Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

De thi hsg cap tinh nam hoc 20202021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.16 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH LÀO CAI

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS
CẤP TỈNH NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn thi: LỊCH SỬ
Thời gian thi: 150 phút (khơng kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 16/03/2021
(Đề thi có 01 trang)

Câu 1 (2.0 điểm). Anh (chị) hãy chỉ ra điểm tích cực và hạn chế của phong trào Cần Vương
(1885-1896).
Câu 2 (4.0 điểm). Về phong trào yêu nước Việt Nam 1919-1930, anh (chị) hãy:
a. Nêu nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
b. Trình bày bối cảnh triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (đầu năm 1930). Sự
ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) đã giải quyết được những vấn đề cấp thiết
nào của cách mạng nước ta?
Câu 3 (4.0 điểm). Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) của dân tộc
Việt Nam diễn ra quyết liệt. Anh (chị) hãy cho biết:
a. Thắng lợi quân sự nào oanh liệt nhất, quyết định nhất trong cuộc kháng chiến này? Giải
thích vì sao?
b. Phát biểu suy nghĩ của bản thân về vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
Câu 4 (4.0 điểm). Từ năm 1954 đến năm 1975, đế quốc Mĩ đã tiến hành từ can thiệp đến trực
tiếp xâm lược Việt Nam. Anh (chị) hãy:
a. Nêu những điểm chung của các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam
(1954-1975).
b. Trình bày quan điểm về nhận định: Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc Việt
Nam (1954-1975) là sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc.


Câu 5 (3.0 điểm). Sau Chiến tranh thế giới thứ II đến nay, các nước tư bản chủ yếu (Mĩ, Tây
Âu, Nhật Bản) có nhiều thay đổi. Từ kiến thức đã học về các quốc gia, khu vực này, anh (chị)
hãy:
a. Trình bày hiểu biết về “chiến lược tồn cầu” của Mĩ thời kì 1945-1975.
b. Vì sao nói Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết kinh tế-chính trị lớn nhất thế giới.
Câu 6 (3.0 điểm). Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới có nhiều chuyển biến.
a. Trình bày tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh (từ năm 1989).
b. Hãy xác định những vấn đề nan giải đặt ra đối với nhân loại hiện nay?
.................................Hết.................................
Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh........................................................số báo danh...................................
Chữ kí giám thị số 1.................................................chữ kí giám thị số 2..........................


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH LÀO CAI

HDC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS
CẤP TỈNH NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn thi: LỊCH SỬ
Thời gian thi: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 16/03/2021
((Hướng dẫn chấm gồm có 06 câu, 03 trang)

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Câu
Câu 1

Câu 2

a

b

Nội dung

Điểm
2.0
*Mặt tích cực
1.0
- Nổ ra kịp thời, sơi nổi khi có chiếu Cần Vương ban ra vì một động cơ chung là đánh 0.25
Pháp cứu nước.
- Quy mô rộng lớn, lực lượng tham gia đông đảo.
0.25
- Nghĩa quân sử dụng phương pháp đấu tranh vũ trang, tận dụng địa hình hiểm yếu, 0.25
dùng chiến thuật du kích để đối phó với một lực lượng mạnh.
- Tiếp nối truyền thống yêu nước, để lại bài học kinh nghiệm cho phong trào yêu nước 0.25
về sau.
*Hạn chế
1.0
- Bế tắc về mục tiêu, đường lối đấu tranh. Thiếu sự lãnh đạo thống nhất, các cuộc đấu 0.25
tranh diễn ra lẻ tẻ.
- Ngọn cờ cứu nước phong kiến đã lạc hậu, lỗi thời không đáp ứng được yêu cầu của 0.25
sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Trang bị vũ khí thơ sơ, chủ yếu dựa vào địa hình hiểm trở hoặc thủ hiểm một nơi nên 0.25
dễ bị cô lập.
- Phong trào chưa phát triển thành một cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc. 0.25
Chưa khai thác được triệt để sự ủng hộ của nhân dân.
4.0
Nguyên nhất thất bại của phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư 2.0

sản
- Con đường cách mạng tư sản không đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của cách mạng 0.5
Việt Nam.
- Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam ra đời trong điều kiện một nước thuộc địa, bị tư bản
thực dân chèn ép, cạnh tranh rất gay gắt, nên số lượng ít, thế lực kinh tế nhỏ bé, chính
trị yếu đuối, nên không đủ sức giữ vững ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.

0.5

- Về tổ chức, tiêu biểu là Việt Nam Quốc dân đảng, tổ chức lỏng lẻo, thành phần phức
tạp, thiếu cơ sở trong quần chúng, nên không thể chống đỡ được trước sự tiến công của
quân Pháp...

0.5

- Thực dân Pháp mạnh, đang củng cố được nền thống trị ở Đông Dương, đàn áp phong
trào.
Bối cảnh triệu tập Hội nghị hợp nhất…
- Năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời, lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam phát
triển mạnh mẽ...
- Các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, nguy cơ gây chia rẽ phong trào cách mạng
→ yêu cầu phải thống nhất thành một Đảng duy nhất.
- Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Hương
Cảng, Trung Quốc (đầu năm 1930).

0.5
1.0
0,25
0.5
0.25



Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 đã giải quyết.....
- Sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo: từ đây cách mạng Việt Nam có tổ chức lãnh
đạo thống nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Sự khủng hoảng về đường lối: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có đường lối rõ ràng
(Cương lĩnh đầu năm 1930).
Câu 3
a

b

Câu 4
a.

b.

* Thắng lợi quân sự quyết định: Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954
* Căn cứ:
- Lực lượng tham dự của hai bên là lớn nhất:
+ Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, huy
động 16200 quân, phương tiện chiến tranh hiện đại.
+ Ta: lực lượng lớn nhất về quân sự (hàng chục vạn bộ đội), huy động hàng chục vạn
dân cơng...
- Mục đích hai bên lớn nhất:
+ Pháp giành thắng lợi quyết định về quân sự, kết thúc chiến tranh trong danh dự.
+ Ta tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào
- Cách đánh của ta thể hiện sự trưởng thành nhất của bộ đội: đánh vào tập đoàn cứ điểm
kiên cố, mạnh nhất Đông Dương.
- Tác động lớn nhất:

+ Chiến thắng này đã đập tan Kế hoạch Na-va, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh,.
+ Chiến thắng quyết định triệu tập Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đơng Dương và kí kết Hiệp
định Giơ-ne-vơ lập lại hịa bình ở Đơng Dương.
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Á- Phi-Mĩ latinh.
Phát biểu suy nghĩ của bản thân ...
- Sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đóng vai trị quyết định đến
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp...
- Đảng đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn (toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực
cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế); phương pháp phù hợp (kết hợp đấu tranh
chính trị, quân sự, ngoại giao)...
- Sự lãnh đạo của Đảng phát huy sức mạnh toàn dân tộc đánh bại các kế hoạch xâm
lược của Pháp, đồng thời tận dụng được sự giúp đỡ của quốc tế.
Nêu những điểm chung của các chiến lược chiến tranh Mĩ
- Giai đoạn 1954-1975, đế quốc Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam 4 chiến lược chiến
tranh: Chiến tranh một phía (1954-1960), Chiến tranh đặc biệt (1961-1965), Chiến tranh
cục bộ (1965-1968), Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1975).
- Điểm chung
+ Về bản chất (tính chât): đều là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới
của Mĩ.
+ Công cụ thực hiện (lực lượng): đều dựa vào chính quyền, quân đội tay sai (Sài Gịn),
cố vấn Mĩ chỉ huy, sử dụng vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại của Mĩ.
+ Về mục tiêu: đều nhằm xâm lược miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta, ngăn cản
công cuộc thống nhất đất nước ở Việt Nam. Biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa
kiểu mới, căn cứ quân sự để ngăn chặn làn sóng cách mạng trong khu vực.
+ Thủ đoạn (biện pháp): đều dồn dân lập ấp chiến lược, bình định vùng nông thôn miền
Nam.
+ Kết cục: đều bị quân dân ta đánh bại
Nhận định.

1.0

0,5
0,5
4.0
0.5
0.5

0.5

0.5

0.25
0.5
0.25
0.25
0.5

0.25
4.0
3.0
0.5

0.5
0.5
0.75

0.5
0.25
1.0



- Đây là nhận định đúng.
- Giải thích:
+ Tác động mạnh mẽ đến nội tình nước Mĩ: là thất bại lớn nhất, nặng nề nhất của Mĩ
từ sau CTTGII đến thời điểm bấy giờ...
+ Phản ánh đối đầu 2 phe, thắng lợi của phe XHCN và cách mạng thế giới
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân
tộc.
Câu 5
a

b

Chiến lược tồn cầu..
Sau CTTGII, với tiềm lực to lớn về kinh tế-quân sự to lớn, Mĩ triển khai “chiến lược
toàn cầu”.
*Mục tiêu:
- Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới
- Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc
- Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới
*Biện pháp thực hiện:
- Viện trợ để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ.
- Lập các khối quân sự, gây ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.
* Nhận xét:..
- Chiến lược này giành được một số thắng lợi: như lôi kéo được các nước đồng minh,
chia cắt 1 số nước...
- Mĩ cũng gặp thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Cuba...
EU là...
- Số nước đông nhất hiện nay 27 nước
- Hợp tác chặt chẽ nhất: hợp tác về kinh tế, tiền tệ, đối ngoại, an ninh chung, xây dựng
liên minh chính trị bầu nghị viện chung, nhà nước chung ở châu Âu.

- Nền kinh tế phát triển, trở thành 1 trong 3 trung tâm-kinh tế tài chính của thế giới
(hoặc có thể thay bằng chiếm ¼ GDP của thế giới), có đồng tiền chung có giá trị.

Câu 6
Thế giới sau Chiến tranh lạnh
- Tháng 12/1989, Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
-Tình hình thế giới có nhiều chuyển biến, diễn ra theo các xu thế sau:
+ Xu thế hịa hỗn, hịa dịu trong quan hệ quốc tế.
+ Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực” nhưng
Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” để dễ bề chi phối, thống trị thế giới.
+ Sau Chiến tranh lạnh, các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế làm trọng
điểm.
+ Sau Chiến tranh lạnh, hịa bình thế giới được củng cố, tuy nhiên, nội chiến, xung đột
vẫn diễn ra ở nhiều nơi.
- Thế giới thế kỉ XXI: Xu thế chung của thế giới ngày nay là hịa bình, ổn định hợp tác
và phát triển kinh tế.
Những vấn đề nan giải của nhân loại.
- Dịch bệnh (đặc biệt dịch covid), biến đổi khí hậu ,...
- Nạn khủng bố quốc tế: cuộc tấn công khủng bố vào nước Mĩ năm 2001; tổ chức IS
hoành hành ở khu vực Trung Đông...
- Xung đột sắc tộc, tôn giáo, xu hướng li khai ngày càng gia tăng ở khắp nơi trên thế
giới, Vấn đề vũ khí hạt nhân: Triều Tiên...
---HẾT---

0.25
0.25
0.25
0.25
3.0
2.0

0.25

0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
1.0
0.25
0.25
0.5
3.0
2.0
0.25
0.25
0.5
0.25
0.5
0.25
1.0
0.5
0.25
0.25



×