Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Chuyên Đề Hệ Thống phân phối lực phanh điện tử ebd.vlute

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 43 trang )

MỤC LỤC
PHẦN 1: TỔNG QUAN.................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................2
5. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................3
PHẦN 2: NỘI DUNG....................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH............................................4
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................4
1.2. Khái quát về hệ thống phanh...........................................................................7
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT, CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ
THỐNG EBD...........................................................................................................16
2.1. Khái quát.......................................................................................................16
2.2. Cấu tạo..........................................................................................................17
2.3. Nguyên lý hoạt động.....................................................................................28
2.4. Hệ thống phanh ABS....................................................................................31
2.5. Phanh khẩn cấp BA.......................................................................................33
2.6. So sánh van điều hòa lực phanh và EBD.......................................................34
2.7. Ưu-nhược điểm của hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD..................35
2.8. Ứng dụng hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD trên xe Toyota..........36
PHẦN 3: KẾT LUẬN..................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................39


DANH MỤC HÌNH ẢN

Hình 1. Phanh bằng khúc gỗ...........................................................................................4
Hình 2. Phanh khí nén....................................................................................................5
Hình 3. Phanh tang trống................................................................................................5
Hình 4. Phanh thủy lực...................................................................................................6


Hình 5. Hệ thống phanh sử dụng trợ lực chân khơng.....................................................9
Hình 6. Hệ thống phanh sử dụng trợ lực thủy lực.........................................................10
Hình 7. Van điều hịa lực phanh...................................................................................11
Hình 8. Ngun lý hoạt động của van P đơn................................................................11
Hình 9. Van P kép và Van P & Van nhánh...................................................................13
Hình 10. Van LSPV......................................................................................................14
Hình 11. Hệ Thống EBD..............................................................................................16
Hình 12. Cấu tạo hệ thống phối lực phanh điện tử EBD...............................................17
Hình 13. Cảm biến gia tốc ngang.................................................................................18
Hình 14. Cảm biến tốc độ bánh xe................................................................................19
Hình 15. Cảm biến độ lệch của xe................................................................................20
Hình 16. Hoạt động của cảm biến độ lệnh....................................................................21
Hình 17. Biểu đồ điện áp của cảm biến độ lệch............................................................21
Hình 18. Cảm biến góc xoay vơ lăng............................................................................22
Hình 19. Cảm biến tải trọng.........................................................................................23
Hình 20. Cấu tạo cảm biến giảm tốc.............................................................................23
Hình 21. Cảm biến giảm tốc.........................................................................................24
Hình 22. Van điều khiển thủy lực.................................................................................24
Hình 23. Cấu tạo van điều khiển thủy lực.....................................................................26
Hình 24. Bộ điều khiển ECU........................................................................................27
Hình 25. EBD giúp quãng đường phanh ngắn hơn.......................................................28
Hình 26. EBD hoạt động khi xe vào cua......................................................................29
Hình 27. EBD hoạt động khi xe tránh chướng ngại vật................................................29
Hình 28. Sơ đồ phân bổ lực phanh................................................................................30


Hình 29. Cấu tạo hệ thống phanh ABS.........................................................................31
Hình 30. Hệ thống phanh BA.......................................................................................33
Hình 31. Biểu đồ so sánh..............................................................................................34
Hình 32. Hệ thống an toàn Star....................................................................................36



PHẦN 1: TỔNG QUAN
1. Lý do chọn đề tài
Sản xuất ô tô trên thế giới ngày nay tăng vượt bậc, ô tô trở thành phương tiện
quan trọng về hành khách và hàng hóa cho các ngành kinh tế quốc dân, đồng thời trở
thành phương tiện tư nhân ở các nước có nền kinh tế phát triển. Vấn đề tai nạn giao
thông hiện nay trên đường là vấn đề cấp thiết hàng đầu ln phải quan tâm.
Năm 2006 có 42000 vụ tai nạn giao thơng làm hơn 20.000 người chết. Nó
khơng những gây thiệt hại lớn về người mà còn gây thiệt hại lớn về tài sản của nhà
nước và của cơng dân. Một trong những ngun nhân đó là do con người gây ra. Do hư
hỏng máy móc trục trặc về kỹ thuật và điều kiện đường xá. Trong nguyên nhân hư
hỏng máy móc trục trặc kỹ thuật thì tỉ lệ tai nạn giao thông do hệ thống phanh là 52.2
% đến 74.4%. Vì thế mà hiện nay hệ thống phanh càng được cải tiến, tiêu chuẩn về
thiết kế, chế tạo và sử dụng nghiêm ngặt và chặt chẽ nhằm tăng hiệu quả phanh tính ổn
định hướng, tăng độ tin cậy làm việc với mục đích đảm bảo an tồn chuyển động của ô
tô.
Vào 1958 hệ thống ABS được áp dụng trên ô tô đã hạn chế phần nào hạn chế
đươc số vụ tai nạn do hệ thống phanh. Nhưng ABS có một hạn chế là trong những
trường hợp phanh gấp, lực phanh khơng được phân bố hợp lí với tải trọng xe dẫn đến
hiện tượng trượt lết…..dẫn đến xe mất ổn định và gây ra tai nạn. Từ đó hệ thống phanh
EBD (Electronic Brakeforce Distribution) ra đời để cải thiện hiệu suất phanh của xe.
Nó tự động điều chỉnh lực phanh trên từng bánh xe để đảm bảo sự phân bổ hiệu quả
hơn của lực phanh. Điều này cải thiện tính ổn định và khả năng kiểm sốt của xe, đồng
thời tối ưu hóa khoảng cách dừng lại và giảm nguy cơ tai nạn.
Trong báo cáo này, nhóm tìm hiểu hệ thống EBD nhằm hiểu rõ về cấu tạo,
nguyên lý hoạt động của hai hệ thống, từ đó tìm ra cách sử dụng tốt nhất.

1



2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của hệ thống EBD là tổng quan về hệ thống trên xe
cũng như nắm rõ được cách thức kiểm soát của hệ thống, tìm hiểu cơ cấu hoạt
động và thiết bị vận hành được sử dụng trên xe.
Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng thực tế về hệ thống phân phối
lực phanh điện tử EBD
3. Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu tài liệu.
+ Phương pháp phân tích suy luận.
+ Phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp các kết quả nghiên cứu.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Hệ thống phanh EBD (Electronic Brakeforce Distribution) có ý nghĩa khoa học
quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất và an tồn của hệ thống phanh trên các
phương tiện giao thơng. Bằng cách điều chỉnh lực phanh trên từng bánh xe dựa trên
nhiều thông số như tải trọng, trạng thái đường, và tình trạng phanh, EBD giúp:
+ Tối ưu hóa phân bố lực phanh: EBD giúp ngăn chặn tình trạng bánh bị khóa,
giúp tránh mất kiểm sốt của xe trong tình huống phanh gấp. Điều này cải thiện tính ổn
định và khả năng lái của xe.
+ Tăng khả năng kiểm soát: Bằng cách điều chỉnh lực phanh trên từng bánh xe,
EBD giúp người lái duy trì sự kiểm sốt tốt hơn khi phanh trên các điều kiện đường
khác nhau, như đường ướt, đường cát, hoặc đường bằng.
+ Giảm khoảng cách dừng lại: Bằng cách tối ưu hóa phanh trên từng bánh xe,
EBD giúp rút ngắn khoảng cách dừng lại của xe, cải thiện thời gian phản ứng và giảm
nguy cơ va chạm.

2



+ Tăng cường an toàn: EBD là một phần quan trọng của hệ thống an toàn tổng
thể trên xe, giúp giảm nguy cơ tai nạn và tăng khả năng bảo vệ cả người lái và hành
khách.
Tóm lại: hệ thống phanh EBD mang ý nghĩa khoa học trong việc kết hợp các
công nghệ điện tử để cải thiện hiệu suất và an tồn khi phanh trên các phương tiện giao
thơng.
5. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD:
Chương 1. Tổng quan về hệ thống phanh
Chương 2. Khát quát, cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống EBD

3


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Lịch sử phát triển của hệ thống phanh trải qua nhiều giai đoạn phức tạp và tiến
bộ. Dưới đây là tóm tắt về lịch sử phát triển của hệ thống phanh.
- Bao gồm các hệ thống phanh:
+ Phanh cơ học ban đầu: Ban đầu, xe hơi sử dụng phanh cơ học bằng cách sử
dụng tay để kéo cáp phanh và tạo lực phanh bằng cách áp dụng ma sát lên bề mặt bánh
xe.

Hình 1. Phanh bằng khúc gỗ
+ Phanh khí nén: Hệ thống phanh khí nén (air brake) trên ơ tơ ra đời vào thập kỷ
cuối cùng của thế kỷ 19. Một trong những phát minh quan trọng trong lĩnh vực này là
công việc của nhà phát minh George Westinghouse. Năm 1869, ông đã nhận bằng sáng
chế đầu tiên liên quan đến hệ thống phanh khí nén cho xe cơ giới.


4


Hình 2. Phanh khí nén
1. Máy nén khí; 2. Bộ lọc khí; 3. Bình chứa khí; 4. Tổng van; 5,6. Bầu phanh;
7. Bàn đạp phanh; 8. Bộ áp kế; 9. Tang trống
+ Phát minh phanh tang trống: Vào năm 1902, Georges Renault đã phát minh ra
phanh tang trống, cải thiện hiệu suất phanh và giảm nguy cơ bánh bị khóa.

Hình 3. Phanh tang trống

5


+ Hệ thống phanh thủy lực: Thập kỷ 1920, hệ thống phanh thủy lực bắt đầu
được sử dụng. Bằng cách sử dụng dầu thủy lực thay vì cáp, hệ thống này cung cấp khả
năng phanh mạnh mẽ hơn và ổn định hơn.

Hình 4. Phanh thủy lực
1. Bàn đạp phanh; 2. Cán đẩy; 3. Piston chính; 4. Xylanh chính; 5. Van cao áp; 6.
Đường ống; 7. Xylanh con; 8. Piston con; 9. Guốc phanh; 10. Chốt; 11. Tang trống;
12. Lò xo.

+ Phanh đĩa: Phát minh của hệ thống phanh đĩa xuất hiện vào những năm 1950,
ban đầu trên các xe đua. Phanh đĩa cung cấp hiệu suất phanh tốt hơn và giảm nguy cơ
mất hiệu suất do quá nhiệt.
+ Hệ thống ABS (Anti-lock Braking System): Được phát minh vào những năm
1950 bởi Gabriel Voisin, hệ thống ABS được phát triển mạnh mẽ sau này. Công nghệ

6



này ngăn chặn bánh bị khóa trong q trình phanh gấp, cải thiện khả năng kiểm sốt và
an tồn.
+ Hệ thống phanh điện tử: Từ những năm 1970 trở đi, các công nghệ phanh điện
tử như EBD (Electronic Brakeforce Distribution) và ESP (Electronic Stability
Program) bắt đầu xuất hiện. Chúng cải thiện tính ổn định, hiệu suất phanh và khả năng
kiểm sốt trong các tình huống phức tạp.
+ Phanh tái sinh: Các công nghệ phanh tái sinh xuất hiện cùng với xe hybrid và
điện. Chúng giúp tái sử dụng năng lượng từ động cơ điện trong q trình phanh, tối ưu
hóa hiệu suất nhiên liệu.
Lịch sử phát triển của hệ thống phanh đã trải qua sự tiến bộ và đổi mới liên tục
để cung cấp hiệu suất phanh tốt nhất và đảm bảo an tồn trong q trình lái xe.
1.2. Khái quát về hệ thống phanh
1.2.1. Nhiệm vụ và yêu cầu
Hệ thống phanh trên ơ tơ có nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo an tồn
khi lái xe. Nó giúp người lái kiểm soát tốc độ và dừng xe một cách an tồn.
- Nhiệm vụ:
+ Kiểm sốt tốc độ: Hệ thống phanh giúp giảm tốc độ và dừng xe khi cần thiết,
giúp duy trì khoảng cách an tồn với các phương tiện khác và nguy cơ trước mắt.
+ Đảm bảo an tồn: Hệ thống phanh đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo
an toàn cho tất cả người tham gia giao thông bằng cách giảm nguy cơ va chạm và tai
nạn.
- Yêu cầu:
+ Khả năng phanh trong khoảng cách an tồn: Hệ thống phanh cần có khả năng
giảm tốc độ một cách hiệu quả trong khoảng cách an toàn để tránh va chạm với phương
tiện hoặc vật cản phía trước.
+ Khả năng kiểm soát: Hệ thống phanh cần cung cấp khả năng kiểm soát tốt cho
người lái, cho phép họ điều chỉnh mức độ phanh tùy theo tình hình giao thơng và địa
hình.


7


+ Khả năng hoạt động ổn định: Hệ thống phanh cần hoạt động ổn định trong
mọi điều kiện thời tiết và mơi trường, bao gồm cả trên đường khó khăn hoặc đường
ướt.
+ Phản hồi nhanh chóng: Hệ thống phanh cần có khả năng phản hồi nhanh
chóng khi người lái đạp vào bàn đạp phanh, đảm bảo thời gian phản ứng ngắn và hiệu
quả.
+ Kiểm soát độ bám đường: Hệ thống phanh cần được thiết kế sao cho người lái
có thể kiểm sốt tình trạng độ bám đường của bánh xe trong q trình phanh, tránh
trượt bánh hoặc mất kiểm sốt.
+ Hiệu suất ổn định trong thời gian dài: Hệ thống phanh cần có khả năng duy trì
hiệu suất ổn định và hiệu quả trong thời gian dài sử dụng, tránh sự suy giảm qua thời
gian.
+ Bảo trì dễ dàng: Hệ thống phanh cần được thiết kế sao cho việc bảo trì, kiểm
tra và thay thế các linh kiện dễ dàng, giúp duy trì hiệu suất tốt của hệ thống.
Tóm lại, hệ thống phanh trên ơ tơ đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo an
tồn và kiểm sốt tốc độ khi lái xe. Các yêu cầu kỹ thuật và tính năng cần được thiết kế
và cải tiến liên tục để đảm bảo hiệu suất tốt và an toàn cho người lái và mọi người tham
gia giao thông.
1.2.2. Cấu tạo
Hệ thống phanh trên ô tô bao gồm nhiều thành phần và linh kiện khác nhau, làm
việc cùng nhau để tạo ra sự kiểm soát tốc độ và đảm bảo an toàn khi lái xe. Dưới đây là
cấu tạo cơ bản của hệ thống phanh trên ô tô:
- Trợ lực:
+ Trợ lực chân không: Hệ thống này sử dụng sự hút chân khơng (hút khơng khí)
để tạo ra lực trợ lực, giúp người lái áp dụng lực lên bộ phận phanh dễ dàng hơn.


8


Hình 5. Hệ thống phanh sử dụng trợ lực chân không
+ Trợ lực thủy lực: Hệ thống trợ lực phanh thủy lực hoạt động gần giống với trợ
lực chân không, nhưng thay vì sử dụng áp suất chân khơng, nó trực tiếp sử dụng áp
suất thủy lực. Nó được cung cấp bởi bơm trợ lực lái và thường sẽ hỏng cùng lúc với trợ
lực lái.

9


Hình 6. Hệ thống phanh sử dụng trợ lực thủy lực
- Bình chứa dầu phanh: Dầu phanh được lưu trữ trong bình chứa dầu phanh. Khi
đạp bàn đạp phanh, dầu phanh được đẩy qua hệ thống để tạo lực phanh.
- Van điều hòa lực phanh: Đây là một bộ phận quan trọng trong hệ thống phanh
của ô tô, được thiết kế để điều chỉnh lực phanh giữa các bánh xe trước và bánh xe sau
để đảm bảo hiệu suất phanh đồng đều và an tồn. Van điều hịa lực phanh có một số
loại phổ biến như: van P đơn, van P kép, van P và van nhánh, van LSPV.

10


+ Van P đơn:

Hình 7. Van điều hịa lực phanh
1. Bàn đạp phanh; 2. Bộ trợ lực phanh; 3. Xylanh chính; 4. Van điều hịa đơn; 5.
Đường ống dẫn dầu ra cơ cấu phanh trước; 6. Ống dẫn dầu ra cơ cấu phanh sau.
Nguyên lý hoạt động: Áp suất thuỷ lực do xylanh chính tạo ra tác động lên các
phanh trước và sau. Các phanh sau được điều khiển sao cho áp suất thuỷ lực được giữ

bằng áp suất xylanh cho đến điểm chia và sau đó thấp hơn áp suất xylanh sau điểm chia
và được thể hiện qua các giai đoạn sau:

Hình 8. Nguyên lý hoạt động của van P đơn

11


Vận hành trước điểm chia: Lực lò xo đẩy piston về bên phải, áp suất thủy lực
từ xy lanh chính đi qua khe giữa piston và cupen xylanh để tác động một lực bằng nhau
lên các xylanh phanh của bánh trước và bánh sau. Tại thời điểm này một lực tác động
làm piston dịch chuyển sang bên trái bằng cách tận dụng độ chênh lệch diện tích bề
mặt nhận áp suất nhưng khơng thể thắng được lị xo, vì vậy piston không dịch chuyển.
Vận hành tại cửa chia: Khi áp suất thủy lực tác động vào xy lanh của bánh sau
tăng lên, áp suất này đẩy piston về bên trái và thắng lực của lò xo làm cho piston dịch
chuyển sang bên trái và đóng mạch dầu.
Vận hành sau điểm chia: Khi áp suất thủy lực từ xylanh chính tăng lên, mức
tăng áp suất này đẩy piston sang phải để mạch dầu mở. Khi trạng thái này sảy ra, áp
suất thủy lực của bánh sau tăng lên và áp suất đẩy piston sang trái bắt đầu tăng lên, vì
vậy trước khi áp suất thủy lực đến xy lanh bánh sau tăng lên hồn tồn piston dịch
chuyển sang trái và đóng mạch dầu. Vận hành này của van được lặp đi lặp lại để giứ áp
suất thủy lực của bánh sau không cao hơn bánh trước.
Vận hành khi nhả bàn đạp: Khi áp suất thủy lực từ xylanh chính giảm xuống,
dầu ở phía xylanh bánh sau đi qua cupen bên ngồi để trở về xylanh chính.
+ Van P kép:
Nguyên lý hoạt động của bộ điều hòa này tương tự như của bộ điều hịa đơn: có
điều bộ điều hịa sử dụng hai bộ điều hịa tĩnh trên cùng một vỏ, thì mỗi bộ điều hoà
được dùng để hiểu chỉnh áp suất dầu đưa vào bộ điều hòa và giữ nguyên áp suất sau xi
lanh chính để điều khiển phanh cho bánh xe cầu trước. Các xi lanh phanh cầu sau nhận
áp suất trong cùng một buồng xi lanh chính và được điều chỉnh để cấp cho bánh xe

cầu sau.
Khi không phanh: Pít tơng dưới tác dụng của lị xo và thanh đàn hồi làm cho
pít tơng nằm ở vị trí trung gian tùy vào mức độ tải trọng tác dụng lên thanh đàn hồi 1.
Dầu từ xi lanh chính thơng qua các khe hở trên vỏ van, cấp cho buồng dầu pit tông và
điền đầy tới xi lanh bánh xe.

12


Khi phanh: Khi tiến hành phanh dưới tác dụng của người lái thông qua các cơ
cấu dẫn động đến xi lanh phanh chính.

Hình 9. Van P kép và Van P & Van nhánh
+ Van P & van nhánh: Van P & van nhánh đóng hai vai trị: Thứ nhất nó tác
động như một van P bình thường. Ngồi ra, nếu mạch thuỷ lực của các phanh trước bị
hỏng vì bất cứ lý do nào, nó sẽ làm mất chức năng của van P.
+ Van điều phối theo tải trọng(LSPV): Về cơ bản van LSPV là một bộ phận
giống như van P, nhưng nó có thể điều chỉnh điểm chia của van P cho thích ứng với
chế độ tải trọng tác động lên các bánh sau, LSPV tránh cho các phanh sau bị khố hãm,
bị trượt và cũng làm cho nó nhận được lực phanh lớn nhất khi tải trọng của bánh sau
lớn.

13


Hình 10. Van LSPV
- Bộ truyền động: Dầu phanh được truyền qua bộ truyền động để tới các bộ phận
phanh. Nó bao gồm ống dẫn phanh và ống dẫn đến các bánh xe.
- Bộ phanh: Ở mỗi bánh xe, có một bộ phanh bao gồm các linh kiện như bốt
phanh, ống dẫn phanh, má phanh và đĩa phanh (nếu là hệ thống phanh đĩa) hoặc bộ

mạch phanh (nếu là hệ thống phanh tang trống).
- Bàn đạp phanh: Là bộ phận mà người lái sử dụng để điều khiển hệ thống
phanh. Khi người lái đạp bàn đạp phanh, nó tạo ra lực và tín hiệu để kích hoạt hệ thống
phanh.
- Trống phanh hoặc đĩa phanh: Đây là thành phần chịu trách nhiệm tạo ra ma sát
để giảm tốc độ xe. Trống phanh thường được sử dụng ở các xe cũ hơn, trong khi đĩa
phanh thường được sử dụng ở các xe hiện đại hơn.
- Má phanh: Má phanh là một thành phần quan trọng của hệ thống phanh, tạo ra
lực ma sát bằng cách ép các bát phanh vào trống phanh hoặc đĩa phanh.
- Các bộ điều khiển và cảm biến: Hệ thống phanh cũng bao gồm các bộ điều
khiển và cảm biến như hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) và hệ thống kiểm soát ổn

14


định (ESC), giúp duy trì sự ổn định và kiểm sốt tốc độ trong các tình huống khó
khăn.
- Ống dẫn phanh: Các ống dẫn phanh truyền dầu phanh từ bình chứa đến các bộ
phận phanh ở các bánh xe. Chúng thường được làm bằng thép khơng gỉ để đảm bảo
tính bền và an toàn.
- Hệ thống điều khiển: Hệ thống phanh thường được điều khiển bởi một bộ điều
khiển phanh chính, thường được kết hợp với hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) và
hệ thống kiểm soát ổn định (ESC).

15


CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT, CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA
HỆ THỐNG EBD
2.1. Khái quát

Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD (Electric Brakeforke Distribution)
có tác dụng ngăn ngừa và triệt tiêu các nguy cơ tiềm ẩn sắp xảy ra với xe ô tô. Ta biết
rằng lực phanh lý tưởng được phân phối ở các bánh xe tỉ lệ với sự phân bố tải trọng tác
dụng lên chúng. Phần lớn các xe có động cơ đặt ở phía trước, tải trọng tác dụng lên các
bánh xe trước là lớn hơn. Đồng thời khi phanh, do lực quán tính nên tải trọng cũng
được phân bố lại, càng tăng ở các bánh xe trước và giảm đi ở các bánh xe sau.

Hình 11. Hệ Thống EBD
Vì vậy lực phanh ở các bánh xe sau cần được phân phối nhỏ hơn so với bánh
trước để chống hiện tượng sớm bị bó cứng bánh xe. Khi xe có tải thì tải trọng ở các
bánh sau tăng lên cần phải tăng lực phanh ở các bánh sau lớn hơn so với trường hợp xe

16


khơng có tải.Việc phân phối lực phanh này trước đây được thực hiện hồn tồn bởi các
van cơ khí như van điều hoà lực phanh, van bù tải, van giảm tốc…
Một trường hợp nữa là khi xe quay vòng, tải trọng cũng tăng lên ở các bánh xe
phía ngồi, cịn phía trong giảm đi, nên lực phanh cũng cần phải phân phối lại, nhưng
các van điều hòa lực phanh cơ khí khơng giải quyết được vấn đề này. Nhưng với EBD
việc phân bố lực phanh tự động và dễ dảng. giúp cho xe tránh xảy ra hiện tượng trượt
khi phanh gấp cũng như gặp tình huống bất ngờ xảy ra.
2.2. Cấu tạo

Hình 12. Cấu tạo hệ thống phối lực phanh điện tử EBD
Vể cơ bản hệ thống phân bổ lực phanh EBD chia sẻ 1 số phần cứng với ABS
như: cảm biến tốc độ xe, cảm biến tốc độ từng bánh xe và cả bộ điều khiển trung tâm
ECU. Bên cạnh đó, EBD cịn sử dụng một số cảm biến khác giúp tăng tính hiểu quả
đánh giá tình huống như:


17



×