Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Có phải xông mũi họng nhiều quá có thể gây điếc không? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.48 KB, 3 trang )

Có phải xông mũi họng nhiều quá có
thể gây điếc không?
Mới đây, có bài báo với tiêu đề “xông mũi họng nhiều quá có
thể gây điếc”. Trong bài báo này, có ví dụ về một em bé cho
xông mũi họng một thời gian (không biết xông bao lâu? Và
thuốc gì?) mẹ nhận thấy bé nghe kém, đưa đi khám và được bác
sĩ cho biết bé bị điếc (dấu hiệu gì giúp mẹ phát hiện bé nghe
kém? Trước xông, bé nghe được tiếng động gì, nói được những
từ gì? Sau xông những đáp ứng gì với tiếng động trước có mà
sau xông không có? Lại không thấy đề cập). Thật ra ở giai đoạn
này, để tìm ra nguyên nhân gây điếc cho bé rất khó.

Nên xông tại các cơ sở y tế
Có đúng là do xông thuốc mũi họng mà bé bị điếc không hay do
nguyên nhân khác? Ví dụ bé có thể bị điếc bẩm sinh nhưng
trước đó cha mẹ không để ý nên không phát hiện ra (tuần trước
tôi vừa khám 2 bé song sinh, tuy mẹ mở trường mầm non tư
thục và 2 cháu cũng học tại trường đó luôn, vậy mà đến tận bây
giờ 2 cháu hơn 3 tuổi mới nghi ngờ bị điếc và đưa đi khám); hay
bé có thể bị điếc đột ngột đúng vào thời điểm mẹ cho xông mũi
họng… Vì vậy, kết luận điếc do xông mũi họng ở trường hợp
này có quá vội vàng không?
Tôi làm trong ngành tai mũi họng hơn 30 năm và đi chuyên về
thính học cũng khoảng 20 năm nhưng chưa gặp trường hợp nào
điếc do xông mũi họng. Thật ra, nồng độ thuốc để xông rất thấp,
khó có thể gây điếc (tôi chỉ gặp duy nhất một trường hợp tự
xông mũi với gentamycine 3 ngày thì bị mất ngửi, sau khi tôi
nói ngưng xông và điều trị thì khoảng 1 tuần sau, bệnh nhân
ngửi lại được). Khi kết luận điếc do xông mũi họng thì việc đầu
tiên phải xác định bệnh nhân đã dùng thuốc gì để xông? Thuốc
đó có trong nhóm gây ngộ độc tai không? Thuốc thuộc loại điếc


tai vĩnh viễn hay gây mất thính giác tạm thời? Ngoài ra, để chẩn
đoán xác định, cần thu thập thêm một số thông tin khác như:
nồng độ thuốc sử dụng, khả năng nghe nói trước và sau đợt
xông, kiểu điếc và kiểu xuất hiện điếc (điếc đột ngột như hôm
trước còn nghe, hôm sau đã không nghe thấy gì hay điếc từ
từ)…
Thực chất của việc xông mũi họng (khí dung) là dùng máy đẩy
hơi thuốc thành dạng hơi sương, tác dụng trực tiếp lên chỗ viêm
nhiễm ở đường hô hấp. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ rất
hiệu quả, có tác dụng chữa trị hoặc hỗ trợ điều trị một số bệnh
về đường hô hấp cấp hoặc mạn tính. Không phải bệnh mũi họng
nào cũng xông mũi họng và khi xông nên theo chỉ định và có sự
theo dõi của bác sĩ.
Không nên tự xông mũi họng ở nhà, bởi ngoài chuyện có thể sử
dụng không đúng thuốc, nguy hiểm nhất là trường hợp dị ứng
thuốc nặng hay còn gọi là sốc phản vệ, không kịp cấp cứu có thể
nguy hiểm đến tính mạng. Còn nhẹ, có thể có những biến chứng
khác, trong đó có biến chứng gây ù tai và điếc vì máu không lên
nuôi được các tế bào thần kinh thính giác. Có chỉ định thuốc
xông của bác sĩ tự xông ở nhà cũng không tốt, vì ở nhà, việc vệ
sinh dụng cụ không tốt khi xông mũi họng có thể đưa vi trùng
vào sâu trong cơ thể gây viêm phế quản, viêm phổi. Tốt nhất là
khi có chỉ định xông mũi họng của bác sĩ, nên xông tại các cơ sở
y tế vì dụng cụ để xông được xử lý vệ sinh theo đúng quy trình
quy định và có nhân viên theo dõi, khi có bất kỳ phản ứng gì sẽ
được xử lý kịp thời

×