Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

(Đồ án hcmute) thiết kế trang phục ứng dụng cho nữ độ tuổi từ 20 25 theo phong cách street style, lấy ý tưởng từ những tác phẩm hội hoạ của wassily kandinsky trong giai đoạn từ năm 1922 đến 1933

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.33 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG

THIẾT KẾ TRANG PHỤC ỨNG DỤNG CHO NỮ
ĐỘ TUỔI TỪ 20-25 THEO PHONG CÁCH
STREETSTYLE, LẤY Ý TƯỞNG TỪ NHỮNG TÁC
PHẨM HỘI HỌA CỦA WASSILY KANDINSKY
TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1922 ĐẾN 1933

GVHD: NTK NGUYỄN THỊ TIÊN
SVTH: VŨ THỊ HOA

SKL010348

Tp.Hồ Chí Minh, Năm 2022


THIẾT KẾ TRANG PHỤC ỨNG DỤNG CHO
NỮ ĐỘ TUỔI TỪ 20-25 THEO PHONG CÁCH
STREETSTYLE, LẤY Ý TƯỞNG TỪ NHỮNG
TÁC PHẨM HỘI HỌA CỦA WASSILY
KANDINSKY TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM
1922 ĐẾN 1933

VŨ THỊ HOA

Đồ án tốt nghiệp trình độ Cử nhân ngành Thiết kế thời trang


Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
2022
Bản quyền thuộc Đại Học Sư Phạm Kỹ ThuậtTP.HCM


THIẾT KẾ TRANG PHỤC ỨNG DỤNG CHO NỮ ĐỘ
TUỔI TỪ 20-25 THEO PHONG CÁCH STREET
STYLE, LẤY Ý TƯỞNG TỪ NHỮNG TÁC PHẨM HỘI
HỌA CỦA WASSILY KANDINSKY TRONG GIAI
ĐOẠN TỪ NĂM 1922 ĐẾN 1933

VŨ THỊ HOA

Đồ án tốt nghiệp trình độ Cử nhân ngành Thiết kế thời trang
Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
2022
Bản quyền thuộc Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

VŨ THỊ HOA

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

NGUYỄN THỊ TIÊN

TRÌNH ĐỘ

Cử nhân


CHUYÊN NGÀNH

Thiết kế thời trang

TRƯỜNG

ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

NĂM THỰC HIỆN

2022

LỜI MỞ ĐẦU
"Thời trang" là sự kết hợp hài hịa giữa "Thời" và "Trang". Có thể hiểu, "Thời" ở
đây là thời đại, thời gian - hướng đến ý nghĩa về một khoảng thời gian trong khóa khứ,
hiện tại và tương lai. "Trang" là trang phục, phụ kiện nhằm đáp ứng nhu cầu may mặc
của cá nhân mỗi người. Vì vậy, "Thời trang" là sử dụng quần áo để làm nổi bật ưu điểm
hay khắc phục nhược điểm cơ thể, đồng thời gây ấn tượng với người khác về vẻ đẹp
riêng biệt của bản thân. Là một nhà thiết kế, tôi sẽ đưa cái tôi cá nhân, kết hợp cùng xu
hướng hiện đại để tạo nên những trang phục mang tính thẩm mỹ. Tơi u cái đẹp, tạo ra
cái đẹp và sẽ mang cái đẹp cho khách hàng của tôi.
Đồ án này không chỉ đánh dấu kết quả học tập của tôi trong bốn năm trên giảng
đường đại học, mà cịn thể hiện niềm đam mê của tơi đối với thời trang và nghệ thuật.
Tôi hi vọng, đồ án lần này sẽ giúp tôi thể hiện được khả năng của bản thân trong lĩnh
vực thời trang, đồng thời thể hiện được cái nhìn khách quan của tơi đối với tác phẩm hội
họa của họa sĩ Wassily Kandinsky.


LỜI CÁM ƠN

Tôi dành những lời cảm ơn chân thành đến những người quan trọng với tôi,
đã đồng hành cùng tơi trong suốt q trình học tập. Trước hết, tơi xin cảm ơn Ban Lãnh
Đạo, Ban Giám Hiệu trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cùng
các giảng viên trong Khoa Thời trang và Du lịch nói chung, ngành Thiết kế thời trang
nói riêng đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành đồ án tốt nghiệp.
Tơi xin trân trọng cảm ơn chị Nguyễn Thị Tiên - người hướng dẫn đồ án tốt
nghiệp của tôi, đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đồ án.
Đó khơng chỉ là những kiến thức chun mơn, mà cịn là những lời khun bổ ích, là
hành trang để tôi bước tiếp trên con đường làm nghề trong tương lai. Cuối cùng, tôi xin
cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã ủng hộ tôi trên con đường thực
hiện ước mơ.


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………


MỤC LỤC
Chương
1

Trang

DẪN NHẬP ..................................................................................................

1

1.1. Lí do chọn đề tài................................................................................ 1

1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................... 1
1.3. Giới hạn đề tài....................................................................................2
1.4. Quá trình nghiên cứu......................................................................... 3
1.5. Định nghĩa các thuật ngữ................................................................... 4
2

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.......................................................................

5

2.1. Cơ sở lý luận...................................................................................... 5
2.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................... 21
2.3. Những ảnh hưởng đến đồ án……………………………………….. 27
3

PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ...........................................................................

29

3.1. Phương án thiết kế mẫu..................................................................... 29
3.2. Phương án thực hiện.......................................................................... 34
4

VẬN DỤNG...................................................................................................

37

4.1. Quá trình thực hiện mẫu 1................................................................. 37
4.2. Quá trình thực hiện mẫu 2................................................................. 41
4.3. Quá trình thực hiện mẫu 3................................................................. 44

4.4. Quá trình thực hiện mẫu 4................................................................. 47
5

KẾT LUẬN....................................................................................................

53

5.1. Kết luận..............................................................................................53
5.2. Kiến nghị............................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO

...................................................................................

55


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình ảnh

Trang

1. Họa sĩ Wassily Kandinsky.................................................................................

6

2. Bức tranh họa sĩ Wassily Kandinsky dáng tác năm 1922..................................

7

3. Bức tranh Circles in a Circle (1923)..................................................................


7

4. Bức tranh Blue Painting (1924).........................................................................

8

5. Bức tranh Yellow - Red - Blue (1925)...............................................................

8

6. Bức tranh Several Circles (1926).......................................................................

9

7. Bức tranh Sharp - Quiet (1927).......................................................................

10

8. Bức tranh Image with Arrow (1928)...............................................................

11

9. Bức tranh Inner Alliance (1929)......................................................................

11

10. Bức tranh Diagonal (1930)................................................................................

11


11. Bức tranh Calmedl (1931).................................................................................

11

12. Bức tranh After Right - to the Left (1932)........................................................

11

13. Bức tranh Compensation Rose (1933)..............................................................

12

14. Các kiểu dáng của phong cách Street Style.......................................................

16

15. Màu sắc trong phong cách Street Style.............................................................

17

16. Chất liệu thường được sử dụng.........................................................................

17

17. Hoa văn, họa tiết trên trang phục......................................................................

18

18. Xử lý chất liệu...................................................................................................


19

19. Phụ kiện đi kèm.................................................................................................

19

20. Đối tượng khách hàng hướng đến.....................................................................

20

21. Một số trang phục chần bông............................................................................

23

22. Chất liệu Nylon và vải dệt kim..........................................................................

23

23. Màu vàng nổi bật của xu hướng Thu Đông 2023/2024.....................................

24

24. Màu đỏ nổi bật của xu hướng Thu Đông 2023/2024........................................

24

25. Màu xanh nổi bật của xu hướng Thu Đơng 2023/2024.....................................

25


26. Hình ảnh các mẫu đánh xù lai...........................................................................

25

27. Moschino SS 2020 tại Tuần lễ thời trang Milan...............................................

27

28. Christopher Kane SS 2021................................................................................

27

29. Pyer Moss Spring 2020.....................................................................................

28


30. Patou Fall 2022................................................................................................

28

31. Marques’Almeida Fall 2022............................................................................

28

32. Các mẫu thiết kế trong bộ sưu tập...................................................................

32


33. Các mẫu thiết kế trong nhóm 1 (Y)..............................................................…

32

34. Các mẫu thiết kế trong nhóm 2 (R).................................................................

33

35. Mẫu thiết kế trong nhóm 3 (B).........................................................................

33

36. Mẫu thiết kế trong nhóm 4 (M).......................................................................

34

37. Mẫu chọn thử nghiệm......................................................................................

34

38. Rập 2D thử nghiệm mẫu..................................................................................

35

39. Mẫu thử nghiệm trên vải mộc..........................................................................

35

40. 4 mẫu lên sản phẩm thật...................................................................................


36

41. Mẫu phác thảo số 1...........................................................................................

38

42. Q trình thực hiện mẫu 1.................................................................................

39

43. Mẫu 1 hồn tất...................................................................................................

40

44. Mẫu phác thảo số 2...........................................................................................

41

45. Quá trình thực hiện mẫu 2.................................................................................

42

46. Mẫu 2 hoàn tất...................................................................................................

43

47. Mẫu phác thảo số 3...........................................................................................

44


48. Q trình thực hiện mẫu 3..................................................................................

45

49. Mẫu 3 hồn tất....................................................................................................

46

50. Mẫu phác thảo số 4............................................................................................

47

51. Quá trình thực hiện mẫu 4..................................................................................

48

52. Mẫu 4 hoàn tất....................................................................................................

48

53. Lookbook 1.........................................................................................................

49

54. Lookbook 2.........................................................................................................

50

55. Lookbook 3.........................................................................................................


51

56. Lookbook 4.........................................................................................................

52


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Trang

1. Bảng nghiên cứu ý tưởng các tác phẩm của Wassily Kandinsky....................

14

2. Bảng mood ...................................................................................................

15

3. Bảng nghiên cứu trang phục theo phong cách Street Style

.........................

20

4. Bảng đối tượng khách hàng .........................................................................

22


5. Bảng Xu hướng Thu Đông 2023/2024

........................................................

26

6. Bảng Concept ..................................................................................................

30

7. Bảng ý tưởng thiết kế ......................................................................................

31

8. Bảng kỹ thuật mẫu 1........................................................................................

38

9. Bảng kỹ thuật mẫu 2........................................................................................

41

10. Bảng kỹ thuật mẫu 3.......................................................................................

44

11. Bảng kỹ thuật mẫu 4.......................................................................................

47



1
CHƯƠNG 1
DẪN NHẬP
1.1 Lí do chọn đề tài
Khi thưởng thức những tác phẩm hội họa của họa sĩ Wassily Kandinsky trong
giai đoạn từ năm 1922 đến 1933, tôi cảm nhận được sự năng động, những nguồn năng
lượng tích cực qua những màu sắc tươi sáng, những hình học cơ bản được thể hiện một
cách ngẫu hứng. Ngồi ra, tơi cịn thấy được những giá trị liên quan đến đời sống, với
tơi thì cuộc đời của mỗi người sẽ là một tác phẩm nghệ thuật của riêng mình, từ những
điều đơn giản nhưng mỗi người sẽ có những cách sắp xếp, pha trộn, kết hợp khác nhau
tạo nên những bức tranh với những màu sắc khác nhau. Đồng thời tôi muốn ca ngợi
những bạn trẻ ngày nay, dám ước mơ, theo đuổi những gì mình thích, hướng đến sự tự
do nhưng song song với điều đấy là biết kết hợp với những nguyên tắc, chuẩn mực của
xã hội tạo nên một cuộc sống tràn đầy năng lượng tích cực. Với những cảm xúc ấy, tôi
đã quyết định chọn những tác phẩm hội họa của họa sĩ Wassily Kandinsky làm ý tưởng
để tạo nên bộ sưu tập và chọn đề tài “Thiết kế trang phục ứng dụng cho nữ độ tuổi từ
20-25 theo phong cách Street Style, lấy ý tưởng từ những tác phẩm hội họa của Wassily
Kandinsky trong giai đoạn từ năm 1922 đến 1933” cho đồ án tốt nghiệp lần này.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Trước mắt, bộ sưu tập này đánh dấu chặng đường bốn năm trên con đường đại
học của tôi, bắt đầu một lối đi khi bước chân vào nghề, chính thức đi vào thế giới của
thời trang. Tôi sẽ tận dụng những kiến thức đã được giảng viên truyền đạt, tận dụng sự
sáng tạo của bản thân trong kỹ thuật xử lý chất liệu, tạo kiểu dáng, nắm bắt xu hướng
trong thời trang để thể hiện rõ ý tưởng, phong cách cá nhân.
Lâu dài, tôi mong muốn với những trang phục lấy ý tưởng từ tác phẩm hội họa
của họa sĩ Wassily Kandinsky sẽ thu hút được sự chú ý của mọi người, truyền tải được
mong muốn cá nhân để thể hiện sự am hiểu của bản thân, khẳng định bản thân và khả



2
năng sáng tạo trong thời trang, mang đến những trang phục có tính thẩm mỹ và đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng.
1.3 Giới hạn đề tài
Đề tài
Tên đề tài: Thiết kế trang phục ứng dụng cho nữ độ tuổi từ 20 đến 25 theo
phong cách Street Style, lấy ý tưởng từ những tác phẩm hội họa của họa sĩ Wassily
Kandinsky.
Khai thác các khía cạnh của các tác phẩm của họa sĩ Wassily Kandinsky qua
nội dung, ý nghĩa, hình dáng, màu sắc, chất liệu nhằm thể hiện được ý nghĩa của tác
phẩm và thể hiện bằng ngôn ngữ của thời trang.
Thể loại trang phục
Bộ sưu tập hướng đến đối tượng khách hàng yêu thích những trang phục theo
phong cách Street Style, ứng dụng cho các hoạt động như: Chụp hình, tham dự những
sự kiện về thời trang, nghệ thuật,…
Kỹ thuật thực hiện
Bộ sưu tập dành cho Thu Đông 2023 nên các trang phục sẽ sử dụng phương
pháp chần bông là chủ yếu, đồng thời kế hợp với kỹ thuật in nhiệt để tạo nên những hoa
văn sinh động. Ngoài ra, bộ sưu tập còn lựa chọn phương pháp may ráp mảnh, may
chần cùng với kỹ thuật làm tưa vải và thêu xù lên trang phục.
Đối tượng khách hàng
Khách hàng tôi hướng đến cho bộ sưu tập là những cô nàng trong độ tuổi từ 20
đến 25, có nguồn thu nhập ổn định. Là người yêu thời trang và thích thú với phong cách
trẻ trung, năng động. Họ có thể là những người nổi tiếng, tham gia những sự kiện về
thời trang, nghệ thuật.


3
1.4 Quá trình nghiên cứu
Sưu tập tài liệu (nguồn)

Để thực hiện được bộ sưu tập tốt nghiệp, trước tiên tôi sẽ trau dồi thêm kiến
thức về thời trang, về những kỹ thuật may, kỹ thuật xử lý để có thể hoàn thành bộ sưu
tập một cách tốt nhất.
Song song với đó, tơi sẽ tham khảo những thơng tin liên quan đến họa sĩ
Wassily Kandinsky, về những tác phẩm hội họa của ông trong giai đoạn 1922 đến 1933
từ những trang web chính thống, có độ tin cậy cao. Đồng thời tìm hiểu và cập nhật
những xu hướng thời trang trong và ngồi nước qua tạp chí điện tử, tạp chí giấy và
những trang web về lĩnh vực thời trang trong nước và quốc tế. Ngồi ra, tơi sẽ đến các
trung tâm mua sắm để khảo sát thị trường về nhu cầu về thời trang, xu hướng mua sắm
của đối tượng khách hàng mà tôi hướng đến.
Và tôi cũng cần tham khảo những đồ án, những bộ sưu tập của các anh chị
khóa trước, để tham khảo thêm, học hỏi về cách trình bày, cách triển khai ý tưởng để có
thể đưa những mong muốn, suy nghĩ của tôi vào bộ sưu tập một cách tốt nhất.
Phân tích tài liệu
Từ những tài liệu, thơng tin tơi tìm được thì tơi sẽ phân tích các chi tiết, đặc
điểm của các tác phẩm của họa sĩ Wassily Kandinsky về nội dung, màu sắc,... của các
tác phẩm. Sau đó, tìm ra mối liên hệ để có thể đưa các chi tiết ấy vào các mẫu thiết kế
thời trang. Đồng thời phân tích đặc điểm của phong cách Street Style nhằm nắm rõ và
triển khai cho đúng với đề tài. Phân tích các xu hướng mới ở trong và ngoài nước để
phù hợp với khách hàng, phù hợp với xu hướng của Thu Đông 2023.
Sáng tạo (tính mới của đề tài)
Với đề tài về tranh trừu tượng thì khơng cịn xa lạ trong các bộ sưu tập thời
trang, để tạo ra được cái mới thì tơi phải cố gắng hơn trong việc nhìn nhận và triển khai
các đặc điểm từ ý tưởng đến trang phục. Tôi sẽ kết hợp giữa cái tôi cá nhân và các xu
hướng mới tạo nên những kiểu dáng, những bộ trang phục mới mẻ và kết hợp hài hòa
với các xử lý để triển khai ý tưởng một cách tốt nhất và phù hợp với khách hàng.


4
1.5 Xác định thuật ngữ

1. Manequin: Mơ hình người nộm được sử dụng trong thời trang
2. Kiểu bóng: Hình dáng tổng thể của trang phục, kiểu dáng chia thành hai loại
chính: Kiểu chữ (A,T,X,S) và kiểu hình (vng, chữ nhật, tam giác,…)
3. Patchwork: Kỹ thuật phối vải, chất liệu và may ráp mảnh trên chất liệu vải.
4. Thêu nổi: Kỹ thuật thêu và tạo hiệu ứng lông xù, 3D trên trang phục.
5. Đánh xù: Làm tơi những sợi vải, thường dùng để trang trí đường viền trên
trang phục và sử dụng nhiều trên vải jeans.


5
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương này tập trung nghiên cứu về họa sĩ Wassily kandinky, những tác phẩm
hội họa của ông trong giai đoạn từ năm 1922 đến năm 1933, tìm hiểu về phong cách
Street Style và những xu hướng thời trang mới trong năm 2023 cho những khác hàng nữ
độ tuổi 20 đến 25 yêu thích những trang phục trẻ trung, năng động. Nội dung nghiên
cứu được thể hiện qua các đề mục sau:
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn
3. Các tác phẩm sáng tạo có ảnh hưởng
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Tìm hiểu về họa sĩ Wassily Kandinsky và những tác phẩm của ông.
Họa sĩ Wassily Kandinsky
Theo tài liệu tơi tìm hiểu được trên trang Britannica (Encyclopaedia Britannica
hay Bách khoa toàn thư Anh Quốc là một bách khoa tồn thư tiếng Anh tổng hợp có sẵn
trong bộ sách, trên DVD, và trên Internet, do công ty Encyclopaedia Britannica, Inc
đứng đầu), một số thông tin của họa sĩ Wassily Kandinsky có nội dung như sau:
Wassily Kandinsky (16/12/1866 - 13/12/1944) là một họa sĩ và nhà lý luận nghệ
thuật người Nga. Ông là một trong những nghệ sĩ nổi tiếng vào thế kỷ 20, được tôn vinh
với những tác phẩm thuộc trường phái trừu tượng hiện đại đầu tiên trên thế giới.

Năm 1896, Wassily Kandinsky tới sống tại Munchen và học tại trường vẽ của
Anton Azbe và sau đó, từ năm 1900 tại Cao đẳng nghệ thuật Munchen với Franz Von.
Năm 1901, ông cùng sáng lập với Wilhelm Husgen và các nghệ sĩ khác nhóm Phalanx
và điều hành trường vẽ cùng tên. Tuy nhiên, vì khơng được hưởng ứng cho lắm nên chỗ
triển lãm và trường vẽ phải đóng cửa vào năm 1904. Trong khi dạy học ở đó, ơng gặp
bà Gabriele Munter và trở thành người bạn đời của ông. Năm 1902, Wassily Kandinsky
triển lãm lần đầu tiên ở Berliner Secession. Trong năm 1903 tới năm 1904 ông đi du


6
lịch ở Ý, Hà Lan và Bắc Phi, và thỉnh thoảng về thăm Nga. Từ năm 1904, ơng có triển
lãm tranh tại Salon D'automne ở Paris. Năm 1906, ông cùng với bà Munter ở tại thành
phố Sevres gần Paris. Sau năm 1908, cả hai về trở lại Munchen, họ tới làng Lana ở Nam
Tirol, vẫn vẽ tranh theo kiểu Trường phái hậu ấn tượng.
Từ năm 1922 đến năm 1925, ông chỉ đạo xưởng sơn tường ở trường nghệ thuật
Bauhaus tại Weimar và dạy các lớp về các yếu tố hình thức trừu tượng và bản vẽ phân
tích trong khóa học sơ bộ, cho tới khi chính quyền phát xít đóng cửa trường vào năm
1933. Wassily Kandinsky sau đó tới Pháp sống quãng thời gian cuối của cuộc đời và trở
thành công dân Pháp năm 1939. Wassily Kandinsky qua đời tại Neuilly-sur-Seine,
ngoại ơ thành phố Paris vào ngày 13/12/1944.

Hình 1: Họa sĩ Wassily Kandinsky
Tác phẩm hội họa của họa sĩ Wassily Kandinsky từ năm 1922 đến 1933
Dưới đây là một số tác phẩm của họa sĩ Wassily Kandinsky được ông sáng tác
trong giai đoạn từ năm 1922 đến năm 1933, khi ông còn hoạt động giảng dạy tại trường
nghệ thuật Bauhaus ở Weimar.


7


Hình 2: Bức tranh họa sĩ Wassily Kandinsky sáng tác năm 1922
Bức tranh này được vẽ vào tháng 12 năm 1922 tại Weimar, nơi Wassily
Kandinsky được mời làm giáo viên tại Bauhaus. Trong giai đoạn chuyển tiếp này, ông
đã tiến tới những trừu tượng hình học, với đường thẳng, màu sắc và bố cục được cân
nhắc kỹ lưỡng. Và mặc dù một số hình dạng cơ bản và chủ đề phong cảnh vẫn có thể
được nhìn thấy khá rõ ràng trong bức tranh (chúng sẽ tiếp tục xuất hiện trong các tác
phẩm sau này của ông), tác phẩm này đánh dấu một kỷ nguyên hoàn toàn khác trong sự
sáng tạo của ơng. Tính thẩm mỹ của ơng vẫn cịn trong quá khứ và ý tưởng về chủ nghĩa
mà ông tiếp thu từ môi trường nước Nga thời hậu cách mạng đã cộng hưởng khá tốt với
các xu hướng mới nhất của châu Âu thời bấy giờ.

Hình 3: Bức tranh Circles in a Circle (1923)


8

"Circles in a Circle" là một tác phẩm nhỏ gọn và khép kín. Wassily Kandinsky
bắt đầu nghiên cứu chu đáo về vòng tròn như một đơn vị nghệ thuật bắt đầu từ bức
tranh này. Trong bức thư gửi cho Galka Scheyer, ông viết: “Đây là bức tranh đầu tiên
của tôi đưa chủ đề hình trịn lên hàng đầu.” Vịng trịn màu đen bên ngoài, giống như
khung thứ hai của một bức tranh, khuyến khích chúng ta tập trung vào sự tương tác giữa
các vòng tròn bên trong và hai sọc chéo giao nhau nâng cao hiệu ứng, thêm phối cảnh
cho bố cục.

Hình 4: Bức tranh Blue Painting (1924)

Hình 5: Bức tranh Yellow - Red - Blue (1925)


9

“Yellow - Red - Blue” được tạo ra bởi Wassily Kandinsky vào năm 1925. Bức
tranh bao gồm các màu cơ bản, hình vng, hình trịn, hình tam giác và có những hình
dạng trừu tượng xen lẫn với những màu này. Ngồi ra cịn có các đường thẳng và cong
màu đen đi qua màu sắc và các hình học. Điều này là để giúp kích thích suy nghĩ sâu
sắc riêng khi thưởng thức tác phẩm.

Hình 6: Bức tranh Several Circles (1926)
Họa sĩ đã làm sống động những nghiên cứu lý thuyết của riêng mình trong tác
phẩm “Several Circles”. Cố tình giới hạn bản thân chỉ với một hình thức, đó là hình trịn.
Wassily Kandinsky tập trung tồn bộ sự chú ý của mình vào các khía cạnh khác như
màu sắc, khối lượng và vị trí tương đối của chúng trên khung vẽ để quyết định bố cục.
Ngồi ra, “Several Circles” khơng giống như nhiều tác phẩm trừu tượng của Kandinsky
khơng có bất kỳ ý nghĩa khách quan nào. Nó chỉ là một sự trừu tượng thuần túy.


10

Hình 7: Bức tranh Sharp - Quiet (1927)
“Sharp - Quiet” là một trong một số tác phẩm của thời kỳ Bauhaus, Wassily
Kandinsky coi hình tam giác và hình trịn là hai hình mặt phẳng chính và tương phản
mạnh nhất. Trong số những thứ khác, ông đã dạy các sinh viên của mình ở Bauhaus thể
hiện cảm xúc thơng qua sự tương tác của các hình thức trừu tượng. Ví dụ, học sinh có
nhiệm vụ thể hiện sự hung hăng bằng hình tam giác chiếm ưu thế hoặc sự bình tĩnh
bằng hình vng chiếm ưu thế.
“Sharp - Quiet” là một ví dụ điển hình về bố cục có trật tự. Vẻ đẹp, tính năng
động và sự cân bằng của nó được quyết định bởi sự ổn định của không gian bên trong
nơi các hình tam giác, hình trịn và hình lưỡi liềm tương tác với nhau. Đây là một trò
chơi tương phản giữa màu sắc mềm mại, ấm áp và hài hịa với hình học rõ ràng và kiên
quyết. Ngày 21 tháng 6 năm 2011, bức tranh được bán với giá 4,8 triệu USD trên
Christie's.



11

Hình 8: Bức tranh Image with Arrow (1928) (bên trái)
Hình 9: Bức tranh Inner Alliance (1929) (bên phải)

Hình 10: Bức tranh Diagonal (1930) (bên trái)
Hình 11: Bức tranh Calmedl (1931) (bên phải)

Hình 12: Bức tranh After Right - to the Left (1932) (Bên trái)


12

Hình 13: Bức tranh Compensation Rose (1933) (Bên phải)
Năm 1925, Wassily Kandinsky dạy lớp thiết kế cơ bản cho người mới tại Bauhaus,
ông cũng tiến hành các lớp học hội họa và một hội thảo. Trong đó ơng bổ sung lý thuyết
về màu sắc của mình với các yếu tố mới của tâm lý học. Các nghiên cứu của ông có sự
phát triển, đặc biệt là về điểm và đường và ông đã xuất bản cuốn sách lý thuyết thứ hai
của mình (Point and Line to Plane) vào năm 1926. Các yếu tố hình học ngày càng trở
nên quan trọng trong cả giảng dạy và hội họa của ông - đặc biệt là hình trịn, nửa hình
trịn, góc, đường thẳng và đường cong. Sự tự do này là đặc trưng trong các tác phẩm của
ông bằng cách xử lý các hình học có nhiều màu sắc và sự chuyển màu.
Trong các bài viết của mình, được Verlag Albert Langen xuất bản tại Munich
năm 1926, Kandinsky đã phân tích các yếu tố hình học tạo nên mọi bức tranh, đó là
điểm và đường. Ông gọi sự hỗ trợ vật lý và bề mặt vật chất mà nghệ sĩ vẽ hoặc tô màu
lên là mặt phẳng cơ bản, một điểm là một chút màu sắc được đặt bởi nghệ sĩ trên khung
vẽ. Nó khơng phải là một điểm hình học cũng khơng phải là một sự trừu tượng tốn học,
nó là phần mở rộng, hình thức và màu sắc. Hình thức này có thể là hình vng, hình

tam giác, hình trịn, ngơi sao hoặc một cái gì đó phức tạp hơn, điểm là hình thức ngắn


13
gọn nhất, nhưng tùy theo vị trí của nó trên mặt phẳng cơ bản, nó sẽ có một sắc thái khác.
Nó có thể bị cơ lập hoặc cộng hưởng với các điểm hoặc đường khác.
Mỗi phần của mặt phẳng cơ bản sở hữu một màu sắc tình cảm, điều này ảnh
hưởng đến tơng màu của các yếu tố hình ảnh sẽ được vẽ trên đó và góp phần tạo nên sự
phong phú của bố cục do chúng nằm cạnh nhau trên khung vẽ. Phần trên của mặt phẳng
cơ bản tương ứng với sự lỏng lẻo và nhẹ nhàng, trong khi phần dưới gợi lên sự cô đọng
và nặng nề. Công việc của họa sĩ là lắng nghe và biết những hiệu ứng này để tạo ra
những bức tranh không chỉ là hiệu ứng của một quá trình ngẫu nhiên, mà là thành quả
của một tác phẩm đích thực và là kết quả của nỗ lực hướng tới vẻ đẹp bên trong.


14

Bảng 1: Bảng nghiên cứu ý tưởng các tác phẩm của Wassily Kandinsky


×