Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Quản lý nhà nước về trợ giúp và cứu trợ xã hội đối với đối tượng khó khăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ HƢƠNG LY

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRỢ GIÚP VÀ CỨU TRỢ XÃ HỘI
ĐỐI VỚI ĐỐI TƢỢNG KHĨ KHĂN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ HƢƠNG LY

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRỢ GIÚP VÀ CỨU TRỢ XÃ HỘI
ĐỐI VỚI ĐỐI TƢỢNG KHÓ KHĂN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Xuân Dũng

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012


LỜI CAM ĐOAN



Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hồ Xuân Dũng. Các số liệu
trong luận văn là chính xác, trung thực và chưa từng được cơng bố trong cơng
trình nghiên cứu nào khác.
Tơi cũng xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã
được chỉ rõ nguồn gốc./.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASXH

:

An sinh xã hội

BTXH

:

Bảo trợ xã hội

CTXH

:

Công tác xã hội

ĐT


:

Đối tượng

LĐ-TB&XH

:

Lao động - Thương binh và Xã hội

NXB

:

Nhà xuất bản

NGTTCĐ

:

Người già tàn tật - cô đơn

QLNN

:

Quản lý nhà nước

TG & CTXH


:

Trợ giúp và cứu trợ xã hội

TN & QLĐTXH :

Tiếp nhận và quản lý các đối tượng xã hội

UBMTTQ

:

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

UBND

:

Ủy ban nhân dân

XH

:

Xã hội


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỀU
Biểu 2.1: Thu nhập bình quân đầu người ở tỉnh Bình Dương và so sánh với cả nước
....................................................................................................................... Trang 31

Bảng 2.2: Thống kê tình hình đối tượng khó khăn của tỉnh qua các năm .... Trang 31
Bảng 2.3: So sánh mức chuẩn hệ số trợ cấp tại cộng đồng theo quy định của Trung
ương và tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 - 2011 ......................................... Trang 34
Biểu 2.4: Kết quả trợ giúp hàng tháng cho các đối tượng khó khăn ............ Trang 35
Bảng 2.5: Số đối tượng được nuôi dưỡng trong các Trung tâm Bảo trợ xã hội giai
đoạn 2006 - 2011 .......................................................................................... Trang 36
Bảng 2.6: Kết quả huy động sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân cho hoạt động chăm
sóc đối tượng tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội giai đoạn 2006-2011

... Trang 37

Biểu 2.7: Kết quả cứu trợ đột xuất giai đoạn 2006 - 2011 ........................... Trang 38
Biểu 2.8: Kết quả xây dựng và sửa chữa nhà ở cho đối tượng khó khăn giai đoạn
2006 - 2011 ................................................................................................... Trang 39
Biểu 2.9: Kết quả cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng khó khăn giai đoạn 2006 2011............................................................................................................... Trang 39
Biểu 2.10: Kết quả khám chữa bệnh cho đối tượng khó khăn giai đoạn 2006 -2011
....................................................................................................................... Trang 40
Biểu 2.11: Kết quả tặng quà cho đối tượng khó khăn giai đoạn 2006 -2011
....................................................................................................................... Trang 40


Bảng 2.12: Kết quả dạy nghề và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật giai đoạn
2006 - 2011 ................................................................................................... Trang 41
Biểu 2.13: Chi ngân sách cho hoạt động trợ giúp và cứu trợ xã hội giai đoạn 2006 2011 .............................................................................................................. Trang 42
Bảng 2.14: Kết quả kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội giai đoạn 2006
- 2011 ........................................................................................................... Trang 43
Bảng 2.15: So sánh mức trợ cấp thường xuyên và lương tối thiểu giai đoạn 2006 2011............................................................................................................... Trang 49
Bảng 2.16: Thống kê số lượng công chức cấp huyện và cấp xã học lớp cử nhân công
tác xã hội ...................................................................................................... Trang 53



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................... Trang 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ Trang 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................................... Trang 2
3. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu ............ Trang 3
4. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu .................................................. Trang 4
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài .................................... Trang 4
6. Bố cục của luận văn ................................................................................... Trang 5

CHƢƠNG 1. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRỢ GIÚP VÀ CỨU TRỢ XÃ
HỘI ĐỐI VỚI ĐỐI TƢỢNG KHÓ KHĂN ........................................... Trang 6
1.1. Khái niệm, nguyên tắc, đặc điểm quản lý nhà nƣớc về trợ giúp và cứu trợ
xã hội đối với đối tƣợng khó khăn ................................................................ Trang 6
1.1.1. Khái niệm về trợ giúp và cứu trợ xã hội đối với đối tượng khó khăn
Trang 6
1.1.2. Quản lý nhà nước về trợ giúp và cứu trợ xã hội đối với đối tượng khó khăn
.......................................................................................................................... Trang 9
1.1.3. Nguyên tắc cơ bản quản lý nhà nước về trợ giúp và cứu trợ xã hội đối với đối
tượng khó khăn................................................................................................. Trang 15
1.2. Cơ quan quản lý nhà nƣớc về trợ giúp và cứu trợ xã hội ................... Trang 19
1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về trợ giúp và cứu trợ xã hội .................. Trang 21
1.3.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển, hệ thống các chính sách, văn bản
quy phạm pháp luật về trợ giúp và cứu trợ xã hội........................................... Trang 21
1.3.2. Quản lý, phân bổ và huy động nguồn tài chính để thực hiện chính sách
.......................................................................................................................... Trang 25


1.3.3. Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo về trợ giúp, cứu trợ xã hội
.......................................................................................................................... Trang 26

1.3.4. Đào tạo đội ngũ cơng chức có trình độ chun môn công tác xã hội ... Trang 27
1.3.5. Thống kê, tổng hợp, báo cáo về trợ giúp và cứu trợ xã hội ................... Trang 28
1.3.6. Hợp tác quốc tế ...................................................................................... Trang 29

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRỢ GIÚP VÀ
CỨU TRỢ XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỐI TƢỢNG KHĨ KHĂN Ở TỈNH BÌNH
DƢƠNG ........................................................................................................ Trang 30
2.1. Tổng quan về tỉnh Bình Dƣơng ............................................................. Trang 30
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh ......................................................... Trang 30
2.1.2. Tình hình các đối tượng khó khăn ở tỉnh ............................................... Trang 31
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về trợ giúp và cứu trợ xã hội đối với đối
tƣợng khó khăn ở tỉnh Bình Dƣơng ............................................................. Trang 32
2.2.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ Trang 32
2.2.2. Đánh giá kết quả quản lý nhà nước về trợ giúp và cứu trợ xã hội ở tỉnh Bình
Dương ............................................................................................................. Trang 47
2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế .............................................. Trang 56

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ TRỢ GIÚP VÀ CỨU TRỢ XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỐI TƢỢNG
KHÓ KHĂN ................................................................................................ Trang 60
3.1. Sự cần thiết phải đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về trợ giúp
và cứu trợ xã hội đối với đối tƣợng khó khăn ............................................ Trang 60
3.1.1. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân
.......................................................................................................................... Trang 60


3.1.2. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giảm khoảng cách
phân hóa giàu nghèo, giảm nghèo, ổn định tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh
.......................................................................................................................... Trang 60
3.1.3. Khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong quản lý nhà nước về trợ giúp và

cứu trợ xã hội đối với đối tượng khó khăn....................................................... Trang 61
3.1.4. Xu hướng đẩy mạnh hợp tác quốc tế và xã hội hóa để tăng cường nguồn lực
cho hoạt động trợ giúp và cứu trợ xã hội ....................................................... Trang 61
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về trợ giúp và cứu trợ xã hội
đối với đối tƣợng khó khăn .......................................................................... Trang 62
3.2.1. Quan điểm và định hướng ..................................................................... Trang 62
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và đổi mới triển khai thực hiện
.......................................................................................................................... Trang 63
3.2.3. Thành lập Quỹ trợ giúp và cứu trợ xã hội theo vùng, lãnh thổ ............. Trang 72
3.2.4. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo
.......................................................................................................................... Trang 73
3.2.5. Đào tạo đội ngũ cơng chức có trình độ nghề cơng tác xã hội ............... Trang 73
3.2.6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và xã hội hóa để tăng cường nguồn lực cho hoạt
động trợ giúp và cứu trợ xã hội ...................................................................... Trang 75
3.2.7. Giáo dục nghề, đẩy mạnh hỗ trợ, cung cấp dịch vụ cơng cho nhóm đối tượng
khó khăn .......................................................................................................... Trang 76

KẾT LUẬN ................................................................................................... Trang 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài:
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã nhấn mạnh: Phát triển hệ
thống an sinh xã hội ngày càng mở rộng, đa dạng và hiệu quả; phát triển mạnh hệ
thống bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp...và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận và
tham gia các loại hình bảo hiểm. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi và khơng
ngừng nâng cao mức sống người có cơng. Mở rộng hình thức trợ giúp và cứu trợ xã

hội, nhất là các đối tượng khó khăn 1.
Cùng với bảo hiểm xã hội và ưu đãi xã hội, trợ giúp và cứu trợ xã hội là một
trong những bộ phận cấu thành của hệ thống chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc
gia. Pháp luật về trợ giúp, cứu trợ xã hội có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm
quyền con người, ổn định đời sống tối thiểu cho một bộ phận những thành viên trong
xã hội gặp khó khăn như: người nghèo, trẻ em có hồn cảnh khó khăn, người cao
tuổi, người khuyết tật, người già tàn tật - cô đơn, người bị nhiễm HIV/AIDS…để hỗ
trợ, giúp đỡ họ vượt qua khó khăn, từng bước hịa nhập cộng đồng.
Nhận thức về vai trò quan trọng của trợ giúp và cứu trợ xã hội, Nhà nước ta đã
ban hành các quy định pháp luật liên quan đến thực hiện chính sách này, pháp luật về
trợ giúp và cứu trợ xã hội là trụ cột, cùng với các chính sách, pháp luật về bảo hiểm
xã hội, ưu đãi xã hội... góp phần giảm khoảng cách giàu nghèo, thúc đẩy công bằng
và tiến bộ xã hội trong quá trình phát triển.
Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật về cứu trợ và trợ giúp xã hội cho
đối tượng gặp khó khăn hiện nay vẫn chưa đầy đủ. Một số quy định chỉ mang tính
hình thức, không thể thực hiện được trên thực tế, chưa đảm bảo mức sống tối thiểu
cho đối tượng gặp khó khăn.
Với những lý do đó, xuất phát từ những bất cập trong công tác quản lý nhà
nước trong lĩnh vực này và từ yêu cầu thực tiễn của quản lý nhà nước, đề tài: Quản

1

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia - Sự thật, Hà Nội, Tr. 126.


2
lý nhà nước về trợ giúp và cứu trợ xã hội đối với đối tượng khó khăn, nhằm đề
xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của công tác quản lý nhà
nước về trợ giúp và cứu trợ xã hội.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Cho đến nay, liên quan đến pháp luật về an sinh xã hội nói chung (trong đó
lồng ghép nghiên cứu về chính sách trợ giúp, cứu trợ xã hội) cũng đã có những đề tài
nghiên cứu được cơng bố của các tác giả:
- Luận án tiến sĩ Luật học: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và
hoàn thiện pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam năm 2008 của Nguyễn Hiền
Phương, nghiên cứu chính sách, pháp luật về an sinh xã hội (gồm: bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội ở Việt Nam) và kiến nghị định hướng
hoàn thiện.
- Sách “Pháp luật an sinh xã hội, kinh nghiệm của một số nước đối với Việt
Nam” của TS. Trần Hoàng Hải - TS. Lê Thị Thúy Hương, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia - Sự thật năm 2011 đã khái quát một số nét cơ bản về hệ thống pháp luật an
sinh xã hội ở một số nước như: Hoa Kỳ, Cộng hòa Liên bang Đức, Liên bang Nga và
liên hệ hoàn thiện pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam (trong đó có pháp luật về
trợ giúp và cứu trợ xã hội).
- Sách “Xây dựng và hồn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt
Nam” của GS.TS. Mai Ngọc Cường, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2009; tác
giả đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của an sinh xã hội trong nền kinh tế thị
trường, thực trạng và phương hướng hồn thiện hệ thống chính sách ở Việt Nam hiện
nay.
- Ngồi ra, cịn nhiều bài báo, bài viết chuyên đề về chính sách trợ giúp xã hội
hoặc lồng ghép nghiên cứu chung vào chính sách an sinh xã hội như: Pháp luật về
cứu trợ xã hội ở Việt Nam qua các thời kỳ của tác giả Vũ Thành Nam, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật tháng 10/2002, số 174 (trang 36 - 45); bài viết: Một số vấn đề về
xây dựng khung pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Hiền
Phương, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật tháng 4/2008 (trang 61 - 66); bài viết: Quan


3
niệm về an sinh xã hội trên thế giới và ở Việt Nam cũng của tác giả Nguyễn Hiền

Phương, Tạp chí Luật học số 01/2008 (trang 45 - 53); Tìm hiểu Luật an sinh xã hội
của Hoa Kỳ, bài viết trên Tạp chí Luật học số 5/2005 cũng của tác giả Nguyễn Hiền
Phương; Hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam: thực trạng và định hướng
phát triển của tác giả Nguyễn Hữu Dũng, Tạp chí Khoa học - Đại học Quốc gia Hà
Nội, kinh tế và kinh doanh 26 (2010);…
Phần lớn các đề tài nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào phân tích quy định
về chính sách an sinh xã hội ở một số nước trên thế giới và kinh nghiệm tham khảo
chung cho Việt Nam, các tác giả chưa có điều kiện phân tích sâu và cụ thể việc thực
hiện công tác trợ giúp và cứu trợ xã hội trong thực tiễn hiện nay tại các địa bàn, vùng
miền, các tỉnh, thành phố có nền kinh tế đang phát triển sơi động. Do đó, việc tác giả
lựa chọn thực hiện nghiên cứu đề tài Quản lý nhà nước về trợ giúp và cứu trợ xã
hội đối với đối tượng khó khăn từ thực tiễn tỉnh Bình Dương, một trong những tỉnh
phát triển kinh tế sơi động trong các năm qua là chưa trùng lắp với các cơng trình
nghiên cứu đã cơng bố.
3. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp và cứu trợ xã
hội, luận văn làm sáng tỏ một số vấn đề cấp bách đang đặt ra trong quản lý nhà nước
đối với hoạt động trợ giúp và cứu trợ xã hội ở tỉnh Bình Dương. Từ đó đề xuất một
số giải pháp và kiến nghị cơ bản có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp và cứu trợ xã hội.
- Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý nhà nước về trợ giúp và cứu trợ xã
hội trên các góc nhìn lý luận, quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng ở tỉnh Bình
Dương và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực
này
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng khó khăn đề cập trong nghiên cứu này gồm: người khuyết tật,
người cao tuổi, người tâm thần, người lang thang không nơi nương tựa, người
thường xuyên đau ốm, bệnh tật, người nhiễm HIV/AIDS và trẻ em có hồn cảnh đặc



4
biệt (không bao gồm hoạt động trợ giúp đối với người nghèo, do các đối tượng này
được hưởng chính sách đặc biệt khác).
+ Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi công tác quản lý nhà nước về trợ giúp
và cứu trợ xã hội đối với đối tượng khó khăn ở tỉnh Bình Dương trong giai đoạn từ
năm 2006 đến năm 2011. Việc giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài xuất phát từ
nguyên nhân: trong các năm qua, Bình Dương là tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam được đánh giá là khá thành công trong thu hút vốn đầu tư nước ngồi.
Bình Dương ln đứng đầu các tỉnh, thành phố về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh nhiều năm liền (chỉ số CPI) và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội nói
chung và trợ giúp, cứu trợ xã hội nói riêng. Hàng năm, tỉnh Bình Dương dành ngân
sách hàng trăm tỷ đồng, cùng với nguồn xã hội hóa của các cá nhân, doanh nghiệp
trong và ngoài tỉnh, sự ủng hộ của tổ chức trong nước, cũng như các tổ chức quốc tế
khác để thực hiện các hoạt động chăm lo cho người nghèo, người tàn tật, trẻ em mồ
côi, người già cô đơn khơng nơi nương tựa, cơng nhân lao động ngồi tỉnh đến làm
việc tại Bình Dương và các đối tượng khác. Tuy nhiên, khoảng cách phân hóa giàu
nghèo ở tỉnh vẫn còn gia tăng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được
nâng cao nhưng đại bộ phận các đối tượng yếu thế đời sống vẫn còn hết sức khó
khăn. Do đó, kết quả nghiên cứu sẽ là tư liệu để giúp tỉnh nhìn nhận lại và đánh giá
đúng mức về hiện trạng, đồng thời có các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
4. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác giả cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu
như: phương pháp phân tích, phương pháp khảo sát thực tiễn, đặc biệt chú trọng đến
các phương pháp thống kê, tổng hợp.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài:
Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để xây dựng chủ trương,
biện pháp trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp
và cứu trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương hoặc tham khảo để phục vụ trong



5
nghiên cứu, giảng dạy về chính sách trợ giúp và cứu trợ xã hội nói riêng hoặc chính
sách an sinh xã hội nói chung. Đồng thời, đề tài cũng có thể là căn cứ giúp cho cơ
quan quản lý nhà nước về trợ giúp và cứu trợ xã hội nói chung và ở tỉnh Bình Dương
nói riêng (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) hoàn chỉnh về lý luận cũng như
thực tiễn để quản lý nhà nước, thực hiện tốt chính sách trợ giúp, cứu trợ đối tượng xã
hội ở địa phương, bằng những giải pháp mang tính chiến lược, có sự quan tâm đúng
mức, đồng bộ, hài hịa và thoả đáng đến tất cả các nhóm dân cư trong xã hội để duy
trì ổn định về chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và tỉnh
Bình Dương nói riêng.
6. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
- Chương 1: Quản lý Nhà nước về trợ giúp và cứu trợ xã hội.
- Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về trợ giúp và cứu trợ xã hội đối với
đối tượng khó khăn trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về trợ giúp và cứu
trợ xã hội đối với đối tượng khó khăn.


6
CHƢƠNG 1.
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRỢ GIÚP VÀ CỨU TRỢ XÃ HỘI
ĐỐI VỚI ĐỐI TƢỢNG KHÓ KHĂN
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về trợ giúp và
cứu trợ xã hội đối với đối tƣợng khó khăn:
1.1.1. Khái niệm về trợ giúp và cứu trợ xã hội đối với đối tượng khó khăn:
1.1.1.1. Khái niệm về trợ giúp và cứu trợ xã hội:
Khái niệm về trợ giúp và cứu trợ xã hội (TG & CTXH) được tiếp cận theo

nhiều phương diện khác nhau. Đa phần các tài liệu nghiên cứu đã công bố thường
tiếp cận khái niệm TG & CTXH tương đồng với khái niệm về bảo trợ xã hội, phúc
lợi xã hội, trợ cấp xã hội, đảm bảo xã hội, an toàn xã hội, lưới an sinh xã hội và đôi
khi lại trùng với khái niệm an sinh xã hội…
* Theo quyển “Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam” do Viện Khoa học Lao
động và Xã hội phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Đức thông qua Dự án hỗ trợ
giảm nghèo tại Việt Nam xây dựng, khái niệm về trợ giúp xã hội (TGXH): là sự trợ
giúp bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật của Nhà nước (lấy từ nguồn thuế, khơng phải
đóng góp của người nhận) nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của đối tượng được
nhận. Hầu hết các khoản trợ giúp dựa trên cơ sở đánh giá gia cảnh hoặc mức thu
nhập nhất định. Theo quan điểm này, TGXH bao gồm 3 (ba) hình thức: hỗ trợ thu
nhập, trợ cấp gia đình và dịch vụ xã hội 2. Các chương trình TGXH bao gồm hỗ trợ
tiền mặt có điều kiện hoặc khơng có điều kiện.
Có thể nhận thấy, khái niệm này chưa hồn chỉnh, chỉ bó hẹp trong hình
thức là sự hỗ trợ bằng tiền mặt cho những đối tượng rơi vào hồn cảnh khó khăn, cần
sự giúp đỡ của cộng đồng để duy trì mức sống tối thiểu trong thời gian ngắn.
Còn khái niệm cứu trợ xã hội, các tác giả đề cập đến những hỗ trợ khẩn cấp
của Nhà nước và cộng đồng (có thể bằng tiền hoặc hiện vật) để đáp ứng nhu cầu vật

2

Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) thông qua
Dự án Hỗ trợ Giảm nghèo tại Việt Nam (2011), Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam, Hà Nội, tr. 72.


7
chất tối thiểu cho cuộc sống của cá nhân hoặc hộ gia đình rơi vào hồn cảnh đặc biệt
khó khăn 3.
Theo các tác giả trên, sự khác nhau giữa TG & CTXH được phân biệt ở hai
điểm sau:

Một là, mức độ cần phải hỗ trợ: cứu trợ xã hội thường ở mức độ khẩn cấp,
nếu khơng có sự hỗ trợ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và đời sống của
người dân; thường sử dụng từ “cứu trợ” để diễn tả hoàn cảnh người dân đang gặp
thiên tai, hỏa hoạn, mang tính khẩn cấp; cịn TGXH được sử dụng ở mức độ sau khi
đã qua khỏi tình trạng “khẩn cấp” nhưng vẫn cịn khó khăn.
Hai là, hình thức hỗ trợ: cứu trợ xã hội thường hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện
vật hoặc bất cứ hình thức khác (giúp cơng dựng nhà…) để người dân vượt qua cơn
khủng hoảng do thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn gây ra, còn TGXH thì chỉ hỗ trợ bằng
tiền để người dân nhanh chóng hòa nhập cộng đồng và cuộc sống trước kia.
* Khác với quan điểm trên, theo PGS.TS Nguyễn Văn Định - Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, TGXH là sự giúp đỡ thêm của cộng đồng xã hội bằng tiền
hoặc bằng các phương tiện thích hợp để người được trợ giúp có thể phát huy được
khả năng tự lo liệu cho cuộc sống của bản thân và cho gia đình, sớm hòa nhập trở lại
với cộng đồng. Còn cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của xã hội bằng nguồn tài chính của
Nhà nước và của cộng đồng với các thành viên gặp khó khăn, bất hạnh và rủi ro
trong cuộc sống như thiên tai, hoả hoạn, bị tàn tật, già yếu… dẫn đến mức sống quá
thấp, phải lâm vào cảnh túng quẫn, giúp họ đảm bảo được điều kiện sống tối thiểu,
vượt qua nghèo đói và vươn lên cuộc sống bình thường 4.
* Ngồi ra, theo Giáo trình TGXH của Trường Đại học Lao động - Xã hội,
khái niệm TGXH là sự đảm bảo của nhà nước và sự hỗ trợ của cộng đồng thơng qua
các hình thức và biện pháp khác nhau; đối tượng (ĐT) của trợ giúp là những người
rơi vào hoàn cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, yếu thế hoặc hẫng hụt, khơng tự lo

3

Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) thông qua
Dự án Hỗ trợ Giảm nghèo tại Việt Nam (2011), Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam, Hà Nội, Tr. 25.
4

Nguyễn Văn Định (2008), Giáo trình An sinh xã hội, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr. 120.



8
được cuộc sống cho bản thân và gia đình; họ cần trợ giúp về thu nhập và các điều
kiện sinh sống thiết yếu khác. Còn cứu trợ xã hội chỉ phản ảnh hoạt động hẹp của
TGXH - đó là sự trợ giúp mang tính khẩn cấp mà thường được gọi là cứu trợ đột
xuất.
* TG & CTXH trong một số tài liệu còn được hiểu tương đồng với khái
niệm bảo trợ xã hội (BTXH). Theo Ngân hàng Thế giới thì BTXH là những biện
pháp công cộng nhằm giúp cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng đương đầu và kiềm
chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những
bấp bênh trong thu nhập. BTXH đề cập đến một hệ thống các chính sách công nhằm
giảm nhẹ tác động bất lợi đối với các hộ gia đình và cá nhân 5, các chính sách này
không chỉ là sự đảm bảo sinh kế cơ bản (hay tấm lưới an tồn) cho đối tượng khó
khăn mà còn tạo ra “điều kiện hay bàn đạp” 6 để họ tham gia vào các hoạt động phát
triển nhằm thốt khỏi nghèo nàn, lạc hậu, khó khăn. Quan điếm tiếp cận của Ngân
hàng thế giới và Ngân hàng Châu Á nhấn mạnh về tính dễ bị tổn thương của con
người nếu khơng có sự BTXH.
* Theo tác giả luận văn, về bản chất thì trong TGXH đã bao gồm cả khái
niệm về cứu trợ xã hội, tuy nhiên, cứu trợ xã hội được sử dụng trong ngữ cảnh dành
cho những tình huống thiên tai, hỏa hoạn khẩn cấp, nếu không hỗ trợ kịp thời của
Nhà nước và sự chia sẻ từ cộng đồng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và cuộc
sống của người bị rủi ro, cịn TGXH mang tính lâu dài, ln là cơng cụ của Nhà
nước và cộng đồng để hỗ trợ, giúp đỡ và đồng hành cùng những người “yếu thế”, thể
hiện vai trò trung tâm, điều hành hệ thống chính trị của Nhà nước; điểm duy nhất để
phân biệt được TG & CTXH là dựa vào mức độ khẩn cấp của ĐT cần hỗ trợ.
Tóm lại, dù cịn nhiều khác nhau về quan điểm nhưng điểm chung nhất của
các khái niệm trên đều tập trung nhìn nhận TG & CTXH là sự hỗ trợ về vật chất và
tinh thần của Nhà nước, cộng đồng và xã hội (XH) giúp các ĐT vượt qua khó khăn,
nhanh chóng hịa nhập cộng đồng. Cùng với các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chính sách về ưu đãi xã hội, TG & CTXH không
5

Lê Bạch Dương - Đặng Nguyên Anh và cộng sự (2005), Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thịi ở Việt
Nam, NXB. Thế giới, Hà Nội, tr.20.
6
Lê Bạch Dương - Đặng Nguyên Anh và cộng sự (2005), Tlđd, tr. 28 (quan điểm của Ngân hàng Châu Á).


9
phải là giải pháp toàn diện về an sinh xã hội (ASXH) mà chỉ là một trong những bộ
phận cấu thành trong chính sách ASXH của mỗi quốc gia.
1.1.1.2. Khái niệm về đối tượng khó khăn:
Đối tượng khó khăn là những người không may mắn bị tác động của điều
kiện tự nhiên (do thiên tai: lũ lụt, bão, hạn hán, sạt lở đất, tác động của các yếu tố
môi trường) hoặc bị tác động của điều kiện kinh tế (tình trạng bần cùng hóa, phá sản,
khơng có thu nhập)... dẫn đến gặp rủi ro, bất hạnh hay khó khăn trong cuộc sống. Họ
cần sự trợ giúp của XH cả về tinh thần, vật chất để duy trì và đảm bảo cuộc sống.
Ngồi ra, đối tượng khó khăn cũng được các nhà nghiên cứu đồng nhất với
nhóm “dễ bị tổn thương”, để chỉ các cộng đồng, nhóm người có vị thế về chính trị,
kinh tế hoặc xã hội thấp hơn đa số, khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ quên hay bị vi
phạm quyền. Bởi vậy, họ cần được chú ý bảo vệ đặc biệt so với những nhóm, cộng
đồng người khác.
Đối tượng khó khăn đề cập trong nghiên cứu này gồm: người khuyết tật,
người cao tuổi, người tâm thần, người lang thang không nơi nương tựa, người
thường xuyên đau ốm, bệnh tật, người nhiễm HIV/AIDS và trẻ em có hồn cảnh đặc
biệt (khơng bao gồm hệ thống chính sách và hoạt động trợ giúp đối với người nghèo).
1.1.2. Quản lý nhà nước về trợ giúp và cứu trợ xã hội đối với đối tượng khó
khăn:
Việt Nam là một nước nông nghiệp với truyền thống trồng lúa nước, thường

xuyên phải gánh chịu thiên tai, địch họa, mất mùa, bão lũ. Do đó, sự tương thân
tương ái cùng với đóng góp của cộng đồng và hỗ trợ của các nhà hảo tâm hỗ trợ,
giúp đỡ rất nhiều người yếu thế vượt qua hồn cảnh khó khăn, truyền thống này đã
ăn sâu vào truyền thống văn hoá của người Việt Nam. Ngày nay, xã hội hiện đại và
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì vai trị của Nhà nước trong việc tạo ra “cơ
chế an tồn hơn, đó là sự chia sẻ rủi ro có đảm bảo chắc chắn từ phía Nhà nước,
mang tính XH và thực hiện trong cả cộng đồng” 7 càng không thể thiếu. Nhà nước
ban hành các chính sách thơng qua hệ thống pháp luật và phân bổ kinh phí, quy định
7

Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật An sinh xã hội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà
Nội, tr. 61.


10
chế tài để thực thi, bảo đảm quyền con người, ổn định đời sống tối thiểu cho một bộ
phận những thành viên trong XH gặp khó khăn vì quyền lực tối thượng của XH là
thuộc về nhân dân 8 và Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân 9.
Quản lý nhà nước (QLNN) về TG & CTXH đối với đối tượng khó khăn là
cơng tác QLNN, nhưng nó được xác định gói gọn trong phạm vi TG & CTXH đối
với đối tượng khó khăn. Do đó, về cơ bản, nó mang đặc điểm của QLNN nhưng lại
mang một số đặc điểm riêng biệt gắn liền với công tác TG & CTXH đối với đối
tượng khó khăn.
1.1.2.1. Quản lý nhà nước về trợ giúp và cứu trợ xã hội đối với đối tượng
khó khăn mang đặc điểm chung của hoạt động quản lý nhà nước:
- Khái niệm chung: Hoạt động quản lý xuất hiện từ rất lâu đời, trong đó
QLNN là một dạng quản lý XH đặc biệt, nó xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà
nước. QLNN theo nghĩa rộng là toàn bộ mọi hoạt động QLNN nói chung, mọi hoạt
động mang tính chất Nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà

nước 10, chủ thể của QLNN theo nghĩa rộng là tất cả các cơ quan nhà nước của bộ
máy nhà nước, tức là cả ba cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp. QLNN theo
nghĩa hẹp là hoạt động chấp hành Hiến pháp, luật và điều hành trên cơ sở Hiến pháp
và luật đó. QLNN theo nghĩa hẹp chính là nghĩa vốn có của từ “quản lý nhà nước”
trong khoa học Luật Hành chính xã hội chủ nghĩa, cũng như ở Việt Nam từ trước đến
nay 11, chủ thể QLNN theo nghĩa hẹp là toàn bộ hệ thống các cơ quan hành chính nhà
nước.
Bản chất của hoạt động QLNN được thể hiện ở hai khía cạnh chính là chấp
hành và điều hành. Chấp hành là sự thực hiện trên thực tế các luật, các văn bản mang

8

Nguyễn Duy Quý và Nguyễn Tất Viễn (2008), Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân - Lý
luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 19.
9

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia –
Sự thật, Hà Nội, tr. 85.
10

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Đại học
Quốc gia Tp.HCM, Tp.HCM, tr. 51.
11

Nguyễn Cửu Việt (2008), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 19.


11
tính chất luật của Nhà nước, các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên,
hoạt động này mang tính thụ động vì chỉ là chấp hành văn bản của cấp trên. Điều

hành là hoạt động dựa trên cơ sở luật để chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng
quản lý. Đặc trưng của hoạt động điều hành là các cơ quan hành chính (chủ thể quản
lý) ra văn bản dưới luật mang tính chủ đạo, quy phạm hoặc cá biệt, được bảo đảm
thực hiện bằng sự thuyết phục và khả năng áp dụng cưỡng chế của Nhà nước. Hoạt
động điều hành ln mang tính chủ động và sáng tạo cao vì phải giải quyết những
tình huống thay đổi, phát sinh trong đời sống xã hội mà văn bản của các cơ quan nhà
nước thường chưa dự liệu hết. Mặt khác, việc giải quyết các tình huống phát sinh này
phải phù hợp, không trái với các quy định của Hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên,
hoạt động chấp hành thường bao hàm hoạt động điều hành, vì điều hành là để chấp
hành pháp luật tốt hơn.
- Đặc điểm của quản lý Nhà nước: QLNN là hoạt động đặc biệt vì có những
đặc điểm chính chủ yếu sau:
+ Quản lý nhà nước là hoạt động chủ yếu mang tính tổ chức và điều chỉnh
Đó chính là hoạt động tổ chức trực tiếp của Nhà nước trên mọi ngành, mọi phạm vi
của tất cả các lĩnh vực thuộc đời sống xã hội nhằm điều chỉnh mối quan hệ phát sinh
giữa người với người, vì theo Lênin “để quản lý tốt, cần phải biết tổ chức về mặt
thực tiễn” 12.
+ Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chính trị vì Nhà nước là tổ chức
chính trị thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và ý chí đó được các cơ quan nhà nước
đưa vào cuộc sống. Hoạt động QLNN là một trong những kênh thực hiện quyền lực
nhà nước. Khi giải quyết những vấn đề nào đó của hoạt động hành chính cũng phải
ln tính đến phục vụ mục tiêu chính trị.
+ Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính khoa học, kế hoạch, có tính chủ
động, sáng tạo cao vì ln sáng tạo ra pháp luật để điều chỉnh những quan hệ XH
mới phát sinh, chưa có trong quy định và chưa có tiền lệ. Xuất phát từ thực tiễn đời

12

V.I.LêNin (1997), Lênin toàn tập - tập 36, NXB Tiến bộ, Hà Nội, tr. 171.



12
sống xã hội luôn biến động và không ngừng phát triển, Nhà nước phải chủ động dự
tính, thích nghi với những tình huống phát sinh trong thực tế để điều chỉnh kịp thời.
+ Quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, được ghi nhận trong
Hiến pháp, luật và đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế. Vì vậy, dù là công
chức nhà nước hay cơ quan nhà nước nhưng khi nhân danh Nhà nước đều dựa trên
quyền lực nhà nước.
+ Quản lý nhà nước mang tính dưới luật, đây là đặc trưng vô cùng quan
trọng của hoạt động hành chính và liên quan chặt chẽ với tính chủ động, sáng tạo;
đặc trưng này thể hiện ở: hoạt động hành chính là hoạt động chấp hành pháp luật và
điều hành xã hội trên cơ sở luật; các quyết định được ban hành phải phù hợp với luật
và quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, nếu các văn bản của cơ quan hành chính
cấp dưới mâu thuẫn hoặc chồng chéo với văn bản của cấp trên sẽ bị đình chỉ, bãi bỏ
hoặc hủy bỏ.
+ Hoạt động QLNN mang tính liên tục, đây là đặc trưng mà các loại hoạt
động nhà nước khác khơng có; thể hiện ở: hoạt động hành chính phải được tiến hành
thường xuyên, liên tục, khơng bị gián đoạn vì các khách thể quản lý luôn biến động
không ngừng trong thế giới khách quan.
1.1.2.2. Quản lý nhà nước về trợ giúp và cứu trợ xã hội đối với đối tượng
khó khăn là hoạt động quản lý nhà nước mang tính chuyên biệt:
- Dựa vào những đặc điểm trên của QLNN nói chung, QLNN về TG &
CTXH đối với đối tượng khó khăn là tồn bộ những hoạt động của Nhà nước, mang
tính chất Nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ TG & CTXH cho các đối
tượng khó khăn trong XH, giúp các ĐT này vượt qua khó khăn, hịa nhập cộng đồng.
Đó là việc xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực
TG & CTXH nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực vào việc phát triển đời sống vật
chất và tinh thần của con người và phát triển XH bền vững 13.
Nhà nước quản lý về TG & CTXH để góp phần xã hội phát triển ổn định,
thúc đẩy sự công bằng và tiến bộ xã hội, XH bền vững là XH dung hoà được các lợi

13

Đinh Xuân Lý - chủ biên (2010), Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta thời kỳ đổi mới Mơ hình, thực tiễn và kinh nghiệm, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 14.


13
ích, hợp lịng dân, ln biết “lấy dân làm gốc”. Nhà nước ln gắn kết XH, tạo một
cách nhìn mới về phát triển bền vững, sự chia sẻ giữa các thành viên trong XH, tạo
nền tảng cho bình đẳng và phát triển toàn diện của các thành viên trong xã hội 14, thể
hiện tính nhân văn sâu sắc là một trong những bản chất đặc trưng của Nhà nước xã
hội chủ nghĩa.
- Đặc điểm của quản lý nhà nước về trợ giúp và cứu trợ xã hội đối với đối
tượng khó khăn:
Ngồi những đặc điểm chung của QLNN nói trên, QLNN về TG & CTXH
cịn có những đặc điểm riêng sau đây để phân biệt với QLNN trong các lĩnh vực
khác:
+ Thứ nhất: đối tượng QLNN trong lĩnh vực này gồm: (i) đối tượng khó
khăn, cần sự trợ giúp của cộng đồng 15, (ii) các đơn vị thực hiện trợ giúp và cứu trợ
xã hội, gồm có: các cơ sở BTXH nuôi dưỡng người cao tuổi, người khuyết tật cô
đơn, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa 16 hoặc các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã
hội17, tổ chức quốc tế

18

và những đơn vị, cá nhân trực tiếp thực hiện TG & CTXH

cho người có hồn cảnh khó khăn.

14


Trích trong Bài phát biểu khai mạc Hội thảo: Chính sách xã hội bền vững ở Việt Nam của Thứ trưởng Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm trình bày, Hội thảo được tổ chức vào sáng ngày
30/5/2012 tại Hà Nội; xem ở cổng thông tin điện tử Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
/>15

10 nhóm đối tượng rơi vào hồn cảnh khó khăn theo quy định của pháp luật hiện hành được trợ giúp hàng
tháng, gồm có: trẻ em mồ cơi, người cao tuổi cơ đơn, người từ 85 tuổi trở lên khơng có lương hưu hoặc trợ cấp
bảo hiểm xã hội, người tàn tật nặng, người mắc bệnh tâm thần sống độc thân khơng nơi nương tựa; gia đình
có: người chết, mất tích; có người bị thương nặng; có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng; bị mất phương tiện
sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói; phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét; người bị đói do thiếu
lương thực; người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình khơng biết để chăm sóc;
người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú được hưởng chế độ cứu trợ đột xuất
theo quy định.
16

Cơ sở bảo trợ xã hội là tổ chức do Nhà nước hoặc do cá nhân đầu tư để chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã
hội trên lãnh thổ Việt Nam (người già cô đơn không nơi nương tựa, người lang thang, ăn xin; trẻ em mồ
côi…), các cơ sở này hiện nay được xây dựng, tổ chức và hoạt động theo quy định tại Nghị định 68/2008/NĐCP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở
bảo trợ xã hội.
17

Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đồn thể có vai trị quan trọng trong trợ giúp xã hội như Mặt trận tổ quốc
Việt Nam (là tổ chức chính trị - xã hội ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp nhằm tập hợp, đoàn kết
các tầng lớp nhân dân), hiện nay, Mặt trận lãnh đạo các tổ chức thành viên như: Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ,
Hội Nông dân, Hội Phật giáo, Hội Thiên chúa giáo… tham gia tích cực vào hoạt động từ thiện. Ngồi ra, còn


14
Thứ hai, chủ thể QLNN trong lĩnh vực TG & CTXH là các cơ quan nhà
nước được giao thẩm quyền thực hiện chức năng QLNN thuộc lĩnh vực này, ở Trung

ương có Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Bộ Ngoại
giao, ở địa phương có Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (mà cơ quan giúp việc trực tiếp là
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), Ủy ban nhân dân cấp huyện (bộ phận tham
mưu trực tiếp là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện) và Ủy ban
nhân dân cấp xã.
Thứ ba, khách thể QLNN về TG & CTXH là hoạt động trợ giúp và cứu trợ,
giúp đối tượng vượt qua khó khăn vươn lên, trở lại cuộc sống bình thường. Tuy
nhiên, trong quan hệ pháp luật này, ĐT được cứu trợ thường là những người có hồn
cảnh hết sức khó khăn, cần sự trợ giúp ngay, khơng thể căn cứ vào cuộc sống trước
đó của họ. Người được trợ giúp khơng có nghĩa vụ phải đóng góp trong quan hệ pháp
luật về trợ giúp và cứu trợ và không nhất thiết trước đó, những người được cứu trợ
phải có đóng góp cho xã hội.
Thứ tư, phương pháp QLNN trong lĩnh vực TG & CTXH mang tính mệnh
lệnh hành chính, tùy nghi và khuyến khích. Phương pháp mang tính mệnh lệnh hành
chính thể hiện ở chức năng XH của Nhà nước, bằng công cụ pháp luật, Nhà nước xây
dựng các yêu cầu của mình thành các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên
tham gia quan hệ pháp luật và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế. Tuy
nhiên, do ngân sách có hạn mà đối tượng với nhu cầu trợ giúp lại quá nhiều, Nhà
nước khuyến khích các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và người dân cùng tham gia
hoạt động TG & CTXH, đồng thời giám sát việc quản lý các hoạt động này.
Ngoài ra, Nhà nước còn để cho các bên tham gia quan hệ tùy nghi lựa chọn
cách thức xử sự, miễn không trái với các quy định pháp luật. Lĩnh vực trợ giúp và
cứu trợ xã hội, bên cạnh trách nhiệm chủ đạo của Nhà nước còn là sự tùy tâm, tùy
vào khả năng của cá nhân hoặc cộng đồng tham gia trợ giúp. Bằng phương pháp tùy
có các tổ chức xã hội tham gia vào hoạt động trợ giúp và cứu trợ xã hội dưới sự quản lý, định hướng và điều
tiết của Nhà nước như: Hội Bảo trợ Người tàn tật và trẻ em mồ côi Việt Nam, Hội chữ thập đỏ…
18

Ở Việt Nam, việc tiếp nhận viện trợ phi chính phủ cũng như các viện trợ khác phải tuân theo nguyên tắc bất
di bất dịch: phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, giữ

vững độc lập chủ quyền và mang tính học hỏi lẫn nhau.


15
nghi và khuyến khích, cộng đồng và cá nhân có khả năng, có tấm lịng, chia sẻ bớt
gánh nặng trách nhiệm với Nhà nước, thực hiện chủ trương “xã hội hố” các cơng
việc xã hội của Nhà nước, “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Thứ năm, Nhà nước thực hiện quản lý về TG & CTXH để đảm bảo quyền cơ
bản của công dân được Điều 23 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (năm 1948)
và Điều 65, 67 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) ghi nhận.
Chia sẻ rủi ro được coi như một hoạt động tất yếu của XH loài người trong quá trình
tồn tại và phát triển, cá nhân khơng thể tồn tại nếu tách rời đồng loại của mình. Vì
vậy, các thành viên trong gia đình và XH phải có trách nhiệm chia sẻ rủi ro cho nhau,
giảm bớt gánh nặng cho người bị rủi ro bằng sự trợ giúp phù hợp với khả năng của
họ. Nhà nước ghi nhận trong pháp luật, bắt buộc và kiểm tra, giám sát các cơ quan
QLNN thực hiện quyền hưởng ASXH cho mỗi người dân.
Thứ sáu, quản lý nhà nước về TG & CTXH có liên quan đến QLNN trong
các lĩnh vực: kinh tế, văn hố xã hội, an ninh quốc phịng, y tế…con người được phát
triển tồn diện, đảm bảo cơng bằng và ổn định XH luôn là tiền đề cho sự phát triển
của mỗi quốc gia. Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là mục tiêu phát
triển của từng đất nước trong mọi thời đại 19. Muốn ổn định xã hội, Nhà nước phải
kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội.
1.1.3. Nguyên tắc cơ bản quản lý nhà nước về trợ giúp và cứu trợ xã hội đối
với đối tượng khó khăn:
Nguyên tắc QLNN về TG & CTXH là những quy tắc chỉ đạo, những tiêu
chuẩn hành vi mà các cơ quan QLNN phải tuân thủ trong quá trình thực hiện quản lý
nhà nước về lĩnh vực này, cụ thể như sau:
1.1.3.1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo:
Hệ thống chính trị của nước ta vận hành theo nguyên lý: Đảng lãnh đạo,
Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, quyền hành và lực lượng đều ở nơi

dân…không những là đội tiên phong của giai cấp cơng nhân, Đảng cịn là mùa xuân

19

Hoàng Đức Thân - Đinh Quang Tỵ (2010), Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 18.


16
của dân tộc 20. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các cấp ủy Đảng,
chính quyền, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của
toàn XH trong việc thực hiện các chương trình, chính sách ASXH nói chung và
chính sách trợ giúp, cứu trợ xã hội nói riêng nhằm nâng cao nhận thức và trách
nhiệm của cán bộ, đảng viên trong chỉ đạo và thực hiện. Đảng lãnh đạo để nâng cao
hiệu quả công tác TGXH, tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng với nhiều hình thức
hỗ trợ thích hợp; nâng dần mức trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp với khả năng
ngân sách nhà nước.
1.1.3.2. Nguyên tắc Nhà nước quản lý thống nhất, đảm bảo đúng pháp luật
và chuẩn mực quốc tế, đảm bảo tính linh hoạt:
- Nhà nước có vị trí và vai trị đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị, là
tổ chức duy nhất có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với ý
chí, nguyện vọng của nhân dân và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc
tham gia (như công ước về quyền trẻ em, công ước về quyền của người khuyết tật…)
để thực hiện quyền ASXH của công dân.
- Nhà nước thống nhất quản lý TG & CTXH nhưng không thể thiếu tính
mềm dẻo, linh hoạt, từ định ra chính sách, đến ban hành pháp luật, thành lập hệ
thống các cơ quan nhà nước để quản lý và kiểm tra việc tổ chức, thực hiện các chế độ,
chính sách về trợ giúp, cứu trợ xã hội để các chính sách đã ban hành luôn đáp ứng
được tâm tư, nguyện vọng của đa số nhân dân, theo kịp sự thay đổi của kinh tế - xã
hội của đất nước và từng địa phương, đảm bảo đời sống tối thiểu cho các đối tượng

khó khăn.
- Nhà nước phân cấp, phân quyền cho các địa phương, giải quyết mối quan
hệ phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị, các tổ chức đồn
thể để chủ động thực hiện tốt cơng tác TG & CTXH.

20

Vũ Văn Nhiêm - Cao Vũ Minh (2010), Một số vấn đề cơ bản của Luật Hành chính Việt Nam, NXB Lao
động, Tp.HCM, tr. 33.


×