Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Môn phân tích tài chính công ty FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

Tiểu Luận:
CƠNG TY CỔ PHẦN FPT ( FPT GROUP )

Thành Viên:
ST

Họ Tên

T
1
2
3
4

Nguyễn Ngọc Hân
Cung Trần Quốc Bảo
Nguyễn Quỳnh Dung
Ngô Thị Như Ý

Giảng Viên: Thạc sỹ Trần Minh Tú
Tp HCM, ngày ….. tháng…. năm 2022.

Mã Sinh Viên

Tỷ Lệ Đóng Góp


LÝ DO CHỌN CÔNG TY
Hiện nay trong thời đại 4.0 công nghệ là một phần cần thiết trong đời sống , nó ảnh


hưởng đến kinh tế , trình độ, học vấn , việc làm của chúng ta. Do đó cơng ty cổ phần FPT là
sự lựa chọn tốt nhất cũng như dẫn đầu trong thời kì cơng nghệ đang phát triển. FPT là công ty
đứng đầu trong ngành công nghệ thông tin, phần mềm và ứng dụng, thương mại điện tử và
vào “Top 50 doanh nghiệp Việt có thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn năm 2020”.
Việc lựa chọn một tập đồn như FPT để phân tích báo cáo tài chính là quyết định
phù hợp bởi: Về độ nhận diện FPT là một trong những tập đồn cơng nghệ lớn và có uy tín
nhất tại Việt Nam, có bề dày thành tích trong việc tạo dựng và triển khia các mơ hình kinh
doanh mới có quy mơ lớn. Vì vậy các báo cáo của tập đoàn đều được cập nhật liên tục, đủ tin
cậy và có độ chính xác và minh bạch cao. Thứ hai, FPT có sự đa dạng hóa trong các lĩnh vực
hoạt động kinh doanh. Hoạt động chính của tập đồn là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ
trong lĩnh vực công nghê thông tin và truyền thông , điều này chứng tỏ các báo cáo tài chính
sẽ cung cấp thơng tin chi tiết về nhiều khía cạnh và hoạt động kinh doanh của tập đồn. Thứ
ba, sự phát triển nhanh chóng và bền vững: FPT đã trải qua một sự phát triển đáng kể trong
suốt thập kỷ qua và hiện đang là một trong những tập đoàn lớn nhất của Việt Nam. Điều này
cho thấy tập đồn có một chiến lược kinh doanh hiệu quả và sự quản lý tài chính bền vững.
Thứ tư, FPT có sự hỗ trợ từ các đối tác lớn như IBM, Compaq, Microsoft, Airbus, Siemens…
là những thương vụ hợp tác tạo danh tiếng cho FPT trên thị trường thế giới nhằm tạo cơ hội
để nâng cao chất lượng và uy tín.
Do đó việc lựa chọn một tập đồn có độ nhận diện phổ biến và có sự phát triển cao về
mọi mặt thì FPT là sự lựa chọn tốt nhất.
Trong bài tiểu luận này, nhóm sẽ tìm hiểu , phân tích sâu trong các hoạt động kinh
doanh của cơng ty thơng qua các báo cáo tài chính và tổng quan của cơng ty. Từ đó thấy được
các ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến hoạt động kinh doanh của cơng ty. Trong lúc
phân tích báo cáo nhóm cũng sẽ rút ra được những đánh giá về sự phát triển và tiềm năng của
tập đoàn FPT trong tương lai và đưa ra những luận điểm, kiến nghị phù hợp đến tình hình tài
chính của cơng ty hiện nay.


Outline
I.


Giới thiệu công ty
Chi tiết
Tên công ty

Công ty cổ phần FPT ( FPT Group )

Loại hình cơng ty

Cơng ty cổ phần

Trụ sở

Tòa nhà FPT, số 10 phố Phạm Văn Bạch,
phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà

II.

Vốn điều lệ

Nội, Việt Nam.
11.043.316.220.000 đồng

Ngành nghề kinh doanh

Công nghệ, viễn thông và giáo dục

Ngày thành lập

13 tháng 9 năm 1988


Đánh giá chủ sở hữu cơng ty, ban điều hành
1. Hội đồng cổ đơng
1.1 Trình độ chun mơn:
ƠNG TRƯƠNG GIA BÌNH (1956) - Chủ tịch HĐQT. Nghề nghiệp: Doanh Nhân.

Học vị: Tiến sĩ. Ông tốt nghiệp Khoa Toán cơ, Đại học Tổng hợp Quốc gia Moscow
(Lomonosov), Liên Xô cũ (nay thuộc Liên bang Nga) năm 1979. Ơng bảo vệ thành cơng luận
án tiến sĩ cũng tại trường đại học này năm 1982 và được Nhà nước phong tặng danh hiệu Phó
Giáo sư năm 1991. Trong khoảng thời gian từ 2013 đến nay giữ vai trò là Chủ tịch HĐQT
Công ty Cổ phần FPT. 2019 đến nay: Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA).
Từ 2018 đến nay: Thành viên HĐQT Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt
Nam (Vietcombank). Từ 2017 đến nay: Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành
chính của Thủ tướng Chính phủ; Trưởng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thuộc
Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính. Từ 2012 đến 2013: Chủ tịch Hội đồng quản trị
kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần FPT. Từ 2009 đến 2012 đảm nhiệm vị trí Chủ tịch
HĐQT Cơng ty Cổ phần FPT. Từ 2002 đến 2009: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng
Giám đốc Công ty Cổ phần FPT. Từ 2001 đến 03/2021: Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và
Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA). Từ 1998 đến 2005: Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Việt
Nam. Từ 1988 đến 2002 giữ vai trị là Tổng Giám đốc Cơng ty Cổ phần FPT. Ngày
13/09/1988, ơng Trương Gia Bình cùng 12 nhà khoa học của Việt Nam vượt qua nhiều khó
khăn thành lập Công ty Công nghệ Thực phẩm FPT, tiền thân của Công ty Cổ phần FPT.


Năm 2013, ơng được Tập đồn truyền thơng Nikkei (Nhật Bản) trao giải thưởng Nikkei
Asian vì những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành CNTT Việt Nam. Ngày
07/04/2022, ơng tiếp tục được bầu vào vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT nhiệm kỳ 2022 2027.
ÔNG BÙI QUANG NGỌC (1956) - Phó chủ tịch HĐQT. Nghề nghiệp: Doanh
Nhân. Học vị: Tiến sĩ, cử nhân. Ông tốt nghiệp Khoa Tốn, Đại học Tổng hợp Kishinhov
(Cộng hồ Moldova) năm 1979 và bảo vệ luận án tiến sĩ về Cơ sở dữ liệu tại Đại học

Grenoble (Pháp) năm 1986. Trong khoảng thời gian từ 2002 đến nay: Phó Chủ tịch HĐQT
Công ty Cổ phần FPT. 2013 đến 03/2019: Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần FPT. Từ 1995
đến 2009: Phó Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc Cơng ty Cổ phần FPT phụ trách khối CNTTVT. Từ 1990 đến 1994: Phó Giám đốc/Giám đốc Trung tâm Tin học ISC – tiền thân của các
ngành ICT của Công ty Cổ phần FPT ngày nay (FPT IS, FPT Software, FPT Telecom, FPT
Trading). Từ 1986 đến 1995: Phó Chủ nhiệm Khoa Tin học Trường Đại học Bách khoa Hà
Nội. Từ 1979 đến 1995: Giảng viên khoa Toán Khoa Tin học Trường Đại học Bách khoa Hà
Nội. Ơng là người có tầm ảnh hưởng trong ngành CNTT với danh hiệu Top 10 lãnh đạo Công
nghệ thông tin (CIO) xuất sắc nhất Đông Dương năm 2005. Ngày 07/04/2022, ơng tiếp tục
được bầu vào vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT nhiệm kỳ 2022 - 2027.
ÔNG ĐỖ CAO BẢO ( 1957) - Ủy viên Hội đồng Quản trị. Ơng tốt nghiệp
ngành Tốn điều khiển, Học viện Kỹ thuật quân sự năm 1984. Trong khoảng thời gian từ
2016 đến nay: Ủy viên HĐQT Công ty Cổ phần FPT. Từ 2016 đến 03/2019: Phó Tổng Giám
đốc Công ty Cổ phần FPT. Từ 2009 đến 2015: Ủy viên HĐQT Công ty Cổ phần FPT, Chủ
tịch Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT. Từ 2003 đến 2009: Ủy viên HĐQT Công ty
Cổ phần FPT, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT. Từ 1995 đến 2003:
Giám Đốc Trung tâm Hệ thống Thông tin FPT. Từ 1988 đến 1994: Trưởng phòng nghiên
cứu phát triển, Trung tâm Dịch vụ Tin học Công ty FPT. Ngày 07/04/2022, ông tiếp tục
được bầu vào Hội đồng quản trị FPT nhiệm kỳ 2022 - 2027.
ÔNG JEAN-CHARLES BELLIOL (1958) - Ủy viên HĐQT độc lập. Ông
tốt nghiệp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Ecole Supeieure de Commerce de Reims (Pháp).
Trong khoảng thời gian từ 2020 đến nay với vai trò là Cố vấn tài chính chiến lược Cơng ty
Cổ phần dịch vụ Aden Việt Nam. Từ 2002 đến nay: Tham tán thương mại Pháp. Trong
khoảng thời gian từ 2016 đến 2019: Giám đốc phát triển kinh doanh và quan hệ nhà đầu tư
Cơng ty Cổ phần Tập đồn FIT. Trong năm 2015 đến 2016: Giám đốc đầu tư nước ngoài
VIB thành phố Hồ Chí Minh. Từ 2008 đến 2015: Trưởng Đại diện Trí Tín International Hà
Nội (TTI). Từ 2004 đến 2007: Giám đốc Ngân hàng Doanh nghiệp và đầu tư Calyon. Và
2001 đến 2004: Giám đốc Credit Lyonnais Việt Nam. Từ 1997 đến 2001: Phó Chủ tịch Thứ
nhất của Credit Lyonnais Nhật Bản. Từ 1984 đến 1997: Giữ các vị trí khác nhau tại Phòng



Tài chính dự án, Phịng tài chính kỹ thuật của Credit Lyonnais Pháp. Ngày 07/04/2022, ông
tiếp tục được bầu vào Hội đồng quản trị FPT nhiệm kỳ 2022 - 2027.
ÔNG HAMPAPUR RANGADORE BINOD (1962) - Ủy viên HĐQT độc
lập. Trong khoảng thời gian từ 08/1993 đến 05/2021 đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng giám
đốc - Phụ trách phát triển tài năng và vận hành công nghệ của Infosys Ltd. Từ 03/1986 đến
07/1993: Kỹ sư cao cấp – Kinh doanh kỹ thuật tại MICO BOSCH Ấn Độ. Từ 12/1985 đến
02/1986: Kỹ sư sản xuất tại FACIT Asia Ltd, Hosur. Ngày 07/04/2022, ông được bầu vào
Hội đồng quản trị FPT nhiệm kỳ 2022 - 2027.
ÔNG HIROSHI YOKOTSUKA (1951). Trong khoảng thời gian từ 2022 đến
nay: Ủy ban tư vấn Đại học thương mại Takasaki; Giảng viên kiêm nhiệm Khoa Kinh tế,
Đại học Toyama; Giám đốc Viện nghiên cứu dự đoán bệnh Nhật Bản. Trong khoảng thời
gian từ 2016 đến nay: Đại diện DBIC (Digital Business Innovation Center). Từ 2014 đến
nay: Chủ tịch CeFIL (NPO Center for Innovation Leader). Từ 2015 đến 2019: Chủ tịch Hiệp
hội Dịch vụ và công nghệ thông tin Nhật Bản (JISA). Từ 2009 đến 2013: Giám đốc Tokio
Marine & Nichido Systems. Từ 2007 đến 2009: Giám đốc Công nghệ thông tin Tokio
Marine & Nichido Fire Insurance. Từ 1973: Tham gia vào Tokio Marine & Fire Insurance
(Hiện là Tokio Marine & Nichido Fire Insurance). Ngày 07/04/2022, ông được bầu vào Hội
đồng quản trị FPT nhiệm kỳ 2022 - 2027.
BÀ TRẦN THỊ HỒNG LĨNH (1979) - Ủy viên HĐQT. Trong khoảng thời
gian từ 2021 đến nay: Phó Trưởng Ban Đầu tư 4 Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn
nhà nước (SCIC). Từ 06/2019 đến 12/2021: Thành viên Hội đồng quản trị, Người đại diện
vốn SCIC tại Tổng công ty Công nghiệp dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex). Từ 05/2018
đến 04/2019: Người đại diện vốn SCIC tại Công ty cổ phần Cơ khí Tuyên Quang. Từ
06/2017 đến 06/2019: Thành viên Ban Kiểm sốt Tổng cơng ty Cơng nghiệp dầu thực vật
Việt Nam (Vocarimex). Từ 08/2016 đến nay: Thành viên Hội đồng quản trị, Người đại diện
vốn SCIC tại CTCP Thiết
bị khí tượng thủy văn và Mơi trường Việt Nam (Hymetco). Từ 12/2014 đến 05/2016: Thành
viên Hội đồng quản trị, Người đại diện vốn SCIC tại CTCP Dược phẩm Thiết bị y tế Hà Nội
(Hapharco). Từ 2010 đến 2021: Chuyên viên đầu tư Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn
nhà nước (SCIC). Từ 2001 đến 2010: Chuyên viên Phịng Kế hoạch – Kinh doanh – Đấu

thầu Cơng ty cơng trình giao thơng 208 thuộc Tổng Cơng ty xây dựng cơng trình giao thơng
4. Ngày 07/04/2022, bà được bầu vào Hội đồng quản trị FPT nhiệm kỳ 2022 - 2027.
1.2 Vấn đề chưa tốt:


Về Ơng Hồng Nam Tiến với triết lý “Khơng ngồi yên một chỗ”, lâu lâu lâu lâu lại
gặp Chủ tịch FPT xin đổi vị trí, nếu khơng "thể nào cũng nghỉ" trong lời khuyên với các sinh
viên.
" Tôi làm ở FPT đến giờ là năm thứ 30. Từ ngày ra trường, tôi chỉ làm ở FPT nhưng đã
qua 6 hướng kinh doanh khác nhau. Cứ lâu lâu tôi lại xin gặp anh Trương Gia Bình (Chủ
tịch Tập đồn FPT) để xin đổi việc. Anh Bình cũng rất chiều tơi, vì nếu khơng cho đổi việc
thì thể nào tơi cũng nghỉ ”.
Chia sẻ trên được ơng Hồng Nam Tiến đưa ra hồi đầu tháng 4.2023 trong buổi tọa đàm
Whose Chance Talk, do chương trình “Cơ Hội Cho Ai?” tổ chức tại Đại học Quốc tế Hồng
Bàng (TP. HCM).Trước các sinh viên thuộc Gen Z (những người sinh từ năm 1997 trở về
sau), thế hệ bị “mang tiếng” là thích “bật sếp” và thích nhảy việc, ơng Tiến lại ủng hộ quan
điểm nên thay đổi công việc sau một khoảng thời gian nhất định.
“ Tôi nghĩ rằng các bạn Gen Z bây giờ thực sự nên đổi chỗ làm việc sau 2-3 năm. Các bạn
cũng nên suy nghĩ một cách nghiêm túc về việc đổi nghề sau một số năm nào đấy, nếu cảm
thấy nhàm chán, thất vọng. Điều này phải ủng hộ " , ông bày tỏ quan điểm
Hay một giai thoại gắn liền với ông là “chửi sếp” nhưng vẫn được
thăng tiến Đó là trong một cuộc họp ở FPT bàn về việc phát triển một dự án lớn của tập
đồn. Trưởng phịng kinh doanh của một cơng ty phân phối bận và cho nhân viên là ông
Tiến đi họp thay. Trong cuộc họp này, ông Tiến đã to gan chửi các sếp lớn là “dốt” ( khi
mình là người phát ngơn hãy nói cho mọi người hiểu mình tôn trọng họ và làm theo lời từ
cấp trên, đừng nên 1 chút mất quan điểm mà phải trả giá). [CITATION Nhữ16 \l 1033 ]
2. Ban điều hành
2.1 Trình độ chun mơn:
a) Ban kiểm sốt
ƠNG NGUYỄN VIỆT THẮNG ( 1968) - Trưởng Ban Kiểm Soát, tốt nghiệp ĐH

Thương mại năm 1989 và là Tiến sĩ kinh tế ĐH Bulacan, Philippines năm 2014. Từ 2016 đến
nay: Viện trưởng, Viện Quản trị và Công nghệ FSB, ĐH FPT. Từ 2009 đến nay: Phó Hiệu
trưởng, Trường Đại học FPT. Từ 2014 đến 2016: Giám đốc, Khối Liên Kết Quốc tế, ĐH FPT
(FAI). Từ 1995 đến 2013: Đồng sáng lập, Phó Chủ nhiệm Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại
học Quốc gia Hà Nội. Từ 1992 đến 1999: Phó Ban Tài chính, Phó Chủ tịch Cơng đồn, Cơng
ty Cổ phần FPT. Ngày 07/04/2022, ơng tiếp tục được bầu vào vị trí Trưởng Ban Kiểm sốt
FPT nhiệm kì 2022 - 2027.
ƠNG NGUYỄN KHẢI HỒN ( 1975) - Ủy Viên Ban Kiểm Sốt. Ơng tốt nghiệp
Học viện Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga năm 1999 và bảo vệ thành công luận
án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành đầu tư tại Viện Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên


bang Nga năm 2003. Trong khoảng thời gian từ 2011 đến nay: Phó Tổng Giám đốc phụ trách
Tài chính Cơng ty FPT Software. Năm 2014 đến 2015: Đồng Giám đốc điều hành FPT
Slovakia. Năm 2009 đến 2010: Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính Cơng ty FPT
Software. Năm 2004 đến 2008: Kế tốn trưởng Cơng ty FPT Software. Năm 2003: Chun
viên thuộc Ban Tài chính – Kế tốn Cơng ty Cổ phần FPT. Ngày 07/04/2022, ông tiếp tục
được bầu vào vị trí Ủy Viên Ban Kiểm sốt FPT nhiệm kì 2022 - 2027.
BÀ DƯƠNG THÙY DƯƠNG ( 1993) - Ủy viên Ban Kiểm soát. Làm việc trong lĩnh
vực đầu tư 7 năm từ ngay sau khi tốt nghiệp, bà là một tài năng trẻ với nhiều kinh nghiệm
trong quản trị doanh nghiệp, có nhiều đóng góp và hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý vốn
nhà nước tại các doanh nghiệp. Trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến nay: Chuyên viên
đầu tư Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Ngày 07/04/2022, bà được
bầu vào Ban Kiểm sốt FPT nhiệm kì 2022 - 2027.
b) Ban điều hành và đội ngũ giám đốc
ÔNG NGUYỄN VĂN KHOA (1977) - Tổng Giám đốc FPT. Trình độ chuyên môn :
một trong những lãnh đạo trẻ thế hệ 7X gắn bó, trưởng thành tại FPT qua nhiều vị trí cơng
việc khác nhau, am hiểu sâu sắc các hoạt động kinh doanh, cơng nghệ với các khách hàng
B2B, B2C.
ƠNG HỒNG VIỆT ANH (1975) - Phó Tổng Giám đốc FPT, Chủ tịch Công ty Cổ

phần Viễn thông FPT, Chủ tịch Cơng ty TNHH FPT Digital . Ơng tốt nghiệp cử nhân CNTT
trường ĐH Bách khoa năm 1996. Người có những đóng góp quan trọng trong việc giúp FPT
Software đánh thắng các dự án triệu USD tại thị trường nước ngồi.
ƠNG NGUYỄN THẾ PHƯƠNG (1977) - Phó Tổng Giám đốc kiêm CFO FPT, Chủ
tịch Cơng ty TNHH FPT Smart Cloud. Ơng tốt nghiệp Đại học Ngoại thương năm 1999. Với
hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ơng đã có nhiều đóng góp quan trọng trong
việc xây dựng hệ thống tài chính, kế tốn FPT theo chuẩn quốc tế.
ƠNG VŨ ANH TÚ (1978) – Giám đốc công nghê FPT. Ông tốt nghiệp ĐH Bách
Khoa Hà Nội.
ÔNG NGUYỄN XUÂN VIỆT ( 1969)- Giám đốc Cơng nghê thơng tin FPT. Ơng tốt
nghiệp ĐH Bách Khoa, Chun ngành Cơng nghệ thơng tin.
ƠNG CHU QUANG HUY ( 1990) – Giám đốc Nhân sự FPT. Ông tốt nghiệp ĐH
Kinh tế quốc dân, chuyên ngành Tốn Tài chính.
ƠNG VÕ ĐẶNG PHÁT (1989) - Giám đốc Marketing - Truyền thơng FPT. Ơng tốt
nghiệp Đại học FPT, chuyên ngành Kỹ Thuật Phần Mềm.
BÀ PHẠM THỊ QUỲNH VI (1977) - Giám đốc Chất lượng FPT.


c) Ban điều hành công ty thành viên
BÀ CHU THỊ THANH HÀ (Chủ tịch cơng ty TNHH Phần Mềm FPT)
ƠNG PHẠM MINH TUẤN (Tổng G)iám đốc Công ty TNHH Phần mềm FPT)
ƠNG HỒNG VIỆT ANH ( Phó Tổng Giám đốc FPT- Chủ tịch Công ty Cổ phần
Viễn thông FPT- Chủ tịch Cơng ty TNHH FPT Digital)
ƠNG NGUYỄN HỒNG LINH (Tổng Giám đốc Cơng ty Cổ phần Viễn thơng FPT)
ƠNG TRẦN ĐĂNG HỊA (Chủ tịch Cơng ty TNHH Hệ thống thơng tin FPT)
ƠNG NGUYỄN HỒNG MINH ( Tổng Giám đốc Cơng ty TNHH Hệ thống Thơng
tin FPT)
ƠNG LÊ TRƯỜNG TÙNG (Chủ tịch Đại học FPT)
ƠNG HỒNG NAM TIẾN ( Phó Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học FPT)
ÔNG NGUYỄN KHẮC THÀNH (Hiệu trưởng Trường Đại học FPT)

BÀ NGUYỄN THỊ HẢI (Chủ tịch Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT)
ƠNG NGƠ MẠNH CƯỜNG (Tổng Giám đốc Cơng ty Cổ phần Dịch vụ trực tuyến
FPT)
ƠNG NGUYỄN THẾ PHƯƠNG (Phó Tổng Giám đốc kiêm CFO FPT
Chủ tịch Công ty TNHH FPT Smart Cloud )
ƠNG LÊ HỒNG VIỆT (Tổng Giám đốc Cơng ty TNHH FPT Smart Cloud)
ÔNG TRẦN HUY BẢO GIANG (Tổng Giám đốc Công ty TNHH FPT Digital)
2.2 Vấn đề chưa tốt:
Tranh cãi quanh phát ngôn của một thành viên trong ban điều hành công ty thành viên:
Bằng Đại học không quan trọng, nhiều quản lý, giám đốc cũng chỉ có trình độ Cao đẳng (phát
ngơn này có thể gây ra cho học sinh và phụ huynh có nên học đại học không? Và đều quan
tâm ở đâu là tất cả các giám đốc đều là trình độ Cao đẳng hết sao). [ CITATION Dươ22 \l 1033
]

III.

Phân tích mơi trường kinh doanh và chiến lược kinh doanh
1. Phân tích ngành
FPT là công ty dẫn đầu đưa công nghệ Việt Nam ra thế giới, là công ty tiên
phong chuyển đổi số và dẫn đầu về tư vấn, cung cấp, triển khai các dịch vụ, giải


pháp công nghệ - viễn thông. Công ty đồng hành cùng các khách hàng tại 29 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên tồn cầu hiện thực hóa chiến lược, mục tiêu phát triển
kinh doanh dựa trên công nghệ. Với bề dày kinh nghiệm triển khai dự án qua từng
thập kỷ, công ty đã từng bước gây dấu ấn thông qua giúp khách hàng vượt qua
những thách thức, rào cản và đạt được hiệu quả cao nhất trong hành trình chuyển
đổi số. Dựa trên những cơng nghệ mới nhất trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn,
điện tốn đám mây, tự động hóa, kết nối vạn vật…, cơng ty đã kịp thời đưa ra
những giải pháp, dịch vụ công nghệ tiên tiến giúp khách hàng chủ động, linh hoạt

thích ứng trong mọi bối cảnh. Với nguồn lực và mạng lưới rộng, FPT là đối tác
quan trọng cung cấp dịch vụ-giải pháp cho hàng trăm tập đoàn lớn trong nhiều
lĩnh vực. Đồng thời là đối tác công nghệ cấp cao của các hãng công nghệ hàng
đầu như GE, Airbus, Siemens, Microsoft, Amazon Web Services, SAP… Với
mạng lưới hoạt động dày đặc được bao phủ khắp cả tồn cầu trong đó ngành nghề
viễn thơng cũng là thế mạnh giúp tập đồn FPT vượt qua khó khăn trong thời kì
dịch bệnh phát triển nhanh chóng và nền kinh tế gặp biến động lớn. Ở phương
diện hoạt động trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thơng tại nước thì FPT gặp khó
khăn khi có hai đối thủ cạnh tranh lớn về phương diện này điển hình là VNPT và
Viettel . Với VNPT tập đồn đứng thứ hai trong lĩnh vực này và được Chính phủ
Việt Nam giao trọng trách là chủ đầu tư và là doanh nghiệp được quyền kinh
doanh, vận hành và khai thác vệ tinh đầu tiên của Việt Nam . Còn đối thủ cịn lại
thì sản phẩm nổi bật nhất của Viettel hiện nay là Viettel Mobile. Công ty ty thành
viên của Viettel hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch
vụ viễn thơng Việt Nam.
Nhìn vào biểu đồ bên dưới ta thấy được doanh thu năm 2021 của tập đoàn
VNPT chiến hơn 50% trong cả ba nhóm. Qua đó chúng ta nhận xét được rằng
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2021 của VNPT rất cao và hầu
như dẫn đầu và chiếm lĩnh trong thị trường ngành

Biểu đồ 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2021 của FPT, VNPT và
Viettel. (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của FPT, VNPT và Viettel, 2021)
Biểu đồ . Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2021 của FPT, VNPT và Viettel.
(Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của FPT, VNPT và Viettel, 2021)
Biểu đồ . Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2021 của FPT, VNPT và Viettel.
(Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của FPT, VNPT và Viettel, 2021)
Biểu đồ . Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2021 của FPT, VNPT và Viettel.
(Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của FPT, VNPT và Viettel, 2021)



(Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của FPT, VNPT và Viettel, 2021)
Biểu đồ . Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2021 của FPT, VNPT và Viettel.
(Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của FPT, VNPT và Viettel, 2021)
Biểu đồ . Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2021 của FPT, VNPT và Viettel.
(Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của FPT, VNPT và Viettel, 2021)
Ở mục tiêu, sứ mệnh về chiến lược phát triển thì cả hai cơng ty đối thủ là VNPT và
Biểu đồ . Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2021 của FPT, VNPT và Viettel.
Viettel đều có cùng quan điểm để đưa cơng ty của mình phát triển ngày càng tốt và đổi mới
(Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của FPT, VNPT và Viettel, 2021)
cách nhìn nhận của mọi người về thương hiệu của họ. Chẳng hạn như đối với VNPT để phù
hợp với xu thế tồn cầu hóa và sự phát triển không ngừng của cuộc cách mạng công nghiệp
4.0, VNPT đã và đang từng bước chuyển đổi từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống
sang nhà cung cấp dịch vụ số (DSP), trở thành một Tập đoàn kinh tế năng động, chú trọng
phát triển những sản phẩm, dịch vụ, giải pháp ICT sáng tạo, đột phá để tiếp tục kiến tạo nên
những giá trị đích thực cho cuộc sống, đóng góp vào sự phát triển vững mạnh của nền kinh tế
Việt Nam. Còn đối với Viettel, công ty này áp dụng để mở rộng phạm vi bán hàng các sản
phẩm hiện tại sang các vùng địa lý, phân khúc khách hàng.
Trong khi đó đối với FPT chiến lược phát triển là tăng cường năng lục và khả năng
cạnh tranh trong các lĩnh vực chính của mình đồng thời tích cực tham gia xây dựng Chính
phủ Số, Giao thông Thông minh, Y tế Thông minh, Giáo dục Thông minh, Năng lượng
Thông minh, Viễn thông Thông minh, Sản xuất Thơng minh. Cùng lúc đó cơng ty cũng đẩy
mạnh tăng cường hóa nhằm phát triển những sản phẩm của mình để phù hợp với nhu cầu và
thị hiếu.


Biểu đồ 9. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất giữa niên độ giai đoạn
COVID-19.
Biểu đồ . Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất giữa niên độ giai đoạn COVID19.
Biểu đồ . Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất giữa niên độ giai đoạn COVID19.
Biểu đồ . Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất giữa niên độ giai đoạn COVID19.

Biểu đồ . Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất giữa niên độ giai đoạn COVID19.
Biểu đồ . Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất giữa niên độ giai đoạn COVID19.
Biểu đồ . Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất giữa niên độ giai đoạn COVID19.
Biểu đồ . Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất giữa niên độ giai đoạn COVID19.
Chú thích của báo cáo hoạt động kinh doanh giữa niên độ giai đoạn COVID-19
Trước dịch

31/12/2019

Trong dịch 2020

30/12/2020

Trong dịch 2021

31/12/2021

Sau dịch

31/12/2022


Nhận xét:
Theo như báo cáo của hoạt động kinh doanh giữa niên độ giai đoạn Covid-19 thì ta
thấy FPT đạt doanh thu 27,792 tỷ đồng với lợi nhuận trước thuế đạt gần 3,912 tỷ đồng, tức
lợi nhuận sau thuế chỉ chiếm 14,07% doanh thu. Vào năm 2019. Năm 2019 cũng là năm Tập
đồn đã chuyển mình rõ nét từ Cơng ty Cung cấp dịch vụ CNTT thành Nhà Cung cấp giải
pháp chuyển đổi số toàn diện, nâng cao giá trị và vị thế trên toàn cầu. Đầu tiên là về mặt kinh
doanh các chỉ số về doanh thu và lợi nhuận đều vượt kế hoạch đề ra, trong đó khối Công
nghệ năm thứ 2 liên tiếp tăng trưởng lợi nhuận ở mức 30%. Định vị toàn cầu của FPT được

nâng cao khi trở thành đối tác chiến lược của các tập đoàn toàn cầu như Airbus, Toyota, Ford.
Thứ hai là về cơng nghệ FPT nhanh chóng bắt kịp xu hướng và phát triển các nền tảng công
nghệ lõi như AI, Cloud, IoT, Big Data, Blockchain,…từ đó đưa ra những giải pháp phần
mềm để đáp ứng được những mục tiêu triển khai nhanh chóng. Những giải pháp này đầu tiên
củng cố niềm tin chuyển đổi số không chỉ là nguồn tăng trưởng lớn, dài hạn mà còn là cơ hội
để FPT nâng cao vị thế và giá trị trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sang năm tiếp theo, năm 2020 dù gặp hồn cảnh khó khăn trong thời kì dịch bệnh ở
mức đỉnh điểm gây ra nhiều ảnh hưởng cản trợ việc hoạt động của nhiều linh vực kinh doanh.
Tuy nhiên với chiến lược chủ động, linh hoạt ứng phó với những bất ổn của nền kinh tế FPT
đã kiên định nắm bắt được ‘’CƠ ‘’trong ‘’NGUY’’ nhằm giữ vững được vị thế thương hiệu
cơng nghệ có giá trị nhất ở Việt Nam, chiến lược “lấy khách hàng làm trọng tâm” với tổ chức
dám “nghĩ khác - làm khác” FPT đã đạt được doanh thu 29.830 tỷ đồng tăng 7,6 % so với
năm trước và lợi nhuận trước thuế đạt 4,423 tỷ đồng, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù doanh thu không tăng đáng kể nhưng nhờ sự cố gắng và sử dụng chiến lược đúng đắn
công ty đã vượt bão Covid-19 thành công, đảm bảo được các chỉ tiêu kinh doanh tăng trưởng
so với năm trước và được vinh danh Top 3 Doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam, được đánh
giá cao về quản trị theo Sáng kiến quản trị Công ty ASEAN (Diễn đàn thị trường vốn
ASEAN).
Năm 2021, làn sóng Covid-19 tiếp tục gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh
hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là nhiều địa phương thuộc
vùng kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, có thể nói, Tập đồn có may
mắn tìm thấy các cơ hội phát triển trong bối cảnh mới. Với năm 2021 FPT đã làm chủ được
công nghê bằng cách nhanh chóng nắm bắt được các xu hướng cơng nghệ mới nhằm phát
triển những công nghệ tiên tiến tạo động lực tăng trưởng cho Tập đoàn trong dài hạn do đó


tổng doanh thu nhận được là 35.657 tỷ đồng tăng 19,5% và lợi nhuận trước thuế tăng 5.349 tỷ
đồng tăng 20,4 %. Và chiếm 15% trong tổng doanh thu.
Để vượt qua mọi khó khăn chưa từng có trong lịch sử, FPT đã chủ động, linh hoạt,

quyết liệt nắm bắt cũng như kiến tạo các cơ hội, đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm/giải
pháp/dịch vụ mới, tăng cường chuyển đổi số nội bộ và nâng cao năng lực nhân sự tạo đà tăng
trưởng kinh tế nhanh, bền vững trong dài hạn. Với sự chuẩn bị về mặt nhân lực cũng như hạ
tầng cơng nghệ từ những làn sóng dịch bệnh đầu tiên năm 2020, FPT đã thích ứng nhanh
chóng, khơng để những đợt giãn cách xã hội lâu dài trong năm 2021 ảnh hưởng lên kết quả
kinh doanh chung. Tận dụng những cơ hội được mở ra nhờ vào nhu cầu chuyển đổi số tăng
mạnh trên toàn cầu, FPT đã đẩy mạnh phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, gia tăng hoạt động
bán hàng tại các thị trường trong và ngoài nước cũng như thúc đẩy sự hợp tác của các mảng
kinh doanh nhằm kiến tạo động cơ tăng trưởng mới, Tập đoàn đã đẩy mạnh việc phát triển
sản phẩm dịch vụ mới, nhanh chóng đón đầu nhu cầu và giải quyết các khó khăn bức thiết
nhất của khách hàng trong từng giai đoạn của dịch bệnh cũng như đầu tư vào công ty khởi
nghiệp với sản phẩm công nghệ có tiềm năng lớn. Nhờ đó FPT có thể đưa ra những giải pháp
phù hợp, kịp thời trong tương lai.
Giữa mùa đông ảm đạm của nền kinh tế và thị trường lao động, kết quả kinh doanh
của FPT góp những tia nắng ấm áp giúp công ty ghi dấu ấn tăng trưởng theo cả chiều sâu và
chiều rộng đã giúp doanh thu đạt được con số là 44.023 tỷ đồng (23,4%) và lợi nhuận trước
thuế là 6.491 tỷ đồng (20,9%) vượt mục tiêu mà kế hoạch đã đề ra nhờ đó mà gặt hái được
nhiều giải thưởng và khẳng định được vị thế đầu ngành. FPT đã sử dụng nhân lực khơng
ngừng tăng trưởng để có đủ nguồn lực nắm bắt mọi cơ hội kiến tạo được trên tồn cầu.Thành
cơng của FPT là quả ngọt đến từ chiến lược đúng đắn, sự nỗ lực không ngừng nghỉ của tất cả
mọi người trong cơng ty. Do đó FPT giữ vững vị thế thương hiệu cơng ty cơng nghệ có giá
trị nhất Việt Nam và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế
Với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất giữa niên độ trong gia đoạn
Covid-19 thấy được mặc dù gặp nhiều khó khăn trong đại dịch nhưng với thực hiện chiến
lược đúng đắn biết nắm bắt các cơ hội từ các khó khăn để phát triển và đãn đầu xu hướng
trong lĩnh vực ngành điều đó thể hiện qua rõ trong bối cảnh trước dịch từ năm 2019 và sau
dịch năm 2022, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên 54,49% và lợi nhuận trước
thuế tăng 65,97%. Trong năm 2019 FPT nâng tầm đẳng cấp- trở thành nhà cung cấp dịch vụ
chuyển đổi số toàn diện, năm 2020 nâng tầm vị thế toàn cầu. Năm 2021 bứt phá mở rộng hệ
sinh thái công nghê và quy mô hoạt động. Năm 2022 đồng hành thúc đẩy chuyển đổi số vì

một Việt Nam hùng cường. Đây là những hoạt động của FPT trong 3 năm vừa qua nhằm
khẳng định vị thế toàn cầu và đứng đầu trong doanh nghiệp cũng như khẳng định vị thế của
Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới.


Tóm lại, qua phân tích các chỉ số của doanh thu và lợi nhuận trước thuế đã có đủ số
liệu để hiểu rõ và đánh giá hoạt động kinh doanh của FPT. Công ty qua các gia đoạn trước
dịch, trong dich 2020, trong dich 2021 và sau dich năm 2022 ccong ty đã và đang ổn định và
hoạt động kinh doanh tốt. FPT còn đáp ứng được các quy tắc, tiêu chuẩn quản trị hiện đại,
minh bạch hóa thơng tin, sự tận tâm tận lực của đội ngũ đã giúp FPT được các tổ chức uy tín
ghi nhận và vinh danh ở những giải thưởng lớn về quản trị, khẳng định vị thế người dẫn đầu.
Nhờ có ban quản trị minh bạch sáng tạo và có mơi trường làm viejc chuyên nghiệp, sáng tạo
và tích cực. Những điều này đã giúp giữ vững thương hiệu là một trong những doanh nghiệp
tốt nhất để làm việc ở Việt Nam, được ghi nhận đánh giá cao từ cộng đồng nhà đầu tư, các
định chế tài chính cũng như các tổ chức uy tín trong và ngồi nước
2. Phân tích chiến lược
a. SWOT
FPT là công ty tập trung vào công nghệ và viễn thơng, FPT cung cấp các dich
vụ: tích hợp hệ thốn, giải pháp phần mềm; gia công phần mềm, dịch vụ nội dung số; dịch vụ
dữ liệu trực tuyến; dịch vụ Internet băng thông rộng; dịch vụ kênh thuê riêng; phân phối, bán
lẻ sản phẩm công nghệ; dịch vụ tin học; giáo dục- đào tạo cơng nghệ. Chính vì điều đó có
một kỹ thuật ln được các doanh nghiệp áp dụng trong bất kỳ hồn cảnh nào. Dù cho đó là
thời kỳ kinh tế khủng hoảng hay thời kỳ kinh tế đang thịnh vượng, kỹ thuật phân tích swot
ln ln là một cơng cụ phân tích ưu tiên được các doanh nghiệp áp dụng rất hiệu quả và
thành công.
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ Tiếng Anh:
Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats
(Nguy cơ). Đây là một mơ hình được sử dụng rộng rãi phân tích tình hình kinh doanh
của một doanh nghiệp.
Đầu tiên là về điểm mạnh FPT có đội ngũ nhân viên xuất sắc và có trình độ chun

mơn cao. Riêng năm 2021 quy mô nhân sự của FPT tăng lên mức gần 50.000 nhân sự. Họ
đều là những nhân viên trẻ, năng động, có trình độ cao, nhiệt tình và sáng tạo. Đó là tài sản
q báu nhất và là nền tảng tạo ra mọi thành công của FPT. Cùng với đó nhiều cán bộ cấp
cao của cơng ty giành được những chứng chỉ quốc tế như CCNA, CCNP, CCIE về mạng của
CISCO (CCNA, CCNP, CCIE,..) IBM ( Websphere ,MB , AIX,…); Microsoft ( MCSE,
MCSA,..). Công ty là một trong những doanh nghiệp có thương hiệu nằm trong lĩnh vực
cơng nghệ thơng tin ở Việt Nam điều đó góp phần cơng ty có nguồn khách hàng lâu năm là
các tập đồn, tổng cơng ty lớn, và các bộ ngành, các cơ quan và tổ chức trong chính phủ.
Hiện nay, FPT Telecom được đánh giá là nhà cung cấp dịch vụ Internet có chính sách dịch vụ
tốt nhất tại Việt Nam, chiếm 30% thị phần trong nước . Báo điện tử Tin nhanh đầu tiên của


Việt Nam VnExpress ra đời tháng 2/2001 do Giám đốc của Trung tâm dịch vụ trực tuyến
FPT (FOX) - người đặt nền móng và code những dịng đầu tiên co tờ báo này đã được FPT
Telecom quản lý cho đến nay, VnExpress.net là tờ báo điện tử lớn nhất tạiViệt Nam với
khoảng 90 triệu độc giả hàng tháng, được đánh giá là trang thơng tintiếng Việt có số lượng
người truy cập lớn nhất trên thế giới (xếp hạng Top 500 trên thế giới) [ CITATION MIS21 \l
1033 ]. Chính sức mạnh thương hiệu này đã tăng được mức độ cạnh tranh của FPT trên thị
trường và tạo lợi thế trong việc mở rộng thị trường góp phần doanh thu và lợi nhuận của FPT.
Công ty đã chiếm thi phần tương đối lớn trong các sản phẩm công nghệ thông tin
và sản phẩm điện thoại di động tại Việt Namkhông kém cạnh so cới các ơng lớn khác cùng
ngành bưu chính viễn thơng như VNPT và Viettel . Cùng lúc đó FPT cũng là một trong số
nhã cung cấp băng thông rộng mạnh nhất tại Việt Nam với mạng lưới rộng và hạ tầng kỹ
thuật tốt. Chất lượng các dịch vụ của FPT thuộc vào loại tốt nhất hiện nay. Nhờ những nỗ lực
của công ty FPT đã làm chủ công nghê trên mọi lĩnh vực và phủ sóng thương hiệu của mình
trên tồn cầu.
Bên cạnh những điểm mạnh đáng ngưỡng mộ và tự hào, song song với điểm mạnh
FPT cũng xuất hiện những điểm yếu không nên mắc phải. Đầu tiên là việc FPT hoạt động
kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, một số ngành kinh doanh rất tốt thầm chí đạt đỉnh chiếm
lĩnh thị trường ngành nhưng song song với các lĩnh vực tạo doanh thu cho cơng ty thì có một

số ngành nghề hoạt động kinh doanh khơng đạt mục tiêu mà kế hoạch đã đề ra, công ty đã
đầu tư dàn trải vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong vài năm trở lại đây dẫn tới việc
công ty bị phân tán nguồn lực, giảm khả năng cạnh trong trong một số ngành kinh doanh mũi
nhọn, cốt lõi. Chẳng hạn như trong lĩnh vực viễn thông mà chủ chốt là cung cấp dịch vụ
internet, thì 3 đại gia là FPT telecom, Viettel Telecom và VNPT chiếm hơn 95% thị phần
trong nước. Trong đó thì Viettel là một đối thủ đáng gờm, đang dần vượt qua VNPT và sắp
tới là FPT, trong khi đó FPT Telecom đang phải thu hẹp các hoạt động khó đem lại lợi nhuận
và khơng chú trọng bỏ qua các khách hàng tiềm năng của mình. Thời kỳ ảm đạm của dịch
bệnh qua đi nhưng kéo théo đó là việc nhiều cơng ty, doanh nghiêp lớn nhỏ “chết” khi sử
dụng sai chiến lược và đầu tư dàn trải trong chiến trường cạnh tranh khốc liệt mà dịch bệnh
đã đi qua và cư trú. Thứ hai là dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng do phải tối
ưu hóa ở mức tối đa việc thuê băng thông đường truyền đi quốc tế, khách hàng của FPT
thường không được hưởng các dịch vụ giống như quảng cáo. Thứ ba công ty kém khả năng
cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành vì cơng ty chưa cải thiện được giá cả và chi phí thấp
hơn họ. Ví dụ như Viettel sử dụng chiến lược giá rẻ với các gói cước chỉ từ 165 ngàn/tháng,
VNPT cũng hạ mức giá 165 ngàn/tháng cho tất cả khách hàng sử dụng dịch vụ cịn FPT thì
giá cao hơn có khu vực là 175 ngàng/tháng có khu vực 190 ngàn/tháng cho gói cước toowsc


độ 150Mbps trở lên. Còn giá thành dich vụ tại các thành phố lớn lần lượt là VNPT,Viettel,
FPT ( 185-200 ngàn; 210-245 ngàn ) cùng một tốc độ. Cịn có về so sánh đường truyền ổn
định giữa ba công ty thì VNPT > Viettel > FPT. Qua cả hai ví dụ ta thấy Viettel thì được
đánh giá và đang chiếm 50% số lượng khách dùng mạng bởi vì cơng ty có giá thành rẻ cùng
với các gói cước. Cịn về đường truyền ổn định thì VNPT có phần nhỉnh hơn được khách
hàng đánh giá cao nhất về tín hiệu đường truyền ổn định. Thứ ba FPT luôn đi sau và đưa ra
các chiến lược xử lý chậm chạp khi ở tình thế cạnh tranh với các cơng ty khác Từ ba yếu tố
trên giúp người dùng còn e ngại khi sử dụng dich vụ ở FPT.
Tiếp theo về cơ hội đầu tiên là về lĩnh vực công nghệ là ngành nghề mũi nhọn và
quan trọng của công ty không những vậy trong lĩnh vực công nghệ thông tin, yếu tố cơng
nghệ là yếu tố quyết định sự sống cịn của sản phẩm và dịch vụ. Từ điện thoại di động, chế

tác phần mềm, kinh doanh các sản phẩm trên Internet đều địi hỏi yếu tố cơng nghệ cao trong
đó. Tại Việt Nam hiện tại, mặc dù đã cố gắng tăng cường hội nhập với quốc tế về
việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công nghệ thông tin và viễn thơng, tình
trạng cơng nghệ cịn hết sức lạc hậu, chưa được đầu tư đổi mới nhiều, thiếu trang thiết
bị tinh chế mang tính hiện đại do đó chất lượng sản phẩm không đồng đều, năng suất
thấp dẫn tới giá thành cao làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm. Là tập đồn cơng nghê
thơng tin và viễn thơng hàng đầu tại Việt Nam cho nên trong giai đoạn năm 2016-2020, cơng
nghiệp cơng nghệ thơng tin có tốc độ tăng trưởng trung bình là 14,7%/ năm, cao hơn mức
tăng trưởng kinh tế và chỉ tiêu của ngành (10%); công nghiệp phần mềm duy trì tốc độ tăng
trưởng 15%/năm; cơng nghiệp phần cứng, điện tử, viễn thông tăng trưởng 20,24%/năm; công
nghiệp nội dung số tăng trưởng 7,47%/năm. Thứ hai là tăng trưởng GDP cao và ổn định.
Thứ ba là tập đồn FPT có nguồn trợ lực từ bên ngồi và có sự ưu đãi về vốn của tập đồn để
có thể mạnh dạn đầu tư thử thách ở những ngành nghề khác nhau cũng như mở rộng các
nguồn cung cấp phân phối các mặt hàng sản phẩm. Thứ tư đó chính là Việt Nam hiện đang là
quốc gia đứng trong danh sách Top 20 quốc gia hấp dẫn nhất về gia cơng phần mềm và dịch
vụ trên thế giới, có nhiều khả năng phát triển mạnh ra thị trường quốc tế. Ngồi ra việc Việt
Nam chính thức gia nhập WTO đã mở ra cơ hội mới cho công ty dễ dàng chinh phục các thị
trường màu mỡ khác.
Cuối cùng là về thách thức đầu tiên là về cạnh tranh tăng cao nguyên nhân là do
Việt Nam gia nhập WTO sẽ làm cho việc cạnh tranh của FPT không chỉ dừng ở các cơng ty
trong nước. Tăng trưởng nhanh chóng hướng tới tự do hố và tồn cầu hố các dịch vụ, kết
hợp với sự chậm chạp trong cải tổ bưu chính đã tạo ra sự cạnh tranh mãnh liệt trong lĩnh vực
riêng về thị trường bưu chínhcho cả quốc gia và quốc tế. Thứ hai là về nguồn nhân lực chất
lượng cao và có trình độ chun mơn cịn ít và yếu kém do chương trình giảng dạy lạc hậu,
thất bại về việc huấn luyện kỹ năng, đặc biệt yếu kém về trình độ ngoại ngữ làm cho khả


năng giao tiếp với các đối tượng nước ngồi có phần hơi khó khăn. Chỉ số cạnh tranh CNTT
của Việt Nam so với các quốc gia trên thế giới thấp do sự thiếu minh bạch và rào cản hành
chính trong đầu tư công nghê thông tin từ Việt Nam. Thứ tư là ảnh hưởng từ việc tăng giá

đồng USD khiến cho cơng ty bị phát sinh nhiều chi phí khi xuất khẩu ảnh hưởng trực tiếp
đến doanh thu của công ty. Cuối cùng tốc độ thay đổi phát triển của cơng nghệ rất nhanh, địi
hỏi FPT phải nắm bắt nhanh để theo kịp nhằm canh tranh với các đối thủ về tốc độ, các dịch
vụ và đòi hỏi nhu cầu của khách hàng từ khắp nơi.
b. PEST
Về chính trị ( Political): Luật pháp tại một quốc gia là yếu tố quan trọng ảnh hưởng
rất nhiều đến những chiến lược kinh doanh của một thương hiệu. Tại Việt Nam, luật lao động
có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống xã hội.Vì xã hội ngày càng hội nhập và phát triển và
ngành công nghệ thông tin hiện nay đang là một xu hướng phát triển mạnh trong tương lai.
Và do đó tỷ lệ nguồn nhân lực ngày càng cao. Theo đó quy mô lao động nguồn nhân lực của
FPT tăng 21,3% trong năm 2021. Khối Cơng nghệ tiếp tục đóng vai trò nòng cốt với 24.068
nhân sự, chiếm tới 64,7% tổng nhân lực của Tập đoàn, tăng 28,5% so với cùng kỳ => Và đây
cũng là lực lượng nòng cốt giúp phát triển cho tập đoàn trong dài hạn.
Về kinh tế (Economic): Chu kì kinh doanh của FPT với chiến lược quốc tế hóa,
trong giai đoạn phát triển FPT khơng ngừng xây dựng và đổi mới để tìm ta chiến lược phù
hợp kết nối toán cầu. Sử dụng chiến lược Marketing mang thương hiệu đến gần với mọi
người hơn, đặc biệt là khách hàng nước ngồi về hai mảng: cơng nghệ và viễn thông. Năm
2020, doanh thu của FPT tăng 16,4% và tốc độ tăng trưởng thuận lợi 18% vaan đạt được tốc
độ là hai con số. Nói về xu hương GNP,DP về mảng công nghệ được phát triển ở thị trường
nước ngoài là động lực cho doanh thu và lợi nhuận của FPT tăng trên 20%. Lạm phát là hiện
tượng tăng giá tổng thể trong nền kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các tập
đoàn, bao gồm cả FPT. Tuy nhiên, tác động của lạm phát tác động đến doanh thu của FPT cụ
thể dựa vào nhiều yếu tố. Một số yếu tố sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của tập đoàn khi xảy ra
lạm phát: giá thành của sản phẩm, dịch vụ của FPT có thể tăng nếu chi phí nguyên vật liệu,
chi phí lao động và các chi phí khác tăng vì lạm phát. Điều này có thể làm giảm nhu cầu sử
dụng sản phấm và dịch vụ của FPT dẫn đến giảm doanh thu. Nếu lạm phát ảnh hưởng làm
tăng lãi suất, thì có thể tập đồn phải chi trả lãi suất cao hơn cho các khoản vay và các khoản
nợ khác, ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí tài chính của cơng ty. Điều này có thể làm giảm lợi
nhuận và doanh thu của tập đoàn. Tuy nhiên, FPT là một tập đồn lớn và đa ngành nghề, có
thể tồn tại và hoạt động nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu một trong những hoạt động bị ảnh

hưởng bởi lạm phát, thì các ngành nghề cịn lại vẫn có thể giúp nhau duy trì hoạt động của


cơng ty. Tóm lại, lạm phát có thể ảnh hưởng đến doanh thu của tập đoàn nhưng tác động này
phụ thuộc vào nhiều yếu tố và FPT có thể sử dụng đưa ra các chiến lược để giảm lạm phát.
Về xã hội (Social): với dân số ngày càng tăng hiện nay thì nhu cầu sử dụng của người
dân ngày càng cao đòi hỏi FPT phải đẩy mạnh phát triển để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Hiện nay, FPT telcom là một trong những nhà cung cấp internet băng rộng lớn nhất Việt Nam
với trên một triệu người đang sử dụng. Việt Nma là một nước có dân số trẻ, khả năng hội
nhập và tìm hiểu với sự phát triển của thế giới rất cao. Đặc biệt đối với giới trẻ hiện nay, trào
lưu sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm ngày càng được phổ biến rộng. Đây là
một cơ hội rất tốt để FPT có thể đáp ứng nhu cầu càng cao của xã hội hiện nay.
Về công nghệ (Technology): với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của cơng nghệ
thơng tin, vịng đời sản phẩm tương đối ngắn địi hỏi FPT khơng ngừng cải thiện, nghiên cứu
và phát triển để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với những sản phẩm chất lượng. Hiện
nay, tất cả những hoạt động chính của FPT đều được tin học hóa nhằm đảm bảo đầy đủ thơng
tin, chính xác và đúng quy trình. Với định hướng chung của tập đoàn là phát triển theo hướng
hội tụ số, trung tâm phát triển công nghệ của công ty chuyên nghiên cứu định hướng phát
triển của cơng ty, tìm hiểu các cơ họi mới mở rộng sản phẩm, dịch vụ và giải pháp công nghệ
tốt hơn và hiệu quả hơn cho khách hàng.
c. TOWS
SO : Đầu tiên là dựa vào quan điểm từ phân tích trong ma trận swot từ đó kết hợp giữa điểm
mạnh với cơ hội để thấy rõ hơn về sự phát triển của truyền thông đối với xã hội và ảnh hưởng
nền kinh tế các ngành nghề trong nhiều lĩnh vực. Nhờ sự phát triển vượt bậc và nắm bắt đúng
lúc các xu hướng trong công nghệ cơng ty đã có những dịch vụ tốt đầy chất lượng giúp tăng
thêm thị phần làm tăng vốn đầu tư, thu hút thêm nhiều khách hàng đến trải nghiệm các gói
dịch vụ và nguồn cơng nghệ tiên tiến. Từ đó công ty dễ dàng thâm nhập sâu hơn vào thị
trường hiện tại, đặt nền móng vững chải ở một số khu vực đặc biệt là ở quê nhà. Bên cạnh đó
cơng ty cịn đang mở rộng lĩnh vực phát triển về mảng giáo dục và đạo tạo cực kỳ quan tâm
hiện nay. Bằng chứng rõ ràng có trường đại học mang tên FPT chủ yếu đào tạo các thế hệ trẻ

u thích cơng nghệ thơng tin. Điều này cho thấy tham vọng bành trướng của FPT sang nhiều
lĩnh vực khác nhau để đào tạo một đội ngũ xuất sắc giúp ích cho phát triển của công ty nhiều
hơn trong tương lai và vươn tầm ra thế giới. Từ yếu tố điểm mạnh ở trên là FPT có đội ngũ
nhân viên xuất sắc và có trình độ chun mơn cao và yếu tố cơ hội Việt Nam gia nhập WTO
đã mở ra cơ hội mới cho công ty dễ dàng chinh phục các thị trường màu mỡ khác. Với điểm
mạnh và cơ hội giúp ích cho sự phát triển cơng nghệ dễ dàng xâm nhập vào thị trường nước
ngoài cụ thể hơn là tập trung xây dựng kế hoạch chiến lược kinh doanh không nên đầu tư dàn
trải tập trung vào một lĩnh vực và mở rộng thị trường ở các nước đang phát triển về công
nghệ


ST : Tiếp theo với sự kết hợp giữa điểm mạnh và thách thức công ty đã cho thấy được nguồn
nhân lực trẻ dồi dào đầy nhiệt huyết và sáng tạo đã giúp cho công ty sáng tạo ra nhiều dịch
vụ làm hài lòng khách hàng. Chất lượng dịch vụ của công ty tốt luôn đi đầu trong khoa học
công nghệ, nguồn nhân lực chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận
của công ty và giúp công ty không kém cạnh khi so với các ông lớn cùng ngành khác Giúp
cho công ty giữ vững thị phần trong nền kinh tế. Bên cạnh đó những yếu tố trên cịn có thách
thức về các đối thủ cạnh tranh, thị trường và giá thành do nhiều yếu tố khác nhau. Muốn
ngày càng phát triển mạnh hơn cần thâu tóm thị trường, có cách đối phó với đối thủ cạnh
tranh, hợp tác cùng có lợi, các cửa hàng dần phủ kín cả nước, hợp tác với nhiều lĩnh vực
khác, giảm giá thành, học tập các đối thủ các dịch vụ làm hài lòng cả về chất lẫn về giá. Tăng
chiến lược marketing ưu tiên về dịch vụ tốt tạo niềm tin người tiêu dùng, tổ chức các chương
trình lớn gây dấu ấn, tạo những quỹ học bổng, … hướng nhiều dự án có lợi với doanh nghiệp,
nghiên cứu tung ra thi trường những sản phẩm mới
WO : Từ phân tích bốn yếu tố của cơng ty ở trên, cũng như sự kết hợp giữa điểm yếu và cơ
hội ta thấy được sự đầu tư dàn trải là một thử thách đánh đổi cho công ty mặc dù chưa đem
lại kết quả theo như dự định ban đầu đề ra nhưng trong kinh doanh phải có sự đầu tư và trải
nghiệm những thất bại mới gặt hái được những quả ngọt và cơng ty đang có chiến lược phát
triển mở rộng thì đây là bước đầu tiên mà cơng ty cần phải vượt qua khi muốn mở rộng tên
tuổi trên thị trường. Bên cạnh đó cơng ty cũng tiếp tục phát huy đúng cách thế mạnh của

mình là phát triển ngành nghề mũi nhọn giúp cho doanh thu của công ty khơng có dấu hiệu
giảm qua từng năm. Về cơ hội việc Việt Nam gia nhập WTO là cơ hội giúp cho công ty dễ
dàng xâm nhập vào lượng khách hàng ở nước ngồi. Vì thế cơng ty cần tập trung nguồn vốn
cho việc đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ cũng như quảng bá sản phẩm ra thị trường quốc tế
thông qua việc Việt Nam gia nhập WTO bên cạnh đó cơng ty cũng có thể kêu gọi đầu tư để
gia tăng nguồn vốn.
WT : Dựa vào điểm yếu và thách thức ta thấy được thứ nhất là về đầu tư dàn trải không phù
hợp dẫn đến không chú trọng về một ngành nghề thờ ơ với dịch vụ có giá cao ngất ngưỡng
khơng có phương pháp xử lý kịp thời đúng cách dẫn đến mất một lượng lớn khách hàng tiềm
năng và đầu tư thua lỗ trong một số ngành. Vì thế cơng ty cần phải thay đổi chiến lược kinh
doanh để tăng thị phần Tức là doanh nghiệp nên tập trung nâng cao kỹ thuật sản xuất các sản
phẩm chủ đạo, mục đích cốt yếu để cắt giảm chi phí, giảm giá thành nhưng vẫn giữ được chất
lượng cao. Kèm theo đó là nên cắt giảm một số lĩnh vực kinh doanh không đem lại hiệu quả,
nghiên cứu và đầu tư vào những sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Thứ hai
là về thách thức cơng ty cần phải đa dạng hóa các mặt hàng thực hiện các chính sách nâng
cao chất lượng chất lượng trình độ chun mơn cho cơng ty, cần tập trung vào nghiên cứu


phát triển và quảng bá sản phẩm và sử dụng nguồn cung cấp có giá hợp lý hơn đảm bảo chất
lượng
IV.

Phân tích kế tốn
Vào năm 2021 dịch bệnh COVID-19 đã khiến hầu hết các lĩnh vực kinh doanh bị ảnh

hưởng tiêu cực, sản xuất đình trệ, đứt gãy chuỗi cung ứng, giá cước vận tải cao, nhiều địa
phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài. Tuy nhiên
trong bối cảnh đó tập đồn FPT đã may mắn tìm thấy các cơ hội phát triển trong bối cảnh mới
ký kết hợp tác chuyển đổi số với 14 tỉnh thành và đã đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng
với lợi nhuận là 5,349,301,099,496 và tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực công

nghệ thông tin trong nước cũng phát triển mạnh mẽ nhờ chú trọng phát triển các giải pháp
như là FPT eCovax, đây như là liều vaccine công nghệ cho các doanh nghiệp, tổ chức để đáp
ứng diễn biến thực tế trong đại dịch. Nhưng phải nhờ vào Covid-19 bùng nổ làm thúc đẩy
nhu cầu chuyển đổi số tăng cao nên FPT mới đạt được tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong lĩnh
vực này. Doanh thu mà FPT thu được từ năm 2021 là 35,657,262,545,027 cao hơn 19,5% so
với doanh thu cùng kỳ năm trước điều này chứng tỏ rằng FPT đã kịp thời nhìn ra được những
vấn đề và nhu cầu của người dân trên thị trường và bắt kịp xu hướng giải quyết vấn đề đó và
biến điểm yếu trở thành điểm mạnh có thể nói đây là những “trái ngọt” của các chiến lược, kế
hoạch mà tập đoàn đã bền bỉ thực hiện trong những năm qua. Vào năm 2017 mặc dù các hoạt
mảng bán lẻ của FPT đóng góp tới 30% doanh thu, 10% lợi nhuận hợp nhất trong 6 tháng đầu
năm nhưng FPT quyết định thoái hóa vốn mảng bán lẻ và phân phối để tập trung cho cơng
nghệ, và đây là điều đúng đắn vì FPT đã ngày càng khẳng định vị thế là tập đồn cơng nghệ
hàng đầu của Việt Nam.
Trong năm 2022, thơng qua việc “bắt tay” cùng các “ông lớn” công nghệ quốc tế, FPT
ngày càng hồn thiện hóa các giải pháp chuyển đổi số toàn diện, từ tư vấn, hoạch định, đào
tạo, triển khai cho khách hàng trong nước lẫn toàn cầu, từng bước gia tăng vị thế của Tập
đoàn trong lĩnh vực CNTT nói chung và chuyển đổi số nói riêng. Điều này được thể hiện qua
việc tăng trưởng mạnh về doanh thu cụ thể là 44,023,010,881,275, tăng trưởng 23,4% so với
cùng kỳ. Dựa vào sự thúc đẩy của Covid-19 năm 2021 thì FPT đã dùng cái đà đang phát triển
của cơng nghệ số trong giai đoạn “bình thường mới” này và đạt được con số lợi nhuận là
6,491,343,454,469 tăng 21.3% so với cùng kỳ. Qua đó chúng ta có thể thấy được rằng vượt
qua mọi khó khăn chưa từng có trong lịch sử, FPT đã chủ động, linh hoạt, nắm bắt và tạo ra
những cơ hội mới để nâng cao năng lực nhân sự và tạo đà tăng trưởng kinh tế và giải quyết
mọi vấn đề khó khăn việc làm của mọi người dân
V.

Phân tích phát triển bền vững

1. Kinh tế




×