Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Bảo hiểm tiền gửi quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.78 MB, 111 trang )

kuy44£

aU
9



OF Í

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỊ CHÍ MINH

Ow}

Ir

NGUYEN THI DIEU LINH

BAO HIEM TIEN GUI - QUY DINH CUA
PHAP LUAT VA THUC TIEN AP DUNG
LUAN VAN THAC SY LUAT HỌC
Chuyên ngành Luật kinh tê

Ma sé: 60.38.50

TRÙNG PALHOC LUATTPHCU
TE-THONG TIN-THU VEN

iii

TT TT-Thy vién DH i



0

TP.HCM

1148

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình

TP HỊ CHÍ MINH, NĂM 2009


LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và có nguồn gốc

trích dẫn rõ ràng.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2009

Tác giả

NGUYEN THI DIEU LINH



DANH MUC CHU VIET TAT TRONG LUAN VAN
Chir viet tat

BHTG

Nguyên văn

Bảo hiểm tiền gửi

BHTGVN _ | Bao hiém tiền gửi Việt Nam
DIV

FDIC
HTX
IADI

Tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
(Deposit Insurance of Vietnam)

Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Mỹ
(Federal Deposit Insurance Corporation)
Hợp tác xã

Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế
(International Association of Deposit Insurers)

QTDND

Quỹ tín dụng nhân dân


TCTD

Tổ chức tín dụng

WTO

Tổ chức thương mại thế giới
(World Trade Organization)


DANH MUC BANG BIEU
Số TT

Tên hình

Hinh 1 | Bảng so sánh mục tiêu chính sách cơng của các mơ hình

Trang
27

hoạt động BHTG

Hình 2 | Sơ đồ bộ máy tổ chức của BHTGVN

44

Hình 3 - | Số lượng tổ chức tham gia BHTG và tỷ lệ tăng trưởng huy

69


động vn toàn hệ thống giai đoạn 2000-2008


MUC LUC

Chương 1 : MOT SO VAN ĐÈ CƠ BẢN VÈ BẢO HIẾM TIEN GUI

I.1. Khái quát chung về bảo hiểm tiền gửi
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm tiền gửi
1.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm tiền gửi
1.1.3. Vai trò của bảo hiểm tiền gửi

©

Phần mở đầu

DN =
OOD

Trang

17

1.1.3.1. Bảo hiểm tiền gửi góp phần củng có niềm tin của người gửi tiền

17

1.1.3.2. Bảo hiểm tiền gửi tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức

19


tín dụng

1.1.3.3. Bảo hiểm tiền gửi góp phần thúc đây việc huy động các nguồn

20

vốn cho đầu tư phát triển đất nước
1.1.3.4. Bảo hiểm tiền gửi góp phần đảm bảo sự ổn định và an toàn của hệ

21

thống tài chính-ngân hàng

1.2. Các mơ hình hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi

1.3. Các nhân tô ảnh hưởng đến hoạt động của bảo hiểm tiền gửi
1.3.1. Đóng góp tài chính của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
1.3.2. Loại tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm
1.3.3. Hạn mức chỉ trả tiền gửi được bảo hiểm

1.3.4. Rủi ro trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi

Chương 2 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VE BAO HIEM
TIỀN GỬI
2.1. Quá trình hình thành và phát triển hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam

2.2. Những quy định của pháp luật hiện hành về bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam
2.2.1. Vị trí pháp lý, cơ cầu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức bảo


23
28
28
32
33
34
36
36
38
39


hiểm tiền gửi Việt Nam
2.2.1.1. Vị trí pháp lý của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

39

2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của tô chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

42

2.2.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

45

2.2.2. Các nội dung pháp lý khác liên quan đến thiết chế bảo hiểm tiền gửi tại

50

Việt Nam


2.2.2.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm

7200)

2.2.2.2. Tiền gửi được bảo hiểm

50

2.2.2.3. Hạn mức chỉ trả bảo hiểm tiền gửi

55

2.2.2.4. Phí bảo hiểm tiền gửi

56

2.2.2.5. Hỗ trợ tài chính trong trường hợp khẩn cấp

58

2.2.2.6. Tiếp nhận, xử lý các tổ chức tham gia BHTG phá sản, giải thể

59

2.2.2.7. Cơ chế kiểm tra, giám sát của tổ chức bảo hiểm tiền gửi
2.2.2.8. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi
2.3. Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm tiền

62

65
68

gửi

2.3.1. Một số thành tựu đạt được

68

2.3.2. Một số hạn ché, tồn tại

71

Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÈ BẢO HIẾM
TIỀN GỬI
3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hiểm tiền gửi
3.1.1. Xuất phát từ nhu cầu tăng huy động vốn cho đầu tư phát triển

3.1.2. Góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền
3.1.3. Đáp ứng yêu cầu hội nhập của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam
3.1.4. Khắc phục những hạn chế, bất cập của hệ thống các văn bản pháp luật

hiện hành về bảo hiểm tiền gửi
3.2. Nguyên tắc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hiểm tiền gửi
3.3. Những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hiểm tiền gửi

75
75
75
76

76
78
79
81


3.3.1. Khan truong ban hanh Luat Bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam

81

3.3.2. Hoàn thiện các cơ chế bảo đảm thực thi Luật Bảo hiểm tiền gửi

91

3.3.2.1. Tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước với

91

tổ chức bảo hiểm tiền gửi
3.3.2.2. Ban hành văn bản dưới luật quy định về các vấn đề liên quan đến
việc phá sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

3.3.2.3. Ban hành văn bản dưới luật thống nhát về xử lý vi phạm trong
lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi
3.3.3. Các giải pháp hỗ trợ khác

3.3.3.1. Tăng cường phát triển về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực
3.3.3.2. Đây mạnh và đổi mới có hiệu quả hoạt động tuyên truyền để nâng

{ết luận


94
94
95

cao nhận thức của công chúng về chính sách bảo hiểm tiền gửi

9


PHAN MO DAU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hơn hai thập niên qua, kể từ năm 1986, Việt Nam đã thực hiện

thành công đường lối đổi mới. Nền kinh tế được phát triển theo xu hướng thị
trường có sự quản lí của nhà nước, đã liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng

cao, đời sống vật chất và tỉnh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.
Các gam màu của nền kinh tế Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng

với nhiều thành phần, nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề lần lượt ra đời và
chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Tính cạnh tranh của thị

trường vì vậy mà ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Bênh cạnh đó, việc hội

nhập kinh tế quốc tế sẽ mở ra những cơ hội cùng những thách thức to lớn đối
với mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đối
với lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang dần được hoàn thiện về


quy mơ và đa dạng hóa các loại hình tổ chức kinh doanh. Các loại hình dich
vy tài chính cũng ngày càng phong phú nhằm đáp ứng nhu cau phát triển của
nền kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, năng lực cạnh
tranh của ngành tài chính, ngân hàng Việt Nam ở một số khía cạnh nhất định

như chất lượng sản phẩm, cơng nghệ áp dụng, quy mô vốn, ... chưa thật sự đủ

mạnh đẻ có thể phịng ngừa và xử lý những rủi ro do q trình cạnh tranh tạo

ra. Bên cạnh đó, việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) càng tạo
ra những sức ép to lớn về cạnh tranh đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam,

đặc biệt sau năm 2012, khi Việt Nam cam kết mở cửa hoàn tồn đối với thị

trường tài chính tiền tệ. Lúc đó, các ngân hàng và TCTD phi ngân hàng trong
nước có địa vị pháp lý và cơ hội cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng và

TCTD phi ngân hàng nước ngoài giàu tiềm năng cũng như kinh nghiệm hoạt
động. Trong sự tương quan về lực lượng như vậy, nguy cơ xảy ra tình trạng

mắt cân sức về tiềm năng trong cạnh tranh dẫn đến những đổ vỡ của các ngân

hàng nhỏ ở Việt Nam là khó tránh khỏi nếu khơng được trang bị chiến lược


kinh doanh rõ ràng và phù hợp. Do vậy, để đảm bảo hệ thống ngân hàng được
an tồn, cần có những chính sách thích hợp nhằm bảo vệ và nâng cao vai trị

của các tổ chức giám sát tài chính, trong đó tổ chức BHTG là một trong

những định chế tài chính đóng vai trị vơ cùng quan trọng, “giúp củng có lịng
tin của cơng chúng vào hệ thơng ngân hàng, trên cơ sở đó bảo đảm sự ổn

định của cả hệ thống tài chính”. Mặc dù vậy, để tổ chức BHTG phát huy vai
trị của nó đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng nói riêng và hệ thống nền
kinh tế Việt Nam nói chung, địi hỏi hoạt động BHTG phải được quy định và
bảo vệ bởi hành lang pháp lý hồn thiện và thống nhát. Theo đó, các u tố về
mơ hình hoạt động, vị trí pháp lý của tổ chức BHTG trong mối tương quan
với các tổ chức quản lý khác trong cùng hệ thống, .... phải được xác lập rõ
ràng và quy định cụ thể.

Xuất phát từ tầm quan trọng của định chế BHTG đối với nền kinh tế, tổ
chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) ra đời năm 1999 nhằm hướng
tới bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần đảm bảo
cho hoạt động của các TCTD được an toàn, lành mạnh và ngăn ngừa các cuộc
khủng hoảng tài chính. Từ khi ra đời đến nay đã 10 năm, bên cạnh những
thành tựu đạt được, BHTGVN

cũng gặp phải những khó khăn nhất định làm

hạn chế tính ưu việt của chức năng, vai trị vốn có của nó. Những

bất cập,

thiếu sót của chế định BHTG tại Việt Nam xuất phát từ nhiều nguyên nhân

khác nhau, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Điều đáng chú
ý hiện nay là tuy đã trải qua 10 năm hình thành và phát triển nhưng lĩnh vực

BHTG tại Việt Nam vẫn chưa được điều chỉnh thống nhất và tập trung bởi

một đạo luật nào cả. Văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất hiện nay

làm căn cứ để điều chỉnh lĩnh vực BHTG là Nghị định. Cùng với sự phát triển

nhanh của nền kinh tế, lượng vốn dân cư đổ vào các ngân hàng ngày một gia
tăng, việc khơng hồn thiện về cơ sở pháp lý sẽ dễ dàng tạo ra những bất cập
và khó khăn cho hoạt động BHTG tại Việt Nam. Hơn nữa, khủng hoảng tài
chính thế giới xảy ra từ năm 2008 đến nay vẫn chưa thật sự được khắc phục
' Lê Thị Thu Thủy (2008), “Bàn về mơ hình bảo hiểm tiền gửi trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế”, xem

tai
htp, TH -luattaichinh.wordpress.com/2008/12/2
nhập-kinh-tế-quốc-tế.

1/ban-về-mo-hinh-bảo-hiểm-tiền-gửi-trong-thời-kỳ-hội-


đang có những tác động tiêu cực đến lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng

và nền kinh tế nói chung của Việt Nam. Hệ thống các văn bản pháp luật hiện
hành điều chỉnh hoạt động BHTG vẫn chưa đồng bộ và tương xứng với vai
trị của chính hoạt động BHTG trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Trong khi

đó, công tác nghiên cứu, khảo sát, và đánh giá các quy định pháp luật hiện
hành về hoạt động BHTG chưa được thực hiện một cách nghiêm túc và chính

thức. Điều này địi hỏi phải được nhanh chóng khắc phục. Trên cơ sở đó, tác
giả nhận thấy việc tập trung nghiên cứu phương diện pháp lý của lĩnh vực
BHTG tại Việt Nam, làm rõ những ưu điểm cùng những bất cập, hạn chế của
hệ thống các văn bản pháp luật về BHTG nhằm đưa ra những biện pháp góp


phần hồn thiện pháp luật về BHTG tại Việt Nam là việc làm cần thiết và có ý
nghĩa thiết thực trong thời điểm hiện tại. Đó là lý do thơi thúc tác giả lựa chọn
dé tai: “Bao hiểm tiền gửi - Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng”
làm luận văn tốt nghiệp cao học luật của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, vấn đề BHTG đã được các nhà nghiên cứu, các tác

giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn tốt nghiệp như “Các
giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam” — Luận án tiến
sỹ kinh tế (2002) của Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Oanh; “Nghiên cứu sản phẩm
mới và chiêu thị của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam” ~ Luận văn thạc sỹ kinh tế
(2007) của tác giả Nguyễn Quốc Nam; “Những giải pháp nhằm hoàn thiện

chính sách bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam” — Luận văn thạc sỹ kinh tế của Đào
Văn Tuần ... Tuy nhiên, đa phần các đề tài nghiên cứu, luận văn đều lựa chọn
nghiên cứu lĩnh vực BHTG dưới góc độ kinh tế. Trong khi đó tình hình
nghiên cứu lĩnh vực này dưới góc độ pháp lý rất rời rạc, chủ yếu được thực

hiện dưới các hình thức chuyên đề, bài viết phóng sự mà chưa có sự tập trung
nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu, nhất là ở tầm nghiên cứu vĩ mô.


3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
BHTGVN - tổ chức tài chính hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận

ngày càng khẳng định vai trò và sự cần thiết đối với hệ thống tài chính, ngân
hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.


Với việc lựa chọn đề tài “Bảo hiểm tiền gửi - Quy định của pháp luật
và thực tiễn áp dụng” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ luật học, thông qua việc
làm rõ bản chất, vai trị, chức năng và mơ hình hoạt động của BHTG, tác giả
sẽ tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ các quy định của pháp luật hiện hành
cũng như thực tiễn áp dụng các quy định đó trên thực tế để tìm ra những ưu

điểm cần tiếp tục phát huy, những bắt cập, hạn chế cần khắc phục, từ đó đề
xuất những giải pháp nhằm góp phần củng có, hồn thiện và nâng éđo khn
khổ pháp lý cho hoạt động BHTG tại Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung làm sáng tỏ những vấn đề có tính chất lý luận về

BHTG để từ đó đi sâu luận giải những nội dung mang tính thực tiễn về thực
trạng pháp luật về BHTG tại Việt Nam. Từ góc độ nhìn nhận, đánh giá những
thành tựu cũng như hạn chế của những quy định pháp luật hiện hành, luận văn

có nhiệm vụ đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về
hoạt động BHTG ở nước ta.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn ở khía cạnh pháp lý về tổ
chức và hoạt động BHTG cũng như một số định hướng hoàn thiện pháp luật

về BHTG tại Việt Nam.

5. Phuong pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp duy

vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử để tiến hành nghiên cứu nhằm

giải quyết các nội dung khoa học và thực tiễn của vấn đề một cách tồn điện.

Bên cạnh đó, luận văn cũng đã phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề trọng tâm
trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của phương pháp tổng hợp, phương pháp


so sánh, phương pháp thống kê để làm rõ những vấn đề được nêu ra trong
luận văn.

6. Cơ cầu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được cấu trúc thành ba chương, bao gồm:
- Chương l:

Một số vấn đề cơ bản về bảo hiểm tiền gửi

- Chương 2:

Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hiểm tiền gửi

- Chương 3:

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hiểm tiền gửi


CHUONG 1
MOT SO VAN DE CO BAN VE BAO HIEM TIEN GUI
1.1. Khái quát chung về bảo hiểm tiền gửi

1.1.1. Khái niệm bảo hiểm tiền gửi
Hoạt động BHTG xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, trong đó Mỹ được
xem là cái nơi hình thành và phát triển hoạt động BHTG, là quốc gia tiên


phong trong việc tạo lập và phát triển hoạt động BHTG.
Từ khi thế giới còn chưa hình thành khái niệm về BHTG thì ở Mỹ đã

tồn tại nhiều hình thức bảo vệ tiền gửi, trong đó chủ yếu nhất là hình thức
“bảo vệ ngầm”. “Bảo vệ ngầm” là việc “Ngân hàng Trung ương hoặc Chính
phủ có cam kết (khơng cơng khai) sẽ bảo đảm hồn trả tiền gửi cho người gửi
tiền nếu có hiện tượng đóng cửa ngân hàng hoặc ngân hàng đó khơng có khả
năng thanh toán cho người gửi tiền "Ê

Xuất phát từ hoạt động “bảo vệ ngầm” mà hình thức “bảo vệ cơng
khai” ra đời. Bảo vệ tiền gửi công khai xuất hiện đầu tiên ở New York vào
năm 1829 với tên gọi: “Chương trình bảo hiểm trách nhiệm ngân hàng"Ẻ
nhằm phịng ngừa sự đỗ vỡ của các ngân hàng vào thế kỷ XIX.

Tiếp theo đó, trong giai đoạn từ năm 1831 đến 1939, tình hình kinh tế

Mỹ có nhiều biến động với nhiều tổ chức BHTG liên tục ra đời và đóng cửa.
Năm 1930, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)

nhiều ngân hàng ở Mỹ đã bị phá sản dẫn đến các tổ chức BHTG cũng lâm vào
tình trạng mat khả năng thanh tốn”.

Trong khoảng thời gian từ 1931 đến 1934, tình hình kinh tế Mỹ ngày
càng trở nên khó khăn. Mỗi năm có hơn 1000 ngân hàng ngừng hoạt động”.
? Lê Phương Trang (2008), "Bảo hiểm tiền gửi- Cái nhìn từ Mỹ tới Việt Nam”, xem tại

ttp://www.saga.vn/view..

724


Lê Phương Trang (2008),
đã dẫn số 2, tr.6.
* Lê Phương Trang (2008), Tài liệu đã dẫn số 2, tr.6.
Š Lê Phương Trang (2008), Tài liệu đã dẫn số 2, tr.6.


Riêng năm 1933 có đến 4000 ngân hàng thương mại lâm vào tình trạng phá

sản. Trước tình hình đó, tháng 1/1934, tổ chức BHTG liên bang Mỹ ra đời

(FDIC). FDIC là cơ quan của Chính phủ có nhiệm vụ củng có lịng tin của
cơng chúng vào hệ thống ngân hàng, bảo vệ người gửi tiền trước nguy cơ phá
sản của các tổ chức tài chính, đảm bảo sự ồn định của hệ thống ngân hàng và

hạn chế các cuộc khủng hoảng tài chính.

Sau sự ra đời của FDIC, tính đến nay trên thế giới đã có hơn 105 quốc
gia thành lập tổ chức BHTG”. Ngày 06/5/2002 Hiệp hội BHTG Quốc tế
(IADD) - tổ chức phi lợi nhuận - được thành lập, có trụ sở tại Thụy Sÿ với sự
tham gia của nhiều hệ thống BHTG của các quốc gia trên thế giới”. Điều đó
tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của BHTG đối với việc bảo vệ người gửi
tiền; đảm bảo hoạt động an toàn và lành mạnh của các nền kinh tế khác nhau

trên toàn thế giới.
Tuy đã ra đời và tồn tại khá lâu, nhưng hiện nay hệ thống văn bản pháp

luật của nhiều quốc gia trên thế giới đều chưa đưa ra khái niệm chính thức về
BHTG


mà chỉ xác định những vấn đề quan trọng liên quan đến hoạt động

BHTG như vai trò, địa vị pháp lý, mơ hình hoạt động và tổ chức, các hoạt
động nghiệp vụ cụ thể của BHTG. Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt
Nam quy định về lĩnh vực BHTG cũng không ngoại lệ.

Xét về bản chất, BHTG là một loại hình dịch vụ bảo hiểm, theo đó
nghĩa vụ chỉ trả trong tương lai cho các khoản tiền gửi của người gửi tiền tại
các tổ chức tham gia BHTG được bảo đảm khi các tổ chức này gặp rủi ro dẫn

đến tình trạng mất khả năng thanh tốn các khoản nợ đến hạn. Khi tham gia tổ
chức BHTG, các tô chức huy động tiền gửi phải đóng góp một khoản phí nhất

định theo một định kì nhất định. Phí đóng góp từ các tổ chức tham gia BHTG
là một trong những nền tảng cơ bản duy trì hoạt động của tổ chức BHTG. Khi
Š Lê Phương Trang (2008), Tài liệu đã dẫn số 2, tr.6.
” Bùi Khắc Sơn (2009), “Hoạt động bảo hiểm tiền gửi trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa”, xem tại

;//www.div.gov.vn/DesktopModules/VietTotal.Articles/PrintView.asj

x?ItemID=1092

Lê Thị Kim Xuân (2008), “Bảo hiểm tiền gửi góp phần duy trì ơn định h: ệ thống tài chính ngân hàng”, Tạp

chí phát triển kinh tế, Số 213, tháng 7/2008, Tr. 20-34.


các tổ chức huy động tiền gửi bị phá sản, bị lâm vào tình trạng mắt khả năng


thanh tốn, tổ chức BHTG sẽ đứng ra thanh toán một số tiền phù hợp với hạn
mức chỉ trả tối đa theo quy định của pháp luật cho người gửi tiền tại tổ chức
đó. Hạn mức chỉ trả BHTG

được quy định ở những cấp độ khác nhau, phụ

thuộc phần lớn vào các điều kiện kinh tế - xã hội của các nền kinh tế khác
nhau, trong từng giai đoạn khác nhau. Trong điều kiện nền kinh tế và thị
trường tài chính bình thường, phần lớn các quốc gia áp dụng hạn mức chỉ trả
BHTG có giới hạn”. Hạn mức này cao hay thấp tùy thuộc vào năng lực tài
chính của tổ chức BHTG cũng như của chính quốc gia đó nhằm nâng cao lịng

tin của người gửi tiền, duy trì sự ồn định của hệ thống tài chính. Khi nền kinh
tế bị khủng hoảng, hình thức bảo hiểm tồn bộ tiền gửi thường được áp dụng
nhằm củng có, trắn an tinh thần của người gửi tiền trước sự suy thoái kinh tế,

đồng thời ngăn ngừa tình trạng rút tiền hàng loạt diễn ra trên diện rộng, dễ
dẫn đến sự sụp đỗ nhanh chóng và lan rộng trên toàn bộ nền kinh tế quốc gia.

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu, thì BHTG

được hiểu là:

“chính sách bảo đảm tắt cả hoặc một phân tiền gửi cùng lãi nhập góc trên tài
khoản tiền gửi sẽ được thanh toán cho người gửi tiền khi ngân hàng nhận tiền
gửi bị phá sản hay mất khả năng thanh toán ”'
Như vậy, khi đề cập đến BHTG chúng ta thấy rằng nó bao hàm các yếu
t6 sau: (i) Sự bảo đảm về trách nhiệm của tổ chức BHTG đối với người gửi
tiền; (ii) Sự bảo đảm này dựa trên nền tảng nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm cho tổ


chức BHTG của các ngân hàng, TCTD phi ngân hàng thực hiện huy động tiền
gửi; (ii) Phát sinh trách nhiệm chỉ trả của tổ chức BHTG cho ngưởi gửi tiền
khi các ngân hàng, TCTD phi ngân hàng bị phá sản hoặc mất khả năng thanh
toán.

Từ nhận thức trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm bảo hiểm tiền gửi
như sau: “Bảo hiểm tiền gửi là hình thức bảo đảm tồn bộ hay một phần
lợi ích của người gửi tiền bởi tổ chức bảo hiểm tiền gửi khi ngân hàng
° Lê Thị Thu Thủy (2008), Tài liệu đã dẫn số 1, tr. 2.

'9 Lê Thị Thu Thủy (2008), Tài liệu đã dẫn số 1, tr. 2.


hoặc tổ chức tín dụng phi ngân hàng có huy động tiền gửi bị phá sản hoặc
mắt khả năng thanh toán”

Phần lớn các quốc gia đều quy định việc tham gia BHTG là bắt buộc

đối với các TCTD và các tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động
ngân hàng. Điều này được quy định cụ thể và rõ ràng trong các đạo luật về

BHTG tại nhiều quốc gia khác nhau như Anh, Mỹ, Nhật Bản, lãnh thé Dai
Loan ....'' Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, tham gia BHTG là bắt buộc
đối với các TCTD và tổ chức khơng phải là TCTD có nhận tiền gửi”. Điều
này là hồn tồn phù hợp với thơng lệ quốc tế về BHTG.

1.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm tiền gửi
Thứ nhất, BHTG

là loại hình dịch vụ thuộc loại hàng hóa cơng


khơng thuần táy'”. Theo đó, BHTG mang tính chất cơng cộng cao, vì lợi ích
cộng đồng. Tính chất cơng cộng của dịch vụ BHTG
BHTG

được thể hiện ở chỗ

đáp ứng được nhu cầu chung của xã hội, của toàn bộ nền kinh tế.

BHTG bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần
duy trì sự ổn định của các TCTD và bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh
của hoạt động ngân hàng. Đối tượng được hưởng lợi ích từ hoạt động BHTG

là rất lớn, từ người gửi tiền nhỏ lẻ, các tổ chức tham gia BHTG đến các chủ
thê khác trong nền kinh tế nói chung.

Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền bình đẳng khi tiếp cận dịch vụ
BHTG. Khi có một ngân hàng, tổ chức nhận tiền gửi bị mất khả năng thanh

toán, bị phá sản, người gửi tiền tại các tổ chức nhận tiền gửi lo lắng, do thiếu
thông tin nên dễ xảy ra hiện tượng rút tiền ồ ạt từ ngân hàng này sang ngân
hàng khác như một phản ứng dây chuyền. Để tránh tình trạng này, BHTG can

thiệp ngay từ khâu khắc phục tình trạng mat khả năng thanh tốn cho tổ chức

nhận tiền gửi, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng chấm dứt hoạt động của tổ

chức nhận tiền gửi. Tính chất cộng đồng của BHTG trong giai đoạn này được
z Lê Thị Thu Thủy (2008), Tài liệu đã dẫn số I, tr, 2.
Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi.

`? Nguyễn Thị Kim Oanh (2002), Các giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, Luận án
tiến sỹ kinh tế, Tr.9.


10

thé hiện rõ nhất. Trên nguyên tắc “số đông bù số ít", tổ chức BHTG cùng với
các ngân hàng khác trong tồn hệ thống tài chính quốc gia sẽ cùng nhau khắc

phục tình trạng tạm thời mắt khả năng chỉ trả của một tổ chức nhận tiền gửi
đang gặp khó khăn. Trong mọi trường hợp, kể cả trường hợp xấu nhất (tổ
chức nhận tiền gửi phải chấm dứt hoạt động), BHTG luôn luôn bảo đảm cho
những tổ chức, cá nhân gửi tiền tại tổ chức đó nhận được sự hỗ trợ thanh toán

tiền gửi một cách tối ưu nhất mà không dé ảnh hưởng đến những tổ chức, cá
nhân gửi tiền ở các TCTD khác. Đây chính là số tiền mà tổ chức BHTG cam
kết với tổ chức tham gia BHTG khi thực hiện bảo hiểm.
Tổ chức nhận tiền gửi cũng là một trong những đối tượng được hưởng
các lợi ích trực tiếp từ hoạt động BHTG.

Khi tổ chức tham gia BHTG: gặp khó

khăn, rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn, tổ chức BHTG

sẽ đứng ra

đóng vai trị trung gian nhằm giúp tổ chức tham gia BHTG thanh tốn tiền gửi
đến người gửi tiền một cách nhanh chóng và hiệu quả. Trong trường hợp tổ
chức tham gia BHTG vẫn có khả năng hồi phục hoạt động, tổ chức BHTG sẽ


cùng với các tổ chức khác trong cùng hệ thống tạo điều kiện thuận lợi để tổ
chức nhận tiền gửi đang gặp khó khăn trở lại hoạt động bình thường. Tham
gia BHTG

cịn giúp các TCTD

nhận được lợi ích khơng những trong giai

đoạn gặp khó khăn, mà cịn được hưởng lợi ngay trong quá trình hoạt động

bình thường. BHTG sẽ thực hiện việc kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa, xử
lý những vi phạm có thể dẫn đến tình trạng khó khăn, rủi ro trong tương lai.

Bên cạnh đó, đối với các TCTD, tổ chức có hoạt động nhận tiền gửi nhỏ mới
thành lập, BHTG còn tạo điều kiện để các tổ chức này có thể cạnh tranh được
với các TCTD lớn đã ra đời trước đó, tăng cường hơn uy tín và năng lực của

các ngân hàng. Nhờ vào sự bảo đảm của BHTG, người gửi tiền yên tâm hơn

khi quyết định gửi tiền vào một tổ chức tham gia BHTG nhất định, nhờ đó tổ
chức tham gia BHTG có nhiều cơ hội hơn trong việc thu hút khách hàng, khả
năng huy động vốn, nhờ đó, cũng tăng lên đáng kẻ.

Ngoài người gửi tiền và tổ chức tham gia BHTG, các ngành nghề kinh
doanh nói riêng và đời sống kinh tế - xã hội nói chung cũng được hưởng lợi

gián tiếp từ dịch vụ BHTG. Trên thực tế, nếu ngân hàng được BHTG thì nền


i


kinh tế sẽ ít biến động hơn, én định hơn và do đó các tổ chức kinh tế khác sẽ

bớt rủi ro hơn. Nhờ BHTG, người gửi tiền an tâm hơn khi chọn việc gửi tiền
vào các ngân hàng và tổ chức huy động tiền gửi khác là một kênh sinh lợi an
tồn cho nguồn tiền nhàn rỗi của mình. Từ đó, việc huy động vốn phục vụ cho

nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế được gia tăng, hội nhập quốc tế cũng dễ dàng
được thực hiện. Xã hội bình ổn, các ngành nghề kinh tế phát triển, giảm tình

trạng thất nghiệp dẫn đến đời sống nhân dân được bảo đảm và nâng cao,

Nhu vậy, dù trực tiếp hay gián tiếp, mọi đối tượng đều được hưởng lợi
từ BHTG. Sự hưởng lợi này đem lại tính cộng đồng cao, không loại trừ một
cá nhân hay tổ chức nào một cách tuyệt đối.

Thứ hai, chủ thể tham gia BHTG là những chủ thể đặc thù. Tính đặc
thù thể hiện ở chỗ chỉ các tổ chức tài chính có hoạt động nhận tiền gửi dưới

các hình thức nhát định mới có thể tham gia quan hệ BHTG.

Tại hầu hết các quốc gia có hoạt động BHTG trên thế giới, trong đó có

Việt Nam, đều quy định việc tham gia BHTG là bắt buộc đối với các tổ chức
nhận tiền gửi. Tính bắt buộc này góp phần tạo ra sự bình đẳng giữa các TCTD

có quy mơ hoạt động khác nhau trong hệ thống tài chính ngân hàng. Ngồi ra,

việc bắt buộc các tổ chức nhận tiền gửi tham gia BHTG cũng góp phần đảm


bảo thực hiện tốt bản chất lấy “số đơng bù số ít” của loại hình dịch vụ này.
Các TCTD và tổ chức phi tín dụng khi tham gia BHTG có trách nhiệm đóng

góp tài chính cho tổ chức BHTG; được quyền yêu cầu tổ chức BHTG chỉ trả
tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại tổ chức mình trong trường hợp tổ chức

nay mat khả năng thanh toán hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấm

dứt hoạt động. Trong khi đó, người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm là
những người đã gửi tiền tại tổ chức tham gia BHTG và khoản tiền đó thuộc
đối tượng được bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Những người gửi tiền
này khơng phải tham gia đóng góp cho tổ chức BHTG nhưng sẽ được tổ chức

BHTG thanh tốn tiền gửi kể cả tiền lãi tích lũy trên tiền gửi theo quy định
'* Châu Đình Phương (2006), “Quan niệm thế nào về chức năng, vai trò của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam”,

Tạp chí ngân hàng, Số 19 tháng 10/2006, Tr. 28-31.


của pháp luật khi có sự kiện chấm dứt hoạt động hoặc mất khả năng thanh
toán của tổ chức nhận tiền gửi xảy ra.

So với các loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm
tài sản ... (gọi chung là các loại hình bảo hiểm thương mại), thì chủ thể tham

gia BHTG có nhiều điểm đặc thù hơn.
Khi gửi tiền vào các tổ chức nhận tiền gửi, người gửi tiền không phải
làm các thủ tục để tham gia BHTG. Chỉ tổ chức nhận tiền gửi mới có trách
nhiệm tham gia BHTG. Người gửi tiền sẽ được tổ chức BHTG bảo vệ quyền


và lợi ích hợp pháp khi tổ chức nhận tiền gửi mat khả năng thanh toán hoặc
chấm dứt hoạt động. Tuy nhiên sẽ khơng có bat kì hợp đồng bảo hiểm nào

được hình thành giữa người gửi tiền và tổ chức BHTG. Mối quan hệ ba bên sẽ
xuất hiện khi người gửi tiền gửi tiền vào tổ chức tham gia BHTG:

- Mối quan hệ giữa người gửi tiền với tổ chức nhận tiền gửi hình thành
ngay khi cá nhân, tổ chức gửi tiền vào các tổ chức huy động tiền gửi”. Theo
đó, văn bản chứng nhận việc gửi tiền sẽ được hình thành giữa tổ chức huy
động tiền gửi và người gửi tiền. Trong văn bản này, phần lớn chỉ thể hiện các
quyền và nghĩa vụ giữa người gửi tiền và tổ chức nhận tiền gửi mà không đề

cập đến quyền và nghĩa vụ của tổ chức BHTG.
- Mối quan hệ giữa tỏ chức huy động tiền gửi với tổ chức BHTG'5. Mối
quan hệ này hình thành khi có hai điều kiện sau xảy ra:

Ngân hàng, TCTD

phi ngân hàng nhận tiền gửi của cá nhân, tổ

chức; và

Ngân hàng, TCTD phi ngân hàng tham gia tổ chức BHTG.
Văn bản chứng minh mối quan hệ này đã được hình thành trên thực tế

thường là văn bản được phát hành bởi tổ chức BHTG. Theo đó tổ chức BHTG

'® Hoài Phương (2009), “Bảo hiểm tiền gửi và các loại hình bảo hiểm thương mại thơng thường: Đâu là khác

biệt cơ bản”, xem tại 1


Hoài Phương (2009), Tài liệu đã dẫn số 15, tr. L2.

&id=881


13

thừa nhận việc tổ chức huy động tiền gửi đã tham gia BHTG. Tai Việt Nam,
văn bản này có tên gọi là “giáy chứng nhận bảo hiểm tiền gửi ""”.
- Mối quan hệ giữa tổ chức BHTG với người gửi tiền khi tổ chức huy
động tiền gửi bị phá sản hoặc bắt buộc giải thể theo yêu cầu của cơ quan nhà

nước có thẩm quyền'. Điều đặc biệt ở đây là khơng hề có bất kì hợp đồng

nào được kí kết trực tiếp giữa người gửi tiền với tổ chức BHTG. Khi tổ chức
huy động tiền gửi bị phá sản hoặc bắt buộc giải thể theo yêu cầu của cơ quan

nhà nước có thẩm quyền, tổ chức BHTG có trách nhiệm đứng ra thanh toán
tiền gửi (cả gốc và lãi) theo hạn mức phù hợp với quy định của pháp luật.

Một điểm khác cần lưu ý ở đây là người nộp phí BHTG trong mọi
trường hợp ln tách rời với người
BHTG

thụ hưởng bảo hiểm.

Người :nộp phí

ln ln là các ngân hàng, TCTD phi ngân hàng có hoạt động huy


động tiền gửi. Người gửi tiền, trong mọi trường hợp, luôn là người thụ hưởng

bảo hiểm.

Trong khi đó, người tham gia bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân
thọ ... là bất kì cá nhân, tổ chức nào có nhu cầu nhận dịch vụ bảo hiểm
thương mại. Nói cách khác, việc tham gia bảo hiểm thương mại phần lớn dựa
trên tỉnh thần tự nguyện của chủ thể tham gia. Để được bảo hiểm khi có sự

kiện được bảo hiểm xảy ra, bắt buộc cá nhân, tổ chức (trong một số trường
hợp) phải trực tiếp kí kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp, tổ chức cung

cấp dịch vụ bảo hiểm. Từ đó sẽ hình thành nên mối quan hệ bảo hiểm giữa hai
bên chủ thẻ, bao gồm người tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức thực
hiện dịch vụ bảo hiểm. Trong phần lớn các trường hợp, người nộp phí bảo
hiểm cũng chính là người thụ hưởng. Đây là một trong những điểm khác biệt
quan trọng nhất giữa BHTG với các loại hình bảo hiểm thương mại khác.

Thứ ba, đối tượng được bảo hiểm là nghĩa vụ thanh toán các khoản
tiền gửi tại các TCTD, tổ chức có hoạt động huy động tiền gửi. Có thể nói,
rủi ro tiền gửi có mối liên quan mật thiết với hoạt động của các tổ chức nhận

'? Đỗ Khắc Hải (2007), “Bao hiểm tiền gửi Việt Nam — 7 năm xây dựng và hội nhập”, Tạp chí ngân hàng, Số

3+4 tháng 2/2007, Tr. 51.
'8 Hoài Phương (2009), Tài liệu đã dẫn số 15, tr.12.




×