sáng: ánh sáng thích hợp nhất trong giai đoạn vườn ươm khoảng 2530% nắng (tương đương khoảng từ 4.000–6.000 lux).
Chế độ gió: gió nhẹ là thích hợp giúp nhà lưới được thơng thống và giảm nhiệt
độ ít bệnh. Gió nhiều làm cây nhanh khơ, giảm ẩm nhanh không thuận lợi cho cây sinh
trưởng.

Chế độ nước tưới: ẩm độ thích hợp cho cây con vào khoảng 70-75%. Việc giữ
ẩm cho cây con rất quan trọng, nếu tưới quá ẩm rễ cây dễ bị úng, cây vàng, chậm lớn.
Ngược lại thiếu ẩm rễ phát triển kém, hạn chế hấp thu dinh dưỡng. Nước tưới cho cây
yêu cầu không mặn, phèn, không cứng (chứa Ca2+, Mg2+), pH tối ưu từ 5,5-6,8. Khi tưới
nước cần chú ý nguyên tắc: tưới tạo độ ẩm xung quanh môi trường trồng sẽ tốt hơn thay
vì chỉ tưới ẩm cục bộ trong chậu hay trong giá thể. Chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào
sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng gắt hoặc tưới quá muộn
làm cây dễ bị bệnh. Cũng có thể bổ sung tưới nước dưới giàn ươm hoặc trên mái che
nhằm tăng ẩm độ, giảm nhiệt độ vườn ươm. Tùy điều kiện thời tiết có thể tăng số lần
tưới trong ngày.
Chế độ phân bón: Ở giai đoạn này, cây cần nhiều đạm hơn lân và kali. Lượng
phân cây cần rất ít, vì vậy khi phun phải chú ý đến nồng độ.
1.4. Tình hình nghiên cứu về các biện pháp kĩ thuật trồng lan trên thế giới và tại
Việt Nam
1.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước
* Nghiên cứu về phân bón
Miwa và Ozaki (1975) nghiên cứu trên Dendrobium nobile sinh trưởng trong giá
thể rêu nước (Sphagnum magellanicum Brid.) hoặc vỏ cây độc cần (Conium maculatum
L.) với sự kết hợp N, P, K ở các nồng độ: 0, 250, 500 và 1.000 mg/L khác nhau trong
thời gian hơn 2 năm cho thấy số giả hành, chiều dài và chiều rộng giả hành, số lá cao
nhất ở nồng độ 1.000 mgN/L . Nghiệm thức không chứa P có số giả hành, chiều dài và

6


chiều rộng giả hành; số lá, các đốt hoa, số hoa trên đốt giảm và sự nở hoa bị chậm lại.
Kali ở tất cả các nồng độ không ảnh hưởng đến cây.
Nghiên cứu xác định sự ảnh hưởng của 0, 500 và 1.000 mg N, P, K/ L đến sinh
trưởng và ra hoa của lan D. moschatum (Buch.– Ham.) Sw. “Wall” trồng trên giá thể
than cho thấy: lan sinh trưởng sinh dưỡng và ra hoa khi nồng độ lân 500 mg/L và khơng

có sự khác biệt về sinh trưởng khi tăng nồng độ lân lên 1.000 mg/L; sự tương tác giữa
N và P rất có ý nghĩa đối với số lá và tuổi thọ hoa, số lá tăng khi tăng nồng độ đạm và
lân trong khi tuổi thọ hoa giảm ở 0 mg P /L kết hợp với N nồng độ 500 và 1.000 mg/L.
Kích cỡ hoa và tuổi thọ hoa tăng khi kết hợp các nồng độ lân và 2 nồng độ kali (500,
1.000 mg/L) (Bhattacharjee, 1981).
Kulkarni và Sharanabasappa (1994) cho rằng sử dụng phân hữu cơ kết hợp với
phun N, P2O5 và K2O ở tỉ lệ 180:120:60 sẽ tăng chiều dài cành hoa lan Mokara và
Dendrobium.
Wange (1994) cho rằng sử dụng loại phân bón có hàm lượng 20N-8,6P-16,6K sẽ
làm tăng khả năng sinh sản khi bón từ 0,25 đến 1 g/L, chủ yếu tăng số lượng hoa và
đường kính thân của Dendrobium và Hồ Điệp lai.
Prakash và Dharwad (2002) cho rằng phốt pho và kali trong lá Dendrobium tăng
với bổ sung thêm 10% phân vơ cơ có chứa Ca và Mg, trong khi N đã được tăng lên trong
lá chỉ với bổ sung 5% phân hữu cơ.
Bichsel (2006) thí nghiệm trên lan Dendrobium Emperor “Prince” một năm tuổi
trồng trên giá thể than bùn : peclit : diatomit = 2:1:1 ở các liều lượng phân bón N, K:
0, 50, 100, 200 và 400 mg/L, P: 0, 25, 50, 100 và 200 mg/L ở 3 thời điểm kết thúc bón:
01/09, 01/10, 01/11/2005 (bắt đầu bón phân vào tháng 02/2005). Kết quả thí nghiệm
cho thấy các nghiệm thức kết thúc bón phân ở thời điểm tháng 10 và tháng 11 cho giả
hành nhỏ hơn.
+ Đối với đạm: Chiều cao giả hành tăng khi tăng lượng phân đạm ở các nghiệm
thức bón N, tăng mạnh ở các nghiệm thức bón N nồng độ 100 và 200 mg/L. Có sự tương
tác giữa các nồng độ đạm với sự ra hoa của cây. Số hoa tăng khi bón đạm. Khi kết thúc
bón phân vào 01/12 và bón với 200, 400 mg/L làm chậm sự nở hoa; khi bón đạm ở 200
mg/L đến 01/10, thời gian nở hoa kéo dài so với các nghiệm thức còn lại.
+ Đối với lân: Chiều cao cây ở các nghiệm thức bón lân cao hơn so với các nghiệm
thức khơng bón. Ở tất cả các thời điểm bón phân, các nghiệm thức khơng bón lân ra hoa

7



chậm hơn so với nghiệm thức có bón lân. Cây cho nhiều hoa nhất khi thời điểm kết thúc
bón lân tại 01/10 và nở hoa hoàn toàn nhanh nhất khi kết thúc bón phân tại 01/09.
+ Đối với kali: Chiều cao cây tăng dần khi tăng nồng độ K từ 0 đến 100 mg/L
nhưng khơng tăng thêm nữa khi bón kali ở các mức nồng độ cao hơn: 200 và 400 mg/L.
Tổng số hoa và số lóng cho hoa thấp nhất ở các nghiệm thức khơng bón kali. Số lá tăng
khi tăng nồng độ N và K lên 200 mg/L.
Theo Yamamoto và Narasimha (2007), để cây lan sinh trưởng phát triển mạnh và
chất lượng hoa cao, trong quá trình chăm sóc người trồng cần cung cấp dinh dưỡng kịp thời
và sớm, thành phần dinh dưỡng bao gồm: N-P-K-Ca-Mg. Sau đó, cần giảm tỉ lệ dinh dưỡng
hoặc có thể ngưng cung cấp trong mùa thu để tránh làm rụng các nụ hoa. Nhưng sau đó một
thời gian cần cung cấp lại dinh dưỡng để cây cho chất lượng hoa tốt hơn.
Theo Bichsel (2008), thí nghiệm trên D. Red Emperor “Prince”: tăng nồng độ N
và K từ 0 đến 0,1 g/l làm tăng số đốt, do đó làm tăng chiều cao cây. Thêm vào đó, áp
dụng dinh dưỡng chứa N từ 0,05-0,4 g/L làm giảm sự rụng lá trong thời kì lạnh. Dinh
dưỡng chứa K từ 0-0,2 g/L cũng cho thấy kết quả tương tự. Các nghiệm thức bón phân
chứa P nồng độ 0,025-0,2 g/L hoặc chứa K nồng độ 0,1-0,4 g/L có số hoa nhiều hơn khi
so sánh với các nghiệm thức bón phân chứa tỉ lệ P và K thấp hơn.
Yung-Ting (2008) thí nghiệm trên lan D. Sea Mary “Snow King” trên nền giá thể
đá núi lửa thô : diatomite tỉ lệ 1:1 với các mức độ phân bón 0,33; 0,67; 1,33 g/L phân
NPK tỉ lệ 15-2,3-12,9 cho thấy nghiệm thức bón phân nồng độ 0,67 và 1,33 cây cao hơn
và cho nhiều đốt hơn, do đó, cho nhiều hoa hơn so với nghiệm thức bón N-P-K nồng độ
0,33 g/L.
Supaporn và Pornprasit (1992) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và các chất
điều hoà sinh trưởng đến sự phát triển và chất lượng hoa lan Dendrobium ekapol “Panda
no.1” đã kết luận bón phân 20-20-20 làm tăng số lượng giả hành, tăng số hoa và kéo dài
độ bền hoa cắt. Bổ sung α-NAA 5 ppm, 20 ppm vitamin B1 hoặc 1% Liquinox-Start 1
tuần 1 lần trong vịng 1 tháng có hiệu quả tốt nhất đối với sinh trưởng của giả hành.
Yin-Tung Wang (1995) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng,
phát triển của lan Dendrobium đã kết luận Dendrobium Linapa “No.3” trồng chậu với

giá thể vỏ thông cỡ nhỏ và bón phân N:P:K 20:8,6:16,6 hàm lượng 1 g/lít thúc đẩy sự
xuất hiện và phát triển của giả hành, kéo dài tuổi thọ của rễ, thúc đẩy hình thành mầm
hoa và tăng số lượng hoa.

8


Nhằm xác định tỷ lệ N:P:K tốt nhất cho Dendrobium nobile Lindl. trồng chậu,
Bichsel (2008) nghiên cứu tỷ lệ N và K là 0; 50; 100; 200; 400 mg/lít, tỷ lệ P là 0; 25;
50; 100; 200 mg/lít và khẳng định tỷ lệ N:P:K lần lượt là 100 mg/lít, 50 mg/lít, 100
mg/lít thích hợp nhất cho lan Dendrobium nobile Lindl, giúp tăng chiều cao cây, tăng
kích thước giả hành, tăng số hoa và chất lượng hoa.
Zhang Taolil và cs (2009) nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn Nitơ trong
phân bón đến sinh trưởng, phát triển của lan Oncidium. Thí nghiệm được bố trí
với tỷ lệ khác nhau giữa NO 3- và NH 4+ trong phân bón là 1:0; 2:1; 4:1; 6:1; 10:1
và 0:1. Kết quả cho thấy bón phân nitơ với tỷ lệ 10:1 tốt nhất cho sinh trưởng và
phát triển của lan Oncidium, nitơ có nguồn gốc NO 3- làm tăng khả năng hấp thụ
Ca và Mg của rễ Oncidium.
* Nghiên cứu về giá thể (Trích theo Hồng Xn Nhạ, 2014)
Với mong muốn tìm ra loại giá thể phù hợp thay thế cho cây dương xỉ sợi và rong
biển trong nuôi trồng lan Cattleya intermedia giai đoạn cây con, Lone (2008) đã thử
nghiệm với các loại giá thể là cây dương xỉ sợi, rong biển, trấu hun, vỏ thông + xơ dừa
tỷ lệ 1:1, vỏ thông và xơ dừa. Kết quả theo dõi sau 10 tháng cho thấy, xơ dừa và hỗn
hợp vỏ thông + xơ dừa là những giá thể thay thế lý tưởng cho lan con Cattleya
intermedia.
Khi nghiên cứu các loại giá thể thích hợp cho cấy chuyển lan Dendrobium
officinale Kimura et Migo sau cấy mô, Guo và cs (2010) đã kết luận giá thể gồm than
bùn + vỏ cây + gỗ dăm tỷ lệ 2:4:4 có hiệu quả nhất đối với sinh trưởng, phát triển của
lan Dendrobium officinale Kimura et Migo giai đoạn cây con.
Supinrach và Supinrach (2011) đã nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể trồng đến

sinh trưởng của lan Cattleya brassolaelio Chia Lin. ở giai đoạn cây con và đã xác định
trong 5 loại giá thể là rong biển, xơ dừa, than củi, đất sét nướng và đá núi lửa thì than
củi cho hiệu quả tốt nhất đối với sự phát triển thân lá lan Cattleya brassolaelio Chia lin.
Júnior và Venturieri (2011) đã nghiên cứu ảnh hưởng của 4 loại giá thể là than
bùn, sỏi, hỗn hợp sỏi + than bùn tỷ lệ 3:1 và dương xỉ đối với Cattleya forbesii và Laelia
purpurata giai đoạn sau nuôi cấy mô. Kết quả cho thấy, dương xỉ là giá thể tốt nhất cho
C. forbesii và hỗn hợp sỏi + than bùn thích hợp nhất cho Laelia purpurata. Mặt khác nhờ
so sánh sự sinh trưởng, phát triển của cây trên 2 giá thế sỏi số 2 và hỗn hợp sỏi số 2 +
than bùn, tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của chất hữu cơ đối với các loài lan này.

9


1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nguyễn Cơng Nghiệp (2000) cũng đã có những khuyến cáo chung cho việc sử
dụng phân bón cho hoa lan. Vào mùa tăng trưởng của lan, cần dùng phân tổng hợp có tỉ
lệ NPK là 30-10-10, khi chớm nụ hoa phải sử dụng loại phân có nồng độ lân cao để hoa
chóng đậu và thêm sắc sảo như phân 10-20-20 hoặc 6-30-30. Trước khi cây bước vào
mùa nghỉ, phải dùng phân bón có nồng độ kali cao để tăng sức chịu đựng. Đối với các
loài lan đất hoặc đơn thân, tưới phân 2 lần/tuần. Các lồi khác chu kì tưới cách khoảng
xa hơn 1 tuần hay nửa tháng. Có thể tăng số lần tưới phân, nhưng cẩn thận khi tăng nồng
độ phân bón trong các lần tưới vì sẽ làm chết cây lan hoặc cây bị thối hóa.
Chất dinh dưỡng trong q trình chăm sóc giúp cung cấp năng lượng cho cây và
các cành hoa phát triển tốt nhất. Vì tỉ lệ C/N trên sự ra hoa đã được nghiên cứu bởi khi
C chiếm ưu thế hơn N cây ra hoa và ngược lại. Các thực nghiệm cho thấy: tỉ lệ C/N quá
cao cây sinh trưởng dinh dưỡng yếu, khi tỉ lệ C/N cao, sự ra hoa được kích thích, ngược
lại với tỉ lệ C/N thấp cây sinh trưởng dinh dưỡng mạnh. Ngoài các yếu tố trên các yếu
tố khác như: bao bì, nhiệt độ, độ ẩm, các chất hấp thụ bổ sung hợp lí tuổi thọ hoa sẽ
được kéo dài (Bùi Trang Việt, 2000).
Theo Bùi Trang Việt (2002), để giải quyết một số các vấn đề về chất lượng hoa,

kéo dài thời gian bảo quản và số lượng hoa trên một cành đã có một số nghiên cứu về
các phương pháp xử lí các hormon thực vật như AIA, BA, GA3 ở nụ tận cùng trước khi
thu hoạch đã có kết quả khả quan vì các chất trên khi tác động hình thành hệ thống mạch,
duy trì hoạt động mơ phân sinh, kéo dài các lóng trong mơ phân sinh cụm hoa.
Theo Trần Văn Huân và Văn Tích Lượm (2004), cây phong lan ở ngồi thiên nhiên
hút được dưỡng chất ở trong khơng khí, ở bụi mùn, ở lá cây mục và trong nước mưa. Cây
lan trồng trong chậu với giá thể: than, đá, gạch, dớn, xơ dừa, khơng có nguồn dinh dưỡng
nào, nên cần phải cung cấp thêm phân bón.
Trần Thị Thiên An (2005) đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng một số
loại phân bón lá đến sự sinh trưởng, phát triển và bệnh hại trên hoa lan Dendrobium tại
Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy: Sau 5-10 tuần sử dụng phân ĐT 501, cây lan có
chiều cao, số lá cao nhất; sau 16-20 tuần sử dụng phân ĐT 701, cây lan có chiều cao và
số nhánh hữu hiệu cao nhất; sau 16-20 tuần sử dụng phân ĐT 901 cây lan cho tổng số
hoa cao nhất. Các loại phân ĐT 501, 701, 901 đều là loại phân bón lá của Cơng ty Phân
bón Bình Điền dùng chun cho các loại hoa kiểng.

10


Lê Thị Xuân Đào (2008) đã ứng dụng quy trình sản xuất hoa lan công nghệ cao
để xây dựng mô hình sản xuất theo quy mơ hộ gia đình. Nếu sử dụng các loại phân bón
như ĐT 501, 701, 901 có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát sinh gây hại của bệnh đốm vàng
(Cercospora dendrobii). Bón phân ĐT 501 (30-10-10) cây hoa lan Dendrobium bị bệnh
đốm vàng cao nhất (8,7-11,2 %). Bón phân ĐT 901 (10-10-30) cây bị bệnh nhẹ nhất
(2,9%).
Hoàng Đắc Hiệt (2018), đã nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kĩ thuật để
phát triển mơ hình sản xuất hoa lan Dendrobium, tác giả đã xây dựng quy trình trồng và
chăm sóc lan Dendrobium nhằm đạt năng suất và chất lượng cao. Quy trình trồng lan
Dendrobium giai đoạn cây con gồm có các bước: Chọn giống, chuẩn bị giá thể, chuẩn
bị cây con, kỹ thuật ra cây con, trồng cây ra giàn ươm, chăm sóc.

1.5. Đánh giá hiện trạng các cơng trình nghiên cứu
Các nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã đưa ra liều lượng phân bón và
thành phần N, P, K trong phân bón thích hợp cho cây lan trồng trên các loại giá thể khác
nhau, tại các giai đoạn phát triển của cây lan; Các nghiên cứu cũng chỉ ra thời gian ngưng
bón để cây ra hoa nhiều, hoa lâu tàn. Tuy nhiên các nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích
thích ra rễ, phân bón lá, phân bón gốc, giá thể trồng có ảnh hưởng tới sinh trưởng và
phát triển cây lan Giả hạc ở các giai đoạn sinh trưởng chưa được nghiên cứu nhiều. Chưa
có quy trình trồng cây lan giả hạc chuẩn được công bố, mới công bố một số nghiên cứu
về môi trường nuôi cấy in vitro lan giả hạc giai đoạn ni cấy mơ trong phịng thí
nghiệm.

11


CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NAA đến sinh trưởng cây lan
giả hạc giai đoạn cây con trồng tại Tp. Hồ Chí Minh.
Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng cây lan giả hạc
từ giống nuôi cấy mô giai đoạn cây con trồng tại TP. Hồ Chí Minh
Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và phân bón gốc đến sinh
trưởng cây lan giả hạc từ giống nuôi cấy mô giai đoạn cây con trồng tại Tp. Hồ Chí Minh.

2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm
Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao. Ấp 1, xã Phạm
Văn Côi, huyện Củ Chi, Tp, Hồ Chí Minh.
2.2.2. Thời gian
Nội dung 1: tháng 3 – 4 năm 2022
Nội dung 2: tháng 5 – 8 năm 2022

Nội dung 3: tháng 8-11 năm 2022
2.3. Vật liệu nghiên cứu
- Giá thể: xơ dừa, vỏ dừa chặt khúc phải xử lý chất chát (tanin) trước khi trồng.
Xử lý bằng cách ngâm và xả, thời gian xử lý là 7-10 ngày (lúc này nước xả đã trong)
đem trồng được.
- Than củi kích thước 2-3 cm.
- Giống giả hạc ni cấy mô. Tiêu chuẩn:
+ Cây con cao 4-5 cm trở lên (đo theo chiều cao vuốt lá)
+ Lá có màu xanh mướt, mọc thẳng, cứng cáp không bị biến dị.
+ Rễ khỏe, có từ 5 rễ trở lên, chiều dài rễ 2 cm, khơng có rễ bị hỏng.
+ Cây sinh trưởng tốt, khơng bị nhiễm bệnh.
+ Cây được phun phịng trừ nấm và vi khuẩn trước khi tiến hành đem trồng
- Giàn trồng cây: làm bằng ống kẽm, căng lưới, cao 0,8 m, rộng 1,2m, dài 6 m.
- Chậu nhựa đường kính 5cm, cao 8cm, khay đựng chậu nhựa
- Phân bón lá có thành phần 30-10-10 + TE của
- Phân bón gốc: Phân chậm tan N P K 15-15-15, phân dê dạng viên phơi khô
- Thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất mancozed, fosetyl Aluminium, propined

12


2.4. Phương pháp nghiên cứu
Lan được trồng trong nhà trồng với thiết kế giảm nhiệt cho cây để đảm bảo nhiệt
độ dao động từ 18 đến 35 °C. Nhà trồng được xây dựng che lưới lan trên mái để giảm
ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, lắp đặt hệ thống phun sương, có gió thơng thống, khơ
ráo, khơng đọng nước. Nhà có mái che nilon trắng để tránh nước mưa trực tiếp vào cây
con. Chế độ tưới nước được áp dụng như nhau giữa các công thức. Khi trời nắng trên
35 °C, cây con được tưới đủ ẩm 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều và duy trì nhiệt độ
trong khoảng 25–34 °C; cây con được tưới nước 1 lần/ngày vào buổi sáng hoặc buổi
chiều; khi nhiệt độ dưới 25 °C thì cứ 2–3 ngày tưới nước một lần vào buổi trưa.

2.4.1. Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NAA đến sinh trưởng cây
lan giả hạc giai đoạn cây con trồng tại Tp. Hồ Chí Minh.

Hình 2.1. Giàn ươm cây con
.
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1 yếu tố được bố trí theo kiểu hồn tồn ngẫu nhiên (CRD) gồm 4
công thức với 5 lần lặp lại. Mỗi ô công thức gồm 100 cây, tổng số cây thí nghiệm là
2.000 cây. Thí nghiệm gồm các cơng thức:
CT1: Phun nước (đối chứng)
CT2: Phun NAA nồng độ 20 ppm, phun 15 ngày/lần, phun 4 lần, lượng phun 400L/ha
CT3: Phun NAA nồng độ 40 ppm, phun 15 ngày/lần, phun 4 lần, lượng phun 400L/ha
CT4: Phun NAA nồng độ 60 ppm, phun 15 ngày/lần, phun 4 lần, lượng phun 400L/ha
Tiến hành phun thí nghiệm sau 3 ngày ra khỏi chai mơ, cây được trải trên giàn
có rải lớp xơ dừa. Thí nghiệm được tiến hành trong nhà có mái che mưa. Tiến hành trong
2 tháng.

13


×