Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Tăng cường dữ liệu văn bản tiếng việt của bài toán nhận dạng cảm xúc trong hướng tiếp cận học sâu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 154 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP THÀNH PHỐ

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

THU HỒI TÀI SẢN TRONG CÁC VỤ ÁN KINH TẾ, THAM NHŨNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Đỗ Mạnh Bổng

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP THÀNH PHỐ



BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

THU HỒI TÀI SẢN TRONG CÁC VỤ ÁN KINH TẾ, THAM NHŨNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Đỗ Mạnh Bổng

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022


1

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 9
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 9
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................. 11
2.1. Tình hình nghiên cứu về thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng . 11
2.2. Tình hình nghiên cứu về thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế ......... 14
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài .......................................................................... 15
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .............................................. 15
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài .......................................................... 15
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................. 15
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài ................................ 16

6. Ý nghĩa và tính mới về khoa học, thực tiễn của đề tài ................................ 18
7. Bố cục của đề tài ......................................................................................... 19
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THU
HỒI TÀI SẢN TRONG CÁC VỤ ÁN KINH TẾ, THAM NHŨNG ................. 20
1.1. Cơ sở chính trị - pháp lý về thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham
nhũng ............................................................................................................... 20
1.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phòng chống tội phạm
kinh tế, tham nhũng và thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng
..................................................................................................................... 22
1.1.2. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động phòng, chống tội phạm kinh tế,
tham nhũng và thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng........... 27
1.2. Quy trình thụ lý, giải quyết án và thu hồi tài sản của các cơ quan tố tụng
hình sự và cơ quan thi hành án dân sự hiện nay trong các vụ án kinh tế, tham
nhũng ............................................................................................................... 35
1.2.1. Nguồn thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố các dấu
hiệu vi phạm luật hình sự về kinh tế, tham nhũng ...................................... 35
1.2.3. Trình tự, quy trình thi hành án dân sự, thu hồi tài sản án kinh tế, tham
nhũng trong thi hành án dân sự ................................................................... 46
Tiểu kết chương 1................................................................................................ 48


2
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HỒI TÀI SẢN TRONG CÁC VỤ
ÁN KINH TẾ, THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN ............................................ 49
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................................... 49
2.1. Tình hình thụ lý, giải quyết các vụ án kinh tế, tham nhũng và thiệt hại tài
sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
......................................................................................................................... 49
2.1.1. Tình hình thụ lý, giải quyết các vụ án kinh tế, tham nhũng trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................... 49

2.1.2. Tình hình tài sản bị thiệt hại, chiếm đoạt trong các vụ án kinh tế,
tham nhũngtrên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ...................................... 56
2.2. Đánh giá thực trạng công tác thu hồi tài sản các vụ án kinh tế, tham
nhũng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .................................................. 61
2.2.1. Cơng tác thu hồi tài sản tại các đơn vị cấp quận, huyện ................... 61
Do nguồn tin và các vụ án điều tra, truy tố, xét xử án kinh tế, tham nhũng
chiếm tỷ lệ thấp hơn cấp thành phố, do vậy công tác thu hồi tài sản trong
các vụ án này cũng không chiếm tỷ lệ cao như cấp thành phố, vì phân cấp
theo thẩm quyền được quy định của BLHS và BLTTHS. .......................... 61
2.2.2. Công tác thu hồi tài sản tại các đơn vị cấp Thành phố ..................... 63
2.2.3. Công tác thu hồi tài sản khi thực hành quyền công tố án do Viện
kiểm sát nhân dân tối cao phân cơng .......................................................... 68
2.2.4. Tình hình thụ lý, giải quyết của kiểm sát thi hành án dân sự trong các
vụ án kinh tế, tham nhũng ........................................................................... 72
2.3. Kết quả điều tra khảo sát tình hình thực hiện công tác thu hồi tài sản tại
các cơ quan tố tụng và cơ quan thi hành án dân sự tại TPHCM ..................... 76
2.3.1. Đánh giá các biện pháp thực hiện THTS, nguyên nhân khi THTS khó
khăn trong từng giai đoạn tố tụng hình sự và thi hành án dân sự của án kinh
tế, tham nhũng ............................................................................................. 77
2.3.2. Đánh giá việc thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu, báo cáo về thu
hồi tài sản của các cơ quan TTHS và cơ quan THADS tại TPHCM .......... 99
Tiểu kết chương 2.............................................................................................. 114
Chương 3 DỰ BÁO, QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HỒI TÀI SẢN TRONG CÁC VỤ ÁN
KINH TẾ, THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
........................................................................................................................... 116
3.1. Dự báo tình hình tội phạm kinh tế, tham nhũng và thu hồi tài sản từ các
vụ án kinh tế, tham nhũng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ................ 116
3.2. Một số định hướng chung nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản trong
các vụ án kinh tế, tham nhũng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .......... 118



3
3.2.1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội
phạm kinh tế, tham nhũng, thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham
nhũng ......................................................................................................... 118
3.2.2. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, người
đứng đầu các cấp, cán bộ, công chức, đảng viên đối với công tác thu hồi tài
sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ ánkinh tế, tham nhũng ............ 118
3.2.3. Hồn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thu hồi tài sản bị thất
thoát, chiếm đoạt trong các vụ án kinh tế, tham nhũng ............................ 118
3.2.4. Tăng cường tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và
pháp luật, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả phối hợp trong thu hồi tài sản
từ các vụ án kinh tế, tham nhũng .............................................................. 119
3.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm sát công tác thu hồi
tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án kinh tế, tham nhũng ...... 120
3.2.6. Tiếp tục củng cố, kiện tồn tổ chức bộ máy, cơng tác cán bộ, bảo
đảm cơ sở vật chất và điều kiện làm việc, ứng dụng công nghệ thông tin
phục vụ công tác thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng ..... 120
3.3. Các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản trong các
vụ án kinh tế, tham nhũng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ................ 121
3.3.1. Hồn thiện pháp luật liên quan đến thu hồi tài sản trong các vụ án
kinh tế, tham nhũng ................................................................................... 122
3.3.2. Tăng cường tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và
pháp luật về thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................... 127
3.3.3. Nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng trong thu hồi tài sản
trong các vụ án kinh tế, tham nhũng ......................................................... 129
3.3.4. Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu và
tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thu hồi tài sản

trong các vụ án kinh tế, tham nhũng ......................................................... 133
3.3.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm sát công tác thu hồi
tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án kinh tế, tham nhũng ...... 135
3.3.6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ....................................... 136
Tiểu kết chương 3.............................................................................................. 136
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 138
PHỤ LỤC CÁC TỘI DANH NGHIÊN CỨU, PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH .. 140
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 145


4
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ

STT

VIẾT TẮT

01

BLHS

02

BLTTHS

03

TAND


04

TA

Tòa án

05

TP

Thẩm phán

06

HĐXX

Hội đồng xét xử

07

KSND

Kiểm sát nhân dân

08

VKS

Viện kiểm sát


09

KSV

Kiểm sát viên

10

CA

Công an

11

CQ CSĐT

12

CQĐT

13

ĐTV

Điều tra viên

14

CHV


Chấp hành viên

15

KT

Kinh tế

16

TN

Tham nhũng

17

CV

Chức vụ

18

THA

19

THA DS

Thi hành án dân sự


20

THQCT

Thực hành quyền công tố

21

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ luật Hình sự
Bộ luật Tố tụng hình sự
Tịa án nhân dân

Cơ quan Cảnh sát điều tra
Cơ quan điều tra

Thi hành án


5
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Quy trình thụ lý nguồn tin có dấu hiệu hình sự về kinh tế, tham nhũng
............................................................................................................................. 37
Sơ đồ 2. Quy trình giải quyết án kinh tế, tham nhũng, thu hồi tài sản trong các
giai đoạn tố tụng .................................................................................................. 45
Sơ đồ 3. Quy trình tổ chức THADS .................................................................... 47



6
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Tổng số vụ án, bị can KT, TN thụ lý tại CQĐT 2 cấp và án do
VKSND Tối cao phân công ................................................................................ 50
Biểu đồ 2. Tổng số vụ án, bị can đã giải quyết tại VKS 2 cấp TP.HCM và
VKSND tối cao phân công THQCT ................................................................... 51
Biểu đồ 3. Tổng số vụ án, bị can đã được xét xử tại Tòa án 2 cấp TP.HCM ..... 52
Biểu đồ 4. Tổng số vụ án, bị can TAND cấp huyện xét xử tại TP.HCM ........... 53
Biểu đồ 5. Tổng số vụ án, bị can TAND cấp Thành phố xét xử tại TP.HCM.... 53
Biểu đồ 6. Tổng số vụ án, bị can do VKSNDTC phân công VKSND TP.HCM
THQCT tại TP.HCM ........................................................................................... 54
Biểu đồ 7. Tổng số tiền trong các vụ án thuộc cấp quận, huyện thụ lý, giải quyết
bị thiệt hại, chiếm đoạt trong từng năm .............................................................. 57
Biểu đồ 8. Tổng số tiền trong các vụ án thuộc cấp Thành phố thụ lý, giải quyết
bị thiệt hại, chiếm đoạt trong từng năm .............................................................. 60
Biểu đồ 9. Tổng số tiền bị thiệt hại, chiếm đoạt trong các vụ án do VKSNDTC
phân công cho VKSND TPHCM xét xử ............................................................. 61
Biểu đồ 10. Số tiền cấp quận, huyện thu hồi trong 5 năm .................................. 63
Biểu đồ 11. Số tiền cấp Thành phố thu hồi trong 5 năm .................................... 64
Biểu đồ 12. Số tiền án VKSNDTC phân công thu hồi được trong 5 năm .......... 70
Biểu đồ 13. Công tác thu hồi tài sản tại Cơ quan THADS 2 cấp từng năm ....... 74
Biểu đồ 14. Thành phần Cán bộ tham gia khảo sát............................................. 77
Biểu đồ 15. Các biện pháp thu hồi tài sản quan trọng trong THTS .................... 78
Biểu đồ 16. Các giai đoạn THTS chủ yếu quy định trong BLHS, BLTTHS ..... 78
Biểu đồ 17. Các thời điểm thực hiện biện pháp THTS trong BLHS, BLTTHS . 79
Biểu đồ 18. Các biện pháp THTS sử dụng giai đoạn trước khi khởi tố vụ án .... 79
Biểu đồ 19. Các khó khăn của THTS trước khi khởi tố vụ án ............................ 80
Biểu đồ 20. Các biện pháp thu hồi tài sản trong giai đoạn điều tra .................... 84
Biểu đồ 21. Nguyên nhân THTS giai đoạn điều tra gặp khó khăn ..................... 84



7
Biểu đồ 22. Đánh giá công tác thu hồi tài sản trong giai đoạn truy tố................ 87
Biểu đồ 23. Các biện pháp thu hồi tài sản trong giai đoạn truy tố ...................... 87
Biểu đồ 24. Các khó khăn cơng tác THTS trong giai đoạn truy tố ..................... 88
Biểu đồ 25. Các biện pháp THTS trong giai đoạn xét xử ................................... 89
Biểu đồ 26. Các khó khăn trong cơng tác THTS trong giai đoạn xét xử ............ 89
Biểu đồ 27. Các khó khăn cơng tác THTS trong giai đoạn THADS .................. 99
Biểu đồ 28. Đánh giá công tác phối hợp giữa các CQ TTHS và CQ THADS . 105
Biểu đồ 29. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác THTS ..................... 121
Biểu đồ 30. Kiến nghị cấp Trung ương về công tác THTS .............................. 122


8
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Số tài sản cấp quận, huyện thu hồi theo từng giai đoạn tố tụng ............ 62
Bảng 2. Số tài sản cấp Thành phố thu hồi theo từng giai đoạn tố tụng .............. 63
Bảng 3. Số tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng do VKSND tối cao phân
công thu hồi theo từng giai đoạn tố tụng............................................................. 68
Bảng 4. Tình hình thu hồi tài sản 5 năm trong giai đoạn thi hành án dân sự ..... 73


9
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế, tội phạm kinh tế, tham nhũng nảy sinh ngày càng
nhiều, diễn biến ngày càng phức tạp. Một số vụ việc, vụ án có tính chất xun
quốc gia gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến công tác điều hành, quản lý, phát triển

kinh tế của Nhà nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp
trong và ngoài nước. Nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng gây thiệt hại giá trị đặc
biệt lớn đến tài sản Nhà nước, tổ chức, tập thể, doanh nghiệp, cá nhân, làm ảnh
hưởng đến sự phát triển công bằng, môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh
doanh nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngồi… Vì vậy, cơng tác phòng, chống tội
phạm kinh tế, tham nhũng là một trong những bộ phận trọng yếu của cuộc đấu
tranh bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện để ổn định,
phát triển nền kinh tế xã hội.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã đẩy mạnh cơng tác đấu tranh
phịng, chống tội phạm kinh tế, tham nhũng với quyết tâm chính trị cao nhằm
phát triển đất nước, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Cơng
tác đấu tranh phịng, chống tội phạm kinh tế, tham nhũng chỉ được xem là có
hiệu quả khi phát hiện hành vi phạm tội và thu hồi được tài sản chiếm đoạt trong
thời gian sớm nhất. Tỷ lệ thu hồi tài sản do hành vi phạm tội trong các lĩnh vực
này được xem là một trong những thước đo để đánh giá hiệu quả của cơng tác
đấu tranh phịng, chống tội phạm kinh tế, tham nhũng.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã
hội lớn của cả nước. Những năm gần đây, kinh tế Thành phố tiếp tục tăng
trưởng, có tỷ lệ đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Với
tổng diện tích 2.096 km², Thành phố Hồ Chí Minh là đơ thị lớn thứ 2 Việt Nam
về diện tích (sau Hà Nội) và lớn nhất về dân số1. Đặc thù về kinh tế, xã hội của
Thành phố dẫn đến tình hình an ninh, trật tự xã hội có nhiều diễn biến phức tạp,
đứng đầu cả nước về lượng án hình sự được phát hiện, giải quyết; đây cũng là
địa phương có nhiều vụ án về tham nhũng, kinh tế với tính chất phức tạp, giá trị

Tính đến tháng 7/2021, theo website World Population Review thì dân số Thành phố Hồ Chí Minh
đạt 9.077.158 người
1



10
tài sản đặc biệt lớn bị xâm hại nghiêm trọng, liên quan đến nhiều tài sản Nhà
nước, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, chính trị xã hội, các đồn thể…
Trong q trình thực hành quyền cơng tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét
xử, kiểm sát việc thi hành án dân sự giải quyết các vụ án hình sự về tham nhũng,
kinh tế và công tác thu hồi tài sản từ các vụ án này; khi tổng hợp, thống kê, đánh
giá từ ngày 01/12/2015 đến ngày 31/11/2020 về tình hình tội phạm tham nhũng,
kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm nghiên cứu nhận thấy: tội
phạm kinh tế, tham nhũng có diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều lĩnh vực như:
lừa đảo trong lĩnh vực đất đai, kinh doanh thương mại, ngân hàng, tài chính, đầu
tư cơng, cổ phần hóa, thối vốn nhà nước, quản lý, sử dụng đất đai, y tế, phúc lợi
xã hội,… Việc giải quyết các vụ án này đòi hỏi các cơ quan tố tụng phải tập
trung nhân lực, nguồn lực để đưa ra xét xử và tuyên nhiều bản án vừa có tính
nghiêm minh, vừa có tác dụng răn đe phịng ngừa cao. Dù kết quả thu hồi ở địa
phương chưa đạt như Bộ Chính trị, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
tham nhũng mong muốn (tỷ lệ trên 60%)2, nhưng các cơ quan tố tụng địa
phương cũng đã áp dụng nhiều biện pháp, hình thức, giải pháp theo quy định
pháp luật và phù hợp thực tiễn nhằm bảo đảm việc thu hồi tài sản trong các vụ
án kinh tế, tham nhũng bị chiếm đoạt, thiệt hại, thất thốt ln ở mức cao nhất
so với các tỉnh, thành khác.
Tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng tại Thành phố Hồ
Chí Minh thấp hơn yêu cầu vì nhiều lý do, như: nhận thức của cán bộ thực thi
nhiệm vụ chưa xem trọng công tác thu hồi tài sản, các quy định pháp luật liên
quan đến thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng còn bất cập, chưa
đồng bộ và thống nhất từ Trung ương đến địa phương dẫn đến cơ chế ngăn chặn,
cưỡng chế thu hồi chậm, tài sản đã bị tẩu tán; hành vi sai phạm xảy ra trong thời
gian dài, nên khi phát hiện tài sản chiếm đoạt đã bị sử dụng hết, thiệt hại, thất
thoát kéo dài; chưa có cơ chế xử lý, giải quyết thu hồi tài sản trước chế định xét
xử; xác định tội danh để thống kê việc thu hồi chưa đồng nhất ở mỗi ngành tư
pháp trong từng giai đoạn tố tụng, dẫn đến việc đánh giá, phân tích báo cáo khác

nhau làm tỷ lệ báo cáo thu hồi tài sản chênh lệch nhau giữa các ngành…
Qua nghiên cứu thực tiễn tại Thành phố và các địa phương khác, chúng tôi
xác định hiện chưa có đơn vị địa phương nào có tính chất tương đồng về phát
2

Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 và Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc
hội


11
triển kinh tế, xã hội, tình hình vi phạm pháp luật như địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh có nghiên cứu chun sâu về tình hình, thực trạng cơng tác thu hồi tài sản
trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng. Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo Cải
cách tư pháp Thành phố đã giao “Viện kiểm sát nhân dân thành phố chủ trì, phối
hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, đăng ký đề tài khoa học cấp thành
phố về quy trình thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng từ giai đoạn
điều tra, khởi tố đến thi hành án để nâng cao hiệu quả thi hành án các vụ án
kinh tế, tham nhũng…”.3 Vì vậy, việc nghiên cứu về vấn đề thu hồi tài sản trong
các vụ án kinh tế, tham nhũng ở Thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa cả về lý
luận lẫn thực tiễn.
Xuất phát từ các lý do trên, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Thu hồi tài
sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh” để phục vụ cơng tác phịng, chống tội phạm kinh tế, tham nhũng và nâng
cao hiệu quả thu hồi tài sản tại Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần vào cơng
cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu về thu hồi tài sản trong các vụ án tham
nhũng
Hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho tội phạm tham nhũng có điều kiện vượt
ra ngoài biên giới các quốc gia. Nhận thức rõ nguy cơ và hậu quả do tham nhũng

gây ra, ngày 31/10/2003 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Cơng ước về
Phịng chống tham nhũng (UNCAC). Theo đó, cơng ước quy định những quy
ước và chuẩn mực chung về: cơng tác phịng, chống tham nhũng; hình sự hóa tội
phạm tham nhũng; thu hồi tài sản bị thất thoát; hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ
thuật. Tại Việt Nam, ngày 18/9/2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phê
chuẩn Công ước UNCAC. Đây là sự kiện quan trọng thể hiện quyết tâm và cam
kết của Việt Nam với quốc tế trong cơng tác đấu tranh chống tham nhũng.
Có nhiều cơng trình khoa học, bài viết, chun đề nghiên cứu về công tác
thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng của tác giả ngoài nước, được tổng
hợp và dịch ra Tiếng Việt như: Tác giả Kevin M.Stephenso với Những rào cản
trong công tác thu hồi tài sản…., Nhà xuất bản Lao động, năm 2014; Các tác
Thông báo số 901-TB/VPTU ngày 28/3/2019 của Văn phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh kết luận ý kiến
chỉ đạo của Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban chỉ đạo tư pháp thành phố
3


12
giả Jean Pierre Brun, Larissa Gray, Clive Scott, Kevin M. Stephenson với Cẩm
nang về Thu hồi tài sản: Hướng dẫn dành cho người thực hiện, Nhà xuất bản
Lao động, năm 2015. Các tài liệu này hướng dẫn những người thực hiện công
tác liên quan đến thu hồi tài sản, khi họ phải đối mặt với những thách thức về
chiến lược, tổ chức, điều tra và pháp lý trong thu hồi những tài sản đã bị các nhà
lãnh đạo tham nhũng lấy cắp và che giấu ở nước ngồi. Qua đó, cung cấp những
kiến thức, kỹ thuật và kỹ năng cơ bản nhất cho những người tham gia trực tiếp
vào công tác thu hồi tài sản tham nhũng bị tẩu tán ra nước ngoài bao gồm các
cán bộ thực thi pháp luật, công tố viên, thẩm phán, luật sư, các chuyên gia pháp
lý, cũng như cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý nguồn lực trong
phòng, chống tham nhũng. Tài liệu là nguồn tham khảo cho cơ quan đầu mối các
cấp về công tác thu hồi tài sản khi thực hiện các hoạt động xác minh, điều tra về
nguồn gốc tài sản trong và ngoài nước để thu hồi tài sản đã được chuyển ra khỏi

Việt Nam phải thực hiện ủy thác tư pháp. Tuy nhiên, các hướng dẫn này chỉ có
thể áp dụng cho các đơn vị đầu mối thu hồi tài sản từ cấp tỉnh trở lên theo thẩm
quyền và quy định của luật tố tụng hình sự khi có u cầu ủy thác, khơng áp
dụng được cho đơn vị thực hiện cấp cơ sở (quận, huyện).
Tác giả Đỗ Thu Huyền nghiên cứu về Thu hồi tài sản tham nhũng, kinh
nghiệm quốc tế và những giá trị tham khảo cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp số 20(348), năm 2017; Tác giả Ngô Thị Quỳnh Anh nghiên cứu về Chế
định thu hồi tài sản tham nhũng và nhiệm vụ của cơ quan đầu mối về thu hồi tài
sản tham nhũng theo Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Tạp chí
Kiểm sát số 15/2017, năm 2017: hai tác giả đánh giá, phân tích các quy định của
Công ước Liên hợp quốc, hợp tác quốc tế về chống tham nhũng; nhiệm vụ của
cơ quan tố tụng quản lý đầu mối thực hiện các hoạt động ủy thác tư pháp, hợp
tác quốc tế liên quan đến công tác chống tham nhũng và thu hồi tài sản tham
nhũng; kinh nghiệm chung của quốc tế về việc thu hồi tài sản. Các nghiên cứu
này xác định: phải phân công một cơ quan tố tụng trong nước làm đầu mối hợp
tác quốc tế trong phối hợp xác minh, ngăn chặn tài sản phạm pháp đã được
chuyển qua biên giới các nước khác, đảm bảo ưu tiên việc thu hồi tài sản do
hành vi phạm tội của bị can, bị cáo, đối tượng (người thân của người phạm
tội)… của nước đang giải quyết vụ án. Việc phối hợp thực thi đề cao tư tưởng
chống tham nhũng không chỉ trong phạm vi nội bộ một quốc gia, mà của cả các
quốc gia khác đã tham gia ký kết công ước. Đồng thời, nhận xét các quy định,


13
nhiệm vụ của cơ quan đầu mối khi được giao trong công tác thu hồi tài sản, việc
phối hợp cấp quốc gia đối với các nước thành viên thực hiện Công ước Liên hợp
quốc về chống tham nhũng.
Một số tác giả trong nước cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc
gia: Tác giả Kỳ Sơn về Kinh nghiệm của Australia về thu hồi tài sản tham
nhũng, Tạp chí Kiểm sát, năm 2016; Tác giả Nguyễn Cẩm Tú về Thu hồi tài sản

tham nhũng theo quy định của pháp luật Nhật Bản, Tạp chí Kiểm sát, năm 2019;
Tác giả Bùi Văn Hưng, Trần Văn Công về Kinh nghiệm về thu hồi tài sản bị
chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng của Trung Quốc, Tạp chí
Kiểm sát, năm 2019. Nội dung của các tài liệu này nghiên cứu quy định pháp
luật nước sở tại và kinh nghiệm khi thực hiện thu hồi tài sản tham nhũng. Các
nghiên cứu này mang tính thực tiễn xứng đáng để Việt Nam tham khảo.
Ngồi ra, cịn rất nhiều nghiên cứu khoa học khác của các tác giả trong và
ngoài nước đánh giá hiệu quả hoặc chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia trong
công tác chống tham nhũng hoặc thu hồi tài sản tham nhũng. Các nội dung
nghiên cứu này là tiền đề để nghiên cứu, so sánh, đối chiếu việc thu hồi tài sản
tham nhũng tại Việt Nam so với các nước. Tuy nhiên, do chế độ chính trị-xã hội,
hệ thống pháp luật Việt Nam trong cơng tác phịng, chống tham nhũng và thu
hồi tài sản tham nhũng có sự khác biệt đặc trưng, nên các nghiên cứu này chỉ
mang tính chất tham khảo kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả các biện pháp thu hồi
tài sản ở mỗi nước. Biện pháp mỗi nước áp dụng cịn tùy theo tình hình tội
phạm, tình hình kinh tế, chính trị và quy định pháp luật của quốc gia, nên Việt
Nam cần chọn lọc nghiên cứu các giá trị có khả năng áp dụng theo từng biện
pháp hoặc đối tượng tội phạm cụ thể.
Nhiều tác giả, tổ chức đã có một số cơng trình, đề tài nghiên cứu dưới dạng
sách, báo cáo chuyên đề, luận văn cao học, bài viết đăng trên các tạp chí chuyên
ngành về công tác thu hồi tài sản tham nhũng, như:
Tác giả Tô Quang Thu (chủ biên) cuốn Phát hiện, thu hồi tiền và tài sản do
tham nhũng mà có - Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Sự thật, năm 2020; Tác giả Nguyễn Huy Tiến viết về Vai trò của Viện kiểm sát
nhân dân trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng, Tạp chí Cộng sản
số 2734-9071, năm 2020; Tác giả Phạm Xuân Việt bàn về Thực trạng công tác
thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam, nguyên nhân và một số giải pháp, Nghề
Luật, Học viện tư pháp, năm 2018; Tác giả Đặng Ngọc Dư viết về Nâng cao



14
chất lượng công tác thi hành án dân sự đối với việc thu hồi tài sản về tham
nhũng, thu hồi tài sản cho nhà nước, việc thi hành án có liên quan đến tổ chức
tín dụng, Tạp chí Kiểm sát, năm 2017; Tác giả Trương Minh Mạnh, Đỗ Thành
Trường viết về Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham
nhũng, Tạp chí Kiểm sát, năm 2015; Vụ 5 - Viện kiểm sát nhân dân tối cao có
Báo cáo Chuyên đề Thu hồi tài sản tham nhũng, tăng cường trách nhiệm của
Viện kiểm sát các cấp đối với cơng tác thu hồi tài sản trong q trình giải quyết
các vụ án tham nhũng, chức vụ, năm 2019.
Các tác giả này nghiên cứu cơng tác phịng, chống án tham nhũng, thu hồi
tài sản tham nhũng dưới nhiều góc độ khác nhau, trong từng giai đoạn tố tụng
hình sự cụ thể, hoặc chỉ nghiên cứu trong giai đoạn thi hành án đối với loại tội
phạm cụ thể, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng, đưa ra các giải pháp nâng cao
hiệu quả, chất lượng công tác thu hồi tài sản tham nhũng.
2.2. Tình hình nghiên cứu về thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế
Tác giả Nguyễn Xn m, Nguyễn Hịa Bình (chủ biên) đã nghiên cứu về
Tội phạm kinh tế thời mở cửa, Nhà xuất bản Cơng an nhân dân, năm 2004; Tác
giả Hồng Thị Quỳnh Chi, Hoàng Thành Nam bàn về Hoàn thiện pháp luật hình
sự và tố tụng hình sự về thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án
kinh tế, tham nhũng, chức vụ, Tạp chí Kiểm sát, năm 2019; Tác giả Nguyễn Chí
Dũng viết về Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham
nhũng, kinh tế ở giai đoạn thi hành án, Tạp chí Kiểm sát, năm 2019… Các tác
giả bàn về các tội phạm kinh tế trong thời kỳ đổi mới, dự báo về tình hình kinh
tế trong thời gian tới, việc cần hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự để
nâng cao tỷ lệ thu hồi trong các giai đoạn tố tụng và giai đoạn thi hành án dân
sự. Các nội dung này có ý nghĩa thực tiễn, cảnh báo được tình hình phát triển
của xã hội - kinh tế sẽ phát sinh tội phạm kinh tế.
Đánh giá chung các tài liệu, cơng trình nghiên cứu đã công bố nêu trên:
Các nghiên cứu này đề cập tổng thể q trình phịng, chống tội phạm tham
nhũng, tội phạm kinh tế và thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế

nêu cơ chế hoàn thiện pháp luật, thực trạng, đưa ra các biện pháp, giải pháp
nâng cao chất lượng thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về từng nhóm tội
phạm chung như: tham nhũng hoặc chức vụ; hoặc tham nhũng, chức vụ; hoặc
tham nhũng, kinh tế. Các nghiên cứu có đánh giá trong từng giai đoạn tố tụng


15
hình sự chung hoặc giai đoạn thi hành án dân sự. Các tài liệu nêu trên nghiên
cứu ở cấp vĩ mô về công tác thu hồi tài sản tham nhũng khi thực thi các biện
pháp thu hồi tài sản tham nhũng trong các nước thành viên tham gia Công ước
của Liên Hợp quốc. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ đánh giá ở mức độ tổng quan
cho các đơn vị thực thi, chưa có tiêu chí hoặc hướng dẫn biện pháp quản lý,
thống kê, đánh giá các biện pháp tăng cường hiệu quả công tác thu hồi tài sản ở
các đơn vị cơ sở.
Trên cơ sở kế thừa giá trị của các cơng trình nêu trên, đơn vị sẽ tập trung
đến các nội dung nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản không chỉ trong từng
giai đoạn tố tụng; từng biện pháp để thu hồi tài sản bị thất thoát, thiệt hại, mà
xuyên suốt cả quá trình ngay từ khi xác định nguồn tin, vụ việc có dấu hiệu tội
phạm hình sự về kinh tế, tham nhũng đến giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và
thi hành án dân sự; áp dụng các biện pháp thực hiện và các hình thức xử lý được
các cơ quan chức năng áp dụng hiệu quả, đảm bảo thu hồi triệt để tài sản về cho
Nhà nước, tập thể và nhân dân.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích làm rõ cơ sở lý luận
và pháp lý và đánh giá thực trạng thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham
nhũng, nhóm nghiên cứu đề xuấtcác quan điểm, giải pháp, kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Quy định của pháp luật hình sự, dân sự và thi hành án dân sự về công tác
giải quyết án kinh tế, tham nhũng và công tác thu hồi tài sản án kinh tế, tham
nhũng tại các cơ quan tố tụng (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án) và cơ quan thi
hành án dân sự tại Thành phố Hồ Chí Minh và thực tiễn áp dụng quy định pháp
luật tại các cơ quan này thông qua công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát
việc giải quyết nguồn tin, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án dân sự
của Viện KSND Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Không gian nghiên cứu: nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.


16
- Thời gian nghiên cứu: 05 năm, từ 01/12/2015 đến 31/11/2020.
- Đối tượng nghiên cứu4:
Về nhóm tội phạm tham nhũng: các tội phạm quy định tại các Điều 353 đến
Điều 366 thuộc Mục 1. Các tội phạm tham nhũng và Mục 2. Các tội phạm khác
về chức vụ trong Chương XXIII của BLHS năm 2015, sửa đổi năm 2017, tương
ứng với quy định tại Điều 2 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 điều
chỉnh về các hành vi tham nhũng. Do vậy, khi nghiên cứu về nhóm tội phạm
tham nhũng đề tài đã bao gồm nghiên cứu các tội phạm khác về chức vụ.
Về nhóm tội phạm kinh tế: các tội phạm quy định tại các Điều 200 đến
Điều 234 thuộc Mục 2. Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng,
chứng khốn, bảo hiểm và Mục 3. Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế trong Chương XVIII của BLHS năm 2015, sửa đổi năm 2017; Các tội
xâm phạm sở hữu quy định tại Điều 174, 175 thuộc Chương XVI của BLHS
năm 2015, sửa đổi năm 2017.
Đặc biệt, trong các điều luật của nhóm tội kinh tế, nhóm tác giả chỉ nghiên
cứu trường hợp tài sản bị chiếm đoạt, thiệt hại là tài sản công, tài sản của cơ
quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội (không nghiên cứu tài sản bị chiếm
đoạt, thiệt hại giữa cá nhân và cá nhân).

Nhóm tập trung nghiên cứu các biện pháp cưỡng chế và các vật chứng là
tiền, tài sản, vật có giá trị khác mà tội phạm kinh tế, tham nhũng dùng làm công
cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội
phạm.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài áp dụng, kết hợp phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
Chủ nghĩa Mác-Lênin; phép biện chứng của triết học Mác-xít; áp dụng các
phương pháp nghiên cứu: phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp, thống
kê, so sánh, khảo sát, điều tra, đối chiếu, phân tích, phương pháp quy nạp và
diễn dịch… Các phương pháp này được áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp theo từng
nội dung nghiên cứu, cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: nghiên cứu tài liệu trên các báo
cáo tổng hợp năm của các ngành tố tụng, thi hành án dân sự; nghiên cứu các chủ
4

Phụ lục các tội danh nghiên cứu, pháp luật điều chỉnh


17
trương của Đảng, quy định của Nhà nước về pháp luật cơng tác phịng, chống
tham nhũng và thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng ở các thời kỳ.
- Phương pháp định lượng: khảo sát điều tra bằng bảng hỏi có sẵn, dựa vào
mục tiêu nghiên cứu, thời gian tiến hành và kinh phí dành cho đề tài.
+ Quy mơ, địa bàn khảo sát: Nhóm nghiên cứu sử dụng ý kiến thông qua
600 Phiếu khảo sát điều tra tại: Cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát, Tòa
án, Chi cục Thi hành án dân sự 21 quận, huyện và thành phố Thủ Đức; Phòng
PC01, PC02, PC03 Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh; Phịng 1, 2, 3, 7, 11 Viện
KSND Thành phố Hồ Chí Minh; Tịa hình sự Tịa án nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh; Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh; Viện kiểm sát nhân
dân cấp cao, Tịa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo đơn vị, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm
phán, Chấp hành viên, cán bộ thống kê, tổng hợp báo cáo.
+ Nội dung khảo sát: khảo sát về tình hình báo cáo, thống kê, các biện pháp
thu hồi tài sản đang áp dụng, các biện pháp hình thức thu hồi tài sản có hiệu quả,
các ngun nhân, lý do, khó khăn ảnh hưởng đến cơng tác thu hồi, công tác phối
hợp giữa các cơ quan tư pháp trong các giai đoạn thực hiện, các giải pháp, kiến
nghị để công tác thu hồi đạt hiệu quả.
+ Kỹ thuật sử dụng: sử dụng phần mềm Microsoft Word và Excel để thực
hiện tổng hợp, báo cáo, phân tích dữ liệu đã điều tra.
- Phương pháp định tính:
+ Phỏng vấn sâu và phỏng vấn chuyên gia: đối tượng là Lãnh đạo các cơ
quan tư pháp và cơ quan liên quan (Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan Thi hành án
dân sự, Thanh tra, Kiểm toán, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Tài ngun và Mơi
trường, Ngân hàng Nhà nước, chuyên gia Luật học giảng dạy trong các trường
Đại học, cấp ủy Đảng.
+ Nội dung phỏng vấn: quan điểm về cơng tác phịng chống tội phạm tham
nhũng, kinh tế; công tác thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng; quy
định của Đảng, Nhà nước về công tác thu hồi tài sản; quan điểm về phân công
cơ quan đầu mối trong thu hồi tài sản các vụ án kinh tế, tham nhũng trong nước
và ngoài nước; quan điểm về lý luận và thực tiễn, những kiến nghị hoàn thiện cơ
thế thực thi và các đề nghị sửa đổi quy định pháp luật.


18
Đây là các buổi phỏng vấn cá nhân, mỗi buổi phỏng vấn kéo dài khoảng 45
phút đến một giờ, các câu hỏi và trả lời được ghi chép, tổng hợp.
6. Ý nghĩa và tính mới về khoa học, thực tiễn của đề tài
- Đối với cán bộ thực thi pháp luật
Cơng trình góp phần nâng cao ý thức, nhận thức, trình độ, năng lực nghiệp
vụ, phát huy tính trách nhiệm, sáng tạo, tuân thủ pháp luật của các cán bộ thực

thi đối với công tác thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.
- Đối với các cơ quan tư pháp
Cơng trình góp phần nâng cao ý nghĩa, vai trị cơng tác phịng, chống tham
nhũng; tầm quan trọng của công tác công tác thu hồi tài sản trong các vụ án kinh
tế, tham nhũng từ cơ sở lý luận, pháp lý đến thực tiễn.
Đối với ngành Kiểm sát Thành phố: Từ tình hình, thực trạng nghiên cứu,
đánh giá hình thức, biện pháp thu hồi tài sản có hiệu quả cao trong các vụ án
kinh tế, tham nhũng. Nhóm nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý, thống kê,
tổng hợp, báo cáo công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về kinh tế,
tham nhũng tại Viện kiểm sát nhân dân 24 quận, huyện và 05 phòng nghiệp vụ
của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh từ giai đoạn trước khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án dân sự.
Đối với các cơ quan tư pháp Thành phố: Đề xuất các phương pháp phối
hợp, áp dụng các giải pháp, biện pháp cụ thể khi thực hiện thu hồi tài sản trong
từng giai đoạn tố tụng ở các cơ quan tố tụng và thi hành án dân sự.
Cơng trình đề xuất giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật,
cơ chế thực thi pháp luật, hoạt động phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng
và các cơ quan, tổ chức hữu quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài
sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng trên địa bàn thành phố trong thời gian
tới.
- Đối với cấp ủy quản lý, cơ quan quản lý cấp trên
Nhóm nghiên cứu tham mưu cho các cấp Lãnh đạo ban hành các Chỉ thị,
Nghị quyết, Kế hoạch chỉ đạo các cơ quan tư pháp, cấp ủy địa phương trong
cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm tham nhũng, kinh tế nhằm hoàn chỉnh
các quy định của pháp luật về công tác thu hồi tài sản, đảm bảo việc thực thi


19
thuận lợi, có hiệu quả từ cấp trung ương đến địa phương; nâng cao tỷ lệ thu hồi
tài sản tại các cơ quan tố tụng và thi hành án dân sự tại địa phương.

Cơng trình đưa ra các kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật, cơ chế
thực thi pháp luật, xây dựng quy trình quản lý, Quy chế phối hợp giữa các cơ
quan tiến hành tố tụng và các cơ quan, tổ chức hữu quan tại địa phương, nhằm
nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng
trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.
- Đối với xã hội
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ tổng hợp, đề ra các biện pháp, giải pháp
thu hồi tài sản có hiệu quả và đạt tỷ lệ thu hồi cao trong quá trình giải quyết các
vụ án kinh tế, tham nhũng, từ đó, tăng tỷ lệ thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thiệt
hại, thất thoát của Nhà nước, tổ chức, tập thể… góp phần đấu tranh phịng, ngừa
tội phạm tham nhũng, kinh tế, có tác dụng răn đe, phịng ngừa tội phạm chung
trên địa bàn.
Đề tài cũng sẽ góp phần gợi mở hướng nghiên cứu cho các cơ quan tố tụng,
cơ quan thi hành án dân sự và các cá nhân quan tâm tiếp tục nghiên cứu chuyên
sâu hơn các vấn đề về cơng tác thu hồi tài sản nói chung và thu hồi tài sản trong
các vụ án kinh tế, tham nhũng nói riêng của từng đơn vị, từ đó góp phần nâng
cao uy tín, vị thế của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân trong công tác phòng,
chống tham nhũng, kiên quyết thu hồi triệt để tài sản trong các vụ án kinh tế,
tham nhũng trên địa bàn.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài
được bố cục gồm 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về thu hồi tài sản trong
các vụ án kinh tế, tham nhũng.
Chương 2: Thực trạng công tác thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế,
tham nhũng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Quan điểm và các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản
trong các vụ án kinh tế, tham nhũng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.



20
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ
THU HỒI TÀI SẢN TRONG CÁC VỤ ÁN KINH TẾ, THAM NHŨNG

1.1. Cơ sở chính trị - pháp lý về thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế,
tham nhũng
Thu hồi tài sản là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan
tâm và có cơ chế phù hợp để tiến hành. Mỗi quốc gia có những cách thức thu hồi
tài sản tham nhũng khác nhau, nhưng nhìn chung hiện nay có 04 phương thức
phổ biến, bao gồm: i) Thu hồi tài sản thông qua hình thức kết án; ii) Thu hồi tài
sản khơng qua hình thức kết tội; iii) Thu hồi tài sản thơng qua thủ tục hành
chính; iv) Thu hồi tài sản thơng qua thủ tục dân sự.
Pháp luật Việt Nam quy định tương đối đầy đủ về các biện pháp, trình tự,
thủ tục thu hồi tài sản có liên quan đến hành vi tham nhũng, kinh tế thông qua 2
cơ chế chủ yếu là:
- Thu hồi tài sản theo quyết định hành chính của người có thẩm quyền
trong hoạt động thanh tra khi có đủ căn cứ kết luận tiền bị chiếm đoạt, sử dụng
trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi vi phạm pháp luật gây ra theo quy định
của pháp luật thanh tra.
- Thu hồi tài sản liên quan đến tội phạm tham nhũng, kinh tế theo bản án,
quyết định có hiệu lực của Tịa án.Đây là cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng chủ
yếu ở Việt Nam hiện nay, được thực hiện thông qua cơ quan tư pháp, phù hợp
với quy định của pháp luật tố tụng hình sự về trách nhiệm chứng minh tội phạm
và yêu cầu về đảm bảo quyền con người mà Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo
trình tự luật định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật”5.
Thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng ở Việt Nam
được quy định khá rõ trong pháp luật, đặc biệt là pháp luật hình sự và pháp luật
tố tụng hình sự. Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung một số

điều năm 2017) đã có nhiều điểm mới nhằm tăng cường thu hồi tài sản trong các
vụ án kinh tế, tham nhũng như: (i) bổ sung các tội phạm tham nhũng là đối
5

Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013


21
tượng áp dụng hình phạt bổ sung tịch thu tài sản (Điều 45); (ii) bổ sung khoản
thu lợi bất chính từ việc phạm tội khi áp dụng biện pháp tư pháp tịch thu vật,
tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (Điều 47) để thu hồi tài sản tham nhũng về
cho Nhà nước; (iii) Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng
trái phép, thì khơng tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp
pháp; (iv) buộc trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý
hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do
hành vi phạm tội gây ra (khoản 1 Điều 48). Đây là cơ sở pháp lý để tòa án áp
dụng các biện pháp tư pháp nhằm thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham
nhũng.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định cụ thể trách nhiệm của Thủ
trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều tra viên, của Viện trưởng, Phó
Viện trưởng Viện kiểm sát, kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán
trong việc quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
như thu giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản để thu hồi tài sản tham nhũng.
Thu hồi tài sản do phạm tội mà có trong các vụ án kinh tế, tham nhũng
được hiểu tài sản có nguồn gốc từ tội phạm được truy nguyên, thu hồi và trả lại
cho chủ sở hữu hợp pháp, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định
của pháp luật. Đây là được xem là một trong những công cụ hữu hiệu để đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, nhằm thể hiện rõ quan điểm của pháp luật việc
tài sản phạm pháp phải được thu hồi giao trả, nhằm tránh tư tưởng “hy sinh” để
người than hưởng lợi. Thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng là một

trong những thước đo tính hiệu quả của cơng tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm kinh tế, tham nhũng. Một trong những đặc điểm nổi bật của tội phạm kinh
tế, tham nhũng là xét về động cơ hay mục đích, suy cho cùng chủ yếu vẫn là
những hành vi hướng tới việc chiếm đoạt các lợi ích vật chất – tài sản bất hợp
pháp, trái với các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, xét về hậu quả, loại tội
phạm này không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế, mà còn tạo ra những tác động
tiêu cực cho quốc gia như gây rối loạn trật tự kinh tế, trật tự an tồn xã hội, mơi
trường kinh doanh, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, làm giảm uy tín của hệ
thống chính trị...
Tội phạm kinh tế, tham nhũng là hành vi hướng tới việc chiếm đoạt tài sản.
nên kết quả quan trọng nhất trong q trình phịng, chống loại tội phạm này là


22
thu hồi lại tiền bạc, tài sản đã bị thất thốt, đã bị chiếm đoạt. Vì vậy, thu hồi tài
sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng là thước đo quan trọng về tính hiệu quả
của cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm kinh tế, tham nhũng.
Tóm lại, trong cơng trình nghiên cứu này, khái niệm thu hồi tài sản trong
các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng được hiểu là q trình trong đó tài sản
có nguồn gốc từ tội phạm kinh tế, tội phạm tham nhũng được truy nguyên, thu
hồi và trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu
theo quy định của pháp luật.
1.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phòng chống tội
phạm kinh tế, tham nhũng và thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham
nhũng
Từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã lên án những biểu hiện của sự tha hóa quyền lực của một số cán
bộ, đảng viên có chức, có quyền. Người cảnh báo về tệ nạn tham nhũng, lấy của
công dùng vào việc tư, lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, chiếm đoạt tài
sản của nhân dân, gây tổn hại kinh tế cho Chính phủ cần nghiêm trị triệt để

tương đương như tội mật thám, phản quốc. Người chỉ rõ: Tham ơ, lãng phí và
bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân và của Chính phủ, là “giặc ở trong lịng”,
là “giặc nội xâm”6. Đồng thời, tệ nạn tham nhũng, chiếm đoạt tài sản của Nhà
nước, công dân khi xét xử cần phải thu hồi tài sản về cho Nhà nước, công dân,
nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ nền pháp chế và xây dựng lòng tin
của nhân dân về Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. Từ đó cho thấy, xử lý trách
nhiệm hình sự của tội phạm tham nhũng, kinh tế luôn đi đôi với việc thu hồi tài
sản có được từ hành vi phạm tội. Để ngăn chặn nguy cơ cán bộ cậy chức, cậy
quyền, hối lộ, tham ơ, hủ hóa…, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký
Sắc lệnh số 64, thành lập Ban Thanh tra đặc biệt được quyền “đình chỉ, bắt giam
bất cứ nhân viên nào trong Ủy ban nhân dân hay của Chính phủ đã phạm lỗi
trước khi mang ra Hội đồng chính phủ hay tòa án đặc biệt xét xử”. Đây được
xem là cơ quan chống tham nhũng đầu tiên trong lịch sử cách mạng nước ta.
Ngày 27/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tiếp Sắc lệnh 223 về việc “xử phạt
đối với tội đưa hối lộ cho công chức, tội công chức nhận hối lộ, biển thủ công
quỹ hoặc của công dân”. Hình phạt cho các tội danh này rất nghiêm khắc: phạt
6

Hồ Chí Minh Tồn tập, tập 7, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, H.2022, tr.351-369.


23
khổ sai từ 5 năm đến 20 năm và phạt tiền gấp đôi tang vật, tịch thu 3/4 tài sản.
Đối tượng điều chỉnh gồm tất cả cơng chức Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp
và những người phụ trách công vụ… Sắc lệnh này là đạo luật chống tham nhũng
đầu tiên trong lịch sử cách mạng nước ta, xuyên suốt trong quá trình xây dựng,
bảo vệ đất nước và tại các kỳ họp Quốc hội đầu tiên. Chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng xác định, chủ thể của hành vi tham ô không chỉ là cán bộ, công chức,
người nắm chức vụ, quyền hạn nhất định trong bộ máy nhà nước, mà cả người
dân bình thường khi “ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế” cũng là chủ thể của

hành vi tham ơ7, việc quy định hình phạt tiền, tịch thu tài sản cao nhằm đánh vào
tài sản người phạm tội có được sẽ khơng được thụ hưởng cho chính bản thân
hoặc người thân của người phạm tội, cũng răn đe phịng ngừa chung.
Song song đó, xác định sự tồn tại và phát triển Nhà nước phụ thuộc vào
công tác quản lý, ổn định nền kinh tế, trật tự xã hội. Chính sách kinh tế, cơng cụ
quản lý, cơ chế vận hành nền kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể sẽ làm phát
sinh những hành vi phạm tội kinh tế tương ứng. Tội phạm kinh tế thường tìm
mọi cách “né tránh” sự quản lý của Nhà nước, hiểu rõ chính sách, cơ chế quản
lý, tổ chức thực hiện của cơ quan phân cấp thẩm quyền để lợi dụng các quy định
pháp luật chưa ràng buộc, điều chỉnh hoặc điều chỉnh nhưng chưa rõ ràng, cụ
thể, nhằm hưởng lợi cho cá nhân, hoặc lợi ích nhóm. Tội phạm kinh tế là các tội
phạm được diễn ra trong lĩnh vực kinh tế hoặc có liên quan tới kinh tế. Các tội
phạm kinh tế có thể chia ra thành 02 nhóm: nhóm các tội xâm phạm về trật tự
quản lý kinh tế, trật tự quản lý sản xuất kinh doanh, trật tự công cộng, phúc lợi
xã hội, lao động và môi trường hoặc xâm phạm trật tự an toàn xã hội gây thiệt
hại, ảnh hưởng về kinh tế và nhóm các tội phạm xâm phạm sở hữu các thành
phần kinh tế (bao gồm cả nhóm tội phạm của người có chức vụ, quyền hạn
phạm tội kinh tế). Tội phạm kinh tế ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định, bền
vững của Nhà nước, là mối đe dọa của xã hội, xâm hại đến an ninh quốc gia. Từ
đó cho thấy, tội phạm kinh tế mang đặc trưng của nền kinh tế, kinh tế càng phát
triển thì thủ đoạn của tội phạm kinh tế càng đa dạng và tinh vi hơn.
Nhà nước thực hiện đường lối đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động
theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và định hướng xã hội chủ
nghĩa. Khi chuyển đổi nền kinh tế, cơ chế thị trường có thể tác động tiêu cực đến
7

Hồ Chí Minh Tồn tập, tập 7, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, H.2011, tr.355



×