Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Thông báo số 6351/TB-BNN-VP potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.58 KB, 2 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 6351/TB-BNN-VP Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2011


THÔNG BÁO
Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG LƯƠNG LÊ PHƯƠNG TẠI HỘI NGHỊ
QUỐC TẾ VỀ CA CAO VIỆT NAM
Ngày 13 tháng 12 năm 2011 tại TP. Bến Tre Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
phối hợp với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức Hội nghị quốc tế về ca cao tại Việt Nam. Tham
dự Hội nghị có gần 400 đại biểu đại diện của 24 địa phương hiện đang trồng và có tiềm
năng phát triển ca cao vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông
Cửu Long (gồm các lãnh đạo Sở NN và PTNT, Hội Nông dân, Trung tâm Khuyến nông);
đại diện các đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán nước ngoài tại Việt Nam; doanh nghiệp sản
xuất chế biến ca cao, tổ chức quốc tế, chuyên gia trong và ngoài nước về lĩnh vực ca cao;
các cơ quan thông tấn báo, đài trung ương và địa phương.
Hội nghị Quốc tế về Ca cao Việt Nam với chủ đề Xúc tiến thương mại và phát triển Ca
cao bền vững tại Việt Nam đã tập trung các tham luận trên 3 chủ đề lớn là “Ca cao Việt
Nam - Thực trạng và định hướng phát triển”, “Tình hình chế biến, thương mại, hợp tác
quốc tế” và “Ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm”.
Sau khi nghe 13 báo cáo tham luận và ý kiến phát biểu của các đại biểu về tiềm năng phát
triển, những khó khăn đang phải đối mặt và những kiến nghị, đề xuất, Thứ trưởng Lương
Lê Phương đã có ý kiến chỉ đạo như sau:
1. Ca cao là loại cây có đặc tính sinh trưởng khá phù hợp với điều kiện tự nhiên của các
tỉnh phía Nam (chủ yếu là Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên);
sản phẩm ca cao Việt Nam có chất lượng tốt được thị trường thế giới chấp nhận; trồng


xen cây ca cao với cây trồng khác (dừa, nhãn, điều …) đang trở thành một mô hình hiệu
quả cho người nông dân. Tuy nhiên, trong thời gian tới, việc phát triển cây ca cao cần
phải theo hướng bền vững trên cơ sở thâm canh nhằm tăng khối lượng sản phẩm hàng
hóa, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất, nâng cao thu nhập cho người dân và
bảo vệ môi trường. Giao Cục Trồng trọt phối hợp với Ban điều phối ca cao Việt Nam rà
soát điều chỉnh quy hoạch phát triển ca cao Việt Nam đến 2015 và định hướng đến 2020,
làm cơ sở để các địa phương định hướng và xây dựng quy hoạch chi tiết nhằm phát triển
cây ca cao theo đặc điểm, điều kiện của địa phương mình.
2. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về kỹ thuật canh tác,
phòng trừ sâu bệnh, thu hái và sơ chế cho người trồng và các hộ thu gom, sơ chế ca cao
nhằm tạo ra sản phẩm ca cao có chất lượng được thị trường chấp nhận. Giao Trung tâm
khuyến nông quốc gia phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ biên soạn và phát
hành các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch
và sơ chế ca cao.
3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm ca cao Việt Nam ra thị
trường quốc tế nhằm đảm bảo việc tiêu thụ sản phẩm hạt ca cao cũng như các sản phẩm
chế biến cho người sản xuất. Giao Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề
muối chủ trì phối hợp với Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam tổ chức thực hiện ngay từ
trong chương trình xúc tiến thương mại năm 2012.
Văn phòng xin thông báo để các cơ quan, đơn vị liên quan biết để phối hợp chỉ đạo và
triển khai thực hiện.


Nơi nhận:
- Lãnh đạo Bộ (để b/c);
- Các Vụ: KH, KHCN&MT, HTQT;
- Các Cục: CBTMNLTS&NM, TT, LN, BVTV,
- TT Khuyến nông QG
- Các DN dự Hội nghị;
- Lưu VT.

TL. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG




Nguyễn Minh Nhạn

×