Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu luận cao học công tác tuyên truyền trong phòng chống xâm hại tình dục trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.56 KB, 28 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN LÝ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Đề tài

CÔNG TÁC TUN TRUYỀN TRONG PHỊNG CHỐNG
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuất phát từ vấn đề bảo vệ trẻ em ngày càng được quan tâm. Trong đó,
giải quyết nạn xâm hại tình dục trẻ em chính là một thách thức đối với các
nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Xâm hại trẻ em, đặc biệt là tình trạng xâm hại tình dục trẻ em đang là vấn
nạn, để lại hậu quả nặng nề không chỉ với bản thân người bị hại mà cịn ảnh
hưởng đến cả gia đình và xã hội. Thời gian gần đây, vấn nạn xâm hại trẻ em
ngày càng gia tăng, không những ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng
xa mà còn xảy ra phổ biến ngay tại các thành phố lớn. Hàng loạt vụ việc xâm
hại tình dục bị phanh phui, kéo theo nỗi lo lắng đến tột độ trong lịng mỗi bậc
phụ huynh có con nhỏ.
Luật Trẻ em năm 2016 quy định rõ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia
đình và các cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo
đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh. Phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý
các hành vi xâm hại trẻ em. Mặc dù vậy, hiện nay, tình trạng tội phạm xâm
hại tình dục trẻ em diễn biến hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn mới. Nó
khơng chỉ gây tổn thương thể chất và những hậu quả nhất thời mà cịn có thể
ảnh hưởng lâu dài. Những hậu quả lâu dài biểu hiện từ nhẹ đến những rối loạn
rất nặng. Những rối loạn này không chỉ liên quan đến sức khỏe sinh sản mà
còn liên quan đến khả năng học tập, khả năng hòa nhập cũng như đối với sức


khỏe tâm thần của trẻ.
Trong thời gian gần đây, trên cả nước xảy ra hàng loạt vụ việc xâm hại
tình dục trẻ em, gây bức xúc dư luận và gây hoang mang cho nhiều bậc phụ
huynh. Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, mặc dù chỉ là
phần nhỏ so với thực tế nhưng mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 vụ xâm
hại trẻ em được phát hiện, trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục, số vụ mà trẻ


em là nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm
57,46%), tuy nhiên số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại là vấn đề rất đáng báo
động, chiếm tới 13,2%.
Thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc cho thấy trên thế giới, cứ 4 trẻ
em gái có 1 trẻ em bị xâm hại và tỷ lệ này là 1/6 ở trẻ em trai. Ở Việt nam,
trung bình cứ 8 giờ lại có 1 trẻ bị xâm hại. Tính 4 năm (2015-2018) và 6
tháng đầu năm 2019, toàn quốc xảy ra 7.829 vụ xâm hại trẻ em, với 7.767 trẻ
em bị xâm hại. Thực trạng này rất đáng báo động, nhận được sự quan tâm lớn
của cơng luận.
Trước thực trạng đó, cần tổ chức các buổi tuyên truyền nhằm nâng cao
hiểu biết và trang bị các kiến thức, kỹ năng để hướng dẫn các em học sinh chủ
động phòng chống nạn xâm hại tình dục, nhất là đối với trẻ em. Khơng ít
trường hợp xâm hại tình dục gây chấn động dư luận vì người gây tội ác lại
chính là những người thân
thiết trong gia đình. Do đó, việc trang bị kỹ năng sống, kỹ năng phòng vệ cá
nhân là rất cần thiết cho các em. Cơng tác này góp phần nâng cao hiệu quả
của việc tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em.
Chính bởi vậy, em chọn đề tài nghiên cứu Cơng tác tun truyền trong
phịng chống xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam hiện nay nhằm đem đến sự
hiểu biết và cái nhìn đúng đắn cho mọi người về vấn đề này, các kỹ năng
phòng chống cho các em học sinh, cũng là lời kêu gọi hãy bảo vệ trẻ em.
2. Tình hình nghiên cứu

Tình trạng ngày càng nhiều trẻ em bé bị lợi dụng và xâm hại tình dục gây
ảnh hưởng lớn đến thể xác, tinh thần, tâm lý và tương lai của các em đã gióng
lên hồi chng cảnh báo cho cơ quan chức năng, gia đình và nhà trường.
Hiện nay đã có những cơng trình nghiên cứu, các cuốn sách đề cập đến
vấn đề trẻ nói chung và xâm hại trẻ em nói riêng, trong đó có xâm hại tình
dục trẻ em.


Vượt qua nghịch cảnh - niềm hi vọng của những trẻ bị xâm hại của tác giả
Vioteta Bautista, Aurotita Roldan, Myra Garce (2013)
Báo cáo rà sốt đanh giá chính sách, pháp luật của Việt Nam về phòng chống
lạm dụng, xâm hại trẻ em (2013)
Tổng quan nghiên cứu về tình trạng xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam trong
những năm gần đây - Báo cáo nghiên cứu (2013)
Công tác xã hội nhóm trong phịng ngừa trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình
dục (2018) của tác giả Trần Thị Nga
Nhận thức của phụ huynh đối với nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em (2018)
Nghiên cứu luận cứ, đề xuất mơ hình phối hợp liên ngành trong giáo dục
phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em (2019)
3. Mục đích nghiên cứu
Để giúp cho mọi người có cái nhìn khái quát và hiểu rõ hơn về vấn nạn
đang gây nhức nhối này. Đồng thời cũng là lời cảnh báo cho các bậc phụ
huynh và xã hội về việc bảo vệ con em mình khỏi bị xâm hại. Thơng tin cho
các em học sinh biết về xâm hại tình dục trẻ em là gì, ngun nhân, các kỹ
năng phịng tránh. Góp phần nâng cao cơng tác tun truyền phịng chống
xâm hại tình dục trẻ em.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng là Công tác tuyên truyền trong phịng chống xâm hại tình dục
trẻ em ở Việt Nam hiện nay.
Khách thể nghiên cứu là trẻ em Việt Nam và những người có hành vi xâm

hại tình dục trẻ em.
Phạm vi nghiên cứu là trên toàn đất nước Việt Nam trong thời gian từ
2011 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận là dựa theo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí
Minh và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.


Phương pháp phân tích, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp
quan sát, điều tra và khảo sát thực tế.
6. Cái mới của đề tài
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Đề tài đã đưa ra được những vấn đề xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam
hiện nay, thực trạng cơng tác tun truyền phịng chống. Đề xuất một số giải
pháp mới nhằm hạn chế tình trạng xâm hại tình dục trẻ em.
8. Kết cấu đề tài
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về xâm hại tình dục trẻ em
Chương 2: Thực trạng cơng tác tun truyền phịng chống xâm hại tình dục
trẻ em ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh công tác tun truyền phịng chống xâm hại
tình dục trẻ em


NỘI DUNG
Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung về xâm hại tình dục trẻ em
1.1. Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em
Xâm hại tình dục hiện đang trở thành vấn đề nóng bỏng và nhức nhối hiện
nay khi càng ngày càng có nhiều vụ việc xâm hại tình dục trẻ em được phát
hiện. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm

xâm hại tình dục trẻ em.
Theo Điều 34, Cơng ước về Quyền trẻ em của Liên hợp quốc năm 1989: “
Các quốc gia thành viên cam kết bảo vệ trẻ em chống lại mọi hình thức bóc
lột cũng như lạm dụng tình dục. Vì mục đích này các quốc gia thành viên sẽ
đặc biệt thực hiện mọi biện pháp thích hợp của từng nước, của hai bên và của
nhiều bên để ngăn ngừa việc xúi giục hay ép buộc trẻ em tham gia bất kỳ
hành vi tình dục bất hợp pháp nào, việc sử dụng có tính chất bóc lột trẻ em
trong hành vi mãi dâm hay các hành vi bất hợp pháp khác, việc sử dụng có
tính chất bóc lột trẻ em trong cuộc biểu diễn hay tài liệu có tính chất khiêu
dâm ”.
Cho đến hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất hồn tồn về
xâm hại tình dục trẻ em. Tuy nhiên đặc trưng chính yếu của hành vi xâm hại
tình dục trẻ em là quá trình trong đó một người trưởng thành lợi dụng vị thế
của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục.
Hành vi xâm hại tình dục có thể thay đổi từ việc sờ mó thân thể, bộ phận sinh
dục, giao hợp bằng ngón tay cho đến là giao hợp qua đường sinh dục hoặc
hậu mơn. Xâm hại tình dục ở trẻ em khơng chỉ giới hạn vào các tiếp xúc cơ
thể mà còn bao gồm cả những hành vi không tiếp xúc như khoe bộ phận sinh
dục cho trẻ thấy, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em.


Khái niệm xâm hại trẻ em của Liên Hiệp Quốc: “Xâm hại trẻ em hay
ngược đãi là tất cả các hình thức đối xử tồi tệ về mặt tình cảm hay thể chất,
xâm hại tình dục hay các mục đích khác gây ra tổn hại thực tế hay tiềm ẩn đối
với sự phát triển, sự sống còn, sức khỏe hay nhân phẩm của trẻ khi xét về
trách nhiệm, lòng tin hay quyền hành”.
Mục 8, Điều 4, Luật trẻ em 2016 đưa ra khái niệm: “ Xâm hại tình dục trẻ
em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em
tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng
dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm,

khiêu dâm dưới mọi hình thức.
1.2. Hình thức xâm hại tình dục trẻ em
Mọi trẻ trong cộng đồng đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục kể cả những
trẻ sống trong gia đình nghèo hay gia đình khá giả. Khơng những trẻ em gái
mà trẻ em
là nam giới cũng có thể trở thành nạn nhân bị xâm hại tình dục. Điều đáng nói
là sau khi bị xâm hại, nạn nhân thường khơng hoặc khơng dám kể về những gì
đã diễn ra với chúng. Hầu hết những người xâm hại tình dục là nam giới và
hầu hết các trẻ bị xâm hại bởi người quen biết, như họ hàng, bạn của gia đình,
hoặc hàng xóm. Đơi khi việc xâm hại này diễn ra trong một thời gian dài,
thậm chí kéo dài nhiều năm.
Hành vi xâm hại tình dục trẻ em được thực hiện dưới nhiều dạng thức khác
nhau. Nó là các hành vi được thực hiện để thảo mãn nhu cầu của người lớn
hơn, khơng nhằm mục đích kiếm tiền như cưỡng hiếp, sờ mó, vốt ve vào chỗ
kín của trẻ em, hơn trẻ em có tính chất gợi dục, xàm sỡ, sờ soạng, sục sạo vào
5 bộ phận bất khả xâm phạm của trẻ (môi, ngực, đùi non, mông và bộ phận
sinh dục). Cố ý phơi bày bộ phận kín của mình cho trẻ em nhin thấy, để cho
trẻ em nhìn hấy người lớn có cử chỉ u đương hoặc cho trẻ em nghe, xem
các nội dung phim ảnh khiêu dâm đồi trụy, nhìn trộm trẻ em tắm hay để trẻ


em làm mẫu hoặc trình diễn thời trang khơng mặc quần áo ăn mặc hở hang.
Tất cả các hành vi trên đều là xâm hại tình dục trẻ em.
Ngồi ra, các hành vi sau cũng đều bị coi là hành vi xâm hại tình dục trẻ
em như dùng tiền, vật chất, uy tín hoặc lợi ích khác để dụ dỗ, lôi kéo trẻ em
hoặc động mại dâm; dùng thủ đoạn nói dối, gian lận để trẻ em hoạt động mại
dâm; dẫn, chỉ dẫn, môi giới, tổ chức xúi giục trẻ em hoạt động mại dâm; che
dấu, cho thuê, mượn hoặc bố trí nơi để trẻ em hoạt động mại dâm; dùng vũ
lực hoặc dùng uy quyền để ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm.
Qua đó cho thấy hành vi xâm hại tình dục biểu hiện rất đa dạng, có những

hành vi dễ dàng nhận biết, nhưng cũng có những hành vi rất khó nhận biết
ngay. Trong thời đại ngày nay, một thế giới nguy hiểm mới đã phát triển và
đe dọa trẻ em – mạng Internet. Đối với hầu hết mọi người, mạng Internet là
một công cụ tuyệt vời để chúng ta nghiên cứu, thông tin, liên lạc và giải trí.
Nhưng mạng Internet cũng có góc tối, đó là nơi trẻ em dễ bị tấn công và nguy
cơ trở thành nạn nhân của những kẻ xâm hại công nghệ cao. Trẻ em đang bị
tấn cơng bằng những vũ khí khiêu dâm như chỉ đơn giản bởi vì các em vào
mạng hay bởi vì các em vơ tình truy cập vào một địa chỉ web đưa đến một
trang khiêu dâm. Các em vào các chat room hay nhắn tin và bị những kẻ xấu
tiếp cận, mối nguy hiểm lớn nhất là các em sẽ bị dụ dỗ đi gặp mặt kẻ mà các
em chỉ biết thông tin trên mạng.
1.3. Biểu hiện của trẻ em bị xâm hại
Khi trẻ em bị xâm hại, các em thường sợ hãi, rất sợ nói với người lớn vì
những kẻ xâm hại thường đe dọa khơng cho trẻ nói hoặc trẻ cảm thấy chúng
đã làm điều gì đó sai hoặc các em khơng biết cách thể hiện những gì đã xảy
ra. Do đó, để nhận biết trẻ có bị xâm hại hay khơng chúng ta cần phải quan
sát các dấu hiệu có thể.
Về thể chất trẻ có những vết thương, sưng tấy, phồng rộp, chảy máu ở
miệng,


bộ phận sinh dục hoặc xung quanh hậu môn; quần áo lót có máu hoặc bị rách;
trẻ khó đi tiểu hoặc đại tiện, trong nước tiểu có máu hoặc phân; có mủ bất
thường ở âm đạo, dương vật, hậu mơn, trẻ bị mắc các bệnh truyền nhiễm qua
đường sinh dục; trên cơ thể trẻ có các vết thâm tím, đau đầu hoặc đau bụng.
Trẻ bị xâm hại tình dục có thể ít tắm hoặc tắm rửa nhiều hơn thường lệ,
hay thay quần áo; chơi với những trẻ khác hoặc chơi đồ chơi theo kiểu tình
dục một cách hiểu biết hơn hoặc thường xuyên hơn so với lứa tuổi của chúng;
biết nhiều về tình dục hơn các bạn cùng lứa.
Các biểu hiện về tâm lý như trẻ bị xâm hại tình dục thường rất cảnh giác,

sợ hãi, nhạy cảm hoặc đột ngột sợ một ai đó, một nơi nào đó hoặc chỉ muốn đi
cùng với bố mẹ; trẻ có biểu hiện thu mình, kín đáo hoặc hầu như muốn ở một
mình; có những biểu hiện, hành động theo cách giống như trẻ nhỏ hoặc ở lứa
tuổi nhỏ hơn; trở nên hung hãn và bạo lực; cố gắng chạy ra khỏi nhà; luôn
cảm thấy buồn hoặc không bày tỏ bất kỳ một cảm xúc nào; trẻ trở nên khó
ngủ, khóc hét, thức dậy ban đêm vì bị các cơn ác mộng, sợ bóng tối hay đái
dầm; trẻ tỏ ra sợ hãi khi bị sờ vào người hoặc sợ thực hiện các hoạt động thể
chất.
Các dấu hiệu nêu trên có thể thể hiện một cách rõ ràng hoặc không rõ ràng.
Và ở mỗi trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục, các biểu hiện lại khác nhau.
Cả trẻ em tai và trẻ em gái, cả các trẻ em sống trên đường phố hay những trẻ
em sống cùng gia đình.
1.4 Hậu quả nghiêm trọng của xâm hại tình dục trẻ em
1.4.1. Đối với nạn nhân
Trẻ em bị xâm hại tình dục có thể chịu tổn thương thể xác kéo dài do các
bệnh như HIV/AIDS, viêm gan, lậu, giang mai và những bệnh lây lan qua
đường tình dục khác. Nếu khơng được chữa trị có thể gây nên những vấn đề
trong tương lai như có thai ngồi ý muốn, ung thư và tử vong do nhiễm trùng
nặng. Ngồi ra, trẻ cịn có thể chịu những tổn thương thể chất trong quá trình
phản kháng lại hành vi xâm hại tình dục. Với trẻ lớn hơn, nguy cơ có thai


được phát hiện muộn không phải là hiếm gặp. Với những trường hợp này, sức
khỏe và tương lai của bà mẹ lẫn trẻ em thường ở trong tình trạng rất mong
manh, khó khăn.
Bên cạnh đó do tình dục khơng an tồn, hậu quả có thể để lại việc mang
thai ngồi ý muốn, các bệnh lây truyền về tình dục, các rối loạn tình dục khi
trưởng thành. Theo thống kê của Liên Hiệp quốc thì tỉ lệ người bị xâm hại
tình dục thời thơ ấu gặp các trục trặc về tình dục cao hơn nhóm khác 90%
biểu hiện ở sự suy giảm ở khả năng tình dục, có xu hướng tình dục đồng giới,

và có trường hợp trở thành người mại dâm chuyên nghiệp hay quan hệ tình
dục bừa bãi.
Xâm hại tình dục trẻ em khơng chỉ gây ra cho các em vết sẹo trên thân thể,
mà trẻ còn phải chịu những vết thương lớn về mặt tinh thần. Hành vi của
những kẻ xâm hại có thể ảnh hưởng đến suốt cuộc đời đứa trẻ thậm chí làm
các em bị rối
loạn tâm thần, rối loạn hành vi, trầm cảm và có thể gặp vấn đề về giới tính
của mình. Đặc biệt nếu trẻ không được điều trị tâm lý kịp thời sau khi bị xâm
hại thì rất dễ bị ám ảnh lâu dài và khi lớn lên có thể trở thành người đi xâm
hại tình dục trẻ em khác.
Điều đáng ngại là khơng phải lúc nào trẻ bị xâm hại tình dục cũng thể hiện
ra bên ngoài những tổn thương về tâm lý mà đôi khi, cơn sang chấn tâm lý
phải sau nhiều năm mới thể hiện ra. Vì thế phụ huynh thường khó phát hiện ra
những bất thường của con em mình.
Ngồi ra xâm hại tình dục cịn làm ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của
trẻ. Trẻ bị xâm hại tình dục có thể cảm thấy vơ cùng tội lỗi, hổ thẹn và tức
giận. Nhiều nạn nhân của các vụ xâm hại tình dục khơng cịn có thể tin vào
bất kỳ người nào. Các nạn nhân cũng có thể cảm thấy khơng cịn tự trọng - họ
cảm thấy mình khơng cịn giá trị nào nữa và khơng xứng đáng được người ta
coi trọng. Những người bị xâm hại tình dục có thể cảm thấy hổ thẹn và cơ độc
một cách bất cơng, đơi khi có thể trở nên phá phách hoặc bạo lực.


Vì những trải nghiệm bị xâm hại khi cịn là một đứa trẻ, chúng có thể lớn
lên và tin rằng tình dục là cách duy nhất để thể hiện cảm xúc và sự an toàn. Bị
đối xử tồi tệ và bị xâm hại tình dục có thể trở thành hình mẫu trong cuộc sống
của chúng. Nếu không được hỗ trợ và giúp đỡ để có thể hàn gắn từ sự xâm
hại, những cậu bé bị xâm hại có thể trở thành những người đi xâm hại khi
chúng lớn lên. Vòng tròn xâm hại tạo ra những thế hệ nạn nhân khác và
những kẻ phạm tội tương lai.

1.4.2. Đối với chính người có hành vi xâm hại tình dục
Sẽ bị chịu hình phạt theo pháp luật, gây ảnh hưởng tâm lí nghiêm trọng.
Ngồi ra, hung thủ và gia đình sẽ bị xã hội xa lánh, khó hịa nhập lại với xã
hội.
1.4.3. Đối với gia đình nạn nhân
Gây ra mặc cảm lớn cho gia đình, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của
các thành viên. Một số trường hợp nghiêm trọng khiến các bậc phụ huynh đi
đến quyết định cho con thôi học. Trở thành gánh nặng tâm lý cho gia đình.
Nhiều trường hợp dẫn đến tử vong, hoặc nạn nhân tìm đến cái chết khiến gia
đình rơi vào hồn cảnh đau thương mất mát người thân.
1.4.4. Đối với xã hội
Gây ra những tiềm thức xấu trong suy nghĩ của mọi người về một bộ phận
nhỏ người thiếu ý thức. Làm gia tăng tỉ lệ tội phạm trong xã hội. Suy thoái
đạo đức xã hội, đi ngược lại với những giá trị văn hóa đời sống con người.
Ảnh hưởng tiêu cực đến 1 bộ phận không nhỏ trong xã hội.
1.5. Các quy tắc phịng chống nguy cơ bị xâm hại
Khơng đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ. Khơng ở trong phịng kín một
mình với người lạ. Nếu đó là người quen của gia đình thì cửa phịng phải ln
được mở. Không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác
mà không rõ
lý do. Không đi nhờ xe người lạ, hoặc sử dụng đồ ăn uống của người lạ đưa.
Không để cho người lạ đến gần đến mức họ có thể chạm tay vào người mình.


Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình. Khơng nói
chuyện điện thoại với người lạ khi đang ở nhà một mình. Khơng cho ai có
quyền tùy tiện động chạm, sờ mó vào chỗ kín của cơ thể hoặc bất kỳ hành
động thơ lỗ nào với các em. Không ăn mặc hở hang, không gần gũi quá mức
với người lạ, kể cả những người thân họ hàng (trừ bố mẹ, ông bà, anh chị em
ruột của mình). Tin vào linh tính của bản thân khi thấy điều gì khơng bình

thường cần cảnh giác và chủ động nghĩ cách phịng tránh để thốt ra khỏi tình
huống đó.
1.6. Các yếu tố cấu thành cơng tác tun truyền phịng chống xâm hại tình
dục trẻ em ở Việt Nam hiện nay
1.6.1. Chủ thể tuyên truyền
Tuyên truyền viên, nhà trường, gia đình.
1.6.2. Đối tượng tuyên truyền
Trẻ em ở Việt Nam.
1.6.3. Nội dung tuyên truyền
Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em.


Chương 2. Thực trạng cơng tác tun truyền phịng chống xâm hại
tình dục trẻ em ở Việt Nam hiện nay
2.1. Thực trạng xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam hiện nay
Trẻ em bị xâm hại tình dục là một trong những nhóm trẻ có hồn cảnh đặc
biệt được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
và là đối tượng cần sự bảo vệ của tồn xã hội. Các em cần có mơi trường an
tồn để vui chơi, học tập ngay tại chính gia đình, trường học của mình. Sự can
thiệp của những nhân viên tư vấn tâm lý, nhân viên công tác xã hội trường
học làm việc tại phòng tham vấn học đường nhằm đảm bảo cho các em được
sống trong một mơi trường an tồn, lành mạnh cũng như cải thiện các mối
quan hệ của trẻ.
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được tham gia vào các vấn đề về trẻ em.
Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao
động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.
Thế nhưng thực tiễn hiện nay, nhóm trẻ bị xâm hại tình dục ngày càng
diễn biến phức tạp cả về quy mô và cách thức thực hiện. Xâm hại tình dục trẻ
em đang là vấn nạn trên tồn Việt Nam, hậu quả mà các em phải gánh chịu có

thể có những tổn thất về sức khỏe thể chất và tinh thần, làm giảm khả năng
học tập, hòa nhập xã hội và thậm chí có thể hủy hoại các em, ảnh hưởng đến
việc trở thành con người tốt, trở thành cha mẹ tốt trong tương lai.
Trong nhiều năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để phịng chống,
giảm thiểu và nhằm đẩy lùi hiện tượng xâm hại tình dục trẻ em. Tuy nhiên
công tác bảo vệ trẻ em hiện nay cịn gặp phải những rào cản, khó khăn như
khâu phát hiện và báo cáo số vụ xâm hại trẻ em còn chưa kịp thời, Luật pháp
về bảo vệ trẻ em cịn nhiều khoảng trống, thiếu cụ thể, mơ hình trợ giúp thiếu
tính chun nghiệp. Vì vậy, vấn đề trẻ em bị xâm hại tình dục cần phải huy
động sự tham gia của tồn xã hội. Trong đó ở giai đoạn hiện nay rất cần thiết
đến mơ hình trợ giúp của phòng tham vấn học đường, bởi những nhân viên tư


vấn tâm lý và nhân viên công tác xã hội làm việc tại phòng tham vấn học
đường sẽ là người thực hiện nhiệm vụ phòng, chống và can thiệp trực tiếp đối
với những trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục tại mơi trường học đường.
Ở Việt Nam, số liệu thống kê về bản chất và mức độ xâm hại tình dục trẻ
em vẫn chưa đầy đủ. Theo số liệu báo cáo của các cơ quan chức năng trong
những năm gần đây có xu hướng gia tăng. Tình trạng gia tăng số vụ xâm hại
tình dục trẻ em trai cũng trở thành vấn đề nghiêm trọng nhưng cho đến nay
không được đưa vào báo cáo. Theo thống kê của Bộ Cơng an, gần 6.200 vụ
xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện trong giai đoạn 2011-2015 và 645 vụ
được phát hiện trong 6 tháng
đầu năm 2016 nhưng con số thực tế còn lớn hơn rất nhiều. Thực tế chỉ ra rằng
khoảng 97% số vụ được phát hiện những kẻ xâm hại tình dục có quen biết với
nạn nhân.
Bên cạnh đó theo số liệu từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong 5
năm từ 2012-2016, cả nước phát hiện trên 8.200 vụ xâm hại trẻ em với gần
10.000 nạn nhân, tăng 258 nạn nhân so với 5 năm trước. Số vụ bị xâm hại tình
dục chiếm tới 5.300 vụ, chiếm khoảng 65%. Tuy nhiên con số này chỉ là

những vụ việc được báo cáo, còn rất nhiều vụ nạn nhân bị chính kẻ xâm hại
dọa dẫm hoặc vì lý do nào đó đã khơng được thống kê.
Theo báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, trong 5 năm (từ năm 2013 đến
năm 2017), Tòa án đã thụ lý 8.254 vụ án xâm hại tình dục trẻ em trên 8892 bị
cáo, trong đó đã xét xử 7.586 vụ án trên 8.113 bị cáo, trả hồ sơ cho Viện
Kiểm sát là 549 vụ án trên 612 bị cáo. Thống kê từ Bộ Cơng an, năm 2018 có
1.547 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện với 1.669 đối tượng, xâm hại 1.579
em. Trong đó, số vụ án xâm hại tình dục trẻ em là 1.269 vụ (chiếm 82% so
với tổng số vụ xâm hại trẻ em) với 1.233 đối tượng, xâm hại 1.141 em.
Nếu trước đây, tình trạng xâm hại tình dục đối với trẻ em chủ yếu xảy ra ở
vùng sâu vùng xa, những khu vực dân cư thưa thớt, hẻo lánh, trình độ dân trí
thấp, nhưng hiện nay ngày càng nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát


hiện ở các khu đô thị, thành phố lớn. Nạn nhân bị xâm hại tình dục xảy ra ở
nhiều độ tuổi, đặc biệt có cả những em bé tuổi mầm non, thầy giáo, nhân viên
bảo vệ nhà trường xâm hại tình dục nhiều học sinh, người cao tuổi xâm hại
tình dục trẻ em nhỏ tuổi. Thủ đoạn của những của những kẻ đó thường là dụ
dỗ cho quà, cho tiền. Sau khi thực hiện hành vi đồi bại thì dọa dẫm các em
nếu tố cáo. Hậu quả của những vụ xâm hại tình dục trẻ em rơi vào trạng thái
hoảng loạn, sợ hãi, xấu hổ, sống mặc cảm, không muốn giao tiếp với mọi
người.
Trẻ em có thể gặp phải nguy cơ bị xâm hại tình dục ở bất cứ đâu, trên sân
chơi, ở trường học hay thậm chí ở trong chính ngơi nhà của mình. Nạn nhân
của các vụ xâm hại tình dục trẻ em phần lớn là dưới 16 tuổi. Nhiều em còn
chưa đến tuổi đi học. Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em cũng có nhiều dạng
có kẻ mới 14-15 tuổi nhưng có kẻ đã ngồi 60 tuổi. Thậm chí trong gia đình
trẻ bị xâm hại tình dục bởi bố đẻ và ông nội trong nhiều năm. Kẻ xâm hại tình
dục cũng có khi chính là thầy giáo của trẻ - người mà hầu như cha mẹ gửi
gắm hồn tồn sự tơn kính và tin tưởng tuyệt đối.

Xâm hại tình dục trẻ em trong những năm gần đây tại Việt Nam trở thành
một trong những vấn đề nhức nhối đối với tồn xã hội trong cơng cuộc bảo vệ
trẻ em. Hậu quả của vấn đề này hết sức nghiêm trọng cả về thể chất và tính
thần đối với trẻ em - thế hệ tương lai của đất nước. Nhà nước và các ban
ngành chức năng, truyền thông báo chí cũng đã có những hành động, chương
trình cụ thể để ngăn ngừa,
giảm thiểu tình trạng này. Tuy nhiên đến nay, tình trạng xâm hại tình dục trẻ
em vẫn có những diễn biến phức tạp và nghiêm trọng, cơng tác bảo vệ trẻ em
khỏi tình trạng xâm hại tình dục vẫn gặp phải nhiều khó khăn, rào cản.
Theo Báo cáo của Chính phủ, giai đoạn 2015-2019, cả nước có 8.442 vụ
xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý với 8.709 trẻ em bị xâm hại. Trong các
vụ xâm hại phổ biến nhất, để lại hậu quả nặng nề, gây bức xúc dư luận nhất là


xâm hại tình dục với 6.432 trẻ bị xâm hại tình dục chiếm tới 75,4% tổng số vụ
xâm hại trẻ em
được cơng an các cấp tiếp nhận.Trong đó 2.191 trẻ bị hiếp dâm, 31 trẻ bị
cưỡng dâm, 1.096 bị dâm ô, 3.114 trẻ bị giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác.
Tại nhiều địa phương, số vụ xâm hại tình dục trẻ em chiếm trên 90% như
Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Nai... Đáng chú ý, qua giám sát tại
một số địa phương cho thấy, đối tượng xâm hại trẻ em là người ruột thịt,
người thân thích và người quen biết với trẻ có xu hướng gia tăng, chiếm trên
dưới 90%.
Bên cạnh đó, qua giám sát cho thấy, tại một số địa phương, đối tượng xâm
hại trẻ em là người ruột thịt, người thân thích và người quen biết với trẻ chiếm
phần lớn và có xu hướng gia tăng, như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 97,3%, tỉnh
Phú Thọ 97%, tỉnh Cà Mau 96,5%, Thành phố Hà Nội 88,8%…
Xâm hại tình dục là những từ ngữ "xấu xí" chứa đựng những hành vi "bỉ
ổi" nhưng vẫn xảy ra trong cuộc sống. Ở ngồi kia có hàng ngàn trẻ em đang

phải chịu đựng nỗi đau do bị xâm hại tình dục nhưng liệu trong số đó có bao
nhiêu em dám nói ra sự thật, dám đối mặt với những nỗi đau đó? Họ là những
người đặc biệt - những con người vừa phải đấu tranh với tất cả những vấn đề
bình thường của tuổi mới lớn đồng thời còn phải đấu tranh với sự tổn thương
về thể xác, tâm hồn, tình cảm, tinh thần khi bị xâm hại tình dục.
Theo báo cáo từ Cơng an TP.HCM trong năm 2017, thành phố đã tiếp
nhận 58 vụ xâm hại trẻ em với 51 vụ có hành vi hiếp dâm, giao cấu với trẻ
hoặc dâm ô. Đến năm 2018, TP.HCM tiếp nhận 77 vụ, tăng 16 vụ so với năm
2017, trong đó, số vụ xâm hại tình dục trẻ em là 65 vụ. Riêng quý I/2019,
Công an TP.HCM đã tiếp nhận 35 vụ với 31 vụ có hành vi xâm hại tình dục
trẻ em. Tội phạm xâm hại tình dục có thể xảy ra với tất cả mọi người, mọi lứa
tuổi, mọi lúc, mọi nơi. Trong khi đó, nhiều bậc cha mẹ còn mù mờ và coi nhẹ
việc nhận định nguy cơ đối với con cái.


Thơng thường khi các em ở lứa tuổi dậy thì, cơ thể bắt đầu nảy nở, phát
triển về giới tính thì cha mẹ mới nghĩ đến việc con có thể bị xâm hại tình dục.
Nhưng trên thực tế, trẻ em gái có thể bị xâm hại tình dục bất cứ tuổi nào. Nếu
như trước đây trẻ bị xâm hại thường là 13 - 18 tuổi, thì nay lại xuất hiện rất
nhiều vụ việc ở lứa tuổi 5 - 13 tuổi, cá biệt có trường hợp dưới 5 tuổi. Điều
đáng nói là khơng ít người vẫn lầm tưởng hành vi xâm hại chỉ đơn giản là
hành động trêu ghẹo, tán tỉnh, quý mến, yêu thương nhưng trên thực tế đấy
chính là xâm hại.
Nạn xâm hại tình dục trẻ em đó là nỗi đau khơng của riêng ai. Có thể đã có
một thời gian dài, khơng ít người nghĩ rằng xâm hại tình dục trẻ em là chuyện
chỉ xảy ra ở các nước phương Tây, chứ còn ở Việt Nam là rất hiếm, có chăng
chỉ là những trường hợp cá biệt. Những suy nghĩa ấy cần phải thay đổi khi
thực trạng đã xảy ra khơng ít các trường hợp các cơ bé, cậu bé là nạn nhân bị
xâm hại tình dục, phải chịu đựng nỗi đau dai dẳng, có khi kéo dài hàng chục
năm trời mà chẳng dám chia

sẻ cùng ai.
Thực trạng trên cho thấy sự phức tạp của vấn đề xâm hại tình dục, đáng
báo động. Đã có nhiều vụ việc xâm hại tình dục được báo chí truyền thơng
vào cuộc điều tra, phanh phui khiến dư luận bức xúc lên tiếng. Tất cả như một
hồi chng gióng lên thức tỉnh chúng ta cần có biện pháp phịng tránh xâm
hại tình dục cho trẻ em.
2.2. Nguyên nhân làm gia tăng thực trạng trẻ em bị xâm hại tình dục
Nguyên nhân của hiện trạng xâm hại tình dục trẻ em có thể xuất phát từ
chính gia đình hoặc cộng đồng xã hội trong việc quản lý, chăm sóc, ni
dưỡng và giáo dục các em. Thứ nhất, đối với gia đình, trong đó nói đến vai trị
của cha mẹ, người chăm sóc trẻ em thiếu nhận thức về nguy cơ, thiếu kỹ năng
phòng ngừa, kỹ năng giải quyết về pháp lý, kỹ năng chăm sóc và phục hồi cho
trẻ bị xâm hại tình dục về thể chất và tâm lý. Phần lớn các trường hợp gọi đến


đường dây tư vấn tâm lý đều chậm hơn rất nhiều so với thời điểm trẻ bị xâm
hại.
Điều đáng chú ý là đa số những vụ xâm hại tình dục trẻ em đều xảy ra ở
địa bàn nông thôn vùng sâu, vùng xa, cha mẹ của các nạn nhân chủ quan ít để
ý đến con em mình. Những kẻ phạm tội thường có quan hệ láng giềng với
người bị hại. Những nạn nhân còn nhỏ, bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng về thể
chất và tinh thần. khi đưa ra xét xử, nạn nhân thường khơng dám xuất hiện vì
sợ nhiều người biết, ảnh hưởng tới danh dự bản thân.
Thứ hai, đối với bản thân trẻ, sự hạn chế trong nhận thức của trẻ về các
hình thức xâm hại tình dục, sự tị mị khám phá về giới tính, sự thiếu kỹ năng
phịng ngừa và tố giác người xâm hại, khơng dám lên tiếng tố cáo.
Thứ ba, đối với xã hội, hiện tượng xâm hại trẻ em nói chung và xâm hại
tình dục nói riêng khơng phải là điều mới mẻ mà có thể xảy ra ở mọi nơi, mọi
lúc và hầu như ai trong số người lớn chúng ta, chủ quan hay khách quan đều
biết nhưng thờ ơ hoặc không quan tâm tới vấn đề này. Hoặc công tác truyền

thông về xâm hại tình dục trẻ em, đặc biệt là vấn đề giáo dục giới tính cũng
như giáo dục các em biết cách tự bảo vệ mình cịn bị coi nhẹ, chưa chú trọng
ngay khi các em đang học mẫu giáo hay tiểu học. Các trường mẫu giáo, tiểu
học cũng như các bậc phụ huynh chưa chú trọng giáo dục con biết cách tự bảo
vệ mình. Các trường học hiện nay chủ yếu chú trọng việc dạy chữ hơn dạy
người, do đó trẻ rất yếu kém trong các kỹ năng tự bảo vệ mình trước nguy cơ
bị xâm hại tình dục.
2.3. Kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền phịng chống xâm hại tình
dục trẻ em
Các hoạt động tun truyền phịng chống xâm hại tình dục ở Việt Nam
hiện nay đã triển khai, tổ chức và đạt được những kết quả nhất định. Các hoạt
động đã thu hút được sự quan tâm chú ý của đông đảo mọi người, nhất là các
bậc cha mẹ phụ huynh, trẻ em và cộng đồng xã hội. Nội dung các hoạt động
đã chú trọng tới vấn đề


quyền trẻ em và các kiến thức kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em.
Thơng qua các hoạt động bước đầu đã thu hút được sự tham gia của trẻ em
và sự quan tâm của thầy cô, nhà trường cũng như cha mẹ, gia đình trẻ em.
Hiệu quả của cơng tác tun truyền cịn là cung cấp các kiến thức cơ bản về
xâm hại tình dục trẻ em, nâng cao kỹ năng sống, các kỹ năng phòng ngừa xâm
hại cho trẻ cũng như nâng cao nhận thức về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em
của cộng đồng
Cơng tác tuyên truyền được đẩy mạnh trong thời gian qua tác động tích
cực lên phần nào nhận thức của mọi người. Góp phần nâng cao cơng tác bảo
vệ trẻ em. Tạo cho các em một môi trường sống lành mạnh, an tồn.
2.4. Hạn chế trong cơng tác tun truyền phịng chống xâm hại tình dục trẻ
em ở Việt nam hiện nay
Cơng tác tun truyền cịn chưa chú trọng chiều sâu. Tình hình xâm hại trẻ
em có xu hướng tăng, diễn biến phức tạp nhưng dường như công tác tuyên

truyền lại chưa đáp ứng. Số người được tuyên truyền còn rất ít. Tần suất tuyên
truyền đều là chưa thường xuyên, thường vào các dịp tháng hành động. Tài
liệu tuyên truyền khá đa dạng nhưng số lượng hạn chế. Hình thức tuyên
truyền vẫn theo truyền thơng, ít có hình thức ứng dụng cơng nghệ, chưa có
những hình thức riêng cho nhóm đối tượng đặc thù (trẻ em gái), ít được lồng
ghép trong các buổi sinh hoạt đoàn viên, hội viên, họp tổ dân phố. Nội dung
tuyên truyền rất phong phú nhưng ít tập trung vào một số nội dung phản ánh
tình hình đặc thù về các vụ việc xâm hại. Nếu công tác tuyên truyền vẫn tiếp
tục thực hiện theo chiều rộng, chưa chú trọng đến chiều sâu thì các bậc cha
mẹ dù có ý thức tốt về vai trị của mình cũng khó để có đủ kiến thức, kỹ năng
để hướng dẫn con, bảo vệ con bị xâm hại.
Các hoạt động chưa được triển khai một cách rộng rãi, toàn diện tại các
trường học, địa phương. Mới chỉ có một bộ phận trẻ em được tiếp cận, tham
gia các hoạt động. Sự quan tâm của những người làm công tác giáo dục, các
bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội đối với vấn đề phòng chống xâm hại


tình dục trẻ em cịn hạn chế. Việc triển khai các hoạt động cịn gặp nhiều khó
khăn về nguồn lực tài chính, nội dung kiến thức, cơ sở vật chất, tài liệu tuyên
truyền dẫn tới hiệu quả các hoạt động không được như mong đợi.



×