TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUN RỪNG & MƠI TRƯỜNG
----------o0o----------
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI
LỢN ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI XÃ MINH QUANG –
HUYỆN BA VÌ – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn
: Thái Thị Thúy An
Sinh viên thực hiện
: Trần Thị Thùy Linh
Khóa học
: 2019-2023
Hà Nội, 2023
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình đào tạo khóa học 2019-2023, được sự đồng của nhà
trường, khoa QLTNR&MT, bộ môn Kỹ thuật môi trường, trường Đại học Lâm Nghiệp
Việt Nam em đã thực hiện đề tài tốt nghiệp “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động
chăn nuôi lợn đến môi trường nước tại xã Minh Quang – huyện Ba Vì – thành phố Hà
Nội”.
Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn tới cô Thái Thị Thúy An đã định
hướng đề tài và hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian em thực hiện khóa luận.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, em đã nhận được sự giúp đỡ
và dạy dỗ của các thầy cơ trong khoa QLTNR&MT để có kiến thức chun mơn như
hiện tại. Qua đây cho em gửi lời tri ân đến các thầy cô trong khoa QLTNR&MT.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị
công tác tại UBND xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội, người dân địa
phương và Trung tâm Ứng dụng công nghệ địa không gian và phân tích mơi trường,
Khoa QLTNR&MT, trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
hoàn thành nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng, em gửi lời cảm ơn đến gia đình mình, người thân và tập thể lớp 64QLTN&MT đã luôn tạo điều kiện, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng do điều kiện thời gian và kiến thức
còn hạn hẹp nên đề tài khơng tránh khỏi những điều thiếu sót. Em rất mong nhận được
sự đóng góp quý báu của các thầy, cơ giáo để đề tài khóa luận hồn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Thùy Linh
i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ..................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................. vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................2
1.1. Tổng quan về ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam....................................................... 2
1.2. Tổng quan về nước thải chăn nuôi lợn ..................................................................... 4
1.3. Tác động của nước thải chăn nuôi lợn đến môi trường ............................................ 4
1.3.1. Tác động của nước thải chăn nuôi lợn đến môi trường nước ................................ 4
1.3.2. Tác động của nước thải chăn ni lợn đến mơi trường khơng khí........................6
1.3.3. Tác động của nước thải chăn nuôi lợn đến môi trường đất ...................................7
1.4. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi lợn đến môi trường ...... 7
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........10
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 10
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................... 10
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................10
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 10
2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 10
2.3.1. Nghiên cứu thực trạng chăn nuôi lợn tại xã Minh Quang – huyện Ba Vì – ........10
2.3.2. Nghiên cứu thực trạng công tác bảo vệ môi trường tại một số trang trại chăn ...10
2.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi lợn đến chất lượng nước tại xã ..10
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 11
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ...............................................................................11
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn ......................................................................................11
2.4.3.1. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu .............................. 12
2.4.3.2. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm ..............................................14
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................16
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ..............................................................................................................17
3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................. 17
ii
3.1.1. Vị trí địa lí...........................................................................................................17
3.1.2. Địa hình – đất đai ................................................................................................ 18
3.1.3. Khí hậu – thời tiết ................................................................................................ 18
3.1.4. Tài nguyên nước ..................................................................................................18
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................... 18
3.2.1. Hoạt động kinh tế ................................................................................................ 18
3.2.2. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ......................................................19
3.2.3. Thương mại - dịch vụ ..........................................................................................19
3.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ......................................... 20
3.3.1. Thuận lợi ..............................................................................................................20
3.3.2. Khó khăn..............................................................................................................20
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 21
4.1. Thực trạng chăn nuôi lợn tại xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội ... 21
4.1.1. Thực trạng chăn nuôi lợn theo quy mô nhỏ.........................................................21
4.1.2. Thực trạng chăn nuôi lợn theo quy mô vừa.........................................................23
4.1.3. Thực trạng chăn nuôi lợn theo quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình.................................23
4.2. Thực trạng cơng tác bảo vệ mơi trường ở một số trang trại chăn nuôi lợn tại xã
Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội .............................................................. 26
4.2.1. Tình hình xử lý chất thải của các trang trại chăn ni lợn ..................................26
4.2.2. Tình hình sức khỏe và mơi trường xung quanh...................................................27
4.3. Ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi lợn đến chất lượng nước tại xã Minh Quang,
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội .................................................................................... 28
4.3.1. Thành phần và đặc tính nước thải chăn ni lợn.................................................29
4.3.2. Ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi lợn đến chất lượng nước mặt tại xã Minh
Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội ........................................................................35
4.3.3. Đánh giá chung về chất lượng nước khu vực nghiên cứu ...................................41
4.4. Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường cho một số trang trại chăn nuôi lợn xã Minh
Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội ........................................................................ 42
4.4.1. Giải pháp về mặt quản lý, tổ chức ....................................................................... 42
4.4.2. Giải pháp về mặt kinh tế ...................................................................................... 42
4.4.3. Giải pháp về mặt kỹ thuật .................................................................................... 43
4.4.4. Giải pháp tuyên truyền – Giáo dục ...................................................................... 43
iii
Chương 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ.........................................................44
5.1. Kết luận................................................................................................................... 44
5.2. Tồn tại ..................................................................................................................... 45
5.3. Kiến nghị ................................................................................................................ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD
BTNMT
Nhu cầu oxy sinh hố
Bộ tài ngun và mơi trường
COD
Nhu cầu oxy hoá học
LNTT
Làng nghề truyền thống
QCVN
Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TDS
Tổng chất rắn hòa tan
TSS
Tổng chất rắn lơ lửng
UBND TP
VSV
Uỷ ban nhân dân Thành phố
Vi sinh vật
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các chất tạo mùi trong nước thải chăn nuôi (Cục chăn nuôi, 2020) ..............7
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu ................................................................................................ 13
Bảng 4.1. Mơ hình chăn nuôi lợn quy mô nhỏ tại xã Minh Quang ............................... 22
Bảng 4.2. Mơ hình chăn ni lợn quy mơ vừa tại xã Minh Quang ............................... 23
Bảng 4.3. Mơ hình chăn nuôi lợn quy mô vừa tại xã Minh Quang ............................... 24
Bảng 4.4. Thống kê nuôi lợn của 12 chủ trang trại .......................................................25
Bảng 4.5. Kết quả phân tích mẫu nước thải chăn nuôi lợn tại xã Minh Quang ............29
Bảng 4.6. Kết quả TSS so với QCVN ...........................................................................38
vi
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1. Bản đồ xã Minh Quang..................................................................................17
Hình 4.1 Biểu đồ phương pháp xử lý chất thải chăn ni .............................................26
Hình 4.2 Biểu đồ nguồn nước sử dụng cho chăn ni ..................................................27
Hình 4.3 Cảm nhận của người dân về mùi xung quanh khu vực chăn ni .................27
Hình 4.4 Ảnh hưởng tới sức khỏe người dân ................................................................ 28
Hình 4.5 Hình ảnh nước thải tại khu vực nghiên cứu ...................................................30
Hình 4.6 Thơng số pH ...................................................................................................30
Hình 4.7. Kết quả phân tích TDS trong khu vực nghiên cứu ........................................31
Hình 4.8 Kết quả phân tích độ đục tại khu vực nghiên cứu ..........................................31
Hình 4.9 Kết quả phân tích TSS ....................................................................................32
Hình 4.10 Kết quả phân tích COD ................................................................................33
Hình 4.11 Kết quả phân tích Amoni ..............................................................................33
Hình 4.13 Hình ảnh nước thải tại khu vực nghiên cứu .................................................35
Hình 4.14 Thơng số pH .................................................................................................36
Hình 4.15. Kết quả phân tích TDS trong khu vực nghiên cứu ......................................36
Hình 4.16 Kết quả phân tích độ đục tại khu vực nghiên cứu ........................................37
Hình 4.17 Kết quả phân tích TSS ..................................................................................38
Hình 4.18 Kết quả phân tích COD ................................................................................38
Hình 4.19 Kết quả phân tích Photphat...........................................................................39
Hình 4.20 Kết quả phân tích Amoni ..............................................................................40
vii
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta phát triển rất mạnh, tốc độ
tăng trưởng bình quân đạt 8,7%/năm (Cục Chăn nuôi, 2006). Đặc điểm nổi bật nhất
trong thời gian qua của ngành chăn nuôi nước ta là chuyển từ hình thức chăn ni nhỏ
lẻ tại hộ gia đình sang chăn ni tập trung theo quy mơ trang trại. Hình thức chăn ni
tập trung theo quy mơ trang trại dần được hình thành và có xu hướng phát triển mạnh,
nhất là khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về Phát
triển kinh tế trang trại. Đây là xu hướng phổ biến trên thế giới và là hướng chuyển dịch
cơ cấu kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của nước ta.
Trong các loại vật nuôi, trang trại chăn nuôi lợn chiếm tỷ lệ lớn nhất với tổng số
7.475 trang trại (chiếm 42,2%/tổng số trang trại chăn ni). Trong đó, miền Bắc có
3.069 trang trại, chiếm 41,1%, miền Nam có 4.406 trang trại, chiếm 58,9%. Trong 3
năm gần đây, quy mô chăn nuôi lợn trong các trang trại có xu hướng tăng nhanh do có
tương quan giữa tỷ lệ lợi nhuận và số lượng đầu con chăn nuôi. Quy mô chăn nuôi lợn
nái phổ biến từ 20-50 con/trang trại, chiếm 71,3% trang trại chăn nuôi lợn nái và quy
mô lợn thịt phổ biến từ 100-200 con/trang trại chiếm 75,5% trang trại chăn nuôi lợn
thịt (Cục Chăn ni, 2008).
Việc hình thành và phát triển mạnh các trang trại chăn nuôi lợn ở nước ta đã
đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng năng suất lao động và thu nhập của người nông dân.
Tuy nhiên, các trang trại chăn nuôi lợn cũng ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường
xung quanh bởi các loại chất thải rắn, lỏng và khí phát sinh ngày càng nhiều và khơng
được xử lý triệt để. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các
trang trại chăn nuôi lợn là nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm phát triển ngành chăn nuôi
một cách bền vững.
Đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi lợn đến môi trường
nước tại xã Minh Quang – huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội” được thực hiện để tìm
hiểu thực trạng chăn ni lợn và các ảnh hưởng đến môi trường nước, đồng thời đề
xuất một số giải pháp giảm thiểu tác động xấu của hoạt động chăn nuôi lợn đến môi
trường nước tại khu vực nghiên cứu.
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Chăn nuôi là ngành cổ xưa nhất của nhân loại, nó cung cấp cho con người thực
phẩm có dinh dưỡng cao, nguồn đạm động vật như thịt, sữa, các sản phẩm từ sữa,
trứng. Sản phẩm của ngành chăn ni cịn là ngun liệu cho công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược
phẩm và cho xuất khẩu. Ngành chăn ni cịn cung cấp sức kéo và phân bón cho
ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt. Trồng trọt kết hợp với chăn
nuôi tạo ra nền nông nghiệp bền vững.
Ngành chăn ni lợn giữ vị trí hàng đầu trong việc cung cấp thực phẩm giàu
dinh dưỡng cho mọi người mà còn là loại hàng hóa chủ lực của ngành nơng nghiệp thu
lại nhiều ngoại tệ.
Năm 2019, đại dịch tả lợn Châu Phi làm sản lượng thịt giảm gần 4% so với năm
2018, tổng đàn lợn sụt giảm mạnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng thịt hơi xuất chuồng cả năm 2019 ước
đạt 3.289,7 nghìn tấn, giảm 13,8% so với năm 2018 (quý IV ước đạt 731,0 nghìn tấn,
giảm 26,3%) (Chăn nuôi Việt Nam, 2019).
Tại thời điểm tháng 12/2022, tổng đàn lợn khoảng 26,22 triệu con (chưa bao
gồm lợn con theo mẹ), tăng 11,4%; đàn gia cầm khoảng 551,6 triệu con, tăng 4,8%;
đàn bò khoảng 6,65 triệu con, tăng 3,1% (riêng đàn bị sữa 335 nghìn con). Tổng sản
lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 7,05 triệu tấn (trong đó, thịt trâu: 123 nghìn tấn, tăng
1,6%; thịt bị 474 nghìn tấn, tăng 3,5%; lợn 4,425 triệu tấn, tăng 5,9%; gia cầm 2,028
triệu tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2021); sản lượng sữa tươi 1,277 triệu tấn, tăng
10,2%; sản lượng trứng trên 18,3 tỷ quả (tăng 4,4%); sản lượng TACN công nghiệp
quy đổi khoảng 20,0 triệu tấn, giảm 8,6% (Cục Chăn nuôi Việt Nam, 2023).
Trong những năm qua, chăn nuôi lợn của nước ta có sự biến động lớn về tổng
đàn và sản lượng thịt, trong đó tổng đàn lợn đạt cao nhất vào năm 2016 (29,1 triệu
con), giảm xuống 27,4 triệu con vào năm 2017 (do khủng hoảng thừa), tăng trở lại vào
năm 2018 (28,1 triệu con), sau đó bị giảm sâu kỷ lục vào năm 2019 do dịch tả lợn
Châu Phi (chỉ còn 19,6 triệu con). Tổng đàn lợn dần hồi phục trong năm 2020 (22,0
triệu con) và tiếp tục tăng trưởng đạt 28,1 triệu con năm 2021 (sản lượng thịt lợn hơi
2
xuất chuồng đạt 4,18 triệu tấn, chiếm 62,5% trong tổng sản lượng thịt hơi của cả nước)
(Cục Chăn nuôi Việt Nam, 2023).
Thời điểm tháng 11/2022, tổng đàn lợn cả nước khoảng 28,8 triệu con; tại 16
doanh nghiệp chăn nuôi lợn lớn hiện đang duy trì đàn lợn trên 6 triệu con. Sản lượng
thịt lợn hơi cả nước trong 11 tháng đầu năm ước đạt khoảng 4,0 triệu tấn. Dự kiến cả
năm 2022, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 4,3 triệu tấn, tăng 3,6% so với
năm 2021 (Cục Chăn nuôi Việt Nam, 2023)
Đối với giống lợn: Tổng đàn nái trên cả nước ước đạt trên 3,2 triệu con (chiếm
11,36% tổng đàn lợn) tăng 4,7% so cùng kỳ năm 2020. Trong đó, đàn cụ kỵ, ơng bà
(nái cụ kỵ chiếm khoảng 15% và nái ông bà chiếm 85%) đạt 135 nghìn con (chiếm
4,21% tổng đàn nái). Đàn lợn nái cụ kỵ, ông bà gồm các giống nhập ngoại chiếm 80%;
lợn nái lai giữa lợn ngoại với lợn nội và lợn nái nội thuần chiếm tỷ lệ 20% tổng đàn
nái (Cục Chăn nuôi Việt Nam, 2023).
Hằng năm, đàn lợn nái được thay thế bình quân 25%. Giai đoạn 2015 – 2020,
số lượng lợn giống cụ kỵ và ông bà sản xuất trong nước để thay thế đàn khoảng 89%,
còn 11% nhập khẩu để thay thế, làm tươi máu cải tiến năng suất giống trong nước. Cả
nước có 467 cơ sở sản xuất và cung cấp lợn giống với 240 cơ sở nuôi giữ lợn nái giống
cụ kỵ, ông bà (GGP và GP), trong đó các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp trong
nước có 116 cơ sở với tổng đàn nái trên 48 nghìn con, chiếm 48,3% tổng cơ sở giống
và 35,5% tổng đàn nái GP, GGP trong cả nước; các doanh nghiệp FDI (C.P, Japfa
Comfeed …) có 124 cơ sở với tổng đàn nái có trên 87 nghìn con, chiếm 51,6% tổng số
cơ sở giống và 64,4% tổng đàn nái GP, GGP của cả nước. Cả nước có khoảng 64
nghìn con lợn đực giống. Trong đó, số lợn đực sản xuất tinh để phối giống nhân tạo là
30,7 nghìn con (47,9%); đàn lợn đực giống phối trực tiếp là 33,3 nghìn con (chiếm
52,1%), chủ yếu ni trong dân (Cục Chăn nuôi Việt Nam, 2023).
3
1.2. Tổng quan về nước thải chăn nuôi lợn
Chăn nuôi lợn tập trung qui mô lớn trong điều kiện diện tích trang trại hạn hẹp
sẽ phát sinh một lượng lớn chất thải chứa nhiều phân và nước tiểu được xả thẳng ra tự
nhiên, hoặc sử dụng không qua xử lý là những tác nhân gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng. Việt Nam, nước thải chăn nuôi lợn chủ yếu được xử lí sơ bộ bằng bể
biogas, hầm biogas chỉ xử lý được chất hữu cơ nhưng nồng độ vẫn còn rất cao, hồ sinh
học có thể xử lý N và P nhưng thời gian lưu lâu dẫn đến khả năng ơ nhiễm tích lũy. Vì
vậy, nước thải sau xử lý còn chứa nhiều chất hữu cơ và nitơ trực tiếp vào nguồn tiếp
nhận gây ra ô nhiễm môi trường và hiện tượng phú dưỡng cho các thủy vực.
Nước thải chăn nuôi bao gồm nước tiểu, nước rửa chuồng, nước tắm vật nuôi
với khối lượng nước thải rất lớn. Theo khảo sát của Tổ chức JICA và Viện công nghệ
môi trường tại các trang trại chăn ni lợn điển hình tại 5 tỉnh Hà Nội, Vĩnh Phúc,
Hưng Yên, Thái Bình và Hịa Bình cho thấy, lượng nước tiêu thụ từ 10 – 40 lít/đầu
lợn/ngày (Trần Văn Tựa, 2015).
Theo tính tốn của Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT, ngành chăn nuôi mỗi năm
thải ra 73 triệu tấn chất thải rắn và 23-30 triệu m3 nước thải, bao gồm cả nước tiểu của
lợn, nước tắm lợn và nước rửa chuồng. Trong số đó, khoảng 50% chất thải rắn và 80%
lượng nước thải thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý. Con số này được tính
cho năm 2019 là 241,37 triệu tấn chất thải rắn và chỉ có 40% trong số này được xử lý,
cịn lại xả thẳng trực tiếp ra mơi trường (Lê Thị Thoa và cs, 2021).
1.3. Tác động của nước thải chăn nuôi lợn đến môi trường
1.3.1. Tác động của nước thải chăn nuôi lợn đến môi trường nước
Theo Cục Chăn nuôi năm 2016, trong báo cáo chuyên đề 2 “Hiện trạng môi
trường chăn nuôi và các giải pháp công nghệ trong xử lý môi trường chăn nuôi” cho thấy:
Nước thải phát sinh từ trang trại chăn nuôi do làm vệ sinh chuồng trại, máng ăn,
máng uống, nước tắm rửa cho gia súc hàng ngày, nước tiểu do gia súc bài tiết ra môi
trường. Trong nước thải chăn nuôi lợn thường chứa hàm lượng N và P rất cao. Hàm
lượng N-tổng trong nước thải chăn nuôi 571 – 1026 mg/l, Photpho từ 39 – 94 mg/l.
Lượng nước sử dụng để vệ sinh chuồng cũng không nhiều, sau mỗi đợt chăn nuôi,
người ta thường rửa chuồng trại 1 đến 2 lần. Lượng nước sử dụng tuỳ thuộc vào qui
mô chuồng trại và mức độ tẩy rửa của người chăn nuôi.
4
Nước thải chăn ni có độ ơ nhiễm rất cao với hàm lượng lớn các chất hữu cơ.
Đặc biệt có chứa một lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh: Coliform, Feacal Coliform,
vi khuẩn tả (vibro), vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn lị (Shigella). Đây
chính là nguồn gây bệnh đặc biệt nguy hiểm đến sức khoẻ cộng đồng. Nước thải từ các
cơ sở chăn ni có đặc trưng là chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ, nhiều chất rắn lơ
lửng và đặc biệt là có nhiều các vi sinh vật, trong đó có cả những vi sinh vật gây bệnh.
Thành phần nước thải chăn nuôi biến động rất lớn phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi,
phương pháp vệ sinh, kiểu chuồng trại và chất lượng nước vệ sinh chuồng trại,...
Trong nước thải, nước chiếm 75 – 95%, phần cịn lại là các chất hữu cơ, vơ cơ và mầm
bệnh.
Các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học
Các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học bao gồm các chất như: Cacbonhydrat,
protein, chất béo,.... Chất hữu cơ tiêu thụ ôxy rất mạnh, gây hiện tượng giảm ôxy trong
nguồn tiếp nhận dẫn đến suy thoái và giảm chất lượng nguồn nước.
Các chất rắn tổng số
Các chất rắn tổng số bao gồm chất rắn lơ lửng và chất rắn hồ tan, chất rắn bay
hơi và chất rắn khơng bay hơi do các chất keo protein, hydratcacbon, chất béo có trong
nước thải hoặc được tạo ra khi gặp điều kiện như: pH, nhiệt độ, độ cứng thích hợp.
Lượng chất rắn lơ lửng cao trong nước gây cản trở quá trính xử lý chất thải. Chất rắn
lơ lửng trong nước thải chăn nuôi chủ yếu là cặn phân vật nuôi trong q trình vệ sinh
chuồng trại, trong phân có Nitrogen, phốt phát và nhiều vi sinh vật.
Các chất hữu cơ bền vững
Các chất hữu cơ bền vững bao gồm các hợp chất Hydrocacbon, vịng thơm, hợp
chất đa vịng, hợp chất có chứa Clo hữu cơ trong các loại hoá chẩt tiêu độc khử trùng
như DDT, Lindan,.... các chất hoá học này có khả năng tồn lưu trong tự nhiên lâu dài
và tích lũy trong cơ thể các loại sinh vật.
Các chất vô cơ
Các chất vô cơ bao gồm các chất như Amonia, ion PO43-, K+, SO42- . Kali trong
phân là chất lỏng tồn tại như một loại muối hoà tan, phần lớn là từ nước tiểu gia súc
bài tiểt ra khoảng 90%. Kali trong thức ăn cũng được gia súc bài tiết ra ngoài. Ion
SO42- được tạo ra do sự phân huỷ các hợp chất chứa lưu huỳnh trong điều kiện hiếu khí
hoặc yếm khí.
5
(CH3)2S + 2H2 → 2CH4 + H2 (yếm khí)
CH3SH + O2 +H2O → CH4 + H2SO4
(CH3)2S + O2 +H2O → CH4 + H2SO4 (hiếu khí)
Clorua là chất vơ cơ có nhiều trong nước thải, nồng độ Clorua vượt quá mức
350mg/l sẽ gây ô nhiễm đất, nước ngầm và nước bề mặt...
Vi sinh vật
Trong nước thải có chứa một nhóm khá rộng các vi sinh vật có lợi và có hại,
trong đó có nhiều loại trứng ký sinh trùng, vi trùng và virus gây bệnh như: E.coli,
Salmonella, Shigella, Proteus, Arizona...
Bình thường, các vi sinh vật này sống cộng sinh với nhau trong đường tiêu hố
nên có sự cân bằng sinh thái. Khi xuất hiện tình trạng bệnh lý thì sự cân bằng đó bị phá
vỡ, chẳng hạn như gia súc bị ỉa chảy thì số lượng vi khuẩn gây bệnh sẽ nhiều hơn và
lấn áp nhóm vi khuẩn có lợi.Trong những trường hợp vật ni mắc các bệnh truyền
nhiễm khác thì sự đào thải vi trùng gây bệnh trong chất thải trở nên nguy hiểm cho
môi trường và cho các vật nuôi khác.
1.3.2. Tác động của nước thải chăn nuôi lợn đến mơi trường khơng khí
Chất thải chăn ni là ngun nhân gây ô nhiễm lớn cho môi trường tự nhiên
do lượng lớn các khí thải và chất thải từ vật ni. Các khí thải từ vật ni cũng chiểm
tỷ trọng lớn trong các khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo báo cáo của Tổ chức Nông
Lương Thế giới (FAO), chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra 65% lượng Nitơ oxit
(N2O) trong khí quyển. Đây là loại khí có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao
gấp 296 lần so với khí CO2. Động vật ni cịn thải ra 9% lượng khí CO2 tồn cầu,
37% lượng khí Methane (CH4) – loại khí có khả năng giữ nhiệt cao gấp 23 lần khí CO2
(Cục chăn ni, 2016).
Các chất có mùi phát sinh từ phân và nước thải, gây ô nhiễm không khí. Không
khí trong chuồng nuôi chứa khoảng 100 hợp chất khí (Haitung và Phillips, 1994); H2
và CO2 từ những nơi chứa phân lỏng dưới đất có thể gây nên sự ngộ độc cấp tính hoặc
mãn tính cho vật ni. Mùi phân đặc biệt hơi thối khi tích luỹ phân để phân huỷ trong
trạng thái yếm khí, khí độc hại toả ra môi trường xung quanh ở nồng độ cao có thể gây
nơn mửa, ngạt thở, ngất xỉu hoặc chết người. Lượng NH3 và H2S vượt quá giới hạn
cho phép sẽ gây mùi hơi và kích thích vật nuôi, đặc biệt là lên đường hô hấp. Các chất
gây mùi còn được đánh giá bởi hàm lượng chất rắn bay hơi và mỡ dư thừa trong chất
6
thải. Các chất dư thừa ở dạng chưa phân huỷ tạo điều kiện cho vi sinh vật gây thối rữa
phát triển (Cục chăn nuôi, 2016).
Bảng 1.1. Các chất tạo mùi trong nước thải chăn nuôi (Cục chăn nuôi, 2020)
Chất tạo mùi
Công thức
Mùi đặc trưng
Amin
CH3NH2
Cá ươn
Amoni
NH3
Khai
Diamin
NH2(CH2)4NH
Thịt thối
Hydrosulfua
H2 S
Trứng thối
Mercaptan
CH3SH
Hôi
Phân
C8H5NHCH3
Thối
Sulfit hữu cơ
(CH3)2SCH3SSCH3
Bắp cải rữa
1.3.3. Tác động của nước thải chăn nuôi lợn đến môi trường đất
Chất thải từ hoạt động chăn nuôi lợn như phân, rác, thức ăn thừa và chất thải
lỏng như nước tiểu, nước rửa chuồng, vệ sinh máng ăn, máng uống, nước tắm rửa cho
lợn. Trong quá trình hoạt động chăn ni lợn thải ra ngồi mơi trường phân, nước tiểu
và thức ăn thừa. Các chất này đóng vai trị rất lớn trong q trình gây ơ nhiễm mơi
trường chăn ni. Trong chất thải chăn ni có nhiều chất gây ô nhiễm môi trường các
chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, các chất hữu cơ bền vững, các chất vơ cơ, các
chất có mùi, các chất rắn, các loại mầm bệnh, ngồi ra cịn gây nên hiện tượng phú
dưỡng hóa đất (đất thừa chất dinh dưỡng) (Cục chăn nuôi, 2016).
Hiện tượng đất thừa chất dinh dưỡng làm cho đất bão hòa chất dinh dưỡng và
gây bão hòa chất dinh dưỡng, gây mất cân bằng sinh thái và thối hóa đất. Đây là một
trong những ngun nhân gây chết cây do hư rễ từ đó làm giảm năng suất và chất
lượng cây trồng. Ngoài ra khi đất dư thừa chất dinh dưỡng sẽ dần dẫn đến hiện tượng
rửa trôi và thấm làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm. Khi trong thức ăn gia súc
có chất kích thích sinh trưởng mà thành phần chủ yếu là các hợp chất đồng và kẽm sẽ
làm tích tụ trong đất một lượng kim loại nặng ảnh hưởng đến cây trồng và cuối cùng là
ảnnh hưởng đến sức khỏe của con người (Cục chăn nuôi, 2016).
1.4. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi lợn đến môi trường
Năm 2020, đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động chăn
nuôi lợn trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình” của tác giả Đặng Tùng Lâm
đã cho thấy thực trạng trên địa bàn huyện, chăn nuôi nông hộ chiếm chủ đạo, chăn
7
ni tập trung trang trại, gia trại mặc dù có bước phát triển mạnh nhưng tỷ lệ còn thấp.
Các trang trại chăn ni tập trung cơ bản có hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên hệ
thống xử lý chưa được đầu tư, nước thải đầu ra chưa đảm bảo QCVN. Đối với các
nông hộ, chất thải chưa được xử lý, phần lớn được sử dụng bón cây trồng hoặc xả trực
tiếp ra mơi trường (Đặng Tùng Lâm, 2020).
Nhóm tác giả Nguyễn Thanh Giao, Nguyễn Thị Thắm, Huỳnh Thị Hồng Nhiên
đã thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi Heo đến chất
lượng nước mặt tại thị trấn Trần Đề, Huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng” năm 2020. Kết
quả cho thấy việc phát triển ngành chăn nuôi heo tại địa bàn đem lại hiệu quả kinh tế
cao, tăng năng suất thu nhập và năng suất lao động của người dân. Tuy nhiên việc xử lí
chất thải chưa triệt để, việc ủ chất thải bằng Biogas hiệu quả xử lí cịn kém. Nguồn
nước thải xả ra ao, hồ gây các hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, nếu khơng xử lí
triệt để xả ra kênh rạch sẽ làm cho môi trường ôi nhiễm nghiêm trọng hơn. Mặt khác
để lâu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các hệ lụy khác như ô nhiễm môi
trường khơng khí, đất, sinh vật và các sản phẩm nơng nghiệp (Nguyễn Thanh Giao và
cs, 2020).
Năm 2018, đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi lợn đến môi
trường nước tại xã Yên Đồng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình” của tác giả Phạm Thị
Miền đã cho thấy tình hình chăn ni theo quy mơ trang trại đang được chú trọng nhân
rộng với số lượng ngày càng nhiều. Về chất lượng nước thải trên địa bàn vẫn còn vượt
quá chỉ tiêu quy định. Hệ thống xử lí nước thải bằng ủ hầm Biogas của trang trại chưa
xử lí được triệt để nước thải gây ra mùi hôi thối, gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt,
ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân (Phạm Thị Miền, 2018).
Năm 2011, đề tài “Phát triển các mơ hình trang trại chăn nuôi lợn thịt ở Huyện
Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên theo hướng thân thiện môi trường” của hai tác giả Dương
Thanh Tình và Đỗ Xuân Luận cho thấy chất thải trong chăn nuôi được phân ra làm 3
loại: chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí bao gồm CO2, NH3… đều là những
loại khí chính gây hiệu ứng nhà kính. Theo kết quả nghiên cứu, ước tính lượng thức ăn
vào bình quân một đời lợn thịt là 127,5 kg thức ăn các loại, hệ số thải phân trung bình
là 0,54 kg (tức là thải ra 54% lượng thức ăn ăn vào).Với hệ số thải phân như trên, toàn
huyện Phổ n có 20 trang trại chăn ni lợn thịt, số đầu lợn trung bình mỗi trang trại
là 137,5 con lợn thịt/trang trại, tổng lượng phân thải ra bình quân một lứa lợn thịt là
8
382,109 tấn/lứa. Bình quân các trang trại lợn thịt ở huyện Phổ Yên một năm cho xuất
chuồng 3 lứa lợn thịt. Như vậy, một năm các trang trại lợn thịt thải ra khoảng
1.146,328 tấn phân chuồng. Chất thải lỏng bao gồm nước tiểu, nước tắm cho vật nuôi,
nước rửa chuồng…Trung bình mỗi trang trại một ngày thải ra từ 3-4 m3 nước thải
(Dương Thanh Tình và cs, 2011).
Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước “Vai trị của cơng tác đánh giá chất lượng
nước thải chăn nuôi lợn trong việc xác định cơng nghệ xử lý”, nhóm tác giả đã thu
được một số kết quả đánh giá chất lượng nước thải tại Trang trại Hịa Bình Xanh (xã
Hợp Hịa, huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình). Các kết quả cho thấy, đây là loại nước
thải giàu N, P, trong khi đó khoảng 80% COD ở dạng khơng hịa tan. Vì vậy, nếu tách
được các thành phần chất rắn tốt sẽ giảm tải hữu cơ tới 80%, suy ra là chi phí xử lý
nước thải giảm. Tuy nhiên sẽ gặp vấn đề khi xửnước thải giảm. Tuy nhiên sẽ gặp vấn
đề khi xử lý hàm lượng N, P cao bằng công nghệ vi sinh (Cao Thế Hà và cộng sự,
2015).
9
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn, các tác động đến môi trường nước của
hoạt động chăn nuôi lợn, từ đó cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp
giảm thiểu tác động đến môi trường nước.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng chăn nuôi lợn tại xã Minh Quang – huyện Ba Vì –
thành phố Hà Nội.
- Đánh giá được ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi lợn tới chất lượng môi
trường nước tại xã Minh Quang – huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội.
- Đề xuất được một số giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi
tại khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động chăn nuôi lợn và ảnh hưởng của chúng tới
nguồn nước ngầm và nước mặt tại xã Minh Quang – huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung đánh giá ảnh hưởng của chất thải đến
môi trường nước ngầm và nước mặt thông qua các thông số chỉ tiêu như: nhiệt độ, DO,
TSS, BOD, pH, độ đục, COD, PO43- và NH4+ tại xã Minh Quang - huyện Ba Vì –
thành phố Hà Nội.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu thực trạng chăn nuôi lợn tại xã Minh Quang – huyện Ba Vì –
thành phố Hà Nội
-
Nghiên cứu số lượng, quy mô chăn nuôi của các trang trại.
-
Nghiên cứu công nghệ chăn nuôi của từng trang trại.
2.3.2. Nghiên cứu thực trạng công tác bảo vệ môi trường tại một số trang trại chăn
nuôi tại xã Minh Quang – huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội
-
Nghiên cứu thực trạng công tác bảo vệ của các trang trại.
-
Nghiên cứu cơng nghệ xử lí nước thải của các trang trại.
2.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi lợn đến chất lượng nước tại xã
Minh Quang – huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội
10
-
Nghiên cứu ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt của trang trại.
-
Nghiên cứu ảnh hưởng đến nước mặt và nước ngầm xung quang trang trại
thông qua các chỉ tiêu nhiệt độ, DO, TSS, BOD, pH, độ đục, COD, PO43- và
NH4+
2.3.4. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường cho một số trang trại chăn
nuôi lợn tại xã Minh Quang – huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội
- Đề xuất giải pháp về chính sách
- Đề xuất giải pháp về kỹ thuật và công nghệ
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Thu thập, kế thừa các nghiên cứu, báo cáo, bài báo tạp chí của các tác giả đã
nghiên cứu về các vấn đề cùng nội dung với đề tài:
- Các số liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu
- Các báo cáo về tình hình chăn ni trong cả nước cũng như tại khu vực nghiên cứu
- Các nghiên cứu, bài báo liên quan đến nước thải và phương pháp xử lý nước
thải chăn nuôi.
- Các quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam.
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn
Đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp thơng qua các cuộc trị chuyện, trao đổi với
các hộ chăn nuôi và người dân xung quanh nhằm mục đích điều tra hiện trạng chăn
ni và các vấn đề môi trường hiện tại ở khu vực nghiên cứu.
- Thời gian phỏng vấn:
- Đối tượng và nội dung phỏng vấn:
+ Đối với các chủ hộ trang trại: tiến hành phỏng vấn 12 hộ là chủ trang trại
chăn nuôi lợn. Nội dung phỏng vấn cung cấp các thông tin về số lượng đàn lợn trong
trang trại, biến động qua các thời điểm, lượng chất thải tạo ra trong quá trình chăn ni
và phương pháp xử lý chất thải (các câu hỏi phỏng vấn cụ thể ở Phụ lục 1)
+ Đối với người dân xung quanh: tiến hành phỏng vấn 30 hộ về các vấn đề môi
trường xung quanh, ảnh hưởng của các trang trại chăn nuôi lợn đến các hộ dân (các
câu hỏi phỏng vấn cụ thể ở Phụ lục 2)
11
Những hộ nông dân được phỏng vấn là những hộ được lựa chọn có tính đại
diện cao cho khu vực nhằm thu tập thơng tin chính xác và sát với vấn đề và mục đích
nghiên cứu.
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phịng thí nghiệm
2.4.3.1. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu
Đối tượng lấy mẫu
- Nước mặt (ao, hồ, đồng ruộng...)
- Nước thải chăn nuôi.
Số lượng mẫu: 9 mẫu
- Đối với mước mặt: qua khảo sát nước thải chăn nuôi lợn thường thải ra ao
hồ, đồng ruộng gần khu vực chăn nuôi nên lấy nước mặt tại 2 điểm là ao và ruộng với
số lượng mẫu là 6.
- Đối với nước thải: do các trang trại chăn nuôi với công nghệ tương tự nhau
do vậy số mẫu lấy là 3 mẫu.
- Đối với nước ngầm: do đa số người dân sử dụng nước máy và nước đã qua
hệ thống lọc nên sẽ không tiến hành lấy nước ngầm.
Cách lấy mẫu:
- Thu mẫu nước thải chăn nuôi tại cơ sở chăn nuôi, nước thải được lấy từ hố
gom nước thải của trang trại chăn nuôi khi tháo nắp cống khi tháo ra ao, ruộng. Lấy
nước thải bằng xô và đựng vào chai 1,5L.
- Cách lấy mẫu nước mặt: Theo TCVN 5994:1995 (ISO 5667/4: 1987) về chất
lượng nước – lấy mẫu - hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.
- Cách lấy mẫu nước ngầm: Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6663-11:2011
ISO 5667-11:2009 đưa ra các hướng dẫn về lấy mẫu nước ngầm.
- Các thơng tin về vị trí lấy mẫu nước được thể hiện chi tiết trong Bảng 2.1.
Cách bảo quản: Sau khi lấy mẫu vào chai chứa mẫu, tiến hành các phương pháp
bảo quản cho mẫu theo TCVN 5993 – 1995, dán nhãn và ghi đầy đủ các thơng tin: tên
mẫu, kí hiệu mẫu, thời gian lấy mẫu, người lấy mẫu. Sau đó đưa mẫu vào thùng xốp có
sẵn đá lạnh để bảo quản.
Sau khi hồn thành công việc lấy mẫu và bảo quản mẫu tại hiện trường, tiến
hành vận chuyển mẫu đến phịng thí nghiệm để thực hiện phân tích các thơng số đánh
giá chất lượng nước.
12
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu
STT
Ký hiệu
mẫu
Loại mẫu
Vị trí lấy mẫu
Địa chỉ
Tọa độ
Suối đoạn chảy
1
M1
Mẫu nước mặt
qua nhà ông
Phùng Văn
Thôn Đá Chông
21,10605° B,
105,33638° Đ
Chung
2
M2
Mẫu nước mặt
Thượng nguồn
Thôn Đá Chông
Đoạn chảy cách
3
M3
Mẫu nước mặt
nhà ông Phùng
Thôn Đá Chông
Văn Chung 500m
Cánh đồng nhà
4
M4
Mẫu nước mặt
ông Bùi Văn
Thôn Sổ
Thơm
Cánh đồng nhà
5
M5
Mẫu nước mặt
ông nguyễn Văn
Thôn Pheo
Lập
Ao nhà ông
6
M6
Mẫu nước mặt
Nguyễn Văn
Minh
7
M7
Mẫu nước thải
Cống thải nhà
ông Đào Duy Đạt
M8
Mẫu nước thải
Đinh Thị Hồng
Mẫu nước thải
ông Vũ Mạnh
Linh
13
105,33696° Đ
21,08653ᵒ B,
105,31961ᵒ Đ
21,06200ᵒ B,
105,30159ᵒ Đ
Hồng
105,32196ᵒ Đ
Thôn Đá Chông
Thôn Đá Chông
Cống thải nhà
M9
21,10675° B,
21,04842ᵒ B
Anh
9
105,34277° Đ
Thôn Minh
Cống thải nhà bà
8
21,09680° B,
Thôn Xuân Thọ
21,09864ᵒ B
105,33251ᵒ Đ
21,10997° B,
105,34223° Đ
21,05229° B,
105,29886° Đ
2.4.3.2. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm
Để tiến hành đánh giá ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi tại khu vực nghiên
cứu, đề tài đã tiến hành phân tích các chỉ tiêu đặc trưng của hoạt động chăn nuôi như:
nhiệt độ, DO, TSS, TDS, COD, pH, độ đục, Amoni, Photphat.
+ Phương pháp xác định các thông số: nhiệt độ, pH, DO, độ đục:
Các thông số này được xác định bằng thiết bị đo nhanh tại ngay tại hiện trường
hoặc trong phịng thí nghiệm.
Trước khi tiến hành đo cần chuẩn hóa và kiểm tra kỹ tình trạng hoạt động của
thiết bị để tránh sai số khi đo.
+ Phương pháp phân tích TSS: Sử dụng phương pháp phân tích trọng lượng.
Quy trình phân tích: Lấy chính xác 100ml mẫu nước cần phân tích rồi lọc qua
giấy lọc. Khối lượng giấy lọc trước và sau khi lọc phải sấy khô bằng tủ sấy đến khối
lượng không đồi ở nhiệt độ 105ᵒ C rồi đem cân trên cân phân tích với sai số ± 0,1mg.
Từ đó hàm lượng chất rắn lơ lửng được xác định bằng cơng thức:
Trong đó:
𝑇𝑆𝑆 =
𝑚2 − 𝑚1
𝑉
(𝑚𝑔⁄𝐿)
𝑚1 : Khối lượng giấy lọc ở 105oC trước khi lọc (mg)
𝑚2 : Khối lượng giấy lọc ở 105°C sau khi lọc (mg)
V: Thể tích mẫu nước qua giấy lọc (L)
V: Thể tích mẫu nước qua giấy lọc (I)
+ Phương pháp phân tích COD:
Để xác định COD đề tài sử dụng một chất oxi hóa mạnh để oxi hóa chất hữu cơ
có trong mẫu trong mơi trường Axit, chất oxi hóa được sử dụng là K 2Cr2O7. Phản ứng
diễn ra với sự có mặt của Ag2SO4 và đun hồi lưu trong 2 giờ ở 150°C. Khi đó xảy ra
phản ứng:
Chất hữu cơ + K2Cr2O7 + H+ → CO2 + H2O + 2Cr3++ 2K+
Lượng dư Cr2O72- được chuẩn độ bằng dung dịch Fe2+ với chỉ thị Feroin
Cr2O72- + Fe2+ +H+ → Cr3+ + Fe3+ + H2O
Chỉ thị chuyển từ màu vàng chanh sang màu đỏ gạch.
Trình tự phân tích: Cho chính xác 2 ml mẫu, 1 ml dung dịch K2Cr2O7 (chứa
muối thủy ngân – HgSO4), 3 ml dung dịch AgSO4 (trong H2SO4) vào ống nung COD
14
đã được rửa sạch kỹ và làm sạch bằng H2SO4 20%. Thực hiện một mẫu trắng theo trình
tự như với mẫu phân tích nhưng thay 2 ml mẫu bằng 2 ml nước cất. Mẫu sau đó được
nung ở 150°C trong 2 giờ và để nguội. Sau đó tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch
Fe2+ với chỉ thị feroin. Ghi lại thể tích Fe2+ đã tiêu tốn và tính tốn chỉ số.
COD được tính theo cơng thức:
𝐶𝑂𝐷 =
(𝑎 − 𝑏) × 𝑁 × 8000
𝑉𝑚ẫ𝑢
(𝑚𝑔/𝐿)
Trong đó:
a: số ml Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O dùng để chuẩn độ mẫu trắng.
b: số ml Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O dùng để chuẩn mẫu.
𝑉𝑚ẫ𝑢 : Số mL mẫu được lấy để phân tích.
N: Nồng độ đương lượng của dung dịch Fe2+
+ Phương pháp phân tích PO4 3-:
Hàm lượng PO43- được xác định dựa trên nguyên tắc sự tạo phức giữa ion PO43với dung dịch thủ photphat tạo phức chất màu xanh dương trong môi trường pH = 8,5.
Trình tự phân tích: Lọc 100 ml mẫu nước phân tích, lấy 20 ml dung dịch lọc
pha loãng 50 lần và điều chỉnh pH đến 8,5. Lấy chính xác một lượng mẫu và thêm 1ml
dung dịch axit ascobic và 2 ml dung dịch amoni molipdat, để 1 tiếng rồi so màu ở 880
nm (ghi lại thể tích mẫu đem so màu). Nếu màu quá đậm thì định mức bằng nước cất
đến 50ml.
Tính tốn kết quả: Nồng độ PO43- được tính theo cơng thức:
𝐶𝑜 =
𝐶đ𝑐 × 𝑉𝑠𝑚
𝑉𝑜
(𝑚𝑔/𝐿)
Trong đó:
Cđc: Nồng độ photpho tính theo đường chuẩn (mg/l).
C0: Nồng độ photpho trong mẫu nước phân tích (mg/l).
Vsm: Thể tích dung dịch đem đi so màu (ml).
V0: Thể tích của mẫu nước phân tích (ml).
+ Phương pháp phân tích NH4+ : Xác định theo phương pháp so màu.
Nguyên lí: NH4+ trong nước sẽ phản ứng với thuốc thử Netle (Nessler) trong
môi trường kiềm tạo thành phức chất màu vàng:
NH4+2K(HgI4) + 4KOH → NH2Hg2IO +7I + 3H2O + K+
15
Cường độ màu tỷ lệ thuận với nồng độ NH4+ có trong dung dịch. Giới hạn nồng
độ so màu của NH4+ là 0,002 mg/1. Ở nồng độ cao sẽ xuất hiện kết tủa màu vàng ảnh
hưởng đến kết quả so màu. Mặt khác các ion Ca2+, Mg2+ khi có mặt Netle sẽ gây đục
dung dịch nên cần phải loại trừ chúng bằng muối Seignetle (natrikali tactrat).
Cách tiến hành:
Lấy 100ml mẫu lọc qua giấy lọc rồi lấy chính xác 10 ml dịch lọc cho vào bình
định mức 50 ml.
Thêm 2 ml dung dịch Seignetle 50%, 2 ml dung dịch Netle rồi định mức đến
vạch. Tiến hành đo mật độ quang của dung dịch trên máy so màu UV-VIS.
Hàm lượng N-NH4+ được tính theo cơng thức:
𝐶=
𝐶𝑑𝑐 × 𝑉
𝑉𝑝𝑡
(𝑚𝑔/𝐿)
Trong đó:
Cđc: là nồng độ N-NH4+ tính theo đường chuẩn.
V: là thể tích dung dịch hiện màu.
Vpt: thể tích dịch lọc thực hiện phản ứng hiện màu.
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu sau khi được thu thập từ quá trình điều tra thực tế được xử lý và
tổng hợp để hoàn thành báo cáo bằng phần mềm như Word, Excel.
- Kết quả phân tích mẫu nước thể hiện qua biểu đồ và so sánh với Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08:2015/BTNMT); Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải chăn nuôi (QCVN 62:2016/BTNMT).
- Báo cáo khóa luận bằng phần mềm word.
16
CHƯƠNG 3:
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lí
Minh Quang là xã dân tộc Miền núi nằm ở sườn Tây núi Ba Vì, cách trung tâm
huyện khoảng 30km, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 70km. Tổng diện tích
tự nhiên 2790,94 ha.
-
Phía Đơng giáp xã Ba Vì.
-
Phía Tây giáp sơng Đà và xã Trung Nghĩa huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú
-
Phía Nam giáp xã Khánh Thượng.
-
Phía Bắc giáp xã Ba trại.
Thọ.
Hình 3.1. Bản đồ xã Minh Quang
17