Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tiểu luận kết thúc kỳ vai trò của quản lý đối với tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội (viettel) trong quá trình hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.72 KB, 23 trang )

Họ và tên: … Đào Thị Huyền ……… . . Mã Sinh viên: …1973401010105……
Khóa/Lớp: (tín chỉ)… CQ57/31.1_LT2 (Niên chế):… CQ57/31.04……………
STT: …18……………………………... ID phịng thi: …581-058-1207………
Ngày thi:…15/06/2021…………………Giờ thi: …07h30……………………

BÀI THI MƠN: …Khoa học quản lý……………
Hình thức thi: Bài tập lớn/Tiểu luận
Thời gian thi: …3ngày…


BÀI LÀM
Đề tài: Vai trò của quản lý đối với Tập đồn Cơng nghiệp - Viễn thơng
qn đội (Viettel) trong quá trình hội nhập quốc tế?

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 2
I.

Lý do chọn vấn đề .................................................................................... 2

II.

Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................... 3

III. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài.......................................................... 3
IV. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ..................................................... 3
Kết cấu cơng trình nghiên cứu.................................................................. 4

V.

CHƢƠNG 1.......................................................................................................... 4


LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ QUẢN LÝ ................................................. 4
Tổng quan về quản lý ............................................................................... 4

I.
1.

Khái niệm .............................................................................................. 4

2.

Đặc điểm ................................................................................................ 5

3.

Những phƣơng diện cơ bản của quản lý................................................ 5
Những vấn đề cơ bản về vai trò của quản lý ............................................ 6

II.
1.

Sự cần thiết khách quan của quản lý ..................................................... 6

2.

Vai trò của quản lý ................................................................................ 6

3.

Những nhân tố làm tăng vai trò của quản lý ........................................ 7


CHƢƠNG 2.......................................................................................................... 9
THỰC TIỄN VỀ VAI TRỊ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI TẬP ĐỒN CƠNG
NGHIỆP - VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
QUỐC TẾ............................................................................................................. 9
Khái qt về Tập đồn Cơng nghiệp - Viễn thơng qn đội (Viettel) ..... 9

I.

II. Vai trò của quản lý đối với Tập đồn Cơng nghiệp - Viễn thơng qn đội
(Viettel) trong bối cảnh hội nhập quốc tế ....................................................... 11
1.

Tạo sự thống nhất giữa ý chí và hành động ........................................ 11

2.

Định hƣớng sự phát triển của tổ chức ................................................. 12
1


3.

Phối hợp tất cả các nguồn lực của tổ chức .......................................... 13

4.

Giúp tổ chức thích nghi đƣợc với mơi trƣờng..................................... 14

III. Những thành công mang lại từ việc quản lý khoa học ........................... 15
IV. Những bất cập trong việc quản lý........................................................... 17

CHƢƠNG 3........................................................................................................ 18
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI TẬP ĐỒN
CƠNG NGHIỆP - VIỄN THƠNG QN ĐỘI TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP QUỐC TẾ .............................................................................................. 18
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 21

LỜI MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn vấn đề

Mỗi một doanh nghiệp, một tổ chức muốn thành cơng đều cần có một hệ
thống, cơ chế quản lý hiệu quả, chất lƣợng. Vậy quản lý là gì? Hiểu đơn giản
quản lý là hoạt động điều phối của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý để đạt
đƣợc mục tiêu quản lý. Ngay từ thời ngun thủy xã hội lồi ngƣời khi có hoạt
động nhóm tổ chức sản xuất, săn bắt, hái lƣợm, con ngƣời đã phải phối hợp,
phân công công việc để cùng thực hiện các hoạt động nhằm mục tiêu duy trì và
phát triển sự sống, do vậy cần có sự quản lý tổ chức. Ngày nay xã hội con ngƣời
càng phát triển thì địi hỏi về sự quản lý, phối hợp điều hịa các hoạt động chính
trị, kinh tế, xã hội ngày càng cao.
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đang từng bƣớc hội nhập kinh
tế khu vực và thế giới. Gần đây, chúng ta kí kết hàng loạt các hiệp định thƣơng
mại tự do mới. Quá trình hội nhập này đem lại nhiều cơ hội huy động vốn, cơ
hội tiếp thu công nghệ mới...nhƣng cũng mang lại nhiều thách thức nhƣ áp lực
2


cạnh tranh, việc chịu tác động bất lợi của nền kinh tế thế giới. Do đó địi hỏi các
tổ chức phải càng phải quản lý tốt tổ chức của mình. Và khi nhắc đến sự thành

công trong việc quản lý thì khơng thể thiếu sự quản lý của Tập đồn Cơng
nghiệp - Viễn thơng qn đội (Viettel). Tập đồn đã nhận thức đƣợc tầm quan
trọng của việc quản lý và thực hiện một cách hiệu quả. Và để nghiên cứu sâu
hơn , em đã lựa chọn đề tài " Vai trị của quản lý đối với Tập đồn Cơng nghiệp
- Viễn thơng qn đội (Viettel) trong q trình hội nhập quốc tế." là tiểu luận
môn Khoa học quản lý của mình.
II.

Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Mục đích nghiên cứu: Bài tiểu luận xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về
vai trò quản lý đối với Viettel để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý đối với Tập đoàn trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Đối tƣợng nghiên cứu: việc quản lý đối với Tập đoàn trong bối cảnh hội
nhập quốc tế
- Phạm vi nghiên cứu: Tập đồn Cơng nghiệp - Viễn thơng qn đội trong
bối cảnh hội nhập quốc tế
III.

Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài

Bài tiểu luận là sự kết hợp của một số phƣơng pháp nghiên cứu khoa học cụ
thể nhƣ: phƣơng pháp phân tích - tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp
lịch sử, phƣơng pháp thống kê,...
IV.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa lý luận: Bài tiểu luận có thể là tài liệu tham khảo mang tính hệ
thống về quản lý và vai trị của nó. Chỉ ra những thành tựu, bất cập của quá trình

quản lý, qua kinh nghiệm thực tiễn để đề xuất những giải pháp có tính khả thi
cao.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của bài tiểu luận là bức họa tƣơng
đối thực tế về vấn đề quản lý trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Kết quả nghiên
cứu của bài luận cũng có thể là tài liệu tham khảo cho việc hoạch định, lập kế
3


hoạch tiếp tục đẩy mạnh công cuộc quản lý đối với các tổ chức ở Việt Nam nói
chung, đối với Tập đồn Cơng nghiệp - Viễn thơng qn đội nói riêng trong thời
gian tới.
V.

Kết cấu cơng trình nghiên cứu

Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
của bài tiểu luận sẽ đƣợc chia thành 3 chƣơng:
CHƢƠNG 1: Lý luận chung về vai trò quản lý
CHƢƠNG 2: Thực tiễn về vai trò quản lý đối với Tập đồn Cơng nghiệp - Viễn
thơng qn đội trong bối cảnh hội nhập quốc tế
CHƢƠNG 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đối với Tập đoàn Công
nghiệp - Viễn thông quân đội trong bối cảnh hội nhập quốc tế

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ QUẢN LÝ
I.

Tổng quan về quản lý

1. Khái niệm

Từ những năm 1950 trở lại đây đã xuất hiện rất nhiều cơng trình nghiên cứu
về lý thuyết và thực hành quản lý với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Và mỗi
cách tiếp cận lại cho một khái niệm khác nhau về quản lý:
+ Quản lý là nghệ thuật nhằm đạt mục đích thơng qua nỗ lực của ngƣời khác.
+ Quản lý là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm đƣa ra các quyết định.
+ Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cộng sự
trong cùng một tổ chức.
+ Quản lý là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm đạt đƣợc những mục đích
của tổ chức.
+ Quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó.
4


Theo cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức đều có thể đƣợc xem nhƣ một hệ
thống gồm 2 phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Mỗi hệ thống bao
giờ cũng hoạt động trong môi trƣờng nhất định (khách thể quản lý)
+ Chủ thể quản lý : là tập hợp các cơ quan hay cá nhân thực hiện các tác động
quản lý.
+ Đối tƣợng quản lý : là một hệ thống tồn tại khách quan chịu sự tác động của
chủ thể quản lý.
(*) Mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý:
+ Từ chủ thể quản lý phát ra mệnh lệnh quản lý dƣới dạng thông tin tác động
vào đối tƣợng quản lý.
+ Từ đối tƣợng quản lý có một dịng thơng tin trở về chủ thể quản lý, nó báo cho
chủ thể quản lý biết mệnh lệnh quản lý đƣợc thực hiện ra sao, kết quả đến
đâu,...Mối liên hệ ngƣợc phản ánh hiện trạng của đối tƣợng quản lý.
=> Từ những quan điểm trên ta có một khái niệm chung về quản lý nhƣ sau:
"Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hƣớng đích của chủ thể quản lý lên
đối tƣợng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực,
các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trƣờng luôn

biến động."
2. Đặc điểm
- Quản lý là hoạt động dựa vào quyền uy của chủ thể quản lý
- Quản lý là hoạt động chủ quan của chủ thể quản lý
- Quản lý bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thơng tin và đều có mối liên
hệ ngƣợc
- Quản lý là một khoa học, một nghệ thuật, một nghề
3. Những phương diện cơ bản của quản lý
- Xét về mặt tổ chức- kỹ thuật của quản lý
+ Làm quản lý là làm gì?
+ Đối tƣợng chủ yếu của quản lý là gì?
5


+ Quản lý đƣợc tiến hành khi nào?
+ Mục đích của quản lý tổ chức là gì?
- Xét về mặt kinh tế- xã hội của quản lý
+ Ai nắm quyền lãnh đạo và điều hành tổ chức?
+ Giá trị gia tăng nhờ hoạt động quản lý thuộc về ai?
II.

Những vấn đề cơ bản về vai trò của quản lý

1. Sự cần thiết khách quan của quản lý
- Quản lý ra đời là yếu tố khách quan do yêu cầu của hiệp tác và phân cơng lao
động xã hội, nó là kết quả tất nhiên của việc chuyển nhiều quá trình lao động cá
biệt, tản mản, độc lập thành một quá trình lao động xh đƣợc phối hợp lại.
- Quản lý ra đời nhằm thực hiện 2 chức năng:
+ Kết hợp một cách hợp lý các yếu tố cơ bản của sản xuất, đảm bảo cho quá
trình sản xuât xã hội đạt hiệu quả cao hơn.

+ Xác lập sự ăn khớp về hoạt động giữa những ngƣời lao động cá biệt.
=> Quản lý là 1 hiện tƣợng khách quan tồn tại ở mọi chế độ xã hội, cần thiết cho
mọi lĩnh vực, hoạt động, mọi tổ chức trong xã hội.
2. Vai trò của quản lý
Quản lý là yếu tố quyết định nhất cho sự phát triển của quốc gia và các tổ
chức. Vai trò của quản lý đối với các tổ chức thể hiện trên các mặt sau:
+ Tạo sự thống nhất giữa ý chí và hành động giữa các thành viên trong tổ chức,
thống nhất giữa ngƣời quản lý và ngƣời bị quản lý, giữa những ngƣời bị quản lý
với nhau. Chỉ có tạo ra sự thống nhất cao trong đa dạng thì tổ chức mới hoạt
động có hiệu quả.
VD: ban giám đốc HVTC để có thể quản lý HV thì cần có sự thống nhất về ý chí
và hành động giữa giám đốc và các phó giám đốc, trưởng khoa, trưởng bộ môn,
giảng viên, sinh viên...

6


+ Định hƣớng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu chung và
hƣớng mọi nỗ lực của các cá nhân, của tổ chức đó vào việc thực hiện mục tiêu
chung đó.
VD: trên cơ sở xác định mục tiêu chung là cung cấp nguồn nhân lực trong
tương lai. HVTC đã có những định hướng đúng đắn trong việc tuyển sinh đầu
vào, đảm bảo cơ sở hạ tầng, chất lượng giảng dạy...
+ Quản lí phối hợp tất cả các nguồn lực của tổ chức (nhân lực, vật lực, tài chính,
thơng tin...) để đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao. Mục đích của
quản lý là đạt giá trị tăng cho tổ chức.
VD: HVTC phối hợp tất cả các nguồn lực như về nhân lực: đội ngũ giảng viên
có trình độ chun mơn và nghiệp vụ cao; vật lực: đảm bảo cơ sở hạ tầng; tài
chính: đảm bảo nguồn ngân sách chi tiêu; thơng tin: quản lý thơng tin chính
xác...

+ Giúp tổ chức thích nghi đƣợc với mơi trƣờng ln có sự biến đổi nhanh chóng,
nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội và giảm bớt ảnh hƣởng tiêu cực của các
nguy cơ từ môi trƣờng, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của tổ chức.
VD: trước tình hình dịch covid 19, ban giám đốc HVTC thay đổi phương thức
dạy và học trực tiếp trên giảng đường thành học trực tuyến qua zoom -> đảm
bảo sức khỏe cho mọi người, đảm bảo tiến độ dạy và học.
3. Những nhân tố làm tăng vai trị của quản lý
Qúa trình phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
hiện nay đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với quản lý. Những yếu
tố sau đây làm tăng vai trò của quản lý, đòi hỏi quản lý phải thích ứng:
- Thứ nhất, Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế cả về quy mơ, cơ cấu và
trình độ khoa học- cơng nghệ làm tăng tính phức tạp của quản lý, địi hỏi trình
độ quản lý phải đƣợc nâng cao tƣơng ứng với sự phát triển kinh tế.
- Thứ hai, Cuộc cách mạng khoa học- công nghệ đang diễn ra với tốc độ cao và
quy mơ lớn trên phạm vi tồn cầu khiến cho quản lí có vai trị hết sức quan
7


trọng, quyết định sự phát huy tác dụng của khoa học- công nghệ với sản xuất và
đời sống.
Cuộc cách mạng khoa học- công nghệ đã tạo ra những khả năng to lớn về kỹ
thuật và công nghệ. Tuy nhiên, khoa học- công nghệ không thể tự động xâm
nhập vào sản xuất với hiệu quả mong muốn, mà phải thông qua quản lý. Do đó
muốn phát triển khoa học- cơng nghệ, và ứng dụng các thành tựu vào sản xuất
và đời sống, Nhà nƣớc và các tổ chức phải có chính sách và cơ chế quản lý phù
hợp.
- Thứ ba, Trình độ xã hội và các quan hệ xã hội ngày càng nâng cao địi hỏi
quản lý phải thích ứng.
VD: trình độ dân trí, nhu cầu về vật chất, tinh thần ngày càng đa dạng và phong
phú.

- Thứ tƣ, Xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế đang diễn ra nhanh chóng.
- Các yếu tố khác: sự phát triển dân số và nguồn lao động về cả quy mô, cơ cấu;
yêu cầu bảo vệ, nâng cao chất lƣợng môi trƣờng sinh thái và mơi trƣờng XH
trong phát triển.
=> Địi hỏi cần phải có một cơ chế quản lý phù hợp, các nhà quản lý cần phải
đƣa ra những giải pháp để tận dụng cơ hội và vƣợt qua những thử thách.
Liên hệ Việt Nam hiện nay.
Nền kinh tế việt nam đang hội nhập ngày càng sâu sắc vào nền kinh tế thế
giới. sau khi trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thƣơng mại thế giới
(WTO), nền kinh tế nói chung, các tổ chức khác nói riêng đang đứng trƣớc cơ
hội to lớn để phát triển nhƣ: mở rộng thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ; thu
hút vốn đầu tƣ; tiếp thu công nghệ tiên tiến.
Bên cạnh những cơ hội đó là những thách thức lớn do sức ép cạnh tranh
ngày càng tăng trên cả thị trƣờng thế giới và trong nƣớc. Quá trình hội nhập
kinh tế đòi hỏi nhà nƣớc và các tổ chức KT,XH phải nâng cao trình độ quản lí

8


và hình thành một cơ chế quản lí phù hợp (kiểm tra, giám sát, thực thi,..) để phát
triển một cách hiệu quả bền vững.
=> Ngồi các yếu tố trên, cịn có nhiều yếu tố khác về kinh tế xã hội cũng đặt ra
những yêu cầu ngày càng cao đối với quản lí ở VN: sự phát triển dân số và
nguồn lao động cả về quy mô và cơ cấu, yêu cầu bảo vệ, nâng cao chất lƣợng
môi trƣờng sinh thái và môi trƣờng xã hội trong phát triển.

CHƢƠNG 2
THỰC TIỄN VỀ VAI TRỊ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI TẬP ĐỒN CƠNG
NGHIỆP - VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
QUỐC TẾ

I.

Khái qt về Tập đồn Cơng nghiệp - Viễn thơng qn đội
(Viettel)

Tập đồn Cơng nghiệp-Viễn thơng Qn đội (Viettel) là một tập đồn Viễn
thơng và Cơng nghệ Việt Nam. Thành lập vào ngày 01 tháng 06 năm 1989.
Trụ sở chính của Viettel đƣợc đặt tại Lô D26, ngõ 3, đƣờng Tơn Thất
Thuyết, phƣờng n Hịa, quận Cầu Giấy, thủ đơ Hà Nội.
Tập đồn Cơng nghiệp – Viễn thơng Qn đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh
tế quốc phòng 100% vốn nhà nƣớc, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa
vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Cơng ty Viễn thơng Qn đội. Tập
đồn Viễn thơng Qn đội (Viettel) do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở
hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bƣu chính - viễn
thơng và cơng nghệ thơng tin.

9


Với slogan "Hãy nói theo cách của bạn", Viettel ln cố gắng nỗ lực phát
triển vững bƣớc trong thời gian hoạt động. Hiện nay, Viettel là Tập đồn Viễn
thơng và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, đồng thời đƣợc đánh giá là
một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và
nằm trong Top 15 cơng ty viễn thơng tồn cầu về số lƣợng thuê bao. Viettel hiện
đang hoạt động và kinh doanh tại 13 quốc gia trải dài từ Châu Á, Châu Mỹ,
Châu Phi với quy mô thị trƣờng 270 triệu dân, gấp khoảng 3 lần dân số Việt
Nam. Bên cạnh viễn thơng, Viettel cịn tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu sản
xuất công nghệ cao và một số lĩnh vực khác nhƣ bƣu chính, xây lắp cơng trình,
thƣơng mại và XNK, IDC. Chiến lƣợc của Tập đoàn Viettel trong thời gian tới
là tiếp tục phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin để đƣa vào mọi lĩnh vực

của đời sống xã hội và cụ thể hóa tại nhiều thị trƣờng nƣớc ngoài, vƣơn lên trở
thành một tập đoàn toàn cầu, nằm trong 20 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất
thế giới.

10


Để đạt đƣợc những thành quả đáng ngƣỡng mộ nhƣ trên, Tập đồn Cơng
nghệ -Viễn thơng qn đội đã phải có một cơ chế quản lý rất phù hợp và hiệu
quả. Đặc biệt là bài học về quản lý nhân sự của Viettel rất đáng để các doanh
nghiệp starup vừa và nhỏ học hỏi.
II.

Vai trò của quản lý đối với Tập đồn Cơng nghiệp - Viễn thơng
qn đội (Viettel) trong bối cảnh hội nhập quốc tế

1. Tạo sự thống nhất giữa ý chí và hành động
Để Tập đồn Cơng nghiệp - Viễn thơng qn đội hoạt động hiệu quả thì địi
hỏi việc quản lý của Tập đồn phải tạo đƣợc sự thống nhất ý chí và hành động từ
cấp trên xuống cấp dƣới. Và trong thời gian qua, Tập đoàn đã thực hiện việc này
rất hiệu quả, đặc biệt là trong việc thống nhất nhiệm vụ của từng cấp:
* Giám đốc
- Quản lý điều hành sử dụng các nguồn lực lao động để thực hiện các
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và các nhiệm vụ khác do tổng công ty giao
cho cho cơng ty.
- Quản lý tồn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, bao gồm các
lĩnh vực quản lý kế hoạch tác nghiệp, vật tƣ tài sản, quản lý tài chính,
hành chính, quản lý kế hoạch marketing, quản lý bán hàng và chăm sóc
khách hàng, quản lý kỹ thuật.
- Tổ chức quản lý hành chính: quản lý hành chính pháp luật, thực hiện cơng

tác đảng, đồn thể cơng tác chính trị tại chi nhánh, xây dựng cơng ty
thành đơn vị vững mạnh tồn diện có nề nếp tác phong làm việc chính
quy, quản lý kỷ luật, hoàn thành mọi nhiệm vụ đƣợc giao.
- Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trƣớc tổng công ty về kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh và toàn bộ các lĩnh vực quản lý của chi nhánh.
- Trực tiếp chỉ đạo phịng tài chính, tổng hợp.
* Phó Tổng giám đốc
- Mỗi phó giám đốc phụ trách về mỗi lĩnh vực :
- Giúp giám đốc công ty tổ chức và quản lý các hoạt động trong lĩnh vực đó
của cơng ty
- Chịu trách nhiệm về tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động sản
xuất kinh doanh tại công ty

11


- Trực tiếp điều hành các phong ban thuộc lĩnh vực mà phó giám đốc đó
quản lý
* Mỗi phịng ban cũng có những nhiệm vụ khác nhau.
Ví dụ nhƣ:
+ Phịng tổ chức lao động:
- Có nhiệm vụ tham mƣu cho ban lãnh đạo công ty trong công tác tuyển
chọn, sắp xếp, đạo tào nhân sự.
- Đề ra các chính sách ƣu đãi đối với cán bộ công nhân viên, các chính sách
khen thƣởng…
- Đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo thực hiện đƣợc các mục tiêu mà công ty
đề ra
+ Phịng chính trị:
- Chịu trách nhiệm về cơng tác chính trị, công tác Đảng
- Quản lý, đào tạo và bồi dƣỡng các Đảng viên trong cơng ty

....
Tập đồn Viettel là đơn vị đầu tiên hoạt động theo mơ hình tập đoàn trực
thuộc bộ chủ quản. Do cơ chế đặc thù trong qn đội nên Tập đồn Viettel sẽ
khơng có hội đồng quản trị mà Đảng ủy Tập đoàn sẽ thực hiện vai trò và chức
năng giống nhƣ hội đồng quản trị ở các tập đồn kinh tế hiện có. Vì vậy mà ý
chí và hành động của tồn thể Tập đoàn sẽ theo sự dẫn dắt và chỉ đạo của Đảng
ủy Tập đoàn.
2. Định hướng sự phát triển của tổ chức
Bên cạnh việc thống nhất ý chí và hành động, sự quản lý còn định hƣớng sự
phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu chung của Tập đoàn. Với
việc xác định mục tiêu chung của Tập đoàn là phấn đấu hoàn thành mục tiêu trở
thành doanh nghiệp chủ đạo kiến tạo xã hội số tại Việt Nam, đạt doanh thu dịch
vụ 100 nghìn tỷ vào năm 2025, Tập đoàn đã đề ra những định hƣớng nhƣ duy trì
vị trí số một về thị phần di động và cố định băng rộng tại Việt Nam, đến 2025
kết nối Internet băng rộng và siêu băng rộng phủ đến 100% hộ gia đình; chuyển
dịch Viettel Telecom thành một doanh nghiệp viễn thơng số, có dịch vụ khách
hàng và trải nghiệm khách hàng số 1 tại Việt Nam; tiên phong về công nghệ 5G,
12


IoT và các hạ tầng đáp ứng cơ hội phát triển trong cuộc Cách mạng cơng nghiệp
4.0; hồn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ số, đƣa tỷ trọng doanh thu dịch vụ
số tƣơng đƣơng với các nhà mạng trong khu vực và trên thế giới; tập trung sáng
tạo sản phẩm dịch vụ; số hóa hoạt động bán hàng, lấy khách hàng làm trung
tâm; đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ quản lý có chứng chỉ quốc tế về kinh
doanh, quản lý, kỹ thuật và công nghệ thông tin… Đồng thời xây dựng Tổng
Cơng ty vững mạnh tồn diện, mơ hình hiện đại, hiệu quả; lãnh đạo, tổ chức tốt
nhiệm vụ phát triển sản xuất kinh doanh trong thời bình và thực hiện nhiệm vụ
qn sự quốc phịng, đảm bảo thơng tin liên lạc khi có u cầu.
Từ những định hƣớng rõ ràng trên sẽ tạo động lực cho các cá nhân của tổ

chức phấn đấu vì mục tiêu chung mà Tập đoàn đã đƣa ra.
3. Phối hợp tất cả các nguồn lực của tổ chức
Tập đồn Cơng nghệ - Viễn thông quân đội bao gồm các nguồn lực nhƣ: con
ngƣời, cơng nghệ, tài chính, cơ sở hạ tầng, thƣơng hiệu, khả năng sáng tạo,...
- Về con ngƣời, Viettel có đội ngũ nhân viên đơng đảo 24127 ngƣời (năm 2010)
với trình độ cao, đƣợc tuyển dụng kỹ càng, đƣợc phân bổ hợp lý để phát huy hết
khả năng chuyên môn.
- Về công nghệ, Viettel luôn chú trọng phát triển công nghệ theo kịp với công
nghệ thế giới. Công ty có nhiều sáng kiến giúp giảm giá thành nâng cao chất
lƣợng sản phẩm. Viettel là hãng đầu tiên ứng dụng cơng nghệ 3G.
- Về tài chính, Viettel là doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất trong ngành cơng
nghệ thơng tin viễn thơng, có mối quan hệ tốt đẹp với các ngân hàng thƣơng mại
lớn trong nƣớc nhƣ BIDV,VIETINBANK…
- Về cơ sở hạ tầng, Viettel có mạng lƣới rộng khắp cả nƣớc với khoảng 761 cửa
hàng và gần 3000 đại lý.Tất cả các cửa hàng và đại lý đều đƣợc đầu tƣ cơ sở vật
chất để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng.
- Thƣơng hiệu:

13


Viettel hiểu rằng, khách hàng luôn muốn đƣợc lắng nghe, quan tâm chăm
sóc nhƣ những cá thể riêng biệt. Slogan: “Hãy nói theo cách của bạn” Viettel
ln mong muốn phục vụ khách hàng nhƣ những cá thể riêng biệt. Và muốn làm
đƣợc điều đó phải thấu hiểu khách hàng, phải lắng nghe khách hàng. Vì vậy,
khách hàng đƣợc khuyến khích nói theo cách mà họ mong muốn và bằng tiếng
nói của chính mình –“Hãy nói theo cách của bạn”. Logo đƣợc thiết kế dựa trên ý
tƣởng lấy từ hình tƣợng dấu ngoặc kép. Khi bạn trân trọng câu nói của ai đó, bạn
sẽ trích dẫn trong dấu ngoặc kép. Điều này cũng phù hợp với Tầm nhìn thƣơng
hiệu và Slogan mà Viettel đã lựa chọn. Viettel quan tâm và trân trọng từng nhu

cầu cá nhân của mỗi khách hàng.
Logo Viettel mang hình elip đƣợc thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn
lại đến nét nhỏ tạo thành hình elip biểu tƣợng cho sự chuyển động liên tục, sáng
tạo khơng ngừng (Văn hóa phƣơng Tây) và cũng biểu tƣợng cho âm dƣơng hịa
quyện vào nhau (Văn hóa phƣơng Đơng).
Ba màu trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: màu xanh (thiên), màu
vàng (địa), và màu trắng (nhân). Sự kết hợp giao hòa giữa trời, đất và con ngƣời
thể hiện cho sự phát triển bền vững của thƣơng hiệu Viettel.
- Khả năng sáng tạo:
Sáng tạo tạo ra sự khác biệt. Sáng tạo chính là sức sống của Viettel. Cái duy
nhất vơ hạn đó là sức sáng tạo của con ngƣời. Nhờ sáng tạo mà Viettel có đƣợc
thành tựu nhƣ ngày hôm nay.
Với những nguồn lực đƣợc xây dựng tốt nhƣ trên, quản lý đã giúp Tập đoàn
phối hợp chúng một cách nhịp nhàng, hài hịa. Từ đó giúp Tập đoàn đạt các mục
tiêu đã đề ra, tăng giá trị.
4. Giúp tổ chức thích nghi được với mơi trường
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang làm tăng nhu cầu phát
triển các dịch vụ viễn thơng và cơng nghệ thơng tin, Tập đồn đồng thời phải đối
mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các mạng viễn thông trong nƣớc và quốc tế
14


cùng những thách thức nội sinh, nhƣ: công tác quản lý tài sản, vật tƣ, hàng hóa,
chất lƣợng phục vụ, thái độ giao tiếp với khách hàng, đối phó với tội phạm công
nghệ ngày càng nhiều và tinh vi... Đây là những thách thức không nhỏ đối với sự
phát triển của Tập đoàn. Và nhờ quản lý đúng đắn mà Tập đồn đã có những
giải pháp thiết thực, nắm bắt đƣợc cơ hội và giảm bớt những ảnh hƣởng tiêu cực
từ việc hôi nhập quốc tế. Cụ thể, các nhà quản lý của Tập đoàn đã đƣa ra các
giải pháp nhƣ:
+ Ƣu tiên đầu tƣ phát triển hạ tầng mạng lƣới, tạo lợi thế để phát triển và hội

nhập
+ Tập trung đột phá xây dựng nguồn nhân lực chất lƣợng cao
+ Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.
Do đó mà đến năm 2019, Viettel trở thành doanh nghiệp thuộc top 15 công
ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao, Top 40 công ty viễn thông lớn
nhất thế giới về doanh thu.
III.

Những thành công mang lại từ việc quản lý khoa học

- Đi đầu trong thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc
Viễn thông và công nghệ thông tin là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, phải đi
trƣớc sự tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế ít nhất hai lần (so với tăng
trƣởng GDP), tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác; đƣa thiết bị nghe nhìn
phổ cập đến từng hộ gia đình. Đảng, Nhà nƣớc đã có chiến lƣợc đƣa Việt Nam
thành quốc gia mạnh về viễn thông, công nghệ thông tin nhằm phát triển dân trí,
phát triển kinh tế xã hội.
- Vai trị dẫn dắt, kích thích thị trƣờng
Trong tình hình thực tế tại nƣớc ta, các thành phần kinh tế tƣ nhân cịn rất
nhỏ hẹp về quy mơ, khơng đủ khả năng tích lũy để mở rộng quy mơ, để làm cốt
lõi, dẫn dắt, kích thích cho việc phát triển kinh tế đất nƣớc. Trong điều kiện đó,
chỉ có kinh tế nhà nƣớc mới đủ điều kiện trở thành lực lƣợng cốt lõi, tạo chỗ dựa
vững chắc dẫn dắt, kích thích các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Đối
15


với lực lƣợng doanh nghiệp nhà nƣớc, muốn thể hiện dẫn dắt thì phải có nguồn
lực, lĩnh vực ngành nghề, cơ sở hạ tầng phải tham gia xuất khẩu, đi ra nƣớc
ngoài, cạnh tranh quốc tế để khẳng định sự tồn tại, phát triển và dẫn dắt của
mình.

Viettel đã đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, đƣa
hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin và các dịch vụ đi vào mọi ngõ ngách
của đời sống bằng hệ thống hạ tầng viễn thông, đƣờng truyền dẫn tới thôn xã,
bản làng, cung cấp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp
(bằng các phần mềm quản lý ERP) cho hàng nghìn doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác nhau, cung cấp đƣờng truyền, máy chủ lƣu giữ dữ liệu
cho các ngân hàng, các doanh nghiệp. Phát triển viễn thông, công nghệ thông tin
đi kèm dịch vụ đã kéo theo hàng nghìn doanh nghiệp về nội dung thơng tin hàng
nghìn đại lý, điểm bán phát triển, Viettel đã duy trì sự ổn định cũng nhƣ bảo
đảm thị trƣờng viễn thông canh tranh lành mạnh.
- Tiên phong trong hội nhập quốc tế
Một đất nƣớc muốn phát triển đƣợc về lâu dài, trong thế giới phẳng đòi hỏi
bắt buộc phải xuất khẩu, phải đi ra nƣớc ngoài. Để đi ra đƣợc nƣớc ngồi là một
việc rất khó, cần phải có một lực lƣợng đủ sức, đủ nguồn lực đi trƣớc để tạo
niềm tin, kéo theo đƣợc các thành phần, doanh nghiệp khác. Trong điều kiện,
bối cảnh hiện tại thì lực lƣợng doanh nghiệp nhà nƣớc là có điều kiện nhất, đủ
khả năng làm đƣợc việc đó và phải đi trƣớc.
Viettel đi ra nƣớc ngoài từ khi trong nƣớc còn bộn bề, ngổn ngang
(20/05/2006), từ khi doanh thu trong nƣớc chỉ bằng 1/10 doanh thu hiện nay
(117 nghìn tỷ đồng), đã nghĩ đến chuyện đi ra nƣớc ngoài và là doanh nghiệp
đầu tiên ở Việt Nam đi ra nƣớc ngoài. Chứng minh đi ra nƣớc ngoài đến nay đã
phát huy hiệu quả, chỉ với năm quốc gia Cam-pu-chia, Lào, Ha-i-ti, Mơ-dămbích và Pê-ru mà Viettel đang đầu tƣ, Viettel đã có thêm một thị trƣờng với
khoảng 85 triệu dân (xấp xỉ với dân số của Việt Nam hiện nay), tạo doanh thu
16


gần 10 nghìn tỷ đồng và tạo ra lợi nhuận. Đây là những lợi thế để Viettel mua
đƣợc thiết bị viễn thông, thiết bị đầu cuối với giá rẻ, cũng nhƣ để nghiên cứu,
sản xuất các thiết bị viễn thông. Đầu tƣ nƣớc ngoài đã tạo ra Viettel trở thành
một trong 120 công ty viễn thông lớn nhất thế giới, kéo theo các doanh nghiệp

khác cùng phát triển
IV.

Những bất cập trong việc quản lý

- Việc quản lý kiểm tra vấn đề cịn gặp nhiều khó khăn, vẫn dùng các hệ thống
thanh tra nội bộ, kiểm sốt nội bộ, quy trình quy chế rất nhiều.
- Kênh tiếp nhận thông tin phản ánh từ khách hàng của Viettel ít, hiện nay chỉ
qua hai kênh chính đó là hệ thống đại lý và tổng đài giải đáp thắc mắc, chính
điều này tạo nên sự quá tải tại hệ thống tổng đài, dẫn đến nhiều thắc mắc cần
giải đáp của khách hàng không tiếp cận đƣợc bộ phận chăm sóc khách hàng của
cơng ty và hậu quả là để lại những ấn tƣợng không tốt trong lòng ngƣời tiêu
dùng.
- Thực hiện kế hoạch tƣơng đối nhanh nhƣng quản lý chất lƣợng đơi lúc cịn
chƣa cao
- Hiện nay, có quá nhiều các bộ, ngành tham gia vào q trình quản lý nhƣng lại
khơng có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính đối với hiệu quả các mặt hoạt
động của doanh nghiệp dẫn đến khó khăn trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ cũng
nhƣ việc giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, chƣa chỉ ra
đƣợc ngƣời chịu trách nhiệm chính về những sai phạm khi phát hiện.
- Bên cạnh cơ chế quản lý nhân sự vô cùng hiệu quả xong chất lƣợng nhân sự
vẫn có một số điểm hạn chế nhƣ thái độ của các nhân viên ở các đại lý của
Viettel khơng làm hài lịng ngƣời tiêu dùng, gây khó khăn cho khách hàng khi
họ tìm đến hệ thống này.
- Kỹ năng và trình độ chun mơn của đội ngũ chăm sóc khách hàng
qua hệ thống tổng đài cịn hạn chế, tiếp nhận và xử lý những ý kiến
của khách hàng chậm chạp, gây mất thời gian trong khi không giải
17



quyết đƣợc hiệu quả yêu cầu của ngƣời tiêu dùng.
- Do bộ máy tổ chức cồng kềnh nên công việc đƣợc duyệt và triển khai lâu, mất
thời gian với những dự án lớn.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI TẬP ĐỒN
CƠNG NGHIỆP - VIỄN THƠNG QN ĐỘI TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP QUỐC TẾ
Với những hạn chế nêu trên, địi hỏi Tập đồn cần có những biện pháp khắc
phục kịp thời để có thể tồn tại và phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập
quốc tế. Sau đây là những biện pháp theo quan điểm của em:
- Hiện tại Viettel có hai kênh tiếp nhận những ý kiến của khách hàng là
qua hệ thống đại lý và qua hệ thống Call Center nên cần thành lập một
forum tiếp nhận ý kiến của khách hàng về sản phẩm của công ty, đồng
thời cũng qua kênh thông tin này cơng ty có thể giải đáp những thắc
mắc cho khách hàng một cách nhanh chóng, thuận lợi, giảm bớt áp lực
cho hệ thống tổng đài giải đáp thắc mắc.
- Thành lập bộ phận chăm sóc khách hàng đặc biệt, bộ phận này có
trách nhiệm chăm sóc những khách hàng lớn của cơng ty, nhƣ những
khách hàng lâu năm, có mức phát sinh cƣớc cao. Có tránh nhiệm
thƣờng xuyên liên hệ với những đối tƣợng đó xem trong q trình sử
dụng họ có thắc mắc gì khơng. Từ đó hỗ trợ họ khắc phục, hay chỉ
đơn thuần là giới thiệu những gói cƣớc mới, những dịch vụ mới tiện
ích của công ty đang cung cấp cho lớp khách hàng này.
- Đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng, đặc
nhân viên trực tổng đài giải đáp thắc mắc, và nhân viên chăm sóc
khách hàng tại các đại lý của Viettel.
- Thƣờng xuyên tổ chức các khóa bồi dƣỡng về kỹ năng chăm sóc
khách hàng cho nhân viên chăm sóc khách hàng.
18



- Chú trọng công tác tuyển dụng nhân sự cho bộ phận chăm sóc khách
khách hàng, phải thực sự là những ngƣời có khả năng chịu đƣợc áp
lực, cũng nhƣ khả năng trình bày và điều khơng kém phần quan trọng
là giọng nói. Thị trƣờng nguồn nhân lực chất lƣợng cao của Việt Nam
hiện đang rất thiếu, với tốc độ phát triển và tăng quy mơ đến chóng
mặt của các doanh nghiệp viễn thông hiện nay đã dẫn đến sự thiếu hụt
nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đặc biệt là về công nghệ
thông tin, điện tử viễn thông và nhân lực làm việc chuyên nghiệp về
dịch vụ khách hàng. Trong khi nguồn nhân lực đào tạo từ các trƣờng
Đại học cịn yếu và thiếu thì để nâng cao khả năng cạnh tranh, doanh
nghiệp viễn thông cần chú trọng đào tạo thƣờng xuyên lực lƣợng nhân
lực hiện có để nâng cao trình độ làm nguồn cơ sở, thành lập các trung
tâm đào tạo, các trƣờng đại học của riêng doanh nghiệp và cử nhân
viên đi học tập ở nƣớc ngoài.
- Thƣờng xuyên tổ chức các đoàn thanh – kiểm tra chất lƣợng của các
đại lý, chất lƣợng của nhân viên điểm giao dịch về thái độ phục vụ
cũng nhƣ trình độ nghiệp vụ của họ.
- Nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính gắn với q
trình tái cơ cấu nền tài chính quốc gia. Trong đó, tập trung vào các nội dung
nhƣ: tăng cƣờng vai trị định hƣớng của nguồn lực tài chính nhà nƣớc trong đầu
tƣ phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện tái cấu trúc đầu tƣ công; đổi mới cơ chế
phân cấp quản lý ngân sách nƣớc ngoài, hoạt động lập và phân bổ dự toán ngân
sách nƣớc ngoài.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả kiểm tra, thanh tra, giám sát và đảm bảo an
ninh tài chính quốc gia, trong đó: Tập trung vào các định hƣớng là: tăng cƣờng
nâng cao kỷ luật tài chính, đẩy mạnh cơng khai tài chính; tăng cƣờng sự giám
sát của cộng đồng và ngƣời dân đối với quá trình huy động, sử dụng nguồn lực

19



công; nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý rủi ro và bảo đảm an tồn nợ cơng, nợ
quốc gia.
- Thực hiện tích hợp và đồng bộ các hệ thống cơng nghệ thơng tin hiện có; xây
dựng cơ sở dữ liệu tài chính quốc gia
- Phân tích tác động chính sách; và tiến hành xây dựng hệ thống thông tin quản
lý tài chính chính phủ
+ Cần nhận thức đúng đắn về u cầu đổi mới cơng nghệ. Tập đồn cần đóng
vai trị chủ động, là trung tâm của hoạt động đổi mới công nghệ. Thực hiện hiệu
quả và đồng bộ các cơ chế, chính sách , đặc biệt là chính sách hỗ trợ về tài chính
nhằm thúc đẩy tập đồn triển khai các hoạt động đổi mới công nghệ và cải thiện
năng lực quản trị công nghệ. Chú trọng tổ chức đào tạo về quản lý công nghệ,
quản trị công nghệ và cập nhật cơng nghệ mới cho tập đồn; tăng cƣờng bồi
dƣỡng, cập nhật kiến thức về đổi mới cơng nghệ cho cán bộ quản lý tập đồn
+ Hỗ trợ những chuyên gia của tập đoàn nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm,
ứng dụng công nghệ tiên tiến, đào tạo, thuê chuyên gia thiết kế, sản xuất sản
phẩm mới và thay đổi quy trình cơng nghệ.
+ Hỗ trợ hình thành các cơ sở khoa học và công nghệ nghiên cứu của tập đoàn,
ứng dụng và sản xuất sản phẩm mới.
- Thúc đẩy, rút ngắn thời gian xử lý công việc từ cấp trên xuống cấp dƣới.

KẾT LUẬN
Với thời gian phát triển ngắn nhƣng Viettel đã đạt đƣợc rất nhiều thành tựu,
từ một công ty non trẻ Viettel đã vƣơn lên thành công ty viễn thông hàng đầu ở
Việt Nam. Với chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn và hiệu quả đã giúp công ty kinh
20


doanh thành công từ lĩnh vực này đến lĩnh vực khác, không chỉ thành công ở

mạng điện thoại di động, điện thoại không dây, Viettel đang ngày càng sáng tạo
và phát triển.Với cách làm ăn mạnh bạo của mình, Viettel đã trở thành một hiện
tƣợng, tạo ra thành công vƣợt bậc khơng chỉ tại thị trƣờng Việt Nam mà cịn cả
trên thị trƣờng viễn thơng quốc tế. Đây chính là những thành quả từ việc quản lý
có hiệu quả của Viettel. Và qua đây ta cũng thấy đƣợc vai trò quan trọng của
việc quản lý đối với không chỉ Viettel mà còn với cả các doanh nghiệp khác nếu
muốn tồn tại và phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế nhƣ ngày nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS.Nguyễn Đức Lợi, ThS.Nguyễn Thị Thu Hƣơng, ThS. Trần Thị Kim
Tuyến (2008), Giáo trình khoa học quản lý, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà
Nội.
2. (2019), Những bài từ tập đồn Viễn thơng qn đội Viettel, Báo Nhân
dân.
3. (2017), Tập đồn Cơng nghiệp - Viễn thơng qn đội, Báo điện tử chính
phủ.
4. Trang web nhƣ:
/> /> />
21


22



×