Tải bản đầy đủ (.docx) (178 trang)

Quản lý nhà nước về phát triển hệ thống đô thị ven biển Việt Nam theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 178 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI

TẠ THỊ THU HƯƠNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
ĐÔ THỊ VEN BIỂN VIỆT NAM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 9580302

LUẬN ÁN TIẾN SỸ

Hà Nội – Năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI

TẠ THỊ THU HƯƠNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
ĐÔ THỊ VEN BIỂN VIỆT NAM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 9580302

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.

PGS. TS. TRẦN VĂN TẤN



2.

TS. KTS. TRẦN THỊ LAN ANH

Hà Nội - Năm 2023


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, các số liệu
trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Đề tài khơng trùng
lặp với bất kỳ cơng trình khoa học nào đã được cơng bố.
Tác giả luận án

Tạ Thị Thu Hương


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện đề tài: “Quản lý nhà nước về phát triển hệ thống đô thị
ven biển Việt Nam theo hướng bền vững” tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ,
hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, các nhà khoa học, các cơ quan, ban ngành,
đồng nghiệp, các anh chị khóa trên, các bạn nghiên cứu sinh.
Lời đầu tiên tác giả xin bày tỏ lịng kính trọng và cảm ơn chân thành tới PGS.TS
Trần Văn Tấn và TS.KTS Trần Thị Lan Anh - Người hướng dẫn khoa học đã tận tình
chỉ bảo và giúp đỡ về chun mơn trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án.
Xin cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Phòng
quản lý đào tạo, Khoa Kinh tế và quản lý xây dựng (đặc biệt là Bộ môn Kinh tế xây dựng),

các nhà khoa học, đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu
đồng thời đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tác giả hoàn thành luận án này.
Chân thành cảm ơn lãnh đạo Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), lãnh đạo Viện
Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả
trong suốt quá trình nghiên cứu.
Cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã ln ở bên cạnh động viên, chia sẻ
khó khăn, thường xuyên trao đổi kiến thức học thuật, hỗ trợ về mặt tinh thần. Cảm ơn các
chuyên gia trong lĩnh vực quản lý xây dựng đã chia sẻ những kinh nghiệm, các số liệu, tài
liệu về quản lý nhà nước và quản lý đơ thị giúp tác giả có thêm cơ sở lý luận, thực tiễn để
hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.......................................................................................x
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................xi
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu................................................................................2
2.1. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................2
2.2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................3
4. Cơ sở khoa học của đề tài...........................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................4
6. Những đóng góp mới của luận án................................................................................5
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án.....................................................................6

8. Cấu trúc luận án........................................................................................................6
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VEN BIỂN THEO
HƯỚNG BỀN VỮNG..................................................................................................7
1.1. Một số khái niệm cơ bản.........................................................................................7
1.1.1. Khái niệm đô thị.................................................................................................7
1.1.2. Khái niệm hệ thống.............................................................................................7
1.1.3. Khái niệm hệ thống đô thị.....................................................................................8
1.1.4. Khái niệm đô thị ven biển.....................................................................................9
1.1.5. Khái niệm hệ thống đô thị ven biển........................................................................9
1.1.6. Khái niệm về phát triển......................................................................................10
1.1.7. Khái niệm phát triển bền vững............................................................................10


1.1.8. Khái niệm quản lý nhà nước...............................................................................11
1.1.9. Khái niệm quản lý nhà nước về phát triển hệ thống đô thị ven biển theo hướng bền
vững…….................................................................................................................. 11
1.2. Các nghiên cứu về hệ thống đô thị ven biển..............................................................11
1.2.1. Các nghiên cứu về hệ thống đô thị.......................................................................11
1.2.2. Các nghiên cứu về động lực hình thành, phát triển hệ thống đơ thị.............................15
1.2.3. Các nghiên cứu về tính đặc thù của hệ thống đơ thị ven biển....................................16
1.3. Các nghiên cứu quản lý nhà nước về phát triển hệ thống đô thị ven biển........................19
1.3.1. Các nghiên cứu về quản lý nhà nước....................................................................19
1.3.2. Các nghiên cứu về vai trò quản lý nhà nước nhằm phát triển khu vực đặc thù….............21
1.3.3. Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về phát triển hệ
thống đô thị ven biển...................................................................................................22
1.4. Các nghiên cứu về tác động của sự phát triển thành công hệ thống đô thị ven biển..............24
1.4.1. Phát triển hệ thống đô thị ven biển với phát triển bền vững.......................................24
1.4.2. Phát triển hệ thống đô thị ven biển với khả năng cạnh tranh quốc gia.........................24
1.4.3. Phát triển hệ thống đô thị ven biển góp phần thúc đẩy hợp tác quốc tế và khu vực........25

1.5. Nhận xét, đánh giá các cơng trình nghiên cứu có liên quan..........................................26
1.5.1. Các kết quả đạt được.........................................................................................26
1.5.2. Khoảng trống nghiên cứu...................................................................................27
1.6. Xác định hướng và sơ đồ nghiên cứu của luận án......................................................28
1.6.1. Xác định hướng nghiên cứu................................................................................28
1.6.2. Sơ đồ nghiên cứu của luận án..............................................................................29
1.7. Kết luận chương..................................................................................................30
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG ĐÔ THỊ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG...........................................................31
2.1. Một số lý luận về hệ thống đơ thị ven biển................................................................31
2.1.1. Tính đặc thù của đô thị ven biển..........................................................................31
2.1.2. Cấu trúc của hệ thống đô thị ven biển...................................................................32
2.2. Lý luận về phát triển hệ thống đô thị ven biển theo hướng bền vững.............................33


2.2.1. Các giai đoạn phát triển hệ thống đô thị.................................................................33
2.2.2. Các lý thuyết về động lực hình thành, phát triển hệ thống đô thị................................35
2.2.3. Phát triển bền vững hệ thống đô thị ven biển..........................................................38
2.3. Lý luận quản lý nhà nước về phát triển hệ thống đô thị ven biển theo hướng bền vững....39
2.3.1. Đặc điểm của Quản lý nhà nước..........................................................................39
2.3.2. Chức năng quản lý nhà nước...............................................................................39
2.3.3. Nội dung công tác quản lý nhà nước về phát triển hệ thống đô thị ven biển theo hướng
bền vững.................................................................................................................... 39
2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển hệ thống đô thị ven biển theo
hướng bền vững.........................................................................................................47
2.4. Thực tiễn quản lý nhà nước về phát triển hệ thống đô thị ven biển ở một số nước trên thế
giới….......................................................................................................................50
2.4.1. Tổng quan sự phát triển các hệ thống đô thị ven biển trên thế giới.............................50
2.4.2. Quản lý nhà nước về phát triển hệ thống đô thị ven biển của Hoa Kỳ.........................51
2.4.3. Quản lý nhà nước về phát triển hệ thống đô thị ven biển của Hàn Quốc.....................54

2.4.4. Quản lý nhà nước về phát triển hệ thống đô thị ven biển Trung Quốc........................56
2.4.5. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển hệ thống đô thị ven biển theo hướng
bền vững cho Việt Nam...............................................................................................59
2.5. Kết luận chương..................................................................................................62
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ
THỊ VEN BIỂN VIỆT NAM.......................................................................................64
3.1. Sơ lược lịch sử phát triển và thực trạng hệ thống đô thị ven biển Việt Nam....................64
3.1.1. Bối cảnh và lịch sử phát triển hệ thống đô thị ven biển Việt Nam..............................64
3.1.2. Thực trạng hệ thống đô thị ven biển Việt Nam hiện nay..........................................67
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển hệ thống đô thị ven biển Việt Nam giai đoạn
2009 - 2021................................................................................................................74
3.2.1. Mơ hình quản lý nhà nước về phát triển hệ thống đô thị ven biển..............................74
3.2.2. Bộ máy quản lý nhà nước về phát triển hệ thống đô thị ven biển...............................81
3.2.3. Công tác định hướng, chiến lược trong quản lý phát triển đô thị ven biển....................88


3.2.4. Công tác quy hoạch phát triển hệ thống đô thị ven biển...........................................90
3.2.5. Cơng tác ban hành thể chế, chính sách về phát triển hệ thống đô thị ven biển................94
3.2.6. Cơng tác xây dựng chương trình, đề án phát triển đơ thị ven biển..............................98
3.2.7......................................................................................................................... Cơng tác
kiểm sốt, giám sát tình hình phát triển hệ thống đơ thị ven biển..........................................99
3.2.8. Đánh giá tổng hợp thực trạng quản lý nhà nước về phát triển hệ thống đô thị ven biển
theo hướng bền vững.................................................................................................100
3.2.8.1. Mối tương quan giữa nhân tố quản lý và phát triển đô thị...................................100
3.2.8.2. Những kết quả đã đạt được............................................................................102
3.2.8.3. Những vấn đề còn hạn chế, tồn tại..................................................................103
3.3. Đánh giá tiềm năng và thách thức nhằm phát triển hệ thống đô thị ven biển Việt Nam. .106
3.3.1. Đánh giá các tiềm năng phát triển......................................................................106
3.3.2. Các thách thức đối với phát triển hệ thống đô thị ven biển......................................110
3.4. Kết luận chương................................................................................................114

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ
VEN BIỂN VIỆT NAM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG................................................115
4.1. Quan điểm và nguyên tắc đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về phát triển hệ thống đô thị
ven biển theo hướng bền vững....................................................................................115
4.2. Đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về phát triển hệ thống đô thị ven biển theo hướng bền
vững.......................................................................................................................116
4.2.1. Đổi mới tư duy và mơ hình quản lý nhà nước về phát triển hệ thống đô thị ven biển theo
hướng bền vững.......................................................................................................116
4.2.2. Xây dựng bộ máy quản lý và phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về phát triển
hệ thống đô thị ven biển.............................................................................................123
4.2.3. Công tác hoạch định chiến lược quản lý nhà nước về phát triển hệ thống đô thị ven
biển……….............................................................................................................127
4.2.3.1. Xây dựng mục tiêu chiến lược phát triển hệ thống đô thị ven biển.........................127
4.2.3.2. Lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp, phát huy lợi thế cạnh tranh của hệ thống đô
thị ven biển...............................................................................................................130


4.2.4.............................................................................................................Công tác
quy hoạch phát triển hệ thống đô thị ven biển.......................................................132
4.2.5. Định hướng hồn thiện thể chế, chính sách cho phát triển hệ thống đơ thị ven biển....134
4.2.5.1. Hồn thiện thể chế, chính sách chung liên quan đến phát triển hệ thống đô thị ven
biển…………...........................................................................................................134
4.2.5.2. Xây dựng và ban hành thể chế, chính sách riêng cho phát triển hệ thống đô thị ven
biển………............................................................................................................... 136
4.2.5.3. Gắn mục tiêu phát triển bền vững trong các chính sách phát triển hệ thống đơ thị ven
biển………............................................................................................................... 139
4.2.6. Đổi mới việc xây dựng các chương trình, đề án phát triển hệ thống đơ thị ven biển....140
4.2.7. Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt q trình phát triển hệ thống đơ thị ven
biển………….........................................................................................................141
4.3. Bàn luận về các giải pháp được đề xuất..................................................................144

4.3.1. Bàn luận về giải pháp đổi mới tư duy và mơ hình quản lý nhà nước về phát triển hệ thống
đô thị ven biển..........................................................................................................144
4.3.2. Bàn luận về giải pháp xây dựng bộ máy quản lý và phân cấp, phân quyền trong quản lý
nhà nước về phát triển hệ thống đô thị ven biển..............................................................144
4.3.3. Bàn luận về giải pháp hoạch định chiến lược phát triển hệ thống đô thị ven
biển.........145
4.3.4.............................................................................................................Bàn luận
về giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống đô thị ven biển.....................................146
4.3.5. Bàn luận về giải pháp hồn thiện thể chế, chính sách cho phát triển phát triển hệ thống đô
thị ven biển..............................................................................................................146
4.3.6. Bàn luận về giải pháp đổi mới việc xây dựng chương trình, đề án phát triển phát triển hệ
thống đơ thị ven biển.................................................................................................147
4.3.7. Bàn luận về giải pháp tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt q trình phát triển phát
triển hệ thống đô thị ven biển......................................................................................147
KẾT LUẬN.............................................................................................................148
TUYỂN TẬP CÁC BÀI BÁO CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN
ÁN TRÊN CÁC TẠP CHÍ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH.......................................152


TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................152
Tài liệu tiếng Việt......................................................................................................154
Tài liệu tiếng nước ngồi............................................................................................156
PHỤ LỤC 1: CÁC DẠNG CẤU TRÚC HỆ THỐNG ĐƠ THỊ..........................................1
PHỤ LỤC 2: SỐ LIỆU TỔNG HỢP VỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI 28 TỈNH, THÀNH
PHỐ VEN BIỂN GIAI ĐOẠN 2009-2019......................................................................4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN
ANQP

BĐKH
ĐTH
ĐTVB
GCI
GDP
GRDP
HTĐT
HTĐTVB
KKT
KTTĐ
KT-XH
NBD
NCS
OBOR
PAPI
PCI
PTBV
PTĐT
QLPT
QLNN
TOD
TW
SOA
UBND
USD

Hiệp hội các Quốc gia Đơng Nam Á
An ninh quốc phịng
Biến đổi khí hậu
Đơ thị hố

Đơ thị ven biển
Chỉ số năng lực cạnh tranh tồn cầu
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm trong một đơn vị hành chính cấp tỉnh
Hệ thống đơ thị
Hệ thống đơ thị ven biển
Khu kinh tế
Kinh tế trọng điểm
Kinh tế - Xã hội
Nước biển dâng
Nghiên cứu sinh
Chiến lược một vành đai, một con đường
Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Phát triển bền vững
Phát triển đô thị
Quản lý phát triển
Quản lý nhà nước
Phát triển giao thơng có định hướng
Trung ương
Cơ quan thực thi chiến lược biển của Trung Quốc
Ủy ban nhân dân
Đồng đô la Mỹ


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Quan điểm PTBV........................................................................................10
Hình 1.2: Tiến trình nghiên cứu về khái niệm HTĐT.....................................................15
Hình 1.3: Đóng góp của kinh tế biển đối với nền kinh tế thế giới (ĐVT: tỷ USD) 19
Hình 1.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý đơ thị...........................................23

Hình 1.5: Sơ đồ nghiên cứu của luận án........................................................................29
Hình 2.1: Vai trị cầu nối của ĐTVB............................................................................32
Hình 2.2: Bốn giai đoạn hình thành HTĐT...................................................................33
Hình 2.3: Các HTĐT có ảnh hưởng trên thế giới hiện nay..............................................51
Hình 2.4: Bản đồ quy hoạch chiến lược HTĐT tại Hoa Kỳ.............................................52
Hình 2.5: Trục liên kết HTĐT của Hàn Quốc................................................................55
Hình 2.6: Sự phát triển hạ tầng hỗ trợ HTĐTVB Trung Quốc.........................................57
Hình 3.1: Bản đồ mức độ tập trung dân số (năm 1945, 2009, 2019).................................66
Hình 3.2: So sánh số lượng ĐTVB so với tồn quốc năm 2019.......................................71
Hình 3.3: Quản lý đơ thị theo phân vùng kinh tế xã hội..................................................77
Hình 3.4: Bộ máy quản lý đơ thị Việt Nam...................................................................78
Hình 3.5: Sơ đồ các nội dung Quy hoạch PTĐT tại Việt Nam.........................................91
Hình 4.1: Hai phương án xác định phạm vi không gian phát triển HTĐTVB..................120
Hình 4.2: Mơ hình cơ cấu tổ chức QLNN về phát triển HTĐTVB.................................126
Hình 4.3: Sơ đồ về đổi mới hoạch định chiến lược phát triển HTĐTVB.........................132


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các giai đoạn phát triển để hình thành HTĐT.................................................34
Bảng 2.2: So sánh nội dung QLPT HTĐTVB...............................................................61
Bảng 3.1: Tỷ lệ đơ thị hố cả nước và các vùng.............................................................65
Bảng 3.2: Tổng dân số và dân nội thị tại 28 tỉnh ven biển...............................................67
Bảng 3.3: Phân loại và phân cấp hành chính ĐTVB của Việt Nam.................................68
Bảng 3.4: Phân tích HTĐTVB theo phân loại...............................................................71
Bảng 3.5: Các cơ quan thuộc Bộ Xây dựng gắn với QLNN về ĐTVB............................82
Bảng 3.6: Các cơ quan thuộc Bộ TNMT gắn với QLNN về ĐTVB................................84
Bảng 3.7: Bảng phân tích dữ liệu mối tương quan giữa nhân tố quản lý và sự phát triển
HTĐT....................................................................................................101
Bảng 3.8: Tỷ lệ dân số đi học của khu vực ven biển và cả nước.....................................109
Bảng 4.1: So sánh phương án phạm vi không gian phát triển của HTĐTVB...................118

Bảng 4.2: Tiêu chí phân loại phần tử trong HTĐTVB..................................................122


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong số khoảng 200 quốc gia trên thế giới, có những quốc gia phát triển thịnh vượng
và có những quốc gia lạc hậu, nguyên nhân chủ yếu là do công tác tổ chức và hiệu quả quản
lý nhà nước (QLNN) ở mỗi quốc gia là khác nhau [11]. Hồn thiện cơng tác QLNN là hoạt
động thường xuyên, lâu dài của mỗi quốc gia để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền
kinh tế nhằm thích ứng với bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu
rộng. Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ. Chính phủ Việt Nam
xác định nâng cao vai trị QLNN nhằm phát triển đơ thị (PTĐT) là một trong những nội
dung chủ yếu để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [5]. QLNN về
PTĐT là yếu tố quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, góp phần
quan trọng làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quốc gia, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát
triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu sớm đưa Việt Nam trở
thành một trung tâm trong chuỗi giá trị khu vực và tồn cầu.
Nghiên cứu về “Hệ thống đơ thị (HTĐT) cạnh tranh trong thế kỷ 21” đã chỉ ra rằng
các quốc gia có khả năng QLNN giúp phát triển HTĐT tốt, khai thác được lợi thế cạnh
tranh, tạo ra năng suất lao động cao sẽ dễ đạt được các mục tiêu phát triển hơn các quốc gia
khác [29]. Đặc biệt, trong 20 năm trở lại đây, các hệ thống đô thị ven biển (HTĐTVB) đang
được hình thành trên khắp thế giới nhờ vào các chính sách đồng bộ, giao thơng thuận tiện
hơn đã trở thành nơi tạo ra tác động tăng trưởng tích cực, khai thác được lợi thế nhờ quy mơ,
kích hoạt thị trường phát triển bùng nổ về cả quy mô và chất lượng, tạo thêm việc làm, tăng
năng suất lao động, chia sẻ hạ tầng đơ thị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tăng hiệu quả sử
dụng các nguồn tài nguyên. Nhờ thế, các quốc gia với tầm nhìn QLNN về phát triển
HTĐTVB tốt như Hoa Kỳ, Trung Quốc… duy trì được vị thế dẫn đầu hoặc đạt được những
thành tựu nhảy vọt trong phát triển, hình thành nền kinh tế sáng tạo, tạo mơi trường thuận lợi

cho xã hội cơng bằng, văn minh và có nhiều điều kiện trong việc lựa chọn và xây dựng các
giải pháp môi trường.
Là một quốc gia ven biển với 3.260 km đường bờ biển trải dài qua 28 tỉnh, thành


phố, khu vực ven biển Việt Nam được đánh giá giàu tài ngun, khống sản, lại nằm tiếp
giáp Biển Đơng, nơi có lưu lượng dịch chuyển thương mại hàng hải lớn nhất tồn cầu. Trong
bối cảnh tồn cầu hóa, đơ thị hóa (ĐTH), cạnh tranh biển và đại dương diễn ra mạnh mẽ trên
thế giới, Việt Nam cũng liên tục tìm kiếm và hồn thiện mơ hình, phương pháp QLNN
nhằm phát triển đô thị ven biển (ĐTVB) để tăng sức cạnh tranh và hướng tới bền vững.
Giai đoạn 2009-2020, các ĐTVB Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi và đã phát
triển nhanh cả về số lượng, dân số, quy mơ diện tích và kinh tế… Tuy nhiên, do việc phát
triển nhanh và nóng trong thời gian ngắn, các ĐTVB đang loay hoay tìm kiếm mơ hình phát
triển, cạnh tranh về chức năng, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống, ô nhiễm môi
trường, khai thác kém hiệu quả tài nguyên và cơ hội... Quy mô dân số và thị trường tại các
ĐTVB còn rời rạc, nhỏ lẻ, chưa phát huy được hiệu quả, lợi thế cạnh tranh và lợi thế nhờ
quy mô. QLNN về phát triển ĐTVB Việt Nam còn thiếu vắng những giải pháp tổng thể xử
lý những vấn đề tiêu cực trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh quốc tế, bất ổn do biến đổi khí
hậu (BĐKH) và an ninh khu vực Biển Đông diễn biến phức tạp. Vấn đề này đặt ra những
yêu cầu mới cho cơng tác QLNN về phát triển đơ thị nói chung và cho các ĐTVB Việt Nam
nói riêng, nhằm xác định đúng đối tượng để ưu tiên phát triển để đảm bảo mục tiêu phát triển
dài hạn đồng thời đảm bảo tính bền vững trong phát triển.
Từ thực tế phát triển thành công HTĐTVB của một số quốc gia trên thế giới và thực
trạng tồn tại, hạn chế của các ĐTVB Việt Nam như đã nêu ở trên, NCS lựa chọn đề tài
“Quản lý nhà nước về phát triển hệ thống đô thị ven biển Việt Nam theo hướng bền
vững” cho luận án tiến sĩ.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu các đặc điểm của HTĐTVB và đề
xuất các giải pháp QLNN về phát triển HTĐTVB Việt Nam theo hướng bền vững, nhằm

thúc đẩy HTĐTVB trở thành khu vực phát triển mạnh nhất về kinh tế, là đầu tàu đưa Việt
Nam đến năm 2045 trở thành nước cơng nghiệp phát triển có thu nhập cao, đồng thời đảm
bảo sự PTBV cho HTĐTVB nói riêng và sự PTBV kinh tế - xã


hội (KT-XH) cả nước nói chung.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu như trên, luận án đặt ra các mục tiêu nghiên cứu cụ
thể như sau:
- Xây dựng cơ sở khoa học cho vấn đề cần giải quyết của luận án bao gồm cơ sở lý
luận và cơ sở thực tiễn của QLNN về phát triển HTĐTVB.
- Phân tích, đánh giá thực trạng sự phát triển của HTĐTVB Việt Nam, thực trạng
QLNN về phát triển HTĐTVB, rút ra các kết quả tốt đã đạt được, các tồn tại, hạn chế trong
QLNN về phát triển HTĐTVB.
- Đề xuất các giải pháp QLNN về phát triển HTĐTVB Việt Nam theo hướng bền
vững, từ đó hồn thành mục đích nghiên cứu của luận án.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là QLNN về phát triển HTĐTVB của Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu QLNN về phát triển HTĐTVB Việt Nam
theo hướng bền vững, bao gồm: chủ thể quản lý là cơ quan QLNN; đối tượng quản lý là
HTĐTVB; mục tiêu PTBV mà QLNN về phát triển HTĐTVB cần hướng tới; nội dung
công tác QLNN về phát triển HTĐTVB theo hướng bền vững gồm công tác tổ chức bộ máy
quản lý và phân quyền, công tác định hướng và hoạch định chiến lược phát triển HTĐTVB,
công tác quy hoạch HTĐTVB, công tác xây dựng và ban hành thể chế, chính sách phát triển
HTĐTVB, cơng tác hoạch định các chương trình và đề án phát triển HTĐTVB, và cơng tác
kiểm sốt q trình phát triển HTĐTVB; các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về phát triển
HTĐTVB.
+ Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu các ĐTVB trên địa bàn 28 tỉnh, thành
phố trực thuộc TW ven biển.

+ Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng phát triển và QLNN về phát
triển các ĐTVB Việt Nam giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2021; đề xuất các giải pháp
QLNN về phát triển HTĐTVB Việt Nam theo hướng bền vững cho giai đoạn 2022 đến năm
2045.


4. Cơ sở khoa học của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài luận án dựa trên các cơ sở khoa học sau đây:
- Lý luận về HTĐT, lợi thế nhờ quy mơ, chuỗi giá trị, kinh tế tích tụ;
- Lý luận về quản lý hệ thống, quản lý HTĐT;
- Lý luận về QLNN về phát triển HTĐTVB;
- Lý luận về kinh tế đô thị, kinh tế phát triển;
- Lý luận về lợi thế cạnh tranh của vùng/quốc gia.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Về mặt phương pháp luận nghiên cứu, luận án vận dụng phép duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, vận dụng tư duy hệ thống và phương pháp quản lý hệ thống vào QLNN về
phát triển HTĐTVB.
- Về phương pháp cụ thể nghiên cứu khoa học, luận án sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: luận án sử dụng phương pháp phân tích tổng
hợp, phân loại các tài liệu, các cơng trình khoa học có liên quan; tiến hành phân tích và tổng
hợp vấn đề nhằm xác định mục tiêu nghiên cứu và xây dựng các luận điểm, các cơ sở khoa
học để giải quyết vấn đề và khoảng trống nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: luận án sử dụng phương pháp thu thập số liệu,
dữ liệu thứ cấp, kết hợp phân tích định tính và phân tích định lượng để đánh giá thực trạng;
tham khảo ý kiến của các chun gia trong các lĩnh vực chun mơn có liên quan như kiến
trúc, quy hoạch, quản lý đô thị, kinh tế đô thị, kinh tế phát triển… thông qua các buổi hội
thảo, tọa đàm khoa học;
+ Phương pháp kế thừa: luận án tiếp thu và kế thừa các kết quả nghiên cứu của các
cơng trình khoa học đi trước cả trong và ngoài nước để phát triển luận điểm, cơ sở khoa học

đánh giá lợi thế cạnh tranh của vùng/quốc gia, khả năng hình thành HTĐTVB và quản lý đối
tượng này, từ đó đề xuất các giải pháp QLNN về phát triển HTĐTVB Việt Nam theo hướng
bền vững.
+ Phương pháp dự báo, trên cơ sở phân tích bối cảnh, xu hướng phát triển hệ thống đô
thị ven biển trong tương lai, nhằm bổ sung cơ sở lập luận cho việc đề xuất giải pháp quản lý
nhà nước phù hợp.


6. Những đóng góp mới của luận án
Về mặt lý luận:
- Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ nội dung và bổ sung lý luận về ĐTVB,
HTĐTVB, phát triển HTĐTVB theo hướng bền vững và QLNN về phát triển HTĐTVB
theo hướng bền vững. Các lý luận mới được bổ sung gồm: khái niệm QLNN về phát triển
HTĐTVB theo hướng bền vững, nội dung công tác QLNN về phát triển HTĐTVB theo
hướng bền vững.
- Luận án đã nhận diện và phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến
QLNN về phát triển HTĐTVB theo hướng bền vững.
Về mặt thực tiễn:
- Thơng qua việc phân tích thực trạng HTĐTVB Việt Nam và thực trạng QLNN về
phát triển HTĐTVB Việt Nam giai đoạn 2009 - 2021, tập trung vào thực trạng quản lý ở cấp
vĩ mô của Nhà nước, luận án đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong QLNN về phát triển
HTĐTVB Việt Nam và đã đánh giá được các tiềm năng cũng như những thách thức đối với
sự phát triển của HTĐTVB Việt Nam theo hướng bền vững;
- Luận án đã đề xuất được các giải pháp QLNN về phát triển HTĐTVB Việt Nam
theo hướng bền vững cho giai đoạn 2022 - 2045, bao gồm:
+ Đổi mới tư duy và mơ hình QLNN về phát triển HTĐTVB: hình thành HTĐTVB
chạy dọc đất nước trên địa bàn 28 tỉnh, thành phố có biển; trong đó phân chia thành 4 tiểu hệ
thống phù hợp với đặc điểm và lịch sử phát triển của các ĐTVB; đưa tư duy quản lý hệ
thống vào QLNN để phát huy liên kết ngang, tăng cường liên kết dọc nhằm khai thác hiệu
quả tiềm năng và cơ hội, đưa HTĐTVB Việt Nam phát triển mạnh mẽ theo hướng bền

vững.
+ Đề xuất thành lập Cơ quan Quản lý của Chính phủ về phát triển HTĐTVB và phân
cấp, phân quyền trong QLNN về phát triển HTĐTVB phù hợp với quy mô HTĐTVB được
đề xuất;
+ Đề xuất mục tiêu phát triển HTĐTVB đến năm 2045 và một số chiến lược phù hợp
để đạt tới mục tiêu đã định;
+ Rà soát quy hoạch và định hướng công tác quy hoạch phát triển HTĐTVB


trên cơ sở mục tiêu chiến lược đã xác định;
+ Đề xuất định hướng hồn thiện thể chế, chính sách HTĐTVB;
+ Đổi mới việc xây dựng các chương trình, đề án phát triển HTĐTVB;
+ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm sốt q trình phát triển HTĐTVB.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Về khoa học: Luận án hệ thống hóa và góp phần bổ sung lý luận về HTĐT, làm rõ
nội dung, nội hàm QLNN về phát triển HTĐTVB Việt Nam; đánh giá đúng lợi thế địa kinh
tế, lợi thế cạnh tranh của vùng/quốc gia để xác định ưu tiên đối tượng QLNN cần tập trung
phát triển; bổ sung lý luận QLNN về phát triển HTĐTVB phù hợp với các định hướng và
điều kiện thực tế của Việt Nam. Những đóng góp này có giá trị bổ sung kiến thức, là nguồn
tham khảo tốt cho các nghiên cứu khoa học cũng như các chương trình đào tạo nguồn nhân
lực về quản lý nhà nước về PTĐT và HTĐT.
- Về thực tiễn: Luận án phân tích, đánh giá tình hình phát triển và thực trạng QLNN về
phát triển các ĐTVB Việt Nam, chỉ ra những điểm hạn chế, bất cập trong QLPT các ĐTVB,
từ đó đề xuất các giải pháp QLNN phù hợp cho phát triển HTĐTVB, nhằm khai thác tối ưu
nguồn lực và cơ hội phát triển cho HTĐTVB, đưa HTĐTVB trở thành khu vực phát triển
vượt trội và có sức lan tỏa, là đầu tàu kéo sự phát triển của các khu vực khác. Những đề xuất
của luận án có giá trị tham khảo cho các cơ quan QLNN có liên quan khi hoạch định và tổ
chức thực hiện các chiến lược, chính sách phát triển HTĐTVB Việt Nam trong thời gian tới.
8. Cấu trúc luận án
Cấu trúc luận án gồm phần Mở đầu, 4 chương (Chương 1: 22 trang, chương 2: 33

trang, chương 3: 50 trang, chương 4: 36 trang), kết luận, 12 bảng biểu, 19 Hình vẽ, đồ thị,
mục lục được trình bày trên 151 trang khổ giấy A4 không kể phần phụ lục.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VEN BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm đô thị
Đô thị là nơi tập trung dân cư sinh sống trong một khu vực khơng gian có giới hạn và tiến hành các hoạt
động kinh tế không gắn trực tiếp với đất đai. Cơ cấu kinh tế của đô thị gồm dịch vụ, công nghiệp và nông
nghiệp nhưng tỷ trọng nông nghiệp rất nhỏ. Mỗi đô thị là một trung tâm với những chức năng riêng như: trung
tâm hành chính; trung tâm cơng nghiệp; trung tâm giao thơng, logistic; trung tâm tài chính… và trung tâm đa
chức năng [17, 27, 20].
Xét về khía cạnh kinh tế, đô thị được coi là một điểm nút, là cỗ máy tối đa hóa lợi ích thơng qua tiết kiệm
chi phí giao thơng vận tải; giảm thiểu thất thốt thơng tin và tiết kiệm chi phí truyền tin; tiết kiệm tương đối chi
phí xây dựng cơ sở hạ tầng; khai thác tính kinh tế nhờ quy mơ trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa [20]. Việc
xác định phạm vi không gian phát triển và phân loại chất lượng hạ tầng đô thị nhằm hỗ trợ công tác QLNN về
PTĐT, duy trì mối quan hệ đơ thị và nông thôn, đảm bảo hướng tới PTBV.
Đô thị được phân loại nhằm phục vụ hoạt động QLNN về đô thị nói chung và PTĐT nói riêng. Ba tiêu
chí quan trọng nhất mà các quốc gia đều sử dụng để nhận biết và phân loại đô thị là: quy mô dân số đô thị; chức
năng đô thị (thường được cụ thể hóa bằng tỷ lệ lao động phi nơng nghiệp); khơng gia kiến trúc, phong cảnh
(thường được cụ thể hóa bằng mật độ dân cư đô thị) [20].
Đô thị ở Việt Nam đang được phân làm 6 loại đô thị, gồm đô thị từ loại I đến loại V và đô thị loại đặc
biệt theo 5 tiêu chí: quy mơ dân số; mật độ dân số; tỷ lệ lao động phi nơng nghiệp; trình độ phát triển cơ sở hạ
tầng và kiến trúc cảnh quan [27].
1.1.2. Khái niệm hệ thống
Hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua




×