Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu – thực trạng và khuyến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
-----------***------------

NGUYỄN NHẬT KHÁNH BĂNG
MSSV: 1953801012018

BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ EM TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU – THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2019 – 2023

Người hướng dẫn: Th.S Huỳnh Thị Hồng Nhiên

TP.HCM – Năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
-----------***------------

NGUYỄN NHẬT KHÁNH BĂNG
MSSV: 1953801012018

BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ EM TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU – THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2019 – 2023


Người hướng dẫn: Th.S Huỳnh Thị Hồng Nhiên

TP.HCM – Năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật với đề tài “Bảo đảm
quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu – Thực trạng và khuyến nghị”
là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa
học tận tình của Th.S Huỳnh Thị Hồng Nhiên. Khóa luận có kế thừa quan điểm,
trích dẫn ý kiến khoa học của một số tác giả đã từng có cơng trình nghiên cứu liên
quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài. Những quan điểm, ý kiến này đều được trích
dẫn nguồn cụ thể và chính xác, đảm bảo độ khách quan và trung thực.
Bên cạnh đó, do vốn kiến thức cịn nhiều hạn chế nên trong q trình nghiên
cứu đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót và cịn nhiều chỗ chưa chính xác, kính
mong Q Thầy, Cơ xem xét và góp ý để đề tài được hồn thiện tốt hơn.
Sinh viên
Nguyễn Nhật Khánh Băng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1


BĐKH

Biến đổi khí hậu

2

BVMT

Bảo vệ mơi trường

3

Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

4

Bộ KH&ĐT

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

5

Bộ LĐTB&XH

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

6


Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7

Bộ TN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

8

Bộ YT

Bộ Y tế

9

KT – XH

Kinh tế – xã hội

10

RRTT

Rủi ro thiên tai


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ EM
TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ................................................8
1.1. Nguồn gốc, khái niệm và chủ thể bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của
biến đổi khí hậu .........................................................................................................8
1.1.1. Nguồn gốc hình thành việc bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi
khí hậu .........................................................................................................................8
1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của
biến đổi khí hậu .........................................................................................................11
1.1.3. Chủ thể bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu ..............14
1.2. Nội dung và ý nghĩa bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí
hậu ............................................................................................................................17
1.2.1. Các nội dung cơ bản bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí
hậu .............................................................................................................................17
1.2.2. Ý nghĩa của bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu .......25
1.3. Pháp luật quốc tế về bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí
hậu ............................................................................................................................29
1.3.1. Các văn bản quốc tế quy định về bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của
biến đổi khí hậu .........................................................................................................29
1.3.2. Pháp luật một số quốc gia quy định về bảo đảm quyền trẻ em trước tác động
của biến đổi khí hậu ..................................................................................................36
Kết luận Chương 1 ..................................................................................................39
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ EM TRƯỚC TÁC
ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN
NGHỊ HỒN THIỆN .............................................................................................40
2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền trẻ em trước tác động
của biến đổi khí hậu ................................................................................................40
2.1.1. Văn kiện của Đảng ..........................................................................................40
2.1.2. Hiến pháp ........................................................................................................41
2.1.3. Các văn bản khác ............................................................................................44

2.2. Thực trạng bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu ở
Việt Nam...................................................................................................................49
2.2.1. Những thành tựu trong việc bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến
đổi khí hậu ở Việt Nam .............................................................................................49


2.2.2. Những hạn chế trong việc bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi
khí hậu ở Việt Nam ...................................................................................................55
2.2.3. Những nguyên nhân hạn chế bảo đảm quyền trẻ trước tác động của biến đổi
khí hậu .......................................................................................................................59
2.3. Một số khuyến nghị hoàn thiện việc bảo đảm quyền trẻ em trước tác động
của biến đổi khí hậu ................................................................................................65
2.3.1. Khuyến nghị về quy định pháp luật ................................................................65
2.3.2. Khuyến nghị về áp dụng pháp luật..................................................................70
Kết luận Chương 2 ..................................................................................................75
KẾT LUẬN ..............................................................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tất cả trẻ em trên hành tinh này đều cần những điều kiện căn bản để duy trì sự
phát triển như nước sạch để uống, khơng khí sạch để thở và thức ăn sạch để ăn. Tuy
nhiên, “biến đổi khí hậu” – cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong những năm gần
đây sẽ là tác nhân đầu tiên gây cản trở việc thực hiện những quyền căn bản này của
trẻ em. BĐKH có lẽ là nguy cơ đe dọa hàng đầu trong việc thực hiện và bảo đảm
quyền trẻ em. Theo những bằng chứng cụ thể mà UNICEF đã cung cấp, Việt Nam
xếp thứ 37 trên thế giới trong các quốc gia được xếp hạng dựa trên nguy cơ rủi ro và

mức độ dễ bị tổn thương của trẻ em trước các cú sốc về khí hậu và mơi trường1. Dự
báo đến năm 2040, cứ bốn trẻ em thì sẽ có một trẻ em phải sống ở khu vực thiếu nước
nghiêm trọng và sẽ có hàng nghìn trẻ em bị mắc bệnh từ nguồn nước ơ nhiễm2. Vì
thế việc bảo vệ nguồn nước sạch cho trẻ trước tác động của BĐKH cũng đã nhanh
chóng trở thành vấn đề lớn trong thời đại của chúng ta. Trẻ em chính là thế hệ tương
lai phải đối phó với các vấn đề thiên tai liên quan đến BĐKH. Do đó, bảo đảm quyền
trẻ em trước tác động của BĐKH là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết.
Có thể thấy, BĐKH khơng cịn là vấn đề của một quốc gia hay một dân tộc mà
đã dần trở thành vấn nạn tồn cầu. Nhìn chung, BĐKH đang là lĩnh vực nhận được
nhiều sự quan tâm, các nỗ lực và chi phí đều được đổ vào nhiều nhất với mong muốn
của các quốc gia là đạt được thành tựu nhất định. BĐKH ở Việt Nam ngày một mạnh
hơn so với dự báo. Nhất là trong những năm gần đây thời tiết và khí hậu ngày càng
trở nên bất thường được biểu hiện qua các yếu tố lượng mưa, nhiệt độ, mực nước biển
dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác. Đứng thứ mười ba trong số các quốc
gia chịu ảnh hưởng nặng nề, Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương
nhất trên thế giới đối với vấn đề BĐKH3. Việc diễn ra ngày càng phức tạp và không
thể lường trước của thiên tai chính là nguyên nhân tạo nên thiệt hại trầm trọng về
người và của. Trẻ em và phụ nữ là nhóm đặc biệt có nguy cơ ảnh hưởng rất cao. Các
ảnh hưởng do khí hậu lên đến hơn 74% dân số, tác động xấu đến sinh kế của số người
bị tổn thương, đặc biệt là những nhóm người nghèo thiếu khả năng phục hồi trước
những thiệt hại lớn sau thảm họa4. Nhiều người Việt Nam trong đó có cả trẻ em cũng
1

(truy cập ngày 12 tháng 02 năm 2023).
2
/>(truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2013).
3
(truy cập ngày 12 tháng 02 năm 2023).
4
(truy cập ngày 12 tháng 02 năm 2023).



2

khơng nằm ngồi quy luật bị tổn thương bởi những thảm họa thiên nhiên khi tiếp cận
với thực phẩm, nước sạch, giáo dục và chăm sóc sức khỏe khơng được đảm bảo. Trẻ
em sẽ bị đe dọa bởi bạo lực, bóc lột và lạm dụng vì áp lực lên cộng đồng do mất
nguồn thu nhập và tài sản bởi hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất. Có thể thấy, hậu quả lâu dài
và kinh khủng nhất của BĐKH cuối cùng lại chỉ dành cho các quốc gia đang phát
triển như Việt Nam. Nhưng đáng buồn thay khi hầu như các quốc gia này lại không
muốn và không thể lên tiếng về nó. Dẫn đến thách thức trước BĐKH ngày một gia
tăng.
Từ trước đến nay, tại Việt Nam đã có rất nhiều những nghiên cứu liên quan
đến quyền trẻ em. Tuy nhiên, đối với vấn đề về mối tương quan giữa quyền trẻ em và
tác động của BĐKH thì tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Các quy phạm trước đây
hầu hết chỉ giới hạn việc nghiên cứu ở những nguyên tắc chung, chưa lồng ghép và
tiếp cận quyền trẻ em với BĐKH trong bảo vệ mơi trường.
Chính vì những lý do trên là cơ sở khách quan để tác giả chọn đề tài “Bảo đảm
quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu – Thực trạng và khuyến nghị”.
Với mong muốn có cái nhìn tồn diện và đúng đắn hơn về quyền mơi trường nói
chung và quyền trẻ em trước tác động của BĐKH nói riêng. Trên cơ sở lý luận và
thực tiễn, tác giả đưa ra các giải pháp trong luận văn với hy vọng góp một phần nhỏ
vào cơng tác hồn thiện pháp luật nước nhà. Đây là kết quả của quá trình làm việc,
nghiên cứu một cách nghiêm túc của tác giả. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện đề
tài hẳn vẫn cịn sai sót, mong q Thầy, Cơ góp ý và nhắc nhở. Tác giả xin chân thành
cảm ơn!
2. Tình hình nghiên cứu
Vì là những đối tượng được quan tâm đặc biệt nên hiện nay đã có những cơng
trình nghiên cứu liên quan đến quyền trẻ em trong biến đổi khí hậu, như:
Tình hình nghiên cứu trong nước:

Thứ nhất, ở cấp độ Luận văn, Luận án:
Lã Văn Bằng (2019), Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em ở Việt Nam hiện
nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Luận án
tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ trẻ em ở Việt Nam;
Thông qua thực trạng, tác giả đưa ra quan điểm và một số giải pháp bảo đảm thực
hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em ở Việt Nam.
Huỳnh Thị Hồng Nhiên (2019), Pháp luật về quyền được sống trong môi
trường trong lành, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh; Tác giả tập trung phân tích nội dung về quyền được sống trong môi trường
trong lành của con người qua pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế; Ngoài việc đánh


3

giá thực trạng môi trường ở Việt Nam tác giả cịn cung cấp phương hướng và một số
giải pháp hồn thiện quy định pháp luật cũng như hoàn thiện vấn đề thực hiện pháp
luật về quyền được sống trong môi trường trong lành tại Việt Nam.
Hữu Kim Ly (2014), Pháp luật về quyền được giáo dục của trẻ em tại Việt
Nam, Luận Văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
Luận văn đào sâu nghiên cứu những nội dung liên quan đến quyền được giáo dục của
trẻ em, bao gồm khái niệm, đặc điểm, nội dung của quyền và các biện pháp bảo đảm
quyền; Từ đó, rút ra tiêu chí đánh giá và phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp
luật giáo dục trẻ em.
Nguyễn Danh Thiện (2020), Bảo đảm và thúc đẩy quyền trẻ em, Luận văn
Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Đối với đề tài này tác giả đã làm rõ
những vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như quan điểm cá nhân về bảo đảm và thúc
đẩy quyền trẻ em tại Việt Nam; Từ đó, kiến nghị giải pháp nhằm bảo đảm và thúc
đẩy quyền trẻ em trên cơ sở toàn diện nhất.
Trần Quang Trung (2021), Quyền được sống trong môi trường trong lành của
thế hệ tương lai, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Luận văn nghiên cứu các khái niệm về quyền môi trường và quyền sống trong môi
trường trong lành của thế hệ tương lai. Nghiên cứu các nguyên tắc của luật môi trường
quốc tế như nguyên tắc phát triển bền vững, ngun tắc bình đẳng,... phân tích và
đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về mơi trường
trong đó có quyền trẻ em. Đồng thời đưa ra giải pháp bảo vệ quyền được sống trong
môi trường trong lành của thế hệ tương lai.
Nguyễn Quốc Song Toàn (2010), Quyền trẻ em – những khía cạnh pháp lý và
thực tiễn, Luận văn Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
Tác giả nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền trẻ em thông qua pháp luật Việt
Nam và Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Đồng thời, cung cấp tình hình
thực tiễn về việc thực hiện quyền trẻ em trong các lĩnh vực cụ thể như giáo dục, chăm
sóc y tế,... Từ đó, đưa ra kiến nghị thực hiện hiệu quả quyền trẻ em tại Việt Nam.
Thứ hai, ở cấp độ nghiên cứu khoa học:
Cơng trình nghiên cứu khoa học cấp trường: Quyền được chăm sóc sức khỏe
của trẻ em tại Việt Nam do Th.S Phạm Thị Phương Thảo chủ nhiệm (2011); Cơng
trình cung cấp khái niệm, đặc điểm và nội dung về quyền trẻ em, trong đó tập trung
phân tích chun sâu nội dung quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em trên cơ sở
pháp lý và thực trạng cũng như giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về quyền
được chăm sóc sức khỏe của trẻ em.


4

Báo cáo Phân tích Tình hình và Tác động của biến đổi khí hậu đối với Trẻ em
tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UNICEF Việt Nam đồng thực hiện (2021).
Báo cáo xoay quanh những vấn đề của BĐKH ngày nay và những tác động cụ thể
của BĐKH đối với trẻ em Việt Nam. Nghiên cứu đánh giá tình hình của Việt Nam
trong quá trình bảo vệ và thúc đẩy quyền trẻ em trong BĐKH. Từ đó đưa ra kết luận
và một số kiến nghị cho vấn đề.
Ngồi ra cịn có nhiều bài báo, bài nghiên cứu của của các tác giả trên những

tạp chí khoa học uy tín liên quan đến vấn đề như: Nguyễn Ngọc Hà (2015), Bảo vệ
sức khỏe cộng đồng trước tác động của biến đổi khí hậu, Tạp chí Tài nguyên và Môi
trường, Bộ TN&MT, số 17(223), tr. 37; Đỗ Thị Oanh (2016), Bảo đảm quyền trẻ em
thông qua hoạt động xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật ở Việt Nam, Tạp chí
Dân chủ & Pháp luật, Bộ Tư pháp, số 292, tr. 18-22; Lại Thị Thanh Bình (2016),
Thực hiện công ước quốc tế về quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Quản lý
nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia, số 251, tr. 75-78; Trần Thái Dương (2020),
Bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương ở Việt Nam - Từ góc nhìn đánh giá
thực tiễn thi hành Hiến pháp 2013, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam, số 1(381), tr. 3-15. Hầu hết trong nội dung của những bài
viết trên các tạp chí vừa liệt kê được các tác giả tập trung phân tích ở một hoặc một
số khía cạnh riêng rẽ liên quan đến quyền trẻ em và BĐKH bao gồm những nội dung
được quy định trong Hiến pháp và pháp luật quốc tế, cũng như kinh nghiệm và giải
pháp cho Việt Nam trong vấn đề bảo đảm quyền trẻ em - quyền con người.
Tình hình nghiên cứu nước ngồi:
Một số cơng trình ở nước ngoài đã nghiên cứu về vấn đề liên quan đến quyền
trẻ em trong biến đổi khí hậu như: Climate change and Children's rights: An
International Law Perspective của các tác giả Katharina Ruppel-Schlichting, Sonia
Human & Oliver C. Ruppel (2013); Climate change, Children's rights and The Pursuit
of Intergenerational Climate Justice của tác giả Elizabeth D. Gibbons (2014); Quyển
sách Children’s Rights and Sustainable Development: Interpreting the UNCRC for
future Generations (Chapter 10: Children’s rights and climate change) của tác giả
Claire Fenton-Glynn xuất bản bởi University of Cambridge (2019); Climate change
and Children's rights: An International Law Perspective của tác giả Shraddha Vasanth
(2021). Đối với những cơng trình này, các tác giả cũng đã phần nào đi sâu và cung
cấp cho chúng ta những vấn đề nồng cốt xoay quanh quyền trẻ em và tác động của
BĐKH trong những điều ước quốc tế đa phương. Nêu ra được những tác hại của
BĐKH đối với trẻ em. Đồng thời, đưa ra một số đánh giá chung và giải pháp cho vấn
đề này.



5

Các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã cung cấp một lượng tri thức nhất định
về quyền của trẻ em và bảo đảm quyền trẻ em trong thực trạng BĐKH. Tuy nhiên, đó
vẫn là những cơng trình nghiên cứu độc lập về các vấn đề, chưa lồng ghép và nghiên
cứu chuyên sâu đến quyền của trẻ em cũng như tác động của BĐKH ở Việt Nam. Từ
đó tác giả nhận thấy, cần thiết thực hiện một đề tài liên quan đến vấn đề này, với ý
nghĩa bảo đảm về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về việc bảo đảm quyền trẻ
em trước tác động của BĐKH và thực trạng thực thi việc bảo đảm quyền trẻ em trước
tác động của BĐKH tại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn cũng đề cập đến những vấn
đề về nhân quyền và quyền môi trường làm cơ sở cho việc nghiên cứu chuyên sâu
đến quyền được sống trong môi trường trong lành của trẻ em trước tác động của
BĐKH tại Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quy định của Hiến pháp, pháp luật, các cam kết quốc
tế liên quan đến vấn đề bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực BĐKH của môi trường. Nghiên
cứu pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế đối với vấn đề bảo đảm một số quyền
tiêu biểu của trẻ em trước tác động của BĐKH. Các số liệu thống kê, đánh giá được
tác giả viện dẫn từ các tài liệu, cơng trình về thực trạng mơi trường và BĐKH trong
và ngồi nước.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu với mục đích có cái nhìn tổng quát về quyền của
trẻ em trong bối cảnh của BĐKH hiện nay, thông qua các vấn đề lý luận và thực tiễn
sẽ làm rõ vai trò của việc bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của BĐKH. Từ đó,
đưa ra những khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả trong bảo đảm quyền trẻ em

trước tác động của BĐKH.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên các nhiệm vụ cần đặt ra là:
Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận chung về bảo đảm quyền trẻ em trước tác
động của biến đổi khí hậu.
Thứ hai, làm rõ các khái niệm quyền trẻ em và biến đổi khí hậu. Qua đó chỉ ra
mối liên hệ giữa quyền trẻ em và biến đổi khí hậu. Lý giải nguyên nhân tại sao cần
phải bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu.


6

Thứ ba, nghiên cứu quy định của luật pháp quốc tế về vấn đề bảo đảm quyền
trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu. Liên hệ, đánh giá thực trạng pháp luật
quốc gia trong việc thực thi quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu.
Thứ tư, đề ra giải pháp, khuyến nghị cụ thể nhằm bảo đảm quyền trẻ em trước
tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp của chủ nghĩa
Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Cũng như áp dụng các quan điểm, đường lối
của Đảng và Nhà nước Việt Nam về pháp luật và xây dựng pháp luật bảo đảm quyền
trẻ em trước tác động của BĐKH.
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp thu
thập thông tin, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê,... nhằm giúp tác giả làm sáng
tỏ vấn đề về bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của BĐKH trên nhiều phương diện
của quy định Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Chẳng hạn, trong đề tài này tác giả
đã áp dụng phương pháp phân tích để tìm hiểu và lý giải các khái niệm về quyền trẻ
em, BĐKH và bảo đảm quyền trẻ em trong BĐKH; hoặc sử dụng phương pháp so
sánh để đối chiếu những quy định pháp luật về bảo đảm quyền trẻ em ở Việt Nam
trong mối tương quan với pháp luật một số quốc gia trên thế giới và điều ước quốc tế

mà Việt Nam đã gia nhập; đồng thời, sử dụng phương pháp thống kê để thu thập
những số liệu liên quan đến trẻ em bị tác động bởi BĐKH trên thế giới và Việt Nam;
từ đó đưa ra đánh giá khách quan của bản thân dựa trên phương pháp tổng hợp thông
tin đối với quy định của Hiến pháp và pháp luật, cũng như thực tiễn thực hiện việc
bảo đảm quyền trẻ em trong tác động của BĐKH.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa về phương diện lý luận và thực
tiễn bởi đây là cơng trình nghiên cứu giúp làm rõ những vấn đề lý luận về khái niệm,
ý nghĩa, quy định liên quan đến quyền trẻ em và bảo đảm quyền trẻ em trước tác động
của BĐKH. Đồng thời, về mặt thực tiễn các kết quả nghiên cứu trong luận văn có thể
là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng và hoàn
thiện pháp luật về nguyên tắc bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của BĐKH. Cũng
như có thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến
quyền con người, quyền trẻ em và BĐKH ở các cơ sở đào tạo.
7. Kết cấu của luận văn này gồm:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
hai chương:


7

Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của
biến đổi khí hậu
1.1. Nguồn gốc, khái niệm và chủ thể bảo đảm quyền trẻ em trước tác động
của biến đổi khí hậu
1.2. Nội dung và ý nghĩa bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi
khí hậu
1.3. Pháp luật quốc tế về bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi
khí hậu
Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí

hậu ở Việt Nam và một số khuyến nghị hoàn thiện
2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền trẻ em trước tác động
của biến đổi khí hậu
2.2. Thực trạng bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu ở
Việt Nam
2.3. Một số khuyến nghị hồn thiện việc bảo đảm quyền trẻ em trước tác động
của biến đổi khí hậu


8

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ EM
TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Nguồn gốc, khái niệm và chủ thể bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của
biến đổi khí hậu
1.1.1. Nguồn gốc hình thành việc bảo đảm quyền trẻ em trước tác động
của biến đổi khí hậu
Để đi tìm nguồn gốc hình thành của việc bảo đảm quyền trẻ em trước tác động
của BĐKH, chúng ta phải đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Tại sao phải bảo đảm quyền
trẻ em trước tác động của BĐKH ngày nay?”. Các hiểm họa chính về BĐKH trên
phương diện lý sinh bao gồm lượng mưa thay đổi, nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng
và các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai khác đều có tác động thứ cấp gây ra
tình trạng lũ lụt, sạt lở đất, mất đa dạng sinh học, hạn hán, xâm nhập mặn, nước dâng.
Và dẫn đến các hệ lụy mùa màng thất bát, sản lượng suy giảm, cơ sở hạ tầng bị tổn
hại, khan hiếm nước, chất lượng nước kém, thậm chí là di cư và làm ảnh hưởng đến
trẻ em theo nhiều cách. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy BĐKH làm tăng
tính tổn thương của trẻ em.
Các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng BĐKH đã là nguyên nhân làm gia tăng
tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, lũ lụt,...
So với thời kỳ tiền cơng nghiệp, nhiệt độ trung bình của hành tinh này đã tăng thêm

1,1 độ C. Trong một thập kỷ qua, từ năm 2011 đến năm 2020 là thập kỷ nắng nóng
nhất kể từ khi bắt đầu thời đại công nghiệp và 6 năm qua cũng là giai đoạn nóng nhất
được ghi nhận trong lịch sử5. Nhiệt độ tăng cũng là nguyên nhân khiến các núi băng
và sông băng trên Trái đất khơng ngừng thu hẹp lại. Điển hình là dãy Himalaya nguồn cung cấp nước ngọt cho sông Hằng trong sinh hoạt và tưới tiêu hằng ngày của
khoảng năm trăm triệu người đang thu hẹp khoảng 37m mỗi năm. Theo ước tính, nếu
băng tiếp tục tan thì nước biển sẽ dâng thêm ít nhất 6m nữa vào năm 2100 và nhấn
chìm phần lớn các đảo của Indonesia, cũng như rất nhiều thành phố khác sẽ hoàn toàn
biến mất trong biển nước. Mất đa dạng sinh học cũng là một trong những hệ quả ấy.
Ước tính nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa vào năm 2050 thì có
khoảng 50% các lồi động, thực vật trên Trái đất sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
Theo phân tích của các chuyên gia, các quốc gia thường xuyên bị khan hiếm nước và
mùa màng thất bát thường có nền chính trị rất bất ổn. Xung đột ở Darfur6 (Sudan)

5

(truy cập ngày 15 tháng 02 năm 2023).
6
(truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2023).


9

xảy ra một phần là do tình hình căng thẳng của BĐKH. Dịch bệnh cũng là một trong
những hậu quả của BĐKH. Hàng năm có hơn một trăm ngàn người chết do dịch bệnh
liên quan đến BĐKH. Một số bệnh xuất phát điểm từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá
cao hoặc các vấn đề về hô hấp và tiêu hóa. Nó cịn là ngun nhân ngầm tác động
tiêu cực lên nền kinh tế của từng quốc gia. Bởi lẽ, để khắc phục hậu quả do các cơn
bão để lại sẽ dẫn đến tình trạng một số chính phủ đã tiêu phí hàng tỷ đơ la cho việc
dọn dẹp đống đổ nát sau lũ lụt. Người dân phải sống trong thời đại đồng lương thì ít
ỏi nhưng giá lương thực và nhiên liệu thì tăng vọt do khan hiếm, chính phủ phải đối

mặt với sự sụt giảm nghiêm trọng về lợi nhuận từ du lịch và công nghiệp.
Tại Việt Nam, tác động của BĐKH cũng ngày càng trở nên gay gắt. Theo cổng
thông tin dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có nguy cơ xảy ra lũ lụt rất cao,
xếp đầu tiên cùng với Bangladesh vào năm 2016. Lũ lụt là rủi ro lớn nhất tác động
lên nền kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 97% thiệt hại trung bình hàng năm trong
tổng các thiệt hại do thiên tai gây ra. Các nghiên cứu cho thấy, khoảng 33% dân số
Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng lũ lụt với với chu kỳ lặp 25 năm, con số này
có thể tăng lên 38 – 46% vào năm 2100. Như vậy tính dễ bị tổn thương do lũ lụt tăng
khoảng 13 - 27% so với tỷ lệ hiện tại. Ước tính tác động đến 3,6 tỷ USD GDP vào
năm 2030. Một trong những “điểm nóng” có nguy cơ cao nhất ở nước ta về tính dễ
bị tổn thương liên quan đến khí hậu là khu vực sơng Cửu Long. Do có dân số tập
trung đơng đúc và tầm quan trọng của lương thực được sản xuất tại đây. Ước tính có
khoảng 1 – 1,3 triệu người bị ảnh hưởng bởi hạn hán tại 9 tỉnh của khu vực, chiếm 13
– 17% tổng dân số cả nước. Bên cạnh việc sở hữu đường bờ biển dài 3.260 km thì
trung bình mực nước tại các trạm hải văn có xu hướng tăng rõ rệt (khoảng
2,45mm/năm). Nếu mực nước biển dâng thêm 1m nữa thì 1/3 diện tích Đồng bằng
sơng Cửu Long sẽ chìm sâu trong nước. Theo đánh giá những quốc gia chịu ảnh
hưởng nặng nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan giai đoạn 1997 – 2016, Việt
Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu tồn cầu và thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu
dài hạn7. Kịch bản cho thấy Việt Nam đã, đang và sẽ đối mặt với hàng ngàn thảm họa
đến từ BĐKH.
Là tác nhân ít gây ra cuộc khủng hoảng BĐKH nhưng lại là nạn nhân phải
gánh chịu những hậu quả vơ cùng nặng nề, trong số nhóm người dễ bị tổn thương bởi
tác động của BĐKH thì trẻ em là nhóm phải chịu nhiều tác động tiêu cực nhất. Trẻ
em ngày nay đã phải đối mặt với hàng loạt những nguy cơ như: tử vong do đuối nước,

7

(truy cập ngày 16 tháng 02 năm 2023).



10

bùng phát dịch bệnh, thiếu nước uống an toàn, suy dinh dưỡng, gián đoạn học tập và
bạo lực,...
Ngày 08/11/2022, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã thơng tin rằng
ít nhất có 27,7 triệu trẻ em đã bị ảnh hưởng trong năm nay do lũ lụt và các thảm họa
liên quan đến BĐKH xảy ra ở 27 quốc gia trên tồn thế giới. Và Báo cáo “Khủng
hoảng khí hậu là cuộc khủng hoảng về quyền trẻ em” vào ngày 08/12/2021 của
UNICEF cũng đã cung cấp số lượng trẻ em bị ảnh hưởng bởi BĐKH với gần 1/2
trong số 2,2 tỷ trẻ em trên toàn thế giới đang sống tại 33 quốc gia bị đe dọa đến quyền
sống và được phân loại là có “nguy cơ cực kỳ cao”, trong đó 240 triệu trẻ em chịu
ảnh hưởng của lũ lụt ven biển; 330 triệu trẻ em chịu ảnh hưởng của lũ lụt ven sông;
400 triệu trẻ em chịu ảnh hưởng của lốc xoáy; 600 triệu trẻ em chịu ảnh hưởng của
các bệnh do vector truyền bệnh; 815 triệu trẻ em chịu ảnh hưởng của ơ nhiễm chì;
820 triệu trẻ em chịu ảnh hưởng của các đợt nắng nóng; 920 triệu trẻ em chịu ảnh
hưởng của khan hiếm nước; và 1 tỷ trẻ em chịu ảnh hưởng của ơ nhiễm khơng khí
cao vượt mức cho phép.8 Khí hậu càng khắc nghiệt cũng là nguyên nhân đe dọa đến
quyền được học tập của trẻ em. Nhiều gia đình rơi vào cảnh đói khổ, mất nhà cửa,
thiếu ăn khiến những đứa trẻ phải rời bỏ ghế nhà trường trở thành lao động bất đắc dĩ
để phụ giúp gia đình. Quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em bị đe dọa bởi BĐKH
cũng là vấn đề đáng báo động. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1/3
bệnh bùng phát ở trẻ em toàn cầu là do biến đổi các yếu tố về khơng khí, nước, đất
và thực phẩm; 34% trẻ em bị bệnh và 36% trẻ em dưới 14 tuổi bị chết trên thế giới là
do biến đổi các yếu tố môi trường. Các cuộc xung đột vũ trang manh nha diễn ra trên
thế giới cũng là hệ quả tất yếu khi khí hậu biến đổi. Ở vùng đất Sừng châu Phi (Đông
Bắc Phi), xuất hiện các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và nạn dịch bọ xít trên sa mạc
tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực và kinh tế dẫn đến nạn
di cư, cạnh tranh tài nguyên và xung đột, đe dọa đến sự sinh tồn của trẻ em trên khu
vực. Trước tác động của BĐKH, ngày 08/11/2022, Giám đốc truyền thông của

UNICEF, bà Paloma Escudero phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến khi tham dự
Hội nghị lần thứ 27 của Công ước khung Liên hợp quốc về BĐKH ở Sharm el-Sheikh
(Ai Cập) cho biết bà đang làm việc với các nhà hoạt động trẻ vì khí hậu trên khắp thế
giới để có thể hướng tâm điểm chú ý đến tác động của khủng hoảng khí hậu đối với

8

(truy
cập ngày 21 tháng 02 năm 2023).


11

tính dễ bị tổn thương của trẻ em9. Giảm thiểu RRTT cho trẻ em là chiến lược quan
trọng để giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH.
Có thể nói BĐKH làm thay đổi cuộc sống của toàn nhân loại, ảnh hưởng đến
trẻ em so với người lớn là gấp ngàn lần, trở thành thách thức đối với trẻ em trên khắp
hành tinh. Đại diện UNICEF từng nói: “Nếu khơng có hành động khẩn cấp, sẽ có
thêm nhiều trẻ em và thanh niên dễ bị tổn thương hơn phải bỏ mạng”. Vì thế ứng phó
với BĐKH cần lấy trẻ em làm trọng tâm, đưa ra các chính sách phù hợp trong mục
tiêu phát triển lâu bền.
1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến bảo đảm quyền trẻ em trước tác
động của biến đổi khí hậu
Thứ nhất, khái niệm “Quyền trẻ em”:
Có thể gọi quyền trẻ em là một trong những quyền con người vì đây là quyền
có ở giai đoạn phát triển đầu tiên của con người (con người có nhiều giai đoạn phát
triển). Cũng giống như quyền con người, trẻ em ở mỗi độ tuổi10 và giai đoạn11 khác
nhau, tùy theo tính chất12 thì phạm vi quyền sẽ thay đổi theo từng giai đoạn13 để phù
hợp với sự phát triển ấy. Quyền14 của trẻ em chính là những đặc quyền được pháp
luật cơng nhận, do đó khi xem xét đến quy định một cách bao quát và toàn diện nhất

về quyền trẻ em đòi hỏi Nhà nước phải bắt đầu từ lợi ích của các em.
Trên thế giới, thuật ngữ “quyền trẻ em” lần đầu tiên chính thức được ghi nhận
trong Tuyên ngôn về Quyền trẻ em được Hội quốc liên thông qua. Tuy nhiên, tiền
thân của thuật ngữ “quyền trẻ em” là trong phong trào đầu tiên về trẻ em trên toàn
cầu do Eglantyne Jebb khởi phát vào năm 1919. Kể từ đó, quyền trẻ em được xem là
một chế định của quyền con người. Rất lâu về sau, vào năm 1989 “quyền trẻ em” lại
một lần nữa được nhắc đến trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em vào ngày
20/11/1989, qua những quy định Công ước này đã chính thức ghi nhận những quyền

9

/>(truy cập ngày 21 tháng 02 năm 2023).
10
Một số tổ chức quốc tế như Quỹ dân số Liên hợp quốc, Tổ chức Lao động quốc tế hay Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc đều có điểm chung là ghi nhận trẻ em là những người dưới 15 tuổi. Tuy
nhiên, Tuyên ngôn Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959 và Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em
năm 1989 ghi nhận trẻ em là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi.
11
TheFreeDictionary, (truy cập ngày 22 tháng 02 năm 2023).
12
Nguyễn Khắc Viện (Chủ biên) (1994), Từ điển xã hội học, Nxb. Thế giới, Hà Nội, tr. 556.
13
O'Toole MT biên tập (2013), Mosby's Dictionary of Medicine, Nursing & Health Professions, Elsevier
Health Sciences, tr. 345, (truy cập
ngày 22 tháng 02 năm 2023).
14
Trong khoa học pháp lý, “quyền” được hiểu là điều được Nhà nước và pháp luật cơng nhận và bảo đảm
thực hiện, khơng ai có quyền ngăn cản hay hạn chế việc thực hiện quyền. Trừ trường hợp quyền đó bị pháp
luật tước bỏ hay tự chấm dứt khi cá nhân chết. Đối với trẻ em, quyền cũng được bảo đảm tuyệt đối như người
lớn. Tuy nhiên, bởi vì là chủ thể đặc biệt của quyền con người nên trẻ em sẽ có những quyền đặc thù dành

riêng cho chúng nhằm bảo đảm công bằng.


12

cơ bản cho trẻ em. Đây có thể coi là sự kiện đánh dấu thắng lợi xứng đáng cho nỗ lực
của những người đang đấu tranh vì trẻ em trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “quyền trẻ em” chưa từng được xuất hiện trong toàn
bộ chiều dài lịch sử phong kiến. Tuy nhiên, thông qua từng quy định của những Bộ
luật thời phong kiến điển hình là bộ Quốc Triều Hình Luật được ban hành vào thời
nhà Hậu Lê chúng ta có thể nhận thấy pháp luật thời ấy đã manh nha những lý tưởng
bảo vệ trẻ em và người yếu thế trong xã hội. Một số quy định đã đề cập đến việc giảm
nhẹ hình phạt đối với trẻ em bằng cách được chuộc tội bằng tiền như quy định tại
Điều 1615. Thậm chí là có cả quy định về việc bảo vệ những đứa trẻ mồ côi không
nơi nương tựa bằng cách cấm không cho mua bán người nhỏ tuổi tại Điều 31316. Tuy
trong giai đoạn phong kiến, Việt Nam từ khi xây dựng bộ luật đã ưu tiên bảo vệ trẻ
em nhưng đó là những quy định còn sơ sài, chỉ giới hạn ở một số quan hệ xã hội nhất
định chủ yếu là về mặt đạo đức khơng bao qt được hết vai trị của việc bảo vệ trẻ
em và quyền trẻ em. Trải qua bề dày lịch sử, cuối cùng vào năm 1990 Việt Nam đã
thành công phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Và hơn một thập
kỷ sau đó, vào năm 2001 Đại hội Đảng lần thứ IX được tổ chức và trong văn kiện Đại
hội đã chính thức ghi nhận thuật ngữ “quyền trẻ em”. Các quyền căn bản của trẻ em
cũng từ đó được tiếp thu và phát huy trong quy định của pháp luật về quyền trẻ em.
Ví dụ Luật Trẻ em năm 2016 đã đề cập đến quyền được sống17: “Trẻ em có quyền
được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển”,
quyền được học tập18: “Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn
diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân… được bình đẳng về cơ hội học tập
và giáo dục.”, quyền được chăm sóc, ni dưỡng19: “Trẻ em có quyền được chăm
sóc, ni dưỡng để phát triển tồn diện”,... Ngày nay, thông qua việc ban hành và bổ
sung, sửa đổi những chế định liên quan đến trẻ em, Việt Nam đã đạt được những

thành tựu nhất định trong quá trình bảo vệ và thúc đẩy quyền trẻ em ở lãnh thổ quốc
gia nói riêng và trên thế giới nói chung.
Từ những nội dung đã đề cập có thể thấy quyền trẻ em là khái niệm có nhiều
thay đổi và quy định khác nhau tùy theo từng giai đoạn lịch sử cũng như vùng lãnh
thổ. Cho thấy sự tiến bộ trong tư duy và nhận thức của nhân loại về bảo đảm quyền
trẻ em trong mỗi thời kỳ. Đối với tác giả, vì Việt Nam là thành viên của Công ước
“Những người… 15 tuổi trở xuống phạm từ tội lưu trở xuống đều cho chuộc bằng tiền… Từ… 7 tuổi trở
xuống dầu có bị tội chết cũng khơng hành hình…”.
16
“Những trẻ nhỏ mồ cơi… tự bán mình mà khơng có ai bảo lĩnh thì người mua cùng với người viết văn khế,
người làm chứng thảy đều xử tội xuy, trượng… đòi lại tiền trả cho người mua và hủy văn khế…”.
17
Điều 12, Luật Trẻ em năm 2016.
18
Điều 16, Luật Trẻ em năm 2016.
19
Điều 15, Luật Trẻ em năm 2016.
15


13

Liên hợp quốc về Quyền trẻ em nên bảo đảm quyền trẻ em được đề cập trong luận
văn này sẽ nghiên cứu các vấn đề bảo đảm quyền trong phạm vi những người dưới
18 tuổi. Trong đó có thể khái quát các nhóm quyền cần được bảo đảm của trẻ em cụ
thể, như: nhóm quyền được sống cịn, nhóm quyền được phát triển, nhóm quyền được
bảo vệ và nhóm quyền được tham gia.
Thứ hai, khái niệm “Biến đổi khí hậu”:
Khí hậu là một định nghĩa phổ biến về thời tiết trung bình và dài hạn, tổng hợp
các điều kiện thời tiết ở một khu vực nhất định, đặc trưng bởi các đại lượng thống kê

dài hạn của các yếu tố khí tượng tại khu vực đó20. Khoảng thời gian trung bình tiêu
chuẩn được xem xét đối với khí hậu là 30 năm. Nhưng có thể thay đổi tùy theo mục
đích. Khí hậu bao bao gồm các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khơng
khí,... chúng đều là hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác
trong một thời gian dài ở một khu vực hoặc một vùng xác định. Tương ứng, BĐKH
là sự thay đổi theo hướng bất lợi của môi trường tự nhiên, môi trường sống hoặc môi
trường vật chất đối với thực tế đời sống con người. Mang đến các tác động tiêu cực
tức thì lên thời tiết và ảnh hưởng đến mọi sinh vật trên Trái đất. Hiện nay, thời tiết
ngày càng mất cân đối, bất ổn định và khắc nghiệt hơn đều có nguyên nhân chủ yếu
là do BĐKH. Chính vì vậy, khi nhìn thấy khí hậu ngày càng cực đoan thì đã đến lúc
chúng ta cần dùng những biện pháp mạnh tay để ngăn chặn.
Ngoài ra, sự thay đổi này cịn có thể hiểu là sự thay đổi hiện tại và tương lai
của các hệ thống khí hậu như khí quyển, thủy quyển, sinh quyển và thạch quyển do
các yếu tố tự nhiên và con người gây ra trong một khoảng thời gian nhất định, tính
bằng đơn vị chục năm hoặc hàng triệu năm.21 Bằng cách thay đổi, sự phân bố của các
hiện tượng thời tiết trung bình. BĐKH có thể cục bộ ở một vùng nhất định hoặc có
thể xảy ra trên phạm vi tồn cầu. Ví dụ: sự nóng lên, lạnh đi,... Chính sự biến đổi thời
tiết lâu dài đã gây ra BĐKH. Bởi vì lẽ đó mà BĐKH trở thành ngun nhân tác động
khơng ít đến đời sống và sinh hoạt của con người trong đó có trẻ em22.
Thứ ba, khái niệm “Bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí
hậu”:
Văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên có nhắc đến vấn đề bảo đảm quyền trẻ em là
Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em. Việt Nam cũng đã tham gia vào Công
ước và cam kết tôn trọng, bảo vệ, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về quyền trẻ em.

Điều 3, Luật Khí tượng thủy văn năm 2015.
(truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2023).
22
(truy cập ngày 31 tháng 3 năm
2023).

20
21


14

Ngoài ra, bảo đảm quyền trẻ em cũng là một nội dung được Tuyên ngôn quốc tế nhân
quyền năm 1948 đề cập, đây là một trong những bộ luật về nhân quyền quốc tế tiến
bộ của nhân loại.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam mà cụ thể là Hiến pháp năm 201323 – một
đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật có ghi nhận các nghĩa vụ
của Nhà nước, ngồi cơng nhận, tơn trọng và bảo vệ trong đó cịn có nghĩa vụ bảo
đảm quyền. Do đó, quyền trẻ em cũng là một trong những chế định pháp lý được xã
hội và Nhà nước cơng nhận cũng như bảo đảm thực hiện.
Tóm lại, có thể đưa ra khái niệm về bảo đảm quyền trẻ em như sau: “Bảo đảm
quyền trẻ em là nghĩa vụ của Nhà nước trong việc thiết lập nền tảng pháp lý để tạo
điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện quyền trẻ em tránh sự xâm hại quyền trẻ em (từ
chính Nhà nước cũng như các chủ thể khác trong xã hội) và hỗ trợ đối tượng trẻ em
hưởng thụ tiếp cận quyền của mình với những chuẩn mực tốt nhất có thể”.
Suy rộng ra, bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của BĐKH là việc thực hiện
các biện pháp phù hợp của Nhà nước để chắc chắn rằng có thể đem lại cho những
“mầm non tương lai” của đất nước một cuộc sống an toàn, lành mạnh và bảo vệ sự
sống ấy một cách toàn diện trước tác động của BĐKH. Có thể cam kết bảo đảm quyền
bằng những biện pháp cụ thể từ một số lĩnh vực như: pháp lý, chính trị, tư tưởng, kinh
tế, văn hóa, xã hội,… Và một số biện pháp về cơ sở hạ tầng khác.
1.1.3. Chủ thể bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu
Bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của BĐKH không chỉ là trách nhiệm
của một cá nhân hay một tổ chức mà là trách nhiệm của cả cộng đồng, trong đó có
một số chủ thể nổi bật, như:
Thứ nhất, Nhà nước

Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước vì thế mà nghĩa vụ chăm sóc và bảo
vệ trẻ em là sứ mệnh lớn lao của một Nhà nước khi Nhà nước ấy bắt đầu thừa nhận
quyền trẻ em. Hiểu được điều đó, Việt Nam đã dành mọi nỗ lực hiện thực hóa quyền
trẻ em trong các quy định. Về cơ bản, từ khi tham gia Công ước Liên hợp quốc về
Quyền trẻ em năm 1989, Việt Nam đã tạo ra một hệ thống hành lang pháp lý tương
đối đầy đủ và thống nhất góp phần vào cơng cuộc bảo đảm quyền trẻ em trong tình
hình BĐKH hiện nay.
Đặc biệt, nghĩa vụ của Nhà nước đã được Hiến pháp năm 2013 cụ thể hóa qua
một số quy định. Trong đó có thể kể đến Điều 3 và Điều 14 quy định chi tiết một số
nghĩa vụ của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của BĐKH

23

Điều 3, Điều 14, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.


15

như: công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền trẻ em. Nhà nước có nghĩa vụ
cơng nhận quyền trẻ em bởi lẽ theo quan điểm của những nhà lập pháp, quyền trẻ em
là một quyền tự nhiên của con người, chúng không xuất hiện khi Nhà nước ban hành
pháp luật mà là quyền do tạo hóa ban tặng và mặc nhiên có sẵn nên Nhà nước có
trách nhiệm thừa nhận quyền chứ khơng có trách nhiệm ban phát quyền. Cũng trong
bản Hiến pháp này, quyền được sống trong một môi trường trong lành của con người
(bao gồm cả trẻ em) đã được Nhà nước ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Quyền này
có ý nghĩa trong việc bảo đảm quyền trẻ em trước những thay đổi tiêu cực của khí
hậu ngày nay. Nghĩa vụ tơn trọng cũng là một trong những nghĩa vụ cơ bản của Nhà
nước khi thực hiện quyền trẻ em. Xuất phát từ quan điểm, Nhà nước là chủ thể mang
quyền lực công và cũng là chủ thể ghi nhận quyền nên Nhà nước cần phải thực hiện
việc tơn trọng quyền thì quyền đó mới có cơ hội được các chủ thể khác cơng nhận và

đi vào thực tiễn. Điều này có nghĩa là nếu Nhà nước không quan tâm và tôn trọng
quyền trẻ em thì quyền này sẽ khó được thực hiện trên thực tế mà chỉ là lý thuyết
sng. Vì thế mà việc Nhà nước công nhận quyền trẻ em sẽ càng làm tăng tính thực
thi của quyền trong tác động của BĐKH. Trách nhiệm ghi nhận và tơn trọng quyền
trẻ em cịn gắn liền với trách nhiệm bảo vệ. Theo đó, Nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ
quyền vì khi mang quyền lực tuyệt đối trên một lãnh thổ, Nhà nước có quyền cấm
các chủ thể khác có hành vi xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ, nếu cần
thiết cũng có thể áp dụng hình phạt thích đáng để răn đe, trừng trị việc xâm phạm
này. Không chỉ một cơ quan mà cả hệ thống lập pháp, hành pháp và tư pháp đều có
trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em trước tác động của BĐKH. Cuối cùng, nghĩa vụ bảo
đảm, một trong những nghĩa vụ có ý nghĩa thiết thực và chủ động nhất. Bởi lẽ trên
thực tế, Nhà nước lúc nào cũng phải dự trù mọi trường hợp có thể xảy ra và chuẩn bị
sẵn những tài nguyên, cơ sở, vật chất để đáp ứng nhu cầu thực hiện quyền trẻ em
trong mọi hoàn cảnh. Đứng trước những biến động khí hậu của thế giới, sự thay đổi
của môi trường tự nhiên, Nhà nước phải luôn bảo đảm rằng việc thực hiện quyền trẻ
em không những không bị gián đoạn mà còn được quan tâm đặc biệt.
Từ đó có thể thấy, quyền và bổn phận của trẻ em được quy định để phù hợp
với sự phát triển trong thời đại mới thì song song đó ln tồn tại trách nhiệm của Nhà
nước trong việc bảo đảm quyền trẻ em.
Thứ hai, gia đình
Gia đình là cái nơi của xã hội chính vì thế mà chủ thể có trách nhiệm bảo đảm
quyền trẻ em khơng ai khác chính là gia đình. Ba mẹ và những người ni dạy trẻ sẽ
luôn là người truyền cảm hứng và tạo động lực cho chúng. Như chúng ta đã biết, môi
trường sống xung quanh ln có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách của


16

mỗi đứa trẻ và khơng ai khác gia đình chính là môi trường sống lý tưởng ấy. Những
nghiên cứu cho thấy, phần lớn tính cách của đứa bé sau khi trưởng thành đều bị ảnh

hưởng bởi những người nuôi dạy chúng. Khơng chỉ chăm lo cho sức khỏe mà gia
đình cịn là chủ thể quan trọng trong việc hình thành đạo đức, nhân cách của mỗi
người. Vì lẽ đó mà gia đình phải có nền tảng thật vững chãi để đứa trẻ lớn lên một
cách tốt nhất. Việc xây dựng một mơi trường an tồn và hạnh phúc góp phần xây
dựng nền tảng cho con trẻ bước vào những môi trường to lớn hơn như nhà trường và
xã hội. Hiểu được điều đó, Cơng ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em đã khẳng định
vai trò, trách nhiệm của những người nuôi dạy trẻ và ba mẹ của chúng, Điều 18 của
Công ước nêu rõ ba mẹ và người giám hộ sẽ là người chịu trách nhiệm trong việc
nuôi dưỡng và phát triển của trẻ, bảo đảm rằng ba mẹ sẽ hiểu được trách nhiệm lớn
lao ấy và phát huy tồn bộ nguồn lực, khả năng của mình để có thể tạo cho con trẻ
một mơi trường mà trẻ có thể đủ sức phát triển toàn diện bản thân. Tại sao gia đình
lại là chủ thể quan trọng trong việc bảo đảm quyền trẻ em? Bởi vì, gia đình khơng chỉ
là nơi giáo dưỡng con người ở những năm tháng đầu đời bằng trách nhiệm hay nghĩa
vụ mà còn là vì sự kết nối tình cảm. Ở nơi đây, sự bảo vệ và chăm sóc của ba mẹ ln
được xuất phát từ tình u thương mà khơng hề ràng buộc bởi pháp luật, những đứa
trẻ sẽ không bị xem là gánh nặng đối với ba mẹ của chúng. Quyền và nghĩa vụ của
trẻ luôn được thực hiện với tần suất dày đặc ở mơi trường gia đình khi thơng qua các
thành viên khác trẻ sẽ hiểu được nghĩa vụ và quyền lợi của bản thân từ lúc chào đời
đến khi trưởng thành.
Mặt khác, gia đình chính là nơi giám sát chặt chẽ nhất mọi hành động của Nhà
nước, xã hội và cá nhân khác. Gia đình sẽ là nơi cất lên tiếng nói đầu tiên để địi lại
cơng bằng cho con trẻ nếu các lợi ích của trẻ bị xâm phạm từ các chủ thể khác. Việc
giám sát này chính là cơ hội để gia đình có quyền địi hỏi các chủ thể khác có trách
nhiệm thực hiện quyền và xây dựng môi trường tốt nhất cho con em của họ.
Có thể nói, trong tình hình BĐKH phức tạp như hiện nay trẻ sẽ dễ mắc các
bệnh về sức khỏe, tâm lý và khó khăn trong việc di chuyển đến trường thì việc chăm
sóc, ni dưỡng bảo đảm chế độ phù hợp với sự phát triển của trẻ em theo từng độ
tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 36 tháng tuổi ln cần sự quan tâm đặc biệt từ gia đình.
Khơng chỉ là người đầu tiên tiếp cận dịch vụ y tế để chăm sóc sức khỏe cho trẻ, ba
mẹ và các thành viên trong gia đình cịn có trách nhiệm gương mẫu về mọi mặt cho

trẻ noi theo, dạy con tham gia bày tỏ quan điểm đặc biệt là những quan điểm liên
quan đến BĐKH. Hơn ai hết gia đình có trách nhiệm trong việc quản lý, giáo dục để
trẻ hiểu và thực hiện được quyền và bổn phận của mình, từ đó giúp trẻ có thể tự bảo
vệ bản thân khỏi những chủ thể xâm hại quyền trước tác động của BĐKH.


17

Thứ ba, xã hội, các tổ chức trong và ngoài nước
Bên cạnh Nhà nước và gia đình thì xã hội cũng đóng vai trị to lớn trong việc
thúc đẩy và bảo đảm quyền trẻ em. Từ thực tiễn xã hội, Nhà nước sẽ đúc kết nên
những quy định phù hợp với lợi ích của trẻ em trong mỗi giai đoạn. Các tổ chức trong
xã hội cũng đóng góp một phần khơng nhỏ vào việc sửa đổi chính sách và những quy
định của pháp luật nhằm nâng cao chất lượng thực hiện quyền trẻ em. Đa phần đều
được thành lập một cách tự nguyện, phi lợi nhuận nên những tổ chức này ln có
đóng góp tích cực cho cơng cuộc bảo vệ quyền trẻ em. Mục đích chung của các tổ
chức là mong muốn tạo ra một thế giới tốt đẹp nhất cho trẻ em. Vì là một mơi trường
lớn và có sức ảnh hưởng cao nên chủ thể này sẽ có trách nhiệm thay mặt cho tồn thể
Nhân dân đấu tranh và tác động lên chính sách quốc gia giúp bảo đảm quyền trẻ em.
Ngày nay, các tổ chức quốc tế luôn là chủ thể đi đầu và định hướng tư tưởng
cho các quốc gia, đặc biệt là tư tưởng về quyền trẻ em trước tác động của BĐKH.
Một trong những tổ chức đó là UNICEF, ln tiên phong trong công tác và kiến nghị
những quy định liên quan đến bảo đảm quyền trẻ em trong bối cảnh khí hậu ngày nay.
Chứng tỏ quyền trẻ em ngày càng được quan tâm rộng rãi. Để góp phần thực hiện tốt
vai trị của nhóm chủ thể này, Nhà nước cần tạo cơ hội cho các tổ chức trong xã hội
như tổ chức xã hội, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức phi chính phủ,... liên kết, phối
hợp và cùng nhau hành động nhằm rút ngắn thời gian, công sức và nâng cao trách
nhiệm theo hệ thống.
Như vậy, trách nhiệm bảo vệ trẻ em còn là trách nhiệm to lớn của xã hội và
mọi tổ chức trong cộng đồng. Trước những biến đổi xảy ra ngày càng nghiêm trọng

của tình hình khí hậu, những hoạt động của các tổ chức có khả năng to lớn giúp đặt
nền tảng bảo vệ và thúc đẩy quyền trẻ em trước tác động của BĐKH.
Từ những phân tích trên, có thể thấy một số chủ thể tiêu biểu trong chiến lược
bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của BĐKH là Nhà nước, gia đình và các tổ chức
trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bảo đảm quyền trẻ em không chỉ là trách nhiệm của
những chủ thể được liệt kê mà còn là nghĩa vụ của mỗi thành viên trong cộng đồng,
mang ý nghĩa to lớn trong việc hiện thực hóa quyền trẻ em và bảo đảm công bằng
cho thế hệ tương lai.
1.2. Nội dung và ý nghĩa bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí
hậu
1.2.1. Các nội dung cơ bản bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến
đổi khí hậu
Thứ nhất, bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu là bảo
đảm quyền sống.


18

Trong tất cả các quyền con người, quyền sống là quyền có ý nghĩa quan trọng
nhất vì nó gắn liền với mỗi con người từ khi sinh ra. Cộng đồng quốc tế thừa nhận
đây là quyền tối thiểu hàng đầu, các quốc gia cũng đều thừa nhận quyền này và Việt
Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế đó. Những năm gần đây, BĐKH xảy ra ngày một
dày đặc hơn làm đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người. Trên phạm vi toàn cầu,
quyền con người trong BĐKH là vấn đề cốt lõi được thể hiện qua một số khía cạnh
mà nổi bật nhất là quyền sống. Về quyền sống, trong Điều 6.1 Công ước quốc tế về
các quyền dân sự và chính trị năm 1966 có nêu rõ: “Mọi người đều có quyền cố hữu
là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Khơng ai có thể bị tước mạng
sống một cách tùy tiện”. Trẻ em cũng là một con người, là công dân của một quốc
gia nên có đầy đủ các quyền cơ bản ấy, và “do chưa trưởng thành về tinh thần và thể
lực nên cần có sự bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, bao gồm sự bảo vệ về pháp lý thích

hợp, trước cũng như sau khi sinh”24. Nghĩa là tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em sẽ
được các quốc gia bảo đảm sự sống một cách tuyệt đối. Công ước Liên hợp quốc về
Quyền trẻ em năm 1989 là Công ước đầu tiên đề cập gần như đầy đủ các quyền của
trẻ em theo hướng tiến bộ nhất, thừa nhận mọi trẻ em trên thế giới đều có quyền sống
và được Nhà nước bảo đảm thực hiện quyền đó.
Khơng chỉ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ em, BĐKH cịn là nỗi lo của
khủng hoảng dân số tồn cầu. Có gần một nửa trẻ em trong số 2,2 tỷ trẻ em sống tại
33 quốc gia trên toàn thế giới được phân loại là có nguy cơ đe dọa mạng sống cực kỳ
cao bởi tác động của biến đổi khí hậu25.
Các báo cáo đã cung cấp một vài ví dụ điển hình về việc BĐKH đã đe dọa đến
sự sống còn của trẻ em, các thảm họa mà trẻ phải gánh chịu do BĐKH là đuối nước,
mất nước, bị bệnh đường tiêu hóa và sang chấn tâm thần. Có khoảng 66,5 triệu trẻ
em bị tác động hàng năm do các thảm họa thiên nhiên từ năm 1990 đến năm 2000.
Trẻ em là nhóm nhiều nguy cơ chấn thương, chết do bão lụt. Ở Nepal, lũ lụt tại quận
Sarlahi cho thấy tỷ lệ tử vong liên quan đến lũ lụt ở trẻ em cao hơn 6 lần tử vong so
với trước giai đoạn có lụt do đa số trẻ đều mất mạng vì đuối nước. BĐKH cịn là
ngun nhân làm gia tăng số mầm bệnh Dengue do muỗi truyền. Theo số liệu, sốt
Dengue có thể ảnh hưởng tới 70 – 80% dân số vùng thành thị. Trong quá khứ, sốt
Dengue đã từng lan rộng hơn trong đợt lũ lụt và nóng ở bờ biển Columbia vào năm
1995. Và hiện nay, chúng đang gây bệnh dịch ở một số vùng địa phương của châu Á,
Đảo Nam Thái Bình Dương, phía bắc Australia, châu Phi nhiệt đới, Caribbean, Trung
Lời nói đầu của Tuyên bố Liên hợp quốc về Quyền trẻ em năm 1959.
Báo cáo Khủng hoảng khí hậu là cuộc khủng hoảng về quyền trẻ em, (truy cập ngày 01 tháng 3 năm 2023).
24
25


19

và Nam Mỹ. Tồn cầu nóng lên khiến cho phân bố địa lý của muỗi mang bệnh sốt

Dengue lan từ độ cao 1000m lên 1700m. Thậm chí, nếu khí hậu tiếp tục biến đổi thì
số trẻ em bị Dengue sẽ tiếp tục tăng. Mặc dù bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, song phần
lớn tử vong do Dengue là ở trẻ em. Ở một số nước châu Á, Dengue là nguyên nhân
hàng đầu gây nhập viện và tử vong.26
Thứ hai, bảo đảm quyền của trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu là bảo
đảm quyền được phát triển lành mạnh.
Quyền được phát triển lành mạnh được thể hiện qua việc trẻ em được dạy dỗ
và được tạo điều kiện để phát triển một cách tồn diện. Trong đó, để được phát triển
lành mạnh thì quyền được giáo dục là quyền rất đỗi quan trọng đối với mỗi con người
nói chung và đối với trẻ em nói riêng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng động
viên người dân ra sức học tập: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Lịch sử chứng
minh một trong ba thứ giặc khiến dân tộc Việt Nam bị tụt hậu so với thế giới lúc bấy
giờ và bị cai trị đó là giặc dốt. Vì vậy, muốn xây dựng và phát triển đất nước trước
hết phải phát triển giáo dục, đó là kim chỉ nam, là cội nguồn của mọi sức mạnh.
Tuy nhiên, BĐKH đang là tác động lớn nhất cản trở việc thúc đẩy giáo dục và
đào tạo nhân tài. Hạn hán triền miên gây ra hệ quả thiếu nước và lương thực trầm
trọng ảnh hưởng đến khả năng học tập của con trẻ. Năng lực giáo dục cũng sẽ bị thụt
lùi vì đa số các phịng học và thiết bị dùng trong học tập đều bị lũ cuốn trơi và hư hại
nặng nề, thậm chí một số khu vực bị ảnh hưởng vì ngập lụt nghiêm trọng có thể khiến
việc học tập trở nên gián đoạn khi học sinh đều phải nghỉ học để chờ tu bổ trường lớp
một thời gian. Dần trở thành nguyên nhân khiến nhiều trẻ em phải bỏ học hoặc học
kém do không được đi học thường xuyên và đầy đủ.
BĐKH cũng được xác định là một trong những tác động tiêu cực khiến người
dân phải di cư sang nơi khác khi sống trong điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt. Nghiên
cứu chỉ ra rằng số lượng trẻ em bị bỏ rơi, lạm dụng và bỏ học tăng lên khi cha mẹ
phải chuyển nhà đi nơi khác để lập nghiệp, tìm kiếm việc làm. Di cư hoặc mất nhà ở
và trường học làm cuộc sống hàng ngày bị đảo lộn trong gang tấc sẽ ảnh hưởng đến
sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội và khả năng đạt được trình độ học vấn cao hơn của
trẻ một cách đáng kể. Một trong những biến đổi thời tiết khắc nghiệt nhất là lốc xốy,
theo đó tác động của lốc xoáy đối với ngành giáo dục quốc gia được thể hiện rõ qua

dữ liệu tổng hợp về thiệt hại, như: Bão Xangsane (năm 2006) làm hư hỏng 5.236
phòng học ở miền Trung Việt Nam; Bão Damrey (năm 2005) phá hủy 3.922 phịng
Nguyễn Cơng Khanh (2022), Biến đổi khí hậu tồn cầu với sức khỏe trẻ em, Hội Nhi khoa Việt Nam,
(truy cập ngày 01
tháng 3 năm 2023).
26


×