Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích nội dung quy luật lượng chất và ý nghĩa trong ngành công tác xã hội ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.07 KB, 5 trang )

1.2. Nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến
những thay đổi về chất và ngược lại
Phép biện chứng duy vật là “linh hồn sống”, là “cái quyết
định” của chủ nghĩa Mác bởi khi nghiên cứu các nghiên cứu các
quy luật phát triển phổ biến của hiện thực khách quan và của
nhận thức khoa học, phép biện chứng duy vật thực hiện chức
năng phương pháp luận duy nhất của hoạt động nhận thức và
thực tiễn.1 Chức năng này thể hiện ở chỗ, con người dựa vào
các nguyên lý được cụ thể hóa bằng các cặp phạm trù và quy
luật cơ bản như quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến
sự thay đổi về chất và ngược lại” đây là một trong ba quy luật
của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của sự
vận động, phát triển. Nhận thức được quy luật này có ý nghĩa
rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xét
các sự vật, hiện tượng.
Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động
và phát triển, khi cho thấy sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự
vật, hiện tượng đã tích lũy những thay đổi về lượng đạt đến
ngưỡng nhất định, đồng thời quy luật này cũng chỉ ra tính chất
của sự vận động và phát triển, khi cho thấy sự thay đổi về
lượng của sự vật, hiện tượng diễn ra từ từ kết hợp với sự thay
đổi nhảy vọt về chất làm cho sự vật, hiện tượng vừa tiến bước
tuần tự, vừa có những bước đột phá vượt bậc. Một tình huống
đặt ra khi có một sinh viên A ban đầu với học lực kém nhưng
sau một thời gian chịu khó tìm tịi, học hỏi, A đã trở thành một
sinh viên có học lực giỏi.Ở đây ta có thể thấy rằng học lực kém
của A tượng trưng cho chất ban đầu, học lực giỏi tượng trưng
cho chất mới được sinh ra sau một khoảng thời gian chăm chỉ
học hành còn số kiến thức giúp A trở thành sinh viên có học lực
giỏi được gọi là lượng. Qua đó ta có thể thấy rằng lượng sau
q trình chuyển hóa đã biến thành chất ví dụ này đã phần nào


làm rõ về quy luật chuyển hóa của lượng và chất. Nhưng để
hiểu rõ hơn về nội dung của quy luật này ta cần phải tìm hiểu
thơng qua việc làm rõ các khái niệm, phạm trù có liên quan như
chất, lượng, độ, điểm nút, bước nhảy.

Giáo trình Triết học Mác – Lênnin, (chủ biên: Phạm Minh Tuấn), NXB. Chính trị quốc gia
Sự thật, Tr.182
1


Mọi sự vật, hiện tượng đều là sự thống nhất giữa lượng và
chất, sự thay đổi dần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới
điểm nút sẽ làm thay đổi chất của sự vật thông qua bước nhảy,
chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới, tạo
thành quá trình vận động phát triển liên tục của s ự vật. Đó là
mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong
mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thuộc
mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Giới hạn mà sự thay đổi
về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ. Độ được xem là
một phạm trù triết học chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, là
khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm cho
sự thay đổi căn bản về chất của sự vật diễn ra. Ví dụ như một
sinh viên Bách Khoa khi đỗ vào trường, trong một năm đầu tiên
sinh viên phải học những kiến thức đại cương cơ bản sau đó
sang năm hai là những kiến thức cơ sở ngành. Sự tích lũy kiến
thức đó là sự thay đổi về lượng nhưng chưa dẫn đến sự thay đổi
về chất. Hai năm học tập và tích lũy gọi là độ. Khi lượng thay
đổi đén một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về
chất, giới hạn đó chính là điểm nút. Điểm nút dùng để chỉ thời
điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất

của sự vật. Sinh viên Bách Khoa sau hai năm đại cương tiếp tục
học tập và tích lũy sau khi hồn thành đồ án và các học phần
thì được tốt nghiệp ra trường đây chính là điểm nút. Sự thay đổi
về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là bước
nhảy. Bước nhảy là sự kết thúc của một giai đoạn phát triển của
sự vật và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới.
Sau khi tốt nghiệp đi làm một thời gian sinh viên Bách Khoa từ
một thực tập sinh trở thành một kĩ sư đây chính là bước nhảy.
Chất mới được bổ sung những đặc trưng mới, những yếu tố mới.
Mặt khác kế thừa được những yếu tố tích cực của sự vật cũ do
đó nó thúc đẩy lượng mới phát triển nhanh hơn, mạnh hơn so
với lượng của chất cũ. Trong quá trình làm việc không chỉ vận
dụng những kiến thức đã học ở trường mà ta còn phải trau dồi,
bổ sung các chuyên môn về kĩ thuật, công nghệ,… những điều
này sẽ giúp ta biến đổi nhanh hơn về chất.
Tóm lại bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống
nhất giữa mặt chất và mặt lượng. Chúng tác động qua lại lẫn
nhau. Quy định về lượng sẽ không bao giờ tồn tại nếu khơng có
tính quy định về chất và ngược lại. Sự thay đổi về lượng và về


chất của sự vật diễn ra cùng với sự vận động và phát triển của
sự vật, có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Tuy nhiên,
không phải lúc nào sự thay đổi về lượng cũng làm thay đổi ngay
lập tức sự thay đổi về chất của sự vật. Ở trong “độ”, lượng của
sự vật thay đổi, nhưng chất của sự vật chưa thay đổi cơ bản.
Phải đến khi lượng của sự vật được tích lũy vượt qua được giới
hạn đó, đạt đến điểm nút thì chất cũ mất đi và lúc này chất mới
thay thế chất cũ. như Friedrich Engels từng phát biểu thì:
“Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất

định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất.” 2
1.2.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, trong nhận thức và thực tiễn phải biết tích lũy về
lượng để có biến đổi về chất; khơng được nơn nóng cũng như
khơng được bảo thủ. Hình thức tất yếu của sự vận động, phát
triển của mọi sự vật, hiện tượng là chất mới ra đời, thay thế
chất cũ; hay còn gọi là thực hiện bước nhảy nhưng quan trọng
nhất là chúng ta phải thực hiện được q trình tích lũy về lượng
Thứ hai, khi đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là
yêu cầu khách quan của sự vận động của sự vật, hiện tượng. Tư
tưởng nơn nóng thường được biểu hiện vì vậy tránh chủ quan
nóng vội đốt cháy giai đoạn ln cho rằng sự phát triển của sự
vật, hiện tượng chỉ là những bước nhảy liên tục; ngược lại tư
tưởng bảo thủ thương biểu hiện ở chỗ không dám thực hiện
bước nhảy, coi sự phát triển chỉ là những thay đổi về lượng. Do
vậy cần khắc phục cả hai biểu hiện trên.
Thứ ba, sự tác động của quy luật này đòi hỏi phải có thái độ
khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy,
nhưng cũng phải chú ý đến điều kiện chủ quan. Nói cách khác,
trong hoạt động thực tiễn, không những cần xác định quy mô
và nhịp điệu bước nhảy một cách khách quan, khoa học, chống
giáo điều, rập khn, mà cịn phải có quyết tâm và nghị lực để
thực hiện bước nhảy khi điều kiện đã đủ.
Thứ tư, phải nhận thức được phương pháp liên kết giữa các
yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng để lựa chọn phương pháp

C.Mác và Ph. Aawngghen: Toàn tập (trọn bộ 50 tập), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1994
2



phù hợp để tác động vào phương thức liên kết đó trên cơ sở
hiểu rõ bản chất, quy luật của chúng.
Nói chung, từ quy luật lượng chất, ta hiểu được mọi sự vật
đều vận động và phát triển nhưng cần thời gian và sự tác động
từ bên ngồi, từ đó chúng ta biết cách để bố trí thời gian và nỗ
lực hợp lý cho bất cứ một kế hoạch nào đó đã được bản thân
đặt mục tiêu.
1.4 Ý nghĩa của quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn
đến những thay đổi về chất và ngược lại với việc nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực công tác xã hội trường học ở Việt Nam
hiện nay
Muốn có những biến đổi về chất, ta cần kiên trì để biến đổi
về lượng. Bởi lẽ
chỉ khi lượng đạt đến một giới hạn nhất định, thực hiện
bước nhảy thì khi đó chất cũ mới được thay thế bằng chất mới.
Ở Việt Nam công tác xã hội trường học nhằm mục đích cải
thiện mơi trường học tập cho học sinh thông qua việc đánh giá
vấn đề và nhu cầu của học sinh, cung cấp các hoạt động trợ
giúp. Tuy vậy, theo quy định, hiện tại chưa có vị trí việc làm cho
nhân viên cơng tác xã hội ở các nhà trường. Chính vì vậy, cán
bộ cơng tác xã hội trường học đều là cán bộ, giáo viên kiêm
nhiệm được giao làm đầu mối làm công tác xã hội. Cơng tác
huy động nguồn lực xã hội hóa để triển khai công tác xã hội
trường học chưa được các địa phương quan tâm thỏa đáng, cịn
gặp nhiều khó khăn, bất cập. Vận dụng ý nghĩa của những quy
luật về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất vào thực tiễn sẽ
mang lại cho nhiều lợi ích để phát triển một cách mạnh mẽ và
bền vững vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công
tác xã hội của trường học nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

Đầu tiên, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
phải biết tích lũy về lượng để có sự biến đổi về chất cụ thể là
phải có chương trình đào tạo cụ thể về kiến thức chuyên môn
công tác xã hội trường học, đặc biệt là đào tạo thực hành công
tác xã hội để tăng sự tiếp xúc với thực tế. Q trình tiếp thu
kiến thức của người làm cơng tác xã hội đóng vai trị vơ cùng
quan trọng trong sự phát triển của xã hội, của đất nước. Bởi
chính q trình này tạo ra những con người có thể có đủ tri thức
cũng như năng lực để phục vụ cho đất nước, là cầu nối vững
chắc giữa học sinh, gia đình và nhà trường.


Thứ hai, phải nhận thức rõ ràng và đúng đắn về vấn đề,
phải tích đủ lượng tới giới hạn mới được thực hiện bước nhảy,
khơng được nơn nóng, đốt cháy giai đoạn.Ở Việt Nam, cơng tác
xã hội nói chung cịn rất mới mẻ với công chúng và công tác xã
hội trường học gần như chưa được quan tâm và bàn thảo một
cách sâu rộng để đưa ra những văn bản hướng dẫn cụ thể về
nguyên tắc đạo đức và tiêu chuẩn thực hành nghiệp vụ cơng
tác xã hội nói chung, cơng tác xã hội trường học nói riêng. Nếu
nơn nóng đi đến giai đoạn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
công tác xã hội trường học ở Việt Nam hiện nay mà bỏ qua “kim
chỉ nam” cho mọi hoạt động của nhân viên thì điều đó hồn
tồn khiến cho việc đào tạo, triển khai nghiệp vụ và giám sát
hoạt động của nhân viên cơng tác xã hội cịn vướng mắc nhiều
bất cập, dẫn đến một đội ngũ nhân viên không có cả “chất” và
“lượng”, các vấn đề cịn tồn đọng trong trường học sẽ khó được
giải quyết triệt để.
Thứ ba, do hình thức bước nhảy của sự vật rất đa dạng,
phong phú nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải vận dụng

linh hoạt các hình thức của bước nhảy trong những điều kiện,
lĩnh vực cụ thể. Không thể áp dụng những quy định của Mỹ, Úc
hoặc các nước khác khi trao đổi về vấn đề đạo đức và tiêu
chuẩn thực hành nghiệp vụ công tác xã hội vào quy định của
nước ta vì những sự khác biệt về bối cảnh văn hóa, xã hội cũng
như nền giáo dục. Việt Nam cần học hỏi, tham khảo các quy
chuẩn chung ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Singapore và
điều chỉnh làm sao cho phù hợp với tình hình trong nước.
Như vậy, có thể thấy việc áp dụng đúng đắn quy luật
chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay
đổi về chất và ngược lại vào các hoạt động trong đời sống là vô
cùng quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực công tác xã hội
trường học ở Việt Nam hiện nay. Bởi có như vậy thì việc xây
dựng và phát triển công tác xã hội ở Việt Nam mới có thể xem
là một lựa chọn tất yếu trong tương lai gần của các trường học
nhằm góp phần giải quyết những vấn đề khó khăn của học
sinh, giúp các em phát huy tốt nhất khả năng của mình và đạt
được kết quả học tập, phát triển tốt nhất



×