Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bài thi học phần tài nguyên du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.65 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 – 2022
(Phần dành cho sinh viên/ học viên)
Bài thi học phần: Tài nguyên du lịch

Số báo danh: 38

Mã số đề thi: 04

Lớp: 2168TMKT3821

Ngày thi: 15/12/2021

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngần

Tổng số trang: 8
Điểm kết luận:
GVchấmthi1:…….………………………....

GVchấmthi2:…….………………………....

Câu 1
1.1 Khái niệm, các tiêu chí phân vùng du lịch
1.1.1 Khái niệm
Vùng du lịch là thể thống nhất các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, nhân văn, xã
hội,...Vùng du lịch bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế, xã hội
xung quanh với sự chun mơn hóa nhất định trong hoạt động du lịch. Sự chun mơn
hóa chính là bản sắc của vùng, làm cho vùng này khác vùng kia.
1.1.2 Các tiêu chí phân vùng du lịch
Hệ thống tiêu chí phân vùng du lịch trong điều kiện cụ thể của Việt Nam xuất
phát từ những luận điểm cơ bản:


Một là, vùng du lịch được tạo thành bởi nhiều yếu tố. Hệ thống phân vùng du lịch
trước hết phải nhằm vào các yếu tố tạo vùng: nguồn tài nguyên, dòng khách du lịch, cơ
sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.
Hai là, mỗi vùng du lịch phải có một cực đủ mạnh để thu hút các khu vực xung
quanh vào lãnh thổ của vùng.
Từ những quan điểm đó, hệ thống tiêu chí phân vùng du lịch bao gồm 3 nhóm
tiêu chí sau:
Số lượng, chất lượng tài nguyên và sự kết hợp của chúng theo lãnh thổ:
Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP:……………………

Trang 1/…..


Số lượng nguồn tài nguyên: rất cần thiết để xác định quy mơ hoạt động của vùng,
chính vì vậy mà khi đề cập đến tiêu chí tài nguyên, trước hết cần xem xét về mặt số
lượng tài nguyên vốn có.
Chất lượng tài ngun du lịch: có vai trị tác dụng tạo vùng rất lớn. Nếu chỉ tính
đến số lượng thì không phản ánh được hết thực tế khách quan. Ở những vùng lãnh thổ
có thể có rất nhiều tài nguyên, nhưng giá trị rất kém. Ngược lại, ở một lãnh thổ khác
tuy ít tài nguyên, nhưng giá trị sử dụng lại rất cao. Các loại tài nguyên chỉ phát huy tác
dụng hấp dẫn khách du lịch khi có chất lượng cao.
Ví dụ: Đồng bằng sơng Cửu Long có nhiều tài nguyên và tiềm năng để phát triển
nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, gắn với nông nghiệp, sơng nước, miệt
vườn; du lịch văn hóa với các đặc trưng văn hóa Ĩc Eo, các di tích lịch sử cách mạng
và du lịch sinh thái biển, đảo mà trọng tâm là đảo Phú Quốc. Tuy nhiên, sự phát triển
du lịch của đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng.
Lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực này còn hạn chế, sản phẩm du lịch trùng lặp,
kém sức cạnh tranh dẫn tới dẫn tới hiệu quả hoạt động du lịch thấp.
Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ du lịch:
Điều này thể hiện ở chỗ, ở đâu có tài ngun du lịch muốn khai thác thì ở đó phải

có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Ngược lại, không thể xây dựng hệ thống cơ sở vật
chất kỹ thuật du lịch ở những nơi khơng có tài nguyên du lịch. Nói cách khác để có thể
tiến hành khai thác được tài nguyên du lịch phải tạo ra được hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật tương ứng. Hệ thống này vừa đảm bảo phù hợp với đặc trưng của dịch vụ du
lịch, đồng thời phải phù hợp với đặc thù của tài nguyên du lịch tại vùng đó. Mỗi vùng
muốn phát triển tài nguyên du lịch tốt nhất phải có một hệ thống có sở vật chất kỹ
thuật tốt.
Trung tâm tạo vùng:
Trung tâm tạo vùng du lịch là một cấp trong hệ thống phân vùng du lịch. Về cơ
bản, trung tâm tạo vùng du lịch là một hệ thống lãnh thổ du lịch đặc biệt, là hạt nhân
của vùng du lịch. Chính nó đã tạo dựng nên bộ khung để cho vùng du lịch hình thành
và phát triển.
1.2 Tài nguyên du lịch đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ
1.2.1 Điều kiện phát triển du lịch
Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP:……………………

Trang 2/…..


Diện tích là 34,7 km2, chiếm 10,7% diện tích cả nước. Dân số là 10,5 triệu dân,
chiếm 15,5% dân số cả nước.
Có thể nói Bắc Trung Bộ là vùng có vị trí địa lý hết sức đặc biệt. Đây chính là cầu
nối giữa miền Bắc và miền Nam, giữa nước bạn Lào, Campuchia với biển Đơng rộng
lớn. Lại có tuyển giao thơng huyết mạch chạy qua nên vùng có điều kiện thuận lợi
trong giao lưu phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.
Đây là vùng mà tất cả các tỉnh đều giáp biển. Đây là lợi thế mà khơng phải vùng
nào cũng có được. Trong khi đó, tài nguyên biển được đánh giá là yếu tố quan trọng

hàng đầu tác động đến du lịch. Mỗi địa phương đều có những bãi biển đẹp, mang nét
độc đáo riêng thu hút du khách.
1.2.2 Tài nguyên du lịch
1.2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
a) Tài nguyên du lịch biển
Bắc Trung Bộ là khu vực chuyển tiếp giữa vùng du lịch Bắc Bộ và Nam Trung
Bộ, có nhiều tiềm năng cả về du lịch tự nhiên và văn hóa. Bắc Trung Bộ có đường bờ
biển dài khoảng 670km, trong đó nổi trội là các bãi biển với nhiều bãi tắm đẹp, thắng
cảnh kỳ thú như: Sầm Sơn(Thanh Hóa); Cửa Lị(Nghệ An); Thạch Hải(Hà Tĩnh); Nhật
Lệ(Quảng Bình); Cửa Việt, Cửa Tùng(Quảng Trị); Thuận An, Lăng Cơ(Thừa Thiên
Huế).
Các bãi tắm ở đây nhìn chung vẫn cịn tương đối sạch sẽ, ít bị ơ nhiễm. Do đó,
các bãi tắm này đang được đầu tư và hằng năm thu hút một lượng lớn khách trong và
ngoài nước tới tham quan, nghỉ dưỡng và tắm biển. Ngoài ra các đảo ven bờ ở Bắc
Trung Bộ vẫn giữ nguyên được dáng vẻ hoang sơ, nên đây cũng là một trong những
điểm làm thu hút khách du lịch tìm đến đây.
b) Tài nguyên du lịch khám phá hang động
Bắc Trung Bộ có rất nhiều hang động đẹp, rộng, có khả năng khai thác phục vụ
du lịch. Hệ thống hang động thuộc vườn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng với chiều dài
mỗi hang động dài hàng chục kilomet, và được mệnh danh là vương quốc hang động
của thế giới như Động Phong Nha, Động Tiên Sơn,...và hang động được phát hiện mới
đây nhất là Sơn Đoòng với hệ thống hang khơ, hang ướt, thạch nhũ với mn vàn hình
thù khác nhau.
c) Tài ngun du lịch sơng hồ, suối nước nóng.
Vùng Bắc Trung Bộ có nguồn tài ngun sơng hồ, suối nước nóng phong phú,
được khai thác phục vụ mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, thể dục, thể thao,...Các hệ
Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP:……………………

Trang 3/…..



thống sông lớn như sông Mã, sông Lam, sông Hương,... đã tạo điều kiện hình thành
các tuyến du lịch trên sông. Đặc biệt trên sông Hương đã phát triển loại hình du lịch
trên sơng phục vụ du khách.
Tài ngun suối nước nóng ở vùng Bắc Trung Bộ khá phong phú và đa dạng với
độ khống hóa và nhiệt độ lý tưởng để xây dựng thành khu du lịch điều dưỡng, chữa
bệnh có giá với tồn khu vực. Các suối nước nóng nổi tiếng như: suối Mọoc, suối
Giang Sơn, suối Mỹ An,...
d) Tài nguyên du lịch sinh thái
Nét nổi bật khá rõ rệt của tài nguyên du lịch sinh thái Bắc Trung Bộ là sự đa dạng
sinh học cao, cũng như các hệ sinh thái đặc trưng với nhiều vườn quốc gia như Bến
En, Pù Mát, Phong Nha-Kẻ Bàng, Bạch Mã, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Kẻ Gỗ
và đây cũng là những khu rừng nguyên sinh rộng lớn.
Nổi bật nhất là vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng với hệ thống hang động núi đá
vôi đa dạng, cùng với sự phong phú của các chủng loài sinh vật mà Phong Nha-Kẻ
Bàng được ví như một bảo tàng sinh vật khổng lồ ở Việt Nam.
Sự phong phú về thành phần chủng loại động thực vật quý hiếm ở vùng Bắc
Trung Bộ là do điều kiện sinh cảnh và là đặc trưng tiêu biểu về sinh thái rừng tại đây.
Có thể khẳng định tiềm năng du lịch sinh thái ở vùng này rất lớn.
1.2.2.2 Tài ngun du lịch văn hóa
a) Di tích lịch sử, văn hóa
Bắc Trung Bộ là vùng có nhiều tiềm năng du lịch với 5 di sản thế giới được
UNESCO công nhận là Thành nhà Hồ, Mộc bản triều Nguyễn, Vườn quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng, Quần thể di tích cố đơ Huế và Nhã nhạc cung đình Huế ; 3 di tích đặc
biệt cấp quốc gia cùng 536 di tích cấp quốc gia khác.
Đặc biệt hệ thống các di tích lịch sử văn hóa tại mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
tại Quảng Bình, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh có vị trí đặc biệt quan trọng trong
hệ thống tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An nói riêng cũng như tồn vùng nói
chung là đối tượng thu hút được nhiều lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến
tham quan. Ở vùng Bắc Trung Bộ cũng phát hiện được nhiều di tích khảo cổ có giá trị

trong hoạt động nghiên cứu như: di tích văn hóa núi Đọ, di tích khảo cổ Đơng Sơn,...
Vùng Bắc Trung Bộ đặc biệt là Thừa Thiên Huế, có nhiều cơng trình kiến trúc có
giá trị, nổi bật là nhà vườn Huế và Làng cổ Phước Tích( huyện Phong Điền-Thừa
Thiên Huế). Tại Bắc Trung Bộ cũng có nhiều cơng trình có giá trị như chùa Thiên
Mụ(Thừa Thiên Huế), chùa Hương Tích(Hà Tĩnh)...

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP:……………………

Trang 4/…..


b) Lễ hội và văn hóa dân gian
*Lễ hội: Lễ hội ở Bắc Trung Bộ rất phong phú và đa dạng, mang nhiều màu sắc
đặc trưng của từng tập tục hình thành và phát triển theo 3 loại hình nổi trội sau:
Một là, lễ hội tín ngưỡng Bắc Trung Bộ có những lễ hội tiêu biểu như: lễ hội xã
Thiệu Trung, tưởng niệm ông tổ nghề đúc đồng Khổng Minh Không, lễ hội xã Quảng
Cư ở Sầm Sơn, tưởng niệm bà Triệu-tổ sư nghề dệt săm xúc(Thanh Hóa). Nghệ An có
lễ hội Đức Hồng, huyện Nam Đàn có lễ hội vua Mai Thúc Loan; lễ hội Rằm tháng ba
Minh Hóa ở Quảng Bình,...
Hai là, các lễ hội văn hóa lịch sử ở Bắc Trung Bộ như lễ hội chùa Hương Tích ở
Hà Tĩnh, lễ hội đêm Thành Cổ Quảng Trị...
Ba là, lễ hội dân gian gắn với các hoạt động vui chơi như: lễ hội cầu ngư, lễ hội
đua trải,...Ngoài các lễ hội truyền thống Festival Huế được tổ chức hai năm một lần
cũng là một hoạt động du lịch hết sức quan trọng và hấp dẫn của cùng Bắc Trung Bộ.
*Ca múa, nhạc: Bắc Trung Bộ là vùng đất giàu giá trị văn hóa truyền thống với
những làn điệu ca múa nhạc vừa mang đậm đà bản sắc dân tộc vừa giàu sắc thái riêng.
Như hị Sơng Mã, hát Xẩm xoan(Thanh Hóa); ca trù Cổ Đạm(Quảng Bình). Đặc biệt
có Nhã nhạc cung đình Huế- đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi vật
thể của nhân loại (2003)
*Ẩm thực: Bắc Trung Bộ có nhiều món ăn truyền thống dân dã, mang đậm hồn

quê và đặc trưng của vùng: nem chua Thanh Hóa, cháo lươn Nghệ An, bánh canh
Quảng Bình...
c) Làng nghề thủ cơng truyền thống
Bắc Trung Bộ là vùng tập trung tập trung nhiều làng nghề thủ cơng truyền thống
với những sản phẩm chất lượng. Thanh Hóa nổi tiếng với nghề dệt chiếu Cói, nghề chế
tác đá ở Đông Sơn. Nghệ An được biết đến với nghề làm gốm gia dụng bằng tay và
bàn xoay ở Viên Thành(n Thành). Vào Quảng Bình biết đến nghề làm nón lá Ba
Đồn và các làng mây tre đan truyền thống.
1.2.3 Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch
Thanh Hóa gắn với hệ thống di tích Hàm Rồng, Di sản thế giới Thành Nhà Hồ, đô
thị du lịch Sầm Sơn và hệ thống bãi biển Quảng Xương, Tĩnh Gia; Nam Nghệ An Bắc Hà Tĩnh với khu di tích Kim Liên, khu lưu niệm Nguyễn Du, cửa khẩu Cầu Treo,
Ngã Ba Đồng Lộc, núi Hồng, sơng Lam; Quảng Bình - Quảng Trị gắn với hệ thống di
tích chiến tranh chống Mỹ, di sản thiên nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng; Thừa Thiên Huế gắn với hệ thống di sản văn hóa cố đố Huế, cảnh quan thiên nhiên Lăng Cơ.

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP:……………………

Trang 5/…..


Câu 2
2.1 Những di sản của Thừa Thiên Huế được UNESCO công nhận
Huế là vùng đất được mệnh danh là sứ sở của di sản, nơi có tới 5 di sản thuộc
triều Nguyễn được UNESCO vinh danh.
2.1.1 Quần thể di tích cố đơ Huế
Quần thể di tích cố đơ Huế được UNESCO cơng nhận là Di sản Văn hóa Thế
Giới năm 1993.
Với diện tích hơn 500ha, được giới hạn bởi 3 vịng thành: Kinh thành Huế, Hồng
thành Huế, Tử Cấm Thành Huế. Được đánh giá như “một điển hình nổi bật của một
kinh đô phong kiến Phương Đông”.
Quần thể di tích Cố đơ Huế là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí số 4, đã hội đủ

các yếu tố:
Một là, Tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật độc đáo, những kiệt tác do bàn
tay con người tạo dựng.
Hai là, Có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật kiến trúc trong một
kế hoạch phát triển đơ thị hay một chương trình làm đẹp cảnh quan tại một khu vực
văn hoá của thế giới.
Ba là, Một quần thể kiến trúc tiêu biểu của một thời kỳ lịch sử quan trọng.
Bốn là, Kết hợp chặt chẽ với các sự kiện trọng đại, những tư tưởng hay tín
ngưỡng có ảnh hưởng lớn, hay với các danh nhân lịch sử.
2.1.2 Nhã nhạc cung đình Huế
Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể
và truyền khẩu nhân loại vào năm 2003.
Ra đời từ giữa thế kỷ thứ XV đến giữa thế kỉ XX. Là thể loại âm nhạc được trình
diễn trong cung đình Việt Nam vào các cuộc tế, lễ gắn với các kỷ niệm và ngày lễ tôn
giáo cũng như các sự kiện đặc biệt như: lễ đăng quang, lễ tang,...
2.1.3 Mộc bản Triều Nguyễn
UNESCO đã vinh danh Mộc bản Triều Nguyễn là Di sản Tư liệu thế giới năm
2009.
Mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm, là những văn bản chữ Hán-Nôm được
khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ 19, 20. Nội dung chia
làm 9 chủ đề: lịch sử, địa lý, quân sự, pháp chế, văn thơ, tôn giáo-tư tưởng- triết học,

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP:……………………

Trang 6/…..


ngơn ngữ-văn tự, chính trị-xã hội, văn hóa-giáo dục. Ngồi các giá trị về mặt sử liệu,
cịn có giá trị về nghệ thuật, kỹ thuật, chế tác.
2.1.4 Châu bản Triều Nguyễn

Châu bản triều Nguyễn chính thức được UNESCO cơng nhận là Di sản Tư liệu
thế giới năm 2014.
Châu bản triều Nguyễn là khối tài liệu duy nhất tại Việt Nam và hiếm có trên thế
giới có bút tích của nhà vua phê duyệt chi tiết về mọi vấn đề của đất nước trên văn
bản. Gồm 773 tập tài liệu Hán-Nôm tương đương 85.000 văn bản hành chính hình
thành trong hoạt động quản lý nhà nước của Triều Nguyễn(1802-1945), phản ánh toàn
bộ lịch sử đời sống kinh tế-xã hội, con người Việt Nam thời kỳ bấy giờ, trong đó có
những tư liệu đặc biệt quan trọng góp phần khẳng định chủ quyền Việt Nam tại hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
2.1.5 Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế
Năm 2016, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là
Di sản tư liệu Thế Giới.
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là một phong cách riêng trong trang trí kiến
trúc cung đình, chưa thấy xuất hiện ở những nơi khác trên thế giới. Được trang trí theo
lối “nhất thi nhất họa” hoặc “nhất tự nhất họa” mỗi bài thơ hay mỗi đại tự được trang
trí kèm một bức tranh. Vị trí thể hiện chủ yếu là trên các liên ba, đố bản, cổ diềm ở nội
thất và ngoại thất., những vị trí dễ chiêm ngưỡng, thưởng thức. Thơ thì phổ biến là ngũ
ngơn, thất ngơn, câu đối,...và khơng cố định số chữ. Có tổng số 2679 ơ thơ văn và
cũng có chừng đó ơ họa được chạm khắc, sơn thếp, cẩn xà cừ trên gỗ, trên pháp lam và
đắp ngõa sành sứ.
2.2 Để bảo tồn và phát huy các di sản thiên nhiên và văn hóa trong thời gian
tới Thừa Thiên Huế cần:
Một là, tập trung huy động nguồn lực để giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống
và di sản một cách nguyên bản, đồng bộ, Thừa Thiên Huế cần ưu tiên bảo tồn, trùng tu
các di tích thuộc Quần thể di tích cố đơ Huế; di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh;
bảo tồn phố cổ, làng cổ; bảo vệ và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, vịnh biển
Lăng Cô, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Vườn quốc gia Bạch Mã...; đồng thời, giữ
gìn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, đặc biệt Nhã nhạc cung đình Huế, ca
Huế; các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian gắn với nghiên cứu phát triển các loại
hình nghệ thuật hiện đại. Kết hợp cả ba khâu: trùng tu di tích, trưng bày và xây dựng

cơ sở vật chất kỹ thuật. Căn cứ vào tính chất, hiện trạng di tích để xác định, lựa chọn

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP:……………………

Trang 7/…..


phương án phục hồi, trùng tu nhằm đảm bảo tính hợp lý, khoa học và đáng tin cậy. Để
mạnh chính sách đào tạo nghệ nhân, chú trọng nâng cao tay nghề. Từng bước liên kết
với các tổ chức quốc tế, các trung tâm di sản, các viện nghiên cứu, các trường đại học
để hình thành một trung tâm bảo tồn di sản có uy tín tại Huế. Tham gia có hiệu quả các
chương trình hợp tác với UNESCO và các tổ chức quốc tế khác.
Hai là, tiến hành các đề tài khoa học, các dự án để phục hồi giá trị văn hóa phi vật
thể như nhã nhạc cung đình, lễ hội truyền thống, ngành nghề thủ công,...xem đây là
những cơ sở đảm bảo lâu dài và yếu tố cốt lõi cho các hoạt động trong lòng di sản.
Ba là, xây dựng hệ thống văn bản pháp quy để quản lý bản vệ các giá trị di sản
văn hóa trong bối cảnh đô thị, thiết lập khu bảo vệ “vùng lõi và vùng đệm” bao quanh
khu Di sản Huế. Đặc biệt cần sớm giải tỏa các hộ dân cư trú trái phép trong khu vực
Thượng Thành, thuộc Kinh thành Huế, xây dựng quy chế, hướng dẫn người dân hiểu
và thực hiện đúng quy định nhằm hạn chế sự vi phạm ở các khu vực đã khoanh vùng
bảo vệ. Chú trọng hơn nữa đến những yếu tố “thiên tạo” và “nhân tạo” ảnh hưởng tới
di sản. Trong đó, việc quản lý du khách và giảm nhẹ các nguy cơ thảm họa vốn được
xem là những ưu tiên hàng đầu trong quá trình bảo tồn di sản Huế. Cần tun truyền
và có những cơ chế thích hợp với cuộc sống để làm cho người dân thấy rõ trách nhiệm
hơn là sự áp đặt. Với các làm này sẽ hình thành sự thích nghi, vừa bảo vệ được di tích,
cảnh quan vừa tạo linh hồn cho sức sống của một vùng đất văn hóa đơ thị Huế.
Như vậy, bảo tồn và giữ gìn các di sản thiên nhiên và văn hóa là cơng việc thường
xuyên trong lịch sử, một trọng tâm thể hiện trách nhiệm và nhận thức của mỗi dân tộc.
Công việc đó địi hỏi tất cả chúng ta phải thật sự coi trọng di sản thiên nhiên, văn hóa,
có chương trình, kế hoạch hành động cụ thể. Chúng ta phải có quy hoạch phù hợp để

giữ gìn một cách bền vững các di sản, thiên nhiên, bảo đảm sự phát triển bền vững và
đúng hướng. Cần có sự đầu tư thích đáng cho văn hóa di sản, hệ thống thiết chế văn
hóa cơ bản tại đơ thị trung tâm như nhà hát, bảo tàng, thư viện, trung tâm biểu diễn
nghệ thuật, trung tâm triển lãm nhằm khai thác, phát huy tốt kho tàng di sản văn hóa
đặc sắc vốn có, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, phục vụ phát triển du lịch,
dịch vụ, đưa Huế xứng tầm là một trung tâm văn hóa lớn của đất nước. Sự đầu tư này
phải được đặt trong một tầm nhìn dài hạn, quy hoạch chiến lược để 50 năm hay 100
năm sau vẫn còn nguyên giá trị.

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP:……………………

Trang 8/…..



×